sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 96: Phụ Đề Tên Tướng Đầu Đỏ "Sáu DI" - Tên Ăn Trộm Bây Giờ Mới Thú Tội Và Nói Láo Nguyễn Chí Thanh Chết Ở Hà Nội Vì Bệnh Tim

Trên tờ Tuổi Trẻ số đặc biệt 30 tháng Tư 1995 xuất bản ở Sài Gòn, tên bồi Văn Phác đã khai thật hành vi ăn trộm của tổ chức gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, thực ra là quân Bắc Việt cầm cán chớ không phải Quân Giải Phóng nào cả.

Bức hình mà chúng tôi cho in kèm theo đây xác nhận sự có mặt của bọn này ở Miền Nam trong mưu đồ ăn cướp Miền Nam từ năm 1964. Tên mặc áo quần sáng ngồi hàng đầu hút thuốc chính là tên "đại tướng đầu đỏ Nguyễn Chí Thanh".

Trước nhất, chúng tôi xin nói sơ qua về lý lịch tên bồi đã tự tố cáo hành vi ăn trộm gà của bè lũ chúng.

Tên hắn là Văn Phác, khi viết bài này thì hắn là thiếu tướng, nhưng lúc được tên Thanh chọn lựa vô Nam để xách dép cho Thanh thì Phác chỉ là thiếu tá, đang làm chủ nhiệm tờ tạp chí Văn Nghệ Quân Đội ở số 6 Lý Nam Đế, bên cạnh tòa soạn báo Quân Đội Nhân Dân ở đường Phan Đình Phùng.

Trong lúc hai thượng tá Võ Doãn, chủ nhiệm báo Quân Dội Nhân Dân, và Lê Quốc Vinh được đi học Liên Xô và xin ở luôn bên đó không chịu về Việt Nam nữa thì Văn Phác một lòng nâng bi Nguyễn Chí Thanh cho nên được Thanh đề bạt khá nhanh.

Phòng Văn Nghệ Quân Đội bấy giờ có những người chính yếu sau đây: Nguyễn Khai, Phùng Quán, Hồ Phương, Trọng Oánh, Nguyên Ngọc, Nguyễn Ngọc Tấn, Thanh Tịnh, Chính Hữu, Tạ Hữu Thiện... Phùng Quán thì nằm trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, Tạ Hữu Thiện thì chống đảng với tác phẩm Lửa Thanh (do nhà xuất bản Lao Động in chớ không phải nhà Văn Học). Nguyễn Ngọc Tấn về Nam lấy tên là Nguyên Thi bị máy bay Mỹ bắn chết ở miền Đông Nam Bộ khoảng năm 65, 66 gì đó. Nguyên Ngọc về khu 5, sau năm 75 trở ra Hà Nội làm chủ nhiệm báo Văn Nghệ trong phòng trào "cởi mở". Vì cởi quá mạnh nên Nguyên Ngọc bị mất chức. Nguyễn Khải là cây bút số một của Ban Tuyên Huấn Trung Ươong, nhưng sau này lại quay ra chống đảng với nhiều bài, trong đó có bài: "Hà Nội dưới mắt tôi: Tiền", thật ác. Còn ông thi sĩ Thanh Tịnh thì theo đảng sát đáy quần.... chúng ta.

Tờ Văn Nghệ Quân Đội do Văn Phác làm chủ nhiệm là tờ nổi tiếng lập trường, chỉ có mấy tên tướng tá đọc và khen thôi, ngoài ra, đến lính cũng không ngó tới. Nhưng Phác ta vẫn cứ ra đều vì có sẵn tiền và nhà in của đảng. Tuy không viết nhưng Phác lại có nhiều "bút danh":Văn Phét, Văn Chó, Phác Cẩu.

Cái bút danh đầu tượng trưng cho tài nói phét của hắn trong cương vị chủ nhiệm. Cái bút danh thứ hai, ba là vì hắn có cái răng khểnh ở mép trái. Nhiều anh em văn nghệ sĩ gọi thẳng là "Phác Chó", có anh em nhã nhặn hơn thì gọi là "Phác Cẩu’, vì không có khả năng viết văn, nhưng lại có quyền sát sanh, quyền tâu cáo lên trên. Hắn không biết gì về văn học, nhưng đảng cần lập trường ngay ngắn để dễ chỉ huy nên hắn cứ là "lãnh tụ" con của đám văn nghệ sĩ quân đội, dưới quyền Ban Văn Hóa Tư Tưởng nằm trong Ban Tuyên Huấn Trung Ương của Tố Hữu. Nhờ "lập trường" vững nên vô Nam hắn được Nguyễn Chí Thanh cho xách dép hầu hạ điếu đóm một thời gian loanh quanh ở R hú hí với các cháu gái nấu cơm, nhưng trước đó hoặc sau này kẻ làm bí thư cho tên đại tướng thầy Ba Nguyễn Chí Thanh là Thuận, mà Phác nói là bác sĩ riêng của Thanh, sự thực không phải. Thuận là phó tiến sĩ đi học Liên Xô về, và vì là người Nam Bộ nên được Thanh xài trong lúc vô Nam Bộ.

Báo Tuổi Trẻ cho biết là năm 1974, Văn Phác làm chủ nhiệm Cục Chính Trị Quân Giải Phóng Miền Nam, từ một tên thiếu tá chủ nhiệm một tờ báo nhèm, lại phóng lên làm chủ nhiệm Cục Chính Trị Quân Giải Phóng? Trong lúc Lê Đức Anh làm Cục Trưởng Cục Tham Mưu, thiệt là lạ! Báo Tuổi Trẻ còn cho biết trong chiến dịch Hồ Chí Minh 1975, Phác làm chánh ủy quân đoàn dã chiến 232, quân đoàn đó là quân đoàn nào? Chẳng có quân đoàn (ít ra là một tổ chức gồm mười sư đoàn Corp d’ Armée). Đoàn quân ô hợp Bấc Kỳ vô tới Nam trở thành một đám tàn quân thảm hại mất khả năng chiến đấu, đồng bào trong Nam gọi là "đám lính cứt ngựa" (vì bọn này mặc quần áo màu cứt ngựa) hoặc "lính vịt xiêm" (vì chúng mang dép râu đi như vịt xiêm). Xin mời bạn đọc lời thú tội của tên Văn Phét đăng trên đặc san Tuổi Trẻ số đặc biệt 30 tháng Tư 95 xuất bản ở Sài Gòn nói láo về cái chết của tên giặc đầu đỏ Nguyễn Chí Thanh với tên bài "Chuyện bây giờ mới kể" như sau:

Bạn đã đọc hết bài báo của tên Văn Phét. Thật không hổ danh tên nói phét cháu bác Hồ. Nhất là ở đoạn nói về "quả đấm và giành quyền chủ động". Quả đấm là gì? Chủ động gì

Chúng tôi có mặt trên chiến trường Củ Chi, Tây Ninh (chiến trường sôi động nhất vì là cửa ngõ Sài Gòn, mục tiêu tấn công của quân Mỹ, căn cứ Đồng Dù), không thấy lúc nào quân Giải Phóng "đấm" được một cú "coi cho được", mà chỉ bị Mỹ nện cho tơi bời... Các trận Bình Giả, Ba Gia, Đồng Xoài chúng tôi biết rất rành. Các trận này là sự thảm bại của quân Giải Phóng. Quân số các đơn vị tham chiến bị tiêu hao một phần ba hoặc một nửa, nhiều cán binh bị B52 lần đầu đã điên luôn, tuy sống sót về nhà nhưng không sao chữa lành bịnh được. Hai công trường 5.và 9 xơ xác, mất hồn. Thế mà tên Thanh còn lếu láo dám chê "Mỹ giàu nhưng không mạnh". Đó là cách nói lấp liếm nhà nghề của Việt Cộng.

Về cái chết của tên bần cố nông này, tên Văn Phác càng tỏ ra là một tên Đại Phét. Hắn phịa ra một đoạn gượng ép dối trá để che lấp cái chết thê thảm của tên đại tướng đầu đỏ Chúng tôi đã viết về cái chết này ở trong bộ hồi ký 2000 Ngày Đêm Trấn Thủ Củ Chi, tập IV (sắp tái bản) và tập này nói rõ mảnh đất mồ chôn hắn. Sự thực nơi hầm trú ẩn cho Bộ Chỉ Huy Tiền Phương R trong chiến dịch Mậu Thân 68 không cần phải B52 oanh tạc, mà chỉ pháo của sư đoàn 5 bộ binh Sài Gòn cũng đủ đập tan. Nhưng quả thật B52 có oanh tạc vùng kế cận, ngôi hầm này không bị tổn thương, nhưng tên đại tướng này lại bị "trời đánh". Số là sau khi đợt bom đã dứt hẳn thì Bộ Chỉ huy R và Bộ Tư Lệnh Quân Khu IV từ dưới hầm chui lên để xem tình hình và dời đi chỗ khác, không hiểu sao một nhánh cây từ trên cao gãy ngang và rơi xuống chọc ngay óc o của hắn, làm hắn ngã xuống và chết nay không kịp trối một tiếng nào.

Tôi được Tư Linh, trưởng ban Địch vận Khu cho biết, lúc y chạy đi tìm phương tiện để "cứu cấp". Sau đó xe thồ chở một bọc ny lông chạy đi qua Mi Nốt để trực thăng từ Phnom Penh đến chở về đó, rồi máy bay Hà Nội vào đem về "cứu cấp". Hy vọng đại tướng sẽ được cứu sống ở bệnh viện 108 và bác sĩ Thuận nào đó không phải rơi nước mắt ôm Văn Phác mà kêu rằng:"Chúng ta đã mất anh Thanh!" như me xừ Phét kể lể một cách láo khoét.

Chưa chắc cái xác của tên đại tướng đã được đưa về tới Hà Nội, vì từ hầm trú ẩn ở Long Nguyên mà sang Minốt phải mất bốn ngày xe thồ. Còn từ đấy về tới Hà Nội thì không biết mất bao lâu nữa. Có người bàn rằng sở dĩ hắn chết thê thảm như vậy là vì xui xẻo. Số là trước đó vợ hắn ở Hà Nội vô (cũng bằng máy bay qua ngõ Mi nốt, có giải phóng quân võng về R thì bắt được ngài đại tướng rà rê với cô cháu gái cưng yêu là vợ cố anh hùng đặc công Nguyễn Văn Trỗi, bà ta nổi tam bành bỏ về Hà Nội, và ông tướng đi Củ Chi để kiểm tra tình hình chiến trường chuẩn bị Tết Mậu Thân, chẳng dè lại vong thân.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx