sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Quyển IV - Chương 57: Anh Hai Ơi! Em Đâu Có Muốn Mần Anh Hùng Mà Nhịn Đói!

Đó là lời nói của dũng sĩ diệt Mỹ Củ Chi: Năm Cội. Người anh hùng này đã khóc và nói với tôi như vậy trong một đêm tàn trận ở vùng Bàu Lách trên đường về của chúng tôi sau khi nghiên cứu bãi bắn pháo ở Ràng. Anh hùng! Hai tiếng đó thiêng liêng cao quý cho những chiến tướng lừng danh hoặc những chiến sĩ bình thường có lòng dũng cảm hơn người. Năm Cội, Tư Gừng, Bảy Mô, Út Nhỡ, Bảy Nê và vô số chiến sĩ cán bộ khác có thừa lòng dũng cảm đó. Ai dám bảo là không, khi họ dám dùng súng ngựa trời đạp lôi thô ơ, hầm chông lạc hậu chống xe tăng và phản lực? Nhưng, sau mấy năm liền, hi sinh, chịu đựng, họ bừng mắt ra tự hỏi: Anh hùng để làm gì mà lại đói?

Đó là lời nói của dũng sĩ diệt Mỹ Củ Chi: Năm Cội. Người anh hùng này đã khóc và nói với tôi như vậy trong một đêm tàn trận ở vùng Bàu Lách trên đường về của chúng tôi sau khi nghiên cứu bãi bắn pháo ở Ràng. Anh hùng! Hai tiếng đó thiêng liêng cao quý cho những chiến tướng lừng danh hoặc những chiến sĩ bình thường có lòng dũng cảm hơn người. Năm Cội, Tư Gừng, Bảy Mô, Út Nhỡ, Bảy Nê và vô số chiến sĩ cán bộ khác có thừa lòng dũng cảm đó. Ai dám bảo là không, khi họ dám dùng súng ngựa trời đạp lôi thô ơ, hầm chông lạc hậu chống xe tăng và phản lực? Nhưng, sau mấy năm liền, hi sinh, chịu đựng, họ bừng mắt ra tự hỏi: Anh hùng để làm gì mà lại đói?

Trước khi giải phóng, Đồng Khơỉ, Củ Chi sung túc vui vầy. Bày đặt giải phóng đồng khởi bây giờ một hột gạo tìm không ra. Và 30 năm sau (1962-1992) vết thương Củ Chi vẫn chưa lành. Tôi xem phim thấy con cháu của những ông bà anh hùng đất tép hôm nay, 1992, ngồi đặt lờ bắt từng con cá sặc kiếm sống ở những hố bom đìa.

Anh hùng vô ích vì lãnh đạo ngu xuẩn.

Câu hỏi của Củ Chi cũng là của toàn quốc.: "Hi sinh chiến đấu để làm gì?" Để chị đói, nghèo, tủi nhục ư? Tội của Hồ to biết chừng nào.

... Sáng hôm sau tôi vẫn còn cái ý nghĩ chập chờn trong đầu: Quắn có thể căm ghét tôi mà mù quáng trả thù. Cho nên tôi ra lệnh sẵn sàng chiến đấu và rút nhanh ra khỏi vùng Ràng trở lại đường cũ để đánh lạc hướng thằng Lệnh.

Lam đi sau tôi, im lặng, không niềm nở phấn khởi. Tôi biết nàng nghĩ gì. Trái tim nàng bị thương. Tôi cũng ân hận, nhưng trước tiếng sét ái tình bất ngờ và quá ư mãnh liệt của cô y tá tôi không cưỡng nổi. Vả chăng tôi đâu có cưỡng lại chút nào. Tôi như cái lá buông trôi trên dòng suối của nàng. Lam suy bụng nàng thì cũng hiểu lòng Quắn. Nàng há chẳng biết tôi là mục tiêu đồng thời là nạn nhân của bao nhiêu cô gái ở vùng này. Và chính vì thế mà nàng liều mạng vọt về đây làm một việc táo bạo như một cái dấu chính thức đóng lên trang giấy đời tôi hãy còn trắng cho đến nay. Tôi thấy thương nàng, nên không muốn đá động tới hành động vô kỹ luật của nàng.

Tôi nghe ở phía sau, Hai Khởi rù rì với Lam:

- Bất quá ổng cắn má vuốt lưng nó chút đỉnh thôi chớ ăn thua gì?

- Không ăn thua! Con nhỏ đó quỉ lắm.

- Quỉ thì quỉ rồi cũng không đến đâu. Cô đã nhất được ổng rồi.

Trở lại Đồng Lớn, gặp cô bạn Út Hương của Hai Khởi đang nóng ruột chờ ở đó. Cô ta đẹp gái, tóc kẹp, lưng eo, quần ni-lông đen mướt. Thấy ba sấp nhỏ băng trắng toát trên đầu nàng Hương kêu:

- Có sao không anh? Có sao không anh?

Ba Tố bảo:

- Sứt chút thôi. Nhưng chỗ đó không quan trọng. Phải chỗ khác kìa mới lo.

Cả bọn cùng cười. Nàng Hương thẹn đỏ mặt:

- Mấy chú cứ vậy không hè!

- Thì vậy chớ sao.

Chúng tôi giao chàng thương binh lại cho người đẹp ôm ấp và tiếp tục hành quân. Thảo nào thằng nhỏ không quên khuấy mẹ đỉ khăn mỏ quạ váy đụp ngoài Thanh Hóa. Một chục thằng Nam Kỳ cấy rau muống về xứ đều bị dưa hấu càn lút một cách phủ phăng.

Ấp đội Hĩ vẫn rất mực trung thành, làm liên lạc đưa chúng tôi đi suốt dãy đất nhà. Qua một khoảng đồng trống Hỉ bảo:

- Hồi 60, công trường 9 về đây, dựng khán đài, mít tinh diễn kịch suốt đêm. Con gái mê mết chiến sĩ. Một đêm sáu, bảy đám tuyên bố. Tụi bót Trung Hòa biết mà vẫn làm lơ. Mới có vài năm mà mọi cái đều lật ngược.

Ba Tố nói và cười khẹc khẹc.

- Nó lật ngược lâu rồi chớ phải mới đây sao!

Tôn Sứt phụ họa.

- Nó lật ngược thì mình lật úp lại mấy hồi!

- Ý đừng có lật, không nên! Lật úp thì hết làm ăn!

Rồi mọi người cười xòa. Toàn những chuyện trật đường rầy như vậy suốt chuyến đi mà Ba Tố là người chủ động. Đến một ngôi nhà ngói còn nguyên, trước sân có vài gốc kiểng và mấy bụi bùm sụm xanh tươi tròn tựa như mái tóc nàng Quắn, tôi hỏi:

- Nhà ai coi bảnh vậy ông ấp đội?

- Nhà của Chín Phải, điền chủ ở ấp Ba Sòng này đó thủ trưởng. Sau trận Bàu Lách ông giở bớt và đem vợ con n ra Trung Hòa bán quán kiếm sống. (Tôi nghĩ thầm: giải phóng tới đâu dân chạy tới đó! Nào riêng ở đây. Nào chỉ ở miền Nam!)

Hỉ trở lại câu chuyện bỏ dở:

- Bây giờ nó làm khó dân chúng ghê lắm. Trước đây Hai Giả cảnh cáo chúng nó bằng mấy quả 81. Nó trả lại cả trăm. Đồng bào chửi bộ đội thục mạng. Thằng Lệnh đón đường đàn bà đi chợ giằn mặt từng người: mấy bà chứa mấy thằng Việt Cộng trong nhà, thì đừng có trách!" Thủ trưởng à! Mình không nhổ cái Trung Hòa thì nó sẽ lấn vô tái chiếm An Nhơn và Hố Bò cho coi. Mà em nghe đâu tụi nó sắp đóng Rạch Bắp nữa. Vậy thì mình đâu còn đất sống, thủ trưởng?

Tôi bảo:

- Kỳ này mình nhóng thử cái đã chú em!.Bây giờ không phải như hồi 60 mà đồng khởi bằng kèn đu đủ được. Nó còn có Đồng Dù, Bến Cát, Trảng Bàng, Củ Chi, Trung Hòa, cái nào cũng lớn cả. Muốn hạ một cái phải có một trung đoàn hùng lực đủ các binh chủng!

Bỗng Hỉ trỏ tay ngang:

- Đó là nhà bà má Hai có con nhỏ cứng cạy rồi mà còn gác máy bay. Mấy anh có cun (conlt vô chắc được. Nhưng tướng cô ta phải cỡ anh Tôn này mới xuể.

-Bả đang thọc vú sữa kia kìa, mình vô kiếm bậy vài trái bóp nút chơi.

Rồi Hỉ kéo ngọn vô trước. Chúng tôi theo sau. Bà má thấy toàn cun nên mừng rỡ rối rít. Nhìn vào trong thấy năm sáu bà Phờ Nờó. Tư Bé chạy ra, rồi kế Tám Phụng. Sau cùng là bà Năm Cá Lẹp. Bảy Mô đứng nép ở bẹ cửa. Tư Bé la lên:

- Mấy ông tính đánh úp tụi tui sao kéo đến rần rần vậy?

Ba Tố đối đáp cấp kỳ:

- Có đánh thì phải ngửa, chớ úp đánh sao được?

Cả nam lẫn nữ cười rần. Bà má bảo con gái lấy cái lồng trúc ra móc vú sữa cho khỏi rớt dập. Nhưng mấy cậu đực rựa đã xung phong đảm nhiệm. Cô gái, coi cũng mặn mòi, duyên dáng nhưng ngặt thân liễu bồ tượng. Cô bèn giao cái lồng, xách giỏ đi mua đồ. Một chút cô trở về, gọt vú sữa xắc miếng bỗ đầy thau, khui sữa con chim trút đường cát vào khuấy lên. Buổi trưa mà ăn kiểu này thiệt là khỏe người.

Bà Năm Đang (có biệt hiệu là cá lẹp là vì thân hình bà ốm nhom dẹp lép như con cá lẹp. Bà đang làm bí thư xã ủy Phú Hòa Đông thì bị bốc lên ém vô chức khu ủy viên như các bà Út Tức, Năm Cầu Xe) vui vẻ nói:

- Bữa nay anh hùng ngộ thuyền quyên vậy nhà pháo chọn con dâu cho rồi!

Má Hai tiếp:

- Cô Năm nói phải. Coi bộ xứng đôi vừa lứa dữ đa.

Ai nấy cười rộ, chỉ một mình Bảy Mô giữ sắc mặt nghiêm trang. Không hiểu có ai nói gì về vụ giữa tôi và Lam với nàng chưa, hay nàng chỉ linh cảm biết vấn đề, khi thấy Lam quấn quít bên tôi? Tôi đến bên nàng, hỏi han:

- Chị Tư còn ở ngoài nhà không em?

- Còn! Má mới vừa về! Anh chừng nào trở lại cơ quan?

- Chắc phải một tuần nữa đó em!

- Em sẽ giữ má lại để gặp anh. Một lần vô một lần khó! Hụt lần này không biết lần nào nữa.

Tôi liếc thấy mây đen trên gương mặt của Lam. Nhưng tôi lướt qua, tiếp tục câu chuyện với Bảy Mô.

- Còn em đi đâu đây?

- Em đi hộ vệ cô Năm.

Bỗng Lam kêu lên:

- Anh Hai, anh Hai! Anh có cất đồ nữ trang không?

- Nữ trang gì?

- Hai chiếc nhẫn của má đưa cho anh!

Tôi hiểu là cô bé muốn chọi đối thủ. May quá, tôi đang lúng túng không biết phải trả lời như thế nào thì Tám Phụng đến. Nàng là người con gái trên hai mươi nhưng coi còn rất trẻ và là mục tiêu tấn công bất thành của bao nhiêu anh hùng mùa thu mùa đông. Tám Phụng duyên dáng nói:

- Bữa nay họp mặt đông vui, tụi em muốn nấu cơm đãi mấy anh một bữa, hổng biết mấy anh có đồng ý không?

Ba Tố làm bộ e lệ:

- Dạ chúng tôi đâu dám chối từ, ngặt vì đứa nào cũng là Tạ Hầu Đôn hết, sợ e mấy em không có cái chão đụng nấu cơm cho đủ ăn đó thôi.

Tám Phụng nói nhỏ với tôi:

- Anh Hai đến coi bãi bắn chứ gì. (Tôi gật) Khi đến ông Ba Tâm, anh phải coi chừng; ông ta tuy là xã đội phó nhưng lại không thích chiến đấu. Ảnh có ông già vợ càng không thích mình. Lần trước mấy anh pháo kích đồn Trung Hòa, nó trả hỏa, ổng bị chết hai con trâu ổng qui lỗi cho mình. Vậy khi các anh gặp Ba Tâm thì bàn công việc ở ngoài đường đừng có vô nhà ổng nghe thì bể hết. Ổng dám cho lính Trung Hòa hay lắm. Ổng nói với vợ Ba Tâm: "Hễ tao thấy tụi nó vác pháo xuống đây, tao gài lựu đạn nổ banh thây. Ba cái thằng chọc cứt không nên lỗ. Giải phóng giải phiếc cái gì. Ai cần giải phóng." Ổng dám nói vậy đó.

Tám Phụng tỉ tê tiếp:

- Vợ của Ba Tâm cũng giống cha. Bả cằn nhằn chồng bỏ bê công việc nhà. Bả giận chồng rồi đánh con chửi rủa om sòm. Cả xóm đều nghe.

Tôi thối chí vô cùng. Tình hình nhân dân như vậy đánh đấm làm sao. Kế hoạch mới thực hành bước đầu đã lộ ra tới dân rồi. Tụi nó chờ mình hành quân tới là đổ chụp tiêu diệt sạch. Với ý nghĩ bi quan như vậy, tôi cảm thấy không hứng thú ở lại ăn cơm nên bảo anh em đi sớm. Mấy bà Phờ Nờ nhất quyết giữ đám rể pháo binh ở lại cho bằng được.

Riêng tôi, ở đây thì bị kẹp giữa hai gọng kềm Lam-Mô kẹt cứng khó bề xoay trở. Trời xui đụng đầu lộp cộp lạc cạc làm chi? Chắc là đổ bể chuyện gì cho coi. Mới vừa thoát nạn lại gặp nạn. Lam biết mình thua sút Bảy Mô về khả năng, về uy tín lẫn sắc đẹp nên cứ hầm hầm, gờm gờm. Còn Bảy Mô cũng rõ điều đó nên tỏ vẻ tự kiêu ngầm, lâu lâu nói với tôi một câu để chứng tỏ rằng ta đây quen anh Hai trước hơn em Lam mà! Tôi thấy không khí bức nóng nên lôi Ba Tố ra ngoài bàn chuyện binh bị:

- Mình chơi cái Trung Hòa trước, chọc cho Đồng Dù tiếp viện. Mình nện luôn bãi đổ trực thăng lẫn Đồng Dù.

- Thầy định xài mấy khẩu tất cả?

- 12 khẩu. 4 cho Trung Hòa, 4 cho Đồng Dù và 4 cho cơ động.

- Phải chọn pháo thủ giỏi bắn cho lệnh.

- Mỗi phút thao tác chừng 8 quả: Mình có thể bắn chừng 10 phút. 12 khẩu bắn 8 x 10 x 12: ngót 1:000 quả. Khác nào B52. Xong rồi phải đút xuống hầm ngay và chạy. Chậm trể là nó phản pháo bít hết đường đi.

Ba Tố nói tiếp:

- Cái gì tôi cũng không ớn hết, chỉ sợ đạn pháo của mình chôn giấu quá lâu, ngòi nổ bị ảnh hưởng khó bắn cho chính xác.

- Thì đành vậy chớ biết làm sao! Đến như pháo của ông Hai Nhã là thứ dữ mà còn đấm lưng bộ binh tơi bời. Pháo của mình là loại pháo cà lăm có từ đời Tự Đức tới bây giờ, chưa chắc đạn ra khỏi nòng.

- Hổng biết mấy ông giáo sư Liên Xô về tới bên tâu cáo xin đùm mình thứ khá khá chưa?

Vừa tới đó thì Hỉ tới báo cáo:

- Ông thần trên đầu có lỗ chạy theo kia.

Ba Tố hỏi.

- Ông thần nào có lỗ trên đầu?

- Ông Ba Tâm chớ ông nào.

Ba Tâm chạy tới, thở ra khói lỗ mũi, nói cà hục cá hồi:

- Tôi rượt theo mấy anh muốn xỉu.

Một ông già đi theo sau Ba Tâm tay xách sợi dây dàm trâu, khấc khăn đầu rìu, phang áo, mảng ngực đỏ như mặt trời. Ba Tâm bảo:

- Ba đi về đi nếu nó ra phía Gò Nổi trên thì bà con sẽ bắt buộc lại dùm, không mất đâu.

Hỏi ra mới biết ông già mất trâu đi kiếm táo tác khắp nơi mà chưa gặp. ông nói:

- Mất thì không mất nhưng còn thì cũng không chắc là còn. Mấy ông nội đụng mấy ông cố bắn nhau ngày hôm qua, con trâu đang ăn cỏ, bỏ chạy mất tiêu, đến tối không thấy về chuồng. Một bầy sáu con, còn có năm! Thằng Ba mày biểu du kích đi tìm đùm, tao thưởng.

Nói xong, ông quay lại. Ba Tâm lôi chúng tôi vào ngồi trên bờ chiến hào đào đã lâu, cạn nhách và nói ngay:

- Tình hình găng quá rồi các anh. Ngày hôm qua sau khi đụng mấy ông mình thằng Lệnh nó về Trung Hòa rồi trở vô ngay, chia làm hai cánh, một cánh thọc qua Gò Nổi trên, chọc phá cho mình chạy, một cánh nằm ở Tầm Lanh chờ hứng. Tin của đàn bà đi chợ thì chắc như bắp.

Tôi rút Capstan mời ông xã đội. Ba Tâm đốt thuốc rít mấy hơi liền, phun khói như miệng lò Hoàng Cầm rồi nói:

- Mấy bữa này xe tăng ra ủi Bào Cạp là vùng tiếp cận Đồng Dù. Mấy ông Tiểu đoàn Quyết Thắng đưa đại đội 3 của Út Sương đến đánh. Nghe súng nổ dữ lắm. Tụi Mỹ rút rồi cho máy bay tới bỏ bom na-pan, nhà cửa cháy rụi. Bà con ở Bào Tròn, Bào Trăn sợ chạy lớp xuống Phú Hòa Đông lánh nạn, lớp qua Gò Nổi, Gò Đình nương náu. Tụi lính nó sợ mình lòn chiến thương đi nơi khác nên đổ chụp bao vây bốn phía và tiếp tục dội bom.

Tôi nghe qua đã rối rắm trong bụng. Không biết cơ quan của Sáu Huỳnh Chín Lộc có bị thiệt hại gì không, cái quán của Chia như thế nào, Ua đang công tác ở đâu? Tôi hỏi:

- Còn Bào Chứa có yên không?

Ba Tâm ném cái tàn thuốc, chớp chớp mắt rồi đáp:

- Nó ủi Bào Cạp thì Bào Chứa giáp ranh đó chớ xa xôi gì. Dân Bào Tròn Bào Trăn còn chạy, Bào Chứa ở sao được. Người ta dông ngay trong bữa đánh vừa khởi sự kìa. - Ba Tâm móc thuốc rê trong túi áo ra cuộn hút rồi tiếp - Mình thua me gỡ bài cào.

- Bài cào gì ở đâu?

- Nghe mấy ông mình chận đánh được thằng Lệnh ở Ràng. Thằng đó còn nguy hiểm hơn Mỹ.

Ba Tố hầm hừ:

-Thằng nhãi nhép đó ăn thua gì. Tụi tôi chơi Trung Hòa và Đồng Dù kia! Phát này một ngàn quả!

- Trời!

Ba Tâm kêu lên, sững sờ, mặt tái xanh. Ba Tố bắt nhãn rồi hỏi:

- Ông khoái hay không khoái mà kêu trời?

Ba Tâm lặp bặp.

- Khoái chớ sao không khoái! Phần tôi thì đâu có lo gì. Dĩ bất dĩ tôi cho vợ con ra Trung Hòa trước. Chỉ sợ nhà cửa của dân thôi. Đó, mấy anh thấy, ông già tôi mất có con trâu mà bắt tôi phải đi lùng kiếm cả ngày, ổng quát tháo om sòm, phen này làm vậy chắc trâu bò chết hết, dân không chửi đâu.

Ba Tố vuốt.

- Ừ dân họ hoan hô...!

- Họ hoan hô trước mặt mấy anh, nhưng mấy anh rút đi, họ ở lại đội bom pháo họ chửi tụi tôi thục sịnh. Lần trước sơ sơ vậy mà có người vác dao tới đòi chém tôi. Tôi phải bỏ nhà đi mấy ngày đó!

Tôi hỏi.

- Vậy bà con không muốn chúng tôi đánh tụi nó sao?

- Mấy anh vô hỏi bà má thì rõ. Hễ tui nói thiệt thì mấy anh nói tui nào là xã đội sọc dưa, thỏ đế, cầu an bảo mạng, nào là ngồi thum, rút xuống hang... Nếu mấy anh có pháo thì dời xít lên, đừng đặt ở đây tụi Trung Hòa phản pháo còn độc địa hơn cả Đồng Dù. Nhà cửa cháy hết còn đâu chỗ mấy anh đóng? Đã đành là hi... sinh...

Ba Tố quơ tay hùng hổ:

- Lần này chúng tôi phối hợp hai ba trận địa một lúc, nện cho tụi nó không ngóc đầu lên nổi. Lâu nay mình chỉ thử xem lực lượng của tụi nó mạnh yếu thế nào, nay mới chơi thiệt ăn thua đủ cú này. Đồng chí lo tập trung du kích tải đạn giúp tụi tôi. Tôi sẽ cho họ thấy đạn pháo của Liên Xô còn trong thùng mới tinh, để họ tin tưởng.

Ba Tâm cầm điếu thuốc tay run run, môi dưới giựt giựt:

- Tui nghe ở trên nói đạn của Liên Xô mạnh hơn đạn của Mỹ, chắc là kỳ này tụi nó sẽ tanh banh. Nhưng mình phải pháo cho nhanh thì mới kịp.

- Phần các đồng chí chỉ lo đào cho tụi tôi một số hầm bí mật, hễ xong là đút xuống cất. Trực thăng phản lực có nhanh cách mấy cũng mất mười lăm phút mới tới, mình đã về căn cứ tréo cẳng nằm vỗ bụng khỏe ru.

Ba Tâm có vẻ như không nghe gì, cứ tiếp ý:

- Tui nói nhanh đây là vì tụi Trung Hòa có hầm xi măng cốt sắt. Ai cũng biết mà. Cho giỏi thì nó đội ba quả đầu còn mấy quả sau thì nó chui hầm.

Ba Tố hơi quạu, nói to:

- Đạn phá Liên Xô không hầm nào chịu nổi. Để rồi coi!

Ba Tâm vẫn cù nhầy, cười gượng:

- Kỳ rồi mấy anh pháo ba quả rớt vô Gò Nổi hết hai quả may không chết ai, nhưng bà con cự nự quá trời.

Ba Tố gắt:

- Đã bảo là kỳ trước làm sơ sơ thôi. Ví lại mình chưa có súng đạn tốt.

Tôi ngắt ngang không để Ba Tố nói nữa. Tôi nhỏ nhẹ với ông xã đội sọc dưa:

- Kỳ này mình chu đáo hơn đồng chí ạ! Tôi hứa là sẽ không có quả nào lọt ngoài vòng rào. Chúng tôi không xài cối 81 nữa mà chơi cối 82. Đạn đi xa hơn được một ngàn thước Cối 81 sẽ dạt ra cho xã các đồng chí một mớ. Đồng chí liệu lãnh nổi mấy cây?

- Dạ... đâu có ai biết bắn súng đó.

- Chúng tôi sẽ mở lớp pháo binh nhân dân. Tôi thấy du kích của đồng chí hăng hái lắm. Như ấp đội Hỉ, cô Nưa, cô Quắn...

Ba Tâm nhíu chân mày, chớp mắt lia:

- Để tôi tính xem!

Như vậy là kể như đã đạt mục đích yêu cầu cho cuộc gặp gỡ ông xã đội Ba Tâm. Hỉ chạy ra báo tin cơm chín, mời vô.

Chúng tôi vào nhà. Mâm cao cỗ đầy đã dọn sẵn trên chiếc bàn lá bài giống như tiệc đám cưới. Cô Năm vui vẻ xoa tay:

- Bữa nay không có chi, chỉ làm hai con gà với mấy kí tôm càng do bà má hiến. Mời các anh ngồi với chúng tôi!

Bà chỉ chỗ cho từng người một như ngầm cáp đôi sẵn. Bà má ngồi ở đầu bàn trên, cô ngồi ở đầu bàn dưới, coi như hai vị trưởng thượng. Tôi ngồi ngang Bảy Mô, Ba Tố đối mặt với cô Chạnh con gái của má, Tôn Sứt ngồi ngang Tám Phụng, Tư Tây ngó ngang cô Bé, hai cậu trinh sát cũng có đôi rất xứng. Chỉ có Lam thì không chịu ngồi bên phía phụ nữ mà kèm sát tôi để kiểm soát đường mắt của tôi với địch thủ.

Cô Năm lại tiếp:

- Tôi sắp xếp ghế như vậy có xứng không các cậu?

Ba Tố được cáp với cô Chạnh rất xứng nên ngỏn ngoẻn cười, đáp:

- Dạ xứng lắm cô Năm!

- Vậy tôi tiên-bố luôn nghe. Xin bà má Hai cho một câu vô đề.

Bà má thấy Ba Tố cũng đeo K54 và ra dáng chỉ huy như ai (Ba Tố đang là tiểu đoàn phó) lại ngồi ngang con gái mình nên tỏ vẻ hài lòng. Bà khai mạc:

- Mọi việc đều do cô Năm xếp đặt. Hễ cô coi được thì tôi coi được.

Cả bàn vỗ tay như pháo. Chỉ có Tám Phụng là cười gượng. Có lẽ nàng thấy Tôn Sứt quá hiền lành ít nói và không chịu chọc ghẹo ai hết, còn mình thì đẹp mà lại ăn nói lưu loát nữa.

Biết ý nàng có cảm tình với tôi từ mấy lần gặp trước, nên tôi nói quác ra dùm nàng:

- Đây là việc chơi vui thôi mà! Còn đồng ý hay không là do mình chớ cô Năm đâu có ép ai phải không cô Năm?

Cô Năm gật đầu.

- Phải! Tuy vậy cũng do trời định nên mới có buổi liên hoan hôm nay.

Tôi cười:

- Cám ơn má và cô Năm. Nhờ má và cô Năm mà nhà pháo binh tụi con được mấy cô dâu một lúc. Thiệt là phước đức cho pháo binh tụi con.

Cô Năm đỡ lời ngay:

- Bữa nay coi như tiên-bố tạm như bỏ hàng rào thưa vậy được không?

Ba Tố ứng lên:

- Ai không biết sao chớ con thì không có dám cãi lịnh cô Năm.

Tôi giải thích dùm cho cái sắc đẹp kém khuyết của Tôn Sứt:

- Chú nó bị thương ở trận Bổ Túc đó má và cô Năm. Đạn đi xớt qua, thiếu chút nữa thì nguy rồi. Cũng nhờ Trời Phật che chở. Liên Xô đã đem tàu Bệnh viện qua đậu ở ngoài Bắc để chữa cho thương binh miền Nam. Mấy cái vết thương nho nhỏ này họ vá lại cái một.

Cô Năm hỏi ngay:

- Tàu Bệnh viện là tàu gì vậy hả chú?

- Đó là nguyên cái nhà thương trên chiếc tàu. Nói khác hơn, một cái nhà thương lưu động ở ngoài biển. Thương binh mình ra nằm trên đó yên ổn, không sợ bom pháo.

Má Hai ngạc nhiên, trợn mắt:

- Có tới vụ đó nữa sao con?

Ba Tố được trớn bồi thêm.

- Dạ, nay mai họ rề vô miệt trong này để mình chuyển thương binh ra cho gần. Chỉ lo mình chuyển ra không được thôi!

- Ờ! nếu được như vậy thì đỡ quá. Anh em đánh trận khỏi lo bị thương rồi chở về bỏ dưới hầm của ông Tư Chuyền, nắng phơi nắng, mưa dầm mưa!

Lam ngồi bên tôi gắp thức ăn cầm chừng. Nàng canh cặp mắt của Bảy Mô hơn là ăn uống. Nàng thừa biết dư luận cáp đôi tôi và Bảy Mô từ lâu, nay nghe Bảy Mô nói "má chờ anh về, thì càng xốn xang. Còn Bảy Mô, tuy nghe vụ nữ trang lúc nãy vẫn không nao núng vì so với Lam thì nàng trội hơn mọi mặt. Nàng cứ nói cười tự nhiên, lại có ý chọc tức tình địch

- Con Liên cứ nhắc dượng Bảy hoài. Chị Tư em rầy nó, nó cũng không sợ. Nó còn trả treo: Dượng Bảy cưng con! dượng Bảy cưng con!

Cô Năm vốn không biết vụ Lam với tôi nên nói rất vô tư:

- Hai người thì xứng đôi quá rồi, còn chờ gì nữa. Có tiên-bố thì nói cô làm chủ hôn đàng trai dùm cho. Cô sẽ làm lớn lắm. Để chàng rể bị cô nào bên Trảng Bàng Bến Cát bắt cóc thì uổng quá!

Tôi sợ Bảy Mô mắc cỡ và Lam thâm thù, nên nói lảng:

- Cô Năm có lo thì lo dùm mấy cậu kia, còn cháu để thong thả chút. Bây giờ công tác túi bụi, có thì giờ đâu mà làm rể Củ Chi.

- Công tác thì công chớ. Lớn tuổi rồi mấy cậu không sợ cha già con muộn hay sao?

Tôn Sứt bây giờ mới hở miệng, phun ra lời vàng ngọc:

- Dạ muộn thì đã muộn rồi. Muộn thêm chút nữa cũng không sao, cô Năm à!

Tám Phụng nhìn thẳng sang tôi. ý nói:

- Lính của anh vô duyên quá. Người ta đốc vô như vậy, không biết nói vô lại quác ra! Hèn chi già ngắt rồi mà chưa có mối nào!

Cơm nước xong chúng tôi nai nịt rồi kẻo đi. Tám Phụng lưu luyến đưa ra tận mối đường. Buổi trưa nắng đứng sửng. Cây cối chết trân không một tiếng gà gáy. Buồn đứt ruột. Nàng ngập ngừng:

- Chừng nào anh trở lại?

- Anh không có hẹn được, Tám à? Đời anh rày đây mai đó đi khắp sông rạch mà không cắm được cây sào ở bến nào.

Thừa cơ đứng khuất bụi cây, tôi hôn nàng một cái như chớp... Chúng tôi đi nhanh. Ba Tố bảo:

- Mình ra lộ 6 qua lộ 7 đi về hướng Bào Trăn. Tới đó thì chiều tối là vừa. Nếu ở đây sáng mai nó đem xe tăng tới ủi, mình băng qua đồng nguy hiểm lắm. Mình qua đó ráp với D7, nếu động mình vọt qua Bàu Lách để đi ngả đường 15. Tình hình này chắc thằng Cội không ở lại Bàu Chứa đâu. Nó dám kéo cả đội về Bến Đình ở chung với thằng Ba Coi xã đội.

Thế là đoàn theo hướng của Ba Tố. Đi thêm được một quảng xa, Ba Tố trỏ một vạc tre xanh bảo:

- Lúc trước ở đây có một khúc địa đạo. Hậu Cần khu cất gạo ở trong rừng này. Không biết điệp ở đâu chỉ mà máy bay ném bom cháy cả rừng. Rồi từ đó hễthấy chỗ nào có rừng rậm cây cao cao một chút là nó ném. Ông Ba Râu khôn vong nên bây giờ lựa những khu rừng chồi.

Lam lẽo đẽo đi gần sau chót, có vẻ bất mãn tợn. Nhưng tôi không còn tâm trí để hỏi thăm nàng. Vì khúc này cá-rô rỉa, pháo bắn luôn. Biệt kích lại thường nằm im bắt sống cán bộ ở khu vực này.

Mặt trời sắp lặn thì tới đường số 7. Đường này dẫn ra Trung Hòa. Ngó qua bên kia cánh đồng có rặng tre là xóm Bà Huệ. Ông Thần Núi còn ở đó hay đã dông rồi? Có thể ổng phóng qua Bến Cát. Trời tối nhanh nhìn vào xóm không thấy ánh đèn. Điều đó làm cho tôi cảm thấy ớn lạnh: "Không có dân!" Không một tiếng động. Đi sâu vào, chỉ nghe tiếng gió lào xào trên ngọn tre như bước chân đi của cô hồn. Bỗng một tiếng nạt: "Ai?" chát chúa.

- Thằng nào đó, có phải...

- Dạ, em thằng Bòn đây.

Chúng tôi nhận ra nhau qua giọng quen. Ba Tố reo lên:

- Yên chí đi thầy. Gặp tụi trinh sát D7 rồi - Ba Tố hỏi tiếp - Có thằng Năm Lễ ở đó không Bòn?

- Chỉ có anh Út Hùng thôi. Trung đội trinh sát đã theo ông Bảy Nô xuống Phú Hòa Đông điều nghiên chiến trường.

Ba Tố nói:

- Chiến trường cái quán bà già vợ nó hả?

Tôi hỏi:

- Bây giờ tụi này xuống Bàu Chứa được không cậu?

- Ở đó đâu còn ai mà xuống. Ngày hôm qua C3 Quyết Thắng đụng tụi Mỹ ở Bào Tròn, bị bom napan cháy queo tay queo chân mười đứa. Tụi thằng Cội tỏ tình đoàn kết nên chôn dùm. Nhưng đâu có sức đào nổi chín mười cái lò, phải ném luôn xuống hố bom lấp lại, rồi bỏ đi luôn. Bây giờ Bàu Chứa khét nghẹt, hơi bay tới bên này. Thương binh thì chuyển về ông Tư Chuyền ở Hố Bò.

- Còn ông Chín Lộc với Sáu Huỳnh?

- Dạ, không rõ. Cả ngày nay không thấy ai bên đó qua.

Tôi bảo.

-Thôi, kiếm chỗ nấu trà uống rồi ôm bụng đói ngủ, sáng mai sẽ tính.

- Nếu các đồng chí muốn ăn cơm thì cho người đi với tui qua Bàu Lách mua gạo. Ở đây quán tiệm đóng cửa dời hàng hết rồi. Đội thằng Cội mới xin gạo tụi tôi hồi chiều, ăn xong tụi nó kéo qua Bàu Lách.

Tôi ngồi im, không muốn hỏi đến chuyện gì nữa. Đám Năm Cội đã rút đi thì dân không thể ở nổi. Thằng Bòn tiếp:

- Em nó là con Nhánh chạy theo tụi Bảy Nê, Út Nhỡ. Dân cũng chết và bị thương bộn, không rõ là ai nhưng cũng bảy tám người.

Tôi không chịu được nữa nên bật ra:

- Có ai tên Chia, Ua không?

- Không nghe tên ai hết. Chỉ biết chung chung. Nhiều gia đình mướn xe bò chở đồ chạy băng dưới làn bom đạn ra Trung Hòa. Chắc tụi Năm Cội bây giờ đang bám với đại đội 4 của Hai Nhiên sống tạm chớ xe tăng máy bay này du kích làm gì được?

Mới có mấy ngày mà tan nát hết. Dân bỏ làng, du kích tróc gốc, còn đâu vòng đai chống Mỹ. Tôi hỏi:

- Bộ tụi nó không có mang gạo theo nên phải xin?

Nói xong tôi thấy mình lãng xẹt nhưng đã lỡ lời không lấy lại được Thằng Bòn nói:

- Trời, chạy lấy sống mà đeo gạo sao kịp đồng chí? Trước kia tụi nó còn ăn chực nữa là bây giờ không còn ai. Nay mai chắc tụi nó phải kiếm kho ông Ba Râu mà moi thôi. Nhưng coi chừng lựu đạn mấy ông gài nổ tét ruột.

Tôi buông một câu chính trị pha tình cảm chân thực:

- Anh em du kích cũng chiến đấu như mình, nhưng họ không được cấp phát tiêu chuẩn mà tự lực có gì ăn nấy, quơ đụng thứ gì mặc thứ nấy, nếu các cậu gặp họ thiếu thốn nên giúp đỡ, để họ không phải tủi thân. Các đồng chí thấy không, nếu không có Năm Cội, bộ đội mình đang bận rộn đủ thứ, ai chôn tử sĩ? Dù họ vùi lấp như vậy mình cũng cám ơn họ. Nếu để mình chôn, thì mình làm được hơn không?

Đội trinh sát này tôi chưa quen, nhưng thấy Ba Tố kêu tôi bằng thầy thì họ cũng nể nên chạy lăng xăng lo nấu nước pha trà. Ba Tố hỏi:

- Đội nữ dũng sĩ của Bảy Nê đâu? Mấy cậu biết không?

- Tôi có thấy mấy cổ ở Xóm Bưng hôm trước, nhưng nay không biết ở vùng nào. Giặc giả này tụi nó đâu có đánh được thủ trưởng. Đụng với tụi Mỹ chẳng khác giấy quyến đút vô lò Riêng con Bảy Sầu Riêng thì đi hộ vệ bà Năm Cá Lẹp có đi ngang qua đây hôm qua.

Một cậu bỗng vọt miệng nói:

- Cái bà địa chủ đó bắn súng miệng giỏi nhất đó thủ trưởng!

Ba Tố nạt ngang:

- Mày đừng có hỗn. Bả không đáng tuổi má mày sao mày nói vậy?

- Bả là địa chủ có mười mẫu đất ở rạch Nàng Âm. Không biết ai đưa bả lên làm khu ủy viên!

Uống trà xong, nghe rản gối, Ba Tố bảo thằng Bòn đưa chúng tôi qua Bàu Lách. Bòn kéo nguyên cả tiểu đội theo hộ vệ. Thấy Bòn khoác khẩu garant lên vai, tôi hỏi:

- Thời buổi này các cậu còn xài loại đó sao?

-Tụi tôi là tiểu đoàn địa phương quân thủ trưởng ạ. Vũ khí đâu có sánh được với Quyết Thắng 1, Quyết Thắng 2. Cả tiểu đoàn chỉ nhận được hơn chục AK và 30 CKC, đụng M113 nó rẹc nghe mà ớn.

Vừa đi, Bòn kể lể liên miên:

- Tụi tôi chỉ hơn du kích một chút thôi. Còn Ban chỉ huy Tiểu đoàn thì gió máy rầm rầm. Các ổng mặc toàn ka-ki, ga-bạc-đin may theo lối chánh qui. Coi bảnh vậy chớ tránh né giặc hoài. Hễ nó thọc lên thì ổng cho đơn vị luồn xuống, hễ tụi nó quay xuống thì ông cho đơn vị bọc ngược lên, cả năm trời như vậy đâu có tập trung được để đánh trận nào. Anh qua đó mà xem, đại đội trợ chiến gì toàn đút súng cối, đại liên và DKZ xuống hầm còn lính thì đi tay không. Tụi em muốn về nhà nhưng về được thì cũng không có đất ở, nên ở nán lại đây.

Ba Tố hỏi như nạt.

- Bảy Nô, Tư Quân, Tư Hải bỏ đơn vị mấy ngày rồi?

- Dạ ông dê trưởng (Bảy Nô) thì dẹp cái quán của bà già vợ trên này, hộ tống về Phú Hòa Đông mở tiếp. Ở dưới đó lính đông lắm. Có tụi Quyết Thắng 2 của Gò Môn (Gò Vấp - Hốc Môn) trồi lên đó, ngày nào cũng tới quán nườm nượp. Vui hơn bên Ràng, Đồng Lớn, Sa Nhỏ. Ông Tu Hải vừa bị một vố nên bị đổi về khu, còn ông Sáu Thiệt xuống thay làm chánh trị viên. Ông này lại mê mệt bà già vợ của ông Bảy Nô. Cho nên dê trưởng với dê chánh cặp kè nhau đi hoạt động không mấy khi ở đơn vị. Tụi tôi nói lén: không khéo ông dê trưởng kêu ông dê chánh bằng tía vợ. Có lần lính gặp hai ông bà mùi ở sau vườn, bèn mét ông Bảy Nô, ổng bảo: "Kệ tía thằng... tía vợ tao." Bây giờ coi bộ xáp chiến mạnh rồi.

- Mày đưa tụi tao đến nhà quen nghĩ đỡ đã!

- Dạ, lại nhà ông Ba Coi xã đội Nhuận Đức. Xóm này bây giờ chỉ còn nhà ông là có chủ thôi, nhưng vợ ổng cũng đã ra Trung Hòa buôn bán; ổng bám lại trong này để làm gương cho du kích. Tụi tôi túc trực ở đây. Trước kia ông Hai Khởi chỉ huy đại đội này. (Tôi nghĩ. hèn chi hắn bắt được con (ốc) Hương khớ khũm) Nay ông về trên quận, chỉ còn ông Hai Nhiên. Ông này người Bắc mà nói chuyện y như Nam, mới nghe hổng biết. Lính kêu ông là Bắc kỳ xâm lược mất gốc hoặc rau muống trá hình. Ở đây tụi tôi có căng tin bán đường cát, sữa, thuốc, xà bông, kẹo, cớm... đôi khi có rượu đế. Thường thường đi lên Bến Mương bổ đồ của Chệt hoặc qua Bàu Chứa mua của bà Tư The. Bà Tư The bán rẻ cho lính vì con gái bả có chồng lính, ủa không, cán bộ tập kết. Bả thông cảm, bán giá như ở ngoài Trung Hòa. Mấy bữa rày bả không còn ở đó nữa. Căng tin của tụi tôi cũng trống trơn.

Tôi nghe như kim chích vô tim nhưng cố ngồi làm tỉnh vì có Lam bên cạnh. Tôi hỏi:

- Cậu là người địa phương nên rành mấy chuyện địa phương phải không?

- Dạ, em ở ngoài Ràng. Anh vừa ở Ràng vô đây thì anh đã đi gần tới nhà em rồi. Ra đó thế nào cũng gặp ấp đội Hỉ, con Quắn cứu thương, con Nưa du kích.

- Ờ! có đúng y như vậy. Tụi tôi ăn cơm ở nhà cô Quắn chiều hôm qua.

- Đó là nhà bác em. Nó có thằng em cũng đòi đi nhưng bác em không cho. Bác nói phải giữ giống một thằng. Vì anh nó đi ở D1 Quyết Thắng, đáng lẽ lên đại đội phó lâu rồi, nhưng vì tánh nóng.

Ba Tố hỏi.

- Bộ đánh lính à? Kiểu đó thì không được, có gì thì cú đầu nhè nhẹ không nên bạt tai.

Thằng Bòn cười:

- Dạ ảnh không cú đầu cũng không bạt tai, chỉ có cái là ra trận thằng nào thụt đằng sau, ảnh nắm cổ giựt tới. Hôm qua trung đội ảnh đội bom na-pan...

- Chết mười đứa phải không?

- Dạ không, đó là trung đội 3 bị trúng lệnh, còn trung đội của ảnh chỉ trúng mé nên bị thương chừng ba, bốn mạng, không có chết. Anh trung đội phó còn sống nhưng lơ lơ láo láo nghe nói thủng màng nhĩ hay sao đó.

Đi vô xóm một chặng thì đụng một xóm nhà có ánh đèn le lói. Tôi mừng vô cùng, như đi trên Trường Sơn mà gặp suối vậy. Bòn trỏ tay về phía đó nói:

- Tụi nó đang đánh tú lơ khô đó. Ăn rồi tối ngày chỉ đánh bài chớ đâu có chuyện gì làm. Bữa nào tình hình êm êm thì mới dám đi giăng câu, đặt lọp cải thiện sinh hoạt.

Thời đại phản lực mà bộ đội ta sinh hoạt giống in hồi 1950 trong cuộc kháng chiến với Tây. Ăn uống đụng gì quơ nấy, súng ống còn thua cả bộ đội thời đó. Vậy mà ông Đại tướng bảo: "Nắm thắt lưng Mỹ mà đánh". Ừ, có nắm được thì mới đánh được, đằng này có nắm được đâu. Từ đàng xa nó bắn cà-nông, từ trên đầu nó rắc bom, có thấy cái thắt lưng của nó ở đâu mà nắm. Thậm chí, cả thằng Mỹ cũng không thấy mặt mũi ra sao.

Thằng Bòn trỏ mái nhà có ánh sáng tỏ nhất bảo:

- Ông đại đội trưởng và quản lý ở đó. Chắc họ đang gầy sòng hoặc uống trà nên còn để đèn.

Ba Tố nói:

- Mấy thằng này tôi quen hết, để tôi vô bảo nó lo cơm nước và chỗ ở cho mình.

Thằng Bòn nói giọng cảm động:

- Thôi thủ trưởng bám với họ, tụi em lên căng tin vét vài gói trà và thuốc cáp tăng rồi trở về kẻo khuya.

Bỗng trong nhà có tiếng dội ra "Ai đó?"

Tôi nghe rõ ràng giọng quen, nhưng không rõ là ai, cái giọng thân thiết như đám du kích Năm Cội. Tôi muốn gặp ngay để hỏi tin tức bà ngoại, Ua, Chia và cơ quan Sáu Huỳnh. Giặc giả như vậy bà ngoại sống làm sao? Bà coi tôi như cháu ruột của bà. Tôi thương bà như bà ngoại ruột của tôi. Tôi bước nhanh vào cửa. Thấy lửa sau bếp, tôi kêu lên nghẹn ngào:

- Cội ơi! Có Năm Cội ở đây không?

- Ai đó?

-Anh Hai Lôi nè em?

- Trời ơi! Anh Hai hả? Tụi bây ơi! dậy, dậy mau lên!

Cả một đám từ trong buồng nhào ra ôm tôi. Một đứa nói:

- Anh Cội bị thương nằm trong buồng!

Tôi bước vào. Mấy cái bóng đen lồm cồm ngồi dậy. Tôi lại kêu sảng sốt:

- Cội ơi,Cội anh Hai nè!

Tôi run rẫy thọc tay vào lưng quần quơ kiếm cái đèn pin nhưng mò hoài không thấy. Tôi đã cho Tám Nghi lâu rồi.

Lam đứng ngay sau lưng tôi móc đèn trong túi cứu thương xẹt lên. Ánh sáng xanh lè rọi lên những cái mặt quỉ. Thằng Ưng cà lăm, thằng Kều, thằng Ha tôi từng gặp ở Bàu Chứa bên gốc xoài múc hôm nào. Bữa nay mặt mũi chúng trông như ai khác. Đứa nào cũng bị thương xé áo xé quần băng bó ngang tay, bít trán, quấn ngang chân, cà lê cà nhắc. Chúng ôm lấy tôi mà khóc.

- Hu hu...

- Cội đâu?

- Kia cà!

Lam quay đèn gìn vào xó hóc. Một người đang ngồi dậy cố đứng lên.

- Em nè anh Hai!

Tôi bước lại ôm lấy Cội. Cội gục đầu vào vai tôi mà nức nở. Cội khóc như suối lũ. Tôi nghe rủn chí, nghe ướt nhủn cả con tim, đen mù cả khối óc của một thằng chiến sĩ đã trải qua hai mươi năm máu lửa, nhưng chưa bao giờ gặp một cảnh rùng rợn như hôm nay. Bốn bề là giặc bao vây, dân bỏ đi hết, nhà hoang vườn trống không có một người dân, chiến sĩ chết, ném xuống hố bom lấp lại, chiến thương không có quân y.

Hồ ơi! Mi ác lắm! Vì muốn xây chỗ đứng cho mi nên miền Nam mới chịu cảnh này. Tôi chưa bao giờ khóc. Ngay cả đánh trận Hộ Phòng thời kháng chiến, 307 và các đại đội phối hợp, hi sinh 150 chiến sĩ, tôi vẫn không rơi một giọt nước mắt. Nhưng hôm nay lệ chinh nhân không cầm. Tôi cắn răng bảo cả đoàn:

- Anh em mình phải lo cho tụi thằng Cội. Đóng tại đây, không đi đâu nữa, nếu chưa giải quyết xong.

Lam thủ thỉ với đám thằng Ưng phía sau lưng tôi:

- Sao không trải chiếu mà nằm dưới đất vậy?

- Ông xã đội Coi chạy mất, vợ ổng dọn đồ đi hết ráo. Vả lại nằm dưới đất cho mát lưng. Chị coi nè, chúng em xé quần áo băng bó.

- Gạo không có. Hu hu... Trở về Bàu Chứa không được.

- Không biết gia đình ở đó ra sao?

Mỗi đứa góp một câu làm tôi càng não lòng còn thằng Năm Cội thì càng khóc to hơn. Tôi quát:

- Các em nín đi. Để anh lo hết.

Nói.vậy nhưng chính nước mắt tôi cũng đổ như mưa. Tôi cố không khóc ra tiếng. Trời ơi! Cái thằng du kích đầu đàn đã từng đánh xe tăng, coi bom đạn là trò chơi, hôm nay khóc như trẻ con, nó vừa khóc nức hực trong cuống họng vừa nói:

- Ba má em đi hết rồi anh Hai ơi! Cả con Nhánh nữa! Mấy nhà trong xóm cũng không còn ai..

Cội ngưng từng chập rồi tiếp:

- Xóm mình bây giờ anh về không biết đường đi.

Đây là lần đầu tiên tôi gặp Cội không nói chuyện đạp lôi, cưa bom, đánh xe tăng mà lại khóc như trẻ bị má đánh đòn.

Bỗng thằng Ưng kêu lên:

- Cái gì như cháo khét!

-: Cháo gì mà khét? Gạo đâu mà nấu vậy?

Ưng nhanh nhảu:

- Dạ gạo của quân khu cấp hề hề...

Cội quát.

- Không! Gạo của tụi em đi ăn cắp đó! Tụi nó nói láo. Tụi nó mới đi ăn cắp chớ quân khu nào cấp! (Cấp và Cắp chỉ khác một cái dấu thôi) Tụi em đâu có tiêu chuẩn gì. Lâu nay nhờ

gánh mướn cho bà Tư Bánh Bò với má con Chia lấy gạo ăn, thuốc hút. Bây giờ mấy bả đi hết rồi, tụi em hỏng chân.

Cội vẫn còn tủi:

- Chiều hôm qua gặp bộ đội cho một bọc gạo ăn xong còn chừa lại một mớ sáng nấu cháo, còn vài nắm chiều cũng nấu cháo. Xuống đây tính dựa ông Ba Coi, chẳng dè ổng đi mất. Chỉ bỏ lại nửa hũ mắm ruốc.

Lam đã nấu nước sửa soạn thuốc men và dụng cụ. Nàng bắt đầu lau rửa vết thương. Riêng Cội bị một vết phỏng sau lưng. Ngồi yên cho Lam băng vết thương. Cội vừa kể lể:

-Tụi em mò mẫm trong rừng moi được đầy hai ống quần gạo đem về đó. Chưa kịp nấu, nghe mấy anh đến, tụi em tưởng mấy ông Hậu Cần đuổi bắt nên giấu ngoài vườn rồi. Bom na-pan ác thiệt anh ạ. Nó nóng còn hơn lửa cháy nhà. Em lặn xuống mương nó vẫn không tắt. Nó dính vô da rồi thì vô phương dập. Bây giờ tắt rồi mà gan ruột em nóng như ran vậy. May là em nằm với Trung đội 4 chớ nếu nằm ở Trung đội 3 thì cháy queo như chuột thui rồi. Nó cháy từ trên ngọn cây, nhen xuống đất như đèn cầy, nhen tới đâu cháy lan tới đó. Nó dính da thịt, dính chân. Mấy ông bộ đội cõng thương binh lại bị cháy lây. Rốt cuộc mấy ông phải bỏ chạy. Dân công đâu có. Tụi em phải gom lại ném xác xuống hố bom, chớ để vậy coi ghê quá hà. Tụi em đang khiêng xác thì tụi nó nã cối. Tụi em bị trúng miếng bộn. Đói thắt ruột mà nó bắn rát quá, chạy ngang đám khoai mì nhà con Chia không đứng lại được để quơ ba mớ nữa. Một ngày một đêm liền tụi em mới lê xác tới đây.

Bỗng có tiếng gọi từ ngoài sân:

- Thầy Hai đó hả?

-Ai đó?

- Hai Nhiên đây! Học trò ở lớp C13 ở ngoài thành thị xã Sơn Tây! (C13 lóp chánh trị viên đại đội pháo binh )

- À! Về hồi nào vậy cha?

Hai Nhiên bước vào, thầy trò đấu mép vài câu rồi tôi bảo Hai Nhiên đưa y tá tới săn sóc và tiếp tế đầy đủ cho tụi thằng Cội. Hai Nhiên thi hành ngay rồi dắt tụi tôi đến trụ sở của y.

Quản lý đại đội là một cán bộ mùa đông chừng bốn mươi tuổi, răng cỏ xếu xáo tên là Sáu Già đem đến nào khô cá sặc, trà, đường, sữa và rượu... đế quốc. Một cậu liên lạc bê đến một trái bí đao. Ba Tố hất hàm bảo.

- Vầy thì cha Tây rồi? Có bít-tết ra-gu, thỏ hầm thuốc Bắc, cánh gà chiến bơ hoặc ếch tẫm bột rán không?

Hai Nhiên cười tóe lửa ở khóe mép:

- May là thủ trưởng đến nhằm lúc căng tin mới đi lấy hàng trên Cầu Rạch Sơn về.

Chỉ trong giây lát là khói lửa ỳ xèo, câu chuyện nổ ran. Mâm tiệc dọn trên một manh đệm rách. Cậu liên lạc mượn cái đèn pin mỏ quéo của Ba Tố ra trước sân leo lên cây me. Một chút tuột xuống đem vô một rổ vừa me chín vừa me dốt. Cậu ta nói bô lô ba la:

- Tôi biết tính mấy ông nhậu, ông nào cũng thích me. Me nhậu rượu gì cũng bắt.

- Trời, ở trên Trường Sơn mà được một trái như thế này thì làm thuốc chớ đâu dám ăn!

- Hồi trên R tôi cũng đã trèo cây me ở Trảng Bà Điếc đốn một lát ăn cả làng.

Trong lúc chờ đợi nướng khô cá sặc cá lóc, khách lẫn chủ tạm thời khai vị với me dốt mắm ruốc và mấy hộp cá mòi đứng(tức là cá nhỏ xếp đứng trong hộp bán rẻ còn có loại cá mòi nằm to hơn nhưng giá cao). Hai Nhiên cười ló răng vàng, Ba Tố chọc:

- Diện dữ hả? Thợ nào bịt mà khéo vậy ông Bắc kỳ xâm lược?

- Dạ, em đau răng, thủ trưởng!

- Vậy không phải ông thấy con gái Bến Mương Gót Chàng đẹp rồi ông đánh bóng ông sao?

- Thú thiệt là tiền công tác phí em không có xài để dành cho mấy cái răng đó, khi về Bắc em cạy ra cho mẹ đĩ làm vốn món ăn nuôi con, chớ chừng chiến tranh xong rồi, nếu mình còn sống thì cũng đã kiệt sức có còn làm gì được? Mình coi nhà cho vợ con làm nuôi.

- Sao không đánh cà rá đeo tay cho le thể mà giấu trong mép ai thấy?

- Đeo tay dễ mất thủ trưởng ạ! Còn em bịt trong răng chỉ có chết mới mất thôi.

Bọn Nam kỳ ngồi sửng sốt. Quả là con người biết lo xa và chân thật. Đáng lẽ y nói trớ đi cũng không ai bắt được. Đám Nam kỳ không đứa nào nghĩ tới cái nước cùng đường mạt lộ của mấy thằng lính đánh thuê đó. Cho nên chẳng đứa nào chế diễu bạn mình nữa.

Nhậu với đủ thứ, thứ gì cũng ngon, nhậu như trối trăn với nhau vậy. Căng tin hết rượu Ba Tố bảo y tá Ngân đem cồn y tế ra uống, nhưng tôi ngăn. Không ai bàn một câu chính trị quân sự gì ráo. Toàn nói chuyện tiếu lâm, chuyện tục tĩu và những chuyện thời sự ái tình. Ba Tố hỏi Hai Nhiên:

- Ông có kiếm thêm mẹ đĩ trong này không?

Hai Nhiên thành thật:

- Cái món đó em dở lắm thủ trưởng. Với lại nó mang tiếng làm mất thanh danh quân đội hết.

- Ông Chín Lộc cũng dở như ông vậy nhưng ổng quơ được hai bà một lúc, không nhờ ai làm mai. Ông có cần, tôi chỉ bà mối cho!

- Ai vậy thủ trưởng?

Cả bàn tiệc cười rần. Một người nói:

- Kêu dở mà mới nghe mùi hành phất qua đã hỏi tới rồi.

- Em hỏi cho biết vậy thôi chớ em nhát lắm.

- Ông biết bà Năm không? Bà đó có một bầy em út rất mướt.

- Bà Năm Cá Lẹp phải không thủ trưởng? Ối dào! Bả tò dè em đây mà em không dám ló móng hùm ra.

- Chỉ huy bà khu ủy viên không sướng tỷ hơn là chỉ huy đại đội à?

- Sướng con cu thì mù con mắt thủ trưởng ơi! Báo hại ngồi kiểm thảo hai ba đêm đau lưng lắm.

Không biết ai phụ nhĩ câu gì với Hai Nhiên mà y nhường văn phòng đại đội cho tôi và Lam. Lam cự nự:

- Bộ mấy ổng tưởng mình là gì rồi sao mà để mình ở đây?

Nhưng rồi nàng cũng lẳng lặng mắc võng cho tôi còn nàng thì được ưu tiên cấp phát cho một cái hầm của ông Ba Coi chủ nhà. Suốt ngày vất vả, lại thêm bị đồng chí đế quốc quần mệt nhừ, vừa ngã lưng lên võng là tôi bất biết trời đất, mặc dù tôi vẫn rành là lúc khuya pháo Đồng Dù thường quay họng lên miệt này. Đến lúc tôi giật mình thì nghe một bàn tay lắc lắc vai và tiếng gọi:

- Anh Hai, chui vô, tụi nó giã gạo.

Tôi như cái máy cứ chạy theo người cầm lái, chui tọt vào hầm. Tôi có cảm giác thơm tho dễ chịu chớ không ngột ngạt như những lần chui hầm khác. Tôi biết được rằng đầu tôi rơi vào chiếc bồng bột có lót chiếc khăn lông trắng rưới dầu thơm nữa. Cái mùi ác độc đó làm tôi tỉnh hẳn dậy, và không ngủ tiếp được. Lam bắt đầu hạch hỏi, đay nghiến, giận hờn đủ thứ về chuyện nàng Quắn bắt cóc tôi đi đêm qua, những tình cảm mà nàng đã phải nén chịu suốt một ngày một đêm liền.

Tôi cũng vẫn khai thiệt rằng tôi đi họp với ông Đời bí thư xã ủy chớ không có đi đâu:hết. Nàng trật áo tôi ra lật lưng tôi lên và gắt:

- Dấu trầy gì đây?

- Ban đêm anh không thấy đường chạy tuôn vô bụi bị gai quào chớ dấu gì.

- Còn dấu trên vai? gai gì quào?

- Thì gai gì anh đâu có biết.

- Gai gì giống dấu răng vậy?

Tôi bị dội, thất kinh hồn sá ngay, không trả lời nữa và giả bộ ngủ. Nàng xỉ ngón tay vào ngực tôi:

- Anh ghê lắm nghe? Vậy mà còn chưa chịu thôi.

- Anh làm gì đâu?

- Bộ chị Bảy Mô nói gì em không nghe hả?

- Thì người ta nói đâu phải anh nói.

- Lúc ra đường anh còn hun chị Tám Phụng nữa, có không?

- Chậc!

- Anh không được như vậy nữa! Bây giờ anh là chồng của em.

- Ư... ư...

- Anh không được chuyện trò với ai nữa hết.

Tôi có một phương pháp thần độc nhất trị bịnh ghen của con gái là trám miệng họ bằng những cái hôn và làm cho họ quên cơn ghen đi bằng cách bỏ ngón trên những phím tơ kỳ diệu của họ. Tôi nằm nghiêng và kéo đùi nàng nàng đắp lên tôi. Không nói gì hết. Mùi mồ hôi, mùi đất ẫm, mùi tóc ướt còn đậm mùi xà bông thơm, tất cả làm thành cái không khí thiên đường tí hon dã chiến của đôi tình nhân mới. Nàng xem đây là một thắng lợi lớn nhất của nàng. Còn tôi, tôi không hiểu tôi là thằng gì, mặt mũi như ôn binh sao cứ phải bị tai họa? Luôn luôn được xem là chồng, nhưng chưa bao giờ làm chồng của ai. Nàng nằm bên tôi, thân người uốn éo như lưng đê mùa nước lũ rồi vỡ ra tràn trề ngập lụt. Còn tôi, mặc dù bị nàng kềm kẹp cũng không vâng lời. Tôi biết nếu làm theo ý muốn của nàng thì chẳng khác nào mình đã chính thức hóa đôi nhẫn vàng kia. Đó là lần đầu tiên và là lần độc nhất tôi cưỡng lại tôi!

Sáng hôm sau, khai mạc bình trà sáng, Ba Tố giả vờ:

- Đêm qua pháo Đồng Dù làm rung rinh cả đất đai.

Tôn Sứt ngây thơ trả lời:

- Đi đường mệt, lại nhậu oắt cần câu nên tôi không nghe gì hết.

Tôi bảo mọi người chuẩn bị hành quân trong lúc tôi và Lam đến thăm toán du kích của Năm Cội. Tôi gặp cả đám đứng ở trước sân, bên gốc me.. Thằng Ưng làm trinh sát leo hẳn lên ngọn me nói vọng xuống.

- Mẹ chắc nó bỏ tan xóm mình rồi. Máy bay đang quần gần Ngã ba Cây Điệp!

- Chỗ khói lên đó là đâu?

- Chắc gần nhà bà Tư Bánh Bò. Còn cụm kia chắc là ở Đồng Mã.

- Cây xoài múc còn đứng đó không?

- Có thấy con mẹ gì. Chắc tiêu hết rồi!

Cả bọn được băng bó kỹ lưỡng, mặt mũi dễ coi hơn. Nhiều nụ cười, và ánh mắt sáng sủa đỡ khổ hơn đêm qua. Tôi hỏi:

- Hồi em ở đó thấy quán bà Tư The còn mở cửa không?

- Mở gì nữa mà mở. Bả thuê xe bò chất hàng chở đi một ngày trước rồi.

- Em có gặp không?

- Em không gặp nhưng mấy đứa kia có đẩy tiếp xe bò một lúc.

- Xe tăng thấy không bắn à?

- Nó biết đồng bào chạy ra Trung Hòa, chẳng những không bắn lại còn cho lính đến bắt bánh xe bò đẩy qua suối dùm.

Tôi tự chế không để bật ra những lời biểu lộ sự nản lòng. Tôi nói những lời trái ngược lại với tình cảm của tôi:

- Chúng ta phải vượt qua gian khổ chết chóc để chiến thắng em ạ. Ngày vinh quang sẽ về ta.

Cội bật lại như máy:

- Anh Hai nè! Mình chiến đấu cho chánh nghĩa phải không anh Hai?

- Chớ sao em!

- Đêm qua tụi nữ dũng sĩ đi ăn cắp gạo không biết có bị lựu đạn nổ hay bị cảnh vệ bắt không? Tụi nó cũng khổ quá anh ạ. - Cội ngưng lại quệt nước mắt hai ba lần - Ba em có hai đứa trai đều đi du kích và binh công xưởng, còn lại con Nhánh ở nhà lo cho ba má em, bây giờ nó cũng bắt buộc phải đi. Ai lo cho ông bả? Em thú thiệt với anh em chỉ muốn về cày ruộng không ham làm anh hùng mà đói và bỏ bê cha mẹ như vầy nữa.

Bỗng đâu từ trên ngọn me, thằng Ưng rẻ lên. Tiếng của nó như một bàn tay xóa đi mọi nét bi quan trên mặt mọi người.

- Ê! tụi bây chọt được nhiều dữ hả. Chia tụi tao đỡ ba cá i nghe!

Tôi nhìn ra đường. Một toán nữ du kích súng ống lởm chớm vai vác gạo đi tới. Đứa nào cũng có hai ống quần no căng cặp ngang cổ. Chúng quẹo vô sân, đụng tụi tôi, hơi dội, nhưng Cội nói ngay:

- Hổng sao đâu, đây là anh Hai, anh Ba. Mấy ảnh thông cảm tụi mình lắm! - rồi quay lại tôi, giới thiệu - Đây là tụi du kích Nhuận Đức. Tụi nó cũng bị tróc, chạy tới đây tấp với chúng em đêm qua. Cũng đói dữ nên em biểu thằng Kền thằng Ha dắt cho đi moi. Con nhỏ đi đầu là con Bảy Bánh Ú, còn con cao cao đi kế là con Tư Bánh Tráng con của xã đội Năm Cọp. Tụi này đánh giặc khá lắm, ngặt không có cơ sở!

Tốp con gái được Năm Cội giới thiệu thành tích thì xẻn lẻn đi thẳng vào nhà. Ba Tổ ngó theo buông một câu:

- Vậy thì các cô các cậu cần gì phải đi moi gạo của ông Ba Râu cho nguy hiểm?

- Ai không ăn mà chiến đấu nổi anh Ba. Anh hùng không có gạo thì cũng hết nhúc nhích...

- Bánh tráng bánh ú thiếu gì đó, còn đòi cái gì! Cổ có tới bảy cái bánh ú lận mà! Cái nào cũng to hết.

Thằng Ha, thằng Kền không hiểu gì nên dầu mỏ:

- Mấy bả bỏ nhà đâu còn nấu bánh ú làm bánh tráng nữa, anh Ba.

Năm Cội gạt ngang:

- Mày con nít biết gì mà xía vô!

Cả bọn pháo binh cười hưởng ứng câu pha trò của Ba ‘Tố. Thằng Ưng trên cây me tuột xuống, thở hổn hển:.

- Mấy bả biết cách moi là nhờ tụi em truyền nghề đó anh Hai!

- Cậu làm sao, nói nghe thử, để sau này bọn anh kẹt thì cũng giở trò đạo chích qua ngày.

Ưng múa tay trả lời cho Ba Tố:

- Dễ lắm. Chỉ cần một ống tre thông hai đầu. Một đầu bằng, một đầu vạc nhọn như cái nêm cày. Đầu nhọn mình thọc vào bao, nguậy nguậy mấy cái thì gạo chảy ghe ghe mình kê ống quần vô hứng. Gần đầy thì mình lấy tay bịt cái ống tre gútống quần này lại kê ống quần kia vô nguậy tiếp. Cứ vậy chừng nào hết muốn nữa thì thôi. Mỗi thằng cõng hai ống quần đầy đem về..

- Có bị bắt lần nào chưa?

- Chưa! Tụi em mới có sáng kiến đây thôi. Nhưng nếu bị bắt thì mấy ổng cũng cười trừ chớ không lẽ bỏ tù dũng sĩ, du kích, kiện tướng như tụi em?Ấy hổng ấy em khai anh Năm Cội xúi Mấy ông có giỏi thì bắt anh hùng chống Mỹ của gờtừng được thưởng cái huy chương!

Ba Tố cười:

- Mày đừng có giỡn, ông Ba Râu gặp bắn gụm bà chè, còn bắt được thì ông bỏ tù gục xương đó.

Thằng Kền nghênh cái mặt đen thui, vãnh cặp môi thâm sịt:

- Mấy ông đem cả gạo về cho vợ bán quán thì ai bắt? Vải kaki bộ đội mặc là của hậu cần phát, nhưng vợ mấy ổng đều có bán thiếu gì. Ai bắt? Công An Trâu cũng vậy. Ông ta cấm các quán khác không được bán với lý do chủ quán ra vô vùng địch, trong lúc vợ ông. đi Trung Hòa hàng ngày đâu có ai cấm?

Thằng Ưng hùa theo:

- Tụi em lượm được đồ hộp Mỹ bỏ lại đem bán cho mấy bả ghẻ ghề, mấy bả bán lại cho bộ đội với giá cắt họng, có ai dám nói gì!

Bọn tôi chờ đám du kích của Năm Cội nấu cơm xong rồi hành quân. Cả đoàn đi về phía Bến Đình. Sau khi bàn luận, chúng tôi thấy tình hình ở Phú Hòa Đông chắc chắn sẽ động trong những ngày sắp tới. Theo cái nết thường của Mỹ là sau trận đánh chúng thường truy kích bằng pháo binh hoặc phi cơ chớ không khi nào để quân ta có thì giờ nghỉ ngơi hoặc chỉnh đốn hàng ngũ. Năm Cội nói với tôi:

- Em quyết bám các anh. Các anh đi đâu các em đi sát theo đó. Các em bị tróc khỏi Bàu Lách rồi mất hết địa bàn hoạt động.

- Rồi tụi con Bảy Nê, Út Nhỡ làm sao?

- Mỹ tới tụi nó còn mừng.

- Sao kỳ vậy?

- Lâu nay tụi nó xụt xịt muốn rã hàng, nhưng vì ở trên ốp quá nên chưa về nhà, nay Mỹ làm mạnh, tụi nó có lý do. Tình hình này ở trên đâu có liên lạc được với tụi nó mà gom lại như hồi mấy nhà báo Liên Xô xuống.

- Ở đây bộ không có địa đạo chui được sao em?

- Không có đâu anh! Đất ở đây thấp lắm. Toàn xài hầm nổi. Nhưng từ ngày mấy cái hầm nổi ở Trung Lập bị lộ, tụi Mỹ đi ruồng xách chĩa sắt dài cả sãi tay, hễ gặp hầm trong nhà là nó xom như xom lươn vậy. Hầm hố cái củ... chi họ!

- Có ai bị xom trúng không?

- Có chớ. Bị lụi trúng la oai oái trong hầm rồi cuối cùng cũng phải chui ra cho nó bắt. Có một ông cố nín, nó đánh mìn, bay luôn cái nhà.

Sẵn dịp đi gần Bến Đình, tôi hỏi:

- Nghe nói vùng Bến Đình có hầm ăn thông ra sông Sài gòn có không em?

- Có một khúc đào xuyên qua đường số 15, nhưng bỏ lâu rồi. Và qua bên kia đường gần mé sông Sài gòn thì đất thấp đâu có phát triển được.

- Vậy anh nghe người ta nói miệng địa đạo ăn thông ra cả sông Sài gòn.

-Người ta nào vậy?

- Người ta chớ người ta nào?

- Mở miệng ra sông đặng hứng M79 của Giang Thuyền hả? Trời, anh bị một trận M79 thì mới rõ!

- Người ta cũng đồn địa đạo chui thấu lòng sông Sài gòn qua tận Bến Cát.

Cội im lặng một hồi lâu rồi cười mũi:

- Vậy cái địa đạo này chắc phải đi tới âm phủ.

- Tôi nghe đồn cho nên kỳ này tôi quyết lòng đến xem để sau này có khi ứng dụng.

- Sợ anh không dám đi xuống đó chớ!

- Tại sao?

- Trước nhất tại vì nó không có. Thứ hai, nếu nó có thật thì anh phải bận đồ lặn như ông Tư Gạch thì mới xuống được!

- Ông Tư Gạch nào?

- Hồi em còn nhỏ em nghe đồn ở vùng Bến Sỏi có một ông già tên là Tư có tài lặn qua sông Thị Tính hay sông Sài gòn gì đó. Ổng uống nửa chai nước mắm nhỉ rồi ôm bốn cục gạch thức từ từ lội xuống sông. Chừng nửa giờ sau thì trồi qua bên kia bờ. Do đó bà con gọi ông là Tư Gạch. Ổng là ăn cướp. Mỗi lần bị rượt, ống phóng xuống sông thì kể như mất biệt. Về sau vì lặn quá nhiều, mình ổng nổi những cục u như vú chì cau, nên đồng bào cũng gọi là Tư U.

-Vậy chú cũng muốn tôi và thầy Hai trở thành Tư Gạch, Tư U nữa sao?

Năm Cội nói giọng thành thật.

- Sự thiệt là vùng này không có hơn hai trăm thước địa đạo đâu anh Hai. Nhưng không có thước nào xài được vì bỏ phế từ sau Đồng Khởi tới nay. Rễ cây mọc chéo tùm lum, hoặc lở sụp, hoặc ngập nước rắn rít ở đầy dưới đó. Anh đừng có tin mấy ông xã ủy mà chết. Mấy ông thấy anh cao cấp, mấy ông không dám nói thiệt, sợ bị nạo, cho nên thành ra nói láo chuyền láo. Chính các ông trên khu trên R cũng tin thiệt. Nhưng xuống đây có ông nào được xuống địa đạo đâu! Vậy mà về trên mấy ông khoe địa đạo thần thánh địa đạo nọ, địa đạo kia.

- Khoe hồi nào, sao em biết?

- Thì em lên đại hội dũng sĩ diệt Mỹ 62, ai cũng đeo theo hỏi em, em nói không trôi mấy ông cứ hỏi hoài em cũng ngắc ngư thì có một ông tới gạt ngang: "Địa đạo là bí mật quân sự. Ta chỉ nên biết đến đó thôi. Nếu nói rõ, địch biết nó phá hết. "Nhờ vậy em đỡ lúng túng.

Sẵân trớn tôi hỏi luôn:

- Còn việc mượn Mỹ của mấy em như thế nào?

- Trời ơi 1 Em lạy anh. Anh hỏi em nhiều lần rồi. Em mắc cỡ muốn chết, bây giờ em phải nói nữa hay sao. Anh tha cho em được không?

- Ở đây anh em mình không hà, em cứ nói sự thật cho anh hiểu thêm chiến trường, thực chất chiến đấu của mấy em để anh giúp đỡ khi có phối hợp tác chiến, đừng ngại gì. Anh cũng từng làm anh hùng vừa rồi ở đại hội Mừng Công pháo kích sân bay Biên Hòa. Anh nói luôn cho em biết là anh đâu có pháo kích quả nào, nhưng ở trên chỉ định anh làm phó đoàn 69. tức là đoàn pháo binh đánh sân bay và đại diện đoàn ra lãnh huân chương chiến công của chánh phủ ngoài Bắc và cờ danh dự Mặt Trận, nhưng đâu có ai biết. Tụi trí ngủ gà mờ ngoài thành mê mệt đeo theo khen ông anh hùng pháo binh như thần thánh. Đối với dân Sài gòn và ngoại quốc mình phải che mắt họ và chỉ để hai cái lỗ tai cho họ nghe mình thôi. Em hiểu không?

- Dạ, anh biểu vậy thì em mới nói như thế này. Cái vụ mượn Mỹ đó hổng biết ông sạn giả nào viết ra tuồng kịch kỳ cục vậy hả anh?

Lam vọt miệng hỏi.

- Tức là sao anh Cội?

Tôi tóm tắt vỡ kịch của Nguyên Vũ cho Lam:

- Ổng đưa ra một tổ tam tam nữ dũng sĩ. A, B và C, ý nói là Bảy Mô, Tư Gừng với Bảy Nên. Muốn đạt tiêu chuẩn dũng sĩ diệt Mỹ thì phải bắn sẽ được 5 tên. Cô A bắn được 5 tên, thế là đạt rồi. Cô B bắn được 6 tên, dư tiêu chuẩn một tên. Còn cô C chỉ bắn được có 4 tên, thế là thiếu một tên mới đủ tiêu chuẩn. Cô B sẵn sàng cho đồng đội mượn một tên dư của mình. Chừng nào C bắn được một tên thì trả lại cho B. Như vậy kỳ tới B chỉ còn bắn 4 tên nữa là đủ tiêu chuẩn hai lần. Còn tổ tam tam thì đã đủ tiêu chuẩn 15 tên. Như vậy A, B, C đều là dũng sĩ và tổ tam tam ABC là một tổ dũng sĩ.

Tôi kể rành rọt cho Lam nghe. Định đưa ra vài câu kết luận, nhưng Cội’ kêu lên oai oái.

- Anh Hai ơi, em lạy anh, anh đừng có nói thêm nữa em độn thổ bây giờ nè. Mỹ chớ phải cá kèo đâu mà dễ khía vậy. Từ ngày Mỹ vô Đồng Dù tới bây giờ toàn cái Củ Chi này chưa chắc đã bắn chết được ba thằng Mỹ. Có đánh lật một chiếc xe tăng ngoài lộ số I và Tư Gừng làm lật một chiếc xe chạy vô rừng lạc đường, Mỹ đi trong xe chắc có bị thương nhưng trực thăng chở về chớ tụi em đâu có thấy thằng nào mà cho vay cho mượn. Riêng tụi con gái thì cả năm chỉ nổ súng vài ba trận bị tụi nó trả hỏa như mưa, teo chim thấy bà đâu dám ló ra vành đai vành điếc gì nữa. Chỉ mình tụi em không thôi.

Năm Cội tuôn tiếp một hơi:

- Hồi năm ngoái tụi con Út Nhỡ đi quay phim địa đạo chiến gì đó ở Hố Bò, em có nghe. Bà Năm Đang kêu em đem đội du kích của em giàn trận địa đạo, nhưng em trốn mất biệt, em đâu có dám lên! Địa đạo chiến gì mà địa! Hổng biết bả có nghe nhà báo nào yêu cầu mà bả làm vậy. Tụi Sài gòn mà xem được thì một là nó mò theo đó nó phá hết hầm hố, hai là nó cười mình.

-Tại sao cười?

- Nếu nó thấy thì nó sẽ cho mình chơi nhà chòi địa đạo chớ địa đạo chiến gì. Đánh tụi nó rồi trốn xuống hầm được à? Anh nên nhớ nổ súng là dễ, còn rút lui mới là khó. Nó truy tới ổ Nó cho cá lẹp phóng rốc kết, cá rô rỉa, cà nông thụt, xong rồi nó thảy bom, bom miếng xong nó rắc bom bi, bom bi xong nó quăng bom na-pan. Ở đó mà chui xuống "địa đạo an toàn, Mỹ không làm gì được!" Xí! Bà nội Nhã Nam, cái bà đó nói láo không giữ sách vở. Chuyện của tụi em, tụi em nghe trên đài giải phóng mà mắc cỡ quá trời. Anh có gặp, mần ơn anh nói bả tốp tốp cái miệng của bả chút! Đọ, cái trận Bào Lách hôm qua nếu bả tới thì chắc bả nói là tổ con Út Nhỡ bắn được mười lăm thằng Mỹ, đội của Năm Cội diệt ba xe tăng cho coi. Họ tưởng Mỹ là ếch nhái, xe tăng là rùa, ba ba muốn diệt chừng nào cũng được. Anh mà gặp tụi Mỹ nó moi hầm kìa mới ớn! Nó vạch không bỏ một cái rễ cây.

Ba Tố nói:

- Chú là dũng sĩ diệt Mỹ số 1 toàn Miền Nam mà chú nói vậy sao được. Chẳng hóa ra mình tuyên truyền bá láp hay sao?

Năm Cội cãi ngay:

- Em không nói mình tuyên truyền bá láp, nhưng em muốn tụi em làm được cái gì thì báo đài nói cái đó chớ đừng nói cái không có, thậm chí như cái kịch Mượn Mỹ. Bữa đó họp, đang lúc xã hơi, chủ tọa vặn đài giải phóng thì nghe diễn trên đài. Tụi con Bảy Nê, Bảy Mô, Út Nhỡ bỏ chạy ra ngoài. Nó bảo nó rùng mình rỡn ốc.

Thằng Ưng xía ngang.

- Thiệt là gùng mình gởn ốc hết chơn anh Hai ơi! Từ đó, lần nào tôi gặp mấy chỉ cũng hồi: "Mấy chị có dư Mỹ không, cho tôi mượn vài thằng." Chị Út Nhỡ nổi quạu, chỉ mặt tôi: "Mày ngạo tao, tao phệnh cho thấy một phát trường bá đỏ! "

Nguyên Vũ là tên Bắc kỳ vốn là ca sĩ hạng ruồi ở Chiến khu D tập kết ra Hà Nội không hát được bèn chạy sang nghề kịch coọc, được cho đi Trung Cộng học ngành đạo diễn, rồi cho về Nam. Hắn toàn ở trên rừng Cao Miên nghe ngóng chuyện Sài gòn lẫn Củ Chi rồi phịa, nhưng bọn đầu bò Hà Nội xem kịch của hắn thì ngỡ là sự thực, thích lắm. Đến khi chính tôi sống và chiến đấu ở Củ Chi tôi mới thấy cái tài phịa chết người của gã kịch sĩ kiêm sạn giả.

Nhờ cuộc gặp gỡ Năm Cội bất ngờ, tôi hiểu thêm thực chất chiến trường Củ Chi, cả ta lẫn địch. Kể từ đây tôi tự phá vỡ hoàn toàn những giai thoại thần thánh về Địa đạo Củ Chi. Và tôi được thực tế năm năm chiến đấu dạy cho tôi một bài học: Cộng Sản nói láo kinh hoàng. Chúng nói láo bất cứ chuyện gì, ở đâu, với ai, ngay cả với chúng và mỗi một thằng đều tự nói láo với mình, nói láo đến đổi tường đó là thật. Lâu nay, về hoạt động ở Củ Chi, tôi thấy tội nghiệp nhất là các cô các cậu dũng sĩ, những thanh niên nam nữ xinh tươi được bọn lưu manh chính trị Hà Nội sơn phết thành anh hùng dân tộc để đưa vào các lò quay mà không biết! Kể cả tôi nữa, cái ông thầy pháo này!

Tên Tám Quang, trưởng phòng Chính trị Quân khu là đại diện cho bọn lưu manh đó. Cái trò "anh hùng quân đội, anh hùng lao động" tôi từng biết quá rồi. Chúng bốc những tên bần cố nông ngớ ngẩn ra khỏi tập thể, gán cho chúng những thành tích mà chúng không có để nâng chúng lên thành anh hùng. Rồi làm lễ tuyên dương, Rồi bác Hồ đến cài bông hoa đỏ lên ngực, Đại tướng gắn huân chương, thế là chúng trở thành anh hùng cũng như tôi là anh hùng pháo binh vừa rồi, được mụ Phùng văn Cung ôm hôn rã rít. Tôi đã từng gặp và sống chung với nhiều "anh hùng" Nguyễn thị Chiên, Tạ thị Kiều, Nguyễn văn Thọ, Sơn Ton, Phùng văn Khầu, La văn Cầu, Bùi đình Cư v.v... Sự thực tôi cũng kính phục một số người có thành tích đáng khen, nhưng cũng có lắm ông anh hùng ma. Nhưng dù thực hay ma thì họ cũng chỉ là những que củi do bàn tay đảng đút vào lò lửa chiến tranh một cách không thương tiếc mà thôi.

Chúng tôi đi đến Gò Đình thì trời xế qua. Vừa hạ trại xong thì thấy có người lố nhố ngoài đường. Lam che mắt nhìn và kêu lên:

- Lại khổ em nữa rồi!

- Cái gì vậy?

- Anh coi có phải là chiến thương khiêng tới nữa không?

Ba Tố lắc đầu nản chí.

- Chứ còn gì! Một cái võng tòng teng kìa!

Tốp người đi tới. Nắng chiều đốt da mặt họ như thui. Một anh lính hất hàm:

- Mấy chú biết gần đây có cứu thương y tá gì không, xin chỉ dùm các cháu!

Ba Tố thấy họ mặc quân phục cứt ngựa nên quát lớn.

- Y tá đơn vị đâu?

- Đơn vị em tản lạc hết rồi. Mà cũng đâu có y tá!

Tôi biết ngay là lính Bắc rất khờ nên đứng ra chận đường, bảo:

- Các cậu cho vô nhà đi rồi tôi tính cho.

Chiến thương nằm trên võng rên hừ hừ, cả người băng quấn loạn xạ không có vẻ chuyên môn. Mặt mũi các cậu còn non choẹt, thấy tội nghiệp quá chừng. Con cái nhà ai vậy? Vượt được Trường Sơn để đêm nay bác được ngủ ngon thì vô đây đụng cái Củ Chi này, các cháu của bác lại không thể ngủ, càng không thể ăn uống bình thường được. Một cậu có vẻ là tiểu đội trưởng thấy chúng tôi mang K54 thì gọi là thủ trưởng ngay:

- Chúng em bị bom đánh chẻ làm nhiều mảng, nên không biết đường nào mà chạy. Đói quá, chúng em moi củ sắn ăn, rủi bị lựu đạn. Chắc là lựu đạn gài của du kích. Ác quá! Giặc không giết được lại bị du kích giết.

Tôi liếc sang Năm Cội, ý hỏi:

- Có phải lựu đạn của em không?

Năm Cội làm thinh. Thằng Ưng ứng lên:

- Đó không phải là lựu đạn của du kích! Du kích chạy mất hết từ sớm đâu có ai ở lại mà gài. Mà gài thì gài ở đâu chớ không gài ở dòng khoai mì. Đó là tụi Mỹ, chúng biết đu kích thường đói đi moi khoai mì ăn, nên gài bẫy mình. Để gắp miểng ra thì biết.

Lam tiến lên hỏi:

- Vết thương như thế nào mà băng bó giáp mình mẩy hết vậy?

- Lòi ruột một đùm. Tụi em hoảng quá, cứ hốt bừa nhét vô, rồi buộc lại.

Lam chỉ la một tiếng "Trời!" rồi đứng im. Trong đầu tôi vụt hiện lên ca mổ ruột thừa bằng lưỡi lam không có thuốc tê ở trên Trường Sơn.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx