sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 54: Hầm Cá Trê Của Ông Quận Đội Trưởng Tám Giò

Một bữa thằng Đỏ dắt về văn phòng của tôi một ông khách đẹp trai đáo để. Đó lại là một thằng học trò khác của tôi. Học xong nó về làm đại đội trưởng trợ chiến Trung đoàn 3 Sư đoàn 330 đóng ở vùng Quán Giắt chợ Neo Thanh Hóa. Nó tên là Hai Khởi hiện làm Tham mưu trưởng quân đội Củ Chi. Hai Khởi chào tôi và nói ngay:

- Nghe thầy về đệ tử tới thăm và kiếm chút ưu điểm. Ở trong quân đội khô khan lắm, chắc ngoài này có chất tươi nên ra kiếm chút đỉnh chấm mút.

Tôi vui vẻ đáp:

- Ở đây nhiều lắm, nhưng cậu định bỏ mẹ hỉm ngoài Quán Giắt sao?

(Khởi bằng tuổi tôi nhưng hắn tự coi như em tôi.) Hai Khởi xua tay:

- Vụ đó thầy đừng có khui ra chết thằng học trò cưng của thầy đó.

- Có mối mai gì chưa?

- Có rồi, nhưng không biết cái ổ này có chủ không?

- Ổ nào?

Tôi móc gói Ruby bỏ ra bàn. Hai Khởi rút lấy một điếu đốt hút như điên, rồi gật gù:

- Thầy lúc nào cũng tà tà. Tôi toàn xài thứ ung muỗi mà không đủ đốt nữa... Cái ổ này có một con thôi. Con mẹ đã lắm! Không thua con gái thành đâu. Da như trứng gà bóc, cần cổ ngon hơn cổ gà luộc đó thầy, tôi đến nhà hai ba lần. Thấy con gái một con mà nhất nước miếng ừng ực.

- Rồi bỏ cái ổ ở Thanh Hóa cho ai?

- Mình tưởng ở ngoài rục xương luôn đâu có ngày về nước nên mới nhắm mắt cấy su hào. Chẳng dè mới nứt mọng lại bị xách đầu về Nam. Về trong này thấy cây nhà lá vườn hơ hớ tức muốn hộc gạch, nhưng lỡ tay trót đã cấy rồi, còn biết làm sao bây giờ? Thầy còn ô-rin chắc thầy không chịu đâu nhưng với tôi thì vừa chạng, không chèo ách chút nào! Con nhỏ em vợ Sáu Phấn thầy biết không?

Tôi biết ngay cô Mười, má bé Hoàn, nhưng làm như không quen:

- Ông ta sợ gả em vợ nghèo ba năm nên còn làm kỳ đà đó.

- Tôi còn mục tiêu thứ hai chớ thầy. Con bé này mình dây don đon, coi khó lắm, mới mười tám cái xuân lòng đang làm quân trang đóng ngoài Đồng Lớn.

- Đã đo góc kẹp TTC (ký hiệu pháo binh) chưa?

- Đo đạc gì nữa. Đã để cho mấy phát ngòi tức thì rồi. Dám có lửa lắm. Không phải như thằng Phạm Cần con cụ Phạm Thiều đâu. Tôi phập phồng bỏ mẹ. Nó mà đổ bể ra thì tôi dám bị đày đi Thủ Đức như Hai Giả lắm. Xuống đó sớm chầy cũng phủi chân lên bàn thờ.

Tôi vờ không biết tình hình dưới đó:

- Bộ ở dưới căng lắm hả?

- Ở đó không có B52, pháo như ở đây nhưng tụi Phượng Hoàng đi nghều như trấu. Bao nhiêu hầm hố tụi nó biết hết ráo. Nó chờ chuột cống nó mới khui, chuột lắt nó để cho bò lên bò xuống, tưởng là an toàn. Đến phiên chuột cống xuống là nó móc họng ngay. ông Hai Giả với thằng Ba Thanh trợ lý xuống dưới đó cũng lâu rồi, thầy có tin gì chưa?

- A... chưa! Cậu có ý kiến gì về chương trình pháo binh nhân dân không?

Tôi lướt sang vấn đề khác...

- Tôi có nghe ông Tám Giò nói, nhưng không biết đầu cua tai nheo ra làm sao.

- Thì giao cối 8 1 cho du kích xử dụng chớ sao nữa.

- Ối chao! các ông bà đó mà bắn cối thì giặc chưa trầy da mình đã phèo ruột. Bữa nay tôi đến thỉnh thầy lại đó gặp ổng chút: Đáng lẽ ổng phải đến bái thầy mới phải, nhưng riêng tôi muốn mời thầy đến để nhậu chơi một bữa cho thoả tình mong nhớ lâu nay.

Tôi cười:

- Ông tha-mu bữa nay nói cái giọng gì giống Sầu Vương Biên Ải vậy. Đi thì đi chớ tôi đâu có ngại gặp ai. Tôi còn đi đào hầm, vác gạo, đi leo cây canh địch với Năm Cội, Bảy Nê nữa kia mà. Chính tôi đưa ra chương trình pháo binh nhân dân để đi sát với thôn ấp chớ ai.

- Thầy là người đẹp thiệt!

- Thôi đừng có kêu bằng thầy bà nữa. ông Tư Khanh vô đây cũng còn kêu tôi như ở ngoài trường. Người ta không hiểu nói tôi làm phách.

Hai Khởi móc xắc-cốt lấy ra hai tấm bản đồ. Thấy vẽ khá, có tỷ lệ đàng hoàng không phải bản đồ trong sách Giáo Khoa thư Đồng Ấu, tôi bảo.

- Cái Đồng Dù nó rộng 1200 mẫu, chu vi ít nhất 11 cây số gần ba cây số mỗi cạnh. Mình phải bắn 1000 trái pháo nó mới nhúc nhích, ông hiểu chứ. Nhưng với sức trả hỏa của nó, thì mình chỉ bắn được hai quả là phải chôn súng hoặc vác chạy. Ở đây, vấn đề pháo kích không khó khăn. Cái khó là rút lui. Huỳnh Thanh Đồng đánh xong sân bay Biên Hòa tới nay chưa về đến căn cứ.. Do đó tôi phải đi làm anh hùng thay cho nó lãnh huân chương ở R, ông biết chứ?

- Biết gì đâu?

- Không biết thì không cần biết làm gì. Chỉ nên biết cái vụ mất hết mấy cây DKZ và một tiểu đội pháo trầm thây sông Bé.Tôi vừa nói vừa xếp bản đồ Đồng Dù và giờ bản đồ Trung Hòa ra. Hai Khởi trỏ tay vào mấy nơi và nói:

- Mình chỉ cần nả mấy quả vào sân bay và bãi pháo. Sân bay thì phải nhắm đúng lúc nó đổ quân xuống hoặc xúc quân đi. Còn các trại lính thì tụi nó có hầm bê tông cốt sắt, Pháo mình nả trúng nóc cũng chỉ làm nó ù tai thôi chớ ăn thua gì Nói thật với anh, làm việc với mấy ông bần cố nông này bực mình làm. Tôi cũng bần cố nhưng tôi có được huấn luyện chuyên môn nên cũng nắm được chức năng của binh chũng Pháo còn mấy chả bù trất, nhưng mấy chả lại quyết định mọi vấn đề. Ông Một Sơn (ông thứ mười một nên dân gọi ông Một tên Sơn, còn Một Sơn đội trưởng liên lạc là một mắt), bí thư quận ủy kiêm chánh trị viện quận đội là anh vợ ông Tám Giò. Hai anh em nắm hết mọi quyền hành, nhiều khi làm những cái trẹo bảng họng mà tôi nói không nghe.

Hai Khởi hạ giọng tiếp:

- Một Sơn là anh thợ thiến heo. (Tôi trừng mắt) Thiệt đấy mà. Hồi trước Đồng Khởi y giấu đút ông Huỳnh Tấn Phát hay Trần Bạch Đằng gì đó nên được đề bạt lên làm xã ủy, rồi mấy ông quận ủy bị bắt hết, ổng lên thay. Dân các xã hãy còn kêu ông là ông Một Thiến cơ mà. Còn ông Tám giò thứ trình độ cũng như ổng. Chính ổng giao cho ông Tám làm quận đội trưởng. ông này hiện nay lặn kỷ lắm. Khó ai gặp được. Tôi đã đưa chương trình huấn luyện pháo binh nhân dân của anh cho ổng xem. Ổng muốn đích thân anh đến trình bày cho ổng nghe. Xong rồi ổng mới cấp tiền cấp gạo và gởi giấy triệu tập. Trong tình thế này mà tập trung cả một lô du kích, rủi nó càn lủi đi đâu, tản lỗ mô? Các xã Phú Hòa Đông, Nhuận Đức, An Nhơn Tây, Trung Lập, Phước Thành, Phước Hiệp thuộc vùng đất cao và có địa hình xử dụng pháo, nếu được cấp pháo, du kích sẽ làm ăn được lắm.

- Ông Năm Lê bảo sẽ cho các xã quận Bến Cát sang dự. Ông có muốn vô gặp ông Thần Núi không?

Hai Khởi lắc:

- Gặp làm gì! Ai ló đầu vô hầm Đờ Cát của ông cũng bị ổng xạc cho rát mặt. Tôi đâu có dại gì mà vô đó. Tôi đâu phải là kẻ dưới trướng của ổng.

Hai Khởi có lánh ngang bướng. Quát nạt lính tráng và cự nự với cấp trên là chuyện thường tình của anh ta. Thấy Hai Khởi còn giữ tình xưa nghĩa cũ và có tinh thần xốc tới, nên tôi bảo hắn đưa đi một vòng để khảo sát địa hình. Hai đứa đạp xe tà tà. Đường đất lởm chởm như da thằng cùi.

Hai Khởi nói:

- Tụi bê-ka vô đông lắm rồi. Anh biết không?

- Tôi gặp ở Xóm Mới và gần trường Trung Sơ.

- Bây giờ chúng nó đổ xuống tới đây rồi. Từ bên Thanh An sang, từ Sóc Lào xuống. ăn ở bừa bãi. Đốn cây nhóm bếp suốt ngày đêm ì xèo không tả nổi. Bến Dược mọc thêm quán xá có tiệm hủ tiếu, tiệm sửa đồng hồ nữa. Quán bà Sáu Tiệm hốt bạc.

- Có gặp thầy trò ông đại úy Hốt ở trển không?

- Đóng đô ở đó muôn năm chớ đi đâu. Bà Sáu Tiệm bịt răng cả hàm vàng nghĩnh. Bộ anh cũng có đụt mưa ở dưới mái quán trọ bên đường của bả nữa à?

- Hồi ở R mới xuống tôi có ghé đó uống trà.

- Chỉ uống trà thôi.

- Và suýt làm em nuôi của bả.

- Thằng Tư Thêu vợ đẻ, đang đi phép. Gặp tôi, nó kêu trời quá sá. Nó bảo là ở ngoài Bắc chăn bò nông trường Lam Sơn, về trong này đánh xe bò Hậu cần R. Huề vốn. Chuyện chiến đấu tôi không có ngại. Sống chết lẽ thường. Da ngựa hay da dê bọc thây thì cũng thế thôi, chết rồi thì biết cái con bà gì nữa. Nhưng ớn nhất là sợ trật quan điểm nhân dân.

- Mò con gái người ta sao sợ trật?

Hai Khởi cười nhe hàm răng bàn nạo Bến Tre:

- Vụ đó cũng có, nhưng không quan trọng bằng dân phản đối Tôi có nghe, đó là vấn đề nan giải.

- Để chơi Đồng Dù, địa thế tốt ở Bào Cạp và Phú Mỹ. Hai điểm này cách nhau non cây số. Pháo xong điểm này mình chạy sang điểm kia để tránh phản pháo. Còn chơi Trung Hòa thì điểm tốt nhất là Gò Nổi nhưng ông Ba Tâm, xã đội trưởng An Nhơn không cho đặt pháo. Ổng bảo dân phản kháng kịch liệt. Mình bắn một trái nó trả lại một ngàn trái. Kỳ rồi, chọc cứt không nên lỗ mà chết cả chục người dân và mấy chục trâu bò.

- Rồi làm sao?

- Ổng bảo có bắn thì đem lên lô 6 sở cao su mà đặt súng. Nhưng trên đó mình 1ại không có hầm hố và địa đạo để phòng khi đổ chụp. Ở Tầm Lanh Bàu Sỏi cũng tốt nhưng rất xa, sợ bắn đạn rơi trúng dân. Bữa nào tôi dẫn anh đi khảo sát, chớ tôi làm lơ mơ vô xóm, dân dám phản cổ cò kéo chém lắm.

Tôi bật cười

- Làm như hồi mình đi công tác thuế nông nghiệp ở miền Tây Nam bộ. Vì thu nặng quá, có ông nông dân xách phản cổ cò ra quăng trước sân và hét: "Thằng nào giỏi bước qua cái phản đó rồi vô tới bồ lúa của tôi!"

Có mấy tốp lính đi qua. Hai Khởi hất hàm bảo:

- Anh coi lính nhà mình đã không? Toàn đầu chải tém đít vịt và quần ống túm như cao bồi Sài gòn. Lại còn bày đặt quàng chiếc khăn xéo trên vai như lính Trâu Điên Sài gòn.

Một người đàn bà đi qua tay dắt đứa bé gái chợt thấy tôi, kêu lên:

- Anh Hai, đi đâu vậy? Ba kìa Hoàn!

Tôi đáp rồi đạp thẳng.

- Đi công việc! Hoàn về học nghe!

- Đó, cô nường đó. Em vợ Sáu Phấn, tôi nói vôi anh hồi nãy. Coi có thua dân thành đô không? Anh có quen à?

- Thì cô ta cũng nháng qua nháng lại cơ quan vài lẩn.

- Nháng gì mà con nhỏ kêu bằng ba?

- Thì con nít nó thấy mình thương nó, nó kêu vậy thôi.

- Kiểu này tui hết có sương mờ rơi, mơ huyền mờ rồi! - Bỗng nhiên, Hai Khởi chửi đồng -Địt bố. Nhìn con người ta nhớ con mình. Thằng cu tôi nay cũng cỡ đó! Hồi nhỏ tới lớn đéo có biết miếng sửa Ba Vì vô miệng. Toàn xơi khoai lang tán nhuyễn. Ở đây bom đạn thế này mà con nít cũng bụ bẩm. Mình vô đây còng lưng giải phóng, giải phóng để phát phiếu mua khoai lang ấy à! Cái gì cũng ưu việt. Ưu việt, liệt gân.

Tôi bảo:

- Cậu thấy mấy đứa bé ở văn phòng tôi đang tập đánh máy không?

- Ờ đám gà giò đó nuôi thúc chừng sáu tháng hay một năm là xé phay gọn.

- Tụi nó khôn lắm. Nó đầu quân vô cơ quan học đánh máy để khi rành rồi ra Đồng Dù làm sở Mỹ, lương sáu bảy trăm một ngày. Tôi tìm hiểu kỹ, tụi nó mới thú thiệt. Đau khổ chưa ông tha-mu?

Tôi quay trở lại việc mở lớp pháo binh:

- Ngày khai mạc mình cố gắng làm cho long trọng một chút!

- Vô gặp ông quận ngố kỳ này anh nên lấy danh nghĩa phòng tham mưu quân khu cho ông ngán nghe! Ông này bù trất như tôi nói hồi nãy, lại co thủ, sợ khó, nguyên tắc máy móc. Chuyện gì ổng cũng không tin là mình làm được cả nên hay bẻ tới vặn lui mệt lắm. Anh cứ đẩy cây thoa mỡ bò thằng chả.

- Đẩy cũng tùy chuyện chớ!

- Thằng chả tối ngày chỉ ở dưới hầm, không dám ló lên mặt đất. Nếu có đi đâu thì ổng chạy chớ không dám đi xé. Ổng có bộ giò quấc trứ danh cho nên ai cũng gọi là Tám Giò thay vì Tám Chân là tên cúng cơm của ổng. Thằng gạc-đờ-co của ông ghét ổng lắm vì nó chạy theo mệt ứ hơi. Hồi năm ngoái thằng nhỏ chở ổng qua ngã ba Bàu Lách bị đầm già cão đùngmột phát ngay chóc. Thằng nhỏ chết ngay, còn ổng mặt mũi nám đen. Chết hụt kỳ đó ổng sợ đầm già hơn cả B52. Anh biết ổng sợ cái gì kế đó không?

- Sợ gì?

- Sợ cán bộ khu và cán bộ R.

- Sao kỳ vậy?

- Vì mấy ông nội này xuống gặp ổng là hỏi hầm trước nhất Có lần ổng phát cáu quát họ trước mặt tôi: "Hầm đâu mà sẵn vậy. Tía tôi cũng không đào kịp. Có đi xuống đây kỳ sau nhớ mang theo mà xài."

Hai Khởi lại bảo.

- Tôi nói chuyện anh nghe, anh chỉ dùng một lỗ tai thôi, còn lỗ bên kia lắng nghe đầm già. Nó phục kích im lìm trong mây. Chờ mình đi tới, nó xé mây nhào xuống phóng rốc kết, mười phát không phải một. Hì hì... để tôi nói tiếp về ông thợ thiến heo. Ông này chuyên môn bị mấy bà bành đeo.

- Có bà Hai Xót không?

- Làm sao khỏi miệng chằn nuốt. Ổng có hầm ở Bàu Lách, Bàu Trăn, Xóm Bưng, Gót Chàng và luôn luôn di động vì ở hầm cũ sợ biệt kích ném lựu đạn. Hiện ông ta bị bác Tám ở đường số 7 hăm thiến bằng dao xắt chuối. Vì ổng tò dè con gái người ta, hiện cũng là dũng sĩ.

- Là con nhỏ nào?

- Tư Bé.

- À tôi biết rồi! Hồi mới tới đây cô bé liên lạc có dắt tôi ghé nhà ông Tám xin dừa nạo uống.

- Con bé mình cọp xương voi đó mà! Cô ta bị rủ ngủ chung một hầm sao đó. Rồi đổ bể tới tai ông già. Ổng không cho cô đi bắn sẻ nữa. Đó là chuyện tôi nghe đám con Út Nhỡ rủ rỉ kể lại chớ tôi nào biết gì..

- Nói vậy ông tham miêu cũng đã niên nạc với các nàng dũng sĩ rồi à?

- Mấy nàng đó đều nằm ở dưới quyền điều động của tha-mu tui mà! Chuyện ông nào thả con be he, ông nào R trên R dưới tụi nó đều khai với tôi hết.

- Còn mấy ban chỉ huy xã đội?

- Hễ xã đội thì càng nằm dưới nữa! 1

- Ông có quen ban chỉ huy xã đội Phú Mỹ Hưng không?.

- Có cô xã đội phó coi đặng lắm. Nhưng rất khó dượt. Cô ta khoe có ông anh tập kết mới về mần chức gì lớn lắm...Hỏi tên gì, cô ta còn giữ kín. Tôi điều tra kỹ mà không có anh nào hết, sợ e anh nối ruột hè hè... Cái trò anh nuôi, chị nuôi, tía nuôi đó nhiều màn hiếp dẩn lắm thầy Hai ơi! Cô xã đội phó này sắp được đề bạt lên xã đội trưởng thay cho thằng Năm Thuận đang thụt lùi về vườn câu tôm bán gởi ra tiếp tế cho vợ ở ngoài Phú An. Cô ta không nhận mà lại muốn vọt qua Thanh An ở với bà già. Nghe nói bả hứa gả cô ta cho ai đó

- Ở đâu?

- Không biết. Nhưng mấy lần họp quân đội, cô ta đứng lên phát biểu ý kiến mặt quạu đeo không phải như mấy lần trước. Hay là có cái bị của anh Hai gởi về mà còn chưa nhờ ông Tư Chuyền mổ xẻ?

Tôi giật mình, nhưng lặng thinh không dám hỏi tới, sợ lộ tông tích. Cái vụ nàng bắt xác tôi vừa rồi sau khi đụng độ với nàng Ua tại quán cô Chia, dám gieo mầm sống mới lắm. Tôi đâm ra hối hận vì quá dễ bị các nàng điều khiển.

Hai Khởi cười khan một mình, rồi nói:

- Thời buổi này làm bác sĩ coi bộ khỏe anh ạ.

- Làm bác sĩ như Tám Lê bên Bưng Còng chữa cho thương binh không kịp bị rượt chạy cong đuôi sướng gì!

- Sướng cái khoản khác kia. Như lão Tư Chuyền chủ nhiệm quân y của hậu cần mình, chỉ là bác sĩ nhảy rào không có pa-tăng nhưng nó có một bầy nhền nhện bủa vây. Ngủ võng hai tầng. Đêm nay ngủ hầm này, đêm mai ngủ hầm kia, tay chân tha hồ táy máy. Thằng chả tuyên bố hầu như công khai với mấy đứa cứu thương: "Đứa nào ngủ với tao, tao dạy môn y tá sớm sớm" Ngủ có nghĩa là gì anh hiểu không?

- Ngủ có nghĩa là ngủ chớ còn nghĩa gì nữa?

- Hắc hắc hắc...

Đang đạp ngon trớn bỗng thấy có tấm bảng gỗ thô cặm giữa đường mang hình hai khúc xương tréo qua chiếc đầu lâu vẽ bằng vôi trắng, tôi rà xe chậm lại, nhưng Hai Khởi lách qua và vọt tới.

- Chẳng có mẹ gì đâu. Tôi đã dặn tụi du kích rồi. Cái này chỉ hù người lạ thôi.

Vừa qua khỏi cái đầu lâu thì gặp một ông bận quần xà lỏn áo lột da ếch phơi tấm lưng trần vàng cháy, một bên lủng lẳng khẩu K54, một bên toòng teng chiếc bi đông Trung Quốc tróc sơn gần hết, tay cầm cây roi quất quất như thầy pháp đuổi tà, còn một ông đi chống nạng, chân phải cà lĩa chấm phẩy. Hai Khởi bấm chuông leng leng. ông cầm roi quay lại. Hai Khởi giơ tay:

- Chào chú Ba.

Tôi thấy một bộ râu bó hàm, một cặp mắt trắng dã sâu hóm, Hai Khởi vừa đạp vừa hỏi:

- Còn đầy ba xi đế không chú Ba?

Người đàn ông quay lại nhìn, không kịp đáp thì Hai Khởi đã vọt khỏi.

- Anh biết hai thầy trò ông đó là ai không? Đó là ông Ba Râu và Tư Còi. Ông Ba Râu hiện giờ là thủ kho của quận. Trong kháng chiến chín năm ổng làm liên lạc bên Bến Cát, Long Nguyên, Thanh Tuyền. Ổng cầm roi quất quất như vậy đó là thói quen từ thời đó tới giờ không bỏ được.

- Tại sao vậy?

- Là vì đi đêm sợ rắn bò cạp cắn, phải cầm roi xua trước. Ổng chỉ giải khát bằng ba xi đế. Còn ông kia là tiểu đội trưởng của tiểu đoàn Ba Râu. Hai thầy trò đánh trận Bàu Lách đều bị thương. Ông thầy thì bị lủng ruột mất sức chiến đấu, còn thằng đệ tử thì bay cái bánh chè. Bây giờ cả hai làm thủ kho. Lính gặp ổng phát gạo thì kể như no cưởng. Ổng dồn nứt ruột tượng rồi bảo cởi quần dài ra buộc túm ổông đong cho đầy luôn. Ổng bảo: "ăn no đánh mạnh nghe các con! " Thằng Tư Còi ra trận cầm cái kèn xe hơi bóp bí bo bí bo thay cho kèn xung phong. Bây giờ nó vẫn còn đeo cái kèn trong lưng thỉnh thoảng buồn tình, đang giữa trưa, nó rút ra bóp inh ỏi chó sủa và người ta chửi om: "Đồ cái thằng không bánh chè! Vô đây tao nhồi bột đắp cho!"

Hai Khởi đạp loanh quanh vô đường ngang tắt ngoài ngoèo tôi không nhớ nổi, thì đến một cái ngõ rắp chà tre theo kiểu chỗ Năm Lê. Hắn xuống xe lôi vẹt nhánh chà qua một bên rồi bảo tôi:

- Đi đại qua, tụi nó không có gài lựu đạn đâu! Chỉ khi nào báo động tụi nó mới gài.

Đây là một vạt đất chạy dài theo bờ Rạch Sơn Từ Bến Mương đi vào. Dọc bờ rạch là bậc đất cao nhà nào cũng trồng tre gai để bao bọc miếng vườn của mình. Bên trong là khoai mì, chuối mít, mảng cầu, vú sữa. Nhờ nước rạch tưới miên man nên cây vườn xanh tươi, xóm làng rất trù phú. Chiến tranh mới đến ở ven rìa nhưng chưa thường xuyên như ở Bàu Chứa, An Nhơn hay Hố Bò.

Hai đứa dắt xe đạp đi dọc theo bờ tre gai một quảng ngắn thì thấy một làn khói mỏng bay lên từ một mái lá đứng thu hình dưới một tàng vú sữa. Hai Khởi rỉ tai tôi:

- Đây là ổ của ông quận đội. Con nhỏ nấu bếp coi khá đứa lắm, nhưng ăn nói càn ngang không kể lớn nhỏ. Không biết ông quận có tặng cho viên kẹo đầu tà nào chưa?

Hai Khởi kêu vọng vào nhà:

- Bảy Phấn có đó không, ra anh Hai biểu chút coi!

Một cô gái lùn lùn mặt tròn cầm nhọn, nước da trắng, bước ra, quát trả:

- Ai mà lớn lịnh vậy hả?

- Có ổng trong hang không? Ổng biểu tôi mời khách đến mà có chuẩn bị đồ cầm tay chưa?

- Có chuẩn bị cho khách chớ không có cho chú đó, chú Hai.

- Chú Hai thì chú Hai sao còn chú đó? - Hai Khởi quay sang tôi nói nhỏ - Nó kêu bằng chú để chặn họng mình thấy chưa.

- Ừ thôi không chú đó thì chú đọ. Nói theo mấy ông Bắc mới vô, chữ gì cũng bỏ dấu nặng.

- Cái con nhỏ này!

Bảy Phấn ưỡn ngực như khoe mình không nhỏ.

- Người ta vầy mà kêu con nhỏ.

- Từ rày bây đừng kêu tao bằng chú nữa nghe. Kêu vậy tao hết món ăn! - Mấy ổng ở ngoải về ông nào cũng muốn sụt chức hết á! Mấy ông đầu bạc phếu cũng bắt con người ta kêu bằng anh. Mập béo gì dữ vậy?

Hai Khởi đứng xe qua một bên rồi quay lại hỏi cô bé:

- Như ông này bây kêu bằng gì?

- Ơ...- Bảy Phấn ú ớ không biết đáp ra sao.

- Bằng anh hay bằng chú, nói tao nghe coi! Có muốn...làm quen, tao giới thiệu cho. Ổng về thay ông Hai Giả đó nghen bây. Thôi để tao vô chầu ổng sớm sớm!

Nói xong Hai Khởi dắt tôi xịt qua bụi tre gai rất lớn ở mé hiên nhà, nơi mở ra một miệng hang ăn xéo vô dưới gốc tre. Tôi theo Hai Khởi đi hết mấy bậc đất mòn lẳn. Hắn quay lại dặn:

- Thầy coi chừng! Khom khom xuống để rể tre nó cào rụng tóc.

Bên trong hang tối om om. Tôi có cảm giác đi vô hang Chùa Trầm, hang núi ông Tịnh, hay Thạch Động ở Hà Tiên, nhưng tinh thần không sảng khoái chút nào vì ở đây đã nghe ngực hơi nặng nặng. Ông này xây ổ khôn thiệt. Ông ta lợi dụng thiên nhiên. Cái bụi tre có thể làm giảm sức lướt của trái pháo hoặc làm cho nó nổ bên trên trước khi khoan vào lòng đất. Khác hẳn với hầm Đờ Cát của Năm Lê xây trong nhà. Một tấm ni lông giăng ngang làm trần nhà (đúng ra là nóc hầm) để chặn nước mưa len theo rễ tre rơi xuống hầm. Tôi phải đi lom khom như con thuyền vô trạo của Hồ Xuân Hương vậy. Tôi biết ngay chủ cái hầm này là một ông nông dân ngay. Vì trí thức không biết cái trò chơi này. Trên một chiếc băng tựa vào vách đất, một người mặc áo bà ba đen, chân dựng lên cao ngang mép tai đang húi hoáy viết dưới ngọn đèn đầu bốc khói xám xịt. Trên mặt bàn là một xấp pơ-luya hình như mới lấy ra từ bàn máy chữ.

- Có thầy Hai tới nè anh Tám.

Người đàn ông bỏ chân xuống, ngưng viết, ngó tôi:

- Ông trưởng ban H6 mới đây hả?

- Dạ, tôi đưa ổng đến gặp anh để bàn thêm chi tiết về việc chiêu sinh cho lớp pháo binh nhân dân.

Tôi bước tới đưa tay theo phép xã giao thông thường, nhưng ông quận vẫn ngồi ngó tôi lom lom. Hai Khởi nhắc:

- Ảnh đưa tay cho anh bắt cà anh Tám!

- -Vậy hả?

Tám Giò cũng vẫn ngồi, đưa bàn tay xòe ra đủ mấy ngón rộng như những cọng quạt nan lùi xùi không còn giấy rồi nói:

- Vậy hả! Tôi nghe bảo ổng là thầy của ông Hai Giả mà sao còn trẻ vậy?

Hai Khởi nói:

- Trẻ nhưng hồi đánh chìm mấy chiếc xà lan gạo của Tây ở bến Dòng Sỏi và đánh đồn Bến Súc năm 47 đã có mặt ổng trong Vệ Quốc đoàn rồi đó.

- Vậy à? - Tám Giò ngạc nhiên - Lúc đó thầy Hai ở đơn vi nào?

- Tôi làm ở văn phòng anh Ba Tô Ký và anh Ba Xu.

- Dữ vậy sao? Lúc đó tôi còn chăn trâu ở Tầm Đinh, đâu có biết Việt Minh là gì.

Hai Khởi chêm thêm:

- Ổng vô đảng hồi mười bảy tuổi đó anh Tám!

Tám Giò lúc bấy giờ mới đứng dậy sốt sắng.

- Trời đất quỷ thần. Hơn tôi cả chục tuổi đảng! Mời ngồi. Ngồi! Ta bàn công chuyện.

Tôi ngồi xuống chiếc băng gỗ đối diện với Tám Giò. Mắt tôi đã quen với bóng tối nên bắt đầu nhìn rõ mọi vật bên trong. Cái hầm quả thật sơ sài. Không có gì hết ngoài cái bàn tròn thuộc loại xếp của người Tàu và hai chiếc băng gỗ chân chôn. Nhờ có rễ tre chăn chịt nên đất mới không rơi xuống đầu cũng không sụp cho nên không có một cây nạn chống đỡ nóc hầm. Nhiều mảng ni-lông rách để lòi rể tre non tua tủa trắng như những chòm râu bạc. Phía trước mặt tôi có hai cái ngách, mỗi cái rộng đủ một người chui. Bên phải có một cái bùng binh khác. Từ đó vọng ra tiếng lắc cắc của máy đánh chữ xen lẫn tiếng người. Có cả tiếng con gái eo éo đùa cợt. Tám Giò ngó qua bùng binh bảo:

- Bên đó có đứa nào qua đây tao biểu chút. À, Hồng hả! Kêu con Phấn pha ba ly cà phê sữa đem lên đây lẹ lẹ. Rồi đem bình trà với ba cái ly bầu.

Cô bé dạ một tiếng rồi chui qua cái ngách con biến mất như chú chuột. Phía bên trong có một cái ngách nhỏ hơn, muốn vô phải bò chớ không đi khom được. Tôi đoán chắc là đường Huê Dung ăn thông ra sinh đạo. Mấy ông chúa hầm đều thủ sẵn cái lối thoát cuối cùng đó cả. Chỉ có tôi là còn lêu bêu chưa lo nổi thôi. Không ai sống ở Củ Chi vào thời đổ chụpkhông lỏi ngày nào này mà lè phè cà khịa như tôi. Lo đi xin súng về trang bị cho cán bộ, lo may quần áo cho liên lạc viên, lo mua chài lưới tự túc, lo làm bố của con đàn bà góa, lo giải quyết đời sống cho nhân dân, lo chuyện thiên hạ sự còn sự của mình thì lại không lo: cả cái hầm ếch cũng chưa có Nếu có đổ chụp thì chỉ có một cách là chạy cà còng như nai trên R.

Tôi móc bọc thuốc rê trong túi ra để trên bàn rút một miếng quấn hút. rồi mời Tám Giò. Tám Giò làm một điếu và nói chữa ngượng vì không có gì mời khách để khách phải mời mình.

- Hút thử thuốc ông Thầy coi tới không? (Tự nhiên ông quận lại kêu tôi bằng thầy.) Tụi nó mua cho tôi tàng thuốc phèn bập muốn trớt mỏ.

Chợt thấy mấy khúc cao su lót dưới đất. tôi hỏi:

- Anh Tám lót nền bằng mấy cây này làm gì đi cho trợt chân?

Tám Giò trỏ lên nóc hầm:

- Cái lỗ thông hơi kia kìa, nước mưa tuôn xuống chèm nhẹp. Phải đào một cái lỗ cho nước rút xuống đó rồi lấy thùng múc đem đổ trên kia.

- Trời mưa mấy anh làm sao ngủ?

- Căng ni-lông như ngủ ngoài rừng, còn ban ngày thì chỉ che cái bàn làm việc.

- Vậy ngủ ngoài rừng còn khỏe hơn.

- Nhưng ngủ dưới này ít sợ pháo ăn.

Tám Giò tiếp:

- Sỡ dĩ tôi cho đốn cây cao su lót sàn là vì không còn ván, vách hoặc cánh cửa, cột kèo gì hết, nhà cửa ở đây tôi ra lệnh hạ hết rồi. Làm như không còn ai ở đây nữa. Như vậy trực thăng đầm già không để ý nữa. Nó thấy còn một nóc nhà là nó kêu pháo bắn hoặc nó phóng rốc kết chịu không thấu thầy ơi!

- Nếu nó càn bộ anh làm sao?

- Nếu Đồng Dù cho xe tăng tới suối Cây Điệp, thì ở đây mình phải gài lựu đạn, rồi chui.

- Còn cái miệng hầm tô hô nó thấy làm sao?

- Mình gài lựu đạn giáp vòng khu vườn này gài cùng khắp lối đi. Tụi Mỹ rất nhát, bắn pháo, bỏ bom thì ghê lắm nhưng đi bộ lại sợ. Hễ thấy máu là co vòi ngay. - Tám Giò đi vào chuyên đề pháo - Thầy rành pháo, vậy coi cái nóc hầm tôi chịu nổi cỡ pháo nào?

Tôi ngó quanh rồi đáp:

- Cái bụi tre này hay lắm. Nhưng nếu pháo nhểu trúng, có thể 105 trở xuống thì còn chịu được chớ 155, 175 thì tôi không chắc đâu. Còn bom cũng vậy. Bom nó có ngòi nổ nhanh, ngòi nổ chậm. Loại nổ chậm thì vùi sâu mười thước rồi mới nổ phá. Riêng bom đìa thì khỏi nói rồi!

Tám Giò ngồi điếng ngắt, tỏ vẻ không hài lòng. Một hồi lâu mới nói:

- Bề gáy nắp hầm này giỏi lắm một thước. Cái bụi tre đâu có nghĩa gì.

- Cò ỉa miệng chai anh Tám à! Mình sống ở Củ Chi này như cá lọt kẽ đăng. Nếu nó nhểu ngay thì không có gì chịu nổi. Tụi lính trong Trung Hòa toàn ở hầm xi-măng. Nhưng mình đâu có pháo 120 ly để chơi nó. Tụi Lai Khê, Đồng Dù toàn dùng 155-175 không hè.

- Ừ, nó nổ mình ngồi trong hầm, đất rung nghe ớn quá đi!

Một cô một cậu đem cà phê và trà tới. Tám Giò nói với Hai Khởi:

- Uống cà phê mà hút thuốc rê chết bộ quá, đồng chí bảo sắp nhỏ kiếm một gói đãi khách.

Một tiếng nhỏng nhẽo vọng sang:

- Cháu còn dự trù hai gói Ruby đây chú Tám!

- Ừ được đem đây! Nhưng để dành cho tao đãi khách. Tụi bây chớ có hút. - Quay sang tôi, Tám Giò phân trần - Tôi bảo chúng nó hút thuốc là phạm chánh sách kinh tế, nhưng tụi nó xài sang hơn tôi. Do cái thuyết hiện sinh hiện siếc gì đó ở Sài gòn ăn ruồng vào đây. Rồi đám thanh niên thanh nữ đi làm ở Đồng Dù- đem về lây ra nữa. Mỗi ngày công năm trăm đồng, nó toàn hút thuốc thơm và uống la ve hộp. Làm đi thầy Hai, làm cho trơn cổ rồi mình tính chuyện cưa vài cây đầu vuông.

Hai Khởi hỏi.

- Anh Tám định đãi khách món gì đó anh Tám?

- Có hủ mắm cá con tụi con Phấn vừa trộn đu đủ. Tôi biểu tụi nó đi mua thịt ba rọi về luộc xắc mỏng mình đi kèm với chuối khế rau thơm rồi đưa cay an iếc được không?

- Vậy thì đả tỉ rồi anh Tám. Pháo bắn nằm vỗ bụng chơi, không có ngán chút nào!

- Ý, miệng ăn mắm ăn muối đừng nói vậy đồng chí!

Tôi vừa nhắm nháp cà phê vừa giải thích đại khái môn pháo binh là linh hồn của chiến trường cho ông quận đội trưởng nghe. Nghe xong ông chắt lưỡi hít hà:

- Vậy mà xưa nay tôi tưởng pháo chỉ để dành bắn phá sơ sơ rồi rút chạy.

- Nếu ta muốn bộ binh chiếm trận địa mà không có pháo ủng hộ thì số hi sinh sẽ cao lắm. Có những chiến trường ác liệt, Tư lịnh chiến trường yêu cầu mỗi thước vuông là một quả pháo đó anh Tám ạ.

- Trời đất, dữ vậy sao thầy?

- Bắn đến nổi không một hòn đất nào còn nguyên thì xe tăng, cơ giới mới đi lên, rồi bộ binh mới đi sau cùng, chỉ còn tỉa những tên ngoắc ngoải sống sót thôi.

Tám Giò trố mắt ra nhìn rồi vỗ đánh bốp vào bắp vế đen mun của y mà kêu lên:

- Nghe đả quá! - rồi gải đầu tóc bùi xùi - nhìn lại mình chỉ có mấy cây CKC và súng ngựa trời, chông ba lá! Tội nghiệp ba thằng Năm Cội, Năm Đầu Ban và Sáu Mã Tử giờ này ở đó đào cưa bom lép để chế địa lôi đánh xe tăng. Hổng biết cái xưởng của nó đã sản xuất được mấy trái?

Tôi thì tôi tội nghiệp cho đồng chí quận đội trường của tôi. Chỉ huy một quận chống với cái Đồng Dù Mỹ hiện đại nhất thế giới mà chỉ có ba cây súng trường! Đảng là loại lãnh đạo gà mờ, phản khoa học nên bất chấp khoa học, đưa xương máu nhân dân ra làm vật thí nghiệm cho vũ khí Liên Xô. Dân Nam kỳ chết nhiều thì càng bớt đi cái mầm mống chống đảng. Càng tốt! Nhất là trong những cái thây ma kia, không có cái nào là con cháu của bộ chính trị hay của bộ trưởng thì thôi. Một lũ dân ngu mê tín Trung ương như một bầy trâu bị đốt đuôi cứ đâm đầu húc càn rồi cuối cùng ngã quỵ vì ngọn lửa của Trung ương buộc ở đít mình. Tám Giò là một trong bầy trâu ngây thơ đó. Tôi và Hai Khởi nữa.

Tôi đã dạy ở trường pháo miền Bắc, về Nam tôi dạy trường pháo binh R. Hai cái trường này khác nhau rất xa. Ở miền Bắc, học sinh có trình độ để thu nhận bài học. Thời đó ba cái lập trường giai cấp đã phai nhạt đi rồi. Vấn đề văn hóa được chú ý hơn. Không có học viên pháo binh với trình độ lớp hai lớp ba. Nhưng vào trường R thì ông bà bần cố loạn xà ngầu. Cũng may là trường chưa mãn khóa đã đóng cửa non vì B52. Bây giờ tôi lại phải dạy du kích bắn mục tiêu che khuất và bắn ứng dụng. Bắn ứng dụng là một lối bắn du kích phá cả qui luật của pháo binh. Nhưng lối bắn này được đề ra do nhu cầu chiến trường miền Nam và bố đẻ của nó là ông Trung tướng Tàu từng tham gia Vạn Lý Trường Chinh. Có các bộ bắn đứng nằm quì ngồi ôm nòng súng mà bắn. Tôi đã đích thân dẫn bọn thằng Tôn Sứt ra bắn thử ở nền đồn Bổ Túc cũ trên R. Phương pháp này rất nguy hiểm cho pháo thủ và không bảo đảm kết quả, nhưng đói ăn vụng túng làm càn là thế đó. Năm ăn năm thua, nhưng hãy anh dũng tiến lên!

Bạn là con nhà pháo hoặc chỉ là người thường, hãy tưởng tượng một khẩu cối 81 ty phải bắn cầu vòng, mà ở đây pháo thủ phải ôm nòng pháo bắn thẳng vào đồn hoặc vào nơi cụm quân thì khác biệt với thường lệ như thế nào?

Tôi thuyết cho Tám Giò nghe toàn những triển vọng, còn những khó khăn thì tôi không nói tới cho nên Tám Giò rất thích. Nghe xong y xòe bàn tay ra đập đập trên mặt bàn làm ly cốc nhảy tưng tưng và nói:

- Kỳ này phải đè đầu tụi Trung Hòa và Đồng Dù xuống mới được. Để nó vầy hoài thì mình không có lú lên mặt đất nổi. Hà hà... Tôi sẽ dẫn ông thầy vô Đồng Chà Dơ hoặc Bàu Đưng tập cho du kích bắn thử vài phát. Ở trong đó còn cái nền lô cốt và cái lò vôi. Mình lấy đó làm mục tiêu xạ kích.. Lúc này tụi Trung Hòa ỷ có Mỹ vô Đồng Dù, nên dám thọc vô Gò Nổi, Ràng, Lào Táo, Trung Hưng nằm lại đêm, buổi sáng mình đi lơn tơn ra, nó chĩa súng bắn êm rơ. Còn dưới Phú Hòa Đông nếu tụi Đồng Dù vô Cây Sộp hoặc Phú Hiệp tôi sẽ cho du kích nã vài phát cho nó co vòi lại.

Ông quận đội hớn hở ra mặt, đưa tay vỗ vai tôi thật mạnh để kết thúc câu nói:

- Vậy mà lâu nay ông Hai Giả không chịu nhúc nhích chút nào!

Hai Khởi hớt:

- Vấn đề bắn ứng dụng này chi có thầy Hai mới biết thôi! Trước khi về Nam ổng chỉ huy một khẩu đội pháo bắn cho các ông Liên Xô và Trung Quốc xem đấy. Ổng để ba phát sập ba cái lô cốt. Ổng bắn luôn ba phát nữa cháy luôn ba cái xe tăng chạy trên đường.

Tám Giò nhảy dựng lên.

- Úy trời xe tăng ở đâu vậy?

- Xe tăng giả do xe môlôtôva kẻo chạy trên đường và lô-cốt giả mình dựng lên ấy mà anh Tám.

Tám Giò ngồi ngớ ra, điếu thuốc trên môi run bần bật. Tôi thấy tội nghiệp ông quận đội trưởng lần nữa. Ổng đâu có kiến thức quân sự tí nào. Cứ việc kên mình lên hứng bom pháo cho vui lòng trung ương thôi. TôI nhìn ông ta mà có cảm tưởng đó là cô bán sữa với chiếc bình sữa trong thơ ngụ ngôn của La Fontaine. Chỉ có điều là cô bán sữa Tám Giò không có chỗ nhảy cỡn lên để làm rơi chiếc bình vỡ tung thôi!

Kết thúc thắng lợi 500% buổi thuyết trình pháo là bữa nhậu mắm cá con trộn địa đủ kèm thịt ba rọi luộc.Ông quận đội này chê rượu aniếc uống ngọt quá, mất mùi, nên bảo lấy món đặc sản đãi tôi.

Ông trỏ chai rượu Bảy Phấn vừa đem lên đặt trên bàn, hỏi tôi:

- Ông thầy còn nhớ rượu này không?

- Hồi ở miền Tây tôi có nếm qua thứ này.

- Đây là mít nghệ, nướng rồi bỏ vô rượu. Uống có mùi thơm của mít và không mất chất cay của rượu, không như aniếc của Sài gòn ngọt như chè, uống không ghé.

Hai Khởi là loại người giống Trần Bá Xài ở miền Tây và Hoàng Thọ ở miền Đông. Chỉ khác chỗ là Khởi mặc quần áo chớ không ở trần và phá mấy bà Bành như Hoàng Thọ và không có em vợ để gả cho tôi như Trần Bá Xài. Hai Khởi sanh ở Dầu Tiếng, làng 10, nói tiếng Nam còn lòi gốc rau muống.

- Anh Tám à! Nhậu dưới hầm bực quá, mình lên sân thượng đi anh Tám.

- Không được đâu đồng chí. Pháo nó giã thình lình mình không có nhào kịp. Nó là thằng đui. Đồng chí không nhớ ngoài ngã ba Cây Điệp một trái pháo bay luôn hai vợ chồng mới cưới, ở Hố Bò... rồi ở Bàu Lách, Gò Nổi... đều xảy ra những vụ tương tự hay sao?

Nhậu nửa chừng, Tám Giò cụng ly với tôi và hỏi:

- Các cha mùa thu về trong này đồn chuyện này chuyện nọ của miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa nghe mệt quá, thầy Hai có chuyện gì mới mới nói nghe chơi cho khỏe gà chút coi!

Hai Khởi gật gù rồi nhướng nhướng mắt, nói giọng nhựa nhựa:

- Ở ngoải cũng như ở trỏng thì cũng chỉ có cái này là khỏe thôi anh Tám!

Hai Khởi giơ nắm tay lên. Tám Giò bật cười hô hố. Tôi không biết chuyện gì. Hai Khởi quay sang tôi đưa nắm tayquơ quơ: đầu ngón cái lú ra giữa ngón trỏ và ngón giữa. Tám Giò nói:

- Ở trong hay ở ngoài thì cũng chỉ có cái đó là chết người thôi. Hề... hề...

Tan tiệc Hai Khởi đưa tôi về một khúc. Trước khi rẽ sang ngã khác hắn bảo:

- Mấy cha nội này không biết pháo ghiếc gì đâu. Mà tôi nghĩ là tụi du kích này chỉ bắn vài phát lạy ông con ở bụi này. Tụi Mỹ cho xe tăng càn là mất súng.

Tôi xách theo gói mắm của Bảy Phấn cho gọi là mối thiện cảm. Nhưng theo luật tự nhiên của Củ Chi này thì cô nàng nấu bếp xinh xinh chắc chắn đã là con nuôi hay em nuôi của ai rồi.

Về tới nhà tôi ném gói mắm cho chị nuôi, rồi vác ba lô đi xuống bến tắm một phát tẩy trần. Ngồi trong cái hầm dơ dáy của ông quận, nhậu rượu mít với mắm, da như sần lên ngứa ngáy. Có lẽ lại bị ghẻ xốn như mấy cô em. Tôi bắt đầu cào bắp vế cào bên hông, ngoéo ra sau lưng chà lên cổ rồi cào tóc tai xửng lên như lông nhím.

Văn phòng tôi đóng ở ngoài rìa xóm gồm có nhà của ông ấp đội Tám lù đù, nhà vợ chồng Út và vài ba nóc nhà nữa. Tất cả người của cơ quan và dân xài chung một cái bến nước ở cuối một con dốc đá sỏi từ trên mé lộ đổ xuống nghiêng nghiêng như một cái mống cầu.

Hai bên dốc là dừa cau và cây ăn trái rợp mát. Ở bến này đậu thường trực chiếc ghe tam bản nhỏ của nhà Út dùng để qua lại sông Sài gòn chở lúa bên Thanh An về, nay H6 mượn bán thời gian để Út và thằng Đỏ đi chài cá ở con rạch Bến Mương này.

Tôi vừa đi vừa đá những hòn cuội cho nó rơi lăn lóc trước mặt tôi. Tiếng sỏi khua làm cho tôi nhớ truyện Les Etoiles củaA. Daudet trong tập truyện viết ở Cối Xay Gió. Anh chàng ở đợ đem cơm lên cho cô chủ trên ngọn đồi bị mưa lũ không về được phải ở lại nhìn trời đếm sao với cô rất thơ mộng. Hai người tựa vào nhau, cô chủ ngủ yên... Bây giờ tôi cũng như gã ở đợ đó chăng. Cô chủ của tôi là ai? Tôi không mấy khi được rảnh rỗi để mà suy nghĩ mơ mộng vớ vẩn như hôm nay. Thiệt là hạnh phúc. Nhưng cái hạnh phúc vừa hiện tới bỗng biến tan ngay. Một tiếng kêu gần như thất thanh.

- Anh Hai!

- Đứa nào đó?

- Anh đi đâu vậy?

Tôi nhận ra Út. Nàng đang ẵm con đi về phía văn phòng. Thấy tôi không chú ý đến nàng, nàng đuổi theo sau bén gót. Tôi quát:

- Con nhỏ này đi đâu theo người ta vậy?

- Em đi coi ba sắp nhỏ chở lúa về chưa?

- Lúa gì mà chở?

- Em có năm công lúa chín bên Thanh An, ảnh qua đó gặt đập lấy hột đem về ăn.

- Bây đi vô nhà để đầm già phóng pháo chạy không kịp.

- Anh làm gì đuổi em vậy anh Hai.

Nghe cái giọng khác thường của người đàn bà, tôi quát:

- Đừng có theo tao nghe!

- Bộ anh giận em hả anh Hai?

- Giận gì! Bây lơ mơ tao mét thẳng nó đập mắc toi đó.

- Xí em không sợ ảnh đâu. - Út cứ theo sau tôi lằng nhằng - Sao anh cho con Mười đủ thứ hết vậy?

- Cho cái gì mà đủ thứ?

- Chỉ khai với em hết mà.

- Nè, đừng có bép xép cái miệng nghen. Coi vụ ông Hai Giả kia kìa. Bày đặt cho hung đó!

- Bày gì mà bày, con Hoàn nó kêu anh bằng ba trước mặt cơ quan còn gì nữa.

- Con bé nó thương tao nó đeo vậy thôi chớ ăn nhậu gì?

- Ăn nhậu sao không ăn nhậu. Chị Mười đi đâu cũng khoe anh là ba con Hoàn.

- Khoe thì khoe mắc mớ gì bây mà bây kèo nèo.

Tôi thấy sợ đàn bà thiệt tình cái một ta ơi! Hễ họ đeo thì dính. Mai Khanh, bà khu ủy, Lụa, Mười, rồi bây giờ hổng lẽ con quỷ này nữa. Nó mà chài mình thì sợ khó thoát. Cũng như Mười. Cô nàng không gạ mình tới hai câu, mà đã thế rồi. Lỡ lùm xùm ra mình trở thành một Hai Giả thứ hai.

Nghĩ vậy, tôi bảo:

- Anh tội nghiệp mẹ con con Hoàn. Bằng ấy tuổi đã mẹ góa con côi.

- Xí! Thân anh, anh không lo để lo chuyện bao đồng. Em muốn nói với anh một chuyện mà sợ anh rầy.

Tôi nghiêm sắc mặt:

- Nè, hổng có nói chuyện bậy bạ nghe!

Con nhỏ mình dây, gương mặt trái xoan có vẻ lanh lợi chớ không thiệt thà như má con Hoàn. Cả hai đều đẹp cả, nếu phải chọn lựa giữa hai người đàn bà này thì tôi phải suy xét cân đo kỹ lắm mới ngã về phía Mười. Tôi bảo:

- Em không nên nói chuyện gì hết! Để cho anh làm việc!

Út bồng con lẽ o đẽo theo tôi hoài. Đến bến nước tôi quát:

- Tao ngồi đây tao chờ thằng chồng bây về tao mét nó trấn nước bây luôn..

Út cứ nói xơn xớt:

- Em không sợ ảnh đâu!

-Vợ mà không sợ chồng là gia đình không có hạnh phúc

- Chuyện gì thì em sợ chớ chuyện này em không sợ đâu. Em có bàn với ảnh rồi mà! Ảnh rất đồng ý.

-Trời đất!..

Tôi chưa kịp nói hết thì Út tươm tướp:

- Ảnh bảo là phải lấy được của anh một đứa con cho dòng họ em, chớ ảnh thì con cái không khôn được.

- Thằng! Tao sẽ tống nó ra khỏi cơ quan nếu nó có ý định kỳ cục đó.

Bỗng thấy một chiếc xuồng lướt tới, tôi kêu lên:

- Nó về kìa! Tao cho hai vợ chồng bây một trận!

Thằng Đỏ ngồi ở mũi xuồng, vẫy tay la lên, tiếng của nó vang vang trên dòng sông yên lặng:

- Cá tôm quá sá ngán anh Hai ơi!

Út bơi lái cặp mũi vào chiếc cầu làm bằng một cánh cửa nhà ai lổ chổ vết đạn. Thằng Út nhảy lên còn Đỏ ở lại xuồng:

- Anh Út vải có bốn chài mà được bấy nhiêu đó!

Út leo lên ẵm con cho vợ xuống phụ với thằng Đỏ hốt tôm cá. Út vừa bỏ tôm cá vào rổ, vừa ngước lên nói với chồng:

- Ba con bé nói với anh Hai chuyện đó đi!

Út bảo vợ.

- Má mày nói đi, tui mắc cỡ miệng quá hè, má nó nói trước rồi tôi tiếp cho! Tui đồng ý lâu rồi!

Tôi nghĩ thầm: sao lại có loại đàn ông dám hi sinh vợ mình như thế. Và sao lại có loại đàn bà...

Hai vợ chồng đổ qua đổ lại không ai chịu vô đề. Còn tôi chờ chúng nói thì tôi quạt cho một mách. Cuối cùng vợ Út mở miệng:

- Con Mót không thua đứa nào ở Củ Chi này hết anh Hai ạ!

Út chồng nói thêm:

- Anh Hai chịu thì đẻ con khôn phải biết. Để chừng nào nó về phép sẽ tính. Nó lại ca vọng cổ mùi lắm anh ạ. Do đó Văn công R bắt nó lên trển.

- À ra thế!

Thiên hạ muốn lấy giống ông thầy pháo chứ chẳng phải chuyện kia. Tôi khen hai vợ chồng Út rồi bảo Đỏ đem tôm cá về cơ quan. Vợ Út đã đi còn nói với lại:

- Em có mua cục xà bông thơm giắt ở kẹt bẹ dừa tơ, anh lấy mà tắm!

Tôi nhìn theo hai vợ chống bế con đi lên dốc. Vợ đi sau đùa giỡn với đứa bé gác đầu trên vai chồng nhe mấy cái răng sữa cười và quơ quơ hai bàn tay chụp tóc mẹ. Tôi chỉ ước mơ một cái hạnh phúc đơn sơ như thế từ bao nhiêu năm nay mà không được. Cứ thấy nhấp nhoáng đó rồi mất. Giá nó đến như thằng Hùng, má cưới vợ rồi dắt lên cho...

Bây giờ chắc nó đã có con rồi. Còn mình cứ như bị án tử hình treo sắp chém nhưng chưa biết ngày nào. Yêu tất cả là chẳng yêu ai, và không được gì cả.

Tôi ra ngồi trên chiếc cầu bắc nhô ra mặt nước bên tàng cây rậm ri. Hình như chưa bao giờ được hưởng một yên tĩnh của thiên nhiên như hôm nay. Pháo phiếc, máy bay máy biếc hình như cũng chìu lòng khách chinh phu: Bắn làm gì cho nát thêm không gian vốn đã vỡ từ hàng chục năm nay rồi. Bắn làm gì, khi đã phí bao nhiêu tấn thuốc nổ rồi mà nó vẫn còn nguyên đây! Hãy nên làm lành với nhau cho con người bớt đau đớn, cho trẻ con không mất cha, cho đàn bà không mất chồng vô ích. Rồi ra đâu cũng vào đấy mà thôi, chẳng ai thắng được ai. Tôi ê ẫm, chán ngán đến cực độ. Tôi không muốn gì nữa hết. Dòng sông này yên lành trong mát quá. Tôi thèm sống lại tuổi ấu thơ với những trận thủy chiến oai hùng với những nắm bùn tung vào mặt nhau, với những phát lặn nín hơi đứt thở, đả đời. Tôi muốn ôm chiếc bộp lá thả bập bềnh theo dòng nước trôi đến ngoại càn khôn để sống ở ngoài cái vung úp của thượng đế, nơi đó tôi sẽ được yên tĩnh vui sống với cỏ cây, làm bạn với cầm thú.

Bầu trời xanh ngắt cao vút trên vòm cây in bóng dưới đáy sông lung linh. Ở dưới đó có một thế giới nào yên tỉnh không? Tôi sẽ mua vé tốc hành đi xuống. Tôi sẽ tuột bỏ hết mọi cái ở trên đời này, nào H6, nào thủ trưởng, nào đảng ủy để sánh đôi với một người con gái nào lặn xuống dưới kia. Ở đó chúng tôi có một căn nhà như cái chòi của thằng Hùng, một cái nhà như của bà khu ủy, một cái quán như của Chia... một cái giường và một cái bếp bên cạnh bàn ăn... Sao ta không chịu quyết định cho rồi nhỉ? Tôi tự hỏi tôi, nhưng không có câu trá lời nào đến với tôi cả.

Tôi nhìn những nhánh cây mắm sà sát đong đưa như hôn mặt nước. Mấy con chim lông lá sặc sỡ bay chuyền đuổi nhau âu yếm trong lúc dưới nước những bầy cá lòng tong lội nhởn nhơ trong vũng bóng xanh đen làm mặt nước gợn lên lăn tăn như hơi thở nhẹ của đất trời vốn mệt mỏi, luôn đắm mình trong giấc ngủ đầy ác mộng, chiều nay mới thấy được giây phút bình yên.

Tôi nhặt lấy mấy hòn sỏi cầm nơi tay. À, đây là những hòn sỏi của Daudet đã từng rơi trên tim tôi và gây một nỗi niềm đau khổ nho nhỏ... trong tôi. Tôi ném nó thành những vòng cầu, tiếng lõm bõm vang lên trong không gian vắng lặng. Có đến mấy tiếng đồng hồ khi chui vào cái hang cá trê tới bây giờ không nghe tiếng bom pháo nào gần. quanh đây. Giá mà có cuốn truyện.Tàu nằm ngửa ra bãi cỏ này mà đọc rồi đánh một giấc tới tối thức dậy có lẽ thành tiên mất.

Đang thả hồn theo mơ ước viễn vông thì có tiếng sỏi khua sau lưng. Tôi quay lại. Thì ra cô y tá Lam (đúng tên cô là Út Lan nhưng vì nhiều Lan quá, xin tạm gọi là Lam để khỏi lẫn lộn vì tất cả các cô Lan sẽ tái xuất hiện sau này ) Trời đất đang im lặng, bỗng xáo trộn. Làm ở C5 quân y của Tư Chuyền ở trên Phú Mỹ Hưng mới thuyên chuyển về trung đội trinh sát của H6 được vài ngày. Cô bé này thông minh nhưng chưa có trình độ học y tá, chỉ tạm công tác cứu thương. Vì hiện tại H6 không có y tá cứu thương gì cả. Nàng có nước da trắng như Mười, nhưng cao hơn tí. Nói chung là được bốn điểm Liên Xô.

-Đi đâu vậy Lam?

- Đi tìm anh chớ đi đâu? Có người cần gặp anh.

Lam vừa nói vừa bước ra cầu. Sợ có chuyện hỏa tốc, tôi hỏi.

- Bộ ông Năm Lê cho người gọi hả?

- Không! người khác? - vừa nói Lam vừa đến gần tôi - Anh uống rượu cho hung vào không tốt đâu.

- Gặp vui anh uống chơi vài ly chớ có bao giờ say đâu.

- Vài ly mà gọi là chơi à! Em từng thấy mấy chú uống đua hết chai này qua chai khác rồi còn thách nhau uống bằng lỗ mũi nữa. Sặc có cái đứng tim chớ không đùa đâu? -Lam nhìn tôi rồi nói - Anh sắp có ghẻ xốn rồi đó.

Lam giỗ áo tôi một cách tự nhiên như y tá thăm bệnh nhân.

- Sao em biết?

- Nhìn da của anh nổi lác đác vài nơi ở lưng nè. Bị lây của mấy bà Út Nhỡ, Bảy Nê rồi!

- Ba cái thứ đó lấy nước chanh pha với vôi phết sơ thi hết chớ gì!

Thấy Lam ngồi sau sát lưng, tôi bảo:

- Đi về cơ quan lấy kim ống vô chích cho chị Ba một mũi quinimax.

- Chà, coi bộ anh săn sóc chị Ba dữ he!

- Cái miệng nói bậy đi!

- Săn sóc bà chị để bắt cô em, em biết mà. Cô em dũng sĩ toàn miền Nam lại đẹp!

- Rồi sao?

- Có sao đâu! Lam dầu mỏ làm duyên với tôi - Gia đình đó địa chủ không hợp với cách mạng đâu!

- Cô Bảy chiến đấu dũng cảm như vậy, hai người anh rể một hi sinh trong cuộc chiến tranh trước, một trong cuộc chiến tranh này không đủ thay đổi thành phần cô ta hay sao?

- Anh đưa cho em coi có ghẻ xốn không?

Thấy tôi hơi cáu, Lam đánh trống lãng.

- Đã bảo là tôi không có sợ thứ đó mà!

- Nhưng em là y tá em có nhiệm vụ săn sóc thủ trưởng.

- Để tôi tắm rồi về văn phòng đã.

Tôi vừa nói vừa cởi áo ra nhảy xuống nước lặn một hơi rồi trồi lên.

- Em định hỏi anh mấy chữ Tây chữ Tà ôn binh gì khó đọc quá hà.

- Chữ gì?

- Xích-nin, xích niết gì đó.

- Strychinine! thuốc chích cho ăn cơm ngon.

- Còn Sa-lít-lát gì nữa?

- Salicylate để trị nhức khớp xương. Em đi lên cây dừa tơ mò trong bẹ lấy cục xà bông thơm đem xuống đây dùm.

Tôi bảo nàng và ôm cột cầu nghễnh mặt lên chờ. Nhờ vậy tôi mới thấy được một nét đặc biệt: nàng có cặp chân lư một chút. Nhưng điều đó không làm giảm đi nét duyên dáng của nàng. Lam trở lại vá vá cục xà bông chưa lột vỏ:

- Em biết của ai.

- Nói bậy đi. Nó coi tao như anh nó đó!

Lam cười hí hí:

- Thì cũng như anh ruột của chị Lụa chị Là.

- Hai vợ chồng nó định gã con em Văn Công R cho tao đó!

- Ở trên Rờ còn sao nổi mà còn?

Lam vừa nói vừa mở hộp lấy cục xà bông ra cầm tay và bảo:

- Đưa đầu anh đây cho em chà!

Không chờ tôi phản ứng, Lam ngồi xuống quay lia lịa. Vừa chà vừa nói huyên thiên:

- Chị Là với hai cô Nga nghịch nhau dữ lắm. Cô Nga nhỏ thì nghịch nhiều hơn. Anh có băng ngón chân cái của cổ phải không? Có chút vậy mà cổ đi khoe khắp cái xã Phú Mỹ Hưng. Hễ ngồi nói chuyện với bạn trai bạn gái một lát là cổ đá hất chân lên nói: "Anh Hai không có học cứu thương mà ảnh băng giỏi ghê... Tên thuốc Tây ảnh đọc chạy hơn chú Tư Chuyền." Bà Nga lớn ghét cổ ghê lắm. Hồi trước hai chị em như hình với bóng, bây giờ như chó với mèo. Anh có cái ống dòm bỏ đâu rồi anh Hai?

- Ở nhà chớ đâu? - Tôi vừa nói, hụp xuống nước rồi trồi lên xua tay.- Thôi đủ rồi! Đừng có chà nữa.

Lam bảo:

- Còn chà khắp người nữa chớ. Ghẻ xốn đâu có mọc trên đầu..

Tôi nghĩ thầm: tụi y tá là chai nhất, kế đó là văn công. Y tá thì đã quen nhìn cơ thể trần truồng nên không biết mắc cỡ. Còn văn công thì quen khóc cười giả trên sân khấu nên ở ngoài đời khi họ khóc cười cũng pha sân khấu khó bề mà biết được. Má văn công, mông y tá mà!

Tôi ngại mặc quần tiều ướt mà đứng trước mặt con gái, nhưng cô nàng thì cứ nói xơn xơn:

- Thân hình anh giống chữ V.

- Đừng cho giống chữ Dê nghe cô em?

- Em đâu dám. Đưa lưng đây em chà tiếp.

- Chà lưng thôi, rồi đi tránh đi để người ta lên thay đồ.

- Thay thì thay chớ mắc mớ gì em phải đi tránh - Lam lại tiếp tục câu chuyện Chị Là khoe với em hết trơn. Lần nào em ra nhà chị Lụa xin muối nước mắm, gặp chỉ, chỉ cũng kéo xuống hầm nói chuyện dẽo nhẹo không cho về. Chỉ bảo anh ngủ trong cái ngách này, chỉ ngủ ngách bên kia. Chỉ còn khoe anh leo dừa giỏi nữa... Hí hí, có hôn? Anh có leo cây dừa bên hiên nhà không?

- Không, tôi không biết leo dừa leo cau gì hết.

- Anh thiệt chối hôn, em khai ra cho coi nè.

- Có leo thì đã sao nào?

0 Leo dừa như anh thì cũng nên leo chớ! Chị Là rắn mắc quá trời. Chỉ làm vậy không sợ anh buông tay hay sao?

Tôi giật mình: cô xã đội phố không bị ai khảo mà khai hết. Tôi chưa kịp chối thì Lam dồn tới:

- Anh có đi với chỉ xem hầm gì ở Hố Bò phải không?

- Hầm nhiều lắm không nhớ cái nào.

- Nhưng cái nào chỉ cho anh xem anh không quên - Lam nhấn mạnh mấy tiếng cho anh xem và tiếp. Chỉ cho anh xuống thử nữa có không? Ờ, ờ, chỉ bảo là hầm của chỉ còn mới nguyên mà!

Con nhỏ này lém thiệt. Nó biết cách xài biểu tượng hai mặt của văn chương chớ phải chơi đâu. Lam lại kéo dây dài nhằng nhằng:

- Em nghe mấy bà Nga nói anh có ống dòm dòm thấu vải nữa!

- Đó là anh gạt tụi nó chơi, chớ ống dòm gì lạ vậy.

- Ống dòm thấu vải mà người ta đứng sầm sầm đó không thấy.

- Ai?

- Em chớ ai! Bữa mấy bà Nga với ông Tư Chuyền thằng Quảnh đãi anh khoai mì luộc rồi ông Tư Chuyền xin anh đánh Mỹ lấy cho ông cây dù che hầm lúc giải phẫu, em đứng kế đó chớ đâu mà anh đâu có thèm để ý, vì mắc lo cười với hai bà Nga kia cà! - Lam thò tay xuống đấm vào vai tôi hai ba cái và nghiến răng - Hai con nhỏ đó động trời chớ không có hiền đâu. Con lớn thì đã đành, còn con nhỏ thì làm bộ ngây thơ chớ không có con nào còn nguyên đâu, em nói cho!

- Chậc! chuyện của người ta.

- Ừ, em nói cho mà biết! để người ta mó vào rồi khóc không ra tiếng! Thôi leo lên đi để ở dưới cá nốc nó rỉa... chết!

Nghe Lam nói, tôi hoảng hồn vọt lên cầu, vì ở miền Tây tôi có chứng kiến một anh cán bộ bị cá nốc xơi mất một miếng của quí. Lam moi ba lô lấy khăn và quần áo đưa cho tôi lau và thay. Tôi quảy ba lô đi trở lên, Lam theo bén gót.

- Anh Hai, anh ở đây nghe em nói chuyện này chút nữa.

- Thôi bỏ ba cái chuyện linh tinh đó đi!

- Thằng cha Tư Chuyền, già không bỏ nhỏ không tha. Hồi em với hai con Lan ở Q Hai Chòi tức trường Tân binh đóng ở Lộc Thuận, em mê giải phóng lắm. Đến chừng về C5 của ông già ó đâm đó thì em bắt đầu chán rồi. Thằng chả ỷ là thủ trướng quân y nên nói oang oang hầu như công khai: "Đứa nào cho tao ngủ, tao cho học y tá!"

Tôi thấy xấu hổ lây, nên gạt ngang:

- Ổng nói vậy là ngủ chung hầm cũng như anh với em ngủ chung nhà vậy thôi...

- Hổng phải đâu! Ổng nói: Đứa nào cho tao ngủ chớ không phải ngủ chung hầm. Mà con gái ngủ chung hầm với đàn ông cũng không được. Huống chi ngủ với đàn ông. Anh đã từng ngủ võng hai_từng chưa?

- Rồi, ủa chưa!... Đâu có ai chịu ngủ chung với anh ngoài thằng Đô.

Lam gọi với. giọng khác thường.

- Anh Hai à! Anh không thấy gì hết à!

- Thấy gì?

- Anh không thấy ai đây sao?

- Cô Lam!

- Cái ống dòm của anh xuyên qua vải, chắc cũng xuyên qua thịt em nữa. Anh sẽ thấy trái tim em.

Tôi quay lại. Lam ôm chầm lấy tôi và hôn lên mặt tôi như những quả pháo chụp tí hon mà mỗi phát tôi tưởng đã rút một miếng thịt. Nàng làm cho tôi phải thích nghi một cách tích cực trở lại, Sự tấn công của tôi còn mạnh bạo hơn nhiều. Đến nổi nàng. phải buông tôi ra. Lần này thì chính tôi lại quấn lấy nàng. Nàng đứng im và thở hào hển nóng bỏng vào mặt tôi:

- Em cho anh tất cả, em... em cho anh..

Tôi dìu nàng lại một gốc cây xa đường mòn. Hai đứa đâu mặt với nhau: thủ trưởng và nhân viên. Không sợ gì cá. Kẻ không có vợ người chằng có chồng. Vũ khí đã sắn sàng, sợ gì mà không tác chiến. Tôi cúi xuống, nàng ôm miết đầu tôi vào và rên khe khẽ:

- Của anh đó... của anh đó.

Da thịt con gái tuyệt trần. Tôi đã thưởng thức hết bao lần hương vị cửa những đóa hoa vừa hé nụ, nhưng lần nào tôi cũng tướng chỉ là lần đầu. Tôi ngẩng lên:

- Em thương anh để làm gì vậy Lam? Anh không có sống lâu đâu.

Lam bịt miệng tôi bằng những ngón tay thơm ngát mùi xà bông. Tôi ghịt vào và nói qua kẻ tay nàng:

- Anh nói thật đấy. Yêu anh rồi em sẽ như cô Mười, cô Lụa, cô Tám Mang và bao nhiêu cô khác.

- Một đêm người ngọc dựa kề, còn hơn mãn kiếp bên thằng thất phu.

Tôi tung biệt kích xuống vùng đồi hoang. Vừa mới đụng mép địa đạo thì nàng chặn tay tôi lại và quắc mắt:

- Đừng anh! Chuyện đó phải chờ cưới hỏi xong đã.

- Anh phủi cũng lên bàn thờ nay mai nè, ở đó mà chờ cưới hỏi.

- Anh nói gỡ không hè!

- Cái H6 này xui lắm!

- Nó ít hoạt động thì có chứ xui gì đâu!

- Ông Giả đi luôn rồi!

- Hả?

- Ừ thiệt đó. Anh thay cho ổng, rồi anh cũng sẽ theo ổng thôi.

- Em mới tới nhà bả để mua rượu về thay cho cồn đây.

- Bả đâu có biết gì!

Tôi tưởng nêu cái cớ đó ra để nàng không cố thủ nữa, nhưng nàng nói:

- Vậy để em rước má em vô gấp.

- Chi vậy?

- Để biết mặt anh và làm đám cưới luôn!

Tôi nhìn nàng nàng trân trân. Mới vừa quan hệ nhau lại làm đám cưới? Quả thật lối sống yêu cuồng sống vội đã lan tràn khắp Củ Chi. Ở đâu cũng nghe nói đến những cái chết rùng rợn và những vụ phá thai ly kỳ. Người ta sợ cái chết đến bất ngờ nên quơ hốt ngay những gì có thể quơ hết, được bao nhiêu hay bấy nhiêu, càng sớm càng tốt. Nàng thỏ thẻ:

- Má em phong kiến dữ lắm. Ngày em xách gói đi tân binh má em biết không cản được em nên dặn dò chớ có cho thanh niên đụng tay đụng chân. Chớ có bày đặt văn minh bắt tay người khác. Đàn ông con trai có bùa ngài quyến rũ đàn bà con gái dễ dàng. Mày đi mang cái trống chầu về tao chôn sống. Em sợ má em lắm, không dám sai lời. Cho nên khi em thấy hai con Nga bu theo anh thì em càng đứng nép trong bếp.

- Em thương anh hồi nào?

- Hồi anh ngồi ăn khoai mì luộc. Cái miệng này sao có duyên thấy trời. Em thấy muốn cắn quá đi.

- Thì bây giờ anh cho em đó.

Nàng vồ lấy tôi hôn bất kể, vừa hôn vừa nghiến răng:

- Của em, của em!

Trời chiều bóng cây sẩm xuống âm u. Chúng tôi đứng dậy để ra về, nhưng không về được. Hai đứa đứng đâu mặt nhau rất lâu. Hai đôi tay ôm hai thân mình xiết vào nhau, để cho mọi thứ vũ khí tấn công lẫn phòng ngự có dịp đối đầu nhau gầm gừ chờ sát hại nhau khi lớp giới tuyến mong manh được cuốn dẹp. Nhưng mặc dù bị con bướm bay liệng rà sát mà cái nhụy hoa nàng vẫn ém kỷ. Bỗng bùm! bùm! băm!

Tiếng nổ lạ lùng. Tai nhà pháo biết không phải bom hoặc rốc-kết. Một chiếc máy bay có vẻ như là B26. Nó như con dơi quạ khổng lồ vừa bay qua để lại một dư âm động trời rung đất. Nó bay quần hai vòng và bùm! bùm? bùm! sau những cái chớp sáng lòa rồi biến mất. Lam hỏi tôi:

- Máy bay gì kỳ vậy anh?

- Ôi, thứ đầm già cải tiến! (Tôi nói như xe ba gác xe thồ cải tiến miền Bắc.)

- Nó làm gì nghe bùm bùm vậy?

Tôi đẩy cây tuốt luốt.

- Máy nó sắp hỏng, nó không bay về Sài gòn được nên cứ bay vòng vòng!

Sự thực thì đó là máy bay Mauhawk, bán phản lực, hai động cơ bay chụp hình ban đêm. Thứ này đến đâu thì sau đó vài ngày B52 tới. Tôi đã tỉnh giấc mơ hoa trong buổi hoàng hôn mờ ảo.

- Thôi đi về em!

Khi hai người trở về trần gian thì đã thấy chúng sinh lóc nhóc ở tại nhà ăn quanh mâm cơm đạm bạc. Mười vừa thấy tôi là bảo bé Hoàn:

- Ba về kìa con! - rồi trách tôi - Anh đi đâu cho con đi tìm kiếm khắp nơi vậy?

- Anh đi coi cái bến.

Út cũng có mặt ở đó, nghe Mười nói thì trừng mắt:

- A/nh đi tắm mà có gạc-đờ-co đi theo thiệt là bánh ghê!

Tôi bế bé Hoàn vừa chạy tới tôi và đính chánh:

- Cái bến của mình ai thả trôi lều bều. Nó mà trôi ra tới sông thì tụi giang thuyền sẽ biết ngay trong rạch có cơ quan rồi thế nào cũng ăn bom pháo cho coi. Chắc của mấy ông cơ quan quân đội chớ không ai.

Lam bị châm chọc, sừng sộ:

- Tôi không có đi gác cho ảnh tắm đâu. Ở trên có chỉ thị trị ghẻ xốn cho các thủ trưởng cơ quan và chiến sĩ để nó lây tùm lum ra đó.

Những cặp mắt tóe ra những tia lửa căm hờn mà tôi là nguyên nhân. Út ức vì con nàng không được tôi nâng niu, còn Lam thì lại bực mình vì Mười gọi tôi bằng anh đàng hoàng trong lúc con nàng lại gọi tôi bằng ba trước mặt mọi người.

Nàng nói mát:

- Anh Hai chưa có vợ mà lại có con.

Mười không chịu thua:

- Ảnh là ba của nó đó cô y tá của ông Tư Chuyền à! Cô kiếm đứa con đi rồi kêu ảnh làm ba nó.

Lần đầu tiên tôi thấy nàng hung dữ.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx