sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Quyển VI - Chương 92: Lão Chánh Ủy Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Cãi Lộn Với Chánh Ủy R

Năm E thấy mọi người trong bữa tiệc cá kèo rút lui hết, chỉ còn một mình tôi thì tâm sự to nhỏ:

- Tối bữa đó giao ông Chín được cho giao liên Phân Khu đưa về Long Nguyên, tôi mừng bằng đầu thau kiếp khác. Trời đất, ổng sợ pháo còn hơn ông Tám Giò quận đội nhà mình. Bận đi thì ổng đi ở giữa đoàn, bận về ổng đi đầu, tụi tôi chạy theo không kịp.

- Như vậy là ổng chưa tới đường số 8?

- Mới tới Đồng Mã ấp Nhà Việc thì quay lại! Ổng nhận định rằng mấy ông nội hồi chánh báo cho tụi Sàigòn tin ổng xuống đường cho nên pháp mới bắn chận như vậy. Tôi thuyết phục ổng ráo nước miếng. Bảo đó là những trận giã gạo thường xuyên của chúng hằng đêm, chỉ có tăng số lượng pháo một chút thôi. Nhưng ổng nhất định không nghe, bắt phải quay đầu lại... Đưa ổng tới đường 14, tôi phải trỏ qua Đồng Mả mò mẫm đào hầm chôn tử sĩ, đem thương binh về quân đội Nam Chi kêu thằng Tư A giải phẫu, nuôi báo cô năm đứa từ đó tới nay... Tộii nghiệp không biết con cái của ai từ Bắc vô đây nằm chen trong Đồng Mả. Ổng là người từng cầm quân ra trận nhiều năm mà sao nhát dữ vậy anh Hai?

- Trận hồi Pháp không có pháo cực nhanh. Một trận lớn nó bắn truy kích mình chừng năm. bảy quả là nhiều, còn trận nhỏ đánh xong rút lui vừa đi vừa hút thuốc lá nói chuyện tiếu lâm về tới nhà máy bay cũng chưa tới mà. Hơn nữa, mười năm sống trong hòa bình lên xe xuống ngựa, kẻ hầu người hạ, không quen với cảnh lang bang của tụi mình.

- Ừ, mình ông đi có tới sáu chục cân vệ, ba cứu thương, một bác sĩ. Còn cả quận mình chưa được một bác sĩ.

Vừa đến đó thì có chuông điện. Tôi cầm lấy ống nghe. Tư Quân, D phó cho biết có một ông già đầu bạc kiếm tôi.

Tôi biết đó là ai liền bảo liên lạc dắt lại đây ngay.

Đó là anh Tám Hà, chánh ủy Bộ Tư Lệnh Tiền Phương của cánh A Năm Sài Gòn. Gặp tôi Tám Hà ôm tôi khóc ròng. Nước mắt ướt cả vai áo tôi.

Đời một danh tướng lại khóc như trẻ con với cấp dưới.

Anh nói trong nghẹn ngào:

-....

Câu gì lấp vấp tôi nghe không rõ.

Ngọn đèn dầu đỏ chạch lắc lay như một giọt máu đỏ thấm loang ra. Gương mặt Năm Sài Gòn, Tư Nhựt, Tư Chi, Tám Lệ hiện ra trước mắt tôi.

- Thôi, gác chuyện đó đi anh Tám. Anh ở đây chơi với tụi tôi vài bữa dưỡng sức rồi sẽ tính tới.

Đứng ngoài cửa là thằng Hòn cận vệ của anh. Một thầy môi trò đi đâu cũng có nhau như hình với bóng, từ khu 6 chuyển về R, rồi lai được phân công về I4. Tôi dắt anh đi thẳng ra sau rửa mặt. Anh noi:

- Cho tôi tắm cái mới được. Mấy bữa rày đâu có công tác vệ sinh thân thể

- Ừ sẵn lu nước đây, tôi tắm luôn với anh.

Tôi quay trở vô bảo Hai Tâu:

- Cậu kiếm gì thêm cho tôi đãi khách.

Hai Tâu là kẻ được tôi cải tử huờn sanh hôm nọ nên hết lòng đái công chuộc tội, hăm hở nói:

- Để tôi làm tiết canh vịt ăn cho bổ. Hiện giờ còn nồi cà ri, anh với ổng làm tiếp rồi có mồi mới đem lên ngay.

Tôi kêu thằng Đá đem quần áo cho tôi, xà bông thơm đem ra. Trong bóng tối hai anh em vừa làm tiên nữ tắm suối vừa nói chuyện thoải mái hơn ở trong nhà. Anh nói ngay:

- Chết trụm hết rồi Lôi ạ.

- Tôi có nghe tin sơ sơ.

- Cậu nghe sao là đúng vậy đó. BộTư Lệnh Tiền Phương chỉ sót lại một mình tôi. Năm Truyện, Tư Nhựt, Tư Chi, Tám Lệ chết ngay trận đầu. Chỉ có Hai Phái cù cưa được qua ngày sau rồi cũng ngã ở gần đường xe lửa Gò Vấp.

- Trời còn thương tôi nên cho anh em mình gặp nhau lần này.

- Lần này nữa chắc thôi đó chú em à!

- Tôi tưởng ngày mai ngày mốt kìa anh mới xuống Vì Năm E cho tôi biết y mới rước anh qua sông hôm kia. Anh phải ở Long Nguyên lâu lắm để bàn kế họach kỹ với ban chỉ huy.

- Còn kế hoạch gì nữa mà bàn. Tôi về đây là để đề nghị mấy chả cho rút quân và xoay mũi nhọn nơi khác. Nhưng chạy đằng mồ mắc đằng mả. Ra khỏi lưới của ven đô về Long Nguyên ăn một trận B52 suýt chết. May chỉ bay một mép râu?!-Anh bao giờ cũng có lời nói châm biếm chua cay- Họ không cầm mình ở lại thì mình nấn ná làm gì. Vừa xong là tôi kêu thằng Hòn vô đầy hai bình toong nước rồi hai thầy trò đi nga. Nhắm Củ Chi trực chi. Ghé đây thăm cậu để cậu được chiêm ngưỡng cái cục vinh quang xuống đường chiến thắng trở về.

Tôi đưa tay lần mò đếm mấy cặp ba sườn của anh hỏi.

- Còn nguyên hay gãy cái nào?

- Miểng pháo đều dội ra hết, chỉ miểng bom mới ghim vô vài ba cái thôi -Anh vỗ lưng tôi cái bép. Sức cậu còn bảnh lắm. Ba ván liền không bỏ ván nào phải không?

- Hổng có đâu anh Tám ơi! Xăng nhớt phải để dành châm vô đầu gối để chạy đua với trực thăng.

- Hồi tối tôi có ghé Ba Cụm mua một chai đế đem xuống đây. Nếu không có thì giờ thì hai anh em mình ra rừng làm cạn rồi chia tay. Hì hì kỳ này chia tay lẫn chia chân nữa đó Lôi à!

- Anh đã đến đây thì phải ở lại ít nhất hai ngày chớ đâu vội vã được. Tôi đã bảo đi kêu Năm Theo, C phó của tôi đem bộ tông-đơ mới tới cúp tóc cho ông chính ủy mát mẻ rồi nhậu.

Anh Tám nói:

- Tẩy trọc luôn đi ông thợ.

Năm E nãy giờ nằm vật bên góc ván ngáy khò khò, nghe nói cắt tóc cho ông chánh ủy bèn ngồi bật dậy chào:

- Anh Tám mạnh giỏi!

- Ủa chú Năm mầy cũng ở đây?

- Hồi nãy em thấy anh vô đang nói chuyện ngon trớn với thầy Hai nên em tranh thủ làm suơng sương một giấc. Cái chuyện hớt tóc xin hoãn lại ngày mai hả anh Hai. Bây giờ để anh Tám đi vài ly tẩmg gân và nghỉ cho khỏe cái đã.

Tôi bảo:

- Cá kèo của ông nhậu gắt cổ quá hè, anh Tám đi mệt không nuốt nổi đâu. Coi còn cháo vịt đem ra đây trong lúc chờ đợi tiết canh.

Năm E nói:

- Chuyện dưới Thày Gòn như thế nào anh Tám "toả" lại mấy câu cho tụi này nghe coi. Chớ hỗm rày mạnh Giải Phóng Giải Phóng nói, mạnh Thày Gòn Thày Gòn nói, không biết nên tin ai.

Tôi bảo:

- Người có lập trường mình thì phải tin Giải Phóng chớ hổng lẽ tin Thày gòn?

- Nếu vậy thì hiên giờ mình dã chiếm được 19 tỉnh lỵ, thành phố Huế và làm chủ ba phần tư thành phố Tây Nguyên.

Tám Hà cười:

- Ừ, đúng đó. Tôi mới ở dưới đó ăn phở tái rồi đi xe bình bịch về đây gặp Hai Lôi ở ngoài Đồng Lớn. Tôi bắt Hai Lôi bỏ lên xe chạy vô đây. Nhậu xong sẽ trở lại Sàigòn. Trụ sở Bộ Tư Lệnh đặt ở gần sân bay Tân Sơn Nhứt.

- Trời, đã vậy hả anh Tám? Anh cho tôi đeo vè xuống đó chơi vài tiếng đồng hồ cho thoả mãn dân cày coi nào.

- Ờ đi thì đi. Tôi sẽ cho com-măng-ca tới chở hết quận đội đi một chuyến.

Năm E cười méo xệch cái miệng quai xách:

- Thú thiệt với anh Em, hồi đi bộ đội từ giờ chưa lần nào em bị sạc cà rây quay mòng mòng như chuyến vừa rồi. Mẹ, cái thân thằng quận đôi trường làm liên lạc mà

không xong.

- Sao vậy?

- Em làm đầy đủ nhiệm vụmà rốt cuộc không được khen, lai bị ông Ba Xu khiển trách là em dẫn "ông Chín" (Trần Độ) đi vô bãi pháo suýt chết. Mẹ, cái đất Củ Chi này chỗ nào không là bãi pháo muốn không đi vào bãi pháo thì chỉ có cách là đi ra khỏi đất Củ Chi.

Tám Hà xua tay:

- Vậy kỳ sau cậu đừng làm liên lạc nữa để người khác.

- Trời, từ cha sanh mẹ đẻ tới giờ tôi chưa thấy ông nào đi đêm không đèn mà nhanh như ổng vây đó anh Tám. Ổng đi như gió cuốn mưa rơi. Pháo nổ ở đâu ổng cũng bảo nổ gần ổng. Tai sao lúc nào pháo cũng đuổi theo ổng vậy. Chời ơi chời! Pháo ở Củ Chi này là vốn mà làm sao tôi bịt hong nó được.

- Chỉ có ông thầy pháo đây lấy pháo trị pháo thôi, chứ tụi mình thủ chỉ có cách là mang cái hầm thủ trên lưng thì nới khỏi lo.

Năm E rót rượu mời anh Tám và nói nhỏ

- Tiêu hết hả anh Tám?

- Giỡn hoài chú. Tiêu sao được mà tiêu!

- Tôi tội nghiệp Năm Sài Gòn ghê. Thằng cha đó đánh giặc gan, chơi bời với anh em rất điệu. Không phân biệt cấp bực. Còn Tư Nhựt thì tội nghiệp, vợ đẻ ra con không biết mặt cha. Bả trở thành điên khùng bồng con di lang thang tìm chồng, pháo bắn không thèm chui hầm Còn Tám Lệ mới cưới vợ giàu trẻ mà không được hưởng gì hết. Riêng Tư Chi thì tôi không biết mặt.

- Tư Chi là dân Bến Tre, thuộc dòng pháo nòi, nó cũng là học trò của Hai Lôi ở Sơn Tây.

- Có đúng là tiêu hết hả anh Tám?

- Tôi còn đây sao nói tiêu hết được chú em!

Tôi nói:

- Năm Sài Gòn chơi điệu. Thấy ông chánh ủy ốm yếu nên cho ổng ở lại hậu phương

Nhìn đôi mắt ông chánh ủy già tôi thấy hai giọt nước mắt lăn nhanh xuống gò má. Anh quệt ngang và nói:

- Thôi nhậu đi. Tôi đến đây để nhậu với thầy Hai, không phải để bàn chuyện đánh đá.

- Ừ phải, thôi uống đi! -Năm E nhại lại.

Nhậu tới khuya. Năm E gục. chỉ còn tôi cầm cự với ông chánh ủy già. Ông mới rỉ rả tâm sự với tôi:

- Nếu ai khác không phải là Năm Sài Gòn thì Tám già này không có trở về nghe chú Hai. Tôi năm nay đã 65 tuổi rồi. Đi bộ không mang ba lô chỉ và i cây số là kéo "đờn cò" rồi nữa là ra trận đánh với trực thăng. Nhưng có lẽ ở trên sáng suốt nhìn thấy khả năng quân sự xuất sắc của tôi nên mới giao cho tôi trong trách lớn vậy. Thiếu gì ông khỏe mạnh chức to mà không được cái danh dự của tôi. Hì hì... Nhìn đi nhìn lại ở đợt một toàn là cán bộ gốc miền Nam để tiên phong và cũng đều leo lên bàn thờ tiên phong nhất. Đám hùm đen hùm xám Điện Biên đâu có được vô tuyến một, Họ dược ém ở trung tuyến không hè chú em. Chỉ có một mình chú là cán bộ miền Nam có khả năng mà được ở lại hậu phương Củ Chi thôi. Ba Ngọt hăng lắm Nếu trở về kỳ này chắc y lên tướng đấy, nhưng y không có về được. Y mặc áo trắng như dân thành. y dắt Bộ Tư Lệnh thọc sâu xuống tận Gổ Vấp để tránh bom pháo vô nhà dân đóng văn phòng, tưởng dân sẽ ủng hộ nổi dậy cướp chính quyền, chẳng ngờ dân đi báo cho Nhân Dân Tự Vệ bao vây bắt như lấy đồ trong túi. Một đại tá cực trưởng Cục Tác Chiến bị bắt như thế đó. Nghĩ cũng hiểm có chớ.

- Trường hợp Hai Nan, anh Tám?

- Anh Hai Nan thì bỏ chỉ huy sở lặn êm vô Sài Gòn, không biết bằng đường nào, rồi dắt được cả vợ con ra trình diện. Nói tóm lại năm cánh thì bốn cánh bị thiệt hại nặng, nặng nhất là cánh một của Năm Sài Gòn. Bốn Bộ Tư Lệnh tê liệt, chỉ trừ Bộ Từ Lệnh của cánh Mười Đài còn nguyên vì nó không làm được gì ngoài việc đốt cháy bồn xăng của hãng Shell và vài xóm dân nghèo.

Tôi ngồi nghe, không hỏi gì thêm. Anh Tám nốc rượu liên miên. Ông già không phải bợm rượu nhưng kỳ này coi bộ anh uống mạnh hơn tôi. Anh tiếp:

- Bây giờ quân cũng tôi mà tướng cũng tôi. Chỉ huy không có lính trong tay thì đánh bằng cái gì. Tôi về đây để xin mấy chả cho rút về hết. Nếu để ở dưới thì không còn gì hết, sau này khó gầy dựng lai.. -anh nốc rượu khan và tiếp- Nhưng họ có nghe đâu Ho bảo tôi trở lại và bám trụ ở dưới dưới phát động du kích chiến tranh... Lửa cháy mày mà ở đó phát triển du kích chiến tranh thì chừng nào mới đánh được? Mà có người dân nào đâu để phát triển du kích... Chẳng lẽ mình phát triển ba cây măng cụt bị bom, ba cây dừa cụt ngọn? Dân họ thấy mình tới thì bỏ đi hàng đàn. Họ càn lên đầu mình đi chớ không phải ở đó thắm tình cá nước như người ta tưởng tượng (anh Tám dùng tiếng mấy thằng chả, họ, người ta để ám chỉ cấp trên không còn vẻ kính nể như trước đây). Họ dự định là khi có tiếng súng

của ta tấn công thì đồng bào sẽ "nhất tề vùng dậy" để cùng ta lật đổ chính quyền Sài Gòn, nhưng sẽ thực thì hoàn toàn trái ngược. Bộ đội toàn ở ngoài vườn nấu cơm bằng rề sô. Không ma nào thí cho một lon gạo, một tô nước. Họ nhìn mình với cặp mắt sợ hãi. Nhiều nơi xảy ra cướp bóc.

- Ai cướp, anh Tám?

Anh Tám cười mũi:

- Thì còn ai nữa. Vô phố cứ ào tới hốt...

- Không có kỷ luật gì sao, anh?

- Cọp đói gặp thịt người, ở đó mà kỷ luật! Tôi thuật lại tình trạng tan rã và hỗn loạn cho mấy chả nghe...

Anh Tám im hẳn không nói nữa, cứ ngồi rót rượu uống một mình.

Buộc lòng tôi phải hỏi:

- Rồi mấy ông bảo sao, anh?

- Mấy chả bảo là tôi hữu khuynh theo đuôi quần chúng bảo mạnh, đủ thứ hết. Ông Hồ lại còn hò hét: ở chiến trường mà bất tuân mệnh lệnh cấp trên thì cứ tử hình

Anh Tán ngưng ngang. Hồi ]âu mà tíếp:

- Tôi đã từng làm chánh ủy liên trung đoàn 81-82 từ hồi 1947 trong lúc hắn mới là chính trị viên D thôi. Bây giờ hắn chỉ huy ngược lại mình. Hà hà... Chỉ huy bảo thì phải nghe chớ sao bây giờ.

Trở lại bàn nhậu ở Củ Chi.

Anh Tám kể tiếp:

- Bộ Tư Lệnh hoàn toàn tê liệt: tư lệnh, tham mưu trưởng hy sinh. Ban chỉ huy trung đoàn mũi nhọn: Tư Nhựt, Hai Phái, Tư Chi, Tám Lệ cũng chết. Tát cả đoàn bộ rã bèng không tập họp được. Mà tôi cũng không thuộc đường đất. May sao gặp ông già trong xóm, ông cho tôi mượn chiếc xuồng câu. Tôi và thằng Hòn bơi qua sông cặm ở mé bờ giả làm dân câu tôm. Tụi lính Sài Gòn gặp tôi hai, ba lần, chúng nó thấy bộ vó tả tơi và râu tóc bạc như lông chó cò của tôi thì tin. Một bữa chúng kéo đến rất đông. Một thằng hỏi: "Bác có thấy Việt Cộng lội qua sông không?" Thằng Hòn vọt miệng: "Việt Cộng toàn là dân Bắc Kỳ làm gì biết lội mà qua đây". Thằng Hòn chỉ một xác trôi lềnh bềnh giữa sông "Thằng chõng trôi lên trôi xuống theo nước ròng nước lớn đó, mấy ông không thấy sao? Mấy ông làm phước đem tàu lại vớt về chôn giùm để tôi câu tôm bán, để nó như vậy ai dám ăn tôm mà mua".

Tám Hà khoe anh đóng vai lão câu tôm rất khéo. Đúng ra anh đã trở thành thợ câu hẳn hoi chớ không phải đóng vai nữa.

Anh tiếp:

- Đầm già phát hiện được dây điện của mình. Nó kêu pháo bắn nát hết. Xong rồi nó đổ quân tìm kiếm khắp khu vườn ven rạch, chúng ra tận các gò đìa, phóng chĩa dài như chĩa cá. Hễ bị chĩa trúng phải la. Nó lôi đầu lên hoặc nó ria tiểu liên xuống. Chết vinh quang vậy đó.

Sáng hôm sau tôi kêu người đến hớt tóc cho anh. Anh bảo cạo trọc luôn, nhưng tôi bảo hớt đờ mi cua.

- Coi cũng còn khá trai đó anh Tám?

Anh hớt chòm râu gói trong tờ giấy học trò đưa cho tôi bảo giữ làm kỷ niệm, có khi sau này không còn gặp thì thấy đó mà nhớ nhau. Con người ai cũng già, cũng chết. Ai cũng sợ chết. Chỉ có thằng nói phét mới bảo nắm thắt lưng Mỹ mà đánh. Đó, xuống Sài Gòn mà nắm!

Bỗng anh cười:

- Mẹ hắn! Nói chuyện với hắn tôi tức muốn bể ngực nhưng mình bị lép đành phải nhịn chớ biết làm gì bây giờ.

Một chốc anh tiếp:

- Trà (Trần Văn Trà) còn tình nghĩa hơn. Anh ta nói riêng với tôi: "Anh ráng trở xuống làm một cú nữa đi anh Tám. Xong không xong mình sẽ tính cách khác. Anh trở xuống gom hết các cánh tổ chức lại, ở trên này có viện binh mới tôi sẽ gởi xuống cho anh Ba Xu bảo ảnh đưa hết cho anh. Cố gắng nhé anh Tám! Ở dưới đó bây giờ không có anh không xong!" Thằng chả cũng xúi mình đút đầu vô họng cọp nhưng kiểu thằng chả làm mình dễ chịu hơn. Có chết cũng mát ruột, còn thằng kia (anh gọi Chín Hô) thằng con nít mà làm phách chó! Hắn nhỏ hơn tôi gần chục tuổi mà.

Anh còn ấm ức nên chốc chốc lại xùy ra:

- Không phải chuyện quân số và vũ khí mà vấn đề là tình thế. Mình phóng ra một mũi nhọn trong tình thế mù mờ về thực lực địch. Bây giờ sau khi phóng ra mấy mũi, nó phản ứng mình đã thấy rồi. Tình thế hoàn toàn bất lợi cho mình. Nói theo sách vở, thiên thời, địa lợi, nhân hòa, mình không có cái nào cả. Địch có tất cả. Đợt một coi như mình thảm bại. Vậy mà vẫn tổ chức đánh đợt hai. Đúng là chiến thuật "a thần phù! đánh ẩu...

Anh nói nhiều, rất là nhiều.

Chiều hôm sau tôi đưa anh Tám đi một quãng xa đến ranh Phú Hòa Đông nơi Năm E đặt trạm liên lạc.

Anh bắt tay và ôm tôi:

- Thôi về lo công việc. Hẹn gặp nhau ở Sàigòn.

Tôi đứng nhìn anh bước xuống ghe máy băng qua sông. Nước trào ra sau lái trắng xoá. Phút chốc anh đã biến dạng trong mày hoàng hôn ảm đạm.

Đó là chuyến đưa khách đi tàu Sàigòn lần cuối cùng của Năm E và Sáu Hùm. Mấy hôm sau xe tăng càn vô Phú Hoà Đông bắn chết cả quận đội Nam Chi. Những vùng có thể khả dĩ trú đóng cả D trước kia bây giờ bị bom pháo và xe tăng xé nát hết. Các đơn vị Sàigòn và Mỹ đánh vùng ven đô lên tới Củ Chi, Trảng Bàng không lúc nào dứt tiếng súng.

Tám Râu đã vô cùng sáng suốt khi bốc cả gia đình vô Sàigòn trước khi Mỹ tới An Phú. Thằng cha nói phét tổ sư đã bị trời đánh vỡ sọ chết rồi. Còn thằng láo mầm non nào mọc lên bảo nắm thắt lưng Mỹ đánh nữa không?

Tám Hà đi rồi, tôi không còn ai để nói chuyện. Tâm sự của anh sao giống tâm sự của tôi vậy? Lâu nay tôi chẳng nói ra, vì không có ai đồng bệnh, bây giờ nghe anh nói thì mới thấy hai anh em rất gần nhau.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx