sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Phần Phụ Lục: Từ Tên Chột Nguyễn Bình Đến Gã Mặt Toét Lê Đức Anh 1

Năm 1949 tôi đang học trường Đồng Tử Quân của Trung đoàn 300 Dương văn Dương tại Mũi Bần thuộc khu rừng Chà Là, xã Đồng Hòa, quận Nhà Bè cũng gọi là khu Rừng Sát, bỗng một hôm tôi được Ban Giám Đốc trường gọi lên và đưa cho tôi một bức công điện gọi tôi về văn phòng Trung Đoàn.

Bức điện khẩn này ký tên Lê Đức Anh, quyền Tham Mưu Trưởng Nam Bộ. Cầm bức điện trên tay, tôi run từng miếng thịt. Vì lúc đó nội bộ Trung Đoàn đang bị nhân viên phòng nhì Pháp cài vào khắp các cơ quan và Trung đoàn 305 do Tư Đức chỉ huy mới vừa bị tảo thanh nội bộ một cú rùng rợn. Trong lúc đó các ngành sau đây: Hai Điểu trưởng ban Quản trị Hậu Cần. ông này bị bắt ở An Thành và thủ tiêu. Tám Son, chánh văn phòng Trung Đoàn, Bảy Nghiệp tiểu đoàn trưởng Trưởng ban Đảng Vụ, Năm Sơn trường ban Quân Nhu, bác sĩ Năm Ngà, trưởng bệnh xá Trung đoàn; chị Sương, một phụ nữ rất đẹp, nhân viên Ban Quân Báo Trung đoàn, Chín Lá trưởng ban Vô tuyến điện Trung đoàn và rất đông cán bộ khác trong Ban Bào Chế và Binh Công Xướng. Thuốc của Binh Công Xường làm Tromblon và đạn cối thì nhét đầy bông gòn thay vì thuốc nổ, còn thuốc của ban Bào Chế thuốc tiêm vào áp-xe. Cả trăm người bị bắt một lượt và chôn sống ở bãi biến Đồng Hòa hoặc bị cho mò tôm ở sông Lòng Tào. Do đó mà tôi sợ Trung đoàn 300 của tôi cũng bị phát hiện như Trung đoàn 305 và tôi đã bị ai báo và sẽ đi mò tôm chăng?

Hồn vía lên mây, tôi về đến nơi thì được gọi vào gặp đồng chí quyền Tham Mưu Trưởng Nam Bộ. Tôi đi nghe nhẹ nhỏm như chân không bén đất. Ông ta ở một cái chòi lá một mình bên cạnh đó là một cái chòi khác của tổ Mật Mã do ông trực tiếp chỉ huy lâu nay tôi chỉ thấy chữ ký tên. Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy mặt con khỉ già mặt rỗ này. Phải nói là ông ta giống con vượn già, tay chân nghều ngào, mặt dài, trán vuông và tóc đã bạc lốm đốm. Ông nói chuyện không suông sẻ không cười. Thiệt khó đoán ông ta là người Miền Nam, Trung hay Bắc vì tiếng và giọng của ông rất lẫn lộn pha chè.

Sau này nghe người ta đồn ông ta là người Huế hay Quảng Bình gì đó, tôi cũng không để ý. Tôi nhớ rõ lúc đó Bảy Viễn đã về thành rồi, nên cơ cấu tổ chức đều xáo trộn. Riêng phân khu Duyên Hải thì bị giải tán hơn và phòng Chánh trị phải dời về đóng tại Suối Tre thuộc ấp Nhà Mát Long Nguyên (nơi sau này ông đại tướng mặt đỏ Nguyễn Chí Thanh bỏ mạng cuối năm 1967).

Đụng mặt ông ta tôi thấy ông không phải là tướng quân sự mà có vẻ một thầy rùa, một mưu sĩ cũng như Trần văn Trà có bộ tướng loắt choắt như trẻ con, còn tên Lê Quang Đạo cốt là trung (hay thiếu) tướng hiện là chủ tịch Quốc Hội thì lại đầu đít có một tấc.

Xin trở lại Lê Đức Anh. Ông ta bảo: "Tôi gọi cậu về làm mật mã, vì ở trường không có đứa nào có văn hóa bằng cậu. Nếu có thì không bảo đảm lập trường."

(Sự thực có nhiều đứa bạn tôi học trường Lê Bá Cang và Nguyễn Văn Khuê, nhưng không hiểu tại sao ông lại chọn tôi.)

Khi biết được ông ta muốn tôi làm mật mã thì tôi hết sợ, lại còn chống lại. Bò nghé không sợ cọp vậy. Tôi biết cái nghề này một khi đã lọt vào thì không được cưới vợ, lấy chồng, như một thứ phu cao su đã bán thân cho chủ, nên nói:

- Tôi mới 17 tuổi, chưa phải là công dân. Tôi muốn đi học văn hóa để sau này học lục quân trở thành sĩ quan.

Ông ta cười hừ hừ rồi bảo:

- Cậu là đồng tử quân phải có kỷ luật, cấp trên phân công đâu thì phải làm đó, không được cãi. Lại nữa cậu là đảng viên, cậu phải tuân lệnh đảng.

Tôi cãi lại:

- Nhưng tôi chỉ là đảng viên dự bị.

- Dự bị thì cũng là đảng viên - ông ta trợn mắt.

Nhưng tôi vẫn không sợ, vì tôi ở gần mấy ông lớn đã quen như Phạm văn Bạch, Phạm ngọc Thuần, Hà huy Giáp, Hoàng xuân Nhị, Khả vạn Cân, bác sĩ Trần văn Du có gì mà sợ. Vả lại ông ta cũng không la hét gì, lại còn hứa cho tôi đi học lục quân khi tôi đủ tuổi.

Phòng Tham Mưu Bộ Tư Lịnh Nam Bộ bấy giờ gồm có:

Lê Đức Anh Quyền Tham Mưu Trưởng, Nguyễn văn Lung Tham Mưu Phó kiêm trưởng ban tác huấn, Ban Quân Báo do Phạm Xuân Hoàng làm Phó ban (tên này sau làm Trường Phòng Quân Báo cho R) Còn Phòng Chính Trị do ông Vũ Huy Xứng và Bùi Thanh Khiết Chánh Phó.

Chung quanh hai phòng Tham Mưu cà Chánh trị có nhiều nhân vật rất ngộ. Đó là các thằng xây lố cố phục dịch cho Lê Đức Anh như thằng Lộ Đẹt và thằng Uyển mắt bị lông quặm như ông ta vậy. Năm Lâm chánh văn phòng Tham Mưu, cao, ốm, cà lăm nhưng giỏi tiếng Pháp. Tỉnh đội Gia Định do Ba Tô Ký làm Tỉnh đội trưởng cũng đóng gần đó. Ông Ký có thằng em khậc khùng tên là Tô Sung chuyên môn giữ ngựa nhảy, kiêm đội trưởng bảo vệ. Thỉnh thoảng ông Lê Đức Anh đến cỡi, nhưng gặp thằng Sung khùng không cho. Lính thấy vậy bèn giải thích chức vụ của ông ta cho nó nghe để nó ngán mà cho mượn ngựa.

- Đó là ông Tham Mưu Trưởng, chỉ dưới ông Tư Lịnh thôi.

Tô Sung vẫn coi như pha:

- Tha-mu thì tha, ngựa tôi, tôi giữ.

Ông Anh phải kêu ông Ký ra bảo mới được. Trong văn phòng, mỗi khi nói anh Ba thì phải nói rõ Ba Tô hay Ba Chè (Tô Ký Và Trần văn Trà). Anh Năm thì phải nói rõ Năm Bi hay Năm Cà Lăm, Năm Sún, Năm Ròn hay Lâm Vênh (bàn nạo). Còn anh Sáu thì phải nói rõ Sáu Nâu hay Sáu Rỗ hoặc Sáu toét (ông ta mặt rỗ hay mắt toét, tức Lê Đức Anh).

Một hôm tôi đi ngang qua láng của mấy bà, thì bất ngờ tôi thấy một lô bà bầu ở trong đó. Tôi bước vào để kiếm một mớ măng le và mắm ruốc về cho tổ ăn thì thấy bà Sáu Cẩm (cũng còn gọi là bà Sáu Bầu) là vợ ông Tham mưu trưởng, hội trưởng Hội Phụ Nữ Thủ Dầu Một, còn bà trẻ kia cũng mang cái trống chầu vĩ đại là vợ Tô Ký, còn một bà to con xinh xinh cũng có cái bụng no phình là vợ của ông Ba Khịt tức là Ba Lung Tham mưu phó. Chỉ có một bà không mang trống là vợ Ba Xu, sau này là Tư Lệnh khu Sài gòn Chợ Lớn bị đạp mìn chết ở Trảng Bàng đầu năm 1969 khi đi về R nhậm chức Thứ trưởng Quốc phòng của cái chánh phủ ma Huỳnh Tấn Phát. Riêng tên Trà thì lúc đó cũng đã cưới vợ bằng công điện tận Miền Tây Nam Bộ. Nàng ta là Lê kim Thoa, học sinh thành, con gái luật sư Lê Đình Chi bị bom chết ở khu 8. Trà tới ve vãn bà má, nhưng bà ta lại muốn thủ tiết với chồng nên đưa con ra đỡ đòn. Lúc đó có một chàng thư sinh đang tới lui tình cảm rất đậm đà với nàng, nên được điện ông Tư Lệnh, nàng khóc lóc nhảy xuống sông tự vận nhưng rồi trái tim không thắng được cường quyền, hơn nữa bà mẹ cũng muốn con thay mẹ trám lỗ trống để ông Tư Lệnh khỏi ve vãn mẹ mà có ngày mẹ rơi hầm chông. Cho nên nàng Thoa cuối cùng trở thành Bà Tư Lệnh. Bà Tư Lệnh thì không ở chung với các bà bầu mà ở chung với ông Tư Lệnh.

Cũng cuối năm 1949, xảy ra chiến dịch Bến Cát. Trà cử Lê Đức Anh làm Tư Lệnh mặt trận, Ba Tô Ký làm chánh ủy và Ba Xu (tức Ba Đình) làm Tham mưu trưởng. Chiến dịch này thành công vĩ đại là do công của Tư Lệnh Anh: tóm được mười mấy xe hàng dân sự ở Chơn Thành chở gạo đi Hớn Quản, đổi lại sự nướng sạch gần hai tiểu đoàn 302 và 304 ở mặt trận Bến Súc. Chiến thương lên đến ba trăm, nằm đặc dọc đường từ Đường Long, Thanh Tuyền về đến cầu sông Thị Tính. Quân Pháp nhảy dù ở Nhà Mát rượt Ban chỉ huy chạy ói ra máu ở Bà Tứ. Thêm vào quân nhảy dù, pháo 105 và 155 của Pháp bắn tơi bời. Hai bà bầu Ba Xu và Ba Tô Ký chui hầm, nếu không có tôi chắc bị miểng cứa lòi con. Nhờ tôi ngồi trám miệng hầm (lãnh đạn) nên các bà an toàn.

Sau chiến dịch này, Pháp phong tỏa chiến khu Long Nguyên nên toàn bộ Tư Lệnh rút về chiến khu D, ở Đất Cuốc Tân Uyên Biên Hòa. Cũng đâu vào khoảng 1949, xảy ra trận La Ngà do Huỳnh Văn Nghệ chỉ huy. Trận này nổi tiếng toàn quốc Người ta ghi lại thành tích bắt được một đại tá Pháp và giết một đại tá khác. Nhưng lại bảo rằng đó là nhờ tài Lê Đức Anh. Tôi không rõ lẽ nào. Nói chung suốt chín năm, Lê Đức Anh ở hậu phương điều binh khiển tướng gì đâu đâu chớ không thấy ra tiền tuyến, trừ chiến dịch Bến Cát mà tôi có tham gia.

Trong thời gian làm việc với ông ta, tôi có nhận xét sau đây:

1. Không rõ học lực của ông ta tới đâu, nhưng chữ ông rất to tròn và khéo không bao giờ ngoáy. Ông không bao giờ nói xen tiếng Pháp trong câu chuyện.

2. Có người bảo ông ta từng làm thầy su (ở sở cao su nào đó tôi không rõ) như ông Trần Đình Xu, biệt danh Ba Xu, Ba Đình (tư lệnh Quân Khu IV) nhưng không có ai xác định được. c lãnh tụ Cộng Sản thường giấu lý lịch mình hoặc sửa nó đi như Lê Duẫn.

3. Lê Đức Anh thuộc loại người kiên trì, chịu kỷ luật, tôn trọng thượng cấp và không hay gây gỗ cãi cọ, cũng không la ó đánh lính như Tô Ký, Ba Xu. Rất nặng tư tưởng giáo điều.

4. Ông ta là kẻ áp dụng chiến lược trường kỳ của Cộng Sản một cách bền bĩ và làu thông quyển Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh. Chính ông ta biết lo xa bảo toàn căn cứ, dời căn cứ, cũng cố phát triển căn cứ trong nhiều lần tình thế hiểm nghèo.

5. Chính ông ta cũng đã chủ trương cấy người ở các trục lộ để nắm sơ hở địch ngõ hầu phục kích đánh giao thông.

Kết thúc chiến tranh, năm 1954 ra Bắc, ông ta chỉ được quân hàm đại tá giữ chức Cục phó Cục tác chiến của Bộ Tổng Tham Mưu của Văn Tiến Dũng, trong lúc Trần Văn Trà lên Trung Tướng cái rột giữ cái ghế Thứ Trường Quốc Phòng, Tổng Tham Mưu phó kiêm Hiệu trưởng trường Lục Quân Trần Quốc Tuấn.

Tôi quá đổi ngạc nhiên khi biết Lê Đức Anh lên đại tướng làm tới Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng và là nhân vật số hai của Cộng Sản Hà Nội. Thực ra, tôi cho về binh nghiệp, hắn chỉ làm nổi đến chức thiếu tướng và chỉ huy nổi một Quân Khu là thượng số. Vì tôi biết hắn, con người lọ mọ, rì rầm, bền chí. Những đức tính này cần thiết cho thời kỳ du kích chớ không xài được cho một giai đoạn tiến nhanh, tiến mạnh, mà yếu tố lớn nhất là khoa học kỹ thuật. Điều này có thể được chứng minh trong chín năm đánh Pháp mà thôi. Trong mười năm đánh Mỹ, Lê Đức Anh trở thành con cù lần. Ông ta không làm gì được, không rời khỏi rừng Tây Ninh Cao Miên một ngày. Trừ lúc sau, ông ta được đưa về làm Tư Lệnh Quân Khu III tức là miền Tây Nam Bộ để lo việc vận chuyển lén vũ khí từ Bắc vô Kompongsom.

Năm 1964, khi tôi về R, đóng ở Tà Bon thì tôi gặp ông, tôi nhắc lại những kỷ niệm cũ. Ông không thích thú lắm. Có lẽ ông ta tự hiểu rằng mình đã trở thành một chiếc cối xay gió trước những máy móc tối tân, nên ông không hứng thú nhắc lại nữa.

Lúc đó ông ta là trướng B2 tức là Cục Tham Mưu với quân hàm đại tá của quân đội Bắc Việt. Còn thằng bé đồng tử quân năm xưa nay đã là đại úy, giảng viên trường pháo binh Bộ Tổng Tư Lệnh Miền Bắc. Ông ngạc nhiên nhìn tôi tiến bộ nhanh. Còn tôi cũng ngạc nhiên nhìn ông già sọm, ốm yếu lem hem, ho hen, sốt rét, tóc bạc trắng mà chịu dưới quyền tên Trà, Độ, Tấn, v.v... đứa trung tướng đứa thiếu tướng nghênh ngang một cõi R.

Cái trống của bà Sáu Bầu năm xưa đã vỡ ra và cho ông ta một đứa con gái khá xinh tên là Thanh Tuyền, bây giờ cũng đã vào R ở trong cái hang hùm của bố. Ngồi chung bàn uống trà với ông, tôi không những là đại úy pháo binh mà còn là anh hùng pháo binh vừa pháo kích sân bay Biên Hòa lẫy lừng thế giới nữa. Nhưng nhìn ông Cục trưởng, tôi có cảm giác như Cộng Sản đi theo một vòng luân hồi, một cái trò luẩn quẩn. Giết người để làm thỏa mãn người rồi lại bị người giết. Đó là Nguyễn Bình thời kháng chiến chống Pháp. Còn thời này là ai? Chưa biết là Trần Độ, Lê Trọng Tấn, Hoàng văn Thái, Trần văn Trà hay Lê Đức Anh?

Ý nghĩ đó của tôi không sai lắm khi thời gian trôi qua. Trần Độ bị cho về vườn, Lê Trọng Tấn và Hoàng văn Thái chết thảm tại nhà riêng không biết lý do. Còn Lê Đức Anh? Thời gian chưa trả lời, nhưng chắc gì số phận của hắn lại khác số phận Nguyễn Bình? Bạn hãy cùng tôi phóng mắt ngược về thời điểm mà Lê Đức Anh còn là một kẻ vô danh cấp trên không biết cấp dưới không hay, cái thời mà Nguyễn Bình quảy gói quả mướp vào Nam làm nhiệm vụ Thống nhất lực lượng võ trang năm cha ba mẹ của Nam Bộ.

Đảng Cộng Sản Đông Dương bên ngoài tuyên bố tự giải tán, nhưng bên trong đeo đuổi tham vọng nắm lực lượng võ trang toàn Nam Bộ. Nhưng lực lượng này tự động thành lập mang tính cách địa phương nhưng đã làm cho giặc Pháp kinh tâm tán đởm suốt bốn năm đầu kháng chiến. Ở miền Đông có các lực lượng của các ông Huỳnh văn Một, Huỳnh Tấn Chùa, Bình Xuyên v.v... Ở miền Trung có lực lượng của giáo phái, lực lượng của Đồng văn Cống, Phan văn Phải, Romand v v.. Ở miền Tây có lực lượng của Nguyễn Hùng Phước, Ngô Hồng Giỏi, Lâm Quang Phòng... Tất cả đều tự chỉ huy lấy không nằm dưới sự lãnh đạo nào.

Khi Nguyễn Bình vô thì bàn tay của Cộng Sản bắt đầu mò mẫm tìm cách qui tất cả về một mối để chỉ huy. Nguyễn Bình thi hành chánh sách chém giết lén lãnh tụ các đảng phái như Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ và lãnh tụ Bình Xuyên Ba Dương, sau đó dụ dỗ Bảy Viễn làm Khu Bộ Phó để nắm lực lượng Bình Xuyên. Hai tiểu đoàn Hải Ngoại từ Thái Lan về, võ trang súng Thompson và các loại súng máy, không có súng trường, oai dũng vô cùng do ông Ngô Thiết Sơn chỉ huy nhưng về nước cũng bị phân tán xuống khu 8 và khu 9. Nguyễn Bình phong Huỳnh văn Nghệ làm khu trưởng, Bảy Viễn làm khu phó và Nguyễn văn Trí một tên tù Cộng Sản ở Côn Đảo về làm chánh ủy. Kế đó thành lập phân khu Duyên Hải mục đích khống chế và chiêu dụ lực lượng Bình Xuyên, vì lực lượng này đã chống đối Nguyễn Bình từ đầu không cho đặt hệ thống chính trị trong nội bộ họ. Bảy Viễn đã từng tuyên bố: "Không có một tên Bắc kỳ nào trong bộ đội tao!" Câu nói đó trở thành bất hủ. Khu này do ông Dương văn Hà, em ruột ông Ba Dương làm Tư lệnh. Nhưng lại cũng do một tên Cộng Sản là Hai Huy làm chánh ủy. Ngoài ra còn mở trường Quân Chính do sĩ quan Nhật được Bình Xuyên đem ra huấn luyện, nhưng cũng do một tên Cộng Sản là Đặng Quang Long cầm cán. Tên này năm 1964 làm Trường phòng Chánh trị Quân Khu IV (gồm Củ Chi) còn gọi là Quân khu Sài gòn Chợ Lớn, đổi tên là Tám Quang.

Sau khi bị quân Pháp đẩy lui ra khỏi thành thị, lực lượng Thanh Niên Thành Phố, Cộng Hòa Vệ Binh, Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo đã kiện toàn lại tổ chức. Cao Đài kéo về vùng Tây Ninh, Hòa Hảo xuống Hậu Giang, Bình Xuyên trở lại vùng ngoại ô Sài gòn và Rừng Sát. Trong lúc đó các lực lượng do Việt Minh nắm được đã hình thành các chi đội (mỗi chi đội có chừng một ngàn người). Riêng ở khu 7 có các chi đội sau đây:

Chi đội 1 - ở Thủ Dầu Một do Cò Trương chỉ huy, Hai Thế làm phó. Chi đội này do Nhật cung cấp vũ khí chôn giấu ở Bến Cát. Cò Trương thuộc đảng Dân Chủ, năm 47 được cấp trên đưa đi hội nghị Calcutta (Ấn Độ) rồi mất ghế luôn. Sau đó không biết làm gì.

Chi Đội 2 - Gồm một số người Bình Xuyên do Hai Sói chỉ huy.

Chi đội 3 - Gồm một số người Bình Xuyên do Hai Lung chỉ huy.

Chi đội 4 - Gồm một số người Bình Xuyên do Huỳnh văn Trí tức là Mười Trí chỉ huy. Tên này tập kết ra Bắc ngồi chơi xơi nước.

Chi đội 5 - do Tư Đức chỉ huy. Tư Đức có liên hệ với em ruột là Cao Đài ở Chùa Bà Dệt (Đức Hòa) nên bị Nguyễn Bình nghi ngờ cho người bắt, Tư Đức bắn tên Hai Giá chi đội phó để tự giải thoát nhưng không chạy khỏi, bị bắn chết ở Quéo Ba.

Chi đội 6 - Vùng quốc lộ I Củ Chi, Trảng Bàng do Tư Công (Cộng Sản) chỉ huy.

Chi đội 8 - Vùng Vũng Tàu (Bình Xuyên).

Chi đội 9 - Bình Xuyên ở Long Thành.

Hai chi đội 7 và 9 sát nhập thành Trung đoàn 397 đặt dưới quyền thống thuộc của Phân Khu Duyên Hải, do ông Nam Sơn và Sáu Đội em nuôi của Bảy Viễn chỉ huy.

Chi đội 10 - Vùng Long Thành - Dĩ An - Tân Uyên -Biên Hòa do Huỳnh văn Nghệ chỉ huy và Lê Đức Anh làm tham mưu trưởng.

Năm 1948, hai chi đội 1 và 10 sát nhập thành Liên Trung đoàn 301-310. Ba Lung làm Trung đoàn trưởng trung đoàn này ít lâu rồi được đưa về làm tham mưu phó Nam Bộ dưới quyền của Lê Đức Anh. (Lê Đức Anh được Nguyễn Bình cất nhắc vượt lên đầu ông Nghệ và Ba Lung cái rột!)

Chi đội 11 - hoạt động vùng Trảng Bàng Gò Dầu Tây Ninh do Tư Đầu (người Nam) chỉ huy.

Chi đội 12 - Do Huỳnh Tấn Chùa chỉ huy. Ông này bị nghi ngờ có liên hệ với Huỳnh Phú Sổ nên bị Tô Ký sát hại. Rồi làm đám ma rất to. Tô Ký lên làm Chi đội trưởng, dưới trướng có một bầy lâu la: Hai Búa, Đào Sơn Tây, Ba Xu. (Sau này đều là bọn mặt rằn của R)

Chi đội 13 - do ông Đặng văn Thìn tức Mười Thìn chỉ huy. Năm 47 chi đội này sát nhập với tiểu đoàn Nam Tiến từ Quảng Ngải kéo vô, thành Trung đoàn 300 mang tên Dương văn Dương và được Nguyễn Bình điều động về trấn giữ vùng Rừng Sát khống chế các lực lượng Bình Xuyên của Bảy Viễn.

Chi đội 14 - Vùng Vàm Cỏ Đông, sau thuộc quyền của Tư lệnh Trà.

Chi đội 15 - do Huỳnh văn Một chỉ huy sau này trở thành Trung đoàn 308. Có ba tiểu đoàn: Nguyễn văn Tiếp (cầu thủ Trương Tấn Bữu ở tiểu đoàn này) Ngô gia Tự Ký Con.

Chi đội 16 - Vùng Bà Rịa giáp giới Hàm Tân - Xuyên Mộc.

Chi đội 21 - Thuộc Bình Xuyên do Tư Quạnh chỉ huy. Năm 48 sau khi Bảy Viển bỏ về Sài gòn, ban chỉ huy chi đội bị tảo thanh, chi đội sát nhập vào Trung đoàn 300. Hầu hết cán bộ đại đội, tiểu đoàn đều bị ám hại hoặc giết công khai.

Chi đội 25 - Do Tư Tỵ chỉ huy cùng số phận với chi đội 21. Tất cả các chi đội này hoặc do Cộng Sản chỉ huy hoàn toàn hoặc bị kiểm soát, khống chế rất nặng, nhưng để nắm chắc hơn nữa các lực lượng võ trang trong hai năm 47-48 Nguyễn Bình cho tổ chức lại các chi đội thành các trung đoàn. Ở khu 7 có các trung đoàn 300, 301, 303, 305, 306, 308, 309, 310, 311, 312. Nổi tiếng nhất là trung đoàn 303 của Hoàng Thọ. Nhưng Hoàng Thọ chỉ nghe lệnh anh Ba (Bình), do đó mà khi Ba Bình bị phục kích chết trên đường về Bắc nhận chức thứ trưởng Quốc Phòng, Thọ bất phục tùng cuốc xuổng. Do đó bị anh Ba (Duẫn) xử tử ở cạnh Đền U Minh.

Do sự cất nhắc của Nguyễn Bình mà Huỳnh văn Nghệ được làm khu trưởng nên sau khi Nguyễn Bình đi, Nghệ rơi xuống làm Tỉnh đội trưởng. Dương Quốc Chính vô (1950) thì chiếc thòng lọng đã tròng vào trọn vẹn cái cổ của các lực lượng võ trang năm cha ba mẹ Nam Bộ. Tên này chia Nam Bộ ra làm hai Phân Liên Khu: Miền Đông và Miền Tây, thiết lập chế độ chánh ủy: đào tạo chính trị viên đại đội và đá hất tất cả tư lệnh, phó tư lệnh gốc Nam kỳ (kể cả Cộng Sản) ra khỏi các Bộ Tư lệnh và các cơ quan quan trọng trong quân đội đưa dân Bắc kỳ nắm lấy hoàn toàn. Phải vất vả mất năm năm mới làm được việc này chớ không phải dễ. Tội nghiệp cho tên chột Nguyễn Bình làm xong rồi thì được gọi về Bắc để khen thưởng bằng cái ghế phó nhòm, nhưng cũng không được ngồi mà đã ăn kẹo made in Deuxième Bureau của Pháp!

Rút kinh nghiệm xương máu đó, bọn Hà Nội, ngay từ đầu cuộc chiến tranh chống Mỹ đã đưa bọn tướng tá miền Bắc vô R không để một anh Nam kỳ nào dù là Cộng Sản nắm một cơ quan trọng yếu và nhất nhất phải xin chỉ thị Trung ương, cho đến năm 1964, Nguyễn Chí Thanh mò vô như một Thống đốc đỏ toàn quyền giải quyết mọi vấn đề không phải thỉnh thị Trung ương như trước nữa.

Tấm gương tày liếp còn trước mắt Lê Đức Anh đó chớ đâu đã lu mờ gì. Văn Tiến Dũng, ông đại tướng đại thắng mùa xuân xong bị cho ra rìa, không được dự đại hội 6. Lê Trọng Tấn từ R về được gởi đi Cao Miên ăn cướp, cướp xong về Hà Nội được phong đại tướng rồi bị giết ngay tại nhà không ai tìm ra manh mối. Rồi Hoàng văn Thái cũng theo chầu ông vãi bằng cách đó. Lê Đức Anh từ R về được phong vượt cấp từ đại tá lên trung tướng và được cho làm tiếp nhiệm vụ Tham Mưu trưởng của đạo quân đầu đỏ của Lê Trọng Tấn.

Trở về nước, gặp lúc Đồng Chinh Thọ về hưu, Giáp có cơ ngoi lên, anh em nhà Lê Đức Thọ bèn làm bỉ mặt Giáp cái chơi: gắn cho Lê Đức Anh bốn sao cho làm Bộ Trưởng Quốc Phòng, vừa gây thêm vây cánh cho mình vừa dìm luôn em út của Giáp. Lê Đức Anh, một tên tướng già không có thành tích gì nổi bật, xưa xách dép còn chưa được phép, bây giờ ngồi trên đầu Giáp, nhờ ai? Chẳng lẽ lại đảo chánh kẻ vừa gắn bốn sao cho hắn. Có người sẽ hỏi: bọn Yazov Liên Xô thì sao? Xin trả lời bọn Bát nhân bang đó được Gorbachev bốc lên, nhưng đồng sàng dị mộng cho nên mới có cuộc đảo chánh hụt ở Liên Xô. Còn ở Việt Nam Thọ, Thọ, Anh, Khuê, Hùng, Ngô và trung ương đảng cùng hợp tác xã chia đều các chiếu; ai cũng no phè, ai đảo ai làm gì rủi hụt chết uổng.

Về đạo đức cách mệnh, Lê Đức Anh có một điểm cũng cần phải nêu. Vì đó ít ra cũng thuộc về Cần Kiệm Liêm Chính của già Hồ. Như ở trên đã nói, Anh có vợ là bà Sáu Cẫm, hội trường Phụ Nữ Chi Quận Thủ Dầu Một, có bầu và bể bầu ở Long Nguyên. Không hiểu sao đi tập kết hắn không mang vợ con theo? Vì hoàn cảnh hay vì mưu định trước? Ra Bắc hắn cưới một nữ sinh. Đám cưới làm to nhất Hà Nội đến nổi báo Quân Đội Nhân Dân phải lên tiếng cảnh cáo. Trùng tên Anh, một tên Bắc kỳ khác là Võ Quang Anh, Tư lệnh Miền Tây cũng còn gọi là Thằng Lé hoặc Tư Lệnh Mắt Mèo. Tên này đã cuỗm được một cô bé ngây thơ ở Ông Dèo tên Thu Hồng vốn là fiancée của thuộc cấp.

Hắn đã no phè và hết xí quách rồi còn đâu mà cưới nữ sinh Hà Nội. Vậy Anh đây là Lê Đức Anh. Một bằng chứng nữa là khi hắn về Nam thì bà Sáu Cẩm vợ tào khang của hắn đang công tác Phụ Nữ Giải Phóng, đem con gái nay đã mười bảy tuổi giao trả cho hắn không nói lấy một lời, rồi quay về thành bỏ luôn công tác cách mạng.

Vậy là có bằng chứng rõ ràng hắn đã phạm điểm luân lý nặng nề trong tam cang ngũ thường. Con gái hắn cô Thanh Tuyền, tôi có quen... thân, bị mẹ bỏ vô hang hùm với cha, nhưng chẳng chịu kêu cha bằng cha mà kêu bằng ông Sáu. Ông Sáu Nam Lê Đức Anh nổi doá tát cho con một bạt tai. Cô gái không sợ mà nói to: "Tôi tưởng người Cộng Sản tốt lắm, chẳng dè thối quá!" rùm cả cơ quan R.

Cho đến lúc tôi về R lãnh huân chương anh hùng pháo binh thì hai cha con đã hòa giải hòa hợp rồi. Cô bé đã chịu gọi bố nó nhưng không biết người Cộng Sản bố nó hết thối chưa? Dù hết thối hay chưa, Lê Đức Anh cũng đã trèo lên đến bậc chót của danh vọng và quyền lực của cái thang đỏ, cũng như Nguyễn Bình xưa kia. Tóm thâu quyền lực cho đảng rồi đảng giết êm bằng tay Pháp. Cũng như Lê Trọng Tấn, Hoàng văn Thái sau này. Nguyễn Bình mắt chột, Lê Đức Anh mắt toét. Thật không khác nhau: Hai kẻ đều thiển cận. Nhưng Bình, Anh cũng đã làm vừa lòng đảng tối đa. Số phận nào giành cho hắn? Hãy chờ xem! Nhưng có điều chắc chắn mà tôi có thể nói ngay bây giờ là Tổng Thống Cộng Hòa Xã Nghĩa Lê Đức Anh sẽ làm khổ dân mình gấp bội, tồi tệ hơn năm mươi năm qua. Vì trình độ của hắn chỉ hơn anh chủ nhiệm hợp tác xã một tí. Về mặt sản xuất thì sợ còn thua!

Tháng 8 năm 1992


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx