sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 55: Những Trái Tim Bốc Lửa Và Những Giọt Nước Mắt Giá Băng

Tôi về đến cái hầm cá trê eo hẹp thì tôi thấy trên bàn ba chiếc phong bì và một gói giấy tươm mỡ to bằng chiếc gối đệm. Tôi mở ngay các bức thư mà tôi đoán được tác giả khi liếc qua các dòng chữ. Cô xã đội phó viết:

Ua thì viết khác hẳn, với giọng của một kẻ trăn trối:

Chìa thì với giọng nhớ nhung nôn nóng:

Bất giác tôi nghe gò má nóng hổi. Tôi quệt ngang và nhủi đầu vào võng. Tôi thức dậy thì thấy ngọn đèn dầu Alcool de Menthe đã lóe lên hồi nào. Chắc thằng Đỏ đã thắp cho thủ trường. Tôi ngồi dậy móc giấy trong xắc-cốt ra làm việc.

Lớp học pháo binh mới phác qua có cái sườn. Còn giáo án thì tôi đã phân công cho các bộ, phần thảo và trình tôi duyệt. Một đơn vị pháo chuyên nghiệp gồm trên năm trăm người lâu nay còn tê liệt không hoạt động được, thì các ông bà du kích i-tờ ham súng nhưng không biết rành toán cộng thì làm sao sử dụng loại vũ khí khoa học này. Nhưng tôi phải thực hành, trước nhất là để vui lòng cấp trên. Và có lẽ chỉ để vui lòng cấp trên, ngoài ra nhìn vào kết quả và thành tích sẽ đạt được thì thật là mong manh.

Tư Kỹ, học trò của tôi ở trường pháo binh MB vừa được R điều động xuống đây là cán bộ giỏi lý luận nhất của đơn vị này, đã nộp cho tôi bản giáo án khá đầy đủ:

Thứ nhất - Phương pháp đo cự ly bằng công thức ly giác. Bài này chỉ giới thiệu sơ lược, không giảng chi tiết, vì học viên yếu toán. Nếu ai khá toán sẽ dạy riêng. Cần có thêm ống dòm để tập học viên sử dụng. Giải thích dụng cụ, phương hướng bàn cho họ làm quen.

Thứ hai - Trọng tâm là phương pháp đo thước dây, đo bằng bước chân, hoặc tầm đo ruộng, hoặc đo bằng bánh xe đạp. Tận dụng sáng kiến đo đạc của học viên. Phải đo ít nhất ba lần để lấy trung bình. Phán đoán nơi giặc đổ quân, cụm quân để đặt súng cối trước, chờ địch đến đúng cự ly thì nhả đạn v.v...

Nghĩa là coi khoa học và sự chính xác, hai yếu tố quan trọng bậc nhất của pháo binh không ra cái thá gì hết. Sai một ly đi một dậm. Câu nói đó có thể áp dụng cho pháo binh. Như đã thấy ở câu chuyện với các cán bộ Trung đoàn tại trường Trung Sơ, ông Hai Nhã Tư lệnh pháo binh R đã đấm lưng bộ binh đến nỗi trước khi ra trận, bộ binh hỏi có pháo binh yểm trợ không? Nếu có thì họ mất tinh thần chiến đấu ngay. Tôi biết vậy, nhưng không làm gì được. Nếu trình bày khó khăn thì ở trên bảo tìm cách khắc phục. Có những khó khăn không thể khắc phục bằng lập trường hoặc quyết tâm được.

Tôi bật cười to khi nhớ đến ông huấn luyện viên pháo cù lự Chín Hung. Tôi cho gọi Tư Kỹ tới, khen y và hỏi:

- Cậu giữ cấp bậc thiếu úy mấy năm rồi?

- Từ 61 đến nay.

- Như vậy không thôi.

Tôi quyết phá tan cái không khí xót xa kêu réo từ nhữngbức thư nên kêu sắp nhỏ nấu trà uống giữ Tư Kỹ ở lại bàn thêm công chuyện về lớp phá o binh nhân dân. Uống chưa cạn bình thứ nhất bỗng nghe có tiếng chân đi rầm rập tới gần.

Tư Kỹ bước lên khỏi hầm và quát to:

- Mấy ông thần nào tới đó?

- Có thầy Hai ở nhà không?

Tôi nghe tiếng trả lời thì biết là Ba Tố.

- Ông chánh trị viên dê tám đó hả?

Ba Tố dắt một dọc ba người theo sau và kêu lên:

- Hầm hố thế này khác nào hộp cá mòi đứng, làm sao nhậu được?

- Tội có địa điểm tốt chớ anh Ba. Ơ kìa Tôn! Sao lại lọt xuống đây?

- Tôi tưởng thầy quên tôi rồi chớ. Lý do lọt xuống để báo cáo sau.

Ba Tố cười hà hà:

- M79 đồn Bổ Túc nó làm dấu mày một phát trên môi, ai mà quên được.

Trong khi chờ chị nuôi làm thịt con gà do phái đoàn của Ba Tố đem tới, tôi hỏi chuyện Tôn Sứt trên R. Tôn Sứt nói:

- Bây giờ trên đó không còn thoải mái, khi Suối Dây khi Lộ Ái lúc cầu Cần Đăng nữa đâu. Bị B52 tan hết rồi. Nó rắc dưa hàng ngày mà anh. Tụi này đội mãi rồi lý ra.

- Bùi Khanh đâu?

- Ổng không chịu xuống đồng bằng như tụi tôi mà lại cho trấn nhậm Kà Tum.

- Làm gì?

- Xã đội trưởớng thay ông Một!

- Trời đất! trung đoàn phó xuống làm xã đội trưởng?

- Cách mạng phân công thì phải làm chớ sao anh?

- Còn con Huê con Tiến?

- Loạn xà ngầu hết rồi, không ai còn biết ai là ai nữa. Lâu rồi tôi không gặp tụi nó. Tội nghiệp thằng con của con Huê kháu quá. Không có sữa đâu mà uống? Còn bà Mai Khanh thì đã lên chức chánh ủy.

- Chánh ủy gì?

- Bà chánh ủy. Nói vậy chớ bả được ông Tư Khanh cho làm chính trị viên bệnh xá của U lâu rồi. Ổng nói đó là sự đãi ngộ công trạng của một liệt sĩ là ông Chín Việt hi sinh trong trận đánh hụt đồn Bổ Túc với tôi. Nấm mộ của ổng chắc đã bị heo rừng ủi láng rồi. Nhờ công lao của ổng mà bả được cấp trên cất nhắc... giúp đỡ và huấn luyện đêm ngày!

Tôn Sứt cười làm vết thẹo trên môi giật giật, hắn hớp nước trà thấm giọng và tiếp:

-Từ sau cái đại hội mừng công, B52 đến hàng ngày. Nó đeo sát R và các công trường 5, 7, 9. Nhiều cơ quan đã vọt hẳn qua Miền, vài bộ phận còn chàng hảng giữa biên giới, hễ động thì vọt, hễ yên thì về, một kiểng hai quê.

Thằng Hùng dợm nói nhưng bị Tôn Sứt cản:

- Để tao báo cáo hết đã. Bà chánh ủy gởi lời thăm anh nghe. Bả còn nói thêm là nhờ anh lần đó cho nên bả cảm, ủa, bả hết cảm. Nếu không có anh...

Thằng Hùng cắt ngang.

- Thì chắc bả xí lắc léo rồi! Còn bà khu ủy. Bả gặp tôi bả tra hạch còn hơn công an nữa. Coi bộ bả buồn tình ghê lắm. Tôi xem qua nét mặt bả tôi lo cho anh quá hà! Anh cắm trái dừa kỳ rồi dám lên mọng lắm.

- Bậy nào! Tao đâu có làm gì bả.

- Bả khoe cùng khắp cái huyện Tân Biên còn không làm gì. Anh nhát quá. Người ta con vòng con cỡi còn không sợ, anho-ri-gin mà sợ ai chớ?

- Còn cái tửa của máy đi tới đâu rồi?

- Oe oe rồi! Ngỗng trăm phần trăm. Để êm êm tôi cho móc vô coi mặt thằng nhỏ.

- Vậy là có kẻ nối dòng...

- Cái dòng lang bang hả anh? Còn cô em nuôi Ba Phi bỏ sót trên Oàm Cỏ Đông, tiếc hùi hụi mà gùi đi không được. Chắc bây giờ nường đã lui ghe về chợ Long Hoa rồi. Thì, đại khái như vậy, anh cứ yên tâm đi. Cái gì của R trả lại cho R! À mà quên, cô em gái Huỳnh Mai Huỳnh Mốt gì của anh có thư từ gì cho anh không? Tôi rủa ông Bảy Đậu mấy ngày liền. Vợ tôi xúc hụt về cho anh là bị lão đó. Đang hội nghị bỗng xách con người ta về R. Vừa đút đầu về tới là B52 rắc ba-lông. Thầy Hai còn nhớ tụi thằng Lộc, thằng Lực, thằng Hải không? Chúng nó đem pháo Nhật 40 ly yểm trợ bộ binh ở trận Bình Giả, bị B52 rầm hết rồi. Còn thằng Chín Hung tôi mới gặp trên đường xuống đây. Hiện nó làm đại đội trường trợ chiến của D14 Tây Ninh.

Tôi tiếp:

- Nó thuộc dân bàn nạo Bến Tre cháu ông chủ tịch tỉnh. Vừa mới cưới cô vợ mười sáu tuổi. Bà già vợ mua gạo ấp chiến lược về bán cho bộ đội. Nó vẫn uống rượu bằng tô chớ không có bằng ly chén như tụi mình.

Tôn Sứt tiếp:

- Về đây thiếu gì rượu tha hồ cho nó uống. Cái mặt của nó bây giờ có nọng chớ không phải ốm nhom như hồi ở ngoài Thanh Hóa đâu. Còn về cán bộ chỉ huy thì U80 bị dân Sáu Bèo tràn lấn dữ lắm. Chắc rồi đây ông Tư Khanh nhà mình cũng bay luôn thôi. Nghe đâu thằng Huỳnh Thành Đồng còn sống sót sau trận pháo kích Biên Hòa. Chỉ mất hai khẩu DKZ và chết non một trung đội.

- Rồi sao Bùi Khanh làm xã đội trường Kà Tum?

- Ổng muốn làm như Huỳnh văn Một. Ngoài khẩu súng thể thao của ổng, với vài cây trường bá đỏ ổng có thể săn thịt rừng nuôi sống cả đơn vị bảo vệ Kà Tum của ổng. Ổng bảo chữ nghĩa quên hết rồi. Nhắn tao thăm nó, tao thương nó như em ruột.

Tôn Sứt dừng lại một hồi rồi hỏi:

- Anh có gieo mầm sống mới ở trển không mà người ta đòi đi ngã thành xuống Củ Chi tìm anh vậy?

- Đâu có sống mới sống cũ gì, tại người ta cảm tình...

- Ừ, cảm tình và tình... cảm ông ria khắp xứ, trên đó nhắc ông dữ lắm. Ông ở dưới này đâu có hay biết gì. Ông đi rồi trên đó nhậu mất ngon.

- Thôi tụi bây ơi! tao làm gì được mà đổ thừa. Ờ còn Sáu Ngọc với cái rẫy Nàng Rà ra sao?

- Dẹp hết rồi. Không biết ổng cõng vợ con đi đâu. Riêng Tư Thịnh bị đẩy về Z45 phòng không thay thế cho Tư Quảnh và Ba Tô Dê bị rụm ở Đồng Xoài, rồi cũng rụm luôn.

- Tao có nghe! Trời! Tư Thịnh bà con bên ngoại với tao. Còn Ba Ân Bến Tre?

- Ổng đau rề rề đi an dưỡng. Tư Răng, Bùi Đớt, Năm Chí, Sáu Việt, Hai Mạnh mỗi người một ngã.

- Vợ chồng Năm Chí còn đòi giải ngũ về miền Tây nữa hết?

- Ở trên nói để cứu xét. Nhưng cứ ngâm hoài. Bả đã tự vận mấy lần mà không chết. Anh em bảo cho hai vợ chồng giải phóng phức đi, nhưng ở trên sợ thả họ đi làm lộ bí mật địa điểm. - Tôn Sứt thở phào - Thôi, tôi về được dưới này với anh là vui rồi. Ở trển, qua mười giờ thì mới khỏe được chút chút. Nhưng gần đây thì nó chơi không còn giờ giấc quy luật như trước nên không biết đường mà tránh nữa. Cứ niệm Phật cầu Trời như ông Một vậy thôi.

Tôi cười hề hề:

- Tao có phép đỡ được bom pháo và B52.

- Phép gì vậy? Bộ ông tu... đạo gì hả?

- Người ta cho tao một lố cà rá làm bằng xương Cao Đài.

Mọi người nhảy dựng lên:

- Thầy nói nghe ghê vậy thầy Hai!

- Thiệt mà để tao đưa cho coi.

Tôi thấy thương Tôn Sứt quá trời. Cấp bậc trung úy, lớn con, nước da trắng, chân thật, hiền từ, dễ thương và... chưa vợ. Tôi đã nghĩ đến các cô Suối, Trong, Xanh, Biếc con của bà Tư Bánh Bò và cô bé Nhành, em của thằng Năm Cội. Một trong mấy cô này có thể xứng đôi với Tôn. Thằng Chín Hung xấu trai và ba mươi lăm tuổi còn quơ được cô văn công tỉnh mười sáu tuổi huống gì thằng trung úy đẹp trai này. Tình duyên của đám thanh niên tập kết toàn éo le, không có một cặp nào bình thường. Đó cũng là kết quả tình thương của Bác.

Đang nói chuyện rí rố ngon ngọt bỗng thằng Hùng hỏi ngang:

- Còn ông thầy cối Hai Giả đâu rồi thầy Hai?

- Ờ ờ ông đi công tác mới.

- Ở đâu?

- Ở dưới Dĩ An, Thủ Đức.

- Chà! Đi gần mé Sàigòn ngon hả?

Tôi ngồi lặng thinh. Cái xắc-cốt của Hai Giả do Năm Lê trao cho tôi, bảo đưa lại gia đình, đến nay tôi vẫn chưa dám đem lại cho chị Chín. Tội quá. Con gái của chị (con bé Thanh) hàng ngày tới đây cùng với con bé Nữ (con của vợ Sáu Phấn) để hụ trợ công tác nuôi quân, mè nhèo với tôi để được nhận vào cơ quan chính thức. Cả hai đứa đều than một giọng như nhau: "Ở nhà chán lắm, chúng cháu muốn vô với chú Hai.". Tôi hứa lần hồi nhưng không thể nhận đám con nít làm nhân viên. Chúng vô đây chỉ làm cản trở công tác thôi. Vài bữa nữa tình hình sẽ không còn cho phép uống trà, nhậu nhẹt dụm năm dụm ba thế này nữa.

Bỗng có tiếng máy bay ù ù xớt ngang mặt sông, rồi tiếng bụp bụp. Đó là máy bay Mâu-hốc chụp hình. Cách đây mấy hôm, chúng cũng làm cái mửng đó. Đó là dấu hiệu sắp ăn dưa hấu hằng loạt. Bọn cán bộ quân sự đầu có sạn còn lạ gì. Chúng tôi nhìn nhau. Tôi trấn tỉnh ngay:

- Có khi nó chỉ dạ hành tỏ thôi.

Ba Tố bảo:

- Tuy chưa phải nó mần ngay, nhưng mình phải chuẩn bị chớ thầy Hai!

- Một đơn vị năm trăm người muốn dời đâu có phải dễ chú Ba nó!

Ba Tố tiếp:

- Hồi Củ Chi mình bị B52 lần đầu cũng thứ Mâu-hốc này ra vĩ trước. Nó bay qua bay lại xắc thành ô vuông. Cứ mỗi cáibốp là một pa. Mỗi pa chụp rộng cả cây số. Từ nay tới hai tuần nữa thế nào mình cũng bị một phát.

Hùng nói:.

- Vậy mình cho tụi nó đội đầu cối 82 mình trước đi!

- Chơi một vài chục quả ăn nhằm gì mày ơi!

- Vậy thầy định bao nhiêu?

- Đồng Dù: 1000. Trung Hòa: 500.

Hùng lắc đầu:

- Bất khả thi. Đạn ở đâu? Vò đất sét à?

- Nếu không thì cũng một nửa. Chớ vài chục quả như gãi ngứa nó. Nhưng yêu cầu của ở trên là mấy quả cũng tốt. Miễn có nổ trong căn cứ tụi nó thì thôi. Cho nó biết rằng mình chưa có chết hết. Và cho đồng bào vô ấp chiến lược trở về vùng mình. Để tình trạng như bây giờ nó cứ lấn dần từng tấc đất lấn đất rồi xúc dân, cuối cùng mình trơ xương ra. Dân đã ra Trung Hòa xin giấy hợp pháp. Tuy làm ăn trong này nhưng cái đầu họ ở ngoài đó. Nhiều nơi nông dân đang làm đồng, bỗng trực thăng hạ xuống. Mỹ hẳn hoi. Nó xét giấy của hội tề. Ai có thì nó để cho yên, ai không có nó xúc ra ngoài ấp chiến lược. Nó cho gạo ăn, cho tôn lợp nhà, cho thuốc men. Rồi nó bảo muốn được bình yên, khi cày cấy phải cắm cờ quốc gia! Hễ nó thấy cờ đó thì nó không bắn.

Tôn Sứt ở trên R mới xuống, nghe lạ quá, kêu lên:

- Vậy tụi nó cha mình rồi!

- Nó là ông cố nội nữa chớ cha? Đồng bào mình muốn làm ăn yên ổn nên làm theo nó. Thế là bị mấy ông đội ấp kiểm thảo, hăm dọa. Nhiều người đang ở trong này, sợ vọt ra ngoải luôn.

Hùng cào cái đầu tóc xùi lên, nhăn nhó:

- Tình hình dưới này phức tạp quá. Ở trên rừng vậy mà dễ. Sống với ba con khỉ chẳng cần chánh trị chánh trọt gì hết. Chỉ hơi khó xử với các tổ xe bò của ông Tư Ó thôi.

Tôi sực nhớ mấy người gài kỳ đà bán cho tôi và bà khu ủy nên hỏi phăng:

- Mấy tổ Hậu Cần còn đó không?

- Họ bỏ trốn ra Tây Ninh hết rồi. Bà Út khu ủy chèn ép họ quá, họ liều mạng thoát thân.

- Còn cái quán của má Hai bà Út chuyên môn mua ghi sổ?

- Vẫn còn đó, nhưng cũng sắp xếp xó. Vùng đó bây giờ lại sanh ra món bom trộm.

Ba Tố gắt hỏi.

- Ăn trộm hả? Ai ăn trộm của ai?

- Bom trộm ông ơi! Tức là mình đang ngủ phản lực tới trút bom rồi bay thẳng không cần đầm già bắn điểm gì hết. Nó chơi cái kiểu này độc lắm. Mình không có đề phòng được. Cứ đưa cái bụng cho nó bỏ may nhờ rủi chịu. Do đó đoàn xe bò cũng thưa đi đêm.

Ba Tố trầm ngâm nãy giờ, lên tiếng:

- Vấn đề chính của mình bây giờ là vũ khí. Có pháo dệnh cho nó vài trăm quả, có pháo phòng không hạ vài chiếc máy bay thế là xoay chuyển tình hình. Chứ mình có tinh thần mà không có phương tiện thì như cua không có càng, kẹp ai? Cứ bị nó vây riết thôi.

Tôi nói:

- Hồi đình chiến bộ ở trên này mình không có chôn giấu vũ khí ở lại sao ta?

Ba Tố đáp:

- Chuyện đó mình đâu có rõ, nhưng hồi năm ngoái tôi nghe bên Bến Cát có bới được một hầm súng. Lúc đó ông Ba Kình là tham mưu trường quân khu, chỉ thị cho ông Năm Tiền và ông Hai Giả qua đó để xem xét. Quả nhiên có cà nông 20 và đại liên 13.2. Có lẽ người phụ trách cái hầm đã chết hoặc bỏ về thành, nên không biết mối mang để phăng ra nữa.

Ba Tố tiếp:

- Kế đó tôi và Năm Đùng bò sang mò tiếp với quận đội Bến Cát. Năm Đùng nhà ở ấp Bến Nhung nên rành con đường đá đỏ từ cầu Phú Bình đổ xuống ấp U Tàu. Lúc đó xóm ấp còn sung túc, dân cư đông đúc lắm. Quán xá khách khứa, bộ đội cán bộ dập dìu. Vui thiệt là vui. Qua bên đó tôi gặp cô huyện đội phó Sáu Hòa.

Tôn trợn mắt:

- Lại cũng đụng hầm chông nữa. Rồi lọt không?

Ba Tố cũng chưa vợ, cứng cạy nhất trong đám, nhưng có tính kỹ lường, đàng hoàng nên không mang tiếng. Ba Tố tiếp:

- Cô ta dắt vô một nhà cơ sở giở nắp hầm lên chỉ cho hai cây cà nông 20 ly.

- Rồi có lấy về không?

- Lấy làm gì ba cái thứ súng cà lăm của Tây để lại đó. Cứ bắn vài viên lại phải xoi lòng cả buổi. Đem về chơi với tụi Mỹ có mà bỏ mạng. Hơn nữa, nhân lực đâu mà dùng. Muốn di chuyển một khẩu phải dùng một trung đội.

- Rồi có ông nào vô ngàm được cô quận đội không?

- Cô ta là em gái của thằng tiểu đoàn trường tiểu đoàn Phú Lợi 3 của tỉnh Bình Dương cũng dân rau muống quấn hụt như mình nên biết tỏng tụi mình hết. Nó bảo tụi mình đều mắc gốc ngoài Bắc, chớ nên rớ vào. Do đó con bé đá lông nheo sơ sơ với tụi này rồi dạt ra, không xáp. Năm Đùng hi vọng nhiều nhất trên ôm vết thương lòng, đành ca sáu câu Hận sông Sài gòn rồi lẳng lặng ra về... tay không.

Tôi tiếp:

- Bên đó đất cũng cao như hai xã Nhuận Đức và An Nhơn Tây của mình. Dân ở xóm Bến Lò Than, Bến Củi, Xóm Miếu chuyên môn đi cạo mũ cao su. Người Bắc ở đó cũng nhiều. Sông Thị tính nhỏ nhưng tôm cá rất nhiều, không có tàu chạy như sông Sài gòn.

- Sao thầy rành vậy?

- Hồi chín năm tôi làm mật mã cho ông Lê Đức Anh đóng ở rừng Long Nguyên nên biết hết vùng này. Ổng gốc dân cạo mủ..

Ba Tố đất thuốc hút và tiếp:

- Tụi tôi từ Bến Nhung đi theo đường Lô cao su thẳng về Bưng Còng, rồi theo đường 14 về bến đò Đồng Sõi để qua bên này. Nhớ lại cảnh tươi vui trù phú hồi đó mà ham. Bây giờ từ cầu Phú Bình trở xuống Bến Sắn, Bến Nhung dân đã bỏ đi ra Bến Cát sống. Cũng giống y như bên này dân ra Trung Hòa và các ấp chiến lược vậy. Vùng đó bây giờ thường xuyên ăn pháo Lai Khê Bến Cát nên quận đội đã dời về đường 14 ở Bưng Còng hay Rạch Bắp gì đó.

Tôi nói:

- Mấy lúc gần đây tôi nhận thấy có hiện tượng chúng nó sắp đóng đồn Rạch Bắp.

Ba Tố lắc đầu:

- Nó mà đóng Rạch Bắp thì mình kẹt cứng! Dù Rạch Bắp ở phía bên kia sông Sài gòn nhưng đường chim bay cách đồn Trung Hòa không xa. Địa bàn hoạt động của mình sẽ bị thu hẹp vô cùng!

Bỗng Hùng bật ra câu hỏi:

- Pháo tụi Đồng Dù và Trung Hòa thì dễ rồi, nhưng hạ máy bay thì làm sao?

Tôi bảo.

- Cũng dễ thôi. Máy bay ở đây như trấu. Nhất là trực thăng thì với tay nắm được cái đuôi nó. Chỉ cần cho vài cậu lính hóa trang nông dân ra đồng trống làm bộ cuốc đất thì nó đáp xuống xét giấy thôi.

- Nhưng ai dám làm nông dân? Lơ mơ bị lạc đạn uổng mạng.

Ba Tố nói.

- Tôi có ý kiến là nên làm vài cái bù nhìn cắm giữa ruộng là hay nhất! Như vậy khỏi sợ lạc đạn.

Câu chuyện sắp kéo lê qua chuyện bắn máy bay thì bỗng có tiếng eo éo. Tôi nhận ra giọng bé Thanh.

- Gì đó cháu?

- Má em nói có dượng em về - Bé Thanh vừa nói Vừa khom mặt xuống hầm - Cháu nói là cháu ở đằng này hồi chiều đâu có thấy đường, nhưng má em bảo là có và bảo em lại xem cho chắc.

Ba Tố lắc đầu:

- Cháu xem nội đây có ai tên Hai Giả không?

Hùng bảo:

- Chắc bả nằm chiêm bao.

Tôi thấy xốn xang trong lòng. Chiếc xắc-cốt của Hai Giả mà tôi đang giữ như một cái món nợ chưa trả được. Mỗi lần tôi nhìn thấy nó, tôi như có một niềm ân hận. Nếu tôi không về H6 thì Hai Giả sẽ không đi Dĩ An Thủ Đức. Bây giờ sự việc đã như vậy rồi, không thể nào vớt vát được. Thương cho người đàn bà hai đời chồng đều tan vỡ hạnh phúc cả hai, chỉ vì chiến tranh. Lần trước một đứa bé gái nay đã mười lăm tuổi, lần này đứa bé còn nằm trong bụng mẹ mà cha thì đã chết rồi. Tôi bảo bé Thanh:

- Cháu về nói với má là dượng chưa có về.

Bé Thanh vẫn không chịu đi. Tôi bảo:

- Cháu vô văn phòng lấy máy ra tập đánh đi, khi thuần thục chú sẽ nhận cho làm thơ ký cơ quan.

Nghe thế, bé mới chịu rút lui. Tôi còn nhớ rõ trong xắc-cốt của Hai Giả có mấy tấm hình y cho vào cuốn album con có bọc giấy kiếng rất kỹ. Đó là hình của y mang lon đại úy chụp tại Thanh Hóa, ở tiệm Ánh Sáng Miền Nam. Tấm thứ hai là hình vợ lớn đứa con trai và y. Thằng con trai đâu chừng mười ba tuổi. Bà vợ nét mặt hiền hậu chất phác. Tấm thứ ba là hình chị Chín Kiểu đứng bên cạnh y. Ở sau lưng có những dòng chữ viết rất nắn nót. Quân phục giải phóng và chăn màn còn nguyên. Có lẽ ba lô được cất giấu ở hầm khác nên không thấy bị vết đạn.

Bữa nhậu hôm nay không ngon lành như những bữa tiệc họp mặt bạn cố tri trước. Tôi thấy nó nhờn nhọn thế nào ấy, uống không vô. Tiệc xong, tôi phân công chỗ ngủ cho mọi người. Ai cũng có phần dưới hầm. Không người nào phải nằm trần trên mặt đất đưa bụng hứng pháo. Tôi nhớ hồi ở miền Bắc, trước khi lên bệ phóng, tôi có dắt một đoàn cán bộ pháo binh đi vào vùng tuyến lửa để quan sát các trận đánh ngỏ hầu về trong này đụng với vũ khí và phi cơ Mỹ khỏi bỡ ngỡ. Quả thật như câu nói của Johnson: "Đánh cho Bắc Việt trở lại thời kỳ đồ đá". Quân xa không chạy được, phà không có, cầu sập không còn một chiếc nào. Tôi đã sống tại mặt trận Vinh một tháng và đã thấy máy bay Mỹ ném bom Cảng Bến Thủy. Pháo thủ tiếng rằng ngồi trên mâm pháo ăn cơm, nhưng cũng không bắn kịp. Chúng nó bỏ bom xong rồi vọt lên biến mất trước khi khẩu đội hỏa tiễn nổ súng. Chúng tôi hoàn toàn ăn ngủ dưới hầm.

Bây giờ về đây cũng y như vậy: ở hang! Thời kỳ đồ đá?

Sắp xếp xong tôi vào hầm lấy chiếc xắc-cốt của Hai Giả đã bọc kỹ trong một tấm ni lông, ra đi. Phen này tôi phải làm nhiệm vụ của một trưởng cơ quan đối với một cán bộ đã hi sinh. Tôi không thể đeo mãi cái món nợ vô lý này. Chồng người ta chết, tại sao mình ém nhẹm?

Thằng Đỏ chạy theo la ơi ới:

- Anh Hai đi đâu vậy? Giờ này pháo hay giãgạo miệt này lắm!

- Không sao đâu! Vô ngủ đi.

Tôi quát rồi bấm đèn pin đi một mình. Tôi thu hết can đảm, định bụng sẽ nói tất cả sự thực và tình cảm của tôi đối với anh. Chị Chín chưa ngủ. Tôi gõ cửa và gọi tên bé Thanh. Bé Thanh kêu lên:

- Dượng về đó má!

Chị Chín mở cửa. Ngọn đèn chong trên tay người đàn bà run run như xúc động. Chị Chín nhìn ra tôi nhưng không tỏ vẻ thất vọng. Chị kéo ghế cho tôi ngồi, rót nước mời và nói:

- Chắc nay mai ảnh sẽ về. Con mắt trái của tôi giật mạnh quá hà cậu.

Tôi rủn chí. Bao nhiêu ý định của tôi đều tiêu tan vì câu nói lạc quan của người đàn bà. Tôi không nỡ dội một gáo nước vào ngọn lửa hi vọng của chị. Chị lại hỏi tiếp:

- Ảnh không có gởi thơ về sao cậu?

- Ảnh mới xuống tới dưới đó thôi. Chừng nào yên nơi yên chỗ mới ngồi viết được.

- Tôi muốn gởi thơ cho ảnh được không cậu?

- Dạ được chớ! Chị viết đi, rồi tôi chuyển cho.

Từ láo ít đến láo nhiều. Láo không còn quay lại được. Chị vào buồng rồi trở ra ngay với một tờ giấy trên tay. Chị tươi cười:

- Cậu đọc đừng có cười nghẹn. Tôi thức đêm hồi hôm viết mà nước mắt chảy hoài tôi cứ phải ngưng hai ba lần, viết hai ba chặng mới rồi đó!

Chị cứ cầm bức thư trên ta nhấp nhứ mà không chịu đưa cho tôi. Tôi thấy rối trí và xấu hổ vô cùng. Chị tiếp:

- Còn hai tháng một ngày nữa là ảnh thêm một đứa con. Phải chi chừng đó ảnh được về phép để nhìn đứa nhỏ. Còn nếu ảnh bận thì sau khi ăn đầy tháng tôi sẽ bồng nó xuống thăm ảnh.

Tôi xua tay:

- Không được đâu chị, cháu bé còn non ngày tháng đi ra sương gió không tốt.

- Đâu có sao, hồi trước tôi sánh con Thanh cũng mới đầy tháng tôi cũng bồng nó đi thăm ba nó. Kỳ này rồi cũng vậy.

Bất giác tôi nhìn lên bàn thờ. Ngọn đèn tù mù xanh lét như linh hồn người xưa còn lơ lững chưa chịu tắt. Tấm hình để tựa vách, lờ mờ trong ánh sáng yếu ớt như cố lắng nghe lời người vợ năm nào. Than ôi! Chiến tranh lại tái diễn những màn lớp cũ.

Chị xếp tờ giấy nhỏ lại rồi với tay lên góc bàn thờ lấy chiếc phong bì vừa xếp nhỏ lá thư cho vào vừa nói:

- Ảnh dặn tôi hễ sánh con gái thì đặt tên Chi, còn con trai thì đặt tên Hùng.

- Ý ảnh muốn nói là Củ Chi anh hùng.

- Cậu nói trúng ý ảnh đó! - Chị đưa thư cho tôi - Cậu về kiểm duyệt rồi gởi đùm tôi.

Tôi nhận bức thư và đứng phắc dậy ra về quên cả từ giã, như một kẻ trốn tội. Tôi ra đến sân thì chị kêu:

- Cậu Hai bỏ quên cái gói gì.

Tôi giật mình đánh thót, trở vào nhận cái gói. Hú vía, nếu tôi không gói và buộc kỹ thì đã vỡ lỡ câu chuyện rồi. Tôi kẹp nách cái gói và cắm cúi soi đèn pin bước nhanh. Hai Giả ơi! tôi không có đủ can đảm nói sự thực cho vợ anh. Anh có khôn vong thì ứng mộng cho chị ấy.

Tôi nghe buốt lạnh xương sống. Tôi đi một lúc lâu sau không thấy tới ngõ rẽ vào cơ quan. Thì ra tôi đã lạc vào con đường mòn dẫn đến nhà Sáu Phấn. Đó là thói quen. Đôi khi định đến chỗ khác nhưng cặp mắt cá lại sáng hơn mình. Nó dắt mình tới những nơi mà mình không định đến.

Đã hơn mười giờ nhưng Sáu Phấn còn ở ngoài sân. Bà vợ cầm đèn soi cho chồng trét chai chiếc ghe mới. Thấy tôi, Sáu Phấn phân trần ngay:

- Tình hình này mình phải sẵn sàng thầy Hai ạ. Nếu mình bận chiến đấu thì vợ con mình có ghe đi xuống Phú Hòa tạm trú. Một thân một mình như thầy mà khỏe!

- Phải! Tôi đến bàn giao cho anh mấy công tác để ở nhà anh hoàn thành còn tôi sáng mai dắt mấy ổng đi nghiên cứu mặt trận để sửa soạn vào đợt. Chậm thì một tuần, nhanh thì năm ngày là tôi về tới.

Chị Chín nói:

- Má con Hoàn bữa nay không vô cơ quan vì con nhỏ ấm đầu.

- Vậy hả chị. Để tôi qua thăm nó chút. - Nói xong, tôi đưa cái gói lại cho Sáu Phấn - Anh giữ nó đùm tôi. Để tôi đi bỏ nó ở nhà đám nhóc lục lọi bể hết.

- Có nên nói không?

- Tùy anh.. Nói cũng được mà không cũng chẳng sao.

Tôi tiến nhanh về phía nhà Mười. Thấy ánh đèn le lói qua kẹt cửa, tôi nghe nôn nao. Lâu nay thấy bé Hoàn gọi tôi bằng ba ngọt ngào, nhân viên cơ quan đều đốc tôi xốc tới, nhưng tôi làm thinh. Sáu Phấn cũng ngỏ ý thẳng thắn với tôi làm anh em cột chèo với y. Y cho biết: "Mình sai lập trường rồi đấy thầy Hai ạ!" Tôi hỏi tại sao thì y cho biết là hai chị em Mười là con ông Cả làng An Nhơn Tây. Cả hai đều có học, không nhiều, nhưng đó là loại tiểu tư sản ở vườn, lấy công dung ngôn hạnh làm tiêu chuẩn.

Tôi cứ hoang mang trước cái sắc đẹp và tính tình của người đàn bà góa trẻ đẹp hơn con gái này. Cái suy tính của tôi là mình còn trai chẳng lẽ lại đi lấy đàn bà có con? Sự suy tính đó cứ trì níu tôi một cách ác nghiệt. Cứ mỗi lần đến với nàng thì tôi ước ao phải chi đây là gia đình mình. Đôi lúc tôi nghĩ nếu nàng có bầu thì tôi nhận ngay như một việc đã rồi và sẽ không ân hận gì hết. Hoặc như bất thình tinh Sáu Phấn đưa ra tổ chức thì tôi cũng sẽ không chối cãi một tiếng. Còn như tự tôi chủ động cưới Mười thì tôi lại không có can đảm. Không phải vì chung quanh tôi có nhiều cô gái mà là vì Mười đã một đời chồng. Tôi bước tới thềm nhà thì cánh cửa sịt mở:

-:Em còn thức à?

- Em chờ anh.

- Con ấm đầu hả em?

Tôi vừa bước vào thì nàng cài then ngay như đóng cửa lồng sợ con chim trời bay thoát.

- Đâu có!

- Sao hồi nảy chị Chín nói?

Mười chỉ cười, cặp môi son xinh như một đóa hoa hàm tiếu bình minh. Tôi chợt hiểu ra người chị cũng muốn cho con chim mắc cái bẫy nhung này.

- Em có dẫn con đến hồi chiều, nhưng thấy khách lạ đông nên em lui trở về.

- Sao vậy? Mấy người đó ở trên R mới xuống, toàn là người quen cũ.

- Nếu ở lại thì con Hoàn sẽ gọi anh bằng ba rồi mấy người đó hỏi anh cưới vợ hồi nào mà có con lớn vậy rồi anh trả lời làm sao?

- Thì anh nói là con của anh.

Mười lặng thinh. Ngọn đèn trên tay nàng xao xuyến vì một ngọn gió len qua kẹt cửa. Mí mắt buồn rũ xuống chớp chậm. Tôi cũng không biết nói gì. Nếu nói, thì câu đó phải là: "Bé Hoàn là con anh, em là vợ anh." Câu nói đó sẽ làm cho Mười vỡ ra thành nước mắt. Nhưng tôi vẫn không có can đảm. Nàng đưa mắt nhìn tôi và nói chậm rãi.

- Mỗi lần ở đằng đó về, con Hoàn cứ hỏi em: "Sao ba không về nhà mình vậy má?" Em trả lời: "Ba mắc công tác! "

Con nhỏ cãi rướn lên: "Sao dượng Chín cũng bận công tác mà dưởng về nhà được?" Em vả miệng nó: "Con không được hỏi như vậy nữa. " Đêm nào vô mùng nó cũng hỏi em ba nằm gối nào, rồi nó lấy cái gối mới trong tủ ra để trên đầu nằm mà phía ngoài rồi bảo em: "Má nằm xít vô chừa chỗ cho ba về nằm để nằm meo ba té xuống sàn như con vậy."

Nàng nhỏ nhẹ tiếp:

- Nó ngồi ở ghế chờ anh về và viết bài của anh cho, buồn ngủ gục xuống bàn, em ẵm vô mùng. Có đêm pháo bắn, nó thức dậy.

- Con không khóc à?

Tôi bịt miệng nàng bằng môi tôi.

- Quen rồi, nó không sợ nữa anh à. Nó hỏi ba có về không? Em nói ba vừa đi. Nó bảo sao pháo bắn vậy mà mà để cho ba đi. Con nhỏ khôn ghê đi anh. Thôi, anh đi tắm cho khoẻ.

Nàng đưa tôi ra nhà tắm. Tôi đã quen với mùi xà bông thơm ở vùng trời nho nhỏ này rồi. Tắm xong tôi trở vào thì đã có sẵn một ly sữa trắng tinh để trên bàn con bên đầu giường. Nàng bảo:

- Anh uống đi. Cứ ba cái nước nếp nước cay nước ngược của mấy ổng đốc xúi thi đua mà anh uống miết mất sức khỏe hết, nguy hơn nữa là pháo bắn chạy không kịp.

Tôi ngồi lên giường, ấm áp cho đời thằng Lê Dương đỏ quá. Đây là tài sản của miền Nam Tự Do tặng cho gã ta.

Tôi uống từng ngụm sữa mà nghe những tế bào trong người tôi ở tuổi thanh xuân. Tôi đã làm bạn tình với nhiều người, nhưng chưa bao giờ tôi cảm thấy no đầy hạnh phúc một cách đường hoàng và thấy mình gần như một người chồng như đêm nay. Nàng ngồi song song với tôi, nhìn tôi uống sữa như mẹ nhìn con.

- Ngón chân anh tách móng lành chưa, đưa em coi!

Tôi ngoan ngoản kéo chân lên để ở mép giường và hỏi:

- Sao em biết?

- Con Lam nó khoe om sòm rằng nó đi công tác chung với anh, nó băng ngón chân cho anh. Nó còn nói oang oang nó đem xà bông thơm cho anh tắm ở ngoài rạch.

- Chuyện đó có gì mà khoe.

- Nó còn nói nó khám cả người anh để tìm vành đai của thủ trưởng nữa.

- Anh đâu có ghẻ xốn mà khám?

Mười lấy khăn bàn lông vuốt tóc tôi cho khô rồi nói:

- Anh ốm hơn lúc mới về.

- Công việc nhiều quá em à!

- Quần áo của anh, anh cũng không chú ý nữa! Đi đâu cứ vác AK in như lính. Cán bộ người ta không có K54 cũng mượn đeo để làm oai với đàn bà con gái còn anh có lại không đeo. Ai đời trưởng cơ quan lại đi đẩy xe bò lãnh gạo lại để cho con nhỏ đó trên xe. Anh thiệt à!

Tôi đưa ly sữa cho nàng, nàng đẫy ra:

- Em ít uống sữa lắm.

Tôi hôn vào cổ nàng.

- Không uống mà da trắng thế này!

- Anh có vải sao không may quần áo để cho người ta?

- Anh thấy thằng Đỏ rách rưới quá. Nó đi liên lạc mà để như vậy, nó chạy khắp trời, chẳng khác nào bêu riếu cơ quan mình.

- May ở đâu không may lại đem ra bà Tám Mang.

- Vùng này đâu có thợ may, không lẽ đi ra Đồng Lớn.

- Ngoài đó người ta ăn hai trăm một bộ, ở đây bả lấy thêm năm chục mà còn nói ơn nghĩa đó. Mai mốt anh cần đem đây em may cho.

- Em có máy à?

- Có chớ sao không. Nhưng em giấu biệt. Em may cũng dư sống nhưng nghề đó quấn khách, em không muốn. Bộ đội có nhiều ông đàng hoàng cũng có nhiều ông hơi thiếu đàng hoàng. Để họ ra vào mang tiếng. Em ngồi bàn máy hồi mười ba tuổi chớ phải đi học lóm đâu anh.

Tôi uống cạn ly sữa. Đường cát còn đọng dưới đáy ly một lớp dày, tôi bèn rót trà vào lấy muỗng khuấy lên rồi uống nốt và bảo:

- Em đừng pha sữa cho anh nữa. Để dành cho con.

- Thiếu gì ba cái sữa. Em còn gởi đò máy đi Bình Dương mua Nestcafé cho anh kìa.

Bất giác tôi quay lại kéo bé Hoàn dậy và bồng nó lên hôn xối xả và thầm thì vào tai nó:

- Ba về nè con! Ba về..

- Ba về nề con, thức dậy đi coi thử có hay không để sáng khối tra hạch má sao ba không về.

Mười nói một hơi. Vừa nói vừa lắc vai con bé, tỏ vẻ vui sướng cực độ vì đã làm một chuyện bịa trở thành sự thực đối với trẻ thơ.

Bé Hoàn ngóc cổ lên, mở mắt tròn đen láy như hai hạt nhãn lấp lánh ánh đèn giữa khuôn mặt tròn trịa giữa mớ tóc mượt đẹp như tranh trong những quyển sách Hồng.

Mười nom sát mặt đứa bé và hỏi.

- Coi ai đây, con?

-Ba đây con!

Tôi đưa tay gộp đầu mẹ đầu con vào nhau và hôn bên kia bên này như mưa. Như trong mơ của truyện Thần Thoại mà bé là nhân vật, bé trỏ vào chiếc gối:

- Ba nằm ở đó...

- Ừ ba nằm ở đó.

- Má nằm xít vô.

- Ừ má nằm xít vô gần con để cho ba khỏi nằm meo té xuống sàn.

Tôi đặt bé Hoàn vào chỗ cũ và nằm xuống. Mười len vào giữa tôi và Hoàn. Tôi lấy chiếc gối tai bèo của nàng chồng lên gối tôi rồi đưa tay ra vừa đúng lúc nàng ngã xuống, làn da cổ chạm vào cánh tay tôi như một dải lụa đặt lên. Vừa nằm xuống và nghiêng qua ôm tôi, nàng nói.

- Anh Chín chị Chín em định bán một ít đất anh ạ!

- Đất gì?

- Ba má em có nhiều đất ở vùng Bến Mương này và ở ngoài đường số 1 nữa.

Tôi hơi bật ngửa ra. Đúng như lời Sáu Phấn nói: ba nàng là ông Cả. Tôi hỏi bâng quơ vì không thiết tha gì với ruộng vườn. Lâu nay tôi có hề cấy cây lúa trồng cây chuối nào đâu. Thấy ruộng lúa cháy, thấy vườn sầu riêng tơi tả thì cũng chắt lưỡi chút thôi chớ có đau đớn gì.

- Tại sao lại bán?

- Chớ anh không biết sao còn hỏi.

- Biết gì?

Bàn tay trắng buốt của nàng giơ lên đập đập ngực tôi:

- Anh Chín nói ở ngoài Bắc cải cách ruộng đất gì đó.

- À! Nhưng ăn thua gì trong này?

- Còn không ăn thua nữa! Họ vô trong này là chết. Một là họ lấy hết hai là họ bỏ tù chủ đất.

- Ai bảo bậy vậy?

- Anh Chín nói mà anh!

Thế là tôi hết phương cãi. Mười tiếp:

- Ảnh bảo chị Chín em bán chừng vài chục mẫu rồi thủ sẵn tiền, hai chị em về thành sống nuôi con The và con Hoàn. Hai chị em hú hí với nhau chớ ảnh chắc là không có sống qua cuộc chiến này đâu. May mà ảnh có được mụn con.

Tôi thở dài. Những cái bấm của ngón tay đàn bà khẽ thôi nhưng đau đớn. Tôi chạnh nghĩ tới cái thằng tôi. Già ngắt rồi vợ con chưa có, cứ xách xe không chạy cà tưng. Ông già tỏ ý buồn lo cho tôi, nhưng thấy tôi có vẻ bất cần nên ông không bảo ban gì cả, chỉ nói nhẹ một câu: "Má mày muốn có cháu bồng." Nếu tôi quyết định cưới Chia thì má tôi sẽ vô ngay. Bây giờ nghe tâm sự của Sáu Phấn qua lời Mười thuật, tôi mới giật mình. Tụi thằng Hùng Cối, Hải ghẻ Trường Sơn, thằng Quân đều mang tâm sự đó cả. Chết không kẻ nối dòng!

Mười đã đưa tôi đến cái mức cuối cùng của sự can đảm mà tôi có bấy lâu nay: không chịu tiến tới với nàng. Nhưng nàng không dừng lại ở đó, nàng tiếp:

- Ông Hai Giả đã hi sinh rồi phải không anh?

Tôi nảy người lên:

- Ai đồn bậy vậy?

- Anh còn giấu em nữa à?

Tôi lặng thinh nghiêng mình bỏ một tay qua hông nàng. Sự im lặng khá dài. Tôi có cảm tướng một ngàn ngôi sao đã rơi trên mái nhà này làm tan vỡ màn đêm bí mật. Tôi định thần lại, bảo:

- Đó là tin gián điệp!

Nàng không nói gì nữa. Tôi tiếp:

- Ảnh chỉ đi công tác xa một thời gian cho dịu bớt dư luận thôi.

- Công tác xa tận âm phủ hả anh? Anh Chín em nói với chị Chín. Chị Chín học lại với em mà gián điệp gì. Chị còn bảo em yêu anh, chị lấy anh Chín rồi hai chị em sẽ khổ hết thôi.

Vậy là chuyện Hai Giả đã vỡ ra rồi. Không biết bà ấy đã hay tin chưa? Nếu đã nghe sao còn bày trò nhờ gởi thơ? Hay là bả cũng đóng kịch để cười chê sự láo toét của mình.

Nghĩ vậy tôi bèn hỏi:.

- Bà Giả nghe chưa?

- Ai nói cho mà...

Tôi nghe cánh tay tôi ấm ấm. Tôi đưa tay tôi quệt nước mắt nàng. Nàng sụt sùi:

- Em lo cho anh quá hà. Bom đạn kinh hoàng, ngày nào cũng có người chết. Em còn nấn ná lại đây là vì anh. Chớ anh coi đó, em còn cái gì ở đây mà chờ mà đợi? Em về thành tái giá cho xong cuộc đời. Nếu anh về trể chừng một tháng thì đâu có gặp em. Bà con chung quanh đi hết rồi. Em chờ xem chị Chín bảo sao. Hai chị em cùng đi cho khỏi bơ vơ.

- Bỏ anh hả?

- Anh bỏ em thì có.

Tôi lặng thinh. Câu nói như suýt chọc vỡ cục can đảm của tôi. Nàng tiếp:

- Anh khinh em lắm phải không?

- Tại sao?

- Là vì khi không lại thế này. Nếu anh có khinh em, em cũng chịu. Nhưng em cũng nói cho anh biết rằng em không phải loại gái như đám dũng sĩ đâu. Có biết bao nhiêu người mở lời với em.

- Anh biết.

- Nhưng em không chịu ai hết. Từ ngày ba con Hoàn hi sinh em thấy không thương ai hết. Em định bỏ xứ Bến Mương này đi về thành để quên hết, thì bỗng anh đến. Em thấy yêu anh ngay. Em mơ ước anh là chồng em. Nhưng em biết không bao giờ anh chịu lấy em làm vợ. Anh chỉ thương con Hoàn nên đến với em thôi. Phải không? Nàng lắc vai tôi: Rồi nay mai sẽ cưới vợ, sẽ không còn nhớ đến em nữa. Mà cũng được. Anh yêu em bao nhiêu, em vui bấy nhiêu, em không đòi hỏi gì hết. Vầy cũng đã nhiều rồi.

Tôi ôm nàng úp mặt tôi vào mặt nàng và liếm những giọt nước mắt tuôn như suối chảy hai bên sống mũi nàng. Để khỏi bị day dứt về những lời cay đắng của nàng tôi hôn nàng trên môi những cái hôn dài nối tiếp nhau. Nàng run rẫy quằn quại rên rỉ. Rồi việc gì phải đến đã đến. Cuộc tình nào mà không đến đó. Thân thể nàng quả là một tuyệt tác của hóa công. Làn tuyết phơi mờ ảo dưới ánh đèn dầu, tóc như mây xoa trên gối, tương phản nhau làm cho người đàn bà giống như một bài thơ não nề không cần không vận. Tôi run từng miếng thịt. Tôi sợ hãi trước phần thưởng quá lớn dường như không dám đưa tay nhận. Một loạt pháo nổ xa xa ì ì ì.... âm vang của nó làm run khẽ ngọn đèn chong. Tôi thầm thì:

- Nó quay họng phía khác em ạ?

- Kệ nó, yêu em đi. Anh đừng như lần trước.

-....?

- Cho em xin một đứa con.

Bao nhiêu mơ mộng đều tan biến. Nàng ngồi dậy và bằng cử chỉ cương quyết.

- Bỏ cái thứ này ra đi. Tụi con gái lang bang mới sợ có con. Em không sợ có con với anh. Em sẽ không rêu rao một tiếng nào làm hại uy tín của anh. - Nàng nói tỉnh như sáo, như đã dự định từ trước - Khi em tắt kinh thì em sẽ cho anh hay rồi em lặng lẽ về thành.

Nàng giở mí chiếu lên cho tôi xem một cái gói và tiếp:

- Đây là số tiền bán mười mẫu đất xấu lại bị bom, chị Chín chia cho em. Còn mười lăm mẫu đất tốt, hễ ngả giá xong thì bán luôn. Anh! Nhưng số tiền dù bao to đi nữa, đối với em đều vô nghĩa, nếu không có anh.

Tôi là gã hành khách ngông đi trên chuyến xe đêm của Paoutowski chăng. Cửa hạnh phúc đã mở ra chào đón mà cứ quay lưng để sau này...


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx