sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Những việc bất ngờ

Trăng sao đều lặng bốn bề im phăng phắt...

Ánh bình minh vừa ló dạng thì Gia Cát Ngọc đã giục ngựa lên đường.

Con đường núi vắng vẻ này chính là con đường phải đi qua, mới đến Bạch Thảo Giáp được. Chỉ trong vòng ngày thật quá ngắn ngủi, nếu vạn nhất không tìm được “Tục Đoạn Sanh Cơ Linh Ngọc Chi”.

Nghĩ đến đây chàng tự hồ như thấy khung đầy mặt lạnh lùng của vị quái khách nọ ở trong sơn động dưới vách núi cao, đang nhìn thẳng vào mặt chàng mỉm cười ghê rợn, và nay vẻ thất vọng...

Chàng cũng tự hồ nhìn thấy Xích Diễm Tàn Chưởng, sắc mặt nay ngơ ngác, đang mằn yên trên mặt đất tại động đá nọ, trong khi có vô số mũi dao nhọn từ trong động đá thò ra, và có một lưỡi dao bén ngót đang chĩa vào cổ họng của lão ta...

Và sau một tiếng “Xoạt” lưỡi dao ấy đã cắm phập xuống, thế là từ cổ họng của Xích Diễm Tàn Chưởng máu tươi nhuộm đỏ cả khung mặt đầy phong sương của lão, rồi lão cất tiếng khẽ rên rỉ và hai mắt nhìn chòng chọc vào chàng, tràn đầy lửa giận...

Nghĩ thế nên chàng không khỏi lạnh buốt cả xương sống. Chàng bất giác đưa một bàn tay lên dụi mạnh đôi mắt...

Ờ mà đầy không phải sự thực.

Nhưng, nếu trong vòng hôm ta không tìm được “Tục đoạn sanh cơ linh ngọc chỉ” thì có ai dám chắc lão quái nhân kia không ví quá thất vọng mà sử dụng đến những thủ đoạn ác độc nhất.

Tuy đối với chuyện hiểu lầm của Uyển tỷ tỷ, chàng đang sốt ruộc muốn tìm cơ hội để giải thích, nhưng mọi sự thật trước mắt không cho phép chàng được chậm trễ giây phút nào cả.

Bởi thế, chàng bỗng đâm liều, giục ngựa đi nhanh tới trước.

Ngựa chạy như bay, tiếng gió không ngớt rít vèo vèo bên tai chàng. Đúng trưa hôm ấy là chàng đã đến vùng Thái Thuận. Chỉ cần đi thêm mười dặm nữa là chàng đã có thể tiến tới cửa khe núi Bách Thảo Giáp.

Bỗng nhiên, ngay lúc ấy từ một khúc quanh của con đường núi, bất thần có một bóng người nhẹ nhàng lao vút ra. Dáng vóc cũng như cử chỉ của người ấy hết sức quen thuộc.

Người ấy là ai?

Trong khi chàng chưa kịp đoán ra, thì bất thần bóng người ấy bỗng quay phắt đầu lại.

Chàng tuy không nhìn rõ thái độ của người đó sau khi nhìn về phía chàng, và không nhìn thấy chàng phi nhanh ngựa tới, thì bỗng vung mạnh hai cánh tay lên, rồi lao vút trở vào khu rừng rậm. Cử chỉ của người đó, trông sợ hãi như một người tiều phu gặp cọp vậy.

Gia Cát Ngọc trầm ngâm, thầm nghỉ rằng:

“Người ấy vừa trông thấy mình, thì tránh mặt ngay, như vậy chắc chắn là một người quen biết, chứ không còn nghi ngờ chi nữa.”.

Nhưng, tại sao người ấy lại sợ lại có vẻ sợ sệt mình như gặp phải rắn rết thế?

Có lý đâu giữa ta và người ấy có hiểu lầm nhau chi chăng?

Song mình mới dấn bước giang hồ chẳng bao lâu lại mới đến đầy lần đầu tiên vậy sự hiểu lầm đó từ đâu mà có được?

Chàng không ngớt nghĩ ngợi miên man, cho đến khi con ngựa phi tới nơi người ấy vừa xuất hiện, mà chàng vần chưa tìm thấy một câu giả đáp nào cả.

Chàng đưa mắt nhìn về những dãy núi chớn chở cao vút, những cánh rừng xanh um phẳng lặng, biết người ấy đã bỏ đi xa rồi nên chỉ còn vung roi ngựa phi nhanh về phía Bách Thảo Giáp mà thôi.

Hai cửa vào của Bách Thảo Giáp, chỉ là một khe đá rộng hơn một thước, rêu xanh phủ kín, cỏ mọc um tùm, tựa hồ như từ lâu rồi người chẳng có dấu chân của người nữa.

Gia Cát Ngọc không khỏi do dự trong chốc lát, nhưng cuối cùng cũng đã nhảy xuống yên ngựa, chậm rãi bước thẳng đến trước khe đá.

Khi mới lách mình bước vào, thì chàng trông thấy đâu đâu cũng tối mờ mờ, nhưng sau khi đi được độ ngoài mấy mươi trượng, thì bỗng trong thấy có ánh mặt trời từ trên đầu chiếu rọi vào. Hai bên vách đá mọc đầy những loại rong rêu ấy phát ra.

Gia Cát Ngọc là con trai của Bắc Đẩu Thư Sinh, một người học vốn uyên thâm nhất trong thiên hạ, nên dù chàng tuổi còn trẻ nhưng kiến thức rất rộng rãi.

Do đó vừa nhìn qua là chàng đã biết ngay các thứ rong rêu ấy được gọi là “xích tảo” và “châu khuấn” đều thuộc loại thuốc rất hiếm có, chỉ nhìn qua cảnh vật chung quanh trong lòng chàng đã bất giác thầm kính phục vị Lãnh Diện Hoa Đà này. Chàng tiếp tục đi tới độ mấy mươi dặm nữa, thì bỗng nhiên mũi ngửi thấy một mùi thơm ngào ngạt. Thì ra nơi đây là cuối khe đá, và tại đây có trồng cây hoàng đào, hoa đỏ trổ đầy cành, trái sai nặng trĩu.

Gia Cát Ngọc trong lòng hết sức lấy làm lạ. Đưa mắt chú ý nhìn thì trông thấy những bông hoa trên cành to như một cái chén, vô cũng xinh đẹp. Riêng những trái đào lại có màu vàng rực rỡ, bóng láng trong thực ngon lành, mùi thơm không ngớt phất qua mũi, khiến ai thấy cũng phát thèm.

Gia Cát Ngọc chú ý nhìn một lúc thật lâu. Những vẫn không làm sao hiểu được cây hoàng đào vừa đâm hoa vừa kết quả như thế này, là thuộc giống cây gì.

Bởi thế, chàng bỗng có ý nghĩ vũ trụ mênh mông, vạn vật phức tạp, trong khi đó sinh mạng của con người chỉ ngắn ngủi mấy mươi năm thực chẳng làm sao tìm hiểu hết cho được.

Chàng vừa suy nghĩ vừa bước đi qua khỏi cây đào ấy. Thế là cả khu Bách Thảo Giáp đã hiện rõ dưới mắt chàng:

Bốn vách núi cao chọc trời, dù là loài chim cũng khó bay lọt được. Trên mặt đất cũng như trên vách đá, mọc vô số những loài kỳ hoa dị thảo, hiếm có trên đời, quí báu vô song. Gia Cát Ngọc trông thấy thì không khỏi kính phục vị chủ nhân, thầm nghĩ rằng:

“Trong khe núi này các loài cỏ quý không biết bao mà kể, nếu phân loại ra, thì nào dưới mấy trăm loại. Vị Lãnh Diện Hoa Đà này, thực đáng tôn là một bực danh y đệ nhất trong thiên hạ. Nhưng chỉ có cái tên của ông ta gọi là Lãnh Diện.

Thì cũng đủ thấy tánh tình của ông ta rất lạ lùng. Vậy không biết lần này ta đến đây để xin thuốc, có thể được toại nguyện không?

Chàng đang định cất bước để đi tới nữa, thì bỗng trong lòng thấy làm lạ, thầm nghĩ rằng:

“Bách Thảo Giáp chỉ rộng độ chừng mấy trăm trượng, bề sâu không hơn một dặm, khắp nơi cây cỏ um tùm, nhìn mút mắt, thế tại sao lại chẳng trong thấy có một túp lều tranh, hoặc một gian lầu gác chi cả? Như thế vị Lãnh Diện Hoa Đà này trú ngụ nơi nào?

Nghĩ đến đây thì chàng thầm nhủ:

“ Cũng được. Ta cứ việc đi tìm khắp khe núi này, thì nào có sợ tìm không gặp vị chủ nhân hay sao? “ Nghĩ thế, nên chàng tiếp tục đưa chân bước tới, theo con đường trải đá trắng duy nhất trong khe núi. Hai bên đường đi các loại kỳ hoa dị thảo mọc um tùm hết sức xinh đẹp, mùi thơm không ngớt thoang thoảng bay qua mũi.

Gia Các Ngọc vì thấy các loài hoa xinh đẹp, nên đã mấy lần thò tay định bẻ, nhưng nửa chừng chàng lại thu tay về, thầm nghĩ rằng:

“Những hoa có trong khe núi này đều là vật quí báu, nếu ta bẻ lấy thì chẳng những rất thất lễ mà còn đụng chạm đến thiên hòa nữa.”.

Nhưng, những trái cây thơm ngào ngạt không tên tuổi kia càng làm cho người ta thèm rõ dãi. Ai bước vào đây và được trông thấy những loài cây lạ lùng này, đều không khỏi ý muốn ăn thử.

Nhưng cũng may là Gia Cát Ngọc lúc nào cũng giữ lễ, nên mới không xâm phạm đến những hoa quả trong sơn cốc, mà vẫn điềm nhiên bước nhanh đi tới.

Con đường đã quanh co khúc khuỷu, tựa hồ như đi mãi không biết bao giờ cùng. Thân người Gia Cát Ngọc đi đứng nhanh nhẹn, thế mà đi mãi đến độ dùng xong một bữa cơm, và đã thấy mình đi khắp nơi trong sơn cốc, mới trông thấy một túp lều tranh ẩn tại phía dưới vách đá. Trước cửa gian nhà có trồng một cụm cây, lá xanh hoa vàng. Trên cháng hai cây ấy có treo một lồng chim, sườn bằng bạch ngọc, lưới bằng tơ vàng. Trong lòng có nuôi một con chim lạ lùng. Con chim ấy đang vươn cổ lên hót lên những tiếng thanh thúy, uyển chuyển.

Gia Cát Ngọc đưa mắt nhìn chăm chú con chim trong lòng thầm nghĩ rằng:

“Gian nhà tranh này cùng lắm là cách khe đá ngoài cửa hang nhiều lắm là nửa dặm đường, thế tại sao lại không mở một con đường thẳng đi gần hơn? Có lý nào chủ nhân những người khách đến đây phải đi một vòng quanh sơn cốc với một dụng ý chi chăng?”.

Chàng đang nghĩ ngợi thì bỗng nghe từ trong gian nhà có người lên tiếng nói rằng:

– Nguyệt đào mị lý sum sê, hoa quả hấp dẫn, thế mà từng ấy tuổi có thể giữ được điềm nhiên trước những trái “nhuyễn đào” quả thực là hiếm có, đáng quí lắm.

Giọng nói tuy lạnh lùng như giá băng nhưng có ngụ ý khen ngợi, nên Gia Cát Ngọc nghĩ rằng:

“Té ra cây đào vàng ngoài cửa động lại chính là thứ “Nhuyễn đào” thuộc loại dâm quả, nhưng chẳn rõ “Mỵ lý” trồng ở nơi nào? Hèn gì trong sơn cốc chẳng có ai trông giữ cả. Bây giờ ta mới biết, tất cả cỏ cây hoa lá trong sơn cốc này, đều ngâm chứa đầy dẫy những nguy hiểm.”.

Nghĩ đến đây chàng bất giác nghiêm nghị nói rằng:

– Gia Cát Ngọc hôm nay mạo muội đi vào sơn cốc là có việc muốn thỉnh cầu với chủ nhân.

Từ trong nhà lại vọng ra một giọng nói lạnh như băng rằng:

– Vậy ngươi chẳng biết luật lệ của lão phu đây sao?

– Tại vì mới dấn bước giang hồ, nên xin tiền bối chỉ dạy cho.

– Mười năm về trước lão phu đã tuyên bố là bất cứ ai đi vào sơn cốc này và đến trước chòi canh của ta, mà không xúc phạm một lá cây cộng cỏ nào, thì ta sẽ cho phép người ấy được chọn xin một trong ba trăm năm mươi chín loại linh dược của ta.

Gia Cát Ngọc nghe thế, thì không khỏi vui mừng, và cho rằng mình rất may là biết chú trọng đến việc thủ lễ, nên không hề xúc phạm đến hoa quả trong sơn cốc, bằng không thì tất sẽ phí công vô ích trong chuyến đi này rồi.

Thực ra thì chàng nào có biết trước đây, là chính vì chàng trước đây đã may mắn ăn được trái “Kim Tuyến Huyết Lan”, nên các loại độc không thể xâm nhập vào cơ thể. Nếu chẳng thế e rằng chàng chàng không thể nào vượt qua khỏi cây “nhuyễn đào” ngoài cửa sơn cốc.

Khi nghe qua lời nói của chủ nhân chàng thầm nghĩ:

“Cụ già này đã luyện được ba trăm năm mươi chín loại linh dược, thế tại sao lại không luyện thêm một loại nữa để cho con số được chẳng là sáu mươi?”.

– Tuy trong lòng chàng đang nghĩ ngợi như thế nhưng ngoài miệng chàng đã cất giọng cung kính nói rằng:

– Tại hạ đến đây ngày hôm nay là có ý muốn xin tiền bối ban cho một lọ.

Trong khi chàng chưa kịp nói được bảy tiếng “Tục Đoạn Sanh Cơ Linh Ngọc Chỉ” thì bất thần nghe được tiếng gió rít rất lạ lùng, tức thì trong thấy một con rắn nhỏ màu xanh dẹp, dài hơn một thước ngắm ngay chiếc lồng chim treo ngay dưới mái hiên lao vút tới.

Thân rắn tuy bé nhỏ nhưng nó lại hết sức nhanh nhẹn lao nhanh không thua chi một viên đạn bắn ra, chỉ trong chớp mắt là nó đã quấn chặt vào cháng hai cây nơi có treo chiếc lòng chim rồi há to miệng, nhắm ngay con chim trong lòng mổ xuống.

Gia Cát Ngọc trông thấy thế thì liền co ngón tay trỏ, khẽ bún ra gây nên một luồng kình phong bén nhọn bay vút tới. Vì chàng trông thấy con chim quý báu hiếm có kia chỉ trong chớp mắt nữa là phải chịu làm mồi ngon cho con rắn độc, thì đâu thể nào khoanh tay đứng ngó được? Hơn nữa bản chất cứu trợ kẻ yếu, vẫn là thường tính của con người.

Bởi thế qua hai tiếng bốp bốp thì đầu con rắn đã bị luồng chỉ lực đanh nát tan như bột và những hoa vàng trên cây cũng bị luồng chỉ phong làm rơi rụng lả tả.

Gia Cát Ngọc vẫn không hề hay biết luồng chỉ phong ấy của chàng đã làm tan biến tất cả mọi tha thiết của chàng khi bước đến đây nên cất giọng tự nhiên nói tiếp rằng:

– Tại hạ muốn tiền bối gia ơn cho một lọ.

Câu nói chưa dứt thì bỗng nghe lão già bên trong nhà cất giọng lạnh lùng “Hừ” một tiếng rồi nói:

– Câm miệng lại. Ba năm tâm huyết của lão phu, đã hoàn toàn đổ vỡ dưới luồng chỉ phong của ngươi, vậy ngươi còn xin xỏ nỗi gì?

Gia Cát Ngọc không khỏi kinh ngạc phân bua rằng:

– Tại hạ chẳng hề có sự xúc phạm chi cả, vậy tiền bồi nói thế nghĩa là sao?

– Lão phu gia công nghiên cứu món thuốc “phụng huyết long cân tán” cho chẵn số linh đơn của lão phu đã bào chế ra. Nhưng “Huỳnh Phụng” ta đã tìm ra nhưng “Tiểu Long” bấy lâu nay vẫn chưa hề tìm ra. Mãi đến ba năm trước đây, ta đã hao chẳng biết bao công phu, mới tìm bắt được một con “Tiểu Long” ở tại một khe núi sâu về phía trái cửa qua núi này, nhưng vì tuổi nó chưa đúng, nên chưa dùng được, do đó ta phải tiếp tục nuôi dưỡng nó từ ngày ấy đến nay, hằng bữa phải lấy “xích tảo” và “châu khuấn” để cho ăn chẳng còn bao lâu nữa... thế mà bị người búng cho một chỉ chết tốt...

Gia Cát Ngọc nghe thế, thì trong lòng vừa ấy náy vừa xấu hổ vô cùng.

Nhưng chàng vẫn cố giãi bày rằng:

– Việc ấy tuy đáng trách tại hạ, về chỗ không nhận xét kỹ lưỡng. Nhưng nếu vừa rồi tại hạ khoanh tay đứng ngó, thì e rằng con “Hoàng phụng” ở trong lòng kia giờ đây đã thành mồi ngon cho con rắn ấy rồi, như vậy chẳng phải?

– Đấy là một điều mà lão phu không tránh được tổn thất, cũng may là ngươi biện giải cũng có lý.

Gia Cát Ngọc nghe qua, trong lòng vừa xấu hổ vừa hối hận, nên đứng yên lặng trơ trơ trước mái hiên.

Từ trong hiên nhà lại có giọng lạnh lùng vọng ra rằng:

– Sao người còn chưa chịu bỏ đi, bộ đứng đó chờ ta đuổi đi hay sao?

Gia Cát Ngọc là con người có tánh tình ngạo mạn, nên vừa nghe qua lời nói ấy, liền nhướng cao đôi mày lưỡi kiếm, rồi quay phắt người lại, cất bước bỏ đi tuốt.

Nhưng, chàng mới bước được ba bước, thì đôi mày lại câu chặt bất ngờ dừng chân đứng lại.

Nên biết Gia Cát Ngọc hồi thuở nhỏ đã theo học chữ nghĩa với cha mẹ, nên tuy tuổi hãy còn trẻ, nhưng kiến thức rất rộng rãi. Do đó trong khi chàng vừa quay người bỏ đi, thì bất ngờ trong lòng lại thoáng có một ý nghĩ nên thầm bảo rằng:

“Sách xưa có ghi chép người dũng sĩ thuở xưa dù gặp hiểm nguy bất ngờ cũng không sợ hãi hay bị kẻ khác nghi oan cũng không tức giận. Hôm nay ta đến đây có việc nhờ cậy người khác, vậy thế nào lại giận giỗi bỏ ra đi theo tình cảm nông nổi như vậy sao?”.

Vì thế nên sự tức giận trong lòng chàng, bỗng hoàn toàn tiêu tan đi mất, vội vàng quay người lại cất giọng thành khẩn và cung kính nói rằng:

– Tại hạ vì nhất thời lỡ tay, nên làm hỏng việc lớn của tiền bối, vậy chẳng hay có cách chi lập công chuộc tội chăng?

Trong gian nhà tranh yên lặng một lúc khá lâu, mới có một giọng lạnh lùng ngấm tận xương tủy vọng ra rằng:

– Lão phu là người ở ẩn trong chốn hoang sơn, không có chuyện chi cần tranh giành với đời cả, vậy nên ngươi đi cho sớm đi.

Gia Cát Ngọc đoán biết là lão già này là người có tánh tình lạnh lùng quái dị, việc đến đây xin thốc xem ra đến chín phần mười đã không có hy vọng chi nữa.

Bởi thế sự chán ngán thất vọng đã hiện rõ trên khung mặt của chàng.

Nhưng dù sao chàng cũng là một người rất thông minh và đầy sáng sốt, nên ngay lúc ấy trong lòng liền lóe lên một ý nghĩ mới nữa. Do đó đôi mắt chàng sáng ngời cao giọng nói rằng:

– Tiền bối đem hết kình lực trong bình sinh bào chế được ba trăm năm mươi chín loại linh dược để cứu đời. Tuy đấy cũng gọi là linh dược rất cao thâm nhưng đến ngày nay vẫn còn thiếu một thứ nữa mới chẵn số, nếu đem tiền bối so với Hoa Đà, Biền Thước thuở xưa, thì tiền bối vẫn còn kém hơn nhiều chưa có thể liệt danh vào rừng thần y dược.

Phàm con người ai cũng có ý chí riêng của mình dù cho gặp khó khăn đến đâu người ta cũng cố gắng thực hiện cho kỳ được.

Vị Lãnh Diện Hoa Đà này cũng không có việc chi phải nhờ cậy đến người khác cũng như không có chi phải đua tranh với đời nhưng ông vẫn một lòng một dạ, nhất định phải luyện cho thành ba trăm sáu chục món linh dược hầu có thể so tài với các bậc thần y thuở xưa, như Biền Thước, Hoa Đà.

Gia Cát Ngọc nói lên những lời nói vừa rồi, chính là đã đánh trúng những nguyện vọng trong tâm khảm của lão ta, nên tiếng nói của chàng vừa dứt, thì trong gian nhà tranh đã có người nhanh nhẹn trả lời rằng:

– Thằng bé người nói thế tức có nghĩa là, ngươi có thể đến khe núi sâu ở phía núi trái đây, để bắt giúp cho.

Lãnh Diện Hoa Đà tuy suốt đời không nhờ cậy đến người khác, nhưng vì nhất thời cảm thấy phấn khởi trước việc làm của mình, nên đã buộc miệng nói ra những ý muốn kín đáo trong lòng. Tuy nhiên, khi lão vừa nói đến hai tiếng “giúp cho” thì bỗng dưng lại nín bặt không nói nữa.

Gia Cát Ngọc đã đoán biết thâm ý của lão già. Tuy đối với việc tìm bắt lại một con rắn “Tiểu Long” chàng cảm thấy vô cùng khó khăn nhưng đấy là một cơ hội tốt, để chàng có thể cầu xin linh dược nơi lão già, nên thử hỏi chàng đâu lại chịu bỏ qua. Bởi thế chàng liền mỉm cười nói:

– Chỉ cần tiền bối chịu hứa cho một lọ “ Tục đoạn sinh cơ linh ngọc chỉ” thì tại hạ sẽ đích thân xuống khe núi sâu ấy, tìm bắt lại một con rắn tiểu long mang về đây để đền đáp lại việc làm lỡ tay vừa rồi.

Lãnh Diện Hoa Đà sau khi tâm trạng bình tĩnh trở lại, thì dường như cá tánh lạnh lùng của ông ta cũng chi phối ý định của ông ta trở lại như cũ, do đó ông ta bèn cất giọng lạnh nhạt, không một tí tình cảm nói rằng:

– Có lý nào người định bắt ép lão phu hay sao?

– Tại hạ nào dám thế.

– Hừ, người bắt cho được một con “tiểu long” về đây đã, rồi nói chi sẽ nói sau.

Gia Cát Ngọc biết dẫu có nói chi nữa cũng vô ích, nên liền lên tiếng tán đồng, rồi men theo con đường đá nhỏ cất bước nhẹ nhàng đi thoăn thoát.

Trong lòng chàng đang bận tâm đến việc bắt cóc “tiểu long” nên đối với hoa quả bên chung quanh càng không để vào mắt. Chỉ trong thoáng chốc là chàng đã đi đến cửa ra sơn cốc rồi.

Ngay lúc ấy, bỗng chàng nghe tiếng một con ngựa hí rất quen thuộc.

Gia Cát Ngọc giật mình nhanh nhẹn vọt người bay lên, nhắm hướng của khe núi lao vút tới như một làn tên xẹt.

Sự nhanh nhẹn của chàng, quả thật là kỳ tuyệt hiếm có trong võ lâm. Bởi thế, sau khi chàng vượt qua khe đá ngoài trăm trượng, thì vẫn còn trông thấy một bóng người lướt nhanh về phía phải rồi mất hút.

Bóng người ấy từ y phục cho đến dáng vóc, đều giống hệt bóng người mà chàng đã gặp trên đường núi đi đến đây vừa rồi. Gia Cát Ngọc lại không khỏi giật mình thầm hỏi:

“Người ấy bám sát theo ta mãi, chẳng rõ chó dụng ý gì? Giờ đây nếu ta không có việc gấp, thì nhất định sẽ đuổi theo để hỏi cho cặn kẽ mới được.”.

Mặt trời đã xế về Tây, có lẽ đã vào khoản cuối giờ mùi đến giờ Thân. Gia Cát Ngọc nhảy lên lưng ngựa, men theo đường mòn trên sườn núi, nhắm hướng trái đi thẳng tới.

Trên con đường núi đi ngoằn ngoèo, dù cho một con ngựa hay đến chừng nào vẫn cảm thấy đi đứng chậm chạp, vì chung quanh đá tảng lởm chởm ngổn ngang, vô cùng nguy hiểm. Bởi thế Gia Cát Ngọc bèn bỏ ngựa đi chân không. Sau khi đi được một khoảng thời gian độ chừng dùng xong một chén trà, thì đã nghe văng vẳng có tiếng nước chảy.

Nhưng chàng đưa mắt nhìn khắp nơi, chỉ trông thấy những dãy cổ thụ xanh um, nhành to cong veo rắn chắc, lá xanh rậm rạp um tùm chứ không hề trông thấy khe núi sâu mà Lãnh Diện Hoa Đà đã nói ở đâu cả.

Hừ. Rõ là ngốc. Tại sao không biết trèo lên ngọn cây cao để nhìn xem khắp nơi cho rõ.

Chàng tự mắng thầm rồi nhanh nhẹn nhún người vọt lên. Sau ba lần điểm chân lên cành cây để lấy đà, thân người chàng đã vọt lên ngọn cây cao.

Trong khi đôi chân chàng vừa đứng yên trên ngọn cây, thì bỗng đâu những cành cây đó tự nhiên xao động, mặc dù lúc ấy trời đang đứng gió. Thế rồi chính nó lại quấy rầy gót chân chàng, y như những con rắn đang còn sống.

Trước đây ở bên cạnh hồ Lạc Hồn Trì, Gia Cát Ngọc đã từng chính mắt trong thấy một nhân vật võ lâm, bị sa chân vào một bãi cỏ dại biết quấn lấy chân người như một lũ rắn.

Việc ấy chàng còn nhớ rất rõ, nên giờ đây không khỏi khỏi hãi kinh. Bởi thế chàng nhanh nhẹn vận dụng chân lực, rồi vung đôi chưởng đánh thẳng xuống dưới chân.

Vì trong cơn hối hả, nên chàng đã vận dụng đến chín phần mười chân lực. Do đó sau một vài tiếng nổ như sấm động, tức thì nhành lá tuôn đổ ào ào, khiến rừng cây rậm rạp đã bị đánh thủng một vùng to bằng một trượng vuông.

Liền đó, Gia Cát Ngọc buông thõng đôi chân từ trên cao sa xuống tại nơi lỗ trống ấy.

Lúc bấy giờ, thân người chàng đứng cao hơn mặt đất không quá năm trượng.

Chàng đưa mắt chú ý nhìn về phía ngọn cây, tập trung tinh thần để sẵn sàng đối phó với mọi việc nguy hiểm...

Bỗng nhiên ngay lúc ấy, đôi chân chàng sờ soạng mãi mà vẫn chưa thấy mình rơi đến mặt đất, trong khi hai bên tai gió vẫn rít vèo vèo, thân người lơ lửng như những cánh lục bình trên mặt nước. Và bỗng nhiên chung quanh đều tối sầm lại, hơi lạnh buốt cả da thịt, tiếng nước chảy ào ạt cũng từ phía dưới vọng lên, nghe rõ mồn một Chàng kinh hãi cúi mặt nhìn xuống, chỉ trông thấy phía dưới chân mình, chính là một khe núi sâu không đáy. Chỉ trong chớp mắt, là chàng đã rơi xuống xa mấy mươi trượng rồi.

Phía dưới khe núi, nước đang chảy siết, hai bên vách núi cao chọc trời, giữa dòng nước chảy đá tảng nhô lên lởm chởm.

Chàng từ trên cao không ngớt rơi thẳng xuống dòng nước đang chảy ồ ạt đó.

Trong cơn sống chết, chàng không khỏi hết sức kinh hoàng, nhưng chẳng biết làm cách nào đối phó cho được. Tuy nhiên dù sao Gia Cát Ngọc vẫn là người có thiên bẩm khác thường các cao thủ trong võ lâm không thể nào so sánh được.

Do đó tuy chàng đang kinh hãi nhưng thâm tâm vẫn không hề rối loạn, nên trước khi thân hình chàng sắp rơi thẳng đến đáy khe núi, thì trong đầu có chàng bỗng lóe lên một ý nghĩ hay có thể nhờ đó mà thoát chết được...

Thì ra tuy khe núi ấy sâu hằng nghìn trượng, nhưng chỉ rộng độ ba trượng mà thôi. Than Gia Cát Ngọc lúc ấy đang rơi ngay chính giữa nên chỉ cách hai bên vách đá ngoài một trượng. Tuy trên vách đá ấy rong rêu phủ kín, hết sức trơn trợt nhưng với tài nghệ tuyệt vời của chàng, thì chỉ cần hai tay bám được vào vách đá, thì sẽ...

Thời gian chỉ còn trong đường tơ kẽ tóc, vậy chàng đâu có thời giờ suy nghĩ chi nữa, nên hối hả vận dụng chân lực trong toàn thân, vung chưởng mặt lên đánh thẳng ra nghe một cái ầm.

Thế là, tiếng nổ to vang cả sơn cốc, vọng xa đến các nơi, gây thành những tiếng nổ ầm không dứt. Trong khi tấm vách đá ở phía bên phải đã bị trúng chưởng lực bể ra thành từng mảnh vụn, đổ rào rào xuống như cơn mưa, thì Gia Cát Ngọc đã nương nhờ vào sức dội lại của luồng chưởng phong, lướt thẳng thân mình qua phía ngoài một trượng rồi nhanh nhẹn vung bàn tay trái lên, chụp thẳng vào những lùm cỏ dại mọc trên vách đá...

Nên biết, là sức rơi xuống thân người chàng rất nhanh, nên khi chàng vừa chụp được vào những lùm cỏ, thì sức giằn mạnh đã làm đứt đi liên tiếp một số cỏ dại mà chàng vừa nắm được...

Khi con người rèn luyện được đến một trình độ võ công cao cường, thì chỉ có thể bám vào một vật mỏng manh, cũng có thể treo lơ lửng thân người không hề bị đứt. Bởi thế sau khi mấy cọng cỏ bị dứt lìa, thân người đang rơi vun vút xuống của Gia Cát Ngọc, cũng liền được giữ yên trở lại.

Thế rồi, chàng co thân người lại, cất tiếng hú dài rung chuyển cả đồi núi, sử dụng ngay đến thân pháp “Vân Long Cửu Chuyển” vô cùng kỳ tuyệt...

Tức thì, cả thân hình chàng nhẹ nhàng bắt từ trên tiếp tục xoay dần đán xuống, chẳng khác nào như những cánh hoa rơi trước gió, như những bông tuyết tung bay giữ trời.

Dòng nước dưới khe núi không ngớt chảy thao thao, hơi lạnh buốt gia thịt, ánh sáng mặt trời yếu ớt xuyên qua cành lá rập rạp, rọi lên tấm vách đá phía trái, phản chiếu chung quanh một thứ ánh sáng lờ mờ.

Có lẽ dưới đáy khe núi sâu này, không có một ngọn cỏ nào sống được chăng?

Ồ, mà không trong những vách đá tối tăm kia, bên cạnh những dòng nước chảy siết, mọc vô số những loài hoa kỳ lạ chẳng hề trông thấy trên mặt đất liền, lá nào lá ấy to như một cái thau.

Cũng có lẽ vì thiếu ánh sáng mặt trời nên tuy lá cỏ rất to, có vẻ rất tốt tươi, nhưng đều trắng như tuyết và lóng lánh như ngọc, chẳng thấy có một tí màu xanh nào cả.

Ngay đến cả những cây trúc mọc quanh đó, cũng trắng trong như ngọc.

Cảnh sắc ấy thực lạ lùng, Gia Cát Ngọc từ xưa đến nay chưa hề nghe ai nói đến mà cũng chưa hề trông thấy bao giờ.

Nhưng ở tại nơi khe núi sâu này ngó lên không thấy trời, ngó xuống không thấy đất mà chỉ có toàn nước chảy thao thao bất tuyệt, thì làm thế nào có được loài rắn” Tiểu Long” kia?

Thế rồi chàng đưa chân bước lần theo những tảng đá trơn trợt nhìn quanh quất theo dòng nước, để tìm kiếm...

Thời gian chậm chạp trôi qua. Vệt ánh sáng mặt trời bên vách núi phía trái, chẳng rõ từ lúc nào đã dời sang vách núi phía phải, chứng tỏ bóng mặt trời đang xế dần...

Giờ đây vệt ánh sáng yếu đuối bên vách núi phía phải cũng đã lặn mất...

Bên dưới khe núi đã trở thành tối đen như mức. Ngửa mặt nhìn lên, thì có thể xuyên qua nhưng khe trống giữa nhành lá trên đầu, trông thấy được năm ba vì sao đang nhấp nháy.

Đêm đã khuya, bên dưới khe núi khí lạnh ngấm tận xương tủy.

Gia Cát Ngọc đã cảm thấy mệt mỏi và đã có phần nào thất vọng. Chàng tìm đến một tảng đá tương đối khô ráo ngồi yên xuống, rồi yên lặng vận dụng nội công tâm pháp trong “Thiên Ma Bửu Lục” để luyện khí điều ngươn đưa máu huyết trở về kinh mạch.

Thứ tâm pháp ấy nào phải tầm thường, nên khi vận dụng đến thì trí tuệ con người tự nhiên trở thành sáng suốt, tâm thần trở thành minh mẫn, chân lực trong người cũng trở nên dồi dào và lan rộng ra khắp tạng phủ. Bởi thế con người sẽ không còn thấy lạnh lẽo nữa, tai và mắt cũng sẽ thính nhạy hơn.

Giữa đêm khuyên, dưới khe núi sâu thực là yên tĩnh, khắp nơi không hề nghe một tiếng động khẽ, chỉ có tiếng nước róc rách không ngớt chảy thao thao dưới dòng mà thôi.

Nhưng giữa tiếng nước chảy ấy, bỗng lại có tiếng lộp độp rất lạ, âm thanh đó nghe chẳng khác gì tiếng mưa thu rơi trên lá sen tàn úa...

Quái lạ thật trên đầu lá cây che kín, thế hạt mưa lại làm thế nào rơi vào khe núi sâu được?

Gia Cát Ngọc không khỏi kinh ngạc, trố mắt ra nhìn. Ồ. thì ra trên dòng nước chảy siết, có hàng vạn con vật đang nghểnh đầu lội lúc ngúc...

Đây là cá chăng?

Không, đây chính là rắn. Đấy chính là đủ các loại rắn cả.

Giữa lúc đang kinh ngạc, bỗng chàng nhớ đến một chuyện ly kỳ, mà thuở còn thơ ấu chàng đã nghe cha kể lại Giữa núi rừng âm u, lũ rắn thường giao hợp hỗn loạn với nhau, và trải qua hàng nghìn giờ thì chúng sẽ ra được một loài rắn gọi là “tiểu long” sắc xanh đen đôi mắt đỏ như châu sa. Loài rắn này thu hút tất cả các khí độc trong trời đất, và thường ở dưới những đầm nước sâu. Mỗi khi gặp đêm trăng sáng, thì nó thường đi khắp nơi để vui chơi. Trong lúc đó phía trước cũng như phía sau nó cả lũ rắn khác vây quanh để bảo vệ, trông uy nghi chẳng khác nào một bực vương hầu...

Bởi thế, trong lòng Gia Cát Ngọc không khỏi vui rộn lên.

Chàng giương đôi mắt thật to, nhìn chòng chọc vào bầy rắn để tìm kiếm...

Nhưng chàng đành chịu thất vọng. Vì lũ rắn đang lọi trong khe nước thật đông, nhưng chăng có con nào trông giống “tiểu long” cả.

Có lý nào loài rắn “tiểu long” ấy, chỉ có một con duy nhất mà Lãnh Diện Hoa Đà đã bắt được rồi?

Chàng chán ngán ngửa mặt lên nhìn trời, trông thấy những vi sao xuyên qua khe trống của nhành lá cũng đang nhấp nháy liếc nhìn chàng.

Ồ, phải đợi đến đêm trăng loài rắn “tiểu long” mới ra đi chơi. Đêm nay chỉ mới mồng năm mà thôi. Nghĩ đến thời giờ chàng bỗng cảm thấy giật nảy mình. Vì lão quái nhân cư ngụ trên vách đá kia, hẹn chàng trong vòng mười ngày, đến ngày hai mươi tháng này đã là đúng kỳ hẹn, vậy làm thế nào chờ được đến ngày có trăng sáng?

Đêm tối đã qua, trên vách đá lại có ánh mặt trời chiếu rọi. Chàng cảm thấy trong bụng vừa đói vừa khát, nhưng chàng không muốn bỏ đi.

Phải nhẫn nại. Phải nhẫn nại hơn.

Nhưng khi đêm khuya đã đến thì chàng không còn cách nào chịu đựng nổi trước cơn đói khát đang giày vò, chàng đưa mắt đăm đăm nhìn vào những bụi rong trắng nuốt lóng lánh bên cạnh một khóm trúc, đang không ngớt bay thoang thoảng mùi thơm.

Song chàng lại băn khoăn không hiểu loài rong rêu ấy có chất độc hay chăng?

Chàng đang nhớ đến thứ “Thất Tình Ảo Hồn Sa” của cô gái có sắc mặt lạnh lùng nọ, nhớ đến con rắn hai đầu rất quái dị trong cỗ quan tài tại quê xưa của mình, rồi nhớ đến cây “nhuyễn đào” ở tại Bắc Thảo Giáp Những loài ấy có rất nhiều chất độc, thế tại sao nó không hại được chàng?

Ờ. Chàng có nghe đến, là có nhiều loài châu ngọc có thể trừ được chất độc, vậy có lý đâu pho Lục Ngọc Di Đà trong túi chàng...?

Phải. Chắc chắn đấy là hiệu lực của Lục Ngọc Di Đà.

Lúc ấy, lòng tự tin nơi pho Lục Ngọc Di Đà của chàng mạnh mẽ thêm, nên thò tay ra ngắt lấy một bụi rong trắng như tuyết, đưa vào nước rửa sạch sẽ, rồi bỏ vào miệng nhai ngấu nghiến.

Bụi rong ấy rất ngọt ngào thơm tho, ăn thực là ngon miệng.

Sự thực là mấy hôm trước đây chàng gặp phải những vật hết sức độc và đều an toàn vượt qua khỏi được là hoàn toàn nhờ ở trước đây chàng đã ăn được trái “Kim Tuyến Huyết Lan”.

Còn riêng pho Lục Ngọc Di Đà trong túi chàng tuy lão già râu tóc bạc trăng kia đã phải chịu chết vì nó cũng như hiện nay nó đang gây thành một trận phong ba trong giới giang hồ nhưng lại chẳng hề...

Gia Cát Ngọc hàng ngày ngắt loài rong trắng ấy để ăn đỡ đói, nên chẳng mấy chốc năm hôm đã trôi qua. Chàng thầm tính trong lòng thì thấy hiện nay đã là ngày mùng mười tháng tư rồi. Kỳ hẹn của lão quái khách nọ chỉ còn hai hôm nữa là đủ.

Như thế nếu vạn nhất trong đêm nay mà không bắt được một con rắn “tiểu long”.

thì...

Gia Cát Ngọc hết sức sốt ruột. Chàng thấy màng đêm lại buông xuống, nên ngửa mặt nhìn lên nền trời cao, trong thấy một vần trăng liềm đang treo lơ lửng trên không, nhả ra những tia sáng vàng úa nhợt nhạt, xuyên qua cành lá rọi thẳng vào vách đá dưới khe núi.

Thời gian trôi qua như hết sức nhanh. Vành trăng liềm ấy, chẳng mấy chóc đã soi đã soi ánh sáng đến tận chân vách đá... rồi lại soi thẳng vào mặt nước...

Gia Cát Ngọc đưa đôi mắt thất vọng, nhìn thẳng vào mặt nước chòng chọc...

Thốt nhiên chàng bị một cái bóng đen hiện lên trên mặt nước làm cho giật mình sửng sốt.

Thì ra lúc ấy có hàng nghìn con rắn độc, đang vây quanh thành một vòng tròn, trông chẳng khác nào một cái xà trận nhưng hoàn toàn yên lặng.

Ở ngay chính giữa cái xà trận đó, cũng tức là nơi có bóng trăng soi sáng, đang có một con rắn nhỏ màu xanh đen, đôi mắt đỏ như lửa hướng bóng trăng há miệng đớp không ngớt.

Đấy chẳng phải con rắn “tiểu long” mà chàng đã chờ đợi bấy lâu hay sao?

Nhưng phải làm thế nào để bắt lấy nó?

Trong khi chàng còn đang suy nghĩ, thì bóng trăng đã lần dời sang vách đá bên phải, giữa dòng nước chỉ còn ánh sáng độ chừng khoảng ba thước mà thôi.

Gia Cát Ngọc đoán biết bóng trăng dời đi, thì con “tiểu long” cũng bò theo bóng trăng. Bởi thế, giây phút đó thực là nghìn năm một thuở, không thể nào để lỡ mất được.

Tức thì, trong óc chàng liền thoáng hiện một sáng kiến hay, nên nhanh nhẹn thò tay bẻ một cây trúc trắng. Chàng đưa tay vận dụng chân lực bẻ lấy một khúc trúc ngắn. Chàng đã bẻ thật khéo, khiến tiếng động cơ hồ như không thể nghe thấy được.

Thế nhưng, chỉ với tiếng động hết sức khẽ đó, cũng đủ làm cho lũ rắn trong dòng nước phải kinh sợ, cất tiếng kêu khè khè, rồi ngốc đầu lên có vẻ hết sức giận dữ. Riêng con “tiểu long” nọ, thì nhanh nhẹn quay đầu lại, định sẽ...

Thời cơ nếu lỡ thì tất mất ngay. Do đó Gia Cát Ngọc liền nhanh nhẹn vung hai tay lên, lao vút người ra...

Chỉ trong một các chớp mắt, Chẳng những chàng đã sử dụng đến thân pháp “Vân Long Cửu Chuyển” hi hữu trên đời mà đồng thời còn vận dụng “Cửu Chuyển Thần Công” bố trí khắp thân người, rồi nhanh nhẹn từ giữa không trung, thò một cánh tay ra chụp thẳng về đuôi con rắn “tiểu long”.

Ba kỹ thuật cũng sử dụng một lúc, chớ nói chi là một con rắn nhỏ, mà ngay đến một cao thủ bậc nhất trong võ lâm, cũng e rằng khó bề chạy thoát được. Bởi thế bóng vàng vừa bay thoáng qua tức thì, tức thì năm ngón tay đã nhanh như chớp thò vào nước, chụp cứng lấy đuôi con rắn “tiểu long” quay nhẹ một vòng rồi bỏ thẳng vào ống trúc màu trắng chàng đang cầm sẵn trong tay.

Thật là giẫm nát gót giày tìm không gặp, mà khi được thì quá dễ dàng.

Nào ngờ trong khi chàng đang vui mừng, thì lũ rắn lại ồ ạt kéo đến há miệng thè lưỡi, cất tiếng kêu khè khè, mùi tanh xông nồng nặc, trong thực ghê rợn.

Gia Cát Ngọc không khỏi kinh hoàng, nửa thân trên xoay tròn qua một lượt, rồi vung chưởng trái đánh ra một liên tiếp ba chưởng.

Tức thì chưởng phong dấy động như sấm nổ rung chuyển cả màng tai khiền lũ rắn kinh hoàng bò rối loạn. Gia Cát Ngọc đã nhân đà ấy, bay nhẹ nhàng ra xa năm trượng.

Chàng đoán biết bầy rắn sẽ kéo đến mỗi lúc càng đông, nếu ở đánh nhau với chúng thì thật vô ích, nên liền vung tay rồi lao vút đi, đưa hai chân giẫm lên những tảng đá ngổ ngang dưới đáy khe núi, nhanh nhẹn nhắm hướng xuôi chiều dòng nước chạy vút tới.

Lũ rắn tuy cũng không kém lẹ làng, nhưng không thể nào theo kịp một người có thuật kinh công tuyệt thế. Lúc đầu chàng còn nghe tiếng khè khè của lũ rắn ở sau lưng, nhưng chẳng bao lâu sau thì chung quanh khe núi đã hoàn toàn im lặng, chẳng còn nghe tiếng động chi khác lạ nữa. Vì lũ rắn đang tức giận kia quả đã bị chàng bỉ rơi lại phía sau chẳng biết bao xa rồi.

Bởi thế chàng bèn chậm chân lại để tự điều hòa hơi thở, và cũng để tìm đường đi. Nhưng đâu đâu cũng là vách đá cao chọc trời, chẳng làm thê nào tìm ra một lối đi lên cho được. Mãi cho đến khi trăng sao đều lặn, ánh bình minh đã lên và chàng cũng không tìm được cách nào thoát ra khe núi này cả.

Ngay lúc ấy, bỗng chàng nghe từ phía trên đầu có tiếng nói vọng đến rất khẽ rằng:

– A Di Đà Phật. Con chó nhỏ ấy quả đã rơi vào khe núi sâu này, và nó đã bị tan xương nát thịt rồi, chứ chẳng còn nguyên thân xác được.

Gia Cát Ngọc nghe thế, không khỏi giật mình, nhưng lại nghe có một giọng nói khác đáp rằng:

– Dù con chó nhỏ ấy có chết đi, thì Lục Ngọc Di Đà vẫn còn đó chứ không mất đâu cả, vậy hai vị ở đây chờ, tiểu đệ leo xuống dưới tìm kiếm xem sao.

Gia Cát Ngọc kinh hãi, thầm nghĩ rằng:

“Qua lời nói của họ, rõ ràng là họ đến đây tìm mình. Nhưng, ta giữ pho Lục Ngọc Di Đà trong người là việc hoàn toàn bí mật, mấy hôm trước đây, ta chỉ có nói riêng cho Tư Đô Uyển tỷ tỷ nghe một lần mà thôi. Thế tại sao bọn họ biết được?

Vậy có lý nào, người đã rình nghe bên ngoài cửa sổ...?

Trong khi chàng còn đang suy nghĩ, thì bỗng nghe một tiếng “Hứ” lạnh lùng rằng:

– Khe núi sâu này dòng nước lạnh buốt, vậy với tài nghệ của ngươi, ngươi có thể xuống được bên dưới hay sao?

– Việc ấy... Tiểu đệ thực không giám nói chắc, nhưng pho Lục Ngọc Di Đà đã cất giữ trong người con chó nhỏ đó, vậy thử hỏi ta chịu bỏ qua cơ hội tốt hay sao? Vậy xin hỏi đại ca...

Câu hỏi vừa đến đây, thì bỗng im lặng một lúc rồi mới nghe có tiếng xào xạc từ trên vọng lại. Liền đó chàng trông thấy có một sợ mây rừng từ trên vách đá cao thòng xuống, và có một lão già mặt áo màu xám, đang bám vào sợ dây ấy tuột xuống như một con vượn.

Ngay lúc ấy chàng bỗng lại nghe có tiếng lũ rắn lại kêu khè khè đầy vẻ bực tức...

Người ấy vừa xuống đến nơi, thì bất ngờ trông thấy trước mặt mình có một chàng thiếu niên mặc áo vàng đang đứng sững, nên lộ vẻ hết sức kinh ngạc. Và sau đó đôi mắt lão ta chiếu ngời ánh sáng hung tợn, cất giọng ghê rợn cười khanh khách, nói:

– Té ra thằng ranh ngươi chưa chết. Vậy hãy mau đưa pho Lục Ngọc Di Đà đây cho ta.

Nói vừa dứt lời thì lão ta nhanh như chớp, giương năm ngón ta chụp thẳng về phía ngực của Gia Cát Ngọc.

Gia Cát Ngọc liền lách người ngang, và ngay lúc ấy, trông thấy có hàng nghìn con rắn độc đang ồ ạt tiến tới nơi. Bởi thế, chàng không khỏi giật nảy mình, chẳng kể chi đến việc đánh nhau với lão già đó nữa, mà nhanh nhẹn nhảy vọt lên cao ba trượng, chụp lấy sợi dây mây của lão già vừa dùng để tuột xuống khi nãy, rồi nhanh nhẹn phăng thẳng lên trên.

Đến khi lão già nhận ra được sự nguy hiểm chung quanh, và nhảy vọt lên bám mấy sợi mây, thì Gia Cát Ngọc đã vượt lên cao hơn ba mươi trượng rồi. Bức vách ấy thấp nhất cũng có ngoài năm trượng, nên số người đứng bên trên khi trông thấy hai người đang từ dưới đáy khe núi cùng bám vào một sợi dây mây leo lên, thì sắc mặt đầy vẻ luống cuống, không biết phải đối phó như thế nào.

Gia Cát Ngọc hết sức nhanh nhẹn, nên trong khi hai người ở phía trên còn đang băn khoăn do dự, thì chàng đã vượt lên đỉnh vách đá rồi. Chàng đoán biết được, trước khi lão già kia chưa vượt lên được, thì hai người đứng ở trên không khi nào giám buông tay cho sợi mây rơi xuống hố. Bởi thế, chàng vọt được lên miệng hố rồi liền miệng cười, định sẽ...

Nào ngờ bọn tặc tử ấy, có kể chi đến đạo nghĩa, chúng trông thấy Gia Cát Ngọc định bỏ chạy đi, liền gầm lên một tiếng to nói:

– Con chó nhỏ ngươi muốn bỏ chạy cũng được, nhưng hãy mau để pho Lục Ngọc Di Đà lại đó đã.

Vừa quát vừa buông lỏng bốn bàn tay cầm sợ dây mây ra, vọt người đuổi theo Gia Cát Ngọc. Tức thì, liền nghe một tiếng gào thảm thiết từ đáy hố vang lên rồi tuột dần xuống dưới hố sâu. Thế là, dù cho lão già ấy không bị tan xương nát thịt, thì cũng khó thoát khỏi bị lũ rắn kia vây lấy ăn thịt.

Gia Cát Ngọc có tính rất ghét bọn người tàn ác, nên trông thấy hai người kia chỉ vì pho Lục Ngọc Di Đà, mà không màng chi đến sống chết của đồng bọn, thì lửa giận liền cháy bừng bừng, dừng chân đứng ngay lại, quắt mắt nhìn về phía người ấy.

Hai người ấy gồm một vị tăng nhân và một người thường tuổi đều ngoài tứ tuần cả. Người đi đầu ăn mặc theo trân tục, mũi xẹp mắt nhọn, đôi mắt sâu hiểm.

Hắn cất tiếng cười ngạo nghễ rồi bất thần vung tay đánh liền ra ba chưởng.

Gia Cát Ngọc một phần căm tức vì thái độ vô nghĩa của bọn họ, lại vì sốt ruột trước việc cấp bách của mình, nên thấy thế, liền sa sầm nét mặt, vận dụng bảy phần mười chân lực trong người đỡ thẳng ra. Thế là, sau một tiếng nổ ầm thực to, người ấy liền liền bị hất băng đi như một con diều đứt dây, bay thẳng ra xa, rồi rơi trở xuống chòm cây hoang dại bên miệng hố, cất tiếng gào la vô cùng thảm thiết.

Cùng một lúc đó, người tăng nhân kia liền đưa tay lên lưng rút xuống một cây kim địch, vung mạnh tay đánh ra, khiến bóng cây kim địch chập chờn khắp nơi, nhắm công thẳng vào chín huyệt đạo quan trọng bên hông của Gia Cát Ngọc.

Gia Cát Ngọc không khỏi kinh hãi, vì thấy võ công của vị tăng nhân này còn cao cường hơn cả Thất Điểu Thần Ông nữa. Nếu chàng sử dụng đến những thế võ kỳ tuyệt, thì e rằng trong vòng năm chục hiệp cũng chưa thể chiến thắng được đối phương.

Vì nghĩ thế, nên chàng liền sử dụng ngay đến ba ngón võ đầu trong Thiên Ma Chỉ đánh ra tới tấp, khiến bóng chưởng chập chờn khắp cả không gian, kình phong bén nhọn rít lên vèo vèo.

Người tăng nhân ấy chỉ kịp kêu lên một tiếng kinh hoàng, là đã bị trúng chỉ lực, ngã lăn quay xuống đất.

Gia Cát Ngọc cất tiếng cười nhạt, quát rằng:

– Hãy nói mau, ai đã bảo với ngươi ta có cất giữ pho Lục Ngọc Di Đà thế?

Người tăng nhân ấy vừa lay động đôi môi thì bỗng chàng nghe có tiếng nói từ đâu vọng đến rằng:

– Ông anh hãy để ý giữ mình.

Gia Cát Ngọc giật bắn người, bất giác nhún mình nhảy lui ra sau.

Trong khi đôi chân của chàng chưa kịp rơi đến đất, thì bỗng thấy rõ ba mũi tên nhỏ, bay vút thẳng về phía người tăng nhân nọ.

Vì chàng không kịp ứng phó, nên sau một tiếng gào thảm thiết, người tăng nhân ấy đã bị trúng tiêu vong mạng.

Lúc ấy, từ sau một tảng đá to bỗng có người ung dung bước ra. Người ấy mặt mũi tuấn tú, khí sắc ngang tàng, chẳng phải là Tích Hoa Công Tử hay sao?

Gia Cát Ngọc không khỏi giật mình, giận dữ nói:

– Mọi việc tôi chưa hỏi rõ ràng, thế tại sao Đặng huynh lại ra tay giết chết hắn như vậy?

Tích Hoa Công Tử mỉm cười nói:

– Ông anh chớ nên hiểu lầm, Tái Ngoại Tam Hung tuy tính tình hung giữ và gian manh, nhưng vẫn chưa bì kịp Hung Tăng Ngộ Pháp này. Y là người xuất thân tại Kim Địch Tự, lòng dạ ác độc như rắn. Nếu ông anh không tin, thì hãy xem trong tay trái của lão ta đang cầm vật chi thế?

Gia Cát Ngọc nghe qua, liền cúi người nhìn kỹ, thì quả nhiên thấy trong tay trái của Ngộ Pháp có đeo ba chiếc nhẫn vàng. Chiếc ở chính giữa đã được tuột ra đến đầu ngón tay. Bởi thế, chàng thầm nghĩ rằng:

“Tuy biết đấy là tài nghệ hèn mọn, không làm chi được ta, nhưng dù sao đấy cũng là lòng tốt của người, vậy ta đâu làm thế nào hiểu lầm như vậy được? “ Thực ra thì chàng nào có biết, ngay từ lúc Tích Hoa Công Tử đang đứng tại sau lưng chàng, sắc mặt đầy vẻ ghê rợn, chưởng phải từ từ thò ra, và nắm ngay “linh khu huyệt” của chàng, định sẽ giáng xuống...

Nhưng giữa lúc ấy thì Gia Cát Ngọc lại mỉm cười nói:

– Cái ơn tương trợ của Đặng huynh, tiểu đệ xin ghi nhớ.

Nói đoạn chàng từ từ quay đầu lại nhìn, nên Tích Hoa Công Tử không khỏi giật mình, nhanh nhẹn thu cánh tay trở về, rồi luống cuống cười nói:

– Ông anh là người tài hoa cái thế, võ công cao tuyệt, tiểu đệ vô cùng kính phục. Vậy, việc nhỏ mọn này có đáng kể chi?

– Đặng huynh quá khen, làm cho tôi xấu hổ lắm. Hiện giờ, tiểu đệ đang bận việc gấp, nên xin cáo lui đi ngay nhé.

Nói dứt lời, chàng khẽ cúi người thi lễ rồi cầm lấy ông trúc có đựng con rắn nhắm hướng chân núi chạy bay xuống.

Mây đỏ rực rỡ đang chói rọi ở chân trời phía Đông, gió núi đang thổi lồng lộng. Tích Hoa công tử nhìn theo Gia Cát Ngọc không ngớt cất tiếng cười khanh khách đầy ghê rợn.

Đến đúng trưa, thì đã thấy một con bạch mã xuất hiện gần vùng Bách Thảo Giáp. Trên lưng ngựa là một chàng thiếu niên áo vàng, dáng điệu hối hả, nhưng cũng đầy vui tươi. Chẳng cần phải nói, tất cả ai cũng biết chàng thiếu niên ấy là Thiên Nhai Du Tử Gia Cát Ngọc, nhìn qua sắc mặt của chàng cũng có thể đoán là chàng đã xin được thứ thuốc “ Tục đoạn sanh linh cơ ngọc chỉ” vào tay rồi.

Bách Thảo Giáp cách khá xa Tiềm Long Bảo, nên dù cho một con thiên lý mã chạy thật nhanh, cũng phải tốn hết một ngày đường. Gia Cát Ngọc đi chẳng kể ngày đêm, ngoại trừ những lúc cần dừng chân ăn uống, còn thì chàng không hề nghỉ lúc nào cả.

Quả nhiên đến giờ Thìn ngày hôm sau, chàng đã phi ngựa đến một cánh rừng rậm gần Tiềm Long Bảo rồi.

Gia Cát Ngọc trông thấy con ngựa yêu quý của mình mồ hôi nhễ nhại như tắm, thì trong lòng hết sức xót thương, vội vàng nhảy xuống lưng ngựa, bước nhanh đến trước ngôi mộ có cánh cửa dẫn xuống bên dưới sơn động.

Nhưng, dù chàng đã lên tiếng gọi to trước tấm mộ bia ấy mấy lượt, vẫn không hề nghe có tiếng người đáp lại. Chàng quá sốt ruột, liền vung chưởng lên đánh vỡ tấm bia mộ, rồi đi thẳng vào trong.

Con đường hầm chàng đi vừa cùng, và cũng sắp đến gian phòng đá nọ, nên buột miệng vui mừng kêu to inh ỏi rằng:

– Gia Cát Ngọc đã tìm được về đây rồi...

Vừa nói, chàng vừa đưa chân bước thẳng vào gian phòng đá, đưa mắt quét qua một lượt, thì quả tim không khỏi nhảy thình thịch...

Thì ra người quái khách ngụ trong gian phòng đá này đã tắt hơi từ lúc nào.

Trước mặt lão ta, lại có một xác chết nữa té nằm trên đất. Tuy xác chết ấy đã bị những lưỡi dao bén, từ gian phòng đá rơi xuống chặt nát ra thành từng mảnh vụn nhưng chàng vẫn có thể đoán được ra xác chết ấy không ai ngoài Xích Diễm Tàn Chưởng, một người bị trúng độc và đang mất cả tâm trí.

Gia Cát Ngọc cảm thấy hết sức hối hận, vì mình đã đến chậm một bước. Tâm trạng chàng đã hoàn toàn thất vọng đồng thời cũng thấy luyến tiếc như bị mất một cái gì quí báu nhất.

Khung cảnh chung quanh thực vô cùng im lặng. Sự im lặng ở đây quả không còn đâu có thể so sánh được. Chàng chỉ còn nghe tiếng đập của quả tim mình hòa lẫn với tiếng nước chảy nghẹn ngào trên dòng Phi Vân Giang.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx