sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 13

Mưa sầm sập cùng giông gió trằn mình một hiệp âm oà oà rừng rú. Mưa như một giai điệu phát lộ từ vô thức của thiên tài tạo hóa - chàng phó cả tài tình đã biết đáp ứng nhu cầu phá vỡ sự im lặng căng thẳng và dìm chết nghỉm thói ngông ngược của người đời.

Chiều qua cơn giông kèm mưa lớn đã khiến con người quên cả bản thân mình. Cuộc dụng độ xấu xa giữa vị chủ tịch hội đồng và gã giáo viên toán học trở nên một chi tiết nhỏ mọn vô nghĩa giữa cuộc vần vũ vĩ dại của tự nhiên.

Còn bây giờ, náu mình trong căn gác xép giữa mưa trong không gian ba chiều nghĩ về những gì đã xảy ra, Tự nhận ra đời sống hư đốn và phồn tạp một cách lạ lùng. Anh bỗng thấy thèm muốn một đời sống yên bình, giản dị. Một ngày mệt bã, sau cuộc săn bắn thú rừng và hái lượm cây trái, vợ chồng bầy đàn người nguyên thủy kéo nhau về hang động. Lửa đốt bập bùng. Hình con bison, con tuần lộc trên vách hang chập chờn sáng tối như một ý tưởng thần linh.

Có lẽ vì thấy Tự ngước mắt ngờ nghệch nhìn cái cửa sổ nơi đầu hồi đã bị thu hẹp như một lỗ thông hơi, cái Hoạt phải lên cao giọng, át mưa, để anh phải chú ý:

- Bố ạ, lúc đầu chú Quỳnh chú ấy còn định xây cao nữa kia. Nhưng sau mẹ không cho, thế là chú ấy phải hạ bớt năm hàng gạch. Bố ơi, bây giờ, cô chú Quỳnh được tất cả các bác trong căn hộ này quý mến lắm cơ. Cô ấy đi buôn Sài Gòn ra, biếu mỗi gia đình một quả dưa to bằng cái ấm giỏ, bố ạ. Cô ấy trông buồn cười lắm. Mà lại già hơn chú ấy nhé!

Mắt Tự vẫn chưa rời lỗ cửa sổ, như đang đo đại khoảng trời vừa bị tước đoạt.

- Bố ạ, mẹ gom tất cả tiền bố bán xe, bán lốp, cả tiền chú học sinh gì gửi biếu bố nữa, được đâu hơn hai mươi nghìn. Mẹ không mua vàng. Mẹ bảo để góp vốn chung với chú Quỳnh. Kìa, bố có nghe con nói không?

Lần này thì Tự để hai con mắt in vào khuôn mặt con gái. Anh nhận ra giọng nói của nó chứa đựng một ẩn ngữ.

- Bố vẫn nghe đây! Nói đi con! Có chuyện gì lạ không?

- Không có gì đâu, bố ạ.

- Thế là con không học thêm toán nữa à?

- Có chứ, bố!

- Sao bảo mẹ không cho đi?

- Lúc đầu thôi. Sau mẹ lại đồng ý! Vì chú Quỳnh chú ấy nói. Nhưng, con không đến lóp học đâu, bố ạ. Con học ở ngay nhà này thôi. Có ba đứa bạn với con là bốn. Mở một lớp chính chú Quỳnh chú ấy dạy. Chú ấy là kỹ sư đấy, bố ạ.

- Nhưng, đến lớp có thầy chuyên vẫn tốt hơn, con ạ.

- Nhưng, như thế lại phải đi xa. Lại tốn tiền. Bố ạ, một hôm con ở nhà một mình thì chú Quỳnh vào. Chú ấy bảo: cho chú xem cái gác xép một tí. Rồi chú ấy trèo lên. Xong, chú ấy xoa tay, bảo: Sau này chú và mẹ cháu hợp tác sản xuất ủng cao su, cái gác xép này dùng làm kho chứa thì tha hồ tiện. Con bảo: Không được đâu. Thư viện của bố cháu quý gấ trăm lần ủng cao su của chú ấy chứ!

Tự có cảm giác mình trở lại trạng thái xác định, khi cái Hoạt đột ngột rời căn gác xuống nhà đi chợ. Cảm giác ấy có lẽ là do phong thái u trầm của căn gác khơi gợi. Cũng là do sự tĩnh mặc và mùi hương xưa cũ tỏa ra từ những cuốn sách xếp trên giá không một chút vô tri, lặng lẽ một tiếng gọi rủ rê anh về nguồn.

Sau những giờ phút ồn ã, tất bật, được lĩnh lặng, Tự mới nhận ra con người ta thật là giàu có, và chẳng khi nào có thể bị tước đoạt hết sạch dược. Người xưa nói: Chính thì tĩnh, tĩnh thì sáng. Điều đó hoàn toàn đúng với anh lúc này. Cơn mưa gột rửa bầu trời. Sự yên tĩnh lau rửa hồn anh. Anh như gương soi cho mọi người, như gương soi cho chính anh. Làm sao anh lại kinh sợ cuộc sống hôm nay, muốn trở lại cái đời sống thô giản của loài người nguyên thủy khi xưa?

Dẫu có thế nào thì anh vẫn yêu cái ngày hôm nay. Cái ngày hôm nay là anh, chính là cái quả của muôn cuộc vận động, từ thời xưa con người còn ăn lông ở lỗ đến bây giờ. Bởi vì, đã có một thời con người sống trong hang động, sống thành bầy đoàn. Có cả một nền văn hóa hang động. Ấy là nền văn hóa vật chất, là những điệu vũ quanh ngọn lửa, là những bức tranh khắc trên vách hang. Có nhiều điều lý thú khi nghiên cứu nền văn hóa tinh thần thời này. Trước hết, đó là ý thức bầy đàn biểu hiện rất rõ ở bức tranh một cộng đồng người hình thành thế bao vây con thú. Sau đó là sự hiểu biết về sức mạnh tâm linh của con người. Người nguyên thủy vẽ con tuần lộc lên vách hang, không chỉ là để tập ngắm lao vào bắn tên nỏ. Người nguyên thủy vẽ con tuộc được tức là chế ngự được con thú, họ tin ở sức mạnh không chỉ là cơ bắp của mình.

Anh là con cháu người nguyên thủy. Anh đã vượt xa tổ tiên về cả hai phương diện. Cộng đồng người của anh là tập hợp của những cá thể có ý thức và bản lĩnh riêng. Anh và người khác vừa cố kết, vừa phân ly, vừa nương tựa, vừa phủ định nhau. Sức mạnh cơ bắp của anh có thể là thua kém bậc tổ tiên. Nhưng tinh thần, tư tưởng, tình cảm, tâm hồn anh là một thực thể mạnh mẽ. Nó là của báu của anh, của riêng anh. Nó chỉ mất khi anh chết. Không một kẻ nào có thể khống chế, giành giật, mua bán được nó. Gamzatốp nói: nó nặng gấp trăm lần thể xác là muốn nhấn mạnh đến sự cần thiết phải cưu mang. đoàn kết giữa người và người. Còn anh, anh nói: nó không nặng, không nhẹ, nó vô hình vô ảnh, nó mù mịt với những kẻ nào muốn bắt nó phải phụ thuộc, muốn nắm giữ nó, cai quản nó, biến nó thành trâu ngựa, thành mèo bắt chuột, chó giữ nhà. Nó cần phải thế vì con cháu của lớp người tiền sử còn có một thế hệ người mang giống máu sát nhân, luôn luôn muốn bắt nó làm nô lệ.

Cái thú thẩm mỹ cao cấp của tuổi bốn mươi ba nơi Tự là sự hướng nội. Anh nhận ra mình: một chủ thể độc lập và tự do.

Tiếng lăn lịch kịch của hai chiếc vành bánh xe cải tiến đã khiến Tự bỏ lại cuộc tâm giao với chính mình. trở về với cảnh huống hiện thực xung quanh anh.

Cánh cửa.kẹt một vệt quệt nặng nề.

Ngoài sân phơi phới nắng, một chiếc xe kéo bánh cao su vừa hạ hai cái càng bóng như cặp sừng voi. Trên xe, nằm trên hai thành vách, kềnh càng một chiếc tủ ly hình chữ nhật, bốn chân tiện thắt quả bồng, bóng lộn và sáng choang ba mặt kính

Mắm môi mắm lợi đẩy khẩu độ cánh cửa một lần nữa cho nó mở hết cỡ, mặt Xuyến đã hồng như mặt con gái trên tranh Tàu. Chưa bao giờ Xuyến có hình sắc, diện mạo lạ lùng như lúc này. Chiếc áo thun màu lam sọc trắng cộc tay, cổ tròn, ôm rịt một khuôn ngực nở như sắp bung nứt cả làn vải. Cái quần âu, chưa bao giờ Xuyến mặc quần âu cả, có làm Xuyến hơi xệ xuống, thấp đi, nhưng lại cho Xuyến nét vẽ thiếu phụ phố phường. Xuyến còn trang điềm bằng phấn son. Có lẽ là lần đầu và hơi tham như tính Xuyến, nên quầng mắt bôi hơi thẫm và đôi môi tô quá đỏ. Khuôn mặt lòe loẹt biểu hiện một biến động sâu xa trong đời sống Xuyến. Xuyến đang muốn mình đẹp lên, trẻ ra, kể từ giọng nói. Giọng Xuyến nhí nhảnh, thanh trong:

- Này, các chú! Đều tay hộ chị.

- Chị cả cứ yên trí!

- Nhè nhẹ lay! Cái mặt kính... cẩn thận!

- Yên tâm, bà chị. Ai chứ người của anh Quỳnh em...

- Rõ lém cái chú này!

- Hị hị!

Tiếng cười tắt. Nổi lên tiếng thở è è. Tiếng bước chân dò dẫm thận trọng. Rồi kịch một tiếng động gọn như một dấu chấm. Chiếc tủ li dài thượt trên tay bốn gã trai ngộc nghệch, xù xì lọt qua khung cửa, xoay ngang, chuyển dọc, loay hoay một hồi đã được đặt xuống, chễm chệ đứng giữa căn buồng.

Gã traiứng ở đầu tủ, trụt mũ Lơvit trà vào mặt, nhe hàm răng sún:

- Gớm, dài rộng y sì cỗ hậu sự!

- Thỉ thui mồm cái chú này! Nào, cho nó sát vào tường nhé. Tay đặt xuống đáy tất cả hộ chị, nào!

Xuyến lườm gã sún, giục cả bọn, nhưng vừa cúi xuống đã buông tay, ngẩng lên, mặt son phấn tươi như hoa. Quỳnh xì xịt mặt rượu, cổ tay phải ngoắc ví da, áo may ô trắng, quần soóc bò hoa ôm hai bắp vế rắn chắc, nâu sẫm, bước vào buồng, liếc cái tủ và đưa mắt nhìn quanh, tự nhiên như chính mình là chủ nhân căn buồng và cái đồ vật quý giá nọ:

- Hãy khoan, để xem kê ở đâu cho đẹp.

Ngoài cửa ló vào gương mặt mảnh như cái lá nón của cô Trình:

- Nhà này mạnh nhỉ!

Quỳnh nhằn nhằn môi:

- Tàm tạm thôi! Còn mệt mới bằng mình đuợc!

- Rõ dơ! Ai khiến mà cứ vơ vào mình nhỉ! Chị Xuyến này, trên mặt tủ để cái Samsung màu bảy hệ với cái JVC hai cửa, năm gạt, ba cục nữa thì hết ý đấy!

Xuyến dẩu môi:

- Cứ làm như hót được của không bằng ấy! Mua chịu đấy, cô

- Theo anh Quỳnh là đâu khắc có đó. Là xong hết!

- Ăn với nói, cái cô này!

- Này, đừng hòng giấu con này nhé!

- Rõ nặc nô!

Mặt Xuyến bừng men nắng. Quỳnh tảng lờ, trong vai ông chủ ngó ngàng ngang ngửa mải tìm thế kê tủ.

Cô Trình nhe răng đắc ý:

- Ai người ta làm gì mà phải chối! Này, ra đây em hỏi cái này.

Xuyến đi ra cửa. Nghe thấy tiếng hai người lầm thầm. Quỳnh quay ngoắt lại:

- Định họp hội gì thế? Cho mình tham dự một suất có được không?

- Có gì đâu. Bà xã nhà anh chọn địa điểm này...

- Ơ kìa! Cái bà Xuyến này! Lại tông tốc khai ra hết đấy!

Xuyến cười, lẳng một cái nhìn cảm thông qua Quỳnh, rồi réo rắc:

- Nào, kê vào chỗ ấy được chưa? Các chú, hộ chị cho nó gọn nhà, gọn cửa nào!

Tự rơi vào một tình cảnh khó xửằm im, giấu mình trên gác xép thì không đành. Việc của gia đình mình lẽ nào mình lại như một kẻ ngoài cuộc. Nhưng, xuống cùng tham gia kê dọn thì lạc lõng, giữa những kẻ xa lạ từ quan hệ đến lời ăn tiếng nói. Không khéo chỉ tổ làm cho Xuyến bực mình.

Hóa ra, Tự cứ như một cuốn sách hay nhưng để sai chỗ, một kẻ có tâm hồn cao đẹp, rất đáng tự hào nhưng sống lầm thời, lỡ cỡ.

May mà bọn người nọ không ai ác ý xem Tự có ở trên gác xép hay không. May mà cả dám người nọ ào cái xong việc, rồi như những bóng ma, kéo nhau biến mất ngay lập tức.

Căn buồng chỉ còn lại mình Xuyến.

Xuyến đứng trước cái tủ mới, hai tay đặt trước ngực, cảm động như thiếu nữ đứng trước gương, thảng thốt và nao nức ngập tràn:

- Đẹp quá! Cái tủ của mình đẹp quá là đẹp!

- Ối dào, gần nhà xa ngõ, giờ mới biết nhà chị giáo đây!

- Chào chị Xuyến nhé.

- Có phải chồng chị Xuyến này là anh giáo gì gầy gầy như cò hương không?

- Giáo học cấp ba đấy,

- Úi, cái tủ ba buồng!

Nghe thấy tiếng đàn bà lao xao ngoài khuôn cửa. Xuyến vội quay lưng lại cái tủ ly, chạy ra, đon đả. Có đến bảy tám bà, đều ở cỡ tuổi hồi xuân, mặt hoa da phấn, mỡ màng, no nê. Chẳng bà nào chịu gầy lép cho. Bà thì là cái thùng tô nô. Bà là cái bồ. Bà giống cái chuông. Giống đặc nhau cả ở điệu bộ. Vừa vào tới nhà, đã ngó nghiêng, đánh giá các đồ vật theo giá vàng, mặt vừa háo của, vừa dị hợm.

Xuyến chạy vào sau cái riđô hoa che chiếc giường đôi, ôm ra chiếc chiếu, mặt tươi hơn hớn:

- Mời các chị ngồi đây ạ. Dạ, nhà em không có đồ đạc gì nên trông nó rộng thế thôi ạ.

Chiếc chiếu hoa đỏ in một chữ “Hỉ” kiểu triện tròn ở giữa,. trải ngay ngắn trước cái tủ li lập tức như mọc lên mấy đụn thịt sống.

Xuyến lại chạy vào sau cái riđô. Trở ra với chồng bát sứ còn chục chiếc và một cái âu đồng trên tay thì ngoài cửa cô Trình vẹo người, văng chân dệch vào, theo sau là một người đàn bà to xệ, vai u, đầu nhỏ như quả dừa, tóc lơ xơ, hai mắt ti hí lại lác xệch lác xẹo, lút giữa cái mặt nạc những thịt là thịt.

- Chào chị ạ! Em chào chị ạ! - Thật không thể ngờ được người đàn bà dị dạng nọ lại được hưởng sự cung kính và chào đón niềm nở của đám dàn bà đến trước thế. Tất cả các đụn thịt sống đều đứng cả dậy. Quá nhân viên với thủ trưởng. Người đàn bà dị dạng ấy chính là vợ Quỳnh.

Vợ Quỳnh ngồi xuống chiếu lập tức kéo cái âu đồng vào lòng rồi đưa hai con mắt lác lên ngưỡng thiên, rạch ngang rạch dọc, kiểm soát của chìm của nổi ở căn buồng. Cuối cùng, ả dừng lại ở cái gác xép:

- Cái gác quý nhẩy!

Xuyến như thuộc hạ, vội khép nép:

- Dạ, may mà hồi ấy em nhanh tay thuê được.

- Giờ, nguyên hoa hồng, phải ba cây.

- Ba cây em lấy ngay.

Cô Trình lên liếng. Năm sáu cái mặt cùng nghển nghển với những cái mũi tẹt dí hênh hếch:

- Nhà đang xuống giá rồi, chị ơi.

- Gớm toàn sách là sách. Nhà trí thức có khác.

- Chuyện, ông giáo không có sách thì lấy cứt mà dạy à.

- Kín đáo nhỉ. Bồ bịch mà kéo nhau lên đấy hú hí thì còn gì bằng!

- Cho bà thuê đấy!

- Dễ tao sợ! Đã chơi thì gầm cầu, nhà xí tao cũng đ. s

- Thật tôi không ghét ai bằng ghét sách. Trí thức với lại trí ngủ. Vợ chồng trí thức ở cạnh nhà tôi ấy à, chí chóc suốt ngày vì túng đói thì có.

Xuyến bật cười cùng bà vừa nói. Nhưng, vừa cười chị vừa ngượng nghịu thanh minh:

- Trí thức gì đâu. Giáo viên quèn, bán cháo phổi chẳng đủ ăn đâu, chị ơi.

Vợ Quỳnh từ nãy vẫn im, giò vuốt mép, kẻ cả:

- Thế nhà anh đã có nơi nào kiếm thêm chưa?

- Giờ ai người ta học văn, hả chị?

Khe khẽ lắc nhẹ cái đầu quả dừa, vợ Quỳnh thủng thẳng:

- Cũng có đấy, cô ạ. Để tôi giới thiệu cho một chỗ. Nhà này có hai cô con gái đẹp như tiên giáng thế, năm tới thi vào ngành ngoại giao. Ôi giời, nhà người ta ấy à, còn hơn nhà bộ trưởng nhé. Thầy bước vào đã sẵn bao ba số đặt trên bàn. Thầy ra, phong bì đựng một thiên đưa liền tận tay.

- Ôi giời, một nghìn!

- Chứ còn gì.

- Vô lý! Vô lý!

- Đúng thế. Chị em mình ngược xuôi vất vả, liệu có buổi nào được một thiên không? Đây, mưa không đến mặt, nắng không đến đầu.

- Tiền đâu dễ kiếm thế! Dễ có là vỏ hến chắc!

Giữa cơn phẫn nộ nổi dậy đùng đùng, bà ghét sách là người to tiếng hơn cả. Bà toang toác:

- Thật tôi không ghét ai bằng ghét các lão giáo học. Thà là cầy cuốc, culi poóctê cho nó cam, ít ra thì cũng phải đổ mồ hôi chứ. Đằng này vốn liếng một trinh một chữ cũng không mất. Chỉ có nói không mà ăn tiền! Đúng như người ta chê cười đấy, quân này là quân dài lưng tốn vải...

Trên gác xép Tự như bị cầm tù. Bịt tai lại thì không nổi. Nhảy xuống chỉ mặt họ mà tranh cãi thì vô nghĩa. Chỉ có cách nằm nghe mà cười thầm, mà buồn cay đắng. Ra cái “dân trí” của dám các bà buôn, cái đám người đang đông lên, đang ngày càng có thế lực ở nước ta là vậy. Nghĩ mà thương thay cho thân phận mấy anh giáo quèn, giáo khổ! Nhưng mà chẳng lẽ với đám người kinh doanh một giây là một cơ hội làm giàu, mà họ lại bỏ cả một đống thời gian chỉ là để lên án mấy anh giáo quèn và chuyện trò nhăng cuội?

Thắc mắc của Tự đã được giải đáp. Vợ Quỳnh đằng hắng rồi trịnh trọng:

- Bây giờ tôi có ý kiến thế này. Trước hết, tôi giới thiệu cô Xuyến từ nay tham gia hội bát họ của ta. Địa điểm từ nay đặt ở đây, kín đáo lại sạch sẽ. Tôi trông giỏ bỏ thóc chứ không ạ đâu bỏ đấy đâu. Hôm nay chị em ta họp để bỏ tháng đầu. Có ai có ý kiến gì không?

Không ai có ý kiến. Vợ Quỳnh thọc tay vào cái âu đồng bốc lên một nắm toàn tiền nhôm, loại một đồng, loại hai hào, loại năm xu. Mua rượu sắm bầu, đi câu sắm giỏ. Việc nào đồ nghề ấy. Việc này đồ nghề là nắm tiền nhôm và bát, giản dị vậy thôi. Vừa chia cho mỗi người một bát, vợ Quỳnh vừa nói vậy. Xong đâu đấy, ả đánh lưỡi tặc một cái rồi nhìn vòng quanh một lượt:

- Luật bát họ, các chị biết cả rồi. Cần nhất là giữ cái chữ tín với nhau. Sau nữa, đẻ con nào cắt rốn con đó. Tháng nào gọn tháng ấy. Không nợ nần dây dưa sang tháng sau. Ngày rằm thu tiền xong là họp để mua. Như hôm nay đây, ai muốn lấy tháng đầu, là do mình tự quyết định.

Thấy Xuyến chớp chớp mắt chưa hiểu, vợ Quỳnh liền đằng hắng tiếp:

- Có nghĩa rằng... ai mua cao hơn tất cả thì người đó được lấy tháng đầu. Cô hiểu chưa?

Xuyến gật đầu. Bà ghét sách, ghét giáo viên ra cái điều hiểu biết, lừ mắt:

- Thế còn nhà cái?

Vợ Quỳnh toét hai cái môi dầy:

- Ấy đấy, xuýt lại quên. Em giữ chân nhà cái thì em được quyền lấy tháng thứ hai, không mất tiền mua.

- Đúng rồi

- Luật từ thời Tây vưỡn vậy mà.

Vợ Quỳnh gật, đoạn chỉ tay qua cả chục cái bát đang ngửa tênh hênh trên chiếu:

- Bây giờ, các chị úp hết bát xuống đi! Rồi các chị bốc tiền ở cái âu đồng này. Em nhắc lại nhé: Đồng một đồng ta coi là hai ngàn. Đồng hai hào là một ngàn, năm xu là một trăm. Nhà quân nào đặt giá bao nhiêu cứ theo đó mà bốc, rồi cho vào bát úp lại. Xong, ta sẽ mở bát. Nhà quân nào đặt giá cao nhất là thắng! Nào!

Bảy tám bàn tay múp míp vàng chóc nhẫn vàng, lóng lánh mặt ngọc xanh đỏ lập tức tiến ngay tới mép cái âu đồng. Thành thạo và tợn tạo, chúng thọc vào lòng âu. Xu hào, đồng, kêu loạng xoạng. Toàn những nhà quân đang khát vốn để kinh doanh hàng xa xỉ phẩm lậu từ Thái Lan, Hồng Kông bí mật tuồn về.

Rụt rè, e sợ khéo chỉ có Xuyến.

Tay Xuyến mân mê cái bát úp. Mắt Xuyến lúc hấp háy háo hức, lúc lóng lánh, nghi ngại.

Cô Trình hé bát, dúi một nắm tiền lớn vào, quay lại, thúc khuỷu tay vào sườn Xuyến:

- Mạnh dạn lên! Tiền ở trong nhà, tiền chửa. Tiền ra ngoài cửa, tiền đẻ. Lo gì mà lo!

Được khích lệ. Xuyến thẳng người dậy, dò dè đưa bàn tay về phía cái âu đồng. Nhưng, chưa chạm tới vành âu, bàn tay Xuyến đã rụt trở về.ợ Quỳnh phát tẹt một cái vào đùi Xuyến:

- Cô này hay nhỉ? Sợ cái gì nào! Hay là cô chưa cần? Chưa cần thì thôi!

- Em muốn có ít vốn để…

- Thế thì mua đi! Hai nghìn! Ba nghìn! Ba nghìn rưỡi! Đâu có phải bỗng chốc có được bát họ từng ấy tiền. Dài áo dễ mua, lắm tiền dễ buôn, cô ạ. Vừa rồi, tôi trượt một món cũng vì cái mỏng vốn quá.

Bà ghét sách, ghét giáo ôm cái bát úp, rung đùi, cười he he:

- Ăn nhau là ở chỗ dầm vốn, cô Xuyến ạ!

- Thời buổi này có tiền là có tất cả…

- Thì vưỡn là vậy. Kim ngân còn phá cả luật lệ nữa cơ. Tư bản, cộng sản, anh chó nào chả thích tiền!

- Tiền và bướm, bà ạ.

- Có tiền khắc có cả bướm.

- Hí hí!... thật thế.

- Để tôi bốc hộ chị giáo nhé!

- Cứ bốc bừa đi, cô Xuyến. Khắc chơi rồi khắc có kinh nghiệm mà. Nó cũng như ngủ với giai ấy. Hé hé...

- Chứ còn gì. Ai người ta dạy bà hai chữ ngoại tình nào!

- Ăn quà, ai mà chả thích.

- Hí hí...

Xuyến thò tay vào chiếc âu đồng. Những đồng tiền mát rượi tay Xuyến, truyền về tim Xuyến những dòng điện đê mê.

Một trích đoạn văn học phong tục miêu tả sinh hoạt của đám các bà ký, bà phán, cô giáo... nơi phố phủ, phố huyện tỉnh nhỏ mà Tự dã đọc trong các văn phẩm viết trước cách mạng của các nhà văn trong Tự lực Văn đoàn?

Không! Đó chỉ là đôi ba nét đời thường ngày hôm nay mà Xuyến còn chưa quen. Địa hạt này bề bộn, pha tạp mà Xuyến lại quá đơn so. Dẫu đã tập tành, Xuyến cũng chưa vượt qua được cấp binh nhất ở mặt trận kinh doanh trục lợi nhà nghề, gồm toàn những tay đàn chị tướng sĩ tượng sừng sỏ này.

Xuyến vẫn còn bỡ ngõ lắm!

Tự thấy thương Xuyến hơn bao giờ. Tự không xa lạ với đời thường, anh gần gụi với cái nghèo, cái khổ, điều oan nỗi ức, cảm thông với mỗi hơi thở, mỗi nhịp tim, mỗi ước muốn nao nao trong ánh mắt người. Anh hiểu cái tục lụy trong đời sống. Anh không phải là một kẻ cứng nhắc, đN tôn giá trị của mình đến mức phủi tuột những giá trị khác. Giữ vững cá tính nhưng không đặt hàng rào ngăn cách, đó là quy tắc của nghệ thuật sống chung mà anh đã thực hiện với mọi người, trong đó có cả Xuyến. Ôi, Xuyến, người vợ của anh! Người mà ngay khi ký tên vào mảnh giấy kết liên hai mảnh đời đơn chiếc lại cùng nhau, anh đã hiểu cô, như hiểu chính bản thân anh, dẫu rằng sau này những biến dạng của trạng thái tinh thần cô vẫn làm anh vô cùng buồn phiền.

Với Xuyến, Tự không hề lý tưởng hóa.

Anh quen Xuyến khi anh đã ngoài ba mươi tuổi và Xuyến đã hăm bảy, vừa từ nông thôn lên, sau mấy năm bế con, nội trợ cho vợ chồng một người anh họ, học qua một lớp sơ cấp, về làm nhân viên thư viện ở một khu phố. Anh hay đến đấy mượn sách và đọc sách. Vừa nhận ra tính tình bộc trực và vẻ đẹp thôn nữ thuần phác của cô, anh cũng nhận ra cô là một phụ nữ quê kệch. Đi xem phim, cô tựa vào vai anh ngủ ngay trong rạp. Tan phim, anh mời cô đi ăn phở. Ăn xong, cô khen ngon rối rít, rồi nói: “Lương em ít lắm. Cả đời chỉ ai mời ăn phở em mới dám ăn thôi”. Có một xác phụ nữ chết trôi vớt được ở bờ song, cô rủ anh đi xem. Về, cô bảo: “Cô này người nhà quê, anh ạ. Anh biết vì sao em đoán được không? Vì cô ấy như em hồi mới lên thành phố, không mặc xilíp bao giờ. Ngay bây giò em cũng ghét mặc cái của nợ ấy, anh ạ”. Thoạt đầu, nghe vậy, anh sờ sợ. Nhưng ngẫm ra, lại phì cười. Cô thô mộc, xù xì, chẳng được mài rũa, đẽo gọt bao giờ. Dung tục như bản thể tự nhiên, đã vậy lại còn chanh chua, đáo để.

Đã mến nhau, anh theo cô về thăm bà mẹ thân sinh ra cô. Trên ôtô, cô mồm năm miệng mười, tranh giành chỗ ngồi, cãi nhau với tất cả những người ngồi gần. Rồi hếch mắt lên nghe một gã răng vàng kể chuyện tục, khi chia tay còn nói địa chỉ, mời gã tới chơi. Làng quê cô có lẽ là một làng quê nghèo nhất nước Việt. Độc một cái nhà ngói. Còn toàn lều rạ. Ao tổi bọt khí đặc sệt rêu bẩn. Lối đi bập bõm lốt chân trâu. Nhà cô chỉ là cái lều vịt. Mẹ cô đi vắng, cô đẩy cửa vào, gọi anh theo. “Gãi hộ cái lưng một tý nào”. Anh tiến đến. Cô quay phắt lại, trắng nẫn: “Vú bánh dầy đấy, không thích à”. Dẫn anh đi thăm họ hàng. Ở đâu cô cũng bô bô: “Tháng sau chúng cháu cưới, thế nào cũng gửi thiếp về mời”. Quay trở về nhà, bà mẹ già đi chợ, cô kéo anh ngã theo cô xuống ổ rơm của bà mẹ. Cô cười khinh khích: “Đêm qua em mê thấy anh hủ hóa với em!”. Và tự động trút bỏ quần áo của mình và cởi hộ quần áo của anh. Không một chút xấu hổ, cô kích động thú nhục dục ở anh. Anh là ngọn lửa được khơi. Cái ổ rơm nhặm nhuội rối bời, nhầu nát trong cuộc quần thảo do chính cô khởi xướng. Anh lưu giữ mãi cái cảm giác vừa bị chiếm đoạt vừa gắng gỏi để không hổ mặt đàn ông. Và cuộc ân ái đó bỗng có một khí vị đặc biệt, không thể nói là tầm thường. Xong cuộc, cô ngồi dậy gỡ rơm dính trên tóc. Anh nhận ra cô có một mái tóc dầy nặng, đầy sức sinh sôi, tiêu biểu cho sức sống của cô. Thấy anh bần thần, cô liền quát: “Này, khối đứa đòi mà người ta không cho, ưu tiên nhất đấy, lại còn làm bộ!”. Sắp đến ngày cưới, cô đi chơi với anh, thông thống kể, nào ai yêu mình mê mệt, nào ai định lợi dụng mình: “Có cả một thằng già có trăm cây vàng bắt nhân tình với em nhé!”. Đêm tân hôn, cô kêu: “Ối ông giáo ơi là ông giáo! Chửa sờ em nữ sinh nào bao giờ hả!”. Lại như cái lần ở ổ rơm nhà mẹ đẻ, cô là con thú, anh là con mồi nhưng cố hóa thân để thành con thú. Cô là đàn bà thật sự. Cô yêu thích nhục dục. Chuyện chăn gối, cô không bao giờ chán. Có thai, cô hào hứng bảo anh: “Em sẽ đẻ cho anh một tá con. Nhưng anh phải đảm bảo nuôi chúng”. Cô nói: “Em sợ, em chán cảnh nghèo lắm. Mẹ em nghèo quá, có bận về chơi, em thấy cả ngày mẹ em chỉ ăn ốc thôi”.

Sợ nghèo! Dân mình, ai cũng có nỗi sợ ấy ở trong máu từ khi mới ra đời. Huống hồ Xuyến sinh ra từ rơm rạ bùn lầy, khổ từ trong trứng, nghèo từ tam đại, tứ đại và bây giờ lấy anh là đứng trước một tương lai chưa xác định. Thèm khát vật chất, ao ước một đời sống no đủ sướng mà bị lên án, mà bị miêu tả một cách giễu cợt và khinh rẻ, thì thật là bất cận nhân tình.

Xuyến là đàn bà. Lo toan đời sống bản thân, gia đình là cái thiên chức của đàn bà. Tự không phải là kẻ giỏi giang gì trong cuộc mưu sinh thì Tự lại càng không được phép dè bỉu, chê trách Xuyến. Thế giới con người là đa dạng. Thế nào thì bao giờ cũng tồn tại một số đông sấp mặt xuống cốt chỉ để ấm no, giàu có. Huống hồ, Xuyến cũng chưa đến cái mức ấy. Ôi, nhìn Xuyến hân hoan trước cái tủ ly mới sắm mà tội nghiệp. Thấy Xuyến rụt rụt rè rè ở cái đám bát họ, một cái trò con trẻ của những kẻ dạn dày trên thương trường, mà thương quá! Tự mải mê trau chuốt bộ mặt tinh thần của mình, thì cứ việc. Nhưng sao Tự lại có quyền khinh miệt việc Xuyến sắm sanh đồ đạc tiện nghi. Tự nâng niu tâm hồn mình, coi đó là báu vật thiêng liêng của cả loài người, là vùng độc quyền sở hữu, kẻ khác bất khả xâm phạm. Thì Tự cũng không có quyền phép phỉ báng quyền được đam mê vật chất của kẻ khác, miễn là nó không phương hại đến quyền lợi của cộng đồng.

Bây giờ, đêm đã buông. Trong căn buồng ngời ngời ánh điện vắng vẻ. Tự lại bắt gặp một cảnh tượng hòa hợp với cảm nhận cởi mở của mình.

Xuyến đang có mặt trong buồng. Một mình, trên chiếc ghế nhỏ. Xuyến đang ngồi đối mặt với chiếc tủ ly mới đem về hồi chiều. Nhìn ở phía sau, Tự chỉ thấy đôi vai cân bằng của Xuyến phủ một làn tóc xõa ẩm ướt. Nhưng qua dáng ngồi im phắc, anh biết Xuyến đang mải mê đắm chìm. Trong nhà người ở, các đồ vật đều có linh hồn. Vì giữa chúng và người bao giờ cũng có cuộc giao lưu. Người phản ánh đồ vật và ngược lại. Hai bên hóa thân, ảnh hưởng tới nhau. Xuyến lúc này diễn dạt thành công nhất, tự nhiên nhất lòng yêu thích đầy chất thơ và sự si mê phàm tục của con người với các đồ vật sở hữu mỹ l của mình. Và thực tình, cái tủ ly ba buồng mới sắm của Xuyến rất đáng được hưởng sự khâm phục của con người. Hai cánh cửa tủ màu cánh dán bóng láng, mờ mờ ảo ảo vết xoáy hai vòng tròn đồng tâm như mây cuộn. Buồng giữa, ánh sáng hắt qua ba mặt gương, tạo nên một hiện tượng giao thoa rất lạ mắt. Những đường gờ, nét kẻ, cái nắm tay, bộ chân tiện bịt đồng... mỗi chi tiết đều hoàn hảo tới mức tối đa, khiến nó trở thành một tạo vật làm đẹp khung cảnh hơn là một tiện nghi thông dụng hàng ngày. Cái tủ tỏa ra một phong thái cao quý, sang trọng. Trong căn buồng xuềnh xoàng của gia đình Tự, nó là báu vật phát sáng. Nó lung linh một linh hồn ngà ngọc và thân tình. Giữa cuộc sống xám nhờ những lo âu, dằn vặt của Xuyến, nó là một hạnh phúc quá tầm, là cái ước ao mòn mỏi bất ngờ Xuyến được hưởng.

Nhìn Xuyến trong tâm trạng ấy, Tự bỗng thấy không chỉ là thương, là thông cảm, anh càng phải tha thứ và yêu quý Xuyến. Xuyến dẫu thế nào vẫn hết sức hấp dẫn anh. Xuyến là cái thơ ngây non xanh dại dột bên cái dạn dày trơ trẽn rất đáng thương xót.

Con người ta có họa điên mới tìm cái tuyệt dối. Mỹ cảm của con người vì vậy là một khoảng ôm chứa rộng rãi, nó không phải là mụ dì ghẻ cau có khắt khe. Con người ưa hòa giải. Miễn là đừng đẩy nó tới chân tường. Bóng hình Phượng cùng mối tình đầu cay đắng vẫn lưu dấu không phai mờ, nhưng không biến Tự thành gã đàn ông cố chấp. Công bằng mà nói, Xuyến có cái dẹp riêng của Xuyến. Vẻ dẹp của Thúy Kiều không phải là vẻ đẹp duy nhất trên thế gian. Xuyến mặn mà cái hương sắc đồng ruộng thôn xóm. Ngay bây giờ chị cũng vẫn vậy.

Chị khỏe. Thể chất không bao giờ hao mòn ngay cả lúc sống kham khổ. Ba mươi tám tuổi, chị nở nang hết độ. Mắt chị ngời sáng, lay láy đen như tóc chị. Tóc chị dày như một tấm thảm để lại trong Tự một cảm giác êm nhám không hao giờ có thể quên. Ngực chị căng và eo hông chàu có ý nghĩa phồn thực nguyên sơ. Đường nét khuôn mặt chị không thanh nhã, như cuộc sống thô mộc chưa hề qua bào rũa, nhưng óng ả cái hình sắc của tự nhiên phôi thai.

Xuyến là cái đẹp vừa sơ khởi, vừa pha trộn, lôi kéo con người nghiêng về phía nhục cảm. Và Tự, cũng như mọi kẻ đàn ông khác, cũng có nhu cầu về mặt này.

Tính nết Xuyến cũng như nhan sắc Xuyên thô vụng. giàu thực tiễn, nhưng biến động dồi dào. Chị chăm chỉ, tằn tiện, chi ly tính toán. Mang trong mình cái nghèo khó thâm căn, chị chỉ có một nguyện vọng là giàu có, sung sướng. Thua kém ai về mặt này chị cũng buồn. Bị thiệt một xu chị cũng cay cú. Có một chỉ vàng rồi, chị lại tích cóp để sắm thêm một chỉ nữa.

Thực tình ái tình lý tưởng kiểu Rômêô - Duyliét cũng chỉ có trong nghệ thuật hoặc là rất hiếm hoi thôi. Trong thi ca, ái tình bị tước đi tất cả những phiền toái hàng ngày. Yêu nhau, lấy nhau, sống chung với nhau, sinh con đẻ cái là những việc động chạm đến trăm thứ bà dằn, vô cùng thông tục. Người ta không chỉ sống bằng bánh mì đã đành. Nhưng cũng không sống thuần bằng tình cảm. Đi vào thực tế, hóa ra lấy vợ lấy chồng cũng là một việc giản dị - nó là một kiểu tồn tại tự nhiên của xã hội loài người. Hai người nam nữ sống chung với nhau, dẫu thế nào cũng chỉ ở trong thế hòa hợp tương đối. Bao giờ chẳng có mặt gần nhau và mặt hai người xa cách nhau. Cặp vợ chồng được gọi là thuận nhất cũng chỉ là cặp vợ chồng ở họ mặt gần nhau, tương đồng nhau của họ nhiều hơn mặt khác biệt mà thôi. Hai người không bao giờ là một cả. Chàng vẫn cứ nấu sử sôi kinh và nàng vẫn cứ bên thềm dệt vải quay tơ. Hàng thế kỷ nay không ai đòi hỏi sự hòa đồng tuyệt đối. Trong tình yêu vợ chồng với Xuyến, Tự thấy cả ái tình cao thượng và ái tình thế phàm. Con người là vậy, cái ổ rơm và cuộc tình sôi động trên nó, với Tự, vẫn là một nỗi nhớ xuyên qua mọi thời

Xuống hết bậc thang cuối cùng, đặt chân lên nền gạch hoa, Tự bỗng thấy mình lặng đi vì sợ hãi. Từ hồi nào nhỉ, gần đây hay xa lắm rồi, ôi cái thuở bình yên còn giang đôi cánh mềm ủ lên mái nhà nho nhỏ của gia đình anh, một đêm khuya soạn xong bài vở, cũng như lúc này anh từ gác xép bước xuống. Xuyến tràn trề sung mãn, giấu cái nôn nả sau cái lặng tờ bề ngoài, đang đón đợi anh. Đời sống vợ chồng kỳ diệu là thế! Nó là sự sống tự nhiên, luôn ở cái dạng chuyển đổi, trao nhận, bù đắp, cân bằng. Nó vừa rành rẽ, vừa bí ẩn muôn đời.

Còn bây giò?

Xuyến đang ngồi kia. Xuyến nồng nẫu đợi chờ? Hay Xuyến dửng dưng lãnh đạm? Và anh? Cô đơn là nỗi bất hạnh lớn nhất của con người; anh đã nhận ra và đang gắng gỏi để chống lại nó. Anh có cái cảm giác đang phải vượt qua ngàn trùng hỗn độn, để đến với sự an bằng của cái lòng riêng. Chỉ mươi bước chân là đến với Xuyến mà anh như đang phải vượt qua cả mấy mùa hè nóng nôi, oi ngột để đến với cơn mưa dông mát mẻ chiều tháng sáu này.

Lặng đi đến mấy phút anh mới nhận ra mình đã đứng sau lưng Xuyến. Xuyến là hiện thực đây rồi. Suối tóc dồi dào tuôn chảy một mạch sống không ngưng nghỉ. Làn áo lót dệt mịn màng trong cái cách mặc đêm quen thuộc không vết lằn của dải xu chiêng. Một khối hình ẩn chứa những khả năng bất ngờ, không thể suy đoán. Dâng lên trong Tự một nỗi niềm rất khó xác định. Anh không biết thực hiện cái bổn phận của mình bắt đầu từ điểm

Nhưng, thực tình cuộc sống không thể nào sáng tạo được cái gì tự nhiên hơn thế nữa đâu. Vẫn trong tư thế ngồi ổn định nọ, Xuyến bỗng đưa cánh tay trần lên ngang tai, vuốt nhẹ một sợi tóc mai. Cử chỉ ấy như lời giao đãi thân thuộc, khiến lòng anh hằn lên một cơn sóng nhẹ bồi hồi. Anh không bị chối từ. Và nhìn theo sợi tóc mai bị kéo dài ra óng ánh trong ánh điện, anh bỗng thót tim và nghe thấy tiếng chị tự nhiên cũng như cử chỉ nữ tính quen thuộc nọ:

- Tưởng cứ nằm lì trên cái gác xép ấy mãi!

Chao ôi! Thì ra Xuyến đã biết Tự trốn lẩn trên cái gác xép ấy từ sáng. Xuyến trách cứ. Xuyến hờn dỗi. Cả day dả nữa. Cả âu yếm nữa. Thì ra Xuyến biết Tự từ căn gác xuống thang, đi tới, và Xuyến cũng đang mong mỏi ngóng chờ. Mặn nồng mà đáo để làm sao. Tự bỗng thấy mình như một lá thuyền lênh đênh vừa cập bến đậu giữa những đợt sóng dồi.

- Anh phải tham gia Hội đồng thi. Hôm qua chấm xong. Hôm nay được nghỉ trước khi ráp phách, họp hội đồng xét duyệt kết quả cuối cùng. Công việc bận quá. Năm nay học sinh làm bài không tốt. Nhất là...

Tự tuôn tràn, cả một rừng thông tin. Nhưng nhận ngay là mình vô nghĩa nên im lặng giữa chừng. Bước lên một bước nhỏ, gần như ngang hàng với Xuyến, Tự thấy đã thật chân hơn. Giọng Tự cũng trở nên thật tiếng hơn:

- Cái tủ đẹp quá! Anh về từ sáng. Lúc mọi người khiêng tủ giúp cũng định xuống, nhưng...

- Sợ ngượng chứ gì? Mà cũng chẳng khiế

Trời! Xuyến hiểu đến tận gan ruột chồng. Xuyến vẫn giữ cái quyền quán xuyến đảm dang và chì chiết người thân. Xuyến không giấu giếm mình. Mặt Xuyến nói điều đó. Chị quay lại nhìn Tự, cái cầm hơi lệch hếch lên, tạo một vết xoải dài, mềm mại xuống cái ức trắng ngần.

Tự hơi cúi xuống. Xuyến đang tỏa ra quanh mình một làn hương quen thuộc quyến rũ. Tự thấy mình ngất ngây.

- Xuyến à... những ngày qua... anh thấy...

Tự thì thầm. Dưới tay anh, vai Xuyến hơi run nhè nhẹ. Chị co hai tay lên, vòng lại, đỡ ngang bầu ngực trĩu nặng đang trồi lên trụt xuống dữ dội.

Oái ăm, nhưng cũng là ngẫu hứng tài tình, vừa lúc ấy đèn điện phụt tắt. Nghe thấy tiếng kêu hoảng lên bực bội ở đám người xem tivi bên nhà Quỳnh, hai người cùng châng hẩng, ngẩng lên thấy mình đang lơ lửng ở đâu đó trong cơn mơ.

Nhận thức được tình thế đầu tiên là Xuyến. Chị khẽ cựa động, đoạn nhẹ nhàng nhấc bàn tay chồng ra khỏi vai mình, đứng dậy, từ từ tách ra khỏi vùng tối giao cảm của hai người. Sao hắt ánh mờ mờ vào khung cửa để ngỏ. Bóng Xuyến lờ mờ trong ánh sao rồi biến mất. Có tiếng cánh cửa chuyển động, ánh sao bị đẩy hẳn ra, bị cái chốt cửa hãm chặt lại. Rồi cùng tiếng cái công tắc ngắt điện kêu tách là tiếng Xuyến chép miệng:

- Tắt đi, không chốc nữa nổi hứng thình lình ông ấy lại cho điện thì cháy hết cả bóng.

ự hiểu cái điều không nói ra ở phía sau thông tin nọ. Không sao cưỡng lại được, anh sờ soạng trong bóng tối theo một lực hút vô hình, đi theo, đến sau cái riđô.

Không gian hẹp sực lên hơi thở nồng nàn và làn hương tươi mát của da thịt phụ nữ. Trong bóng đêm, anh đưa tay, chạm vào bắp tay chị. Chị hơi lùi ra. Ôi cái tấm thân đàn bà của chị, dẫu thế nào cũng cứ là niềm khát muốn dai dẳng và huyền bí đối với anh. Cái khí vị ái ân lần đầu tiên trong cái ổ rơm thôn dã mãi mãi nổi cộm trong anh như một cảm giác phức hợp không thể phân giải và không thể quên. Nó không hề đối lập với cảm xúc thánh thiện của anh và Phương đêm Nôen giá lạnh năm nào.

Bồn chồn giữa những hồi ức đang hiện hình mờ mờ tỏ tỏ anh đặt tay lên eo chị, liền nghe tiếng bật mở giòn giã nôn nóng của hàng cúc bấm. Ngực chị trần tươi mởn, man mát mùi bẹ cau và ngồn ngột, sống động hai bầu vú căng tròn “Anh xin lỗi”. Anh thầm thào. Nhưng tắc nghẹn ngay. Sáo mòn và vị lợi. Nhưng, còn cách nào để diễn dạt có hiệu quả hơn xúc cảm của anh. Anh đến với chị không phải chỉ là bản năng. Đây là sự hòa hợp giữa thể xác và tâm hồn. Sự hòa hợp phi thực. Y như cảm giác đê mê khi anh chạm vào cặp đùi âm ấm đầy đặn và áp mặt vào khuôn ngực mẩy mang bát ngát như một cánh đồng mầu mỡ của chị.

Chị đã khỏa thân hoàn toàn. Thân thể chị khi không áo quần mới thật đẹp. Đẹp hữu hình mà như ảo mộng. Vì những khối hình tròn trặn, những đường nét căng lượn ở chị cứ lay động, mập mờ, chực tan biến và đòi hòa nhập làm một với anh. Họ là hai nửa của một sinh thể, hai bộ phận của một đơn vị, sau bao nhiêu năm trời lưu lạc giờ mới lại tìm được nhau. Họ vốn chỉ là một, nhưng bị phân chia, tách biệt sống riêng lẻ mà ngày đêm khắc khoải nhớ nhau. Họ là hiện tượng song sinh cắt rời. Nay theo thiên hướng trở về một cội gốc. Cả hai mừng rỡ ập vào nhau. Môi gôi, ngực gắn ngực. Bốn cánh tay như vòi cuốn chặt lấy nhau. Nhất định không để một kẽ hở xa cách, cả hai quấn riết nhau sung sướng rít lên đắc thắng man dại. Nhập vào với nhau làm một là một lạc thú vô biên, là một đam mê vô tận. Nhất là khi vượt qua khỏi sự chênh lệch, bộ phận này không lấn át bộ phận kia, êm ả. Nhịp nhàng mà vẫn nồng nẫu, mạnh mẽ như bản chất của dục tình.

Rung lên trong khoái cảm tột đỉnh, cả hai như lạc vào cõi huyền vi mê ảo tan hòa vào nhau không nhận ra thực thể của nửa bên kia chắp nối với nửa bên mình.

Cả hai chung một cảm giác của đất đai nẩy mầm, tù nhân được phóng thích, cơn đói được ăn, cơn khát được uống, chỗ thiếu được bù, nơi thừa được san, nợ nần được thanh khoản, nhu cầu được thỏa mãn.

Mạnh hơn anh, chị quặp chặt anh, cắn môi anh, liên tục rít lên ráo riết và quằn quại: “Cho anh tha hồ đấy!”, “Cho anh cả đêm đấy!”.

Nhưng buồn thay chỉ một thoáng, Tự đã lập tức rơi vào trạng thái thân xác phân ly rã rời. Anh như một kẻ gục ngã giữa đường, nằm rũ trên tấm thân nóng hổi và giẫy giụa như là tuyệt vọng của Xuyến, giống hệt một xác chết.

Nhưng xác chết không được nằm yên, Xuyến đẩy Tự lên, hất sang một bên, chồm phắt dậy vừa búi lại tóc, vừa xưng xỉa đau đớn:

- Rõ thật dơ dáng dạng hình! Đã nẫu cả ruột lại dơ cả đời!

Điện sáng trở lại. Cái giường xô lệch nhăn nhúm như một lõa thể thảm h

Nó không để lại một luyến nhớ gì như kỷ niệm ở cái ổ rơm nhàu nát hồi nào.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx