sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chuyến Xe Điên Cuối Cùng Hay Thờ Cúng Một Cái Bình

Chà, cái giọng ấy - the thé, ngạo nghễ, kiểu cách! Mà hắn lại nằm ềnh trên chạc một cây táo nữa chứ. “Ông có con chó nhỏ hay thật,” hắn nói.

Tôi hơi ngỡ ngàng: “Ông làm gì trên ấy?”

Hắn uể oải vươn vai: “Đây chỉ là những trái táo để nấu thôi, tôi đảm bảo với ông thế, ông không việc gì mà sợ.”

Hắn đã bắt đầu làm tôi khó chịu: “Ai cần biết ông có loại táo gì? Và ông nghĩ là tôi sợ cái gì?”

“À, thế đấy!” Cái giọng the thé của hắn gần như một tiếng rít. “Là vĩ ông có thể tưởng lầm tôi là con Rắn ở vườn Địa Đàng bởi từ thời đó đã có thứ táo để nấu.”

Tôi, cáu kỉnh: “Cái thứ ngụ ngôn tầm phào”

Hắn, giảo quyệt: “Tôi đồ rằng ông nghĩ chỉ có táo ăn tươi mới bõ bèn để người ta phạm tội, phải không?”

Tôi sắp sửa bỏ đi. Tôi không mảy may muốn bàn cãi về các loại táo ở vườn Địa Đàng. Bấy giờ, hắn bèn lẹ làng nhảy từ trên cây xuống, thử một phương án tiếp cận trực tiếp hơn. Hắn đứng bên hàng rào, cao và lả lướt: “Con chó của ông tìm thấy cái gì trong ruộng lúa mạch?”

Không hiểu sao tôi lại nói: “Một hòn đá.”

“Và ông gói hòn đá bỏ vào trong túi?” Chao, hắn định thẩm vấn tôi chăng!

“Tôi thích mang đá trong túi.”

“Tôi thấy nó có vẻ giống một cái que hơn.”

“Cũng có thể thế. Nhưng tôi vẫn nói đó là một hòn đá.”

“A-ha! Vậy đó là một cái que?”

“Này chứ tôi bất cần: que hay đá, táo nấu hay táo tươi....”

“Một cái que nhỏ mềm?”

“Con chó muốn về nhà. Tôi phải đi đây.”

“Một cái que có màu da thịt?”

“Ông hãy lo chăm chút những quả táo của ông thì hơn. Đi nào, Lux!”

“Một cái que mềm nhỏ, màu da thịt, đeo một chiếc nhản?”

“Ông muốn gì tôi nào? Tôi chi là một người dắt chó di dạo. Một con chó tôi mượn để đi dạo cùng tôi.”

“Tuyệt. Này, tôi cũng muốn mượn một cái gì đó. Liệu ông có thể cho tôi đeo thử chiếc nhẫn xinh đẹp kia một giây thôi, chiếc nhẫn lấp lánh trên cái que và biến nó thành một ngón tay đeo nhẫn? Tên tôi là Vittlar, Gottfried von Vittlar. Tôi là người cuối cùng của dòng họ chúng tôi.”

Như vậy đó tôi và Vittlar bắt quen với nhau. Trước khi ngày tắt, chúng tôi đã thành bạn và đến nay tôi vẫn gọi hắn là bạn tôi. Mới cách đây mấy hôm thôi, khi hắn vào thăm tôi, tôi nói: “Gottfried thân mến, mình rất mừng rằng người tố cáo mình với cảnh sát là cậu chứ không phải là một thằng cha căng chú kiết nào khác.”

Thiên thần, nếu có thật, ắt phải giống như Vittlar: dài, thướt tha, linh hoạt, ẻo lả, sẵn sàng ôm cái cột đèn cằn cỗi nhất hơn là một cô gái sôi nổi.

Mới thoạt nhìn thì khó mà thấy được Vittlar. Tuỳ theo môi trường xung quanh, hắn có thể làm cho mình nom giống như một sợi chỉ, một thằng bù nhìn, rơm, một cái cọc chống dây phơi quân áo hay một cành cây. Chính vì thế mà tôi không nhận thấy hắn khi tôi ngồi trên chiếc trống cáp và hắn nằm trên cây táo. Lux cũng không sủa vì chó vốn không trông thấy, đánh hơi thấy thiên thần và do đó, dĩ nhiên là không sủa thiên thần.

“Gottfried thân mến,” mới hôm kia, tôi hỏi hắn,”cậu có vui lòng gửi cho mình một bẳn sao cái tờ khai cậu trình cảnh sát hai năm trước đây không?” Chính tờ khai này đã khiến tôi phải ra toà và nó làm cơ sở cho lời chứng sau đó của Vittlar.

Đây là bản sao dó. Tôi để hắn nói như hắn đã làm chứng chống lại tôi trước toà:

Vào cái ngày hôm ấy, tôi, Gottfried Vittlar, đang nằm trên chạc một cây táo mọc ở rìa vườn cây của mẹ tồi, mỗi năm nó ra đủ quả để chất đầy bảy vại táo ngâm. Tôi nằm nghiêng, hông bên trái vừa khít đáy chạc hơi bị rêu. Chân tôi hướng về phía nhà máy thuỷ tinh Gerresheim. Lúc ấy tôi đang nhìn cái gì? Tôi nhìn thắng trước mặt, chờ một cái gi xẩy đến trong tầm nhìn của tôi.

Bị cáo, nay là bạn tôi, lọt vào tầm nhìn của tôi. Một con chó cùng đi với y, chạy quanh y, ứng xử như một con chó. Tên nó, như sau đó bị cáo cho tôi biết, là Lux, nó là giống rottweiler và có thể thuê được ở một “cửa hàng cho thuê chó” gần nhà thờ Thánh Roch.

Bị cáo ngồi lên một cái trống cáp rỗng từ hồi chiến tranh vẫn nằm bên ngoài khu vườn nói trên thuộc sở hữu của mẹ tôi, Alice Vittlar. Như quý toà biết, bị cáo là một người nhỏ bé. Hơn nữa, nếu nói cho chính xác triệt để, y là một kẻ dị dạng. Điều đó làm tôi chú ý. Điều làm tôi ngạc nhiên hơn nữa là ứng xử của y. Con người bé nhỏ thanh lịch ăn mặc sang trọng ấy bắt đầu gõ lên cái trống cáp gỉ, thoạt tiên bằng ngón tay, rồi bằng hai nhành cây khô. Nếu ta ghi nhận rằng bị cáo là một người chơi trống chuyên nghiệp, rằng, như đã được xác định rõ, y đã hành nghề ở mọi nơi mọi lúc; nếu ta xét thêm nữa rằng một cái trống cáp, như cái tên của nó nói lên, có thể xui khiến người ta gõ lên nó, thì ta hoàn toàn có lý để khắng định rằng vào một ngày hè oi bức, bị cáo Oskar Matzerath ngồi trên một cái trống cáp bên ngoài vườn cây của bà Alice von Vittlar, đã tạo nên những âm thanh có tiết tấu chặt chẽ bằng hai nhành liễu cái dài cái ngắn.

Tôi xin chứng thêm rằng con chó Lux đã biến vào trong một ruộng lúa mạch đen một lúc, phải, lúa đã sắp gặt được. Nếu hỏi nó biến đi bao lâu, tôi sẽ không trả lời được vì khi tôi đã nằm trên chạc cây táo, tôi mất hết khái niệm về thời gian. Tuy nhiên nếu tôi nói rằng con chó đã biến đi rất lâu, có nghĩa là tôl thấy nhớ nó, vì tôi thích bộ lông đen và đôi tai rũ của nó.

Nhưng bị cáo thì không thấy nhớ nó - tôi nói vậy là có cơ sở.

Khi con chó Lux từ ruộng lúa mạch chín trở về, nó gặm một cái gì đó trong miệng, tôi nghĩ đó là một cái que, một hòn đá hay có lẽ, mặc dâu điều này hơi phi lý, một cái hộp thiếc hay một cái thìa sắt tây. Chỉ đến khi bị cáo lấy cái chứng cứ phạm tội từ mõm con chó ra tôi mới dứt khoát nhận ra nó đích thị là nó. Nhưng từ lúc con chó cọ cái mõm còn ngậm vật kia vào ống quần của bị cáo - cụ thể là ống quần bên trái - cho đến khi bị cáo nắm giữ được nó, nhiều phút đã trôi qua - chính xác là bao nhiêu thì tôi không dám nói liều.

Con chó cố hết sức lôi kéo sự chú ý của ông chủ tạm thời của nó; tuy nhiên, bị cáo vẫn tiếp tục đánh trống theo cái cách đơn điệu, ám ảnh, gây hoang mang và có thể nói là trẻ con của y. Chỉ đến khi con chó dùng đến thủ đoạn bất nhã, thục mõm vào chỗ giữa hai cẳng của bị cáo, y mới buông hai nhành liễu và đá con chó một cái bằng chân phải - điều này thì tôi hoàn toàn chắc chắn. Con chó văng đi một nửa vòng, trở lại, run rẩy như một con chó, và một lần nữa chĩa mõm với cái vật ngậm trong đó. Không buồn đứng dậy, bị cáo với tay - lần này là tay trái - moi giữa hai hàm con chó. Nhả được vật tìm thấy, con chó Lux lùi lại vài bước. Bị cáo vẫn ngồi, cầm vật nọ trong tay, nắm tay lại, mở ra, nắm lại và khi mở ra lần nữa, tôi trông thấy có cái gì lấp lánh. Khi bị cáo đã quen mắt với vật kia, y cầm nó bằng ngón cái và ngón trỏ giơ lên ngang tầm mắt.

Mãi đến lúc ấy, tôi mới nhận dạng được vật ấy là một cái ngón tay và một lát sau, nhờ cái ánh lấp lánh, xác định cụ thể hơn là một ngón tay đeo nhẫn. Tôi không ngờ mình đã thành người đặt tên cho một trong những vụ án hình sự lý thú nhất của thời kỳ hậu chiến. Quả thật, tôi, Gottfried Vittlar, đã luôn luôn được nhắc đến như là nhân chứng ngôi sao trong Vụ án Ngón Tay Đeo Nhẫn.

Vì bị cáo vẫn ngồi yên không động đậy, tôi cũng làm theo như vậy. Thực tế, sự bất động của y truyền sang tôi. Và khi bị cáo cẩn trọng gói cái ngón tay cùng chiếc nhẫn vào một chiếc mù-soa mang sẵn trong túi ngực, tôi cảm thấy rộn lên một mối thiện cảm với con người ngồi trên cái trống cáp: y thật là gọn gàng và quy củ; đây quả là một con người mà tôi muốn quen biết.

Cho nên chính tôi đã gọi y khi y sắp sửa nhằm hướng Gerresheim ra về cùng con chó thuê của y. Tuy nhiên, phản ứng đầu tiên của y là bực bội, gần như kiêu kỳ. Cho đến giờ tôi vẫn không hiểu tại sao, chỉ vì tôi nằm trên cây, y lại coi tôi như một con rắn tượng trưng và thậm chí còn ngờ những quả táo dùng để nấu của mẹ tôi là thuộc loại táo ở vườn Địa Đàng.

Cũng có thể một thói quen ưa thích của Kẻ Cám Dỗ là nằm trên chạc cây. Trong trường hợp của tôi, đó chả là buồn chán, một tâm trạng mà tôi dễ dàng rơi vào, một tuần mấy lần nó khiến tôi phải tìm một tư thế ngả lưng trên cái cây nói trên. Có lẽ buồn chán, tự thân nó, là cái ác tuyệt đối. Bây giờ tôi xin hỏi: động cơ nào đã thúc đẩy bị cáo đến Gerresheim ở ngoại vi Düssendorf vào cái ngày oi bức ấy? Sự cô đơn, như về sau y nói với tôi. Nhưng chẳng phải cô đơn và buồn chán là hai chị em sinh đôi sao? Tôi nêu lên những điểm này chỉ để giải thích tâm lý bị cáo chứ không phải để dồn y đến chân tường. Bởi vì điều làm tôi thích y, bắt chuyện với y và cuối cùng, kết bạn với y, chính là cái dạng đặc biệt của cái ác nơi y và cách đánh trống của y, nó hòa tan cái ác thành tiết tấu. Thậm chí cả việc tôi tố cáo y, cái hành động dẫn tới việc chúng tôi phải ra trước toà đây, y với tư cách là bị cáo, tôi với tư cách là nhân chứng, cũng là một trò chơi do chúng tôi bày đặt ra, một phương cách giải trí và giải nỗi buồn chán và cô đơn của chúng tôi.

Sau một chút lưỡng lự, bị cáo, theo yêu cầu của tôi, rút chiếc nhẫn ra khỏi ngón tay đeo nhẫn - nó tuột ra không mấy khó khăn - và deo thử vào ngón út tay trái tôi. Hoá ra vừa hin và tôi rất hài lòng. Có lẽ khỏi cần phải nói là trước khi đeo thử nhẫn, tôi đã xuống khỏi chạc cây. Đứng hai bên bờ rào, chúng tôi tự giới thiệu với nhau và trò chuyện một lúc, bàn đến nhiều đề tài chính trị thời sự khác nhau, rồi y đưa tôi chiếc nhẫn. Y giữ lại ngón tay mà y nâng niu hết sức cẩn thận. Chúng tôi nhất trí rằng đó là một ngón tay dàn bà. Trong khi tôi cầm chiếc nhẫn để cho ánh sáng lấp lánh trên đó, bị cáo dùng tay trái gõ lên hàng rào một nhịp điệu nhảy sôi động. Hàng rào gỗ bao quanh khu vườn của mẹ tôi rất ọp ẹp, nó rung lên, kêu răng rắc dưới nhịp gõ của bị cáo. Tôi không biết chúng tôi đứng đó bao lâu, nói chuyện bằng mắt. Giữa chừng trò tiêu khiển ngây thơ đó, chúng tôi chợt nghe thấy tiếng máy bay ở độ cao trung bình. Có vẻ như chiếc máy bay chuẩn bị hạ cánh xuống Lohhausen. Mặc dù cả hai đều tò mò muốn biết nó hạ cánh bằng hai hay bốn động cơ, chúng tôi vẫn không ngắt quãng cuộc trao đổi bằng mắt, không nhìn lên chiếc máy bay. Sau này, khi có dịp chơi lại trò này, chúng tôi đặt cho nó một cái tên: chủ nghĩa khổ hạnh của Leo-Cà-Lăm. Hóa ra Leo-Cà-Lăm là tên một người bạn thường hay chơi trò này với bị cáo ở các nghĩa trang nhiều năm trước đây.

Sau khi chiếc máy bay đã tìm được chỗ hạ cánh - bằng hai hay bốn động cơ, tôi cũng không rõ - tôi trả lại chiếc nhẫn. Bị cáo xỏ nó vào ngón tay đeo nhẫn, gói lại trong chiếc mù-soa và đề nghị tôi cùng đi với y một đoạn đường.

Đó là ngày hai bảy tháng bảy năm 1951. Chúng tôi đi bộ đến tận trạm cuối xe điện ở Gerresheim nhưng chiếc xe chúng tôi lên là một chiếc tắc-xi. Từ bữa ấy, bị cáo luôn có dịp để đãi tôi hết sức hào phóng. Chúng tôi vào thành phố và bảo tài xế tắc-xi đợi bên ngoài cửa hàng cho thuê chó gần nhà thờ Thánh Roch. Trả con Lux xong, chúng tôi đi dọc thành phố, qua Bilk và Oberbilk tới Nghĩa trang phía Tây. Tới đây, me-xừ Matzerath phải chi ra hơn hai mươi mark tiền tắc-xi. Rồi chúng tôi đến xưởng khắc đá bia mộ của Korneff.

Nơi này bẩn kinh người và tôi lấy làm mừng khi ông thợ đá hoàn thành món hàng đặt của bạn tôi - mất khoảng một tiếng đồng hồ. Trong khi bạn tôi say sưa giảng giải cho tôi về các dụng cụ và các loại đá khác nhau, ông Korneff, không một lời bình luận, bắt tay vào đổ một tượng thạch cao sao đúng hình ngón tay nọ - không có nhẫn. Tôi lơ đãng nhìn ông làm việc. Trước hết, ngón tay phải được chuẩn bị; nghĩa là thoa mỡ khắp và đặt một sợi dây dọc theo gờ của nó. Sau đó, ông đắp thạch cao xung quanh và dùng sợi dây cắt làm hai phần trước khi thạch cao kịp rắn lại. Tôi vốn làm nghề trang trí, nên không lạ gì việc làm khuôn thạch cao. Tuy nhiên, khi ông Korneff cầm ngón tay đó lên, nó bỗng có một vẻ gì đó phi thẩm mỹ; dù sao cảm giác ấy cũng biến mất khi chiếc khuôn hoàn tất. Bị cáo lấy lại ngón tay, chùi sạch mỡ và trả tiền ông thợ đá. Thoạt đầu, ông Korneff không muốn nhận tiền vì ông coi Matzerath như bạn đồng nghiệp, ngoài ra còn nêu rõ rằng dạo xưa Oskar (ông gọi Matzerath thế) đã nặn cho ông mấy cái nhọt mà chẳng lấy xu nào. Khi cốt tượng đã rắn lại, ông thợ đá mở khuôn đúc, đưa bản sao đó cho Matzerath và hứa sẽ làm thêm cho y vài cái nữa trong mấy ngày tới. Đoạn, ông tiễn chúng tôi ra tận phố Bittweg, đi qua dãy bia mộ dăng hàng của ông.

Một chuyến tắc-xi thứ hai đưa chúng tôi về Ga Trung Tâm. Tại đây, bị cáo đãi tôi một bữa ăn tối thịnh soạn ở tiệm ăn ga hảo hạng. Qua giọng điệu như người nhà của y với các bồi bàn, tôi suy ra: y hắn là khách thường xuyên ở đây. Chúng tôi ăn thịt bò hấp với củ cải ngựa tươi, cá hồi sông Rhine, và phó-mát, tất cả “đưa cay” cho một chai sâm-banh. Khi câu chuyện quay trở lại đề tài cái ngón tay, tôi khuyên y coi đó như vật sở hữu của một người nào khác, nên gửi nó đến văn phòng của Thất Lạc và Tìm Được, nhất là khi y đã có bản sao thạch cao của nó. Bị cáo đáp lại rất kiên quyết rằng y tự coi mình là chủ sở hữu chính đáng, vì vào dịp y ra đời, người ta đã hứa sẽ cho y một ngón tay như thế - đã đành là bằng mật mã với chữ dùng cụ thể là “dùi trống”; hơn nữa, một số sẹo dài bằng ngón tay trên lưng anh bạn Herbert Truczinski của y đã báo trước ngón tay đeo nhẫn này; sau cùng, cái vỏ đạn y tìm thấy ở nghĩa trang Saspe cũng có kích thước và ý nghĩa hàm ẩn của một ngón tay đeo nhẫn trong tương lai.

Mặc dù mới dầu, tôi cười những lập luận của người bạn mới, tôi vẫn phải tbừa nhận rằng một người sắc sảo ắt có thể thấu hiểu tính liên quan kết nối đó: dùi trống, sẹo, vỏ đạn, ngón tay đeo nhẫn.

Một chiếc tắc-xi thứ ba đưa tôi về nhà sau bữa ăn tối. Chúng tôi hẹn gặp lại và ba ngày sau, một bất ngờ đón chờ tôi khi tôi đến thăm chỗ ở của bạn tôi.

Trước hết, y đưa tôi đi xem phòng. Đầu tiên, y chỉ thuê một phòng, một cái xó tồi tàn trước kia dùng làm buồng tắm, nhưng về sau, khi những cuộc biểu diễn độc tấu trống mang lại cho y tiền bạc và danh vọng, y đã thuê thêm một xó thứ hai nữa, không có cửa sổ, mà y gọi là phòng của Xơ Dorothea, và cuối cùng, thuê nốt một phòng thứ ba trước đó là chỗ trọ của một me-xừ Münzer nào đó, một nhạc công và cộng sự của bị cáo. Tất cả lên tới một khoản kếch sù, vì chủ nhà, ông Zeidler, biết rõ sự phát đạt của Matzerath và quyết tâm không bỏ lỡ cơ hội lợi dụng.

Chính phòng Xơ Dorothea là nơi bị cáo chuẩn bị sự bất ngờ. Trên mặt đá của bàn rửa mặt kiêm bàn trang điểm có gương soi, sừng sững một cái bình, loại bô-can đựng bệnh phẩm, bằng cỡ những bình mà mẹ tôi, Alice von Vittlar, đựng nước táo chế từ những trái táo nấu của chúng tôi. Nhưng trong bình này không phải là nước táo mà là cái ngón tay đeo nhẫn ngâm trong cồn. Bị cáo hãnh diện phô với tôi những cuốn sách khoa học dày cộp mà y đã tham khảo để bảo quản ngón tay. Tôi lơ đãng lật giở những trang sách, chỉ dừng lại ở những hình minh họa; nhưng phải thừa nhận rằng bị cáo đã làm rất tốt, giữ được nguyên vẹn vẻ ngoài của ngón tay. Phát biểu với tư cách nhà trang trí, tôi cũng nói với y rằng cái bình thuỷ tinh với nội dung của nó đặt dưới tấm gương, đã đạt hiệu quả trang trí mỹ mãn.

Khi thấy tôi có thiện cảm vì chiếc bình, bị cáo cho tôi biết thỉnh thoảng y vẫn cúng và cầu nguyện nó. Trí tò mò nổi dậy, tôi đề nghị y đọc cho nghe thử một lời cầu nguyện làm ví dụ. Đổi lại, y cũng có một thỉnh cầu: đưa giấy, bút cho tôi, y đề nghị tôi ghi lại lời cầu nguyện của y. Trong khi y cầu nguyện, tôi có thể hỏi và y sẽ trả lời trong phạm vi hiểu biết tối đa của y.

Sau đây xin ghi lại một số lời của bị cáo, những câu hỏi của tôi, những câu trả lời của y: Thờ cúng một cái bình: tôi thờ cúng. Ai, tôi? Oskar hay tôi? Tôi, một cách sùng kính; Oskar, một cách lơ đãng. Dốc lòng mãi mãi, không ngại nhắc đi nhắc lại. Tôi, sáng suốt vì không có kỷ niệm; Oskar, sáng suốt vì đầy kỷ niệm. Tôi, lạnh, nóng, âm ấm. Có tội nếu xét hỏi kỹ. Vô tội nếu không xét hỏi. Có tội vì, sa ngã vì, miễn tội, trút tội lên, tranh đấu tới, giữ cho khỏi, cười chê về, khóc cho, về, không, báng bổ ra miệng, lặng lẽ báng bổ, tôi không nói, tôi không im lặng, tôi cầu nguyện, tôi thờ phụng. Cái gì? Một cái bình thuỷ tinh. Bình loại gì? Một cái bô-can. Bảo quản cái gì trong đó? Một cái ngón tay. Ngón tay gì? Ngón tay đeo nhẫn. Ngón tay của ai? Tóc vàng. Ai tóc vàng? Người tầm thước. Cao một mét sáu mươi? Một mét sáu ba. Đặc điểm nhận dạng? Một nốt ruồi, ở đâu? Nách. Trái, phải? Phải. Ngón đeo nhẫn bên tay nào? Trái. Đính hôn? Có, nhưng chưa cưới. Tôn giáo? Tin Lành. Còn trinh? Còn trinh. Năm sinh? Không biết. Nơi sinh? Gần Hanover. Tháng nào? Mười hai. Cung Nhân Mã hay Nam Dương? Nhân Mã. Tính cách? Nhút nhát. Tốt tính? Siêng năng, bẻo lẻo. Biết điều? Tiết kiệm, thực tế, nhưng vui vẻ. Rụt rè? Thích ăn vặt, trực tính và bảo thủ. Xanh xao, mơ lãng du, kinh nguyệt không đều, lười nhác, thích đau khổ và nói chuyện về đau khổ, thiếu đầu óc tưởng tượng, thụ động, chờ xem cái gì sẽ xẩy đến, biết chăm chú lắng nghe, gật đầu đồng ý, khoanh tay, cụp mặt xuống khi nói, mở to mắt khi người ta nói với mình, xám nhạt với nâu gần đồng tử, nhẫn do sếp tặng, sếp có vợ, thoạt đầu không muốn nhận, rồi nhận, trải nghiệm khủng khiếp, xơ dừa, Xa-tăng, ê hề trắng, đi du lịch, di chuyển, trở về, không thể dừng, ghen nữa, nhưng vô cớ. Bệnh mà không, chết mà không, phải, không, chẳng biết, tôi không thể tiếp tục. Hái hoa dại khi sát nhân tới, không, sát nhân cặp kè với nàng suốt... Amen? Aimen.

Tôi, Vittlar Gottfried, kèm lời cầu nguyện này vào đây chỉ vì, mặc dù có vẻ rất rối rắm, những dữ kiện liên quan đến chủ nhân chiếc nhẫn có rất nhiều điểm trùng hợp với lời chứng về người phụ nữ bị sát hại, Xơ Dorothea Köngetter. Tuy nhiên, tôi không định gieo nghi ngờ.đối với lời khai của bị cáo rằng y không giết Dorothea Köngetter, thậm chi chưa bao giờ trực diện nhìn thấy cô ta.

Điều minh chứng cho bị cáo là sự sùng kính tột bậc của bạn tôi khi y quỳ xuống vừa đánh trống (cái trống kẹp giữa hai đầu gối) vừa cầu nguyện trước cái bình.

Trong một năm tiếp theo hoặc hơn nữa, tôi còn có nhiều dịp được thấy bị cáo cầu nguyện và đánh trống vì ít lâu sau, y đề nghị tôi đi theo y trong những chuyến lưu diễn với tiền lương rất hậu và tôi chấp nhận. Y đã ngừng diễn một thời gian dài, nhưng sau khi tìm được ngón tay đeo nhẫn, lại bắt đầu tái xuất. Chúng tôi đi khắp Tây Đức và nhận được nhiều lời mời sang biểu diễn ở miền Đông và cả ở nước ngoài nữa. Nhưng Matzerath muốn khoanh lại trong biên giới Cộng Hoà Liên Bang Đức; như lời y nói, y không muốn “mắc vào cái vòng bon chen quốc tế”. Y không bao giờ đánh trống hoặc cầu nguyện trước bình trước khi biểu diễn. Nhưng sau khi xuất hiện trước công chúng và sau một bữa tối linh đình kéo dài, chúng tôi rút về phòng khách sạn, bấy giờ y mới đánh trống và cầu nguyện trong khi tôi hỏi và ghi chép; sau đó, chúng tôi so sánh đối chiếu với những bài cầu nguyện của những ngày trước và tuần trước. Những bài cầu nguyện thay đổi về độ dài. Đôi khi lời chữ va nhau chan chát; vào những hôm khác, nhịp điệu lại trôi chầm chậm, gần như suy tưởng. Tuy nhiên, những bài cầu nguyện tôi gom được (mà tôi sẽ kèm theo để trình quý Toà) không chứa thông tin gì nhiều hơn bản ghi đầu tiên mà tôi gộp vào lời khai này.

Trong năm ấy, giữa những chuyến lưu diễn, tôi đã làm quen sơ sơ với một số bạn bè và bà con của Matzerath. Tôi đã gặp mẹ kế của y, bà Maria Matzerath, mà bị cáo tôn thờ tuy có phần kiềm chế. Cũng trong buổi chiều hôm ấy, tôi làm quen với Kurt Matzerath, em cùng cha khác mẹ của bị cáo, một chú bé mười một tuổi có giáo dục. Bà Augusta Köster, chị gái bà Maria Matzerath, cũng gây ấn tượng tốt dối với tôi. Như lời bị cáo tâm sự với tôi, quan hệ của y với gia đình trong những năm hậu chiến đầu tiên, còn trên cả mức căng thắng. Mãi đến khi Matzerath giúp mẹ kế của mình mở một cửa hàng đặc sản lớn bán cả các loại quả nhiệt đới và thường xuyên trợ giúp tài chính mỗi khi gặp khó khăn trong kinh doanh, quan hệ giữa họ mới trở nên thực sự hữu hảo.

Matzerath cũng giới thiệu với tôi một số dồng nghiệp cũ của y, phần lớn là nhạc công jazz. Mặc dù thấy ông Munzer, mà bị cáo gọi một cách thân mật là Klepp, thuộc “tip” người vui vẻ, dễ thương, cho đến nay, tôi vẫn chưa đủ mong muốn hoặc nghị lực để phát triển mối quan hệ ấy.

Mặc dầu, nhờ sự rộng rãi của bị cáo, trong thời gian ấy, tôi không cần hành nghề chính của mình, lòng yêu nghề vẫn khiến tôi tranh thủ, giữa hai chuyến lưu diễn, trang trí một vài mặt cửa hàng. Bị cáo quan tâm đến công việc của tôi với tình bằng hữu. Nhiều khi, đêm đã khuya, y vẫn đứng ngoài phố, xem tôi thi thố chút tài mọn. Thỉnh thoảng, công việc xong xuôi, chúng tôi rong chơi phố phường, nhưng tránh Khu Phố cổ vì bị cáo, theo lời y giải thích, không chịu nổi khi nhìn thấy những ô cửa sổ tròn hoặc những biển chữ kiểu Gô-tích cổ. Trong một cuộc dạo chơi như vậy - tôi sắp tới phần kết của lời khai này - chúng tôi đi xuyên suốt Unterrath đến xưởng xe điện. Lúc đó đã quá nửa đêm.

Chúng tôl đứng đó, hoà hiếu với thế giới và với nhau, nhìn những chuyến xe điện cuối cùng về xưởng dúng giờ quy dịnh. Quang cảnh thật dễ chịu. Xung quanh, thành phố mờ tối. Xa xa - vì hôm đó là thứ sáu - tiếng la lối của một gã thợ quá chén. Ngoài ra là im lặng vì những chuyến xe điện cuối cùng về xưởng, kể cả khi chúng rung chuông và rít ở những khúc cua, cũng không làm ầm mấy tí. Phần lớn các xe chạy thẳng vào xưởng. Nhưng cũng có một số đậu ở ngoài, quay đầu về đủ mọi hướng, trống không nhưng vẫn sáng đèn như vào hội. Ai đã nẩy ra cái ý ấy? Cả hai chúng tôi, nhưng tôi là người nói lên trước: “Này, bạn thân mến, cậu thấy thế nào?” Matzerath gật đầu, chúng tôi thủng thắng bước lên, tôi đứng vào chỗ người lái và lập tức cảm thấy thoải mái. Tôi nhẹ nhàng khởi động, nhưng dần dần tăng tốc độ. Tôi đâm ra là một tay lái cừ. Matzerath - lúc này ánh đèn sáng chưng của xưởng xe diện đã ở đằng sau chúng tôi - xác nhận sự tài khéo của tôi bằng một câu thế này: “Gottfried, cậu chắc chắn phải được rửa tội là Chính giáo nên mới lái xe điện ngon lành thế!”

Quả thật, cái công việc bất thường này làm tôi rất khoái, ở xưởng xe điện, xem ra không ai nhận thấy chúng tôi chạy xe đi vì không thấy ai đuổi theo; với lại, họ có thể dễ dàng ách chúng tôi lại bằng cách cúp diện. Tôi cho xe chạy về phía Flingern; sau Flingern, tôi định rẽ trái ở quãng Haniel rồi đi tiếp đến Rath và Ratingen, nhưng Matzerath đề nghị tôi hướng về Grafenberg và Gerreshetm. Tuy tôi có ngài ngại quãng dốc mé dưới vũ trường Hang Sư Tử, nhưng tôi vẫn chiều ý bị cáo. Tôi vượt qua đoạn dốc, vũ trường đã ở đằng sau chúng tôi, nhưng tôi phải phanh lại vì có ba người đang đứng trên đường ray.

Matzerath đã vào trong toa để hút thuốc từ lúc xe đi qua Haniel được một quãng, nên chính tôi, người lái, phải kêu: “Mời lên xe!”Hai người trong bọn đội mũ xanh có băng đen, người thứ ba, kẹp giữa hai người kia, không đội gì cả. Tôi nhận thấy khi lên xe, người thứ ba này bước trượt bậc lên xuống mấy lần, hoặc vì vụng về hoặc vì mắt kém. Hai người bạn hoặc bảo vệ đỡ ông hay nói cho đúng hơn, lôi ông sềnh sệch một cách thô bạo lên sàn lái rồi vào trong toa.

Tôi đã cho xe chạy tiếp thì -đột nhiên từ phía sau tôi, từ trong toa, tôi nghẹ thấy tiếng thút thít và một tiếng kiểu như ai bị tát. Nhưng rồi tôi yên tâm trở lại khi nghe thấy giọng quả quyết của Matzerath cự những người mới đến, bảo họ hãy thôi đánh đập một người bị thương, gần như mù vì mất kính.

“Không việc gì đến ông,” tôi nghe thấy một trong hai người đội mũ xanh gầm gừ. “Lần này, phải cho nó lãnh đủ. Trò này kéo dài quá đủ rồi.”

Trong khi tôi cho xe chạy từ từ về phía Gerresheim, bạn Matzerath của tôi hỏi con người khốn khổ kia đã làm gì nên tội. Thế rồi câu chuyện xoay theo một chiều kỳ lạ. Chúng tôi được đưa ngược trở về những ngày, thực tế là chính ngày đầu chiến tranh: 1 tháng 9 năm 1939. Hình như con người cận thị đến mức gần như mù này đã tham gia phòng thủ một Sở Bưu Chính Ba Lan nào đó với tư cách là tự vệ. Lạ thay, Matzerath, hồi đó hắn chưa quá mười lăm tuổi, mà lại biết vanh vách mọi tình tiết của câu chuyện. Y thậm chí còn nhận ra con người khốn khổ kia là Victor Weluhn, một bưu tá cận thị phát ngân phiếu, bị mất kính trong trận đánh, chạy trốn khi trận đánh còn đang tiếp diễn và thoát khỏi những kẻ đuổi bắt. Nhưng cuộc săn lùng vẫn tiếp tục cho đến khi chiến tranh kết thúc và thậm chí sau đó họ vẫn không bỏ cuộc. Họ đưa ra một tờ giấy ban bố năm 1939, một lệnh hành quyết, cuối cùng, chúng tôi đã tóm được hắn, một gã mũ xanh reo lên; gã kia tán thưởng: “Và mừng ơi là mừng vì đã dứt điểm với cái tội cái nợ này. Tôi đã phải hy sinh mọi thì giờ rảnh rỗi, kể cả những kỳ nghỉ. Một cái lệnh là một cái lệnh và lệnh này đã ban bố từ năm 39. Ông tưởng tôi không có việc gì khác phải làm sao? Tôi còn công việc của tôi chứ.” Hóa ra gã là một tay chào hàng và cộng sự của gã cũng có khó khăn riêng, gã này đã phải bỏ một cửa hàng thợ may phát đạt ở miền Đông té sang đây tỵ nạn và giờ phải bắt đầu lại từ đầu. “Nhưng xong là xong; đêm nay, bọn tôi sẽ thi hành lệnh đó và thế là dứt điểm với quá khứ. May sao lại kịp chuyên tàu cuối!”

Vậy là hoàn toàn ngoài ý định của mình, tôi trở thành người lái chuyến xe điện cuối cùng chở hai tên đao phủ và một kẻ bị kết án tử hình đến Gerresheim. Khu chợ Gerresheim vắng tanh và nom hơi xệch xẹo. Đến đây, tôi rẽ phải, định đổ khách ở trạm cuối gần nhà máy thuỷ tinh rồi phóng trở về cùng Matzerath. Ba bến đỗ trước trạm cuối, Matzerath bước ra khoang lái và đặt chiếc cặp trong đó dựng đứng cái bình thờ xuống gần chỗ những người lái xe điện chuyên nghiệp vẫn để cà-mèn thức ăn trưa của họ.

“Chúng mình phải cứu anh ta. Đó là Victor, tội nghiệp Victor!” Matzerath có vẻ rất xúc động.

“Anh ta vẫn không kiếm được cặp kính vừa mắt. Anh ta cận thị ghê gớm, Chúng sẽ bắn anh ta và thậm chí đến lúc đó, anh ta vẫn sẽ nhìn trệch hướng.”

Tôi ngỡ bọn đao phủ không có súng. Nhưng Matzerath đã nhận thấy những cục gồ lên bên trong áo măng-tô của chúng.

“Dạo xưa anh ta là bưu tá phát ngân phiếu ở Sở Bưu Chính Ba Lan. Bây giờ anh ta vẫn làm công việc đó ở Sở Bưu Chính Liên Bang. Nhưng chúng săn lùng anh sau giờ làm việc. Chúng vẫn còn lệnh bắn anh ta.”

Mặc dù tôi không hiểu hoàn toàn những lời giải thích của Matzerath, tôi vẫn hứa sẽ cùng y dự cuộc hành quyết và nếu có thể, sẽ giúp y ngăn chặn điều đó.

Qua nhà máy thuỷ tinh, ngay trước khi tới những khu vườn đầu tiên - nếu có trăng, tôi có thể trông thấy vườn của mẹ tôi với cây táo - tôi hãm phanh và gọi to vào trong toa: “Trạm cuối! Tất cả xuống xe!” Và họ đi ra, mũ xanh băng đen. Một lần nữa Victor lại khốn khổ với cái bậc lên xuống. Rồi đến lượt Matzerath, nhưng trước khi xuống, y lôi cái trống từ bên trong áo măng-tô ra và nhờ tôi giữ gìn chiếc cặp đựng cái bình thờ hộ.

Chúng tôi đi theo những tên đao phủ và nạn nhân của chúng. Đèn trên xe điện vẫn sáng và ngoái lại, chúng tôi vẫn nhìn thấy nó ở đằng xa.

Chúng tôi đi men theo những hàng rào vườn. Tôi bắt đầu cảm thấy rất mệt. Khi ba người đi trước chúng tôi dừng lại, tôi thấy là khu vườn của mẹ tôi đã được chọn làm địa điểm hành quyết, cả hai chúng tôi phản đối. Không thèm để ý, chúng đạp đổ hàng rào gỗ, một nhiệm vụ chẳng mấy khó khăn vì bản thân nó cũng sắp tự đổ, và trói Victor vào cây táo ngay phía dưới cái chạc của tôi. Khi chúng tôi tiếp tục phản đối, họ soi đèn pin vào tờ lệnh hành quyết nhàu nát. Nó mang chữ ký của một thanh tra toà án quân sự tên là Zelewski với dòng ghi địa điểm, ngày tháng: Zoppot, ngày 5 tháng 10 năm 1939, nếu tôi nhớ đúng. Ngay cả con dấu cũng có vẻ hợp thức. Tình thế xem ra là tuyệt vọng. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn viện ra mọi lý lẽ: Liên Hợp Quốc, Dân Chủ, phạm tội tập thể, Adenauer, vàn vân. Nhưng một gã mũ xanh gạt phăng mọi ý kiến phản dối của chúng tôi, cho là không có cơ sở pháp lý bởi vì hoà ước chưa được ký, thậm chí chưa được thảo ra. “Tôi cũng bỏ phiếu cho Adenauer như các ông,” gã nói tiếp. “Nhưng lệnh hành quyết này vẫn còn hiệu lực, chúng tôi đã thỉnh thị các cấp cao nhất rồi. Chúng tôi chỉ thi hành bổn phận, và các ông cứ nên đi đường các ông là tốt nhất.

Chúng tôi không làm như thế. Khi hai tên mũ xanh lôi tiểu liên từ dưới áo măng-tô ra, Matzerath đặt trống vào tư thế sẵn sàng. Đúng lúc ấy, một vầng trăng đã gần tròn, chỉ hơi lẹm một tí, nhô ra khỏi đám mây. Và Matzerath bắt đầu đánh trống với tất cả nghị lực của tuyệt vọng.

Một tiết tấu kỳ lạ, vậy mà nghe ra lại quen thuộc. Liên tục bao lần, chữ O xòe nở: không, không, Polska [1] không mất. Nhưng đó là tiếng nói của Victor, anh ta biết lời bài trống của Matzerath:

Conam Obca przemocwziela

Szabla odbierzemy

Chừng nào chúng ta còn sống, Polska không thể chết.

Xem ra hai gã mũ xanh cũng biết tiết tấu này, dưới ánh trăng tôi có thể thấy chúng khiếp sợ đằng sau thanh sắt của chúng. Mà chúng sợ cũng là phải thôi. Vì bản hành khúc mà Matzerath và Victor tội nghiệp tấu lên trong khu vườn của mẹ tôi đã đánh thức đoàn kỵ binh Ba Lan sống dậy. Có thể là nhờ ánh trăng, hay có thể là cái trống, vầng trăng và cái giọng rè rè của Victor cận thị tội nghiệp, tất cả gộp lại, đã làm ngàn vạn ky sĩ ấy trỗi lên từ đất: ngựa hí, vó nện như sấm rền, lỗ mũi phì khói, đinh thúc loẻng xoẻng, xung phong, xung phong!... Không, không hắn thế: không sấm rền, không loẻng xoẻng, không hí cũng không hô xung phong; lặng lẽ họ lướt đi trên những cánh đồng đã gặt bên ngoài Gerresheim, nhưng rõ ràng họ là kỵ đoàn Uhlan của Ba Lan vì những lả cờ hiệu tam giác cắm trên đầu ngọn giáo của họ là màu đỏ-trắng như cải trống của Matzerath; không, chữ cắm không chinh xác, chúng phất phới, chúng bồng bềnh trôi và quả thật cả đoàn kỵ binh đang trôi dưới trăng, có lẽ từ mặt trăng đến, trôi đi, ngoặt sang trái, về phía vườn nhà chúng tôi, dường như không phải bằng máu và da thịt, trôi như những đồ chơi mới lấy trong hộp ra, những bóng ma, có lẽ từa tựa như những tượng nút dây quái đản của người y tá trông coi Matzerath; đoàn kỵ binh Ba Lan bằng nút dây, vô thanh mà dậy sấm, không máu không da thịt mà vẫn Ba Lan, ầm ầm lao tới chúng tôi và chúng tôi nằm rạp xuống đất trong khi vầng trăng và các kỵ sĩ Ba Lan lướt trên chúng tôi và trên khu vườn của mẹ tôi và trên tất cả những khu vườn khác được chăm bón cẩn thận..Nhưng họ không làm hại đến vườn cây. Họ chỉ mang theo Victor tội nghiệp và hai tên đao phủ và mất hút vào những cánh đồng rộng mở dưới trăng - mất ư, không, chưa mất, họ phóng về phía đông, về phía Ba lan bên kia mặt trăng.

Hổn hển, chúng tôi đợi cho đêm lắng xuống, cho bầu trời khép lại và cất di cái vầng sáng duy nhất có thể thuyết phục những kỵ sĩ đã chết từ lâu, thành bụi từ lâu ấy xông lên trong một đợt xung phong cuối cùng. Tôi là người đứng lên trước. Mặc dù tôi không hề đánh giá thấp ảnh hưởng của vầng trăng, tôi chúc mừng Matzerath về màn trình diễn xuất sắc của y; tôi gọi đó là một thắng lợi. Y phẩy tay gạt đi, vẻ mệt mỏi và chán chường: “Thắng lợi ư, Gottfried thân mến? Mình đã có quá nhiều thắng lợi, quá nhiều thành công trong đời rồi. Cái mình muốn bây giờ là không thành công lấy một lần, nhưng cái đó rất khó và đòi hỏi rất nhiều công sức làm việc.”

Cái bài diễn từ này không làm tôi vừa lòng vì tôi thuộc loại cần cù, siêng năng vậy mà chưa bao giờ đạt được chút thành công nhỏ nào chứ chưa nói gì đến thắng lợi. Tôi có cảm giác là Matzerath thiếu lòng biết ơn và tôi bảo y thế. “Cậu rất chi là hợm hĩnh đấy, Oskar ạ,” tôi đánh bạo nói - hồi ấy, chúng tôi đã xưng hô thân mật với nhau. “Tất cả các báo đều nói đến cậu. Cậu đã thành danh, chưa nói chi đến tiền bạc như nước. Nhưng có bao giờ cậu nghĩ rằng đối với mình, một thằng không báo nào thèm nhắc đến, sống bên cạnh một ngôi sao sáng chói như cậu là chẳng dễ dàng gì không? Ôi mình xiết bao khao khát làm được một cái gì lớn lao, duy nhất, ngoạn mục như điều cậu vừa làm, phải, tự làm một mình để được lên báo, được thấy in bằng chữ lớn: Đây là thành quả của Gottfried von Vittlar.”

Tôi cảm thấy bị xúc phạm khi Matzerath cười phá lên. Y nằm ngửa, nhấn cái bướu hõm sâu xuống đất tơi, hai tay bứt từng nắm cỏ rồi ném lên trên không và cười như một vị hung thần có thể làm bất cứ điều gì mình thích: “Không có gì đơn giản hơn, bạn ạ. Đây này, cầm lấy cái cặp này. May thay, kỵ doàn Ba Lan chưa xéo nát nó. Mình tặng cậu đấy; trong đó có một cái bình đựng một ngón tay. Cầm lấy. Chạy đến Gerresheim, chiếc xe điện vẫn còn đấy, đèn sáng như ban ngày. Nhảy lên và lái thẳng về Firstenwall, đem cái tặng phẩm của mình đến Sở Cảnh Sát, báo cáo về mình. Và ngày mai, cậu sẽ thấy tên cậu trên tất cả các báo.”

Thoạt đầu, tôi gạt phắt đề nghị của y. Tôi viện lý rằng y sẽ không thể sống nổi nếu thiếu cái bình đựng ngón tay ấy. Nhưng y trấn an tôi; y nói y ngấy cái vụ ngón tay này lắm rồi, vả lại y hãy còn mấy bản sao bằng thạch cao, thậm chí y đã đặt làm một phiên bản bằng vàng nữa. Vậy, y nói, xin cậu hãy quyết định đi: cầm lấy cái cặp, lên xe điện và lái về Sở Cảnh Sát.

Thế là tôi đi. Khá lâu, tôi còn nghe thấy Matzerath cười sau lưng tôi. Y ở lại đó, nằm ngửa ngắm trời đêm trong khi tôi leng keng lái về thành phố. Mãi đến sáng hôm sau, tôi mới tới trình cảnh sát, nhưng nhờ có Matzerath, tờ trình của tôi đã có tiếng vang rộng rãi và các báo đã nhiều lần nhắc đến tôi...

Trong khi đó, tôi, me-xừ Matzerath tốt bụng, nằm cười trong đám cỏ đêm bên ngoài Gerresheim. cười lăn cười lộn dưới cái nhìn của mấy vì sao rất chi là nghiêm nghị, cười đến nỗi cái bướu của tôi khoét sâu hoắm xuống nền đất ấm, và tôi tự nhủ: Ngủ đi, Oskar, ngủ đi một lúc trước khi cảnh sát đến đánh thức mày dậy. Mày sẽ chẳng bao giờ lại được nằm tự do như thế này dưới trăng nữa đâu.

Và khi tôi thức giấc, tôi nhận thấy - trước cả khi nhận thấy trời đã sáng bạch - là có một cái gì, một ai đó đang liếm mặt tôi: âm ấm, ram ráp nhưng không ráp lắm, và ươn ướt.

Có phải là cảnh sát được Vittlar đánh thức từ sớm và giờ đang liếm mặt đánh thức mày dậy? Dù sao đi nữa tôi cũng chả vội gì mở mắt, cứ để được liếm một lúc: âm ấm, ươn ướt, không ráp lắm, thật dễ chịu, chả cần biết ai đang liếm mình. Hoặc là cảnh sát hoặc là một chị bò cái, Oskar đoán. Đến lúc này, tôi mới mở cặp mắt xanh của mình ra.

Đốm đen và trắng, nó phà hơi và liếm, cho đến khi tôi mở mắt.Trời đã sáng bạch, từ quang đến vẩn mây. Và tôi tự nhủ: Oskar, đừng phí thì giờ với chị bò cái này cho dù đôi mắt chị ta nhìn mày có thần tiên đến mấy chăng nữa. Chớ có để cái lưỡi nham nháp của chị ta xoa dịu, vỗ về bằng cách khép trí nhớ của mày lại. Trời sáng rồi, ruồi đang vo ve, mày phải chuồn thôi. Vittlar đang đi trình báo mày, cho nên mày phải chạy trốn. Nó tố cáo ta thật thì ta cũng phải trốn thật. Mặc chị bò ở lại mà rống, chuồn đi thôi. Cách nào thì họ cũng bắt mày, nhưng mà việc quái gì mà lo.

Thế là sau khi được một chị bò cái liếm, rửa mặt và chải đầu, tôi chạy trốn. Sau mấy bước đầu của cuộc chạy trốn, tôi phá lên cười những chuỗi cười sớm mai tươi trong. Để cái trống lại với chị bò lúc này đã nằm ềnh ra mà kêu bò-ò-ò, tôi cười khanh khách bước vào cuộc đào tẩu.

Chú thích:

[1] Nước Ba Lan.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx