sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 1: Hòa Bình - Chiến Tranh

• Hòa bình đang đến.

Mùa đỏng năm 1972, cuộc chiến tranh ở Việt Nam đang bước vào giai đoạn kẽt thúc. Lịch sử sẽ giành một đoạn kẽt như thế nào cho đế quốc Mỹ?

Cuối cùng nhân dân Việt Nam anh hùng đã thắng. Tên khổng lồ Hoa Kỳ đã bị đẩy đến một sự lựa chọn: nên thua như thế nào? Hay nói cho đỡ bẽ mặt người Mỹ hơn, nên kết thúc như thế nào?

Sẽ không có đoạn kết như hổi đại chiến thế giới thứ hai: xe tăng Hồng quân ầm ầm tiến vào Béc-lin. Hít-le tự sát. Những tên tội phạm chiến tranh bị bắt. Bị treo cố và xử bẳn. (Hoặc không như ba năm sau, năm 1975, xe tăng quân giải phóng tiến vào Sài Gòn, nội các Dương Văn Minh đầu hàng. Đại sứ Mác-tin tháo chạy).

Mùa đông năm 1972, cả thế giới hướng về Paris. Nói đúng hơn là hướng về những cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Mỹ đang diễn ra tại đó. Chiến tranh sẽ kết thúc «trên bàn hội nghị» ở phố Clê-be. Chẳng lẽ mọi việc chỉ diễn biển có vậy sao? Ngày 8 tháng 10 năm 1972, cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và tiến sĩ Kissinger lại tiểp tục gặp nhau trong phiên họp kín thứ 19. Mặc dầu những cụộc đàm phán tay đôi đó được giấu kín như hũ nút, tại thành phố trung tâm châu Âu này, tin tức vẫn bị «rò rỉ» ra ngoài. Những tờ báo lớn, các hãng tin không bỏ lỡ cơ hội thêm dấm, thêm ớt, cho những nguồn tin hiếm hoi, chắt gạn ấy.

«Hòa bình sắp vãn hồi rồi!». Thính thoảng báo chí lại treo lơ lửng một cái tin giật gân như vậy. Chộp ngay lấy những dấu hiệu mơ hồ đó, thế giới nửa tin, nửa ngờ, phập phồng hy vọng.

Hòa bình vốn là niềm khao khát của loài người. Hàng thập kỷ nay, cuộc chiến tranh đẫm máu ở Đông Dương đã trở thành mối quan tàm diết dóng của lương tri thế giới. Đến nay, dù sao cũng đã. có những căn cứ để mà tin. Mọi việc như đang chín muồi. Bóng dáng của hòa bình đường như đã thấp thoáng ở cuối trời rồi.

Người ta cỏn trông đợi cả ở cuộc bầu cử ngày 7 tháng 11 năm 1972 ở Mỹ nữa. Có lẽ cuộc bầu cử đó cộng sẽ là chất kích thích thúc đẩy hòa bình đến sởm.

Nixon không giẩụ giếm tham vọng đưọc tái cử. Bổn năm trước, khi giành được ghế tổng thổng của Giôn-xơn. y đã hứa hẹn với cử tri Mỹ: sẽ chấm dứt chiển tranh trong nhiệm kỳ này. Nixon chỉ còn mấy tuần đề thực biện lời hứa đó.

Trong cuộc ganh đua mới, với ông nghị sĩ “bồ câu” Mác-ga-vơn, cả hai đảng “con lừa” và “con voi” đều lạm dụng những từ ngữ tụng ca hòa bình.

“Diều hâu” Nixon phải đội lối “bộ câu” để giành cho được nhiều phiếu, thắng cho bầng được Mác-ga-vơn.

Một nước Mỹ mệt mỏi vì chiến tranh, chán ngán, chia rẽ, thù hận... rất dễ nổi khùng. Người ta sẵn sàng loại bỏ Nixon như đã từng loại Gíôn-Kơn bốn năm trước.

Năm 1972 quả là một năm đầy sóng gió ở nhiều phía đến với Nixon. Riêng đối với cuộc chiến tranh ở Việt Nam, Nhà Trắng đã phải chèo chống đốí phó như thế nào trước những dòng xoáy nghiệt ngã dồn dập tới.

Tiến sĩ Kissinger, con người đã có lúc trùm cả bóng minh lên hình ảnh của đương kim tỗng thống, quả là một anh thày dùi thượng thặng. Táo bạo, thông minh, qụỷ quyệt... Kít đã tìm cách đưa ông chủ của mình vượt qua những bước hiểm nghèo, bằng những nước cờ mới mẻ.

Đó là việc «chọc thủng» nước Trung Hoa của Mao. Đưa ngay “con bài Trung Quốc” vảo bàn cờ chính trị thể giới. Dùng nó làm cái phao để cứu cho Nixon khỏi bị chết chìm trước những cơn sóng dữ ở trong nước và trên thế giới. Cả thế giới không tránh khỏi phút bàng hoàng kinh ngạc khi chứng kiến mối tình Mỹ - Trung vả cái quái thai «thông cáo Thượng Hải ». Còn sau đó người ta có ghê tởm, buồn nôn phỉ nhổ nó, Nixon cũng chẳng cần. “Hơn người” ở chỗ, Nixon đã nhận ra đằng sau sắc cờ «cách mạng» của Mao là một cái gì không phải thế. Còn Kissinger thì lại là chú ruồi rất nhạy cảm đánh hơi thấy cái vị tanh hữu dụng của chủ nghĩa Mao đối với bàn cờ chính trị của Mỹ.

Dủ cho ngưởi Mỹ đã chai sạn với trò quảng cáo giật gân, không khỏi bị cuốn hút vảo những pha cực kỳ lạ lùng, hấp dẫn trên màn ảnh nhò. Đây là cảnh Nixon cười cười nói nói với “lãnh tụ vĩ đại” và “hoàng hậu đỏ” Giang Thanh. Còn kia kia là những chén rượu Mao-đài hỉ hả trong bữa đại liệc ở cung đình Trung Nam Hải. “Con hố giấy” đang vờn “mặt trời hồng», đó là màn tuồng mỹ mãn!

Sau khi đi Bắc Kinh, Nixon đã đi Mạc Tư Khoa. Hiệp ước “SALT-1” cũng là một món quà hẩp đẫn mà Nixon đang có nhã ý mang đến cho các cử tri yêu hòa hình Mỹ.

Với hai việc làm “lớn lao” đó, Nich-xơn tha hồ mà hốt phiếu trong cuộc tranh cử sắp đến.

Song, những mối bang giao mới mẻ ấy chẳng nghĩa, lý gì, nếu Nixon vẫn bị sa lầy ở Việt Nam. Ôi Việt Nam! Đó là “bữa ăn sáng, bữa ăn trưa, bữa ăn tối” của Nixon. Không có điều gì được người Mỹ chú ý bằng việc kểt thúc cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Con em họ không thề tiếp tục ra đi để chết ở miền đất nóng bỏng, xa vời ấy. Giặc lái Mỹ bị bắt, lính Mỹ phải sớm, được trở về đoàn tụ với gia đinh.

Dù muốn hay không, Nixon cũng đếu lúc phải trả lời cho nhân dân Mỹ: Hòa bình hay chiến tranh? Phải chăng câu trả lởi đang ở chỗ Hen-ri Kit-xinh-gỉơ?

Mấy tháng nay, chiếc “Boing” của ông ta cứ bay như con thoi qua các đại dương. Những hoạt động tất bật nửa kín, nửa hỗ của y ở Paris đang như báo hiệu một cái gì.

Người phương Tây tính khí bồng bột. Họ đang mong mỏi hòa bình. Chính vì thế hễ có một chút ít cơ hội là họ lại sống trong ảo tưởng hòa bình. Các nhà báo đang bám sát Kissinger, ở Paris, cổ gắng nuôi những ảo tường đó lớn dần lèn: “Hãy đợi, nay mai thôi! Những con bồ câu của Pi-cát-xô đã tung bay từ phố Clê-be mang tin vui đi khẳp thế gian này!

*

* *

Ở Việt Nam súng và bom vẫn nổ. Máu vẫn chảy. Người Việt Nam chúng ta, những người đang cầm súng, ngày đêm vật lộn với cái chết, và mọi nỗi khó khăn, gian khổ của chiến tranh phải là những người mong mỏi hòa bình hơn cả. Nhưng quyết không bỏ hòa binh với bất cứ giá nào.

Mùa đông năm 1972, nhân dân ta cũng đă hình dung được thắng lợi cuối cùng đang đến gần. Đó là dự cảm của những người trong cuộc. Nó bắt nguồn từ nhận thức về thế và lực trên chiến trường. Từ tiếng súng mở màn cuộc tổng tiến công chiến lược mới đến nay, nhân dân ta đã vật lộn với kẻ thù biết bao nhiêu tháng. Bây giờ ai cũng có thể nhận xét một câu: “Thằng Mỹ hết hơi rổi”. Nhân dân ta hướng về Paris tin tưởng ở chủ trương “vừa đánh, vừa đàm” của Đảng. Nếu có một kết cục nào đó ở Paris, thì có gì đáng ngạc nhiên? Hai mươi năm nay máu của dân tộc ta đã đổ rất nhiều vì cái kết cục đó.

Có cái gì như nghịch lý trong sự điềm tĩnh đến lạnh lùng của chúng ta.

Thảng 10, đồng chí Lê Đức Thọ trở lại Paris, trong khi đó trên khắp các chiển trường, ở thành cổ Quảng Trị ở lộ 13, lộ 14... bộ đội ta vẫn giành đỉ giật lại với kẻ địch từng điểm chốt. Giữa một thể giới xôn xao với bao ảo ảnh của hòa bình, chúng ta vẫn kiên nhẫn đánh giặc, không hề nuôi trong mình những ảo tưởng đó. Và thật là lạ lùng vào những ngày ấy, như những nhà tiên tri, các chiến sĩ Phòng không- Không quân vẫn đinh ninh một nhận định: B.52 sẽ còn đánh vào Hả Nội! Phải sẵn sàng đánh thắng trong tình huống ấy.

Không thể tin tưởng và hy vọng vào những lời nói của kẻ thù. Đó là kinh nghiệm xương máu từ bao đời nay. Kinh nghiệm ấy phong phú đến mức, ông cha ta đã để lại cho con cháu truyền thuyết về chiểc nỏ thần và lỗi lầm của cha con nàng Mỵ Châu...

Cảnh giác, đến nay đã trở thành bản năng, của những người suốt đời đánh giặc. Có thể vì cảnh giác, mà niềm mơ ước hòa bình, nỗi hy vọng của chúng ta càng thêm kín đáo, thận trọng, rắn rỏi đến lạnh lùng.

Vào những ngày này, hơn lúc nào hết, cán bộ. chiến sĩ của quân chủng Phòng không - Không quân lại càng thấm sâu lời dạy của Bảc Hồ, nhân dịp Người đến thăm quân chủng:

“Phải luôn luôn cảnh giác sẵn sàng chiến đấu. Không tin được Mỹ đâu, chúng nó xảo quyệt lắm. Chúng là bọn đế quốc xâm lược. Phải luôn luôn sẵn sàng chiến đấu để khi nó giở quẻ thì mình đập lại được ngay”

*

* *

“Hiệp định hòa binh có thề sẽ được ký ở Paris vào cuối tháng 10...”.

Đây không phải là một “tin vịt” của đài “Bê-ba-xu” (BBC). Cũng không phải là một luận điệu tâm lý chỉến. Đây chính là một thông báo nội bộ của Đảng. Phổ biến rất hạn chế. Được giữ kín như bất kỳ một tin “tuyệt mật” nào. Chính vỉ thế, thông báo này đã gây một ấn tượng rất mạnh đối với những người được biết tin đó. Bâng khuâng vì bất ngờ và vui sướng, nhưng lại phải nén lòng giữ kín những vui mừng đó đi. Nhận tin vui mà lòng họ càng thêm lo. Những biến động lớn, những diễn biến phức tạp có thể xảy ra ở bước ngoặc lịch sử này vả có thể họ phải đối phó với một tình huống xấu nhất trước lúc kẻ thù hoàn toàn thất bại. Sau này, nhớ lại những linh cảm phức tạp trong những ngày tháng 10 ấy, nhiều đồng chí cán bộ cao cấp của chúng ta chưa quên những ấn tượng lạ lùng ấy. Vì sao đã có thông báo quan trọng đó?

Trong phiên họp kín ngày 8 tháng 10 năm 1972 tại biệt thự Lê-giê ở Gif-sur-yvette, các nhà đàm phán Việt Nam đã đưa ra một bản dự thảo hiệp định. Kissinger đã đọc bản dự thảo đó đến lần thứ ba. Đôi mắt Do thái đen như mắt quạ của Henry không giấu nổi nỗi mừng. Washington lập tức nhận được bảo cáo về những “đề nghị mới” của Hà Nội. Nixon đã hăng hái chấp nhận bản dự thảo đó và chỉ thị cho Kít hãy lợi dụng bản dự thảo đó để tiến tới đích!

Suốt hai ngày 9 và ngày 10 năm 1972, mỗi ngày làm việc 16 tiếng, hai đoàn đàm phán đã đi đến hoàn chỉnh bản hiệp định. Trong tay cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và tiến sĩ Kissinger đã có hẳn một “thời gian biểu đi đến việc kết thúc chiến tranh ở Việt Nam:

- Ngàv 18 tháng 10 năm 1972. Mỹ ngừng ném bom thả thủy lôi trên các cảng Bắc Việt Nam;

- Ngày 19 tháng 10 năm 1972, cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và tiến sĩ Kissinger ký tắt lại Hà Nội.

- Ngày 26 tháng 10 năm 1972; Bộ trưởng ngoại giao hai nước sẽ ký chính thức tại Paris;

- Ngày 27 tháng 10 năm 1972, ngừng bắn ở Việt Nam.

Lẹ làng như một cách chim, hòa bình đang vụt đến như vậy đấy. Vào những ngày đó, thế giới chưa hề hay biết những diễn biến quan trọng đã thành đạt được ở biệt thự Lê-giê. Ở chiến trường, các lực lượng tham chiến Mỹ chưa được biết. Ngày 11 tháng 10 năm 1972, JCS còn ra lệnh cho máy bay Mỹ đánh phá ở giữa trung tâm Hà Nội. Cơ quan đại diện Cộng hòa Pháp, tại phố Bà Triệu bị bom phá hủy nặng nề. Ông tổng đại diện Pierre bị tử thương.

Chính phủ Pháp lên tiếng phản đối. Dư luận Mỹ và thế giới phẫn nộ. Lại có thêm những lời cảnh cáo Nixon “đang thương lượng bằng những trái bom!”.

Ngày 11 tháng 10, thêm nhiều giờ làm việc căng thẳng nữa. Phía Mỹ xin hoãn ngày ký tắt và ngày ký chính thức vào 22 tháng 10 năm 1972 và 30 tháng 10 năm 1972. Sẵn có thiện chí, đồng chi Lê Đức Thọ đã đồng ý cho họ “lùi lại” như vậy.

Ngày 12 tháng 10, Kissinger về Mỹ. Ở Washington, công việc có vẻ êm đẹp. Ngày 16 tháng 10 năm 1972, Kissinger có mặt ở Paris. Ngày 18 tháng 10, Kissinger kéo thêm một đoàn tùy tùng gồm đô đốc Gayler, tư lệnh quân Mỹ ở Thái Bình Dương, Habib và Abram cựu tư lệnh quân đội Mỹ ở Nam Việt Nam... sang Sài Gòn gặp Nguyễn Văn Thiệu. Theo kế hoạch, hai bên đã thỏa thuận, từ Sài Gòn, Kissinger sẽ rẽ qua Hà Nội để thực hiện bước ký tắt...

*

* *

Mọi việc vẫn còn đang được giữ bí mật đển phút chót. Tất nhiên ở Hà Nội, Washington và Sài Gòn, các cấp liên hệ đã được biết những tin tức hòa bình. Thời gian làm cho những sung sướng cùng lo âu được nhân lên gấp bội.

Ngày N. (31 tháng 10 năm 1972) sẽ lả ngày hòa bình đầu tiên trên đất nước ta. Sau bao nhiêu năm chiến đấu và mong đợi, cái ngày vui sướng huy hoàng ấy đang đến một cách lặng lẽ, bí mật. Rồi biến cố lớn lao ấy, niềm vui cỏ một không haỉ ấy, được công bố một cách bất ngờ... Chúng ta đã chuẩn bị được gì đâu để chào đón hòa bình. Từ khi hòa binh còn đang phôi thai, có những khả năng thực hiện được, ở trung ương và các cấp quân khu, quân đoàn, quàn chủng, đã phải nhìn xa hơn về phía trưởc: sau hòa bình, các lực lượng vũ trang phải lảm gì? Miền Nam chưa hoàn toàn giải phóng, tức là cuộc chiến đấu vẫn tiếp tục với hình thức khác trước. Tình hình ấy không cho phép chúng ta buông thả, xả hơi trong những cơn say hòa bình.

Cũng như ở các nơi khác, Bộ tư lệnh quân chủng Phòng không - Không quân đã nhận được những chỉ thị “tuyệt mật” về những tiến triển ở Paris về khả năng có ngừng bắn trong tháng 10. Cũng trong thời gịan này, quân chủng nhận được chỉ thị của Bộ tổng tham mưu: quân chủng sẵn sàng thực hiện “phương án X”.

“Phương án X” là phương án quân chủng Phòng không - Không quân phải triền khai lực lượng, thực hiện các nhiệm vụ chiến lược của Bộ, ngay sau khi bản hiệp định hòa bình ký kết ở Paris.

Một trong những ý định nằm trong phương án đó, là việc rút trung đoàn 261 thuộc Bộ tư lệnh Phòng không Hà Nội đưa gấp vào chiến trường B1

Cần phải nói thêm rằng, việc phồ biến hiệp định Paris có thể được ký kết trong tháng 10, chì đưọc tiến hành trong một phạm vi rất hẹp, chỉ những ai cần phải được phổ biến mới được biết nguồn tin “tuyệt mật” đó. Trong các lần phồ biến những tin đó, thường vụ đảng ủy và Bộ tư lệnh quân chủng, luôn luôn nhắc nhở phải chủ động đối phó vởì mọi khả năng “xấu”, địch có thể tráo trở, lật lọng hoặc làm một cái gì đó tương tự như ở Bình Nhưỡng (Triều Tiên) khi cuộc chiến tranh ở đây sắp kết thúc.

Mặc dầu hòa bình bao giờ cũng là một thứ hoa thơm, quả ngọt đầy hấp dẫn và mặc dù chúng ta đang mong mỏi hòa bình hơn ai hết, vào thời điềm đó. Đảng vẫn nhắc nhở chúng ta phải cảnh giác với bản chất tráo trở của kẻ thù. Chính nhờ sự lãnh đạo sáng suốt dó mà dân tộc ta bước vào cuộc chiến đẩu chống cuộc lập kích chiến lược bằng máy bay B.52 của đế quốc Mỹ trong 12 ngày đêm, hoàn toàn chủ động.

Chiển dịch Line backer 2

Ngày 20 tháng 10 năm 1972, cả thế giới sững sờ vì kinh ngạc. Qua các phương tiện thông tin đại chúng, chính phủ ta đã đơn phương xé toang bức màn bí mật đang phủ kín những cuộc hội đàm mật ở Gip.

Bản tuyên bố ẩy nêu rõ: Đáng lẽ hiệp định hỏa bình sẽ được ký kết vào ngày 28 tháng 10 năm 1972 nhưng phía Mỹ đã tìm cách trì hoãn. Sau khi công bố nội dung hiệp định, chính phủ ta cảnh cáo thái độ thiếu nghiêm chỉnh của chính phủ Mỹ, buộc họ phải thực hiện những điều đã cam kết, tiếp tục ký kết vào ngày 31 tháng 10 năm 1972.

Mười năm qua, Nixon, Kissinger và nhiều tướng tá, các nhà báo, các nhà sư học... đã tốn khá giấy mực để nói lại những gì đã xảy ra ở Paris thời kỳ ấy. Họ cố gắng miêu tả những rẳc rối, bể tắc ở vòng đàm phán cuối cùng, rồi cho rằng, chính những bể tắc ở Paris đã dẫn đến việc Nixon dùng B.52 tiến công Hà Nội.

Nói đúng sự thật lịch sử, không phải là điều dễ dàng. Trong hồi ký của mình (chương “Hòa bình trong tầm tay”), Kissinger hoàn toàn đổ lỗi cho người khác. Ông ta nói rằng Nguyễn Văn Thiệu đã chống lại việc ký kết hiệp định, rằng Mỹ không thể ký khi đang “bất đồng” với “đồng minh”. Chẳng lẽ tên tổng thổng bù nhìn ẩy lại có thể làm khác ý chủ Mỹ? (việc Thiệu cuốn gói khỏi Sài Gòn, như một con chó săn bị ông chủ ruồng bỏ hồi 1975, chửng tỏ rằng “cái đuôi” ấy chưa bao giờ khiến được “cái đầu” ở Mỹ).

Vẫn Kissinger kể:

Hai giờ sáng, ngày 26 tháng 10 năm 1972, tại phòng tình huống của Nhà Trắng, tướng Hây-gơ trợ lý của Kít, đã thu được toàn văn bản tuyên bổ của chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa do Đài Tiẽng nói Việt Nam phát. Hây-gơ lập tức điện thoại cho Kít. Sau đó Nixon cũng bị dựng dậy.

Bản tuyên bổ mới này đã đặt Nixon và Kissinger vào ghế bị cáo. Không còn cách nào khác, ngay sáng hôm nay,Kissinger phải tổ chức “phản kích” bằng một cuộc họp báo ở Nhà Trắng.

Henry vẫn thừa những mánh lới và sự dạn dĩ khi đứng trước đám đông ký giả. Song, hôm nay rõ ràng Hà Nội đã “chơi” cho ông ta một vố. Biết cái thế bất lợi của mình, Kissinger bước vào phòng họp với thái độ thận trọng.

Lúc đầu, ông ta nói chậm chạp như nguời đi dò từng bước. Thỉnh thoảng lại hắng giọng như đang bị cúm và hay liếc nhanh về phía người nghe:: “... Hà Nội đã công bổ đúng những điểm cơ bản của đề nghị ngày 8 tháng 10. Chúng tôi tin rẳng hòa bình đã ở trong tầm tay!”. Kit dừng lại, như đợi một cái gì đó ở phía cử tọa. Im lặng. “Chúng tôi tin rằng một bản hiệp định đã ở trong tầm mắt!”. Những câu sau này Kít nói nhanh dần và tự tin hơn.

Vị giáo sư, đă bỏ nghề dạy học, lúc đầu đã co mình lại để thế thủ. Nhưng ông ta không chịu dừng lâu ở tình trạng đó. Đôi mắt khôn ngoan của Hen-ri đã nhận ra trò ảo thuật bằng ngôn từ của ông ta, cỏ vẻ ăn khách. Rõ ràng câu nói lửng lơ “hòa bình đã ở trong tầm tay” lại đang gợi cho người nghe những ảo tưởng mới. Nhìn vào ánh mắt, nét mặt, những ký giả khó tính nhất, hay hoài nghi nhất... Kít kinh ngạc trước thắng lợi do những “miếng đòn” tâm lỷ của ông ta mang lại.

Thế là trong buổi họp báo ấy, Kissinger đã đạt được thành quả nhiều hơn ông ta mong muốn. Một lần nữa, như có phép thần, cố vấn Kissinger lại gỡ được một nước “chiếu” hiểm trên bản cờ chính trị của Nixon.

Chỉ còn mười một ngày nữa, cử tri Mỹ sẽ đi bầu. Cuộc họp báo lừa bịp của Kit-xinh-gơ hậu thuẫn rất nhiều cho Nixon, cố dốc lực chạy đua ở đoạn đường cuối cùng vào Nhà Trắng. Phát huy thẳng lợi do cuộc họp báo mang lại, cả Nixon và bộ máv tuyên truyền khổng lồ của y đã tạo thêm những ảo giác về hòa bình cho nhân dân Mỹ. Cố ý làm cho hòa bỉnh có vẻ như đă sờ nắm được.

Kissinger thú nhận: “Ngày 26 tháng 10 năm 1972,.Ià một ngày xúc động và những mưu mô phức tạp”.

Ngày 7 tháng 11 năm 1972, Nixon thắng cử.

“Nixon và công ty” thở phào nhẹ nhõm! Đảng cộng hòa, các phân tử cực hữu ở Mỹ, bọn xi-ô-nít ở Trung Đông, bọn a-pác-thai ở châu Phi, bọn mao-ít ở Bắc Kinh, đều thở phào nhẹ nhõm. Bọn tay sai Nguyễn Văn Thiệu ở Sài Gòn thì hí hửng ra mặt.

Ở Nhà Trắng, không khí trở nên “dễ thở” hơn. Bây giờ Nixon cảm thấy không cần phải vội vã nữa. Hòa bình ở Việt Nam ư? Tất nhiên. Nhưng bây giờ Nixon muốn rằng, thứ hòa bình đó phải do chính y nhào nặn. Nếu không con “diều hâu Nixon” lại bắt đầu cựa quậy một cách khó chịu trong chiếc áo “bồ câu”, sau khi tranh cử chưa kịp cởi bỏ ra.

Có thêm một nhiệm kỳ nữa ở Nhả Trắng, biết bao tham vọng tiềm ẩn trong con người Nixon lại trỗi dậy. Đó là nguồn động lực thúc đầy những mưu mô quỷ quyệt, những hành động tàn bạo của y.

Vừa mới thắng cử, Nixon đã đắm minh trong những toan tính mới. Đối với cuộc chiến tranh Việt Nam, y vẫn muổn đi tìm những đáp số trong máu.

Báo chí Mỹ gọi cuộc tập kích chiến lược bắng B.52 vảo Hà Nội, Hải Phòng... mà Ri-sớt Nixon là tác giả, là “đợt ném bom noel”.

Nhưng trong các chỉ thị, mệnh lệnh tác chiến trong các niên giám chiến tranh, cuộc tập kích chiến lược này lại được gọi bằng một cái tên rất Mỹ: “Chiến dịch Lai-nơ bácb-cơ 2” (chiến dịch cứu bóng trước khung thành 2).

Cái gì đã thúc đẩy Nixon tiến tớỉ một “Laỉ.nơ bách-cơ”, đề rồi chuốc lấy một “thất bại lớn nhẩt trong cuộc đời có nhiều thất bại” của y?

Tháng 10 năm J972, chính Nixon đã chấp nhận bản dự thảo hiệp định. Kissinger còn kể: cỏ lúc quá lo lắng tới sự thắng, bại trong tranh cử Nich-xơn cuống lên, nôn nóng giục Kissinger ký ngay, tìm mọi cách kết thúc chiến tranh càng nhanh càng tốt. Phải chăng thắng lợi trong cuộc bầu cử ngày 7 tháng 11 đă thúc đẩy Nixon đi tới những bước phiêu lưu?

Vượt qua thời bạn ký kết 31 tháng 10 năm 1972, Nixon lỳ lợm trì hoãn để suy nghĩ, tìm giải pháp. Tình hình lúc này cũng thúc bách lắm rồi. Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Laird nóỉ: “Không thể tiếp tục chiến tranh”. Đứng đầu Lầu Năm góc và hoàn toàn không phải là một con bồ câu, Laird chỉ tỏ ra thực tể hơn Nixon mà thôi, quốc hội Mỹ đe dọa cắt viện trợ và mọi khoản chi phi cho cuộc chiến tranh ở Đông Đương. Laird cũng là một người Mỹ, vốn quen một nếp nghĩ: nếu không có tiền thì stop, đừng có nói chuyện gì cả.

Mặc dầu rất khỏ chịu, Nixon khỏng thể bác được ý kiến của Laird. Y còn biết, trong chính giới Mỹ, không ít người đang nghĩ như viên bộ trưởng quốc phòng ấy.

Bị dồn đến nưởc cùng, Nixon vẫn không muốn có một kết cục dễ dàng. Một trận “thử sức cuối cùng” đang ngày đêm cọ xát nóng bỏng trong cái đầu hiếu chiển của y.

Hen-ri tóc xoăn, lại được lệnh cưỡi “bô-ing” vượt đại dương một lần nữa. Ngày 20 tháng 11 năm 1972, con người lật lọng đó lại vác mặt đển Lê-giê với tâm trạng lo âu, bối rối.

Sau một thởi gian chở đợi đợi ký hết, buổi gặp mặt đầu tiên ở biệt thự Lê-giê không tránh khỏi sượng sùng. Bản hiệp định chỉ còn chờ những chữ ký là xong, lại bị phía Mỹ tỉm cách “đào xới” lên. Kissinger trở lại một vấn đề đã quá cũ: Mỹ đòi “rút hết quân đội nước ngoàỉ (ám chỉ bộ đội miền Bắc) ra khỏi miền Nam Việt Nam

Đang họp dở ngày 23 tháng 11, Kissinger nhận được điện thoại của bí thư Nhà Trắng Hin-dơ-man. Nich-xơn ra chỉ thị: “Bỏ họp!”. Hin-dơ-man nói thêm rằng, tổng thống sẽ ra lệnh cho máy bay Mỹ tiếp tục ném bom từ vĩ tuyển 20 trở ra.

Còn đang chưng hửng vớỉ cái lệnh như sấm như sét của Nich-xơn, ngày hôm sau, 24 tháng 11, Kissinger lại cầm máy nghe Hin-dơ-man truyền cho một chỉ thị mới: “Họp tiếp!”.

Con người chuyên quay quắt như Kit-xinh-giơ có lúc phải chóng mặt vì Nich-xon. Sự có mặt của Kit-xinh-giơ ở Paris lần này chi là một màn rối đánh lừa dư luận. Trong những ngày này, ở Oa- sinh-tơn, Nich-xơn đang bí mật chuẩn bị một âm mưu gì?

Theo lệnh của Nixon, Hin-dơ-man gửi cho Kissinger một bức điện mật: "Ta cần tránh làm bất cứ điều gì có vẻ như chúng ta phá vỡ thương lượng một cách đột ngột. Nếu xảy ra tan vỡ, thì phải do họ gây ra chứ không phải chúng ta. Trong bất cứ trường hợp nào, phía chúng ta không được tỏ ra là bên có sáng kiến chấm dứt thương lượng". Không thể tìm thấy thiện chí mà chỉ thấy những thủ đoạn "gắp lửa bỏ tay người" trong bức điện đó.

Hy vọng phía Việt Nam phá bỏ những cuộc đàm phán trong lúc này là khống thực tế. Hôm trở lại phòng họp ở biệt thự Lê-giê, Kit-xinh-giơ có một nỗi lo sợ dai dẳng: những gì thỏạ thuận được rồi có thể sẽ bị đổ vỡ tất cả!

Vậy mà Oa-sinh-tơn lại muốn Kissinger đẩy người Việt Nam đến cái thế phá bỏ đàm phán thì quả là không thực tế!

... Sáng ngày 4 tháng 12, đổi vị trí họp đến phố Đa-tê, không khí căng thẳng. Những đòi hỏi của Kissinger chỉ làm cho đàm phán đi vào ngõ cụt. Bầu trời Paris u ám, khiến cho tâm trạng Kissinger càng thêm nặng nề, chản nản. "Đối với tôí tháng chạp là một tháng u sầu!". Kissinger đă than thở như vậy.

Ngày 5 tháng 12. lại Hin-dơ-man gọi đến, ông ta báo rằng Nixon đang nóng lòng muốn dùng B.52 đánh vào Hà Nội, Hải Phỏng.

Thế là rõ rồi. Nixon bao gỉờ cũng là một "hoàng đế" của Kissinger. Bồn phận của Kissinger là phục tùng. Y thường còn muốn phục tùng một cách xuất sắc là đằng khác.

Theo lệnh của Oa-sinh-tơn, trong phiên họp ngày 13 tháng 12 năm 1972, Kissinger trắng trợn lên tiếng đe dọa nhân dân Việt Nam và tuyên bố bỏ họp vô thời hạn.

Chiến tranh, đó là điều kẻ thù muốn nói.

Như tờ "Bưu điện Oa-sinh-tơn" đã từng nhận xét: "Những gì mà Giôn-xơn và các vị tiền bối của ông ta đã kiên quyết tránh trong 15 năm hoặc hơn 15 năm qua thì Nixon đă quyết định trong vòng một đêm".

Sau bốn năm đối mặt với Nixon, nhân dân ta cũng rút ra những kết luận tương tự như vậy. Như việc phong tỏa bằng mìn chẳng hạn. Trước đây, JCS đã hơn một lần đề xuất ý đồ này với Giôn-xơn. Nhưng viên tổng thống này không dám làm. Đến ngày 9 tháng 5 năm 1972, Nixon đã ra lệnh cho hạm đội 7 thực hiện ngón đòn chiến lược đó.

Giôn-xơn tiến hành leo thang từng bước. Vừa ném bom vừa thăm dò dư luận. Y cũng chỉ dám đưa B.52 đánh "Đường mòn Hồ Chí Minh" và lấn ra gây tội ác ở một số vùng dân cư ở Vĩnh Linh.

Nich-xơn thì khác.

Ngày 6 tháng 4 năm 1972, y ra lệnh ném bom trở lại miền Đắc.

Ngày 10 tháng 4 năm 1972, đưa B.52 ra ném bom Vinh.

Ngày 13 tháng 4 năm 1972, B.52 tiến tới Thanh Hóa.

Ngày 16 tháng 4 năm 1972, B.52 đột ngột ập vào đánh Hải Phỏng thành phố lớn thứ nhì miền Bắc.

Hành động, ào ạt, quyết liệt về mặt quân sự, Nich-xơn muốn giành lấy yếu tố bất ngờ. Về mặt tâm lý, y muốn sử dụng "chiếc gậy răn đe" tới tấp giáng xuống đầu đối phương những đòn nặng nề gây ấn tượng mạnh, khiến đối phương choáng, sốc, hoảng hốt.

Ngày 14 tháng 12 năm 1972, vừa mới chân ướt chân ráo từ Paris trở về, Kissinger được Nich-xơn gọi đến nhóm họp tại Nhà Trắng. Không rào đón, không dài dòng văn tự, như một tên bạo chúa trong thời trung cổ, Nixon nói tuột cho các quần thần biết rằng, y có ý định dùng B.52 đánh vào Hà Nội.

Tướng Hây-gơ nhanh nhảu lên tiếng phụ họa: "Chỉ có một cú "sốc" ồ ạt mới có thể đưa Bắc Việt Nam trở lại bàn hội nghị!". Nixon ngoái nhìn Hây-gơ nhưng chưa vội nói năng gì. Một phút sau tổng thống bắt chước các vị hoàng đế ngày xưa, khẽ gật đầu tỏ ý hài lòng.

Kissinger ngồi im. Y rất hiểu, khi nói tới: "a massive shock", Hây-gơ muốn gì. Mấy phút. ngắn ngủi tại phòng họp bầu dục này đã rút chốt an toàn cho những trái bom hủy diệt mới. Thảm họa sắp đổ xuống đầu dân tộc Việt Nam nhỏ bé mà kiên cường. Một dân tộc mà Kissinger đã tiếp cận qua những cuốn thông sử, qua những tài liệu khảo cứu về dân tộc học. xã hội học... và gần đâỵ ở Paris, lại được tiếp xúc với những đại biểu ngoại giao xuất sắc của họ... khiến y không thể không ngưỡng mộ và khiếp nhược trước dân tộc đó. Liệu bom đạn có mang lại sự khuất phục của một dận tộc như vậy không?

Bao giờ Kissinger cũng phục tùng Nixon. Tức là bây giờ, hoàn toàn đồng ý với Hây-gơ. Nhưng Hen-ri có thừa khôn ngoan để làm ra vẻ do dự, như đang bị kẻ khác kéo tay mình vào máu...

Phòng "bầu đục" lặng đi trong một lúc. Những cặp mắt "diều hâu" tìm nhau. Ánh lên những đồng cảm man rợ.

Thật là dễ hiểu, những gì Kissinger quay quắt mãi ở Paris mà chưa thành đạt được thì bây giờ bom đạn B.52 sẽ hỗ trợ. Những cuộc tấn công không giới hạn, dữ dội nhất trong cuộc chiến tranh này sẽ được tính bằng những quả bom nguyên tử đã nổ ở Hi-rô-si-ma.

Đáp số hiền nhiên phải là: người Việt Nam không thể chịu nồi cú "sốc" ồ ạt đó. Dân chúng sẽ hoang mang, thúc ép chính phủ trở lại Paris. Họ sẽ phải chẩp nhận những điều giành cho một dân tộc chiến bại. Kẻ thù đã từng nghĩ như vậy.

Nhà trắng đã tính toán đâu ra đấy. Chúng ta không nghi ngờ về khả năng tính toán của người Mỹ. Trước khi "chiến dịch Linebacker II" nổ ra, các máy bay trinh sát điện tử của Mỹ tăng cường kiểm soát chặt chẽ sự bố phòng Hà Nội và Hải Phòng. Từng ngày nếu không muốn nói là từng giờ. Bộ chỉ huy không quân chiến lược (SAC) nắm rất chắc số lượng các bệ phóng của SAM ở hai thành phố đó. Nhiều tuần nay không có một sự tăng cường lực lượng nào. Thực tế đó khẳng định đối phương hoàn toàn không hay biết gì về những đòn sấm sét sắp giáng xuống đầu họ.

Tất nhiên còn có những điều máy bay trinh sát điện tủ kbông thể nhòm ngó tới được. Ngay cả CIA cùa Mỹ cũng mù tịt. Chính những điều này đã tạo nên những bất ngờ trong chiến tranh, tạo nên những đảo ngược ghê gớm ngay từ giây phút đầu của cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B.52 vào Hà Nội.

Nixon không hề biết, ngay từ ngày 25 tháng 11 năm 1972, ở Hà Nội, Quân ủy Trung ương đã họp và ra chủ trương như sau:

"... Trước tình hình đó, chúng ta cần đề phòng địch có thể có những hành động phiêu lưu mới. Chúng có thể đánh phá trở lại từ vĩ tuyến 20 trở ra với mức độ ác liệt hơn trước. Chúng có thể liều lĩnh dùng B.52 đánh phá các vùng trọng điểm Hà Nội, Hải Phòng, các chân hàng, các đầu mối giao thông, các vùng đông dân, dùng hải quân bắn phá tăng cường bờ biển".

Vào thời điểm đó, quân chủng Phòng không - Không quàn với những nỗ lực cao nhất đã hoàn chỉnh phương án đánh B.52.

Từ sau ngày 26 tháng 10 năm 1972, khi Chính phủ ta ra tuyên bố vạch mặt sự tráo trở của đế quốc Mỹ, được sự chỉ đạo của Tổng cục Chính trị, Thường vụ đảng ủy quân chủng đã quyẽt định tiến hành một đợt sinh hoạt chính trị chống tư tưởng hữu khuynh, ảo tưởng hòa bình trong toàn quân chủng.

Thực hiện nghị quyết của Thường vụ đảng ủy về đợt sinh hoạt chinh trị quan trọng này đồng chí Nguyễn Xuân Mậu đã cùng đồng chí Phan Đăng Ty, chủ nhiệm chính trị quân chủng họp bàn với các cán bộ chủ chốt trong cục Chinh trị sau đó trực tiếp chỉ đạo đồng chí Pbạm Hồng Liên, trưởng phòng tuyên huấn chuẩn bị nội dung cho đợt sinh hoạt chính trị đó.

Trong không khí khẩn trương chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới, các đơn vị đã hoàn thành tốt đợt sinh hoạt chính trị quan trọng này. Ý chí quyết tâm chiến đấu và nhận thức tính hình nhiệm vụ mới của bộ đội được nâng cao lên một bước mới. Các mặt công tác Đảng, công tác chính trị được tăng cường và tập trung vào nhiệm vụ cấp bách hàng đầu: Kiên quyết đánh thắng những bước leo thang mới của kẻ thù.

Ngày 22 tháng 11 năm 1972, một đơn vị tên lửa ở Nghệ An đã bẳn rơi một B.52 bằng cách đánh mới đó. Khi những cuộc đàm phán ở Paris có nhiều rạn nứt, Bộ Tổng tham mưu đã đặc biệt giao nhiệm vụ cho quân chủng Phòng không - Không quân: "Tập trung mọi khả năng nhắm đúng đổi tuợng B.52 mà tiêu diệt".

Sẵn sàng chờ lũ B.52 kéo đến, các chiến sĩ tên lửa luôn luôn coi trận 16 tháng 4 năm 1972 ỏ Hải Phòng là một món nợ phải trả. Một thiếu sót không được phép lặp lại... Ngay cả điều này Nixon cũng không tính đến.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx