sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

9 dấu hiệu cảnh báo bạn sắp mất việc

Một buổi sáng như mọi buổi sáng, bạn thức dậy khi nghe tiếng chuông đồng hồ báo thức. Bạn vội vã chuẩn bị đi làm. Mọi thứ đều bình thường. Bất chợt, một cảm giác bất an ập đến.

Bạn nhớ đến những chuyện không vui gần đây ở công ty. Cái ý nghĩ đó làm bạn chùn bước và e sợ giây phút đến cơ quan. Bạn cố tìm ra một lý do gì đó để có thể lãng tránh việc đi làm ngày hôm nay... Đấy là những con sóng nhỏ dự báo cho trận bão to sắp cuốn trôi sự nghiệp của bạn.

Có một sự thật hiển nhiên là tất cả chúng ta khó chấp nhận những sự thật phũ phàng, nhất là khi nó liên quan đến việc làm. Vì thế, vào những thời điềm đó, cảm xúc của chúng ta trở nên thiếu khách quan và luôn tìm cách phủ nhận sự thật. Nói một cách đơn giản, chúng ta đang tự đánh lừa mình. Chúng ta cố tình lờ đi hoặc không đủ tỉnh táo để nhận ra những dấu hiệu cảnh báo đã phát ra trước đó.

Bạn không còn là một mắc xích

Bạn từng là một thành viên không thể thiếu trong một nhóm hay của công ty. Một mắc xích quan trọng trong công việc. Tuy nhiên, mối quan hệ công việc giữa bạn và các thành viên khác ngày càng lỏng lẻo. Bạn nhận ra, sự có mặt hay vắng mặt của mình không còn ảnh hưởng đến công việc chung.Đến một ngày, giám đốc báo cho bạn tin công ty sắp có một nhân viên mới, bạn có thể cảm thấy đó là chuyện bình thường. Tuy nhiên, các đồng nghiệp lại bắt đầu cư xử một cách bất thường. Họ hấp tấp tản ngay ra khi thấy sự xuất hiện của bạn, mặc dù trước đó mọi người có vẻ đang trò chuyện với nhau rất rôm rả về một vấn đề bí mật nào đó.

Bạn thử xem lại hiệu quả công việc của mình gần đây. Có phải công việc của bạn có liên quan trực tiếp đến doanh thu. Tuy nhiên năm qua, giám đốc tình cờ báo cho bạn biết con số này lại không mấy khả quan hoặc ông ta dành cho bạn một lời khen tặng hơi có vẻ hơi mang màu sắc mỉa mai.

Bạn có thể xâu chuổi những sự kiện này lại để tìm sự thật mình muốn biết.

2- Bạn được đề nghị nên nghỉ ngơi ít lâu

Đó là những lời đề nghị nghe có vẻ lịch sự, thân tình nhưng chẳng ai muốn nghe. Có thể, giám đốc sẽ rất nhã nhặn yêu cầu bạn tạm thời nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giản không cần phải đền cơ quan thường xuyên hay hoàn thành hết mọi nhiệm vụ theo đúng trách nhiệm. Bạn nên xác định rõ, đó không phải là những lời nói ưu ái sau khi bạn đã nổ lực làm việc ngoài giờ để hoàn thành một dự án nào đó và càng không phải là khoảng thời gian tính vào phép hàng năm của bạn theo đúng luật lao động. Lời đề nghị của sếp đưa ra sẽ kèm với lời nhiều giải thích dài dòng, nhưng tóm lại mục đích chính của ông ấy là bạn không cần hiện diện mỗi ngày ở cơ quan nữa.

3 Bạn được yêu cầu điều chỉnh thái độ cư xử

Hơn một lần, bạn nhận được đề nghị nên xem lại thái độ cư xử của mình ở công ty. Bạn nghĩ rằng đấy chỉ là những lời đùa vui. Sự thật không hằn thể, bạn có thể đo được mức độ nghiêm chỉnh của những lời nói đó bằng cách nhìn phản ứng của đồng nghiệp qua những lần tiếp xúc. Sự dè dặt của họ khi nói chuyện với bạn là một dấu hiệu bất ổn.

Có thể, nhiều lần, bạn lỡ miệng phát ngôn hay cư xử mà không kịp suy nghĩ thận trọng. Hành động đó vô tình đầy bạn vào tình thế hứng chịu sự phản ứng mạnh mẽ hoặc rất thờ ơ của mọi người .

Nếu bạn đã từng gặp trường hợp như thế, hãy xem lại cách cư xử của mình. Trong tình thế này, bạn có thể nhờ bạn bè hay người thân nhận xét và góp ý cho bạn cách điều chỉnh.

Nghe những lời phê bình về mình sẽ là một cảm giác khó chịu. Tuy nhiên thà thế còn hơn để chuyến tàu sự nghiệp của bạn có số phận tương tự như con tàu mang tên Tiatanic

4. Bạn đã mắc một lỗi nghiêm trọng

Đây là một thế giới thực, bạn không thể cứu vãn tình thế hoặc khắc phục sự cố sau sai lầm như trong thế giới ảo. Nếu bạn dính vào một lỗi nghiêm trọng ảnh hưởng đến doanh thu, hình ảnh, văn hóa..của công ty thì khó lòng ông giám đốc để bạn ở lại

5. Công ty bạn đang thực hiện chiến lược “thay máu”

Một ngày, bạn bước đến công ty và nhận ra những đồng nghiệp quen thuộc đã biến đâu hết. Thay vào đó là những gương mặt mới toanh được sếp giới thiệu trân trọng về năng lực và thành tích học vấn. Các nhân viên mới nhanh chóng gây ấn tượng và khẳng định chổ đứng của mình

Bạn đánh mất dần vị thế của mình trong mắt người quản lý. Trong khi đó, mối quan hệ giữa bạn và những đồng nghiệp mới khá lạnh lùng, bạn không thể phối hợp làm việc với họ một cách nhịp nhàng. Đấy chính là những hồi chuông cảnh báo cho nguy cơ thất nghiệp của bạn.

6. Không thích ứng được với văn hóa công ty

Nhiều công ty rất nổi tiếng trong việc nhờ tạo dựng môi trường văn hóa làm việc điển hình, ngược lại nhiều công ty không được đánh giá cao khi tỏ ra yếu kém về mặt này. Ban đầu, khi nhận được thư chấp nhận tuyển dụng, sự phấn khởi hào hứng đã làm bạn quên mất cần phải thể hiện tác phong làm việc phù hợp với văn hóa công ty. Trưởng phòng nhân sự đã nhiều lần nhắc nhở nhưng bạn lại không nhận thức đúng tầm quan trọng của vấn đề bằng cách lờ đi hoặc giả vờ như sẽ thực hiện.

Khi bạn hiểu rõ mọi việc thì đã quá trễ. Bạn đã lỡ vạch ranh giới và đứng về hẳn ở phía ngược lại với những người còn lại ở công ty.

Một điểm nữa bạn cần lưu ý nếu bạn là mẫu người thích làm suy nghĩ của mình và bạn cho rằng mình luôn luôn đúng. Vì thế, khi công ty kêu gọi tinh thần làm việc tập thể, bạn tỏ ra không hồ hởi và thiếu hợp tác. Đây là một dấu hiệu xấu cho bạn .

7.Cầm đèn chạy trước ô tô.

Bạn nghe nhiều tin xấu hoặc phát hiện ra những điềm dự báo không mấy khả quan về tình hình tài chính của công ty, đó là lỗi phát sinh từ một số quyết định không hợp lý của ban giám đốc. Nếu đúng thế, hãy tìm đường cứu mình, bởi vì không có lửa thì làm sao có khói. Những lời góp ý khắc phục sự cố như: rà soát lại tình hình tài chính cải tổ lại nội bộ…sẽ nhấn chìm sự nghiệp của bạn. Bạn sẽ thể hiện được cá tính và năng lực bản thân nhưng bạn sẽ mất việc.

8 Bạn có giám đốc mới

Bạn là nhân viên được đánh giá cao. Bạn là “ngôi sao” sáng trong công ty. Tuy nhiên, đó là chuyện trước đây, ở dưới thời của ông sếp cũ. Giám đốc mới đến, một người chưa nắm hết tình hình nhân sự càng không biết giá trị của bạn. Hơn nữa, khi bắt đầu tiếp quản quyền lảnh đạo, ông ấy sẽ thiết lập những nguyên tắc mới cũng như bố trí công việc lại. Bạn cảm thấy mình bị hất hủi, mất đi ưu thế và tiếng nói của mình trong công ty như trước đây.

9. Bạn có ấn tượng xấu về cấp trên và bi quan với viễn cảnh tương lai

Bạn đã có những kế hoạch cụ thể rõ ràng đế thực hiện công việc, phát triển nghề nghiệp theo ý bạn. Tuy nhiên, bạn chưa kịp tiến hành, đột nhiên, ông sếp chen chân vào phá bỏ tất cả các ý tưởng công sức của bạn.

Đó là một viễn cảnh làm bạn chán nản mỗi khi nghĩ đến công việc. Một điều nữa sẽ làm bạn ngán nghẫm khi sếp lại đánh giá năng lực nhân viên bằng cách nhìn vào số giờ làm thêm.

Lập tức, bạn nghĩ rằng mình bị ngán đường và khó có cơ hội thăng tiến trong tương lai, bạn cảm thấy mình không đưọc tin tưởng và bị soi quá kỹ. Bạn cảm thấy khó mà trụ ở đây lâu dài, đó là suy nghĩ bào mòn sự năng nổ lòng nhiệt tình vì công việc của bạn mỗi ngày. Nếu không muốn mất việc làm, bạn cần phải chấn chỉnh lại tác phong làm việc của mình ngay lập tức.

Với 9 trường hợp trên đây là những dấu hiệu cảnh báo cho nguy cơ thất nghiệp, bạn có thể đọc và so sánh với hoàn cảnh cụ thể của mình để có những bước điều chỉnh kịp thời khi đèn đỏ đã bật lên. Bạn không thể ngày ngày đi làm với tâm trạng đến đâu hay đến đó.

HR Vietnam (Theo Askmen)


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx