sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chúa Tể Những Chiếc Nhẫn - Nhà Vua Trở Về - Quyển VI - Phụ Lục E - Phần 2

Hệ thống Fëanor ban đầu còn thêm một bậc có thân nhô ra cả trên và dưới dòng kẻ. Bậc này thường được gán cho phụ âm bật hơi (ví dụ t+h, p+h, k+h), nhưng cùng có thể dùng ghi các biến đổi phụ âm khác nếu cần. Bậc này không cần đến cho các ngôn ngữ Kỉ Đệ Tam sử dụng hệ này; nhưng dạng chữ thân dài rất thường được dùng làm cách viết khác cho Bậc 3 và 4 (khu biệt rõ nét hơn với Bậc 1).

Bậc 5 (17-20) thường dùng ghi âm mũi: vì thế 17 và 18 là những kí hiệu phổ biến nhất ghi n và m. Cũng theo quy tắc trình bày trên kia, Bậc 6 đáng lẽ thể hiện âm mũi vô thanh, nhưng vì những âm loại đó (chẳng hạn như nh trong tiếng Wales hay hn trong tiếng Anh cổ) cực kì hiếm khi xuất hiện trong các ngôn ngữ nói tới ở đây, Bậc 6 (21-24) phố biến dùng cho các phụ âm yếu nhất hay “bán nguyên âm” trong mỗi chuỗi. Các chữ bậc này có tự dạng nhỏ và đơn giản nhất trong bộ chữ chính. Như thế, 21 thường dùng ghi âm r yếu (không rung), nguyên thủy có trong tiếng Quenya và vẫn được coi là phụ âm yếu nhất chuỗi tincotéma; 22 thường xuyên dùng ghi w; và trong tiếng nào Chuỗi III là chuỗi vòm miệng thì 23 khá thường gặp ghi phụ âm y[4].

[4] Dòng chữ trên Cổng Tây Moria là ví dụ về phương pháp viết cho chính tả Sindarin, trong đó Bậc 6 để ghi âm mũi đơn giản, nhưng Bậc 5 ghi âm mũi dài hay kép rất thường gặp trong tiếng Sindarin: 17 = nn, nhưng 21 = n.

Vì một số phụ âm Bậc 4 thường bị yếu đi khi phát âm, và kéo lại hoặc hợp nhất với các âm Bậc 6 (như đã mô tả ở trên), rất nhiều kí tự Bậc 6 không còn đảm nhiệm chức năng rõ ràng nào trong các thứ tiếng Eldar nữa; và các chữ cái thể hiện nguyên âm chủ yếu phái sinh từ bậc này.

Lưu ý

Chính tả Quenya thông dụng không tuân thủ các quy tắc gán giá trị cho chữ cái mô tả trên đây. Bậc 2 được dùng viết nd, mb, ng, ngw, đều là những âm thường gặp, vì b, g, gw chỉ xuất hiện trong các tổ hợp này, còn rd, ld được ghi bằng các chữ đặc biệt 26 và 28. (Rất nhiều người dùng tiếng Quenya, đặc biệt là Tiên, viết lb thay cho lv, tuy không thay lw: lb viết là 27+6, vì lmb không tồn tại.) Tương tự, Bậc 4 dùng cho các tổ hợp hết sức phổ biến nt, mp, nk, nqu, vì tiếng Quenya không có dh, gh, ghw, còn v đươc gán cho chữ cái 22. Xem danh sách tên chữ cái Quenya ở dưới.

Bộ chữ phụ. Số 27 được dùng phổ quát ghi âm l. Số 25 (vốn là biến dạng của 21) dùng ghi âm rung r “mạnh.” Số 26, 28 là biến dạng của hai chữ này, thường dùng ghi các âm r (rh) và l (lh) vô thanh. Riêng tiếng Quenya dùng ghi rd và ld. 29 ghi s, 31 (râu kép) ghi ztrong những tiếng có âm đó. Các dạng đảo ngược 30 và 32 dù vẫn có thể gán cho giá trị riêng, nhưng chủ yếu chỉ dùng làm cách viết khác của 29 và 31 cho thuận tiện, ví dụ khi mang dấutehtar trên đầu.

Số 33 nguyên thủy là biến dạng của 11, ghi một biến âm yếu hơn; trong Kỉ Đệ Tam thường gặp nhất là h. 34 chủ yếu (nếu có dùng đến) dùng ghi w vô thanh (hw). 35 và 36, nếu dùng ghi phụ âm, chủ yếu là y và w.

Nguyên âm trong rất nhiều phương pháp viết đều biểu thị bằng tehtar, thường đặt trên đầu chữ cái ghi phụ âm. Trong những thứ tiếng chủ yếu kết thúc bằng nguyên âm như Quenya, dấu tehta viết trên phụ âm đi trước; những thứ tiếng chủ yếu kết thúc bằng phụ âm như Sindarin lại viết trên phụ âm đi sau. Nếu ở vị trí cần thiết không có phụ âm, tehta sẽ đặt trên “dấu chở ngắn,” thường có hình như chữ ikhông có chấm. Số lượng dấu tehta kí hiệu nguyên âm dùng thực tế trong các ngôn ngữ khác nhau có rất nhiều. Các dấu thường gặp nhất, chủ yếu dùng ghi e, i, a, o, u (cùng các biến âm) đều đã gặp trong các ví dụ. Ba dấu chấm, kí hiệu a phổ biến nhất trong cách viết quy phạm, có rất nhiều dạng trong các lối viết tháu, thường thấy là hình dấu mũ[5]. Một chấm và dấu sắc thường dùng biểu thị i và e (nhưng trong nhiều phương pháp viết lại chỉ e và i). Dấu râu ( ̉ ) dùng cho o và u. Trong dòng khắc trên Nhẫn, dấu râu hở về bên phải dùng chỉ u; nhưng trên trang bìa râu hở phải lại là o, còn râu hở trái mới là u. Râu hở phải được ưa chuộng hơn, vả lại cách dùng tùy thuộc vào từng thứ tiếng: trong Ngôn Ngữ Đen, âm o rất ít xuất hiện.

[5] Trong tiếng Quenya có a xuất hiện tần số dày đặc, người ta thường bỏ cả kí hiệu này. Vì thế calma “đèn” có thể chỉ cần viết làclm. Chữ này hiển nhiên đọc là calma, vì tổ hợp cl không bao giờ phân bố ở vị trí đầu, và m cũng không đứng cuối. Còn có một phương án đọc khác là calama, nhưng chữ này không tồn tại.

Nguyên âm dài thường thể hiện bằng cách viết tehta trên đầu “dấu chở dài,” thường có hình chữ j không chấm. Còn một cách khác là viết kép dấu tehta. Tuy nhiên cách này thường chỉ dùng cho dấu râu, và đôi khi cho dấu sắc. Hai dấu chấm thường được hiểu là kí hiệu có y theo sau.

Dòng chữ trên cổng Tây minh họa một phương pháp “viết đủ,” các nguyên âm thể hiện bằng chữ cái độc lập. Mọi chữ cái thể hiện nguyên âm trong tiếng Sindarin đều có mặt. Có thể để ý thấy số 30 được dùng ghi nguyên âm y; hơn nữa nguyên âm đôi được biểu thị bằng cách viết dấu tehta chỉ “y theo sau” trên chữ cái ghi nguyên âm. Kí hiệu chỉ w theo sau (dùng khi viết au, aw) trong lối viết này là râu u hoặc biến dạng ~. Nhưng các nguyên âm đôi vẫn thường được viết đầy đủ, như trong phần phiên âm ở dưới. Phương pháp viết này biểu thị nguyên âm dài bằng dấu sắc, khi đó gọi là andaith “dấu dài.”

Ngoài các tehlar vừa kể đến còn có vài dấu khác, chủ yếu dùng viết tắt, nhất là khi gặp các tổ hợp phụ âm thường dùng. Trong đó, dấu gạch ngang ( ˉ ) (hoặc một kí hiệu tương tự dấu tilde ( ˜ ) tiếng Tây Ban Nha) trên đầu phụ âm thường biểu thị đi trước có phụ âm mũi cùng chuỗi (như trong nt, mp, nk); cũng dấu đó viết dưới chữ cái lại thường chỉ phụ âm dài (kép). Dấu móc dưới ( ̡ ) thêm vào cung chữ (như trong hobbits, chữ cuối cùng trên trang bìa) nhằm biểu thị s theo sau, đặc biệt trong các tổ hợp ts, ps, ks (x) thông dụng trong tiếng Quenya.

Dĩ nhiên không có “phương pháp” nào đế viết tiếng Anh. Có thể thiết kế từ hệ Fëanor một phương pháp viết đạt yêu cầu về mặt ngữ âm học. Ví dụ nhỏ trên trang bìa tuy nhiên không nhằm mục đích cung cấp lối viết này. Đúng hơn đấy chỉ là giả định cách viết của một người Gondor do dự giữa giá trị của các chữ quen thuộc trong “phương pháp” gốc, và chính tả truyền thống của tiếng Anh. Cần lưu ý là ở đây, dấu chấm đặt dưới chữ (một trong các công dụng chính là thể hiện các nguyên âm yếu bị nuốt đi) vừa được dùng ghi chữ and không nhấn mạnh, nhưng cũng vừa dùng trong here ghi chữ e câm cuối từ;the, of và of the đều viết tắt (dh nhô ra, v nhô ra, chữ còn lại có gạch dưới).

Tên các chữ cái. Trong mỗi phương pháp viết, mọi chữ cái và kí hiệu đều có tên riêng, đặt ra dựa theo hoặc nhằm mô tả chức năng ngữ âm trong phương pháp đó. Tuy nhiên người ta cũng nhận thấy nhu cầu đặt tên cho từng chữ cái gắn với hình dạng chúng, đặc biệt khi miêu tả chức năng trong các phương pháp khác nhau. Để đáp ứng nhu cầu này, các chữ cái được gọi bằng “tên đủ” tiếng Quenya, kể cả khi tên đó nói về chức năng chỉ tồn tại riêng trong tiếng Quenya. Mỗi “tên đủ” là một từ Quenya chứa chữ cái đó. Thường nó nằm trong âm tiết đầu từ; nhưng nếu không, âm hay tổ hợp âm cần gọi tên sẽ theo ngay sau nguyên âm đầu. Tên các chữ trong bảng lần lượt là: (1) tinco - kim loại, parma - sách, calma - đèn, quesse - lông vũ (2) ando - cổng, umbar - số phận, anga - sắt, ungwe - mạng nhện; (3) thúle (súle) - tinh thần, formen - Bắc, harma - kho báu (hoặc aha điên giận), hwesta - gió nhẹ; (4) anto - miệng, ampa - móc, anca – hàm, unque - lũng; (5) númen - Tây, malta - vàng, noldo (xưa là ngoldo) - người Noldor, nwalme (xưa là ngwalme) - tra tấn; (6) óre - tim (nội tâm), vala - quyền năng thiên sứ, anna - quà tặng, vilya - không khí, bầu trời (xua là wilya); rómen - Đông, arda - xứ sở, lambe - lưỡi, alda- cây; silme - ánh sao, silme nuquerna (s đảo ngược), áre - ánh mặt trời (hoặc esse tên), áre nuquerna; hi armen - Nam, hwestasindarinwa, yanta - cầu,úre - sức nóng. Những trường hợp có hai tên là do đặt tên trước khi có biến đổi ngữ âm trong cách nói tiếng Quenya của lớp Tha Hương. Vì thế số 11 có tênharma khi dùng ghi âm xát ch ở mọi vị trí, nhưng khi âm đầu ch biến đổi thành h[6] (dù vẫn là ch khi đúng giữa từ), nó có tên mới là aha. áre ban đầu làáze, nhưng sau khi z hợp nhất với 21, kí hiệu này được dân Quenya chuyển sang dùng ghi âm ss rất thường gặp trong tiếng đó, nên đổi tên là esse. hwestasindarinwa tức “âm hw trong tiếng Tiên xám”; có tên đó là vì tiếng Quenya đã dùng 12 ghi âm hw, mà lại không cần khu biệt giữa các kí hiệu chỉ chw vàhw. Tên các chữ cái được biết đến và sử dụng nhiều nhất là 17 n, 33 hi , 25 r, 10 f: númen, hi armen, rómen, formen = Tây, Nam, Đông, Bắc (ss. Sindarindûn hay annûn, harad, rhûn hay amrûn, forod). Những chữ cái này vẫn thường dùng kí hiệu bốn hướng T, N, Đ, B, kể cả trong các ngôn ngữ dùng thuật ngữ khác. Ở miền Tây, các phương được kể theo thứ tự này, bắt đầu từ Tây khi quay mặt về Tây; hi armen và formen nghĩa đen là phía tay trái và phía tay phải (trái với thứ tự trong rất nhiều ngôn ngữ Con Người)

[6] Âm h vô thanh nguyên thủy được ghi trong tiếng Quenya bằng một thân chữ nhô lên không mang cung, gọi là halla “cao.” Kí tự này có thể đi trước phụ âm để biểu thị đó là âm vô thanh; các âm r và lvô thanh vẫn thường được gọi, và phiên âm là hr, hl. Sau này 33 được dùng ghi h độc lập, còn giá trị lúc trước là hi thì thể hiện bằng cách thêm dấu tehta chỉ y theo sau.

(ii)

Chữ Cirth

Bộ Certhas Daeron ban đầu đặt ra chỉ nhằm biểu thị hệ thống âm vị tiếng Sindarin. Các chữ cirth cổ nhất là số 1, 2, 5, 6; 8, 9, 12; 18, 19, 22; 29, 31; 35, 36; 39, 42, 46, 50; và một chữ certh thay đổi giữa 13 và 15. Các giá trị gán cho chúng đều không theo quy tắc nào. Số 39, 42, 46, 50 là nguyên âm và ổn định trong suốt các thay đổi về sau. Số 13 và 15 được dùng ghi h hoặc s, tùy theo 35 được dùng ghi s hay h. Sự bất quyết trong kí hiệu chỉ svà h vẫn còn lại mãi trong các trật tự sau này. Trong các chữ có “thân” và “nhánh,” từ 1-31, thì nếu nhánh chỉ có một bên, đó thường là bên phải. Trường hợp đảo ngược cũng không thiếu, nhưng không biểu đạt ý nghĩa ngữ âm.

Những bổ sung và phát triển bộ certhas này ở dạng cũ được gọi là Angerthas Daeron, vì tương truyền Daeron là người đã đặt thêm các chữ cirth mới và sắp xếp lại toàn bảng chữ. Tuy thế những bổ sung chủ yếu, tức là hai chuỗi mới hoàn toàn 13-17 và 23-28, chắc hẳn là sáng tạo của dân Noldor ở Eregion thì đúng hơn, vì chúng dùng kí âm những âm không có trong tiếng Sindarin.

Trong thứ tự mới, bảng Angerthas tuân theo một số nguyên tắc (hẳn nhiên là học tập từ hệ thống Fëanor): (1) thêm một nét vào nhánh là chuyển sang “hữu thanh”; (2) lật ngược cả chữ certh là mở thành “âm xát”; (3) nhánh nằm cả hai bên thân là hữu thanh mũi hóa. Ba nguyên tắc này được theo tương đối nhất quán, trừ một điểm. Tiếng Sindarin (cổ) đòi hỏi có kí hiệu chom xát (hoặc v mũi hóa), và vì thể hiện âm này lí tưởng nhất là lật ngược kí hiệu chom, nên số 6 không đối xứng đã được dùng ghi m, còn 5 lại dùng ghi hw.

Số 36 theo lí thuyết có giá trị z, thì trong thực tế chính tả Sindarin hoặc Quenya ghi âm ss: so sánh 31 hệ Fëanor. Số 39 được dùng ghi i hoặc y (phụ âm); 34 và 35 đều dùng ghi s không phân biệt; 38 dùng ghi tổ hợp thường gặp nd, dù tự dạng không rõ liên hệ với các âm răng.

Trong Bảng Giá Trị, đứng đầu các cặp nối bằng dấu — là giá trị trong bảng Angerthas cũ. Đứng sau là giá trị trong bảng Angerthas Moria của Người Lùn[7]. Như có thể nhận thấy, Người Lùn ở Moria đã có vài thay đổi bất quy tắc về giá trị và đưa thêm cả kí tự mới: 37, 40, 41, 53, 55, 56. Sự phá vỡ hệ thống về giá trị này chủ yếu là do hai nguyên nhân: (1) giá trị của 34, 35, 54 thay đổi thành h, ʔ (âm đầu zero, tức âm tắc thanh hầu trong các từ bắt đầu bằng nguyên âm có trong tiếng Khuzdul) và s; (2) Người Lùn bỏ không dùng 14, 16 mà thay bằng 29, 30. Nhìn bảng có thể lưu ý thêm việc chuyển sang sử dụng 12 ghi r, tạo mới 53 ghi n(rồi dùng lẫn với 22), dùng 17 ghi z tương ứng với 54 ghi s, kéo theo dùng 36 ghi ŋ và chữ mới 37 ghi ng. Các chữ mới 55, 56 nguyên thủy là 46 cắt đôi, dùng cho hai nguyên âm như trong butter /ˈbʌ.tə/ tiếng Anh, rất thường gặp trong tiếng Người Lùn và Tây ngữ. Khi đọc yếu hoặc lướt, hai chữ này thường chỉ viết gọn thành nét nhánh không có thân. Ví dụ cho hệ Angerthas Moria là phiến đá mộ Balin.

[7] Trong ngoặc đơn là giá trị chỉ dùng trong tiếng Tiên; * là chữ cirth chỉ dùng trong tiếng Người Lùn.

Người Lùn núi Erebor còn thay đổi hệ thống này xa hơn nữa gọi là phương pháp Erebor, ví dụ trong cuốn Sách Mazarbul. Các đặc điểm chính là: 43 ghi âmz; 17 ghi ks (x); hai chữ cirth mới 57, 58 ghi ps và ts. Họ cũng dùng lại 14,16 ghi j, zh, nhưng 29, 30 dùng ghi g, gh hay chỉ làm cách viết khác của 19, 21. Những đặc thù này không được chú thích trong bảng, ngoại trừ hai chữ cirth riêng của Erebor 57, 58.

CHỮ TENGWAR

BẢNG ANGERTHAS

Giá trị


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx