sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Ngón Tay Đeo Nhẫn

Thế đấy,” Zeidler nói. “Vậy là các cậu quyết định thôi không làm việc nữa.” Điều làm ông rầu lòng là Klepp và Oskar cứ ngồi cả ngày chẳng làm gì trong phòng của Klepp hoặc của Oskar. Tôi đã trả tiền thuê tháng mười cho cả hai phòng bằng số còn lại từ khoản tiền ứng trước của Ts Dösch, nhưng tiền đồ tài chính cũng như các mặt khác cho tháng mười một xem ra thật ảm đạm.

Tuy nhiên, chúng tôi có ối nơi mời chào. Một số vũ trường và câu lạc bộ đêm muốn thuê chúng tôi. Nhưng Oskar chán ngấy chơi nhạc jazz rồi. Điều đó gây một sự căng thẳng trong quan hệ của tôi với Klepp. Klepp bảo phong cách mới của tôi chẳng có gì liên quan với jazz cả. Hắn nói đúng và tôi không phủ nhận. Hắn nói tôi không trung thành với lý tưởng nhạc jazz. Đầu tháng mười một, Klepp được một người chơi bộ gõ mới, một tay cừ là đằng khác, tên là Bobby ở tiệm Kỳ Lân, đồng thời nhận được một hợp đồng ỏ Khu Phố cổ. Sau đó, chúng tôi lại là bạn thân thiết mặc dầu bấy giờ Klepp đã bắt đầu nói theo luận điệu cộng sản, tuy thực bụng hắn có suy nghĩ thế không thì tôi chưa dám chắc.

Cuối cùng, tôi chỉ còn một cửa duy nhất là Ts Dösch. Dù có muốn, tôi cũng không thể quay về sống với Maria: Stenzel đang đâm đơn xin ly hôn với ý đồ biến Maria của tôi thành một bà Maria Stenzel. Thi thoảng tôi khắc một tấm bia cho Korneff hoặc tạt vào Trường Mỹ thuật để được bôi đen kịt hoặc trừu tượng hóa trên giấy hay trên toan. Khá nhiều lần tôi đến thăm Ulla, nhưng không nhằm ý đồ cụ thể gì; ít lâu sau khi chúng tôi từ Phòng tuyến Đại Tây Dương trở về, nàng đã buộc phải cắt đứt lời đính ước với Lankes vì y chẳng làm gì khác ngoài việc vẽ các nữ tu sĩ, thậm chí không còn muốn bợp tai Nàng Thơ Ulla nữa.

Tấm danh thiếp của Ts Dösch nằm với tiếng kêu gọi câm lặng của nó trên bàn tôi, bên cạnh cái bồn tắm. Một hôm, sau khi quyết định là không cần gi đến Ts Dösch nữa, tôi xé nó và vứt đi. Tôi kinh hoàng phát hiện ra rằng địa chỉ và số điện thoại trên tấm các ấy đã khắc sâu vào tri nhớ của minh từ lúc nào rồi. Tôi có thể đọc thuộc lòng chùng như đọc một bài thơ. Không những tôi có thể mà tôi còn đọc lên thật sự nữa. Cứ thế liền trong ba hôm. Ban đêm, cái số điện thoại làm tôi mất ngủ. Sáng hôm thứ tư, tôi đến trạm điện thoại gần nhất. Dösch nói như thể lúc nào cùng chờ tôi gọi đến và đề nghị tôi ghé qua trụ sở ngay chiều nay. ông muốn giới thiệu tôi với sếp. Thực tế, sếp đang muốn gặp tôi.

Hãng hòa nhạc “Phương Tây” đặt trụ sở trên tầng tám một tòa nhà công vụ mới xây. Sàn rải thảm đắt tiền, crôm bóng loáng khắp chỗ, hệ thống ánh sáng gián tiếp, cách âm, những cô thư ký chân dài thoăn thắt lướt qua tôi trong sột soạt áo váy lụa thoang thoảng mùi khói xì-gà của sếp. Chỉ thêm hai giây nữa, khéo tôi đến phải chuồn mất.

Ts Dösch dang rộng tay đón tôi; cũng may mà ông ta không thực sự ôm hôn tôi. Bên cạnh ông, một cô áo thun xanh đang đánh máy. Khi tôi bước vào, cái máy chữ ngừng nhưng gần như ngay lập tức, lại tăng tốc độ để bù lại thời gian đã mất. Dösch báo với sếp là tôi đã đến. Oskar ngồi lên phần sáu mép ngoài bên trái của một chiếc ghế bành lớn bọc da màu đỗ Ăng-lê. Một cái cửa xếp mở ra, cái máy chữ nín thở, một sức mạnh ẩn tàng xốc tôi đứng dậy, những cánh cửa đóng lại sau lưng tôi, một tấm thảm trôi qua căn phòng rộng sáng trưng, chở tôi về phía trước cho đến khi một cái mặt bàn gỗ sồi rộng mênh mông được đỡ bỏi những ống thép bảo tôi rằng: giờ đây Oskar đang đứng trước bàn giấy của sếp - không biết ông ta nặng mấy tạ? tôi tự hỏi. Tôi ngước cặp mắt xanh tìm sếp đằng sau cái mắt bàn gỗ sồi hoàn toàn trống trơn và thấy trong một chiếc ghế-xe lăn có thể nâng cao hạ thấp và ngả ra sau như một chiếc ghế nha sĩ, ông thày và bạn Bebra của tôi, liệt toàn thân, chỉ còn cặp mắt và những dầu ngón tay là, sống động.

Ôi, đội ơn Chúa, ông vẫn còn giọng! Và cái giọng ấy nói thế này: “Vậy là chúng ta lại gặp nhau, me-xừ Matzerath. Cách đây bao năm, khi chú còn thích đương đầu với thế giới từ cái tầm cao ba tuổi của chú, ta đã chẳng nói: những người như chúng ta không thể mất nhau, đó sao? Duy có điều ta rất lấy làm tiếc mà nhận thấy rằng chú đã thay đổi kích thước của mình một cách căn bản không hợp lý và bất lợi. Chẳng phải trước kia chú chỉ cao vừa vặn có chín mươi tư phân sao?”

Tôi gật đầu, nước mắt lưng tròng. Bức tường đằng sau ghế-xe lăn của thầy - chạy bằng một mô-tơ điện phát ra một tiếng ro ro nhỏ và rền - chỉ có độc một tấm hình: một ảnh chân dung bán thân bằng kích cỡ thật của Roswitha, nàng Raguna vĩ đại của tôi, trong một cái khung phong cách ba-rốc. Bebra không cần theo luồng mắt tôi cũng biết tôl đang nhìn gì. Môi ông, khi ông nói, vẫn gần như không động đậy: “À, phải, Roswitha của chúng ta! Không biết, nếu còn sống, nàng có thích anh chàng Oskar mới của chúng ta không nhỉ? Ta nghĩ là không nhiều lắm. Nàng yêu một Oskar khác kia, một Oskar ba tuổi má bầu bĩnh như một thiên thần mà sao nồng cháy ái ân đến thế! Nàng tôn thờ cậu ta - nàng luôn miệng nói với ta thế không biết chán. Nhưng rồi một hôm, cậu ta không chịu mang đến cho nàng một tách cà-phê; tự nàng phải đl lấy và thiệt mạng. Và nếu ta không nhầm thì đó không phải là tội sát nhân duy nhất mà cậu bé thiên thần Oskar của chúng ta gây ra. Chẳng phải là cậu ta đã đánh trống đưa mẹ tội nghiệp của mình xuống mồ sao, đúng thế không?”

Tôi gật đầu. Tôi ngước nhìn Roswitha, đội ơn Chúa, tôi có thể khóc. Bebra lấy đà cho cú đòn tiếp theo. “Và còn Jan Bronski, thư ký bưu chính, mà cậu bé Oskar ba tuổi ưa gọi là ông bố giả định? Oskar nộp ông cho bọn đao phủ bắn chết. Và bây giờ, me-xừ Oskar Matzerath, người đã cả gan thay hình đổi dạng, có lẽ bây giờ chú có thể nói cho ta hay ông bố giả định thứ hai của chú, Matzerath chủ hiệu tạp hóa, giờ ra sao rồi?”

Một lần nữa tôi nhận tội. Tôi thừa nhận rằng tôi đã giết Matzerath bởi vì tôi muốn rũ bỏ ông và kể cho quan tòa của tôi hay tôi đã làm ông nghẹt thở đến chết như thế nào. Tôi không trốn sau một khẩu tiểu liên Nga nữa, mà nói: “Chính là em, thưa thày Bebra. Em đã làm thế. Cả cái tội ác đó cũng do em, em không hề vô tội đối với cái chết đó. Xin hãy rủ lòng thương!”

Bebra cười, tôi không hiểu vì cái gì. Chiếc ghế đẩy của ông rung lên, một làn gió từ đâu thổi bù mái tóc quỷ lùn xoã trên hàng chục vạn nếp nhăn tạo thành gương mặt ông.

Một lần nữa tôi cầu xin lòng thương, nạp vào giọng mình một chất dịu ngọt mà tôi biết là hiệu nghiêm và phủ mặt bằng đôi bàn tay mà tôi biết là đẹp và dễ gây xúc động: “Hãy thương em, thày Bebra thân yêu! Xỉn hãy rủ lòng thương!”

Bebra, sau khi đã tự chỉ định là quan toà phán xử tôi và đã sắm vai một cách hoàn hảo, ấn một nút trên cái bảng điều khiển nhỏ mầu trắng ngà kẹp giữa hai tay và hai đầu gối ông.

Tấm thảm đằng sau tôi chở tới cô gái mặc áo thun xanh mang theo một cặp hồ sơ. Cô bày những giấy tờ đựng trong cặp hồ sơ lên mặt bàn gỗ sồi ngang tầm vai tôi, nghĩa là quá cao để tôi có thể nhìn thấy cụ thể những gì cô bày ra. Rồi cô đưa tôi một cái bút máy: tôi phải mua lòng từ bi của Bebra bằng chữ ký của tôi.

Tuy nhiên, tôi cũng đánh bạo hỏi vài câu. Tôi không thể cứ nhắm mắt mà ký.

“Tài liệu trước mặt chú,” Bebra nói, “là một bản hợp đồng làm việc chuyên môn. Phải ghi tên đầy đủ của chú. Chúng tôi cần biết mình giao dịch với ai. Họ và tên: Oskar Matzerath.”

Ngay sau khi tôi ký xong, tiếng ro ro của mô-tơ điện liền tăng cường độ. Tôi ngước mắt khỏi chiếc bút máy vừa kịp để nhìn thấy chiếc xe lăn chạy xuyên ngang phòng và biến mất qua một cửa trượt.

Quý vị độc giả có thể muốn tin rằng bản hợp đồng sao làm hai bản mang chữ ký của tôi là chứng chỉ bán linh hồn của tôi hoặc buộc tôi làm những tội ác gớm ghiếc. Với sự giúp đỡ của Ts Dösch, tôi chẳng mấy khó khăn để hiểu rằng tất cả những gì Oskar phải làm chỉ là xuất hiện một mình với cái trống trước công chúng và đánh trống như tôi đã đánh hồi lên ba và mới đây, một lần nữa, ở Hầm Hành của Schmuh. Văn phòng Hòa Nhạc “Phương Tây” đảm nhận tổ chức những chuyến đi lưu diễn của tôi và lo việc quảng cáo trước cho thích hợp.

Tôi nhận một khoản ứng thứ hai rất xôm để sống và chi dùng trong thời gian tiến hành chiến dịch quảng cáo. Thỉnh thoảng tôi ghé qua văn phòng cho nhà báo phỏng vấn và chụp ảnh. Ts Dösch và cô gái áo thun xanh rất ân cần, nhưng tôi không lần nào gặp lại Thày Bebra nữa.

Ngay cả trước chuyên lưu diễn đầu tiên, tôi đã đủ khả năng đê kiếm một chỗ ở tốt hơn. Nhưng tôi vẫn ở lại chỗ Zeidler vì Klepp. Klepp giận tôi về chuyện giao dịch làm ăn với “bọn tư bản”. Tôi cố hết sức xoa dịu hắn nhưng không nhượng bộ và thế là không còn những cuộc rong chơi vào Khu Phố Cổ uống bia, nhắm dồi tiết tươi với hành. Thay vào đó, để chuẩn bị cho cuộc sống nay đây mai đó, tôi tự đãi mình những bữa ăn tối sang trọng ở nhà hàng Ga.

Oskar không đủ chỗ để mô tả dài dòng về thành công của gã. Các áp-phích, bích trương quảng cáo, bơm tôi lên thành một người làm phép lạ, trị bệnh bằng lòng tin, thiếu chút nữa thì thành một Đấng Cứu Thế, tỏ ra hiệu quả khủng khiếp. Tôi khởi đầu ở các thành phố vùng Ruhr, trong những rạp từ nghìn rưởi đến hai nghìn chỗ ngồi. Đèn sân khấu tập trung rọi vào tôi trong bộ đồ xmôkinh, một mình trên nền màn nhung đen. Tôi chơi trống nhưng công chúng của tôi không phải lả những thanh niên mê nhạc jazz. Không, những người đổ xô đến nghe tôi là lớp người từ trung niên trở lên, bao gồm cả các cụ già lụ khụ. Thông điệp của tôi chủ yếu gửi đến những người cao tuổi và họ đáp lại. Họ không ngồi im lặng khi tôi đánh thức cái trống tuổi lên ba của tôi dậy. Họ xả hết niềm khoái thu của mình không phải bằng ngôn ngữ của tuổi họ mà bằng những bi ba bi bô của trẻ lên ba. “Rashu, Rashu!” họ líu lo vậy khi Oskar kể lại bằng trống một đoạn đời kỳ diệu của Rasputin kỳ diệu. Nhưng phần lớn các thính giả của tôi chưa thực sự tới tầm của Rasputin. Thành công lớn nhất của tôi đến từ những tiết mục gợi lại không phải những sự kiện đặc biệt mà là những giai đoạn của thời thơ ấu. Tôi đặt cho các tiết mục đó những cái tên như: Những cái răng đầu tiên của Bể, Cơn ho gà tệ hại, Bít tất ngứa, Nằm mê cháy nhà là tè dầm liền...

Những cải đó hấp dẫn người già. Họ bị cuốn hút hoàn toàn. Lợi họ nhức nhối vì cái răng đầu tiên nứt ra. Hai nghìn ông già bà già ho sù sụ khi trống tôi truyền nhiễm chứng ho gà. Tôi đi tất len cho họ và thế là họ gãi sồn sột. Biết bao ông già bà già đã làm ướt đồ lót của mình và cả nệm ghế mình đang ngồi khi tôi cho bọn trẻ con mê thấy cháy nhà. Một lần - tôi không nhớ chính xác là ở Wuppertal hay Bochum, không, đó là ở Recklinghausen - tôi đến với các thợ mỏ già. Buổi biểu diễn do nghiệp đoàn bảo trợ. Suốt đời họ, tôi nghĩ bụng, những người thợ mỏ già này đã lăn lộn với than đen; chắc chắn họ. có thể chịu đựng được một màu đen kinh dị. Thế là Oskar chơi bài Mụ phù thuỷ đen độc ác và kìa, một nghìn rưởi thợ mỏ già dày dạn đã từng trải qua mọi thử thách: xập hầm, khí nổ, ngập lò, đinh công, thất nghiệp, bỗng rú lên những tiếng thét rùng rợn nhất tôi từng nghe thấy. Những tiếng thét của họ - và đây là lý do khiến tôi kể lại chuyện này - phá tan nhiều ô kính cửa sổ được che rèm rất dày. Một cách gián tiếp, tôi tìm lại được cái giọng diệt thuỷ tinh của mình. Tuy nhiên, tôi rất ít dùng đến nó: tôi không muốn làm hỏng công việc của mình.

Phải, công việc đang phát đạt. Khi chuyến lưu diễn kết thúc và tôi tính toán với Ts Dösch, hóa ra cái trống thiếc của tôi là một mỏ vàng.

Tôi không hỏi đến ông thày Bebra và thậm chí đã từ bỏ mọi hy vọng gặp lại ông. Nhưng ít bữa sau, Ts Dösch báo cho tôi là Bebra đang đợi tôi.

Cuộc gặp gỡ thứ hai của tôi với ông thày hoàn toàn khác lần trước. Lần này, Oskar không phải đứng trước cái mặt bàn gỗ sồi. Thay vì, tôi ngồi trong một chiếc xe lăn chạy bằng mô-tơ điện được đặt theo kích cỡ của Oskar. Ts Dösch đã thu băng những tường thuật, bình luận của báo chí về chuyến lưu diễn của tôi và mở máy cho Bebra và tôi cùng nghe. Bebra có vẻ hài lòng. Riêng tôi, những lời tâng bốc của báo chí làm tôi bối rối. Họ dựng tôi thành thần tượng, Oskar cùng cái trống của gã đã trở thành người chữa trị cho cả thể xác lẫn tâm hồn. Và điều chúng tôi chữa giỏi nhất là bệnh mất trí nhớ. Thuật ngữ “chủ nghĩa Oskar” xuất hiện lần đầu tiên và, tôi lấy làm tiếc mà thưa, còn trở đi trở lại nhiều lần nữa.

Sau đó, cô áo thun xanh mang trà đến cho tôi và đặt hai viên thuốc lên lưỡi ông thày tôi. Chúng tôi trò chuyện, ông thôi không đóng vai người buộc tội tôi nữa. Lại như bao năm trước ở tiệm cà-phê Bốn Mùa, chỉ khác cái là thiếu signora Roswitha của chúng tôi. Khi tôi không thể không nhận ra là Thày Bebra đã ngủ giữa chừng một câu chuyện dài về quá khứ của tôi, tôi bèn bỏ ra mươi mười lăm phút chơi với chiếc xe lăn của mình, vặn mô-tơ chạy ro ro, băng qua sàn, lượn trái lượn phải. Tôi phải khó khăn mới rời bỏ được cái đồ vật đặc sắc này, những khả năng vô tận của nó đem lại cơ hội cho một tật xấu vô hại.

Chuyến lưu diễn thứ hai của tôi rơi vào mùa Vọng trước Giáng Sinh. Tôi dựa theo đó lập chương trình cho phù hợp và được báo chí tôn giáo, Thiên Chúa cũng như Tin Lành, ca ngợi hết lời. Quả vậy, tôi đã biến dược những kẻ lầm lỗi thâm căn cố đế thành một bày trẻ hát những bài thánh ca Giáng Sinh bằng một giọng xúc động, đầy nước mắt. “Jêxu, con sống vì Người; Jêxu, con chết vì Người,” lời hát cất lên từ hai nghìn rưởi tâm hồn già nua mà không ai ngờ còn có được những biểu hiện ngây thơ con trẻ hoặc nhiệt thành tôn giáo như vậy.

Chuyến lưu diễn thứ ba của tôi trùng với dịp lễ hội hóa trang và một lần nữa tôi lại chỉnh đốn chương trình. Không một lễ hội hóa trang gọi là cho “trẻ con” nào có thể vui nhộn hơn, ngộ nghĩnh vô tư hơn những buổi tối trong đó các cụ bà run rẩy biến thành những Carmen và những thiếu nữ da dô, trong khi các cụ ông hai tay vẩy súng đòm-đòm, dẫn đầu toán cướp của mình xung trận.

Sau lễ hội hóa trang, tôi ký một hợp đồng với một công ty sản xuất đĩa hát. Việc thu thanh được làm trong những phòng cách âm. Không khí vô trùng ở đó mới đầu có làm tôi cảm thấy gò bó, nhưng rồi tôi đề nghị treo lên tường những bức ảnh khổ rất lớn chụp những ông già bà già như ta thường thấy ở các nhà dưỡng lão và trên ghế đá công viên. Bằng cách tập trung chú ý vào những tấm hình đó, tôi có thể đánh trống với niềm xác tín như trong những phòng hoà nhạc đầy hơi ấm tình người.

Đĩa bán chạy như tôm tươi. Oskar trở nên giàu có. Điều đó có khiến tôi từ bỏ căn phòng tồi tàn vốn xưa là buồng tắm trong căn hộ Zeidler không? Không. Tại sao? Vì Klepp bạn tôi và cũng vì căn phòng trống không đằng sau cánh cửa lắp kính mờ, nơi Xơ Dorothea đã từng sống từng thở. Oskar làm gì với cả đống tiền của mình? Gã đưa ra một đề nghị với Maria, Maria của gã.

Đây là điều tôi nói với Maria: Nếu em cho Stenzel về vườn, nếu em không những quên chuyện định lấy lão làm chồng mà còn dứt khoát tống khứ lão ra khỏi cửa, tôi sẽ mua cho em một cửa hàng đặc sản với thiết bị hiện đại. Bỗi vì xét cho cùng, Maria thân yêu, em sinh ra để làm ăn buôn bán chứ đâu phải dành cho bất kỳ một lão Stenzel vô tích sự não.

Tôi đã không lầm về Maria. Nàng bỏ Stenzel và với sự tài trợ của tôi, dựng một cửa hàng đặc sản hạng nhất ở phố Friedrich. Công việc làm ăn phạt đạt và ba năm sau, tức là tuần trước - như Maria hớn hở, và không quên tỏ lòng biết ơn, thông báo với tôi hôm qua - nàng đã mở thêm một chi nhánh ở Ober-Kassel.

Đó là vào lúc tôi trở về từ chuyến lưu diễn thứ bảy hay thứ tám nhỉ? Tôi chỉ nhớ chắc đó là tháng bảy, trời rất nóng. Từ Ga Trung Tâm, sau khi thoát khỏi vòng vây các ông bà già săn chữ ký, tôi nhảy lên một cái tắc-xi về thẳng văn phòng hoà nhạc và lúc xuống xe, lại rơi vào vòng vây của một số người săn chữ ký khác - những ông bà lẽ ra nên ở nhà trông cháu. Tôi nhờ báo sếp là tôi đã đến. Những cánh cửa gấp mở ra, tấm thảm vẫn đưa tôi đến trước cái bàn rộng mênh mông, nhưng đằng sau bàn, không có Bebra cũng chẳng có xe lăn nào đợi tôi. Chỉ có nụ cười của Ts Dösch.

Bebra chết rồi. ông chết từ mấy tuần trước ông không muốn bọn họ cho tôi biết bệnh tình của ông. Ông đã dặn: không được để bất cứ điều gì, kể cả cái chết của ông, làm ngáng trở chuyến lưu diễn của Oskar. Lát sau, người ta đọc di chúc: phần thừa kế của tôi gồm một khoản tiền khá lớn và bức ảnh chân dung Roswitha treo trên bàn giấy của ông. Đồng thời, tôi cũng bị một tổn thất tài chinh nặng: vì không còn bụng dạ nào mà biểu diễn, tôi huỷ bỏ không báo trước hai chuyến đi - miền Nam nước Đức và Thụy Sĩ - do vậy bị kiện về tội vi phạm hợp đồng.

Tôi không chỉ tổn thất về tài chính. Cái chết của Bebra là một đòn nặng đối với tôi. Tôi không thể hồi phục lại trong một sớm một chiều. Tôi cất trống vào tủ khoá chặt lại và nằm lì không ra khỏi phòng. Tệ hơn nữa, anh bạn Klepp của tôi lại chọn đúng thời điểm này để cưới vợ; hắn chọn một cô gái tóc đỏ bán thuốc lá làm bạn đời chỉ vì đã có lần hắn tặng cô ta một tấm ảnh của mình. ít ngày trước lễ thành hôn (mà tôi không được mời đến), hắn trả lại căn phòng và dọn đến Stockum. Oskar trơ thành khách trọ duy nhất của Zeidler.

Quan hệ của tôi với Con Nhím đã thay đổi. Giờ đây khi báo chí đăng tên tôi bằng những hàng chữ lớn, ông đối xử với tôi trân trọng. Đổi lại một số tiền lẻ, ông còn cho tôi chỉa khóa căn phòng cũ của Xơ Dorothea mà ít lâu sau đó, tôi thuê luôn để ngăn bất kỳ ai khác làm điều đó.

Vậy là nỗi buồn của tôi đã có lộ trình riêng. Tôi mở cửa cả hai phòng, lê thân xác mình từ cái phòng-bồn tắm ra ngoài, đi xuôi tấm thảm xơ dừa đến phòng Dorothea, ngó vào cái tủ quần áo trống không, để cho tấm gương trên bồn rửa mặt nhái mình, tuyệt vọng nhìn cái giường thô không chăn không nệm, rút lui ra hành lang và chạy trốn về phòng mình. Nhưng cả ở đó cũng cô quạnh không chịu nổi.

Hẳn là nhắm vào nhu cầu của những người cô độc, một người Đông Phổ bỏ lãnh địa của mình ở miền Masuria tới đây tỵ nạn, một người có đầu óc kinh doanh dám nghĩ dám làm, đã mở một cửa hàng chuyên cho thuê chó cách phố Julicher không xa.

Tôi thuê Lux ở dấy, một con chó thuộc giống rottweiler lông đen bóng, lực lưỡng, hơi béo một chút. Tôi bắt đầu làm những cuộc đi dạo với Lux, coi đó là phương án thay thế duy nhất cho lộ trình chạy qua chạy lại giữa cái bồn tắm của tôi và tủ quần áo trống không của Xơ Dorothea.

Lux thường dẫn tôi đến bên bờ sông Rhine, sủa tàu thuyền qua lại. Nó cũng hay dẫn tôi đến Rath, đến rừng Grafenberg, sủa các cặp tình nhân. Cuối tháng 7 năm 1951, nó dẫn tôi đến Gerresheim, một khu ngoại ô đã nhanh chóng mất đi tính cách thôn đã của nó nhờ sự hiện diện của một số xí nghiệp trong đó có một nhà máy thuỷ tinh lớn. Qua khỏi Gerresheim, con đường lượn giữa những vườn rau có hàng rào ngăn cách với những đồng cỏ và đồng lúa (hình như là lúa mạch đen) bên ngoài.

Hình như tôi đã nói là vào cái hôm Lux đưa tôi đến Gerresheim và qua Gerresheim, vào giữa những vườn rau và đồng lúa, trời rất nóng, phải không nhỉ? Khi những ngôi nhà cuối cùng của khu ngoại ô đã ở đằng sau chúng tôi, tôi cởi xích cho Lux chạy rông. Tuy nhiên, nó vẫn bám gót tôi; nó là một con chó trung thành, một con chó trung thành khác thường bởi xét theo tiêu chuẩn chó thuê, nó phải trung thành với nhiều chủ khác nhau.

Nói cách, khác, nó quá ngoan ngoan đối với sở thích của tôi, tôi những muốn thấy nó chạy nhông và thậm chí tôi còn đá nó để xua nó đi. Nhưng khi nó chạy đi, rõ ràng là nó cảm thấy lương tâm cắn rứt. Và nó bèn quay lại, rũ cái đầu đen bóng và ngước nhìn tôi bằng cặp mắt chó trung thành đã đi vào phong dao tục ngữ.

“Chạy đi, Lux,” tôi ra lệnh. “Nhổng đi!”

Lux tuân lệnh mấy lần nhưng lần nào cũng chỉ được một thoáng ngắn ngủi đến nỗi cuối cùng, tôi thấy khoan khoái khi thấy nó biến vào cánh đồng lúa mạch đen và ở lì trong đó. Chắc Lux đuổi theo một con thỏ, tôi nghĩ. Hoặc giả có thể đơn giản là nó cảm thấy cần được một mình, được là một con chó, cũng như Oskar đây đang muốn là một con người không có chó nào ở bên, dù chỉ là trong chốc lát.

Tôi chẳng để ỳ gì đến xung quanh, cả những vườn rau, cả Gerresheim cũng như cái thành phố đồng bằng đằng sau màn sương mù đều không thu hút mắt tôi. Tôi ngồi xuống một cái trụ gang gỉ từng dùng để quấn dây cáp- từ đây trở đi, tôi sẽ gọi nó là trống cáp; bởi vì vừa ngồi một cái, Oskar đã lấy đốt ngón tay gõ lên trống cáp. Trời nóng thiêu. Bộ com-lê của tôi quá ngốt đối với thời tiết như thế này. Lux đã chạy đi và chưa quay trở lại. Dĩ nhiên, không một thứ trống cáp gang nào có thể thay thế cái trống thiếc nhỏ của tôi, nhưng mặc dù thế, tôi vẫn dần dà trôi ngược về quá khứ. Khi tôi mắc kẹt, có nghĩa khi nihững hình ảnh của mấy năm gần đây, đây những bệnh viện và nữ y tá, cứ một mực trở đi trở lại, tôi liền nhặt hai nhành cây khô và tự nhủ: Hãy chờ một phút, Oskar. Thử xem mày là ai và mày từ đâu tới nào. Và đây, chúng hừng lên, hai cái bóng điện sáu mươi oát lúc tôi ra đời. Giữa hai bóng đèn, chú bướm đêm đánh trống. Đằng xa, cơn giông xê dịch đồ đạc. Tôi nghe thấy Matzerath nói rồi một lát sau, tiếng mẹ tôi. Matzerath hứa cho tôi một cửa hàng, mẹ tôi thì hứa cho đồ chơi; khi nào lên ba, tôi sẽ được một cái trống và thế là Oskar cố làm sao cho ba năm trôi qua thật nhanh. Tôi ăn uống, ỉa đái, lên cân, để cho mọi người bế ẵm, cân kẹo, quấn tã, tắm rửa kỳ cọ, xoa phấn, tiêm chủng và trầm trồ ngắm nghía. Tôi để họ gọi mình bằng tên, cười mỉm theo yêu cầu, cười thành tiếng khi cần thiết, đi ngủ và thức đậy đúng giờ giấc, và khi ngủ phô bộ mặt mà người lớn gọi là mặt thiên thần. Tôi bị đi ỉa chảy mấy lần, cảm lạnh mấy lần, mắc chứng ho gà khá lâu bởi tôi níu giữ nó và chỉ rời ra khi đã nắm vững cái tiết tấu rất khó của nó, tích nhập nó mãi mãi vào trong cổ tay vì, như quý vị biết đấy, “Ho gà” là một cái đinh trong bảng tiết mục của tôi và khi Oskar trình diễn “Ho gà” trước một cử tọa hai nghìn người, thì cả hai nghìn ông bà già đều đồng loạt ho khan hàng tràng không dứt.

Lux ư ử dưới chân tôi, cọ mình vào đầu gối tôi. Ôi, cáì con chó thuê mà tôi đã thuê để đánh lừa nỗi cô đơn của mình! Nó đứng đó, bốn chân, vẫy đuôi, dứt khoát là chó, với cái nhìn chó và ngậm một cái gì đó nơi mõm đầy nhớt đãi: một cái que, một hòn đá hay bất kỳ cái gì có thể là hay ho đối với một con chó.

Thời thơ ấu của tôi, thời thơ ấu mang nặng ý nghĩa đối với tôi, từ từ truội đi. Cảm giác đau nhức trong lợi, báo hiệu những cái răng đầu tiên, tan dần. Mệt mỏi, tôi ngả người ra sau; một người trưởng thành, lưng gù, ăn mặc kiểu cách tuy hơi quá ấm, có đồng hồ đeo tay, giấy tờ căn cước và một sấp giấy bạc trong ví. Tôi cắm một điếu thuốc vào giữa đôi môi, đưa một que diêm lên châm lửa và giao phó cho thuốc lá nhiệm vụ xua khỏi miệng cái vị đầy ám ảnh của tuổi thơ.

Còn Lux thì sao? Lux lại cọ mình vào tôi. Tôi đẩy nó ra và thổi khói thuốc lá vào mặt nó. Nó không thích thế nhưng vần đứng nguyên chỗ, tiếp tục cọ vào tôi. Nó liếm tôi bằng mắt. Tôi dõi nhìn những hàng dây điện tín gần đấy tìm chim sẻ mà tôi coi là phương thuốc chống những con chó quấy rầy. Nhưng không có con sẻ nào và Lux không chịu rời. Nó giũi mõm vào giữa hai ống quần tôi, tìm đúng chỗ ấy, chính xác như thể tay chủ người Đông Phổ đã huấn luyện đặc biệt cho nó cái ngón ấy.

Tôi giáng cho nó hai cú gót giày. Nó lùi ra khoảng một mét và run rẩy đứng bốn chân đó, nhưng vẫn tiếp tục vươn về phía tôi cái mõm với chiếc que hay hòn đá gì đó, một cách khăng khăng như thể cái nó đang ngậm trong miệng không phải là cải que hay hòn đá, mà là cái ví (nó vẫn cồm cộm trong túi vét- tông của tôi) hay cái đồng hồ (vẫn đang tích tắc ở cổ tay tôi đây).

Vậy thì nó đang giữ cái gì? Cái gì quan trọng đến thế khiến nó nhất thiết phải trình cho tôi xem?

Tôi moi giữa hai hàm răng âm ấm của nó và tôi đã có vật đó trong tay. Tôi biết mình đang cầm cái gì nhưng vờ làm vẻ bối rối như thể đang tìm chữ để gọi tên cái vật mà Lux đã mang từ ruộng lúa mạch về cho tôi.

Có nhưng bộ phận cơ thể con người mà ta có thể xem xét dễ dàng hơn, chính xác hơn khi nó được tách rời khỏi trung tâm. Đó là một ngón tay. Một ngón tay phụ nữ. Một ngón tay đeo nhẫn. Một ngón tay đeo nhẫn của phụ nữ. Một ngón tay phụ nữ có đeo một chiếc nhẫn đẹp. Ngón tay đã bị chặt ở gĩưa xương khu bàn tay và khớp ngón thứ nhất, độ gần hai phân dưới chiếc nhẫn, vết chặt gọn ghẽ, lộ rõ gân của cơ duỗi.

Đó là một ngón tay đẹp, linh hoạt. Mặt đá trên chiếc nhẫn được gắn chắc bằng sáu cái móng vàng. Tôi lập tức nhận ra đó là loại lục ngọc (điều này về sau được xác nhận là đúng). Mặc dầu dưới đầu móng tay có vệt đất bẩn, như tuồng ngón tay buộc phải cào hoặc xục vào đất, móng tay có vẻ như được sửa tỉa, chăm chút rất cẩn thận. Gìơ đây, khi được lấy ra khỏi cái mõm ấm của Lux, ngón tay trở nên lạnh toát. Và cái sắc tai tái vàng bệch của nó càng tăng thêm cảm giác lạnh.

Trong nhiều tháng, Oskar mang trong túi ngực một chiếc mù- soa lụa. Gã đặt ngón tay đeo nhẫn lên vuông lụa ấy và nhận xét thấy mặt trong ngón tay từ dưới lên khớp thứ ba, có những đường chứng tỏ đây đã từng là một ngón tay lao động cần cù với một ý thức kiên định về bổn phận.

Sau khi gói ngón tay vào chiếc mù-soa, tôi đứng dậy khỏi chiếc trống cáp, vuốt nựng cổ Lux và lên đường về nhà, tay phải cầm chiếc mù-soa bọc ngón tay, dự định làm điều gì đó với vật vừa bắt được. Tôi đi tới hàng rào một khu vườn gần đấy. Đó chính là lúc Vittlar cất tiếng nói với tôi: nằm trên một chạc cây táo, từ nãy hắn đã quan sát tôi và con chó.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx