sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 1

Khoan đã, Tự! Hình như có ai đến tìm cậu - Đột ngột Kha ngắt lời Tự, ngẩng lên, nghênh nghênh hai cái tai lá mít. - Tớ vừa nghe thấy tiếng vợ cậu gắt với ai đó ở dưới sân...

Tự mím môi, rời bỏ một ý nghĩ đang nấu nung, nghiêng đầu, hai con mắt e dè chớp chớp. Có nghe thấy gì đâu nhỉ? Chỉ có hơi men nắng đầu mùa hạ bốc tỏa lâm râm và vệt âm thanh mờ mờ xam xám của cái ống nước rò rỉ chảy suốt ngày len lỏi giữa cuộc cãi lộn tranh giành quyền sở hữu đất đai chốc chốc lại dào lên như cơm sôi ở dưới cái sân của căn nhà đông hộ. Có ai đâu mà Kha bảo là có người đến tìm Tự? Hai con mắt trầm sâu của Tự lướt qua một ánh nhìn phủ định, rồi lại chắm chúi rọi xuống trang giấy chi chít những dòng chữ Việt, chữ Nho nhỏ ti trong cuốn sổ tay để ngửa đặt trên mặt sàn.

- Nói tóm lại thế này, Kha ạ. Nhưng, Kha ơi - Tự tiếp tục ngập ngừng, - ông phải suy ngẫm một cách phi cổ điển đã. Mình nói ế có thể là thừa với ông. Nhưng cứ phải nói, bởi vì rất nhiều người, kể cả mình đã từng khốn khổ vì những cái tưởng như đã ổn định, xong xuôi cả rồi. Thêm nữa như các cụ nhà ta xưa vẫn nói: có chữ, nghĩ ba năm chưa thông tỏ, giảng ngàn năm chưa thông suốt.

- Thôi thôi... xem ra cậu nhai văn nhá chữ còn tỉ mẩn hơn cả hồi đại học.

- Để mình nói nốt đã, chẳng hạn như câu mở đầu của Truyện Kiều: Trăm năm trong cõi người ta. Thuật, giáo viên toán, bạn của chúng mình, dịch là: cent années, dans cette limite de la vie humaine. Sát từng chữ. Nhưng theo mình, hoàn toàn không phải vậy. Phải hiểu câu đó như thế này...

- Thôi! Đã bảo là thôi mà. Rào đón gì mà khiếp thế!

- Thế này, Kha ạ - Tự cười nhè nhẹ, khiêm nhường - Nghĩa là mình rất nghi ngờ ý kiến của các học giả từ xưa đến nay cho rằng: Nguyễn Du buồn vô vọng khi ông viết: bất tri tam bách dư niên hậu... Nguyễn tiên sinh đâu có buồn! Trái lại, ở đây là một tâm trạng sảng khoái và một nụ cười hóm hỉnh, tự lại.

- Ừ... ừ... Có thể... Có thể...

Kha gật đầu, vòng hai tay ôm hai đầu gối thúc trong ống quần si xanh vừa co lên. Tự hào hứng, vung tay, cao giọng.

Ấy là lúc Tự đẹp nhất. Giọng Tự tròn âm vang, đầm ấm. Mặt Tự lấm tấm đỏ, như dị ứng trong cái nhìn cảm phục của Kha. Được biểu hiện mình là lúc Tự đẹp cả hình lẫn sắc và thanh. Ấy là lúc Tự phát tiết anh hoa. Và Kha thực tình rất phục Tự. Tự được cả phần tâm lẫn phần tài. Tự là khối kiến thức quảng bác, là sự bất ngờ của những khám phá mới mẻ. Tự, cái anh chàng giáo viên dạy ở trường trung học, nghèo khổ có lẽ còn hơn cả cái anh giáo Thứ trong Sống mòn của Nam Cao, dưới một hình vẻ đơn sơ, mờ nhạt, thực tình lại rất dồi dào và sắc sảo cơ đấy. Chao ôi! Vào cái thời buổi gạo châu củi quế, người người đang lao đầu quyết tử vào cuộc giành giật danh lợi hỗn mang. Ở cái gác xép chật chội đang bắt đầu ngôn ngốt vì cái nắng trưa hè này mà lại còn cao đàm khoát luận về cái sâu xa, thâm thúy của văn chương, mà lại còn say sưa, mầy mò tìm kiếm cái gọi là ngữ pháp nghệ thuật, lặn lội trong các ẩn dụ, nghịch lý, nát óc ngẫm nghĩ để giải mã cái bí ẩn của câu thơ, lời văn... thì hẳn phải là một kẻ đam mê cao cả và có bản lĩnh mạnh mẽ vô cùng. Bây giờ, hay bao giờ chẳng thế, thiên hạ đang đầu tắt mặt tối lo cái ăn cái mặc, đang đua chen làm giàu, đang tìm cách lấn át anh hàng xóm, người đồng nghiệp? Bây giờ... mô tả cái toàn cảnh cuộc sống như thế, liệu có cực đoan? Nhưng, rõ ràng đã có một thời: cái sùng bái không phải là đời sống vật chất. Và con người sống với nhau lấy nhường nhịn hoà thuận làm phương châm xử thế hàng đầu, chứ không động một tí là lợi dụng, lôi bè kéo cánh, đấu đá, gây chuyện om sòm; lại còn coi đó mới là cách sống có đấu tranh và tiên tiến... Còn bây giờ, ngay dưới cái sân chung cư của nhiều con ngưòi kia, ngay trước mắt Kha và Tự, đang có cuộc cãi cọ tranh giành. Lúc dắt xe đạp vào sân chung cư lên gác xép tìm Tự, tận mắt Kha đã thấy cuộc co kéo, xô đẩy nhau quyết liệt giữa một cô gái khoèo đại diện cho cư dân lâu đời ở căn hộ này với gã đàn ông mới nhập cư đến mà đã dám tự tiện thuê thợ đào móng và cho chiếc Bông sen chở cát sỏi, xi măng đến, định xây cất một căn buồng ở chỗ đất trống, ngay đầu hồi buồng Tự. Gã định chơi trò xâm lược chớp nhoáng. Đất là đất công. Nhưng, vì vậy mà tất cả những kẻ ngụ cư ở căn nhà này bỗng thấy mình bấy lâu ngu hèn, không nhìn thấy nguồn lợi to lớn sờ sờ trước mắt và nhất là thấy mình bị hớt tay trên. Thôi thì đủ các ngôn từ hạ đẳng được tuôn ra thốc tháo, không một chút thẹn thùng.

- Tự này… đúng là có người nào đó tìm cậu...

- Làm gì có ai?

- Tớ nghe thấy hình như...

- Không có ai dâu. Ông nghe tôi trình bày nốt cái ý này đã...

Tự giơ tay gạt một trở lực vô hình trong không khí, tâm trí hoàn toàn đi về một hướng say mê.

- Nguyễn Du không yếm thế dâu. Ở bài Độc tiểu thanh ký này, ông bộc lộ niềm thương cảm hết mực với con người tài hoa thuở trước. Hơn nữa, ông thấy mình cùng đội ngũ với họ. Và ông cho rằng: trầm luân đấy, nhưng tài hoa là bất diệt, là vĩnh hằng. Hai câu thực trong bài thơ nói ý tưởng này. Quen miệng thì ông trách trời xanh ăn ở bất công mà thôi. Cũng là một cách nói tu từ nữa. Chú ông trí tuệ lắm! Hóa công nào có thiên vị với ai. Tài mệnh tương đố trong Kiều chỉ là một cách nói thôi, Kha ạ. Chứ mình tin rằng Nguyễn Du chịu nhận số phận hẩm hiu của mình một cách kiêu hãnh. không than vãn. Ai đổi cái may mắn của họ lấy cái oan khổ của đời ông, ông cũng không đổi dâu.

Tự ngẩng lên, đồng tử trong hai con mắt thâm trầm nao nao:

- Kha ơi, thi sĩ chân chính suốt đời theo đuổi một lý tưởng đẹp, như theo đuổi một người đẹp. Thi sĩ chung thuỷ với sự lựa chọn của mình. Và cuộc hòa hợp của thi sĩ với đối tượng yêu dấu của mình là một cuộc hôn phối tuyệt đẹp. Đó là cuộc hôn nhân của thi sĩ với lý tưởng. Suy ra, hành trình tâm hồn mỗi người chúng ta cũng là đi tới cuộc thành hôn của mình với điều mình tôn thờ. Có phải không, Kha? - Không đợi Kha đáp. Tự nuốt khan, hạ giọng, tiếp:

- Nhưng thôi, hãy quay trở lại Độc Tiểu Thanh ký, Kha hãy nghe câu thơ mở non này để đồng tình với ý tưởng trên kia của mình. Nguyễn tiên sinh đâu có buồn!

Tự nâng cuốn sổ tay. Vẫn là cơn say của một kẻ nhập cuộc hết mình, nhưng lúc này là một sức cảm thông thần diệu và một trực giác đột khởi. Tụ bỗng như run rẩy cả đến mỗi đầu ngón tay:

- Câu thơ ấy thế này, Kha...

Giọng Tự bỗng khan rè. Ngực Tự nghèn nghẹn. Tự cảm động chính vì sự phát hiện của mình. Phải đến một phút lặng qua di. Tự mới ngẩng lên, đưa mắt nhìn Kha và mấp máy đôi môi khô:

- Pình!

- Kha...

- Pình! Đứa nào dám tự tiện mở hòm gạo của tao đấy. Hoạt? Pình! Pình! Pình!

Trời! Câu thơ chưa kịp thoát ra. Môi Tự mới chỉ kịp lắp bắp mấy tiếng nhỏ. Tay Tự chưa kịp đồng diễn, minh hoạ. Giây phút đẹp nhất để Tự biểu hiện mình vừa chớm tới. Tiếng đập nắp thùng gạo và lời quát tháo của người đàn bà ở dưới nhà thật là một nghịch nhĩ, nghịch cảnh. Và Tự, bất thình lình như một tội phạm bị bắt quả tang.

Dưới nhà, cạch một tiếng ghế đổ. Rồi vẫn cái giọng động đình động chùa, sau khi nanh nọc chửi bới bóng gió một kẻ ăn tàn phá hại nào đó một thôi một hồi nữa, người phụ nữ nheo nheo gọi đứa con gái về và bắt dầu một hiệp day dả mới:

- Nhà cứ như có kẻ trộm. Mày vừa đi đâu về, hả con ranh?

- Con đi học thêm ạ.

- Học thêm cái mả mẹ mày! Tao đã khóa cái hòm gạo rồi kia mà. Cứ rủ rê bố mẹ mày vào chơi cho lắm rồi rã họng ra, con ạ.

Nắp cái thùng gạo lại đón nhận cơn cáu giận cố tình một lần nữa. Tự lặng lẽ gập quyển số nhỏ. Cảm hứng tìm kiếm, bày tỏ như chim trúng tên. Khả cố nhịn cái cười lấp ló trong cổ họng cứ chực bật ra. Nhưng lại giả vờ gãi gãi vành tai, tiu nghịu, ra cái điều muốn thông cảm với hoàn cảnh của Tự.

Người phụ nữ và đứa con gái đã ra sân.

Buổi trưa một ngày đầu hè, vàng ửng, bóng như một quả dưa bở. Cái sân, bãi chiến trường của cuộc giành giật chưa phân thắng bại, đông hơn bao giờ hết. Tan tầm, còi u u văng vẳng đâu đó. Tiếng chày giã cua nhọp nhẹp. Tiếng thùng chậu va chạm xủng xoảng. Tiếng đàn bà hợp thành một hỗn âm gai góc đong đưa trên cái nền đều đều sốt ruột của tiếng vòi nước chảy tong tỏng vào thùng tôn. Những câu luận bàn phiếm chỉ độc địa và những lời châm chọc chua ngoa. Giọng nói đãi bôi thô bỉ và âm điệu khiêu khích trắng trợn. Nổi lên gân guốc và hung tợn là tiếng cuốc chim bổ xuống nền đất cứng của tốp thợ đào móng sát đầu hồi buồng nhà Tự.

Kha ngó xuống dưới nhà, đánh tia mắt ra cửa, rồi quay trở lại mặt Tự. Hai con mắt Kha nghịch ngợm như mắt trẻ thơ, lơ lẻo như mắt người già vô tư.

- Lại “chiến tranh” hả?

Tự giấu một hơi thở nặng. Kha nhún vai.

- Khắp trái đất, đâu cũng như đâu. Không một góc trời nào yên ổn cả. Stress liên tục, Tự ạ. Có điều là... nhưng mà thôi. Tự ạ. Một buổi khác ta sẽ quay trở lại với số phận, tâm sự kẻ sĩ và Nguyễn Tiên Điền. Bây giờ, lợi dụng lúc đối phương bỏ trận địa, hưu chiến, tớ rút lui nhé. Bai! Bai! Bai! nhé!

Tự ngồi thừ một bóng câm lặng nghe tiếng chân Kha rờ rẫm, dò từng bậc thang gỗ đi xuống. Nghe cái líp ở chiếc xe của Kha kêu tanh tanh giòn giã tan biến trong mớ tạp âm láo nháo ở ngoài sân. Kha rút lui êm thấm. Kha không gây chú ý cho một ai. Còn lại một mình Tự với bài thơ Độc Tiểu Thanh ký man mác màu bi tráng của đại thi hào vừa khúc xạ qua anh đã tắt nghỉm. Còn lại mình Tự trên cái gác xép chật chội, chất đầy sách vở, tư liệu nơi ăn ở, làm việc của Tự những ngày qua.

Căn gác xép hình vuông, mỗi chiều dài ba mét. Mặt sàn lát gỗ lim, thứ gỗ có đặc điểm càng có tuổi đời cao càng biến hóa. Nay nó là sừng, óng chuốt.

Một hàng lan can con tiện ngăn ở đầu này, đóng khung căn gác xép, cùng với cái trần thấp chừng một mét rưỡi, tạo nên một không gian ba chiều kín đáo, có thể tích hơn chục mét khối không khí, tỏa ra một phong thái u trầm, tĩnh mạc, rất tách biệt.

Căn gác nhỏ này dã có từ trước khi có nạn nhân mãn ở thành phố và con người vừa phải đấu đá, giằng giật với nhau vừa phải nghĩ đến các diện tích treo. Nguyên nó chỉ là cái gác để đòn đám ma trong căn nhà ngang của một quần thể kiến trúc mà trung tâm là tòa biệt thự hai tầng kiểu Pháp của một nhà tư sản mại bản, kinh doanh trăm thứ bà dằn. Cách mạng đã xóa sổ nhà tư bản nọ. ay, trong khi tòa biệt thự được chia cho năm, sáu hộ cán bộ, công nhân, viên chức thì vợ chồng Tự cùng đứa con gái mười một tuổi được quyền thuê căn nhà ngang mười tám mét vuông diện tích, có cái gác xép này. Thật là bỗng dưng được hưởng lộc trời! Vì khi làm hợp đồng thuê, chả ai tính đến cái diện tích treo lơ lửng ấy. Người ta đã bỏ quên một báu vật! Cái gác xép hóa ra đã được một cái đầu kiến trúc nhìn xa trông rộng thiết kế. Nhỏ, hẹp, nhưng đầu hồi lại trổ một cửa sổ, nhìn ra một vùng trời nước xanh biếc, bát ngát mây trời. Nghĩa là có thể ở được.

Nơi đây, Tự thực sự đóng vai ông chủ, thiết lập một bầu không khí, một thế giới tinh thần theo ý hướng riêng, có hiệu suất cho mục đích, hoạt động của mình. Căn gác xép, thánh đường tôn nghiêm, tháp ngà cao quý, câu lạc bộ văn hóa, phân xưởng rèn đúc năng lực và ý chí của Tự, nơi tuổi bốn mươi ba của Tự trú ngụ tháng ngày.

Ở đây, Tự xa lánh cái phồn tạp, trần ai, tách ra khỏi đời sống dang bị tước dần những giá trị đích thực, không giao tiếp với những chuyện tầm phào, thói sùng bái đồng tiền và sự tráo trở thô bạo. Ở đây, Tự đóng trọn vai người tri thức, một kẻ sĩ dời nay. Ở đây, cũng như khi đứng trên bục giảng. Tự thực mạnh mẽ và đẹp. Ở đây, từ sáng đến tối. Tự có thể giành hết tâm lực cho việc nghiên cứu, soạn bài, chấm bài, lặn ngụp thỏa chí trong cái dại dương mênh mông của nghề sư phạm và nghệ thuật ngôn từ. Đây là nơi Tự trốn tránh những cuộc viếng thăm xã giao và xin xỏ, biếu xén của cha mẹ học trò. Ngồi trên này, mùa hè, Tự có thể điềm nhiên đánh cái quần đùi vá lấy rúm ró, mặc cái áo bộ đội sã vai mà ngâm nga một câu thơ cổ. Vì nếu có học sinh đến hỏi bài - hãn hữu thôi, vì Xuyến, vợ Tự luôn luôn xua đuổi chúng - Tự cũng còn đủ thòi gian để khoác lên mình bộ cánh lên lớp duy nhất khả dĩ che dậy được cái nghèo nàn thâm c

Hôm nào nóng quá Tự còn có thể cởi trần. Cởi trần mà không e ngại ai đó tò mò hỏi, rồi lại phải giải thích, về cái sẹo to bằng cái miệng chén ở bên ngực phải - thương tích chẳng có gì là đáng tự hào hồi đi bộ đội đánh Mỹ. Ở đây, Tự tha hồ nghiền ngẫm, tra cứu, đối chiếu. Trong cái im lặng đầy sức hối thúc. Tự tọc tạch dịch lại cho đúng nguyên bản và nổi thần hơn mấy bài thơ trứ danh của Thôi Hộ, Đặng Dung, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát…. Trên đời, đã có cái gì tự vỗ ngực là bất di bất dịch. Văn hoá là sự khơi nguồn liên tục của các thế hệ kế tiếp. Ở trên này, Tự có thể để nguyên cho hai hàng nước mắt giàn giụa tràn qua đôi má gầy, vì một tình thương nỗi nhớ chợt dậy lên do một tứ thơ, một hơi văn khơi gợi vô tình, mà không phải ngượng ngập biện giải với ai. Tự rất hay xúc động và hay chảy nước mắt. Dẫn học trò đi xem chèo Quan Âm Thị Kính, lúc khóc thương người phụ nữ hất hạnh nọ, anh không biết giấu nước mắt đi đâu. Trên này, một mảnh tình riêng anh với anh. Lương tâm là một mối lo có tính cách xã hội, nhưng trước hết vận hành trong môi trường nội tâm.

Cả cơn sốt rét rừng, di chứng của tám năm đi bộ dội ở Trường Sơn, cũng được Tự giấu kín ở trên này. Rét run lừ trong ruột rét ra. Nóng như lò nhiệt hạch. Dầm dề mồ hôi với cái đầu như đầu Tôn Ngộ Không bị vòng Kim cô của Phật tổ Như Lai thít bó. Đủ ba giai đoạn điển hình của cơn sốt rẻ. Cũng chỉ mình Tự biết và chịu đựng. Địều thú vị nữa là ở căn gác xép này, mùa đông tháng giá, chỉ cần một manh trấn thủ, Tự cũng có thể chống lại được cái rét lục địa ghê người. Cạnh ngọn đèn hai mươi lăm oát tiết kiêm, chăn quấn sâu kèn, đã có lúc Tự chợt buông trang sách, nằm nghe gió mùa về đập cành cành quả me già trên cành khô nơi sân thượng, ngẩn ngơ một nuối tiếc, hoặc phiêu diêu vào đám sương mây hồi ức, hoặc lãng đãng vào những buồn lo về thực tại. Nằm một chỗ mà hồn tỏa bốn thú thẩm mỹ nào bằng! Còn hạnh phúc làm người nào hơn! Victor Hugo nói Je reste à chez moi et je suis heureux. Không sai!

Căn gác nhỏ, nơi tụ hội cua bạn bè thân quen. Salon văn học, thế sự của bạn hè tâm đầu ý hợp. Mấy năm trước không kể bí thư Dương, hiệu trưởng Cẩm, bà giáo Thỉnh... đảo qua thăm hỏi xã giao, cùng với Kha còn có Thuật, giáo viên toán cùng trường, hay đến đây tri kỷ, luận bàn, Thuật, kẻ tự xưng là có cái đầu hiểu biết bằng hai ông tiến sỹ cộng lại, đến là sục sôi về vẻ đẹp vô song của Toán học, của nghề thầy, rồi dốc bầu tâm sự và trêu chọc nhau bằng các truyện tếu táo vô hại. Ôi, thời hoàng kim của các tâm hồn tiểu trí thức, cái thời hồn nhiên, sung sướng, trước khi phải sa xuống những lo toan khốn khổ, trước khi rơi vào các cám dỗ, rồi trở nên thấp hèn, biết chửi đổng, biết dùng các tiếng lóng hạ lưu, các tâm sự bẻ ghi theo các đường ray khác nhau, phân rã đến mức người ta bảo: chưa có thời nào trí thức lưu manh hóa nhiều như thời này. Căn gác làm nhiệm vụ thanh lọc. Còn lại mãi, khéo chỉ còn Kha, bạn đồng khóa, đồng tuế, đồng thanh tương khí. Kha ra trường, số cũng long đong vất vả. Dạy học. Làm thư ký cho một bí thư tỉnh ủy. Làm báo ở tỉnh. Rồi về một tờ báo ngành ở trung ương. Chăng nơi nào ổn thỏa. Kha quảng giao, ưa vận động, quen với biến thái bất ngờ, lý tính cao độ, khác hẳn Tự thu vào nội tâm, đa cảm, câu nệ, nhưng gan góc, triệt để. Như tình yêu, trái chiều, khác dấu mà hai người lại hợp nhau.

Ngắm cái gác xép. Kha rên lên khoái trá. Bao giờ Kha được làm chủ cái khoảng không tự do như thế này? Ra ông trời cũng chưa phải hoàn toàn ghét bỏ Tự. Số Tự không chỉ là đa đoan. Còn may lắm là khác. Con người, ngoài ăn mặc, yêu đương, còn cần một không gian sinh tỏa. Cái không gian sinh tỏa của Tự là ở đây. Đây là thiên đường so với cái giường cá nhân ở khu tập thể của vợ chồng Kha. Vợ Kha là hộ lý, đẹp cỡ hoa hậu. Nhưng vô sinh. Không có con, không được phân nhà. Hai người - một giường cá nhân. Cách một riđô, một cặp vợ chồng khácợ chồng hàng xóm là một cái quái thai. Vợ đòi hỏi sinh lý bất kể lúc nào. Thằng chồng lái xe tải, khỏe như vâm, thần kinh vững hơn lính nhảy dù. Đêm nào nó ở nhà, hai vợ chồng Kha phải ra hiên ngủ vì ngượng. Vợ Kha buồn vì bệnh trạng, về nghề nghiệp không mấy lợi lộc, vì không có chốn nương than, suốt ngày đeo bộ mặt cau cảu, đã ly thân chồng, đang tính chuyện xin đi xuất khẩu lao động ở Đức.

Leo lên căn gác xép này, Kha cởi bỏ mọi ưu phiền. Đây là nhà sáng tác của Kha. Kha lia bút. Chà, mới gọi là có chút tiện nghi tối thiểu, mới chỉ là có chỗ nằm sấp xuống để viết, mà cũng chỉ có một buổi mà cái gã nhà báo trung niên này đã hoàn thành gần chục trang bản thảo. Giỏi thật! Nằm ngửa lên, gã e hèm lên giọng: Này, hỡi cái lão giáo khổ trường công kia! Dỏng tai lên mà nghe văn của ta: Thử nghiên cứu sự trì trệ của xã hội Việt Nam bằng sự phân tích của chủ nghĩa quan liên. Góp phần phê phán quan điểm tiêu thụ trong tình yêu. Hai bài nhé, nghe tiếp đây: Đèn cao áp trước Intershop như đèn thờ thần tiêu thụ… Hèm, đây nữa. Xem có thua văn của Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Nguyễn Khải không nào!

- Kiêu căng đã ghê chưa! Được rồi, đã thế Tự cũng bốc máu tự phụ cho biết tay. Này, Kha, văn phải trầm cảm, oang oang đại ngôn như thế hại cho văn tiểu thuyết lắm dấy. Cậu cũng nên nghe dây. Tài tớ cũng cóc chịu kém ai đâu. Thứ nhất là phần dịch thơ chữ Hán, tuy tớ chỉ học hết có Ấu học ngũ ngôn thì thôi, nhưng xin đảm bảo ối vị được tiếng uyên thâm mà hiểu sai bét nhè và dịch câu thơ không lột được thần thái bằng tớ. Đây, bài Thu dạ.

Câu này: Hốt văn thu địch sơn tiền hỷ. Phải dịch là: Sáo thu chợt văng vẳng bên sườn núi mới đúng, mới hay. Chứ ông nào dịch: Còi thu bỗng rúc vang từng núi là sai

toét. Đây nữa: Những suy nghĩ về nghề. Luận án Candidat hay Docteur? Có những luận điểm đảộn cả chân lý dương thời. Tớ sẽ đập thẳng vào cái quan điểm coi cách mạng là xóa bỏ, là tiêu diệt tất cả những giá trị văn hóa xưa cũ. Không thầy đố mày làm nên. Phải khôi phục quan niệm thầy trò cổ kính ngàn năm ấy. Đừng nghĩ đó là phong kiến cổ hủ. Châu báu chung đúc của cả dân tộc đấy. Cái thói kiêu ngạo cộng sản, chữ dùng của Lênin, phải bỏ ngay. Phải biết tri âm tất cả các lý thuyết. Còn đây, hãy xem mình chơi chữ. Lẻ bốn chục xuân xanh. nhìn sắc tóc, mới hay mình lắm bạc. Chẵn hai bàn tay trắng, thấy màu da, đừng nghĩ tớ không vàng. Chưa hết. Nợ chất xám chưa đền mà tóc trắng. Số đào hoa toàn gặp những cơn đen. Mấy trăm bài thơ, trong cuốn sổ tay dày dặn này, có một bài làm hộ ông trung tá để ông này chúc thọ mẹ ông đại tá nông dân khi bà cụ bảy chục tuổi mà mình đã đọc cho Kha nghe, không thể là xoàng cả.

Ha! Ở đây chỉ có hai cái thân phận cô đơn mang chí lớn, cỡ Khuất Nguyên, Nguyễn Trãi, có thể chia cho nhau cả cuộc đời, cứ nghêu ngao đi, chẳng có gì mà phải giữ gìn. Đây là vương quốc của tự do, tự nhiên. Chung quy sự phát triển là quy luật, là tự nhiên. Kẻ nào gần với tự nhiên kẻ ấy gần chân lý. Chúng ta đều đứng trên một nền là sự chưa biết. Cách mạng là hành động tìm tòi. Sau hai mươi năm trời trải nghiệm bằng chính mình. Tự có thể nói như thế. Nhưng, buồn thay, chỉ nói được trên căn gác xép này và với Kha thôi. Ở đây có thể nói hết ý nghĩ của mình. Có thể khen Paxternắc, Stenbéc, Henrich Bôn. Có thể chê cả Đốt. Có lẽ hợp với dân mình, Đốt chỉ có cái Chàng Ngốc. Ôi, thương thay chàng bá tước Mưxki giữa những kẻ đồi bại, tồi tệ như gã lái buôn Rôgôrin, gã quý tộc Tôxki, viên thư ký Ganin và lão tướng Êpanxin. Kha ơi, ở đây không có tên cơ hội. Không có mật vụ. Không có thằng nào sau khi mình dạy xong mấy truyện tiếu lâm, đi báo cáo công an là mình xỏ xiên lãnh đạo. Rồi công an cùng lãnh đạo đóng đinh câu rút cho mình là tên bạch vệ, tên xét lại, là kẻ vô chính trị, truyền bá những quan niệm phản động, khi dậy thơ Bà Huyện Thanh Quan và Văn tế thập loại chúng sinh. Kha ơi, mấ chục năm cách mạng thành tựu lớn lắm, nhưng oan khổ cũng nhiều lắm. Trăm năm trong cõi người ta, dịch như Thuật, gần với nghĩa Nhân sinh bách tuế vi kỳ là sai. Phải dịch là De tout temps, parmi les hommes. Trong cõi người, parmi les hommes, còn nhiều ngộ nhận, còn nhiều điều chưa thấu suốt lắm, Kha ơi.

Kha nói:

- Đúng như thế! Đó cũng là lý do mà tớ nhất định sẽ phải triển khai cuốn tiểu thuyết vĩ đại và ly kỳ của đời mình, một khi tớ kiếm được một nơi ở không đến tủi hổ với kiếp người.

Tự lắc đầu:

- Đọc tiểu thuyết là đọc văn, chứ tìm cái ly kỳ thì xin mời đọc chưởng.

- Tất nhiên.

- Viết kiểu tuồng pho thế kỷ 19 cũng không ổn rồi.

- Trước hết, mình muốn làm một đối chứng. Căn nhà tiện nghi đầy đủ là cái nôi để sáng tạo.

- Có thể.

- Căn gác xép này, tiểu vương quốc tự do này phải sinh ra được một cái gì chứ.

- Một ông giáo mắc bệnh mộng du.

- Không ph

Tự cười:

- Kha này. Đốt nói: ở trong căn phòng chật chội thì ý nghĩ cũng rất chật chội, cái gác xép chín mét vuông này đẻ ra những ý tưởng vừa để cho mình tiêu dùng thôi. Nhưng, Kha có biết Thuật gọi căn gác xép này là gì không?

- Nó là một thằng khám phá đấy!

- Nó nói... rất tục, không nên nhắc lại. Nhưng, nó làm mình kinh sọ. Nó bảo: cái gác xép như cái hang động để mình trốn lẩn.

Đã có lúc Tự hỏi mình: hay là ông trời nhìn thấy trước mối bất hòa giữa anh và Xuyến, nên đã ban tặng anh cái gác xép này? Và Thuật đã nói đúng một phần, căn gác xép là hang động để anh ẩn mình? Hang động, nơi ở của bầy người nguyên thủy. Đã có cả một nền văn hóa hang động nữa kia. Còn cái gác xép này, theo Thuật, tàn nhẫn thay, chỉ là nới Tự lẩn tránh cái ái tình chênh lệch và trục trặc liên tục giữa Xuyến và anh. Thuật nói tục trắng trợn. Viện dẫn cả Freud để lật tẩy Tự. Tự đã bất lực trước Xuyến. Và như vậy, tất cả những ưu điểm Tự phong cho cái gác xép ở đoạn trên kia, chẳng qua chỉ là sự tô vẽ, an ủi, che dậy một thất vọng chua cay của Tự trong quan hệ vợ chồng với Xuyến mà thôi.

Freud nói: Tâm thần diễn biến dưới sự chi phối của khoái lạc. Nhưng chả lẽ vì không thỏa mãn trong tình ái với Xuyến mà Tự quấn quýt, mê say với sách vở. Căn gác xép là một kho sách, báo, tư liệu khổng lồ. Không, chính nó cũng còn là một lạc thú của Tự. Cái lạc thú đối với cái chưa biết, chưa đạt tới. Cái lạc thú vô biên!

Dễ cái khối lượng sách vở để trên gác xép của Tự chỉ thua cái thư viện trung ương về số mà thôi. Sách vây ba mặt, trùng trùng, trên các giá sách gỗ lim đen bóng, chạm trổ cầu kỳ. Cả một khu rừng kiến thức và tư tưởng. Từ điển các loại, năm chục bộ, toàn loại quý hiếm, như bộ Khang Hy, bộ Từ Hải... nhữg cuốn sách xuất bản từ đầu thế kỷ: các loại từ điển Y-pha-nho - An Nam. Bồ Đào Nha - An Nam, các loại Larousse cổ nhất và mới nhất. Bộ sưu tập đồ sộ, có hệ thống về các nền văn minh. Các bộ sách kinh điển. Các tác phẩm tiêu biểu của nền văn hóa lớn. Các bản Hán Nôm sưu tập rất kỳ công, công sức của nhiều thế hệ, không rõ bằng cách nào, tập trung ở đây số lượng lên tới gần trăm, có những văn bản chưa hề được ai nói tới, chưa được khai thác và công bố.

Tất cả các văn bản trên đều được nâng niu, gìn giữ cẩn trọng. Các cuốn nhỏ được bọc trong giấy bóng kính. Chữ bìa nạm nhũ, nạm vàng còn như mới. Chủ nhân vừa là người biết quý sách, vừa là người sành sách. Gần một vạn cuốn, tất thảy đều dược chọn tuyển theo định hướng: Học vấn xây dựng trên căn bản đạo lý làm người. Không một cuốn sách nội dung nhảm nhí, học thuật lệch lạc của một tên tuổi bất lương nào có mặt trên các giá sách. Chủ nhân của số sách này là toàn bộ các vị tiền bối của Tự, thuộc gia hệ Đặng Trần, một chi họ tài năng xuất chúng, nhiều người đỗ đại khoa, làm quan đến chức thượng thư trong các triều đình vua chúa xưa, có cả một vị cương trực can gián nhà vua, phạm tội khi quân, bị tội lăng trì. Người trực tiếp bồi đắp và chuyển giao số sách tàng trữ này cho Tự là cha Tự, ông Đặng Trần Biểu, một nhà giáo uyên bác Hán học, sớm cách tân, theo cách mạng và kháng chiến từ hồi mùa thu năm 1945. Tự bổ sung thêm vào khối sách nọ những tác phẩm văn học hiện đại có giá trị, vào cái thời đồng lương còm còn dư thừa chút ít cho nhu cầu hưởng thụ và phát triển nhân cách. Trong mỗi cuốn sách có mặt ở đây, trên bìa lót dưới tít sách, cuốn nào cũng được in một con dấu hình bầu dục, chính giữa có hai hàng chữ “Tùng Thiện thư viện”, một chữ Việt, một chữ Hán. Quê gốc của chi họ này là huyện Tùng Thiện, thuộc tỉnh S cũ. Ông đồ Biểu có hai con trai. Vợ ông mất sớm, từ năm 1948. Tự là con trai thứ hai của ông. Từ ngày mồ côi mẹ. Tự ở với cha, tức là theo cha thoát ly quê hương, đi công tác, cho đến năm 1960, đỗ vào dại học. Khi Tự từ quân đội xuất ngũ về nghề dạy học thì cha anh đã mất. Người anh của Tự, một cán bộ trung cấp trong ngành ngoại giao, một tài năng, đạo đức vừa phải, một khôn ngoan lọc lõi hơn người, bảo Tự: “Cha mất, để lại cho hai anh em mình hai thứ gia bảo, đó là căn nhà từ đường năm gian và cái thư viện toàn sách quý. Anh có vợ con rồi, lại là con cả, có bổn phận thờ cúng tổ tiên, cha mẹ, ông bà. Anh nhận cái từ đường. Còn cậu, nhà giáo văn học, sách vở với cậu là công cụ tối cần. Có đúng không?”. Tự gật dầu, thấy đúng, nhưng mỗi khi nhớ lại lại cười một mình. Chuyện y hệt chuyện: Cây khế. Mà giồng chuyện cổ tích ấy thật. Mỗi quả một cục vàng. Mỗi cuốn sách quý bây giờ giá bạc trăm bạc ngàn. Huống hồ giá nào cho xứng cái mà cuốn sách chứa đựng, gợi mở. Một tư tưởng khai sáng. Một kiến thức nền tảng. Một cách gọi tên sự vật. Một rung cảm thần tiên. Một phút giây suy tưởng. Một mơ màng, một bâng khuâng, một lảng bảng, một khoái cảm được biểu hiện năng lực người của mình. Tự biết ơn và nhớ mãi công ơn cha. Ở tầng hai cái giá sách đầu hồi, anh đặt ảnh cha và một bát hương nhỏ. Trong ảnh, cha anh có gương mặt rất giống anh ở tuổi bốn mươi. Một khuôn mặt trái xoan, một vầng trán cao, nho nhã, khoan hòa, nghị lực, nhưng buồn thảm lộ rõ đôi mắt quýp sầu cổ độ. Cùng với sách, tấm ảnh cha cho căn buồng một chiều sâu lịch sử ấm cúng.

Nhưng, Tùng Thiện thư điện đã bắt đầu thưa vợi.

Đã không chỉ một lần, không chỉ chục lần, như lúc này đây, Tự đang quỳ trên sàn gác, tay lần rừ những gáy sách nạm nhũ, nạm vàng, ngần ngừ trước một cuộc chia tay.

Đã có một thời mua sách, và bây giờ…

“Thôi, kịp thời đã. Một cử chỉ đúng lúc, kịp thời, cũng có cái đẹp của nó chứ!”. Cuối cùng, lại một lần nữa, như bao lần trước, Tự tặc lưỡi, vượt ra khỏi cái barie, tần ngần lách tay vào cái khe hẹp giữa tầng sách trên cùng. kéo ra một cuốn sách lớn - cuốn từ điển Bồ Đào Nha - An Nam. Cuốn sách cổ, bìa cứng, màu xanh cánh trả, nặng, bóng như một phiến đá cẩm thạch được trau chuốt, xuất bản cách đây gần thế kỷ.

Mở rộng một tờ nhật báo cũ, đặt cuốn từ điển quý vào giữa, định gấp lại mà Tự lại ngồi ngẩn. Biệt ly nào cũng xót xa, tiếc nhớ. Nhưng, có cái gì có thể chống lại được sự thằng thúc ghê gớm của miếng cơm manh áo lúc này? Giá cả tăng như nhảy cóc. Đồng tiền cháy veo trên lòng bàn tay. Chẳng ngày nào là Xuyến không lời ra tiếng vào. Rồi đay nghiến, chì chiết. Rồi đến mức giũ tuột cả sự nể trọng tối sơ, chăng cần bóng gió xa xôi gì. Tự câm lặng chịu dựng. Biết mình kém cỏi trong cuộc mưu sinh, anh giảm thiểu tối đa các nhu cầu sinh hoạt của mình. Không khó. Anh vốn là kẻ phóng tâm coi nhẹ việc ăn uống, may mặc. Vả lại, đã quen nếp sống đạm bạc như tu hành, ép xác, từ nhỏ được ảnh hưởng của cha, trong quan niệm nhân cách rất yêu vẻ đẹp của kẻ quân tử ăn không cần no, ngủ chẳng cần yên, chưa bao giờ sống dư dật hoặc buông mình vào hưởng thụ mà bảo là... khó bỏ. Thuốc lá, không một hơi từ thuở vị thành niên. Quá nhạảm nên lánh xa cà phê vì sợ mất ngủ. Rượu, mới chỉ nhắp ướt môi đã đỏ hồng khuôn mặt. Quà bánh đã đành là không. Phở, thưởng thức một cách tỉ mỉ. bằng toàn bộ giác quan, chủ yếu qua tuỳ bút Phở của nhà văn họ Nguyễn. Đến lót dạ ít lâu nay cũng bỏ và đã quen dạ.,thật mừng(!) Ngày cũng chỉ mong đủ hai bữa cơm, mỗi bữa ba lưng bát với rau dưa thôi. Quần áo trừ một bộ cánh lên lớp, quà ủy lạo của Ủy ban Nhân dân Quận nhân ngày 20 tháng 11, nhằm mục đích giữ gìn thể diện cho nhà giáo và thanh danh chế độ trước thế hệ trẻ, chục năm nay vẫn là mấy bộ Tô Châu mang từ bộ đội về đã cũ mèm và bạc phếch. Tháng cắt tóc hai lần là cái sự không thể đừng, vì chưng ông giáo không thể đầu bù tóc rối trước những kẻ còn như tò giấy trắng! Thế thôi. Tiêu thụ một năng lượng minimum mà sản ra một hiệu ích maximum, là cái phương châm sống từ hồi còn vị thành niên của Tự, tín đồ tự nguyện vô tình của đạo phái dưỡng sinh, hay Yôga?

Sống, không nên để phiền cho người khác. Gánh nặng trên vai Xuyến đã quá sức tải của Xuyến rồi. Xuyến đã phải một lúc thủ hai vai: cô thủ thư ở Thư viện quận và cô bán thuốc lá ở vỉa hè, rồi cuối cùng bỏ hẳn công việc nhà nước, lao vào cuộc buôn bán trao tay, chỉ trỏ môi giới, lấy lãi lời, sinh lợi làm mục tiêu tối thượng. Tự đã gay gắt với Xuyến về việc Xuyến bỏ việc ở thư viện. Xưa nay, chưa bao giờ Xuyến ở trong vòng ảnh hưởng của anh, giờ đây, Xuyến càng ra mặt phân liệt chính kiến. “Không về thì lấy gì mà đổ vào mồm. Rõ chết đến đít mà còn sĩ. Thanh với chả bạch. Ông thích ôm lấy cái nghèo đói thì cứ việc”. Để đói quá thì cừu non cũng hóa thành chó sói. Có sự thật đó trong sự phát triển của Xuyến. Xuyến thuộc một tầng lớp dân chúng phổ thông, ít suy tư rắc rối, vụ lợi một cách giản đơn, thảng hoặc có học hành thì chỉ tiếp thu nổi khía cạnh thực dụng của các lý thuyết mà thôi.

Tự phải chấp nhận Xuyến, dẫu có buồn. Mặt khác, anh rất muốn ghé vai chung gánh nặng với Xuyến. có cách gì để sinh lợi bây giờ. Dạy bổ túc văn hóa chăng? Trớ true, môn văn là một mặt hàng luôn ế ẩm. Dẫu rằng anh là một thầy giáo dạy giỏi nổi tiếng, đã được cả báo và ti-vi ca ngợi. Dạy thêm cho học trò để kiếm tiền ư? Khốn nỗi, chỉ nguyên nghĩ tới cái mục đích kiếm tiền, anh đã tự xỉ vả mình rồi.

Bế tắc! Nhìn Xuyến mới ba mươi lăm tuổi mặt lúc nào cũng lầm lầm cáu giận, lúc nào cũng bứt rứt về nỗi thiếu thốn. Tự thấy mình là một thằng hèn. Anh không được như người ta để vợ con nhờ. Vậy thì sẽ rất tàn nhẫn nếu anh cứ khư khư ôm lấy mấy cuốn sách, dẫu đó là của gia bảo.

Nhưng, số tiền anh bán sách để đưa Xuyến nào có bõ bèn gì, so với cái nhu cầu sinh sống hàng ngày? Có lúc nó lại như trêu tức Xuyến. Một lần, Xuyến đã vứt toẹt mấy trăm bạc anh đưa xuống đất, dài mồm khinh bạc. “Tưởng báu lắm đấy hả?”. Thái độ ấy khúc xạ một sự thật, nhưng vẫn làm Tự đau lòng. Cái lúc cơ khổ như thế này, giá mà vợ chồng biết an ủi nhau, biết thương yêu nhau! Đôi lúc anh tự hỏi mình: Xuyến sẽ đối xử với anh thế nào, nếu anh cũng như Thuật, như Thảnh, hai đồng nghiệp, nhờ các phù phép biến hóa kiếm được bạc nghìn, bạc vạn? Chà, Xuyến mà quay trở lại kính trọng anh, rồi lại yêu quý anh nữa thì anh kinh sợ vô cùng! Hình như chưa bao giờ Xuyến thật sự yêu anh, dầu đã chủ động lôi cuốn anh vào cuộc hôn phối. Xuyến chỉ xúc cảm về anh thôi.

Vậy thì lần này anh sẽ tỏ ra biết điều hơn, thực tế hơn và do vậy sẽ là để chuộc lại lỗi lầm, anh sẽ đem bán cuốn sách quý nhất trong kho tàng sách vở của ông cha. Cuốn từ điển Bồ ĐNha - An Nam có thể được giá hơn một chục nghìn. Trời, bằng lương gần một năm trời của anh. Đang có phong trào học tiếng Bồ để đi châu Phi làm chuyên gia mà. Chính cô bán sách cũ đặt giá thế. Và nghe giá ấy anh đã vội vã quay trở về nhà, leo lên gác xép và đứng lặng đi trước giá sách: à, như vậy thì chưa phải là đã hết cách.

Giờ thì quyển từ điển có giá trị bằng tiền lương một năm trời của Tự đã được bọc kín trong tờ báo lớn, theo anh lò dò xuống cầu thang.

Mới sớm, nắng vàng hẩng một góc sân, cái sân chung, sau một đêm tạm thời yên ắng lại sắp trở thành đấu trường tranh chấp. Kẻ manh tâm chiếm đoạt mảnh đất công ở giáp nhà Tự vẫn không chịu lui bước trước sức phá cản quyết liệt của phe đối lập xót của giời. Y tiếp tục điều chiếc Bông sen kéo đầy một moóc đá sỏi vào sân. Rồi trước sự hiện diện của hơn chục con người của đối phương, hai gã trai đánh thuê cởi trần trùng trục hối hả xả đá sỏi xuống sân bằng hai cái xẻng cụt cán, trong khi cái đầu máy đỏ xỉn cứ nổ máy đành dành.

Trong nhà, cái Hoạt đang ngồi nhặt rau. Cạnh nó, cái thùng tôn dựng gạo đã được lắp thêm một cái khóa gang to bằng bàn tay trẻ con. Lui vào phía trong, một cái hòm gỗ mọt lỗ chỗ đặt trên hai cái mễ nhỏ. Sát cái hòm nọ là chiếc quạt đen sì như con quạ đặt trên một cái ghế đẩu một chân mọt, phải kê thêm một hòn gạch cho cân. Chiếc giường đôi cũ kỹ giát tre trải một chiếc chiếu thưa như mành mành kê áp một má vào bờ tường. Đầu giường là đống chăn màu đen xỉn. Trên thành giường vắt một chiếc xilíp valide màu hồng nhèo nhẽo như một bông hoa bị vò nhàu nát, lạc lõng giữa khung cảnh nghèo nàn và buồn tẻ.

Đưa mắt nhìn căn buồng. Tự lặng đi vì bùi ngùi. Chỉ trên kia và dưới này thôi mà anh có cảm giác đã hàng năm trời anh cách nơi đây. Nơi đây, mỗi đồ vật tồi tàn đều lưu giữ một kỷ niệm và toả vào khứu giác anh một mùi vị thân quen. Đời sống vợ chồng, cái quan hệ lạ lùng biết bao. Dẫu có trải qua bao xô đẩy, động chạm cay đắng, cuối cùng thì vẫn khó có thể lãng quên. Đã có những lúc bỏ qua tất cả khác biệt, họ như hai con vật, quấn quýt nhau vì nhu cầu nhục thể thúc bách và mong muốn hòa hợp để an ủi, nâng đỡ nhau. Nhưng, tất cả đã trở nên xa lắc rồi. Và Thuật đã có phần đúng khi nói rằng cái gác xép chỉ là hang động để anh, một thằng đàn ông bất lực, bị hắt hủi, trốn lẩn, tự an ủi mình.

Lâu lắm rồi, hai người đã ly thân. Có lẽ từ cái đêm ấy, đêm đại hàn, anh như con thú rời khỏi cái hang ẩn trốn xuống đây, đi đến với Xuyến, sau cả tháng trời Xuyến giận anh. Xuyến đã lầm lì suốt một tháng trời, ôi chao, đàn bà thà rằng cứ chửi bới suốt ngày, chứ lầm lì thì như dị dạng, sợ lắm.

Cái rét thúc đẩy anh đến để cầu xin. Và hình như Xuyến cũng chỉ đợi có vậy. Xuyến đã không phản đối. Nghiêng người, sau khi đẩy con bé Hoạt áp vào tường, chị nhường một khoảng rộng cho anh. Anh nép cạnh Xuyến, nhận ra hơi ấm quyến rũ từ thân hình chị cùng cái đầu nhấc ý tứ để cho tay anh luồn dưới mái tóc rậm dày đầy sinh lực êm nhám của chị. Đời sống vợ chồng không chỉ là sự chung đụng. Nhưng sự chung đụng lại là một khởi nguồn của sự cần thiết phải có nhau. Xuyến cần anh. Chị lặng lẽ để yên bàn tay anh bật hàng khuy áo ngực căng ních của mình, cùng lúc tai chị đón nhận những lời thổn thức của anh. Rồi đột ngột chị xoay người lại, duỗi thẳng đôi chân đang co, tạo nên một thế nằm mới, thật tự nhiên cho anh, anh bỗng thấy mình nằm phục trên khuôn ngực bồng bềnh, mềm mại và ấm sực của chị. Cả hai đang đi tới cung bậc cuối cùng của sự hòa nhập và sẵn lòng khoan thứ cho nhau, thì, oái oăm quá, hai cái thang giường mọt cùng gẫy đánh rắc. Thuyền tình tan vỡ. Người đàn bà không thỏa dục trong Xuyến vngay dậy, cay uất tiết đỏ khé hai con mắt. Chị thông thốc trút toàn bộ căm hận về gia cảnh nghèo hèn lên đầu anh. Từ cái đêm ấy đến nay, đã một mùa xuân đi qua...

- Bố ạ...

Con bé Hoạt mười một tuổi, mặt khuôn trong mớ tóc đen rậm, cắt ngắn, ngước hai con mắt trầm buồn nhìn Tự ngập ngừng. Tự bước lại gần con.

- Hoạt à, bố lên trường. Trưa, đừng nấu cơm bố. Chiều cũng vậy. Bố họp hội đồng thi. Có khi bố ngủ lại trên trường.

- Bố ạ...

- Gì hả con?

- Không... không... Nhưng, bố không ăn cơm ở nhà thì bố ăn ở đâu, hả bố?

Tự ngồi xuống, đặt tay lên đầu con gái, cố cười thật tự nhiên:

- Con gái bố cả lo thế. Lo thế già người đi đấy!

Ngoài sân, hai ống quần lụa xếch bên cao bên thấp. Xuyết đang xoe xóe:

- Này, anh Quỳnh, tôi nói để anh hiểu nhé. Chẳng qua là cái thằng đàn ông mà tôi gọi nó là chồng ấy n ngu, nó hèn, nó vô tích sự, nên nó thấy anh thuê bọn culi đến đào móng ngay đầu nhà nó, mà vẫn câm miệng hến. Còn như hôm đó mà tôi có mặt ở nhà í à, thì cái mặt anh chẳng còn nguyên vẹn như hôm nay được đâu. Thứ anh là cái đinh gì mà dám lộng quyền, rông rỡ như thế! Anh định giở trò bắt nạt ai, ăn hiếp ai? Thằng đàn ông nó đần ngu, vụng dại thì đã có người khác. Chứ không thể là cái gác xép nhà người ta có cái cửa sổ tin hin thế kia để thông gió, tự dưng anh chấp chiếm trái phép, xây cái nhà cao vọt lên, bịt mũi nó lại.

Rõ ràng là Xuyến kết hợp cả mấy nỗi uất ức một lúc và Xuyến tỏ ra rất có lý. Đám dông đón nhận lời Xuyến như đón nhận cơ sở pháp lý của câu chuyện, lập tức nổi lên rừng rực như lửa cháy. Tuy nhiên xét về mức độ chua ngoa thì chỉ có một người trong đám là không thua Xuyến. Người ấy là cô Trình hai mươi bảy tuổi, chưa chồng, chân phải mang dị tật, bàn chân oẹo ngửa, bạn buôn của Xuyến, hàng xóm của vợ chồng Tự. Cô Trình văng cái chân tật nguyền đi tới cái đầu máy Bông sen. xìa môi:

- Tự tiện cướp đoạt! Bất hợp pháp! Bất hợp lý! Bất hợp tình! Đất ấy là đất công, ít nhất thì cũng là của tất cả mọi người ở đây. Thêm nữa, anh Quỳnh ạ, làm người, dẫu là ông nọ bà kia, đang lên như diều gặp gió, thì cũng phải biết sợ. Sợ trời! Sợ đất! Sợ người! Trấn người rồi bị người trấn lại đấy! Nước đầy cá ăn kiến. Nhưng nước cạn kiến lại ăn cá đấy, anh ạ.

Giọng dạy đời trịch thượng mà lại của người dị hình, nghe càng chối, ấy thế mà không ngờ lại hợp cảnh, lại có tác động. Hai gã làm thuê dừng xẻng, đứng né một bên, như hai ông tượng. Cái sân im phăng phắc. Nhưng lạ thay, cái đối tượng bị Xuyến và Trình lên án, tên thủ phạm chiếm đoạt bị nguyền rủa, Quỳnh, tứ tuần, chắc nịch như một bốcxơ chuyên nghiệp, đầu húi cua, mặt tròn lì, áo phông cá sấu trắngần soóc adidas, thật phong lưu, lại lặng lẽ hút Capstan, vẫn điềm tĩnh như một kẻ ngoài cuộc.

Đợi cho Xuyến ba máu sáu con, rỉa rói một hồi nữa. Quỳnh mới rời khỏi cái đầu máy kéo nhỏ, thong thả đi đến giữa sân, dừng lại, ngả tay, nhả ra một giọng nói vừa đủ nghe, hết sức từ tốn và khiêm nhường:

- Bà con đã nói hết rồi chứ ạ. Vậy cho tôi xin phép được nói lại mấy lời. Vâng, dẫu sao thì tôi cũng phải cảm ơn các cụ, các ông, các bà, các chị, nhất là cô Xuyến và cô Trình. Hai cô có chỗ nói quá lời, nhưng về cơ bản là đúng. Đúng lắm! Bao giờ ta cũng tự hỏi mình: Ta đang là ai? Đang nói chuyện với ai? Chị Xuyến ạ, anh nhà là một bậc trí thức...

- Xoen xoét cái mồm thế mà không biết ngượng!

Cô Trình vênh mặt, ném một cái lườm vào mặt Quỳnh. Quỳnh cúi gập cái cổ mập, mắt chớp chớp:

- Thì cô Trình để tôi nói hết đã nào. Cô vừa dạy bảo tôi một vài luân lý làm người rất sâu xa, tôi xin cảm ơn cô.

- Ai dám dạy bảo anh. Cái lợi mình hại người nó dạy bảo anh thì có!

- Gớm thật thôi! Nhìn ai cũng chỉ thấy rặt cái xấu xa thế thì sống thế nào được, cô Trình?

- Anh xây nhà rồi anh sẽ lập xưởng sản xuất ủng cao su, tôi còn lạ. Bài ngửa với anh đấy! Có phải anh định phun chất độc hóa học cho chúng tôi ngửi thì bảo!

Cô Trình nhảy chồm cồm, quyết không buông tha. Nhưng, lần này Quỳnh bật cười, phô những chiếc răng đều như hến úp.

- Nào ai sẽ làm gì mà cô khép tội ráo riết thế. Chuyện chỉ đơn giản thế này. Tôi là cán bộ Nhà nước, được hưu non. Vừa rồi, Sở nhà đất căn cứ chính sách cán bộ cho tôi đến ở căn buồng của cụ Bỉnh ở cạnh buồng cô đấy, vì cụ Bỉnh theo con gái vào Sài Gòn sinh sống. Ngặt cái, căn buồng có mười mét mà tôi lại có một vợ với năm cháu. Vì vậy nhà tôi và các cháu vẫn đang còn phải ở nhờ. Lẽ ra tôi phải trình cặn kẽ mọi điều. Vâng! Quả thật là tôi sơ suất.

- Sơ suất ăn người!-

Xuyến huẩy đầu, mặt đỏ hực. Quỳnh rạp người, giọng đầy vẻ ăn năn và ngọt ngào:

- Thế thì tôi xin lỗi cô Xuyến, cô Trình, và toàn thể bà con. Tôi hoàn toàn không phải là kẻ ích kỷ hại nhân đâu ạ. Sống với nhau là sống bằng tình bằng nghĩa. Cô Xuyến ạ, cô cho phép tôi xin lỗi cả anh giáo Tự nữa. Tôi có lỗi. Chị đừng nói anh thế. Anh là con người mô phạm, chứ không phải là loại xô bồ dân dã. Nghề giáo, phải giữ tiếng cho anh, chị ạ.

Tằng hắng dừng lại, đoạn thẳng người lên Quỳnh hoạt bát tiếp:

- Thế còn câu chuyện thực chất nó là thế nào? Dạ, không phải là chiếm đoạt, là bất hợp pháp, bất hợp lý đâu ạ. Dạ, như tôi đã báo cáo với các cụ, các ông, các bà, các chị, các anh rồi đấy. Là mình sống với nhau là sống bằng tình bằng nghĩa. Chứ đâu có phải chốc chốc lại giở lý ra. Tuy nhiên, tiện đây, tôi cũng phải...Quỳnh ngập ngừng, như tìm cách diễn đạt, rồi bỏ lửng. Và quài tay về phía sau, Quỳnh rút ra một cái ví căng phồng, rồi giật ra một xấp giấy gần chục tờ đánh máy, tờ nào cũng có dấu son đỏ lòe. Chà! Võ sư đã giở món độc thủ cuối cùng. Bí mật đã khai mở, biến hóa tạo nên một bước ngoặt đến là bất ngờ. Cô Trình gần như nhảy lò cò tới. Cùng với mọi người, Xuyến xô lại, bừng hai con mắt vừa kinh sợ, vừa thán phục. Trên tay Quỳnh. đủ hết các loại chứng chỉ từ cấp phường tới cấp thành phố, cho phép Quỳnh sử dụng miếng đất hoang ở đầu nhà Xuyến.

Cái sân chung xuất hiện một khoảng trống vắng. Tự dắt cái xe đạp đèo cuốn từ điển bọc giấy báo đi qua.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx