sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương Ba B.52 —Hủy Diệt!

* Có phảỉ B.52 không?,

Đêm mở màn trận "Điện Biên Phủ trên không" xung quanh việc xác định: Có phải B.52 không? Đã diễn ạ nhiều cuộc đối thoại giống nhau.

Khi tường thuật những phút đầu tiên ra-đa phát hiện B.52 bay vào hướng Hà Nội, chúng tôi đã kể: Lúc ấy các cấp cứ lật đi, lật lại một câu hỏi: "Có phải B.52 không?".

Vào thời điềm đó, đặt ra và nhanh chóng trả lời câu hỏi trên là cần thiết.

Khi Hà nội đã nổ súng và suốt đêm 18, câu hỏi này còn lặp lại mãi. Cũng vì chiến thắng này lớn quá. Niềm vui này ngoài sức tưởng tượng của nhiều người. Khi được tin B.52 bị bắn rơi tại chỗ ở Hà Nội, biết bao đồng bào, đồng chí của chúng ta sung sướng, hả hê đến trào nước mắt.

Nhớ lại những giờ phút lịch sử đó, đồng chí Võ Công Lạng, nguyên là phó trung đoàn trưởng trung đoàn tên lửa 261, kể:

Trên mạng "B1" vẫn thông báo B.52 bay vào!

Tôi nhìn về phía chiến sĩ tiêu đồ Nguyễn Thị Vân thoáng_ nghĩ: "Hiệp hai sắp bắt đầu rồi". Vân đang nghĩ gì mà điềm tĩnh vậy? Một gương mặt con gái trắng trẻo nhìn chăm chắm xuống những đường chì do tay mình vẽ ra. "B.52 đó!".

Đồng chí sĩ quan trinh sát vừa nói: "B.52 đã vào đến Việt Trì" thì sĩ quan Lâm Chuể đã báo cáo:

- 59 có mục tiêu!

Trung đoàn trưởng hỏi ngay:

- Giải nhiễu hay tín hiệu?

- Giải nhiễu. Đúng B.52 rồi! Từ 59 tiểu đoàn trưởng Nguyễn Thăng báo cáo.

- Độ cao bao nhiêu? Trung đoàn trưởng lại hỏi.

- Mười ngàn!

Lúc này trên vùng trời tây bắc Bắc bộ có rắt nhiều máy bay địch. Có cả "Bê" lẫn "ép", thậm chí phải đề phòng những tốp "Bê giả" nữa. Người chỉ huy nhận điện báo cáo, phải bình tĩnh cân nhắc phân biệt thật giả "Bê" và "ép" để hạ mệnh lệnh "tập trung tiêu diệt tốp..."

B.52 vào gần, các ra-đa báo cáo nhiễu cường độ 3. Trưởng ban tác chiến Nguyễn Văn Tiễn là một sĩ quan tham mưu hoạt bát, giàu kinh nghiệm. Anh đã giúp trung đoàn giải quyết được nhiều tinh huống phức tạp trong công tác sở chỉ huy.

(Sau 12 ngày đêm chiến đấu ở sở chỉ huy Nguyễn Văn Tiến là một sĩ quan tham mưu duy nhất của trung đoàn được thưởng huân chương Chiến công).

20 giờ 13 phút tiểu đoàn 59 phóng quả đạn đầu tiên. Đất rung nhẹ dưới chân chúng tôi báo hiệu tên lửa ta đã "phóng". Cuộc chiến đấu với B.52 của trung đoàn tôi đã bắt đầu. Vào những lúc đỏ chưa ai trong chúng tôi lại hiểu được rằng đó là những giây phút lịch sử, đáng ghi nhớ suốt đời mỗi con người cán bộ, chiến sĩ của trung đoàn 261 anh hùng: Thời khắc đó đã mở màn 12 ngày đêm chiến đấu kiên cường, chiến thắng rất vẻ vang của trung đoàn tên lửa sinh sau đẻ muộn này.

Bỗng cửa hầm chỉ huy lóe lên những quầng sáng nhức mắt. B.52 dội bom xuống xã Uy Nỗ. Cách chỗ chúng tôi ba bốn cây số. Thế mà lúc đó cử ngỡ B.52 rải thảm ở ngay ven làng. Tiếng bom nghe thật dữ dội. Nghĩ tới vùng dân cư đông đúc ở huyện Đông Anh này, ở đâu bom đạn rơi xuống cũng có thể tàn phá, giết hại hàng trăm người lòng tôi càng quặn đau.

Bom vẫn nổ từng đợt, từng đợt. Lẫn trong tiếng bom là tiếng pháo trừng trị bọn "ép" và tiếng tên lửa đánh B.52. Đất trời rung động khác thường. Trong sở chỉ huy bắt đầu ồn ào. Tôi nhắc các sĩ quan phương hướng nắm vững tình hình từng tiểu đoàn, nói ngắn gọn để đảm bảo trật tự. Nguyễn Văn Tiễn quản lý chặt chẽ bản đồ nắm chắc tình hình trên không để báo cáo trung đoàn trưởng xử trí. Phải nói rõ thêm là: Lúc địch đã vào gần, cỏ tiểu đoàn chưa bắt được mục tiêu, chưa đánh được, sở chỉ huy trung đoàn dễ sinh ra lúng lúng.

Rất may, đêm 18 chúng tôi không rơi vào tình trạng đó. Các kíp trắc thủ của chúng tôi rất đáng tin cậy. Nhất là các đồng chí tiểu đoàn trưỏng, mỗi người một vẻ khác nhau nhưng hầu hết đã trải qua chiến đấu chống Pháp, chống Mỹ...

Đồng chí Nguyễn Văn Phiệt (sau chiến thắng 12 ngày đêm anh được tuyên dương Anh hùng quân đội) là cán bộ tiểu đoàn trẻ nhất của chúng tôi hồi đó. Anh nhanh nhẹn tháo vát xây dựng đơn vị và chỉ huy bộ đội chiến đấu đều tốt. Trần Minh Thắng, tiểu đoàn trưởng 94, xốc vác, hăng hái nhưng lại thiếu cái điềm đạm, chắc chắn của tiểu đoàn trưởng 93 Nguyễn Mạnh Hùng. Còn tiểu đoàn trưởng Nguyễn Thăng lại là khoảng giữa của Hùng và Thắng. Các sĩ quan điều khiển Lại Văn Thân, Nguyễn Đinh Kiên, Dương Văn Thuận, Nguyễn Văn Cương và các trắc thủ giỏi giang là những cánh tay đắc lực của các tiểu đoàn trưởng. Chính họ góp phần làm nổi vai trò của các cán bộ chỉ huy.

Khi chúng tôi đang mê mải với những lệnh đảnh, lệnh phóng... thì từ trên chòi trinh sát của sở chỉ huy bỗng vang lên những tiếng kêu phấn chấn:

- Cháy rồi! Máy bay cháy rồi, cháy to quá!

Trong ra-đi-ô cũng có những tiếng kêu "cháy, cháy" vọng lên từ sở chỉ huy các tiểu đoàn.

Tin tức đến với chúng tôi khá nhanh và thống nhất: Có máy bay rơi ở Phủ Lỗ. Chưa biết là máy bay gì? Thường vụ đảng ủy và ban chỉ huy trung: đoàn hội ý chớp nhoáng. Chúng tôi khẳng định: Đánh thắng ngay từ quả đạn đầu là một thành công rất lớn. Ngay lập tức phải cổ vũ toàn trung đoản học tập 59. Đánh các trận sau, đợt sau tốt hơn, Tiểu đoàn 59 báo cáo lên đã khẳng định bắn rơi B.52. Nếu quả thật như vậy thì vinh dự này đến với trung đoàn chúng tôi thật to lớn, bất ngờ!

Sở chỉ huy trung đoàn lại ồn ào những câu hỏi: "Có phải B.52 không? Báo cáo rõ xem nào?". Chúng lôi vừa mừng, vừa hồi hộp. Liệu có thật như 59 báo cáo không? Điện lên điện xuống gặng nhau: "Có phải là B.52 rơi tại chỗ không?"

Chúng tôi vẫn chưa dám báo cáo lên trên. Ngay lúc đó tiểu đoàn 57 báo cáo lên: "Dưới ánh trăng, mờ, kính TZK của tiểu đoàn nhìn thấy chiếc máy bay bị bắn rơi cháy rất to!".

- Rất to nghĩa là B.52 rồi! Trung đoàn trưởng vui vẻ khẳng định. Mặc dầu vậy trong sở chỉ huy vẫn có hai luồng ý kiến. Một số thì bảo B.52 rơi 100% rồi. Một số khác, thì vặn lại: máy bay to, chắc gì đã là B.52! Trong không khí sôi dộng đó, đồng chí chính ủy trung đoàn gọi điện báo cáo lên chính ủy sư đoàn. Nghe anh Thảo báo cáo xong, anh Văn Giang hỏi:

- Có chắc chắn là B.52 không?

- Báo cáo anh, tiểu đoàn 59 và tiểu đoàn 57 đều khẳng định như vậy... đồng chí chính ủy trung đoàn cũng chỉ biết nói thêm như thể. Rõ ràng cấp trên rất thận trọng với tin B.52 bị bẳn rơi tại chỗ. Chính ủy sư đoàn chỉ thị:

- Cần phải xác minh. Cho Võ Công Lạng đến tận xem sao.

Hình như chính ủy sư đoàn còn dặn dò và động viên thêm một số điểm nữa. Anh Thảo đặt máy xuống nói với tôi:

- Anh Văn Giang chỉ thị anh phải đến tận chỗ mảy bay rơi xem nó là loại máy bay gì. _

Xưa nay sư đoàn chúng tôi vẫn giữ một nguyên tắc: "Phải sờ được đuôi máy bay địch mới công nhận bắn trúng, bắn rơi. Mới được tặng cờ và tặng một con bò để khao quân".

- Ông cứ mang xác "Bê" về đây, tôi điện ngay lên cho ông Hùng xin luôn một con bò! Anh Tạo vui vẻ nóỉ với tôi.

Cánh trợ lý cũng góp chuyện nhao nhao:

- Một "Bê" dứt khoát phải đổi hai "Bò", ba bò mới xứng đáng!

Thấy tôi buộc lại dây giày, thắt lại quai mũ sắt,anh Tẹo đến bên:

- Đường xá lúc này khó đi lắm. Có thể còn nguy hiểm nữa. Bằng mọi cách phải xác minh càng sớm càng tốt: Có phải B.52 không? Nếu xe hỏng, đường tắc thì bơi qua sông Cà Lồ mà đi...

Đêm ấy, trời không lạnh lắm nhưng ngồi trên chiếc, xe con mui bạt tuyềnh toàng, gió đánh phần phật rét lắm. Tôi vẫn có thói quen vào những ngày giá rét thường mặc đủ áo ấm và gập tờ báo luồn vào trong ngực áo cho ấm thêm. Đêm nay vộỉ vàng thế nào tôi quên khuấy mất biện pháp chống lạnh này. Xe phải chạy chừng ba cày số mới đến đường 3. Chúng tôi sẽ phải chạy qua trọng điểm Đông Anh sau đó qua cầu Phủ Lỗ... Phía trước mặt ga Đông Anh đang cháy. Có lẽ B.52 đánh đúng một bãi xăng ngầm. Thỉnh thoảng lại có một tiếng nổ lớn, những quả cầu lửa văng lên cao, những lưỡi lửa xanh biếc thia lia lên trời...

Đến gần khu vực biến thế chợt chiếc xe con phanh khựng lại. Cách đầu xe vài thước là một đồng chí công an mặc đồng phục màu vàng,

- Có bom nô chậm hả đồng chí? Tôi hỏi.

- Không. Cây đổ đầy đường không đi được.

Tôi nhảy xuống xe. Trước mắt tôi là một cảnh tượrg ghê rợn.

- Các đồng chí định đi đâu?

- Chúng tôi lên chỗ mây bay rơỉ ở Phủ lỗ.

- Thế thì quay lại đi đường Chèm. Lên Phúc Yên rồi vòng xuống. Đi đường vòng thúng xa gấp ba bốn lần, nhưng chẳng cách nào hay hơn đâu.

Đồng chí công an cho chúng tôi một giải pháp. rồi quay đi ngay. Bóng áo vàng chập chờn trong ánh chớp của những đám cháy...

- Quay đi đường Chèm. Tòi ra lệnh. Với ỷ nghĩ nóng bỏng trong đầu, đi tìm xác B.52 anh em chúng tôi đến Phủ Lỗ khá nhanh. Làng xóm vẫn còn người thức. B.52 ném bom sân bay Nội Bài ném bom dưới Uy Nỗ, Đông Anh, Phủ Lỗ nằm kẹp ở giữa. Máy bay lại cháy đùng đùng rơi ngay ngoài cánh đồng. Một đêm như vậy làm sao không phập phồng thao thức. Tôi rời khỏi xe, chạy vào mội ngôi nhà nhỏ còn sảng đèn ở bên đường. Trong nhà có một chị phụ nữ đang đặt con vào đôi quang thúng. Có lẽ người mẹ sắp gánh con đi sơ tán. Tôi đánh tiếng và hỏi:

- Chị ơi, chị có biết mày bay rơi ở đâu không?

- Các anh đi một đoạn nữa. Ngoài cánh đồng kia. Nó còn đang cháy đấy.

Chúng tôi lại lên xe, đi thêm một đoạn ngắn thấy một đám người túm tụm ven đường quốc lộ sổ 3. Tôi hỏi:

- Cái gi đấy các đồng chí?

- Máy bay rơi đúng cái tàu lu. Bẹp mất chiếc xe rồi.

- Cỏ ai việc gỉ không?

- Không.

Tôi bật đèn pin, một cái động cơ rất lớn. Trần trụi một cục.

- Có phải B.52 không? Đồng chi trợ lý chính trị hỏi một cô dân quân.

- Các anh thử xem nó là "Bê" gì. Mấy cô cười rúc rích.

Quả thật’cục sắt này chẳng nói được điều gỉ Chúng tôi nhằm một đám cháy lớn nhất, sáng rực giữa cánh đồng mà chạy tới. Lại gặp một tốp dân quân khác đi tới.

- Các anh đừng vào, nhỡ cỏn bom đạn nó nổ. Lửa cháy lâu lắm rồi mà chưa tắt.

- Có ai ở trong đó chưa?

- Chưa ạ.

- Ngộ nhỡ có phi công Mỹ thỉ các cô tính sao?

- Để cho lửa thiêu cháy lũ ấy đi! Một cô có giọng nóỉ thật chua đáp vậy.

Chúng tôi vào xem, Gặp nhiều mảnh xác máy bay rơi tản mác. Đó lả những mảnh xác không có chữ nghĩa dấu ấn gì. Chỗ lửa cháy lớn kia là khoang lái... Bước hụt, vấp ngã. Vòng vèo theo những bờ ruộng ướt đẫm sương đêm. Chúng tôi đến nơi lửa đã tàn dần. Một đống xác lù lù như một tòa nhà đập vào mắt chúng tôi:

- B.52 đây rồi!

Thực ra lúc ấy, chứng tôi đã khẳng định B.52 trăm phần trăm. Nhưng trí tò mò cứ thúc giục mọi người tìm kiếm dấu tích của B.52 và lấy bằng được một tấm nhãn hiệu mang về.

- Chú ý xem nó có ghi B.52 không? Tôi nhắc anh em. Mấy cái đèn pin lia quét lên từng mảnh xác. Có một đồng chí trợ lý reo lên:

- Anh Lạng ơi, có cái này hay lắm... Tôi chạy lại. Dưới ánh đèn pin, tấm huy hiệu của bộ chỉ huy không quân chiến lược SAC. Tôi cũng bập bõm được chút ít tiếng Anh nên khẳng định ngay:

- Đúng B.52 rồi các cậu ạ!

Anh em xúm cả lại. Tôi giải thích:

- Strateric là chiến lược. Air là không quân. Command Jà chỉ huy. Strateric air command là chỉ huy không quân chiến lược. Chúng ta nắm chắc trong tay B.52 rồi!

Mùi dầu cháy, nhựa cháy khét lẹt. Khi chạy đến đâv tôi chuẩn bị tinh thần phải ngửi mùi thịt lũ giặc lái chết thui. Lửa đã tắt. Khoang lái đỡ nóng và ngột ngạt hơn. Chúng tôi quyết định lần vào trong bụng B.52.

Sau khi khẳng định đích xác đây là B.52, chúng tôi bắt gặp khá nhiều chữ B.52-G viết lẫn trong những dòng tiếng Anh rối rắm chẳng hiểu là gì. Tôi có ý định mang một mảnh xác có chữ B.52-G về nhà làm bằng chứng. Khó quá. không có mảnh xác nào có mấy chữ ấy lại có thể mang đi được. Tôi hy vọng tìm thấy miếng nhãn tôi đang cần ở trong buồng lái.

Lách qua những cánh cửa bẹp dúm, vỡ toác chúng tôi vào trong khoang. Tôi tự nhủ, vào đây tha hồ mà ngửi mùi thịt "Mẽo" cháy đây! Nhưng thật không ngờ. vừa chui vào khoang lái. tôi nhận ngay ra mùi thơm của một thứ nước hoa hảo hạng Mặc dầu bị pha trộn đủ thứ mùi khét lẹt của đám cháy, mùi nước hoa sực nức vẫn gây một ấn lượng lạ lùng đối với chúng tôi. Buồng lái giập vỡ, xô bồ mấy cái xác "Mẽo" to lớn nằm chồng lên nhau theo một tư thế chết bất đắc kỳ tử. Tôi đá phải một lọ kem cạo râu. Một thứ nước màu sữa chảy ra. Thơm lựng.

- B52-G đây rồi! Tôi nhìn thấy một tấm nhãn hiệu nhỏ. Mặc xác lũ giặc lái nằm chết đấy, tôi lấy dao găm cậy bằng được tấm nhãn hiệu gắn trên hộp khống chế độ cao. Tôi cắt thêm một đoạn dây dù màu đỏ chằng bọn lái vào ghế.

Cho đến nay, tôi vẫn không quên cái cảm giác lạ lùng khi ở trong buồng lái B.52 bước ra. Tôi đã bước qua đống xác của lũ giết người hàng loạt này. Những hạt sương đốm nhỏ li ti làm cho chúng tôi tỉnh táo và náo nức thật khó tả. Chỉ tiếc lức đó đứng giữa cánh đồng lộng gió ấy không có thứ máy móc gì đề tôi gào to để ở sở chỉ huy trung đoàn và cấp trên nghe thấy: "Đúng là B.52 bị bắn rơi tại chỗ rồi các đồng chí ơi!".

Lúc chạỵ đi lấy xác B.52 nhanh, vội như thế nào„ thì Iúc về tôi cũng tất tả, sốt nóng như thế. Ngồi trên xe bàn nhau cứ cất biến mọi thứ chiến lợi phẩm đi, dọa ở nhà một mẻ mà không sao thực hiện được màn kịch ấy. Chưa chạy đến hầm chỉ huy chân tôi đã ríu lại. Ngực đập thình thịch. Sao lúc ấy tự dưng tôi xúc động mạnh đến thế. Nghe trong hầm lao xao "Ông Lạng về rồi!", tôi vội chạy ào vào:

- Báo cáo hai "cụ" và cả nhà xác thằng "Bê" đây rồi!

Tôi đặt tất cả những thứ lấy được từ chiếc máy bay rơi lên bàn. Anh Tạo ôm lấy tôi. Cầm mảnh kim loại có chữ B.52-G soi lên trước đèn, cười hể hả.

- Bê-năm-hai-giê!... Trung đoàn trưởng mới đọc được đến vậy vội quờ tay cầm máy điện thoại. Cứ tưởng anh Tạo báo, cáo sư đoàn không ngờ anh nhắc tất cả các tiểu đoàn trưởng cầm máy. Mắt trung đoàn trưởng lóng lánh, tiếng anh nhỏ, nghẹn ngào:

- Thông báo tới từng cán bộ, chiến sĩ của trung đoàn: trung đoàn ta đã bắn rơi tại chỗ chiếc B.52-G đầu tiên của giặc Mỹ! Chúng ta nhất định sẽ bắn rơi nhiều chiếc khác.... \

Cả sở chi huy bỗng lặng đi vì xúc động. Câu nói của trung đoàn trưởng ở hoàn cảnh khác chắc chắn chẳng gây một tình cảm xúc động đến như thế. Tôi hiểu vì sao trung đoản trưởng đà giành những phút sung sướng nhất này cho mọi cán bộ chiến sĩ trong trung đoàn 261.

Ngay sau đó anh Tạo xin gặp chính ủy sư đoàn, vẫn chưa hết bồi hồi, tay anh run run quay không hết hồi chuông.

- Lạng về rồí hả? Tiếng đồng chí chính ủy sư đoàn vang trong máy nói. Hình như đồng chí vẫn ngồi chờ bên máy.

- Bảo cảo anh, Lạng về rồi. Đúng B.52 đã rơi tại Phủ Lỗ. Tôi đang cầm mảnh xác của nó đây. Anh Tạo nói tiếng Quảng Nam, lúc vội cứ líu ríu rất khó nghe. Hình như chính ủy nghe chưa rõ hỏí lại.

- Thưa anh, tôi-đang-cầm-trong-tay-nhãn-hiệu-chiếc-Bê-năm-hai-giê đây! Trung đoàn trưởng xướng to từng chữ như người phát thanh viên vẫn đọc chậm trên đài.

Chúng tôi thấy trung đoàn trưởng chợt ngớ ra. Ở đầu dây bên kia bỗng nhiên im lặng. Một lúc sau mới thấy tiếng anh Văn Giang vang lên.

- Mừng quá, mình đi thông báo tin vui khắp sở chỉ huy Tạo ạ. Chúc mừng chiến công của 261 anh hùng.

Sau này đồng chí chính ủy sư đoàn kể lại với chúng tôi: Ngay lúc đó đồng chí báo cáo lên quân chủng và văn phòng quân ủy Trung ương (ở sư đoàn có đường đây nối thẳng lên trên đó). Trực tiếp nghe báo cáo, đại tướng Võ Nguyên Giáp hỏi:

- Ai báo cáo đồng chí?

- Báo cáo anh, đồng chí Tạo hiện đang cầm trong tay mảnh xác máy bay có ký hiệu B.52 do trung đoàn phó ra tận chỗ máy bay rơi tại Phủ Lỗ lấy về.

Đầu đây bên kia bỗng im bặt. Anh Văn Giang bị hẫng cứ áp ống nghe vào tai đứng đợi. Thì ra lúc ấy đồng chí Tổng bí thư Lê Duẩn và các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ,. Văn Tiến Dũng... đang cỏ mặt ở văn phòng quân ủy. Đại tướng Võ Nguyên Giáp mừng quá bỏ dở cuộc nói chuyện với chính ủy sư đoản Văn Giang, quay ra thông báo ngay tin vui đó với đồng chí Tổng bí thư và các đồng chí trong Bộ chính trị.

*

* *

Đêm ấy, ở sở chỉ huy quân chủng và sở chỉ huy Bộ Tổng tham mưu cũng rà đi rà lại câu hỏi: Có phải B.52 không? Có phải B.52 rơi. tại chỗ không?

Rạng sáng ngày 19 tháng 12 còn một chiếc B.52 nữa rơi tại huyện Thanh Oai (Hà Tây). Những tín vui ấy dồn dập báo về quân chủng và Bộ Tổng tham mưu. Đó là những niềm vui lớn, niềm vui bất ngờ, ngoài cả sức tưởng tượng của cấp trên.

Trong viện bảo, tàng Quân đội trên đường Điện Biên Phủ (Hà Nội) bên cạnh sa bàn trận "Điện Biên Phủ trên không" có trưng bày xác chiếc máy bay B.52-G bị bắn rơi đầu tiên tại Hà Nội vào 20 giờ 13 phút ngày 18 tháng 12 năm 1972 và xác chiếc máy bay B.52-D bị bắn rơi tại chỗ cùng đêm hôm đó.

Nếu chất tất cả xác những chiếc máy bay B.52 đã bị bắn rơi trong những ngày đêm tháng chạp lịch sử ấy vào một nơi thì đống xác "pháo đài bay" Mỹ này sẽ thành những gò, giống như gò Đống Đa vậy.

Tất nhiên chẳng cần làm như thế. Các nhà trưng bày bảo tàng giành cho những mảnh xác B.52-G đầu tiên một vị trí thích đáng. Từ nay hàng vạn, hàng triệu người Việt Nam đủ mọi thế hệ và những người bạn của chúng ta khi đến viện-bảo-tàng-quyết-chiến-quyết-thắng này, sẽ được tận mắt xem tấm huy hiệu của bộ chỉ huy không quân chiến lược Mỹ (StrateriCs Air Command). Tấm huy hiệu vẽ những tia sét và một quả đấm sắt được đặt trên cành nguyệt quế (!).

Lũ giặc lái B.52 giải thích rằng: Quả đấm sắt tượng trưng cho "tinh thần kỷ luật" và "sự đoàn kết chặt chẽ" của kíp. bay. Những tia sét là "sức mạnh không thể tưởng tượng nổi. Còn cành nguyệt quế, theo thần thoại Hy Lạp tượng trưng cho "vinh quang và chiến thắng".

Khi tấm huy hiệu này cắm sâu trên đồng đất Phủ Lỗ cũng như khi nó "yên nghỉ" trong đống xác B.52 ở viện bảo tàng, mọi thứ "kỷ luật", "sức mạnh", "chiến thắng" mà lũ giặc lái nhắc tới trở thành những trò quảng cáo lố bịch...

Tất nhiên B.52 cũng đã từng "vang bỏng một thời". Nó đã trở thành con ngáo ộp mà đế quốc Mỹ đem ra dọa nạt thế giới. Nếu không có 12 ngày đêm ấy có lẽ con ngáo ộp ẩy vẫn còn tác yêu tác quái, hù dọa như một thứ "siêu pháo đài bay" bất khả xâm phạm đến bây giờ.

Lịch sử đă chọn đêm 18 thảng 12 năm 1972 và chọn mảnh đất Thăng Long nghìn năm văn vật để hạ uy thế siêu pháo đài bay B.52. Từ trên cao ba vạn "phít", chiếc máy bay khổng lồ B.52 đã rơỉ xuống bùn đen theo đúng nghĩa đen và nghĩa bóng của từ này.

*

* *

Khi đã có trong tay một đống xác B-52 khổng lồ, chúng ta cũng nên nhìn lại quãng thời gian hai mươi năm làm mưa làm gió của "siêu pháo đài bay".

Ngày 16 tháng 4 năm 1952 chiếc máy bay oanh tạc B.52 bay thử lần đầu tiên. Một nước Mỹ gần như lành lặn sau cuộc đại chiến thế giới, đang ôm mộng siêu cường, ôm mộng làm bá chủ thế giới... rất cần mộf loại máy bay như B.52 để làm chiến tranh lạnh.

Chính giới Mỹ hoan hỉ chào đón sự ra đời của "siêu pháo đài bay". Sau hai năm kề từ ngày thử nghiệm thành công, hãng Bô-inh cho ra xưởng chiếc B.52-A đầu tiên. Mở đầu cho một thòi kỳ sản xuất và trang bị hàng loạt B.52 cho không quân chiến lược Mỹ. Từ năm 1954 đến năm 1962 có 744 chiếc được sản xuất. Hai mươi năm qua kể tử khi chiếc B.52 đâu tiên xuất xưởng, "siêu pháo đài bay" đâ qua tám lần cải,tiến (có B.52-A... đến B.52-H). Mỗi lần cải tiến là một lần hoàn thiện chiẽc máy bay ném bom chiến lược này. Những chiếc máy bay B.52-G, B.52-H... bị bắn rơi tại Hà Nội thuộc loại máy bay hoàn thiện nhất đó.

B.52 quả là một loại vũ khí tiến công chiến lược lợi hại. Theo tính toán của các chuyên viên hàng không Mỹ một tốp B.52 có khả năng tiêu diệt một loạt mục tiêu trên diện rộng chừng hai cây số vuông (nếu dùng máy bay cưởng kích phải huy động tới 50 - 60 chiếc).

Mỗi chiếc B.52 có thể mang trên dưới một trăm quả bom với trọng lượng từ mười bảy đến ba mươi tấn. B.52 có hai chế độ ném bom. Hàng trăm quả bom đó sẽ nổ trong 3 giây hoặc 10 giây. Ở chế độ 3 giây, bom ném chụm hơn, nổ nhanh hơn, sức công phá hủy diệt, tất nhiên khốc liệt hơn.

Máy bay B.52 cỏ thể mang được một trăm hai mươi tấn dầu và có thiết bị tiếp nhận dầu trên không. Do đó "siêu pháo đài bay" có thể hoạt động trên không liên tục mấy chục giờ liền với tốc độ 800 - 900 ki-lô-mét/giờ.

B.52 đã diễn tập thành công việc đột nhập mục tiêu ở các độ cao 13.700m, 700m và có chế bay thấp ở độ cao 240m.

Loại máy bay ném bom khống lồ này đã bay thử từ căn cứ không quân Ô-ki-na-oa (Nhật) đến căn cứ Tô-rê-giôn (Tây-ban-nha) trên một chặng đường dài 20.000 ki-lô-mét. Chuyến bay kéo dài 21 giờ 52 phút không phải tiếp dầu trên không.

B.52 cũng đã luyện tập ném bom hạt nhân và mang tên lửa tấn công có đầu đạn nguyên tử phóng xuống các hoang mạc...

Là máy bay tiến công, B.52 được trang bị nhiều máy móc điện tử đặc biệt để chống các loại ra-đa của đối phương ở cả ba chế độ làm nhiễu (nhiễu ngắm, nhiễu chặn, nhiễu quét).

Trên mỗi máy bay B.52 có 15 máy phát nhiễu. Một tốp ba chiếc B.52 sẽ có bốn mươi lăm máy gâỵ nhiễu. Ba tốp B.52 sẽ có tới một trăm ba mươi lăm máy... Khi B 52 tiến công mục tiêu còn có máy bay E-B.66 gây nhiễu từ phía ngoài và có những tốp F4 đi thả nhiễu tiêu cực. Trong chiến dịch "Lai-nơ-bách-cơ 2" máy bay F.4-D di trước B.52 thả những bó sợi hợp kim nhôm lơ lửng trên trời suốt một chiều dài tử bốn mươi đến bày mươi cây số chiều rộng từ năm đến mười bảy cây số, chiều dày từ một đến hai cây số. Bức thành quách bằng sợi nhôm ấy có tác dụng gây nhiễu các máy ra-đa và các phương tiện thông tin liên lạc rất ghê gớm. Bọn Mỹ hy vọng rằng đó là một trong những cái khiên che chắn hữu hiệu cho B.52.

Với những tính năng ưu việt trên, mặc dầu nước Mỹ đã có tàu ngầm nguyên tử, tên lửa vượt đại châu... các nhà quân sự Hoa Kỳ vẫn coi B.52 là vũ khi tiến công chiến lược quan trọng, một chiếc gậy răn đe, hù dọa hòng bắt nhân dân thế giới quy phục trong vòng cương tỏa của tên sen đầm quốc tế.

Ra đời vào đủng thời kỳ nước Mỹ tiến hành chiến tranh lạnh, B.52 nhanh chóng trở thành món hàng quảng cáo, một con ngáo ộp của thế kỷ. Báo chí Mỹ đà không tiếc lởi tán dương một tấc đến trời về "siêu pháo đài bay" này:

"Sẽ không còn một sinh vật nào tồn tại nỗi dưới những trận mưa bom kinh khủng của B.52. Đối phương sẽ bị hủy diệt về quân sự, khiếp đảm về tinh thần vì cảm thấy hoàn toàn bất lực trước sức mạnh tàn phá của B.52 mà không có cách gì chống đỡ nổi".

Tạp chí U.S Air Porce (không lực Mỹ) khi đăng ảnh mặt đất sau trận, oanh kích của B.52 đã chú thích bằng những lời hăm dọa:

"B.52 bay cao tít trên thượng tầng khí quyển, trút bom xuống như mưa, với những tiếng rít, tiếng gào, tiếng xé không khí khủng khiếp như giông bão để lại những hố bom chi chít, kéo dài hàng ki-lô-mét như những cảnh tượng trên mặt trăng...".

Những lời huyênh hoang của các nhà chể tạo cùng với những lời quảng cáo, hù dọa, chiến tranh tâm lý... đã khiến cho hình ảnh con ngáo ộp B.52 ngày càng trở nên tuyệt đối siêu phàm. Cái ấn tượng B.52 là vô địch, là bất khả xâm phạm, là thượng đẳng.. ám ảnh, đầu độc tất cả những ai bi nô dịch bởi tâm lý phục Mỹ, sợ Mỹ.

Cho đến trước đêm 18 tháng 12 năm 1972 chưa một lần nào B.52 bị bắn rơi tại chỗ và cũng chưa bao giờ bọn giặc lái B.52 bị bắt... Do đó, ngay chính giới Mỹ và chính Nich-xơn cũng hoàn toàn tin ở sức mạnh tuyệt đối, bất khả xâm phạm của B.52. Bằng chứng là, ngày 18 tháng 12 năm 1972 sau khi đích thân ra lệnh cho SAC tiến hành cuộc tiến công bằng B.52 vào Hà Nội, Nich-xơn tin ở một kết cục tốt đẹp nên rảnh rang lên đường đi nghỉ ở bang Phờ-lo-ri-đa.

Rõ ràng ngay cả những tên cầm đầu bộ máy chiến tranh Mỹ, quan chức các cấp và bọn lái cũng không ngờ ngay đêm đầu tiên mở màn chiến dịch "Lai-nơ bách-cơ 2" chúng bị mất ba B.52, một số giặc lái B.52 bị bắt. Ở cả ý nghĩa chỉnh trị, quân sự, tâm lý... đòn phủ đầu này đều rãt choáng váng với đế quốc Mỹ.

Hồi tháng trước (tháng 11 năm 1972) hãng UPI phát đi từ Băng-cốc một tin như sau: "Một quan chức không quân Mỹ nói rằng nếu cộng sản có thể bắn rơi một B.52 giá chín triệu đô-la và có bằng cớ thì trị giá của chiến thẳng đó ngang với việc đánh chìm một tàu chiến Mỹ"

Người Mỹ có thói quen tính thành tiền, lên giá cả cho từng việc. Nhưng chưa hẳn họ đã tính đúng giá trị của những thiệt hại về tiền của cuộc tập kích chiến lược bằng máy hay B.52 này. Những tên đầu sỏ ở Nhà trắng và Lầu năm góc đã được nếm những cú đấm "nốc-ao" choáng óc. Ngay sau đợt tấn công lần thứ nhất của B.52 vào Hà Nôi, nếu chúng ta ghi lại được những lời báo cáo hoặc hội ý bằng điện thoại đường dài... của những nhân vật chỉ huy tai to mặt lớn ở U-ta-pao, Sài Gòn, Gu-am... chắc chắn chúng ta sẽ được nghe không ít những câu hỏi ngạc nhiên hoảng hốt: "Sao, có phải B.52 đã bị rơi tại Hà Nội không?".

Tất nhiên việc xác minh đối với người Mỹ không khó khăn lắm, Các câu trả lời thật đau đớn: « Đúng, có ba B.52 không trở về căn cứ!". Đó cũng là những cuộc đối thoại thật đáng ghi nhớ của người Mỹ.

Lịch sử của một thần tượng "siêu pháo đài bay B.52" đã lật sang những chương bi thảm.

*

* *

Cuộc hành trình đến chiến thắng.

Sáng ngày 19 tháng 12, chấp hành lệnh của Bộ, quân chủng cho các trung đoàn pháo cao xạ và các trung đoàn không quân tiêm kích tích cực đánh các loại máy bay chiến thuật; bảo vệ vững chắc các trận địa tên lửa, bảo vệ các mục tiêu ở Hà Nội. Tên lửa được lệnh chỉ giành riêng đề đánh đối tượng chính là B.52.

Mệnh lệnh này được thực hiện suốt 12 ngày đêm chiến đẩu ở Hà Nội. Việc kiên quyết giành tên lửa đánh B.52 ban đêm là một chủ trương rất thực tế và sáng suốt.

Ngày 18, trong khi các đơn vị pháo cao xạ và không quân chiến đấu bảo vệ Hà Nội, các trung đoàn tên lửa được chỉ đạo tiến hành rút kinh nghiệm chiến đấu đêm hôm trước và gấp rút chuẩn bị cho những trận đánh đêm nay.

Những diễn biến nóng hổi trong đêm 18, đặc biệl là kinh nghiệm đánh thắng của tiểu đoàn 59 và tiểu đoàn 77 được thông báo và đem ra thảo luận trong hội nghị rút kinh nghiệm. Những mặt tồn tại, ở những trận đánh đêm trước, cũng khá gay gắt. Đó là tình trạng còn để lọt một số tốp B.52 mà nguyên nhân chủ yếu là trắc thủ phân biệt nhiễu "Bê" và dải nhiễu "Ep" chưa nhanh nhạy. Việc chọn cự ly phát sóng, cự lý bắn, cự ly mà tín hiệu B.52 cỏ thể nổi rõ trong nền nhiễu đã có thực tế. Các đồng chí cán bộ ở quân chủng, sư đoàn, các tiểu đoàn trưởng và trắc thủ.... đã nêu ra nhiều câu hỏi rồi chính họ, lấy những diễn biến của địch, của ta, trong đêm 18 để giải đáp.

Sau một đêm thức trắng, chiến đấu căng thẳng nhưng mọi người đến hội nghị rút kinh nghiệm đều khỏe khoắn, tỉnh táo. Chất men chiến thắng và lòng căm thù giặc có sức mạnh thật kỷ diệu! Ai cũng phấn chấn, tự tin: Dứt khoát tên lửa ta còn hạ tại chỗ nhiều B.52 hơn nữa!

Trong cuộc họp rút kinh nghiệm do Bộ tư lệnh phòng không Hà Nội tổ chức, mọi người có chung một kết luận: cách đánh B.52 mà quân chủng đă hoàn chỉnh cách đây mấy tháng qua, thử thách trong đêm 18 đã tỏ ra là cách đánh tốt, có hiệu, quả. Tất nhiên mọi bài bản phương án dù hay đến đâu, dù đã được gọi là hoàn chỉnh vẫn cần người chỉ huy, kíp trắc thủ vận dụng thật linh hoạt sáng tạo trong từng,trận đánh, từng tình huống cụ thể. Tiểu đoàn 77 và tiều đoàn 59 đánh thắng trước hết vì các đơn vị đó làm đúng phương án. Phần năng động, biến hóa, sáng tạo, mỗi đơn vị một sở trường, sở đoản riêng. Họ đã thành công, nhờ sự kết hợp được những yếu tố đó...

Cuộc họp rút kinh nghiệm tuy ngắn gọn, khẩn trương nhưng tác dụng rất lớn, rất thiết thực. Sau ý chí, quyết tâm, các đơn vị rất cần những chỉ dẫn, những tháo gỡ cụ thể. "Học thày không tày học bạn", câu nói xưa cũng vẫn còn rất đúng cho những ngày chiến đấu khẩn trương này.

Có thể nói ngày 20, 21 tháng 12 ở Hà Nội đã xuất hiện thêm nhiều tiểu đoàn đánh thắng B.52 nổi lên là tiểu đoàn 57 và tiểu đoàn 93. Một nguyên nhân trực tiếp chính là việc rút kinh nghiệm ngày 19.,/,

Kết thúc trận tập kích chiến lược bằng B.52, cách đảnh của tên lửa Hà Nội đã được đảm bảo bằng đống xác của 15 chiếc-B.52 bị hạ tại chỗ. Đó là một đỉnh cao. Đề đạt được đỉnh cao đó, sự kết hợp giữa sức mạnh của con người và sức mạnh của vũ khí trang bị kỹ thuật đã đạt đến đỉnh cao.

Đạt tới vinh quang và chiến thắng đó là cả một cuộc hành trình đây khó khăn, gian khổ.

Trận đánh thắng cuộc tập kích chiến lược bằng B.52 mà Hà Nội đã đập nát thần tượng "siêu pháo đài bay", một thứ "siêu vũ khí", "bất khả xâm phạm", vẫn đã hù dọa hàng triệu người non gan trên thế giới. Những bó đuốc thắp sáng bằng xác B.52, đã làm cho hàng triệu người trên trái đất từ nay họ sẽ nhìn con ngáo ộp B.52 bằng con mắt khác xưa.

Đêm 18 tháng 12, B.52 rơi tại Phủ Lỗ cách xa trung tâm Hà Nội chừng hai mươi lăm cây số. Đêm 20 tháng 12, B.52 rơi tại xã Yên Thường (Gia Lâm), cách trung tâm Hà Nội chừng mười cây số. Đêm 26 thảng 12, B.52 rơi tại xã Đình Công ven sông Tô Lịch. Đêm 27 tháng 12, B.52 rơi ngay trên đường Hoàng Hoa Thám bên làng hoa Ngọc Hà, nội thành Hà Nội...

Việc B.52 "di chuyển" dần dần điềm rơi vào trung tâm thành phố, mang nhiều ý nghĩa tượng trưng. Đồng thời cũng là bằng chửng nói lên trình độ đánh B.52 rất tài giỏi của bộ đội tên lửa.

Vì sao có được những trận đánh tuyệt vời đỏ? Bằng cách nào chúng ta đã làm nên một trận "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" cũng lẫy lừng địa cầu như Điện Biên Phủ năm xưa?

Bạn bè của chúng ta khắp năm châu bốn biển, nhân dân cả nước ta, thậm chí cả kẻ thù của chúng ta cũng đặt ra những câu hỏi như vậy và đi tìm lời giải đáp.

Một chiến công lớn, tất phải có nhiều nguyên nhân. Về mặt chiến lược khỏi phải bàn: Đảng ta sáng suốt, nhận rõ âm mưu, bản chất của kẻ thù, sớm có chủ trương đối phó với một cuộc tập kích kiểu "Lai-nơ bách-cơ 2". Còn về chiến dịch, chiến thuật, kỹ thuật? Vì sao ta thắng như vậy?

Chủng tôi được biết còn nhiều người chưa thỏa mãn với cách viết, cách giải thích trên các sách báo đã xuất bản. Không hẳn vì họ tò mò mà họ muốn tìm hiểu bí quyết gì đã khiến cho bộ đội tên lửa ta đảnh thắng B.52?

Nhân nói về nguyên nhân, tôì xin phép kể một câu chuyện có liên quan đến chuyện này:

Tháng tư vừa rồi tôi có việc xuống Hải Phòng. Đến ga Hả Nội mới biết tàu chậm mẩt ba giờ. Chuyện tàu chậm thi có gì lạ? Mấy giờ ngồi đợi tàu ở ga, tôi đã làm quen với một nhà giáo. Ngồi cạnh một người mà nhìn bề ngoài ta đã có thiện cảm và dễ dàng nhận xét nếu không phải là nhà báo ông cũng là nhà giáo hoặc một nhà khoa học. Bên trong cặp mắt kính là đôi mắt khoan dung nhân hậu, Tôi đang định làm quèn thì ông đã hỏi trước:

- Đồng chí bộ đội xuống Hải Phòng công tác hay về quê đấy?

- Dạ thưa bác, cháu đi công tác ạ! Tôi lễ phép trả lời.

- Còn tôi thì về thăm quê. Chúng ta là bạn đồng hành. Ông vuốt mái tóc đã trắng xóa trên đầu, vui vẻ nói như vậy.

- Bác có hay về dưới Cảng không ạ? Tôi lân la hỏi.

- Cũng bận lắm đồng chí ạ. Ngày mai vừa trỏn mười năm thằng Ních-xơn ném bom B.52 xuống Hải Phòng. Tôi về giỗ ông bà tôi ở dưới quê..."

Ông H. một nhà giáo ở Hà Nội, coi tôi là người tri kỷ ngay từ sau phút ấy. ông kề: Đêm 15 rạng 16 tháng tư, bom B.52 đã giết cả gia đỉnh ông, gồm sáu người. Hai cụ thân sinh, một người em dâu và ba người cháu trai, cháu gái đã đến tuổi trưởng thành. Ngồi giữa sân ga Hàng Cỏ nắng, bụi, ngột ngạt cảnh, người chen chúc, ông giáo kể chuyện mười năm trước. Mắt rưng rưng. Chợt ông H. hỏi tôi:

- Chú có biết vi sao ta thắng thằng Ních-xơn keo ấy không? Chắc ông nghĩ tôi chẳng thề nào trả lời nổi một câu hỏi khó đến thế, liền thư thái nói:

- Tôi được biết, sở dĩ tên lửa ta bắn rơi nhiều B.52 thế, vì có sự giúp đỡ của một nhóm các nhà khoa học do tiến sĩ X. đứng đầu. Họ có một phát minh lớn lắm... Chợt nghĩ mình có thể đã lỡ lời ông H. dặn tôi:

- Bí mật nhé! Thằng Mỹ, thằng bành trướng Bắc Kinh đang dò tìm phát minh của nhà bác học này ghê lắm, đấy!

- Thưa bác, thế tiến sĩ X. đã phát minh ra cái gì ạ? Tôi hỏi ông giáo mà lòng dạ nóng bừng.

- Cái đó nào tôi có biết! Tôi là một nhà giáo thi làm sao hiểu nổi cái khoa học tinh vi của tên lửa?

Chúng tôi cùng im lặng một lúc lâu. Ông giáo buông một tiếng thở dài "Giá mà họ phát minh ra cách đánh B.52 tiên tiến ấy sớm hơn thì Hải Phòng của tôi đỡ nhiều!".

Tiếng còi tàu Hải Phòng giục giã. Lên tàu rồi ông giáo vẫn còn xúc động vì câu chuyện nói ờ sân ga. Nét mặt thành kính tự tín của ông như muốn nói với tôi rằng: "Chú chưa tin sao? Một nhà bác học có sức mạnh bằng cả mội quân đoàn đấy!".

Cho đến nay tôi vẫn ân hận vì sao hôm đỏ tôi không nói ngay với ông giáo: "Ông nhầm to rồi!" và cố gắng chứng minh cho ông hiểu, vì sao các chiến sĩ tên lửa đã đánh thắng B.52. Nhưng tôi chỉ im lặng nhìn ông thương hại. Ngay sau đó ông lôi tôi vào những câu chuyện về món ăn đặc sản của Hải Phòng. Nghe ông nói cách ăn ngon dễ chịu hơn nghe ông nói về sự phát minh ra "cách đánh" B.52 ở Hà Nội của nhà "khoa học" nào đó rất nhiều.

*

* *

"Cuộc chiến đấu 12 ngày đêm là thử thách lớn nhất của bộ đội Phòng không - Không quân đặc biệt là của bộ đội tên lửa. Chiến thẳng của các đơn vị tên lửa ở Hà Nội là chiến thắng của toàn binh chủng. Đó chính là cái đích phải đến của một quá trình vật lộn với bao khó khăn gian khổ mò mẫm tìm cách đánh thắng B.52". Đồng chí Nguyễn Sinh Huy, hiệu trưởng trường sĩ quan tên lửa ra đa nói với chúng tôi như vậy. Anh là người chỉ huy trung đoàn tên lửa 238 đánh rơi B.52 ở Vĩnh Linh (ngày 17-tháng 9 năm 1987). Năm 1972, anh là trưởng phòng tác huấn tên lửa của quân chủng.

Cũng như đồng chí Trần Xanh, đồng chí Hồ Sĩ Hưu đã nhiệt tình cung cấp tư liệu cho chúng tôi về quá trình hình thành và hoàn chỉnh cách đánh B.52 của quân chủng. Đồng chí Nguyễn Sinh Huy cũng bắt đầu từ cội nguồn. Cách đây mười sáu năm trung đoàn 238 của anh được lệnh lên đường vào tuyến lửa Vĩnh Linh tìm diệt B.52...

Ngày 18 thảng 6 năm 1965, Mỹ bắt đầu dùng B.52 ném bom ở Bến. Cát (Bình Dương). Đề phục vụ cho cuộc chiến tranh cục bộ đang ngày một mở rộng ở Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ đã cải tiến hệ thống ném bom trên B.52 đưa máy bay ném bom chiến lược khổng lồ này vào làm nhiệm vụ chiến thuật. "Siêu pháo đài bay" trở thành con ngựa chiến của Oét-mo-len. Bất kỳ ở đâu, bất kể ngày đêm, khi dọn bãi cho quân đỗ bộ, khi phá vây, khi đánh phá vào căn cứ đối phương và các tuyến đường vận chuyến... B.52 như là "chiếc gậy thần trong tay Oét-mo-len, sẵn sàng "ra tay" khi chiến trường đòi hỏi.

Thảng 4 năm 1966, B.52 tiến dần ra.phía Bắc, lần đầu tiên ném bom ở đèo Mụ Giạ trên tuyến đường chiến lược xuyên Trường Sơn.

Ngay từ khi B.52 xuất hiện trên chiến trường miền Nam, Quân ủy Trung ương và Bộ tổng tham mưu đã phảí nghĩ đến cách đối phó với máy bay ném bom lợi hại này.

Trong đống máy bay đúc bằng đuya-ra để các chiên sĩ cao xạ tên lửa làm quen, luyện bắt máy bay địch, có thêm nhiều mô hình máy bay to trội lên, có tám động cơ phản lực, đó chính là máy bay B.52.

Tháng 2 năm 1968, trung đoàn 238 vào khu Bốn để đánh B.52. Đó mới là ý chứ B.52 chưa dám ra khu Bốn mà tên lửa ta đã lên đường...

Trung đoàn tên lửa 238 là đơn vị tên lửa đâu tiên tỉến vào vùng tuyển lửa Quảng Bình, Vĩnh Linh. Sự mở đầu nào cũng gặp nhiều khó khăn, vất vả. Những ngày mở đường vào Vĩnh Linh đón đánh B.52 của trung đoàn 238 là những bước khai phá cực kỳ gian nan vất vả. Trên mỗi chặng đường, để được có một bài học thực tế, để đi thêm một đoạn đường lên phía trước, để có thêm những hiểu biết mới về kè thù nói chung và về B.52 nói riêng, cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 238 đã phải để lại trên đất lửa những giọt máu của mình.

Những điều đồng chi Nguyễn Sinh Huy kể với chúng tôi cũng chính là câu chuyện anh đã kể với các tác giả của cuốn "Ký sự miền đất lửa". Trong phần năm "Bắn rơi B.52" Nguyễn Sinh và Vũ Kỷ Lân đã viết khá chi tiết về cuộc chiến đấu mở đầu trong lịch sử đánh B.52 của quân đội ta.

Chiều ngày 17 tháng 9 năm 1967, trung đoàn 238 đánh thắng trận đầu ở Vĩnh Linh. Nói là trung đoàn đánh rơi B.52, thực chất chỉ có một tiểu đoàn 61 đánh. Đó là một trận đánh phục kích B.52. Ở miền đất lửa này tổ chức một trận đánh rất khó khăn. Hơn một tháng sau, ngày 30 tháng 10 năm 1967, trung đoàn 238 lại đánh thắng B.52 một lần nữa. Hồi đó, B.52 cũng chỉ đi đánh lẻ từng tốp một, việc gây nhiễu của chúng chưa đến mức như thời kỳ năm 1972 chúng đánh vào Hà Nội.

Những trận đánh hiếm hoi ở Vĩnh Linh của trung đoàn 238 không những đã để lại những trang truyền thống anh dũng của một đơn vị tên lửa lăn, lộn ờ một vùng chiến sự ác liệt, mà những trận đánh B.52 đầu tiên ấy còn rút ra được những kinh nghiệm rất quí báu về nhận dạng tín hiệu B.52 trên màn hiện sóng, về việc chống tên lửa sơ-rai của địch... Sau chuyến đi của 238 ở Vĩnh Lỉnh, Bộ tư lệnh quân chủng đã kết luận được nhiều bài học bổ ích. Việc đánh B.52 đã được thử nghiệm. Đối tượng tác chiến ấy dù rất khó đánh nhưng không thể là loại máy bay bất khả xâm phạm. Loại tên lửa SAM-2 mà bộ đội ta đang dùng hoàn toàn cỏ khả năng tiêu diệt chúng. Rất tiếc, hồi ấy ở Vĩnh Linh trung đoàn 238 chưa lần nào bẳn rơi tại chỗ B.52. Điều dó có thể giải thích được: điều kiện chiến đấu của các đơn vị rất khắc nghiệt, hỏa lực đánh B.52 đơn chiếc, ít ỏi quá. Sau 238 còn nhiều trung đoàn tên lửa khác và nhiều đoàn cán bộ, trắc thủ được giao nhiệm vụ vào khu Bốn và tuyến đường chiến lược để tìm cách đánh B.52.

Ở những năm trước, nghiên cứu cách đánh B.52 và đánh B.52 cũng chỉ là bước chuẩn bị, tìm hiểu dần... Năm 1972, nhiệm vụ đánh B.52 trở thành một đòi hỏi cấp bách.

Ngay từ trong ý định, Bộ Tổng tham mưu khi vạch ra kể hoạch tác chiến binh chủng hợp thành trong chiến dịch giải phóng Quảng Trị đã nghĩ tới đốỉ tượng B.52. Lần đầu trong lịch sử chiến tranh, chúng ta mở một chiến dịch tiến công quy mô lớn như vậy ngay sát bên hậu phương chiến lược. Do đó, ngay từ cuối năm 1971 các đơn vị không quân, pháo cao xạ, đặc biệt là lực lượng tên lửa của quân chủng Phòng không-Không quân, lần lượt tiến vào phía nam để tham gia chiến dịch. Chưa bao giờ bộ đội Phòng không - Không quan dốc nhiều lực lượng ra phía trước như lần này. Tên lửa, không quân, được Bộ giao nhiệm vụ tiêu diệt B.52 để bảo vệ dội hình tiến công và hậu phương chiến dịch. Quân chủng đặt bộ tư lệnh tiên phương ở Quảng Bình. Sư đoàn 365, sư đoàn 367, sư đoàn 377 và một phần các đơn vị thuộc sư đoàn 361, 363 phối thuộc với các sư đoàn trên đã có mặt ở Quảng Bình, Quảng Trị từ đầu mùa khô 1971-1972. Đó cũng là một mùa ra trận rất sôi động và đầy hào hứng.

Trước khi chiến dịch giải phóng Quảng Trị mở màn, tên lửa bố trí làm ba tuyến, tuyến một trung đoàn 236 áp sát những bến vượt ở thượng lưu sông Bến Hải. Phía sau trung đoàn 236 là trung đoàn 274. Sau 274 là trung đoàn 267.

Từ trước đến nay, khi mở các chiến dịch lớn ở chiến trường phía Nam, bộ đội ta thường gặp một trở ngại rất lớn là những trận bom rải thảm của B.52. Có một nhạc sĩ nào đó đã làm bài hát về "B... quăng sai". Nhưng ở trên chiến trường các vị tư lệnh mặt trận và mỗi người linh không thể hiểu như lời hát bỡn cợt được. Tất nhiên B.52 quăng sai cùng nhiều. Dù thế nào. thằng Mỹ đưa máy bay ném bom chiến lược sang làm nhiệm vụ chiến thuật cũng là một cản trở lớn cho các chiến dịch tập trung của chúng ta.

Ở chiến dịch Quảng Trị, ta tập trung binh lực, hỏa lực lớn lại càng phải đề phòng B.52. Kinh nghiệm cho thấy, nếu trừng trị đích đảng vài chiểc B.52 ngay từ đầu chiến dịch, Bộ chỉ huv quân sự Mỹ sẽ lúng túng, có thể phảỉ ngừng hoạt động của B.52 để xem xét... Chớp được cơ hội đó bộ bỉnh tiến công sẽ "khỏe" biết chừng nào.

Tư lệnh tiền phương của quân chủng lúc đó là đồng chí Hoàng Văn Khánh và chính ủy là đồng chí Nguyễn Xuân Mậu. Cả hai đồng chí đều ở trong thưởng vụ đảng ủy quân chủng.

Bộ có ý đồ sử dụng tên lửa đánh B.52 như vậy, còn đánh bằng cách nào, đánh vào lúc nào lại là việc của bộ tư lệnh tiền phương và các bộ tư lệnh sư đoàn phòng không phải lo.

Cùng ra mặt trận với các đơn vị tên lửa lần này bộ tư lệnh quân chủng cử phó tư lệnh sư đoàn 361 Trần Xanh và một số cán bộ tên lửa thuộc các phòng tảc huấn tên lửa, phòng khoa học quân sự của quân chủng. Họ có nhiệm vụ theo bộ đội nghiên cứu hoàn chỉnh cách đánh B.52.

Bộ tư lệnh sư đoàn 365 làm xong phương án đánh B.52. Các trung đoàn tên lửa nhận được lệnh: tuyệt đối giữ bí mật, chỉ chờ đánh B.52 không được đánh.các loại máy bay khác.

Lần này vào chiến trường, khác với trung đoàn 238, các đơn vị sẽ đánh theo phương pháp T.. Đó là cách đánh mục tiêu trong điều kiện nhỉễu nặng. Trung đoàn 274 và trung đoàn 236 đều là những đơn vị sở trưởng đánh phương pháp T. rất giỏi. Cuối năm 1967 họ đã lập nhiều chiến công bằng phương phảp đánh này ở Hà Nội.

Bộ đội phấn khỏi, sung sức. Mọi công vỉệc chuẩn bị cho giờ G ngày N, đã xong. Tiểu đoàn 62 thuộc trung đoàn 236 là đơn vị "mũi nhọn". Nó là một

đơn vị cổ truyền thống, đang bố trí ở hưởng chính của chiến dịch. Trận địa này được lựa chọn công phu, khá đẹp ý các nhà chiến thuật. Đó là quả đồi hình yên ngựa, cây non lúp xúp có thể che kín ca-bin và các bệ phóng, xạ giới quang. Một đơn vị công binh đã hoàn thành vượt thời gian đào, đẳp công sự. Các phái viên đứng trên trận địa này đã phải tăm tắc: "Đẹp! đúng là trận địa diệt B.52 rất đẹp!"

Ngày 31 tháng 3, chiến dịch mở màn. Khác với dự kiến: B.52 không hoạt động, chỉ có máy bay cường kích chiến thuật. Bộ tư lệnh mặt trận "bật đèn xanh" cho tên lửa đánh. Bổ sung cho khung cảnh hào hùng của một trận tiến công như chẻ tre, các tiểu đoàn tên lửa "phóng". Ba, bốn máy bay Mỹ rơi tại chỗ. Giặc láí rơi vào tay bộ binh ta! Bộ tư lệnh mặt trận biểu dương. Thấy mất tăm B.52, các loại "ép" cũng dè chừng, lính ta khen "tên lửa" hết lời. '

Mặc dầu những trận đánh « ép » suôi sẻ, thắng đậm, tâm trạng các đơn vị tên lửa ở Vĩnh Linh hồi đó vẫn thấp thỏm: tại sao B.52 chưa ra Quảng Trị?

Ngày 2 tháng 4 và liên tiếp những ngày sau, lũ "pháo đài bay" B.52 đã được tung ra để cứu nguy cho sư đoàn 3 ngụy đang bị vây hãm ở các căn cứ bắc Quảng Trị.

Năm tiểu đoàn tên lửa 62, 64, 86, 87, 89 từ bờ bắc đến sông Bến Hải bắn với vào Quảng trị. Các đơn vị bị nhiễu nặng, không ra-đa nào nhìn thấy tín hiệu B.52. Tất cả đều đảnh bằng phương pháp T.

Ngày 2 tháng 4 tiểu đoàn 64 báo cáo bắn rơi một B.52

Ngày 4 tháng 4 tiễu đoàn 86 lại báo cáo bắn rơi một B.52 nữa.

Không có một chiếc B.52 nào rơi. tại chỗ. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tinh trạng tên lửa đánh B.52 khó khăn vì tên lửa ta còn nằm lại phía bắc sông Bến Hải. Trong khỉ đó bước tiến công của bộ binh lại khá nhanh, chiến sự cứ lùi xa vào trong. Các trận đánh của tên lửa hầu hết là đánh xa, đánh với. Nhiều lần B.52 tới ném bom, đường bay không thuận lợi. Song do yêu cầu của chiến dịch Bộ tư lệnh mặt trận đă lệnh cho tên lửa đánh.

Ngay sau những trận đánh B.52 đầu tiên, Bộ tư lệnh tiền phương của quân chủng đã chỉ đạo rút kinh nghiệm đánh B.52. Trong khỉ các đơn vị đang tập trung vào những câu hỏi "Vì sao chưa bắn rơi tại chỗ B.52" thì địch tổ chức đánh thẳng vào các trận địa tên lửa.

Ngày 6 tháng 4, sau một thời gian dàỉ, trời xấư mây mù, hạn chế đến mức thẩp nhất khả năng hoạt động của máy bay cường kỉch, trời bỗng bừng nắng đẹp. Máỵ bay OV-1O lảng vảng dọc sông Bến Hải. Máy bay RF.4 rà sát các vạt rừng, nơí đặt các trận, địa tên lửa.

Ngay chiều hôm đó tiểu đoàn 64 bị đánh bằng bom phát quang. Sư đoàn, trung đoàn vừa nhắc các đơn vị khác cảnh giác, tích cực ngụy trang thì ngay ngày hôm sau, bốn trận địa nữa bị đánh. Một số tiểu đoàn bị hỏng khí tài, nổ đạn, mất sức chiến đấu.

Những trận đánh B.52 càng trở nên khó khăn hơn. Bộ đội ta giải phóng Cam Lộ, Đông Hà, tiếp tục đẩy lùi địch về phía Nam... tiến tới giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị. Chiến sự diễn ra càng xa, B.52 càng lui vào phía trong. Trong lúc đó chỉ có tiểu đoàn 64 vượt sông Bến Hải sang Cam Lộ. Ở đây bố trí rất khó khăn lại một mình trên chiến trường, tiểu đoàn 64 không làm nên chuyện.

Trong khi đó, đễ cứu nguy cho tình trạng tan rã ở khắp các mặt trận của quân ngụy Sài Gòn, ngày 10 tháng 4 năm 1972, B.52 ra đánh Vinh ngày 13 tháng 4, B.52 ra đánh Thanh Hóa và ngày 16 tháng 4, B.52 ra đánh Hải Phòng...

Vấn đề trừng trị B.52 không còn là việc của chiến dịch này. B.52 ra đánh Hải Phòng vỉ vậy rất có thể chúng sẽ ra đánh Hà Nội. Nếu đế quốc Mỹ dùng B.52 đánh vào Hà Nội thì tình hình có thể diễn biến khác. Lúc đó địch phải huy động lực lượng, tổ chức đánh khác hơn, lớn hơn...

Từ những ngày ấy vấn đề đánh thắng B.52 đã trở thành những yêu cầu gay gắt, đặt ra những vấn đề phải giải đáp mới bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu được.

Nói đến chiến thắng máy bay B.52, nhiều cán bộ của quân chủng đã nhắc đến "phương án tháng 9", "hội nghị tháng 10" và một cuốn "cẩm nang" hướng dẫn cách đánh B.52, bìa màu đỏ. Theo họ, không thể không nhắc đến những sự việc ấy nếu nói tới trận chiến đấu 12 ngày đêm chiến thắng cuộc lập kích chiến lược bằng máy bay B.52 vào Hà Nội năm 1972.

"Phương án tháng 9", như mọi người vẫn gọi một cách vắn tắt là phương án đánh B.52 tập kích vào Hà Nội và Hải Phòng mà bộ tham mưu quân chủng chuẩn bị đã được thường vụ đảng ủy quân chủng duyệt và cấp trên phê chuẩn từ tháng 9 năm 1972.

Về cuốn "cẩm nang" anh Nguyễn Sinh Huy có nói thêm: "Không còn nghi ngờ gi nữa cuốn "cách đánh B.52" do phòng tác huấn lên lửa và phòng khoa học quân sự biên soạn đến với bộ đội tên lửa rất kịp thời. Hai trung đoàn 261 và 257 chưa hề gặp B.52 lần nào.

Toàn bộ kiến thức của họ đều do học hỏi, tìm hiểu mà có. Cuốn "cẩm nang" chắc chắn đã giúp đỡ họ rất nhiều.

Sau chiến thắng chúng tôi đã báo cáo cuốn "cách đánh B.52" với Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại tướng khen cơ quan làm tốt. Kinh nghiệm chiếu đấu phải được biên soạn thành sách. Con cháu chúng ta không trực tiếp chống Pháp, chống Mỹ nhưng họ vẫn phải được thừa hưởng nghệ thuật quân sự mà cha, anh họ đã xây dựng nên... Đại tướng đã nói với chúng tôi đại ý như vậy".

Ngày nay "hội nghị tháng 10" được coi như một sự kiện lịch sử. Chính ở hội nghị này bằng những kinh nghiệm đã được tích lũy, bằng những luận cứ khoa học, lòng tin tưởng vào khả năng bắn rơi tại chỗ B.52 của bộ đội tên lửa ta đã được củng cố.

Hồi tháng 10 năm 1972 hội nghị Pa-ri vẫn chưa rõ nếp tẻ ra sao. Chiều hướng thằng Mỹ lật lọng có nhiều hơn. Ngày 23 thảng 10 năm 1972 tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra, Ních-xơn kết thúc luôn chiến dịch "Lai-nơ bach-cơ-1" đầy rẫy những thất bại. Nhân dịp Hà Nội tạm yên một thời gian, đồng thời cũng là kết thúc một đợt chiến đấu kéo dài từ tháng 4, quân chủng quyết định tổ chức hội nghị rứt kinh nghiệm tác chiến tên lửa.

Hầu hết các cán bộ lãnh đạo chỉ huy của quân chủng, sư đoàn, trung đoàn và các trợ lý, các sĩ quan điều khiển của các đơn vị đều về họp. Sự hội ngộ của những người đã từng chiến đấu từ Hà Nội đến Quảng Trị trong hội nghị này cũng đã làm cho hội nghị này trở nên rất đặc biệt. Năm 1972 bộ đội tên lửa đi nhiều, đánh nhiều, công tích lớn. nhưng thiểu sót khuyết điểm cũng không ít. Kinh nghiệm đánh giặc của họ thì muôn hình muôn vẻ và khó khăn, tồn tại cũng còn đang chồng chất...

Mở ra một cuộc họp vào lúc này, đụng đến lĩnh vực nào, cũng dễ gây ra tranh luận, bàn cãi. Một ngày, một tuần họp cũng chưa chắc đã giải quyết một cách trọn vẹn.

Lúc đầu bộ tham mưu quân chủng muốn đưa ra bàn bạc những vấn đề của tên lửa hiện nay như đánh mục tiêu trong nhiễu, chống la-de, chống sơ-rai, đánh F.111 bay thấp và cuối cùng bàn vấn đề gay gắt nhất: bằng cách nào bắn rơi tại chỗ được B.52?

Lâu không họp, hễ cứ họp là cơ quan lèn vào thật nhiều nội dung, cố "tải" bằng được.

Đồng chí Hoàng Văn Khánh, phó tư lệnh quân chủng vừa ở sở chỉ huy tiền phương ra đã chủ trì cuộc họp quan trọng này. Đang làm việc ngày thứ hai thì đồng chí tư lệnh quân chủng Lê Văn Tri và chính ủy quân chủng Hoàng Phương đi họp ở trên Bộ về đến thẳng hội nghị. Nghe phó tư lệnh bảo cáo nội dung và những việc đã làm, tư lệnh nói luôn:

- Theo tinh thần chúng tôi mới họp ở trên Bộ; phải gác tất cả những nội dung khác lại. Chi tập trung bàn cách đánh B.52 thôi! Địch có thể dùng B.52 đánh lớn vào Hà Nội. Bộ chỉ thị: Bằng bất cứ giá nào cũng phải thắng B.52 ở Hà Nội.

Sau chỉ thị đó, hội nghị bàn về tác chiến tên lửa chuyển sang hội nghị chuyên đề về cách đánh B.52. Nhưng điều ngày nay chúng ta đọc được trong cuốn "cách đánh B.52" đã được thảo luận, tranh cãi, chắt gạn những điều cần thiết nhất ỏ hội nghỉ ấy. Nó xứng đáng là một sự kiện lịch sử, bởi vì chính nó đã tác động tích cực vào những kết quà chiến đấu trong 12 ngày đêm...

Đồng chí Hồ Sỹ Hưu, trưởng phòng khoa học- quân sự kể:

Nói đến trận "Hà Nội—Điện Biên Phủ trên không" không thể gói gọn trong 12 ngày đêm. Biết bao nhiêu gian khổ, hy sinh ở phía trước mới chắt lọc được những kinh nghiệm, những hiểu biết về B.52 để đem ra hội nghị tháng 10 phổ biến và thảo luận.

Ở Quảng Bình, chúng tôi rất chú ý đánh B.52.. Nhưng đảnh rất khó. Một trận đánh của tên lửa đặt ra bao nhiêu yêu cầu phải giải quyết: trận địa, đạn dược, vũ khí phải tốt. Có bắt được B.52 trong nhiễu không? Đường bay có đánh được không? Máy bay cường kích, tên lửa sơ-rai của địch gây khó khăn, ngăn cản ta đánh B.52 thế nào?

Nói chung, khi ở Quảng Bình số lần đánh B.52 của chúng tôi không nhiều. Đánh phục kích, đánh đơn lẻ không có xác suất cao được. Chúng tôi đã đem về hội nghị cả nhưng kinh nghiệm thành công, và thất bại. Họp hội nghị tháng 10 nghe các báo cáo và tham luận, bản thận tôi rất tin tên lửa ở Hà Nội có khả năng đánh thẳng. Bởi vì các trận địa tên lửa ở Hà Nội phần lớn đã được chọn lựa qua thực tế chiến đấu. Các mục tiêu B.52 sẽ đánh phá là những mục tiêu "muôn thuở", máy bay cường kích đã đánh rồi. Vấn đề tham số, cự ly bắn, đường bay giữa phương án và thực tế có sai lệch nhưng không đáng kể. Lực lượng nhiều, có trước, có sau, đan chéo nhau, hỗ trợ cho nhau tạo thành lưới lửa tập trung, càng tạo thêm nhiều cơ hội sát thương loại máy bay kềnh càng, bay theo những đường bay "cứng nhắc" như B.52 này.

Đến ngày 22 thảng 11 năm 1972, tiêu đoàn 43 của trung đoàn 263 đã đánh trúng một B.52. Thắng lợi này càng làm nổi rõ vai trò của hội nghị tháng 10, nó tiếp tục khẳng định những cách đánh B.52 đã nói ở hội nghị đó là đúng đắn và chỉ bằng cách làm tốt những điều đã hưởng dẫn là có thể giành được thắng lợi.

*

* *

Như đồng chí Hồ Sỹ Hưu đã kể ở trên, ngày 22 tháng 11 năm 1972 bộ tư lệnh quân chủng nhận được báo cáo: Lúc 21 giơ 48 phút cùng ngày, tiểu đoàn 43 thuộc trung đoàn 263 đánh bằng phương pháp T. bắn bị thương một máy bay B.52. Ngay sau đó Bộ xác nhận: tin tức của địch thú nhận chiếc B.52 đó rơi ở Na-khon-pha-nom (Thái Lan), bọn giặc lái nhảy dù.

Theo dõi suốt từ đầu đến cuối trận đánh của tiểu đoàn 43 có trưởng phòng tác huấn tên lửa Nguyễn Sinh Huy và các trợ lý Tô Ngội, Lê Cổ mới từ Hà Nội vào. Đoàn cán bộ đó mang những kết quả của hội nghị tháng 10 vào xây dựng cách đánh cho 263. Họ hy vọng dùng thực tế đánh B.52 ở Nghệ An để tiếp tục bổ xung hoàn thiện những cách đánh B.52 đã được nêu trong cuốn "cẩm nang" bìa đỏ.

Ngay sau trận đánh, Nguyễn Sinh Huy gọi điện thoại về quân chủng báo cáo đồng chí phó tham mưu trưởng quân chủng Vũ Xuân Vinh. Vừa cầm máy, đồng chí tham mưu phó đã hỏi:

- Sao, đánh cỏ đúng bài bản không?

- Báo cáo anh, đánh đúng bài bản! í

- Có điều gì mới không?

- Báo cáo, có... rất mới! Phóng ở cự ly 26, đạn nổ rồi, anh em phát sóng theo dõi. Ở cự ly 12: ki-lô-mét, các trắc thủ đã nhìn thấy tín hiệu B.52!

- Sao? Nhìn thấy tín hiệu B.52 hả? Như vậy, nếu bắt xa hơn một chút có thể đánh bằng phương, pháp đón nửa góc.

- Vâng, hoàn toàn có thể đánh được! Tất nhiên, đánh bằng cách đón nửa góc là dễ "ăn" nhất đấy!

Chiến thắng của tiểu đoản 43 đến sớm hơn những chiến thẳng ở Hà Nội hồi tháng chạp một tháng. Đó chính là điểm tiếp nối của một cuộc chạy tiếp sức trên lộ trình đến những điểm cao chiến công của bộ đội tên lửa. Và vinh dự thay trung đoàn 261, 257, 274 và 285 đã được lịch sử giao cho trọng trách: là những người chạy nốt đoạn đường đến ĐÍCH, đoạn đường cuối cùng của sự nghiệp đánh thắng không quân chiến lược Mỹ, góp phần làm thay đổi cục diện trên chiến trường buộc Mỹ phải từ bỏ chính sách thương lượng trên thế mạnh, phải ký hiệp định Pa-ri lập lại hòa bình ở Việt Nam.

*

* *

Đêm 18 tháng 12 năm 1972, bắt đầu trận tập kích chiến lược vào Hà Nội thì sáng ngày 19, Nhà Trắng gửi một công hàm mật cho Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đề nghị ngảy 26 tháng 12 năm 1972 họp lại ở Pa-ri. Chúng còn rêu rao đó là hành động "mở lối cho Cộng sản Bắc Việt".

Nich-xơn và giới quân sự Mỹ ước tính: đưa con chủ bài B.52 trở lại làm nhiệm vụ chiến lược, chúng chỉ cần đánh trong vài ngày là Việt Nam phải đi vào thương lượng.

Sau đêm 18, chúng vẫn chưa nhận ra là chúng đã lầm. Liên tiếp mấy đêm sau, chúng cố đẩy các cuộc tiến công của B.52 tới mức ác liệt nhất "Đánh cho Hà Nội hộc máu mồm, hàng trăm năm sau vẫn còn nhớ...", "Đánh cho Hà Nội bò lê, bò càng đến bàn hội nghị". Chúng đã từng huênh hoang, nói ra miệng những lời như vậy.

Trong đống hồ sơ lưu trữ của bộ tư lệnh không quân ngụy mà chúng ta thu được sau chiến thắng năm 1975, có một công, văn "thượng khẩn" của Văn phòng phủ tổng thống ngụy gửi cho các vùng chiến thuật và các quân chủng... đề 19 giờ 45 ngày 19 tháng 12 năm 1972. Mở đầu, công văn này thông báo: tướng Hây-gơ đã bay sang Sài Gòn để "trình" thư của Ních-xơn gửi tên tay sai Nguyễn Văn Thiệu. Bản công văn cỏ đoạn như sau:

1. Hội nghị Pa-ri tan vỡ là do chính phủ Hoa Kỳ cố trì hoãn đẽ đến lúc nào Hoa Kỳ thực sự ở thế mạnh và thực sự gây áp lực cho chính phủ Bắc Việt, lúc đỏ mới có một hiệp định chính thức. Hiện nay cuộc hội đàm tan vỡ là một thuận lợi cho "chính phủ" Việt Nam cộng hòa.

2. Nich-xơn quyết định cho 500 phóng pháo cơ trong đó có cả B.52 oanh tạc lại toàn bộ Bắc Việt kề từ 18 tháng 12. Nich-xơn nói rõ, đây là lần. oanh tạc lớn nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, đồng thời trận oanh tạc này sẽ hủy diệt các khu dân cư đông đúc.

Từ công văn này chúng ta càng thêm rõ lúc đầu Ních-xơn dự liệu một trận oanh tạc "lớn nhát trong lịch sử chiến tranh Việt Nam" cũng chỉ có "500 phóng pháo cơ trong đó cả B.52" một con số thấp hơn nhiều số máy bay Mỹ đã phải dùng khi kéo dài "Lai-nơ bách-cơ 2" tới 12 ngày đêm. Đồng thời cùng bằng đường riêng (dĩ nhiên là tuyệt mật), Nlch-xơn đã cho Thiệu biểt cuộc oanh tạc "Lai-nơ bách-cơ 2" sẽ nhằm vào "các khu dân cư đông đúc".

Ních-xơn đã tính lầm. Còn lũ tay sai ở Sài Gòn thỉ hý hửng quá sớm. "vỏ quýt dây có móng tay nhọn". Ngay từ đêm 18, nhân dân ta đã trả lời một cách đích đáng bọn xâm lược. Những bản "thông điệp" bằng lửa của lòng căm thù đã cho Nich-xơn những bài học cần thiết. Đứng trước cuộc tiến công điên cuồng của hàng trăm máy bay B.52, hơn bao giờ hết, quân và dân ta càng nhớ câu nói của Bác Hồ: "Phải khẳng định rằng dù đế quốc Mỹ có lắm súng, nhiều tiền. Dù chúng có B.57, B.52. hay "bê" gì đi chăng nữa, chúng ta cũng đánh. Từng ấy máv bay, từng ấy quân Mỹ chứ nhiều hơn nữa, ta cũng đánh, mà đã đánh là nhất định thẳng!"*.

Nhân dân cả nước hướng về thủ đô, đặt sự tin cậy vào lực lượng vũ trang trung hiếu của mình, mà trước hết là các chiến sĩ Phòng không-Không quân.

Thủ đô Hà Nội bước vào cuộc chiến đấu với B.52 với tinh thần điềm tĩnh, kiên nghị của những người hoàn toàn làm chủ tình thế. Hà Nội đã qua nhiều thử thách trong chiến tranh. Những khó khăn, thử thách ở phía trước đã luyện thành thép Thủ đô xinh đẹp, có phần hơi nhỏ bé và diễm lệ này.

21 giở ngày 18 tháng I2 sau một cuộc họp khẩn cấp, hội đồng phòng không thành phố kêu gọi nhân dân Thủ đô triệt để sơ tán. Đêm ấy cả Hà Nội thức trắng. Cách đây đúng 26 năm, Hà Nội cũng có một đêm như thế. Tiếng súng vang khắp ba mươi sáu phố phường. Tinh thần "thề quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" đang sống lại trong từng hành động chiếu đấu khẩn trương của thủ đô trong những ngày đánh B.52 này.

Suốt đêm 18, thành phố sáu lần kéo còi báo động. Bom B.52 bắt đầu rải thảm từ phía sân bay Nội Bài, sân bay Hòa Lạc, rồi "dịch" dần vào Đông Anh, Yên Viên, sân bay Gia Lâm và đài phát thanh "Tiếng nói Việt Nam" ở Mễ Trì

Sáng 19 thảng 12, khắp thành phố nhân dân bắt đầu tỏa đi sơ tán. Đây cũng là lần sơ tán gấp gáp nhất, lớn nhất trong lịch sử. Một ngày năm vạn người, bằng mọi phương tiện đã rời xa thành phố.

Sau đợt tiến công của B.52 hồi đêm sáng 19 máy bay chiến thuật lại tiếp tục quần đảo, ném bom các mục tiêu ở trong thành phố.

Đêm thứ hai (19 tháng 12), số B.52 tiến đánh Hà Nội xấp xỉ đêm hôm trước. Đêm nay, bộ đội lên lửa chưa đánh rơi tại chỗ B.52. cả hai chiếc B.52 trúng đạn đều ơi xa. Cái quy luật thăng trầm trong những trận đánh bảo vệ bầu trời vẫn hay sảy ra. Hai trung đoàn 261 và 257 đều nhận định: Những kinh nghiệm đánh thắng trong đêm 18 chưa kịp "thấm" đến từng trắc thủ. Các trung đoàn trưởng đều mạnh dạn hứa với sư đoàn: đêm 20, chúng tôi quyết tâm bắn rơi tại chỗ B.52.

*

* *

Đêm thứ ba của cuộc tập kích.

Mùa đông, chiều tối sớm hơn thường lệ. Ngay từ chập tối máy bay của hải quân Mỹ đã vào quấy rối ở hướng thành phố cảng Hải Phòng.

Đêm nay địch vẫn đánh theo "bài bản" cũ: F.111 đi trước dọn đường. Ném bom sân bay Nội Bài và sân bay Bạch Mai.

"Tập trung chú ý B.52!", quân chủng, sư đoàn nhắc các đơn vị tên lửa như vậy.

Sau rất nhiều cố gắng, đêm nay tiểu đoàn thứ hai của trung đoàn. 274 tham gia chiến đấu. Mới ở khu Bốn ra, trung đoàn này chưa nhận đủ vũ khí, khí tài thì B.52 ập đến. Tình hỉnh thúc bách trung đoàn 274 nhập cuộc càng sớm càng tốt. Đến đêm 20 tháng 12 ở Hà Nội đã có mười tiểu đoàn tên lửa.

Trong cuộc họp của Thường vụ Đảng ủy sư đoàn phòng không Hà Nội chiều nay, Bí thư đảng ủy sư đoàn Văn Giang nêu ý kiến: "Hai đêm vừa qua, các đơn vị đánh chưa đều. Khẩu hiệu thi đua với tiểu đoàn 59 và tiểu đoàn 77 chưa được thực hiện có hiệu quả. Hưởng ứng lời kêu gọi của Thường vụ đảng ủy quân chủng, quyết đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B.52 của giặc Mỹ đề trả thù cho đồng bào thủ đô yêu quí, yêu cầu cấp bách hiện nay là sư đoàn ta phải có nhiều tiểu đoàn đánh giỏi như tiều đoàn 77. Các đơn vị phải dàn thành hàng ngang mà tiến!".

Sau ý kiến của Bí thư đảng ủy sư đoản, các đồng chí trong đảng ủy đã sôi nồi phát biểu ý kiến. Đồng chí Trần Nhẫn phó tư lệnh sư đoàn, ủy viên thường vụ, mấy hôm nay vừa trực ở sở chỉ huy vừa tranh thủ xuống các đơn vị kiểm tra nắm tình hình. Sau khi nêu nhiều ý kiến về công tác tác chiến và việc đảm bảo kỹ thuật của các đơn vị tên lửa, đồng chỉ Trần Nhẫn nhẫn mạnh: "Thực tế chiến đấu đã và đang khẳng định sư đoàn ta có đầy đủ khả năng đánh tan cuộc tập kích chiến lược này, thực hiện thắng lọi lời kêu gọi của thường vụ đảng ủy quân chủng".

Điều thường vụ đảng ủy sư đoàn lo lắng nhất là thời gian diễn ra trận tập kích chiến lược sẽ rất ngắn. Chính vì thế cuộc chiến đấu sẽ diễn ra rẫt quyết liệt. Trong tỉnh hình đó, một số đơn vị chưa bắn rơi tại chỗ B.52 liệu có kịp vươn lên bẳn rơi tại chỗ B.52 không? Từ tháng 4 đến tháng 10 năm 1972: 87 % các đơn vị tên lửa bắn rơi mảy bay địch tại chỗ. Có thể coi những cuộc thi đua diệt tại chỗ các loại "ép" là những cuộc tập dượt. Đến cuộc đọ sức với B.52 liệu các tiểu đoàn có khả năng "dàn hàng ngang" lập công không?

Lúc 19 giò 42 phút có hai tốp mục tiêu bay ở độ cao 10 cây số đang tiến thẳng vào Hà Nội. Các đài ra-đa ở Hà Nội rất tỉnh táo đã phát hiện đây là hai tốp F.4 làm giả B.52 đề đánh lừa đối phương. Sở chỉ huy sư đoàn ra lệnh cho pháo 100 ly nổ súng. Hai tỉểu đoàn tên lửa cũng được lệnh phát sóng giả điều khiển. Quả nhiên, ngay sau đó có tiếng rít của tên lửa sơ-rai ở trên trời. Lũ "B.52 giả" đã bị lật tẩy.

Mãi đến 20 giờ 40, hai tốp B.52 số 383 và 380 mới theo đường bay y hệt đêm hôm trước, tiến vào ném bom ga Yên Viên và Gia Lâm...

Bộ chỉ huy SAC đã mắc nhiều sai lầm chiến thuật trong chiến dịch "Lai-nơ bách-cơ 2". Mặc dẫu đã bị đánh trả quyết liệt, đã mất nhiều B.52, suốt mấy đêm liền SAC vẫn không thay đồi đường bay và thủ đoạn đột kích của các máy bay ném bom chiến lược. Những buổi "bíp phinh" ngu xuẩn đã vạch sẵn những đường bay cứng nhắc, cho lũ giặc lái B.52 cứ thế mà hành động.

Các chiến sĩ tên lửa đã nhanh chóng nhận ra sự ngu xuấn đó của kẻ thù và đang tìm mọi cách triệt để khai thác những sai lầm của SAC.

Đêm 19, không có máy bay B.52 bị bắn rơi tại chỗ. Tiểụ đoàn 59 vẫn đi tiên phong trong cách đánh T. còn tiểu đoàn 77 đi tiên phong trong cách đánh P. Các tiểu đoàn khác đang đứng trước sự lựa chọn: nên đánh theo cách nào? Quân chủng và sư đoàn nhắc các đơn vị: tùy theo tình hình cụ thể của từng trận đánh và sở trường của đơn vị mình mà lựa chọn cách đánh. Không nên bó cứng trong trong một cách đánh nào.,

Chính ủy Văn Giang đã từng nói vớí các cán bộ chỉ huy lên lửa: "Mọi đơn vị phải có sở trường riêng. Sư đoàn không "bắt" đánh theo cách của sư đoàn, Phương ngôn ta có câu "Mưa thì giương ô, nắng to thì che nón". Đánh giặc cũng phải tùy cơ mà ứng biến. Miễn sao trận đánh phải mang lại hiệu quả".

Kết quả của tiểu đoàn 59 và tiểu đoàn 77 ở hai phương pháp đánh khác nhau, chứng tỏ sự chỉ đạo năng động của quân chủng và sư đoàn phòng không Hà Nội là hoàn toàn đúng.

Đêm 20, sư đoàn, quân chủng đã cử các trợ lý có kinh nghiệm xuống tận tiểu đoàn, cùng các kíp chíến đấu tim cách diệt B.52. Hiệu quả của một trận đánh thường tùy thuộc ở những thao tác và những sử lý rất cụ thể. Các trợ lý xuống đơn vị thường vào hẳn xe chỉ huy. Họ thực sự là một thành viên của kíp chiến đấu.

Nguyễn Xuân Minh là một trợ lý như vậy. Đêm 20 tháng 12 anh được phòng tên lửa của quân chủng cử xuống tiểu đoàn 93 trung đoàn 261.

Tiểu đoàn này bố trí ở P.T. Đây cũng là một trận địa có ưu thế tốt. Hai đêm qua, tiểu đoàn đã đánh bốn trận, nhưng chưa, có trận nào dứt điểm. Đêm 18 ra-đa điều khiển của tiểu đoàn đã nhìn thấy tín hiệu của B.52 rất sớm. Nhưng lại không bám sát và đánh được bằng phương pháp P. như tiểu đoàn 77.

Xuống đến đơn vị Nguyễn Xuân Minh bắt tay vào làm việc với tiểu đoàn trưởng Nguyễn Mạnh Hùng ngay. Nguyễn Xuân Minh đã từng là sĩ quan điều khiển và tiểu đoàn trưởng tên lửa. Những năm ở cơ quan anh đã tích lũy được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý. Làm việc với Minh, các tiểu đoàn trưởng nhận được những sự giúp đỡ thiết thực và bổ ích.

Nguyễn Mạnh Hùng là một tiểu đoàn trưởng đã đứng tuổi. Ở tuổi ấy, cái chắc chắn làm cho con người ta trở lên quá thận trọng, sinh ra chậm chạp. Mà ngồi trong «ca-bin» tên lửa, người tiểu đoàn trưởng lại cần phải nhạy bén, nhanh nhẹn kia. Nguyễn Mạnh Hùng có một ưu điểm: anh "chịu" nghe ý kiến của cấp dưới và của các trợ lý từ các cơ quan cấp trên xuống. Không phải tiểu đoàn trưởng nào cõng có được đức tính đó.

Sau hàng giờ rà lại ưu khuyết điềm của từng trận đảnh B.52 của tiểu đoàn ở hai đêm trước. Minh yêu cầu kíp chiến đấu lên máy luyện tập. Bài tập là một đường bay B.52 đánh ga Yên Viên mà đêm trước tiểu đoàn bắn chưa trúng.

Kíp chiến đấu "đánh" một trận ăn ý. Minh có cảm tình với sĩ quan điều khiển Hoàng Đức Vĩnh và cả trắc thủ Hương, Côn và Tấn. Anh đã "đạo diễn" cho tiểu đoàn trưởng đang đánh phương pháp T. chuyền sang đánh phương pháp P. Sau hai quả đầu, tiểu đoàn cỏn bắn "bồi" bắn "nhồi" hai quả nữa. Tất nhiên, cuối bài tập là tình huống: B.52 "bốc cháy". Minh vui vẻ nhắc Vĩnh và các trẳc thủ:

- Phâi báo cáo "rơi tại chỗ!". Quả "bồi" của chúng ta mà trúng đích thì B.52 phải rơi tại chỗ đấy!

Sắp hết buổi chiều, nlưng tiểu đoàn trưởng vẫn hào hứng đề nghị mọi người tập lại một lần nữa...

*

* *

Khi nhận được lệnh "tập trung tiêu diệt tốp 383...", ra-đa của 93 phát sóng ngay. Đài trưởng ra-đa nhìn vòng Trần Đức Tuyết báo cáo vào trung tâm: "Mục tiêu B.52 cự ly 50 ki-lô-mét!".

Mặc dầu có phần tử của đài nhìn vòng, đài điều khiển vẫn không tìm thấy mục tiêu trong nhiễu. B.52 đã vào đến vành đai hỏa lực. Nhiễu mù mịt trên màn hiện sóng. Theo phương án, tiểu đoàn trưởng ra lệnh:

- Phương pháp T. quả một...

Các trắc thủ bám theo giải nhiều. Nhìn họ thao tác, Nguyễn Xuân Minh rất hài lòng. Có thể hai quả đầu tiêu diệt mục tiêu! Tuy vậy, anh vẫn động viên các trắc thủ:

- Chú ý, cự ly gần, tín hiệu B.52 nổi rõ đấy!

Hoàng Đức Vĩnh đã ấn nút phóng quả hai.

- Đạn có điều khiển. Vĩnh báo cáo.

Ngay lúc đó trắc thủ cự ly Trần Thạch Hương báo cáo:

- B.52! Cự ly 25...

- Bám sát... Côn và Tấn thấy chưa? Tiểu đoàn trưởng hỏi. Chỉ cần Côn và Tấn thấy mục tiêu anh sẽ chuyển cách đánh ngay.

- Mục tiêu B.52! Sau vài giây, cả Côn và tấn đều nhìn thấy tín hiệu B.52. Nguyễn Mạnh Hùng nhìn nhanh về phía Minh rồi ra lệnh chuyển sang phương pháp P. Tiếng công tắc bật tanh tách. Nguyễn Xuân Minh nhắc khẽ: "Cứ cho nó vào gần chút nữa!". Tin hiệu B.52 hiện rõ dần trong nền nhiễu. Minh cũng đã nhìn thấy. Vĩnh cho "phóng" quả thứ ba ở cự ly 18 cây số.

Đạn nổ tốt. Không phải đợi lâu, trắc thủ TZK ngồi trên nóc xe điền khiển báo xuống: "Mục tiêu rơi tại chỗ!".

Chiếc B.52 bốc cháy rất lớn, gần như rơi thẳng đứng xuống xã Yên Thường (gần ga Yên Viên), cỏn tên giặc lái duy nhất sống sót lại nhảy dù xuống cánh đồng chiêm trũng thuộc tỉnh Hà Bắc. Đêm tháng chạp, thằng Mỹ ấy đã được một bữa rét và đỉa đồng chiêm cắn cho nhớ đời...

Tiểu đoàn 93 đã mở màn cho một đêm chiến đấu có hiệu suất cao nhất trong 12 ngày đêm chiến đấu của Hà Nội.

Khi chiếc mấy bay B.52 cháy rừng rực và rơi xuống bên kia sông Hồng, Nghiêm Văn Danh đã báo xuổng đàỉ điều khiển cho tiểu đoàn trưởng Đinh Thể Văn biết. Văn không lấy thế làm sốt ruột. Anh càng thấy mừng vì có thêm những tiều đoàn bắn rơi B.52 tại chỗ ở Hà Nội.

Cứ như gặp "vận đỏ", các trắc thủ của tiểu đoàn 77 vượt qua những trỏ ngại của nhiễu, bám chặt mục tiêu B.52. Mặc dầu lúc đó cả tiểu đoàn chỉ còn có hai quả đạn, Đinh Thế Văn vẫn quyết định đánh hết. Xe đi lấy đạn từ chập tối chưa về, chắc chắn tiểu đoàn còn nhận được đạn bổ sung, vả lại có dốc hết vốn liếng bắn rơi tại chỗ chiếc B.52 này cũng hả dạ!

Văn không tính lầm. Nguyễn Văn Đức đã đưa hai quả đạn cuối cùng của tiều đoàn đến đích. Chiếc B.52 thứ hai rơi tại chỗ này, cắm đầu xuống xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì (nay thuộc ngoại thảnh Hà Hội). Cả sáu tên giặc lải bị bắt gọn. Tin máy bay cháy, giặc lái bị bắt dồn dập báo lên sư đoàn, lên quân chủng, lên Bộ tổng tham mưu. Đêm rằm, trời khá đẹp. Ngay cả lúc chiến sự diễn ra ác liệt ở Hà Nội, nhiều người nhìn rõ B.52 cháy, rơi tơi tả trên trời.

Đêm thứ ba, cố tung một lực lượng lớn B.52 vào Hà Nội đễ thực hiện một "cú sốc ồ ạt", Ních-xơn đà bị trả giá đắt. Tất cả tốp B.52 vào đánh phá vẫn ngu xuẩn bay theo một đường bay nhất định. Cháy. Rơi. Gọi cấp cứu... đầy mà lũ giặc lái không dám thay đổi hướng tiến công hoặc cơ động, thay đổi độ cao để tránh tên lửa... Cái "chính quy" của từng tốp, từng đàn B.52 trở thành sự máy móc phải trả giá.

Đêm nay, trong các đơn v| tên lửa không phải tiểu đoàn nào đánh cùng tốt như 93 vả 77. Tiểu đoàn 57 đánh hăng hái từ đêm 18 đến nay mà chưa kết quả gi. Đợt một, các trắc thủ nhìn thấy tín hiệu B.52 ở cự ly quá gần, không thể đánh.

Tiểu đoàn 76 bổ trí ở đông nam thành phổ, hơi đuối về phía sau. Tỉếu đoàn này mấy đêm nay đánh rất chật vật. Nhìn đơn vị bạn bắn trúng bắn rơi B.52, cán bộ. chiến sĩ của tiểu đoàn càng thêm nôn nóng, day dứt. Bước vào đêm chiến đấu thứ ba, tiểu đoàn trưởng Hệ, thống nhẩt vớỉ kíp trắc thủ: liên tục mở máy, phát sóng sục sạo, tìm tín hiệu B.52. Ngay từ lức báo động, họ đã thực hiện đúng quyết tâm đó.

Mãi đến 20 giờ35 phút, tiểu đoàn 76 mới bắt: được mục tiêu. Tiểu đoàn trưởng rất mừng, ra lệnh đánh bằng phương pháp P. ngay. Khi quả đạn thứ nhất vừa rời bệ phóng một tiếng nổ lớn vọng lên chát chúa bên xe điều khiển.

Tiều đoàn 76 đã bắt lầm, đánh nhầm vào một tốp F.105-F mang sơ-rai đi chế áp trận địa. Nhận đúng B.52 và đánh được nó khó khăn như vậy đấy.

Được tin tiểu đoàn 76 bị đánh vào trận địa, đồng chí Trần Nhẫn phó tư lệnh sư đoản, đang theo đõi tình bỉnh chiến đấu ở trung đoàn 257 đã xuống thẳng đơn vị nảy. Sự có mặt của đồng chí phó tư lệnh đã động viên cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định để có thề tiếp tục chiến đấu được ngay.

Đợt chiến đấu thứ nhất kết thúc lúc 21 giờ. Đêm còn rất dài. Dứt khoát địch còn mở nhiều đợt tiến công ác liệt hơn nữa.

*

* *

Không khí phấn khởi tràn ngập các trận địa và các sở chỉ huy. Chỉ trong một đợt ngắn ba B.52 đã bị bắn rơi tại trận. Sau 77, tiểu đoàn 93, 94 đang nổi lên như những nhân tố mới. Vấn đề đánh rơi tại chỗ B.52 đang trở thành phổ biến...

Sau đợt chiến đấu thứ nhất, vui rnừng, phấn khởỉ thật đấy, nhưng có một thực trạng khiến cho các cấp đều lo ngại. Đó là tình trạng thiếu đạn tên lửa. Như câu ca trong truyệu Kiều: "Chén vui chưa trọn chén sầu đã dâng". Bên cạnh niềm vui chiến thắng là một mối lo canh cánh. Vừa dứt đợi một, tiều đoàn trường Hoàng Minh Thắng đã báo: lên trung đoàn: "94 hết gạo rồi!". Nhận được báo cáo của 94, sở chỉ huy điểm đầu lại các đơn vị, số đạn cỏn quá ít. Ngay lức dó, cảc tiểu đoàn nhận được chỉ thị: "Khách còn đang đến nhiều. Chú ý tiết kiệm gạo". Dù sao đó cũng là một lời kêu gọi. Các tiểu đoàn đang đứng trước những quả đạn cuối cùng rồi!

Đêm 18, khi bắt đầu vào trận, với B.52, chưa ai nghĩ đến chuyện tiết kiệm đạn như bây giờ. Khi chưa cầm chắc xác một chiếc B.52 trong tay (ít nhất là nhu vậy), các cấp chỉ huy không nhắc nhở diết dóng phải tiết kiệm đạn như thời điềm này. Quy mô của các trận đánh B.52 vượt ra khỏi sự tính toán của chúng ta. Ngay đêm 18, bị thúc bách bởi một tâm lý tự vệ bột phát, cỏ những trận, có những tiểu đoàn phóng hơi phung phí đạn. Ngay đêm đầu tiên ấy đã có tiểu đoàn phóng đển "trắng bệ" và đã được cấp trên nhắc nhở.

Qua đêm 19, tỉnh trạng thiếu đạn như cơn sốt bất ngờ ập đến. Tiểu đoàn 59 chuyển đến địa điểm mới với những bệ phóng trắng trơn. Sau đến tiểu đoàn 67, chỉ còn hai quả đạn trên bệ. Theo một kế hoạch phân phối "ưu tiên", tiểu đoản 57 được bổ sung thêm bốn quả đạn nữa. Vị chi trên mỗi bệ phóng sẽ có một quả đạn. Nhưng mãi đến gần tối, đạn bổ sung vẫn chưa về đến trận địa. Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Phiệt gọi đại đội trưởng đại đội hai, Trịnh Nơm:

- Tôi cũng đang chờ ông Chuông với cậu Triệu đến cháy ruột cháy gan đây! - Trịnh Nơm cũng chỉ biết trả lời như vậy.

Bước vào trận chiến đấu với máy bay B.52, tiểu đoàn 57 gặp nhiều khó khăn hơn các đơn vị bạn. Khi tài của tiểu đoàn đã dùng trên một vạn ba ngàn giờ. Chỉ riêng việc quá hạn dùng, cũng phải đổi bộ khí tài đó đi rồi. Nếu quân chủng không phải tập trung trang bị cho trung đoàn 274 mới ở khu Bốn ra, chắc chắn 57 đã được một bộ khí tải mới. Bộ khí tài "già nua" của tiêu đoàn còn bị ngâm nước trong trận lụt lớn năm 1971. Sau gần nửa năm "cải tử hoàn sinh" bộ khí tài ấy đã bắn rơi tại chỗ máy bay địch. Nhưng không ai ngờ, bộ khí tài lắm tật bệnh, cứ phải sửa chữa, hiệu chỉnh từng ngày, lại phải đám đương một nhiệm vụ vượt quá sức nó: tiêu diệt các tốp B.52 đang ào ạt tiến công vào Hà Nội.

Sau hai đêm chiến đấu, tiểu đoàn chưa bắn rơi B.52 nhưng không ai ở tiểu đoàn này đổ lỗi cho bộ khí tài cũ kỹ của họ. Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Phiệt hiểu rằng số đạn rất ít ỏi, bắt buộc mỗi trận đánh, mỗi lần phóng của tiểu đoàn anh phải được cân nhắc kỹ lưỡng.

Đợt một tiểu đoàn không đánh. Hai quả đạn duy nhất của tiểu đoàn hóa ra nhiều. Trịnh Nơm sốt ruột hỏi tiểu đoàn trưởng mấy lần: "Tại sao không đánh?".

Nguyễn Văn Phiệt nhận ra trong ánh mắt của nhiều anh em khác cũng có một câu hỏi tương tự như vậy. Khi tiêu đến đồng xu cuối cùng, khi đem bát gạo cuối cùng ra nấu, con người thường phải suy nghĩ, cản nhắc. Huống hồ đây là một trận đánh, trong khi tiểu đoàn còn có hai quả đạn cuối cùng.

- Bảo cáo tiểu đoàn trưởng, xe của Triệu vô rồi! Chủng ta đã có ba đạn!

Một lúc sau lại thấy tiếng Trịnh Nơm sồn sồn trong máy:

- Xe của Chuông về rồi! Ông Quang cấp "chui" cho chúng ta một quả. Tôi lại bắt Chuông và Triệu quay lại bãi đạn ngay.

Đợt hai, B.52 đánh Thái Nguyên. Trịnh Nơm nói như đinh đóng cột: "Chúng nó còn quay lại Hà Nội vài đợt nữa! Chẳng "ế" mấy quả đạn này đâu!".

Còn những bệ phỏng thiếu đạn Trịnh Nơm còn sốt ruột. Xưa nay tiểu đoàn có phải lo đến chuyện thiếu đạn bao giờ đâu. Nam là người nổi tiếng xốc vác. Anh có dáng người cao, to. Tính tình nóng nảy như Trương Phi. Đã có lần đứng trong trận địa nhìn thấy một con bê đang phá ruộng mạ. Nơm ngứa mắt, chạy ra túm lấy bổn vó con bê, vác lên vai, chạy một mạch vào sân hợp tác! Một con người như vậy không bao giờ chịu bó tay trước bất cứ việc gì.

4 giờ 36 phút, đợt chiến đấu thứ ba bắt đầu. Tiểu đoàn 78 và 79 ở phía tây tây nam Hà Nội hiệp dồng đánh tốp B.52 sổ 312. Một chiếc B.52 trong tốp đã trúng đạn, bùng cháy, lết ra đến Phả Lại thì rơi.

Được lệnh đánh lốp 318, Nguyễn Văn Phiệt quyết định đánh bằng phương pháp T. Khi đạn của tiểu đoàn anh vừa phóng lên, có điều khiển, anh đã nghe trắc thủ TZK báo cáo: "Mục tiêu bốc cháy!" khi đạn của tiểu đoàn 57 nổ, trắc thủ TZK lại báo lần thứ hai: "Mục tiêu lại bốc cháy, rơi xa". Phiệt hỏi giật giọng:

- Mấy chiếc cháy?

- Hai chiếc cháy! Chiếc đầu rơi tại chỗ, không rõ đơn vị nào phóng?

Nguyễn Văn Phiệt vừa mừng vừa tiếc rẻ, Thế là anh lại đánh hụt một keo nữa. Quay sang các trắc thủ, Phiệt an ủi họ:

- Chúng ta chưa bắn rơi tại chỗ. Phải cỗ gắng! Còn quả đạn cuối cùng, phải đánh tốt hon!...

(Mãi sau này Nguyễn Văn Phiệt mới biết chiếc B.52 ở tốp 318 bị bắn rơi tại chỗ ở Phúc Yên cũng vẫn do tiểu đoàn 77 phóng. Sau đợt một, tiểu đoàn 77 được cấp thêm hai đạn. Đinh Thể Văn lại tiếp tục làm nên chuyện ở hai quả đạn ấy).

Máy bay B.52 vẫn ngoan cố kéo vào. Chỉ còn mỗi một quả đạn, Nguyễn Văn Phiệt tính toán rất lung. Anh gọi điện thoại cho Trịnh Nơm:

- Thế nào? Chuông và Triệu về chưa?

- Báo cáo anh còn mỗi một quả thôi, anh liệu mà "phụt".

- Được rồi! Xe đạn về lúc nào cho nạp đạn ngay tức khắc!

- Rõ!

Vừa lúc ấy các trắc thủ Tri - Lịch - Đại chọn đúng giải nhiễu B.52 đang bay vào. Đây là tốp B.52 số 532.

Vẫn chọn phương án T. Nguyễn Văn Phiệt nhắc các trẳc thủ: "Thật chuẩn xác mới đánh".

Sĩ quan điều khiển Nguyễn Đình Kiên nhìn tiểu đoàn trưởng lo lắng hỏi:

- Hay là ta cố gắng bắt mục tiêu, đánh cách P. cho ăn chắc!

- Không - Phiệt đáp dứt khoát - Cứ căn cho "đẹp" vào, nhất định sẽ đánh rơi.

Phiệt bất giác thở dài. Binh chủng mới đúc kết được kinh nghiệm đánh "bồi", đánh "nhồi" để tăng xác suất, hiệu quả các trận đánh. Nhưng lấy đâu ra đạn để thực hiện sáng kiến ấy? Chưa bao giở tên lửa phải bắn "mổ cò" như thế này!

Các trắc thủ chăm chú bám sát giải nhiễu. Phiệt nhắc họ:

- Không còn quả đạn nào để sửa chữa thiếu sót đâu!

Quả đạn cuối cùng của tiểu đoàn gặp mục tiêu ở cự ly 24 ki-lô-mét. Kết quả rất dễ chịu: một B.52 rơi ở Núi Đôi. Mấy ngày sau các nhà báo thi nhau bình tán về truyền thuyết tình yêu ở Núi Đôi và đống xác máy bay B.52 rơi gần cặp núi sóng đôi ấy. Tuyệt nhiên không ai biết chiếc B.52 ấy bị bắn rơi bằng một quả đạn tên lửa - quả đạn cuối cùng.

Trong lúc xe chỉ huy của tiểu đoàn 57 đang mê đi vi chiến thắng thì Trịnh Nơm gọi điện thoại cho tiểu đoàn trưởng. Giọng "Trương Phi" vẫn ồm ồm nhưng có vẻ buồn:

- Báo cáo anh, ta lại có thêm một đạn nữa.

- Tốt lắm! Cho lên bệ ngay! Còn đánh nữa đấy...

- Tôi cho nạp lên bệ ròi!... Ông Chuỏng bị ngất rồi. anh ạ.

- Sao? Lảm sao Chuông bị ngất?

- Mấy ngày nay lái liên tục lại không chịu ăn... Tại tôi cả thôi...

- Tôi xuống đấy ngay bây giờ. Chuông đã tỉnh chưa?

- Tĩnh rồi! Ông ấy lại đang đòi đi lấy đạn đây nảy...

Trên bản đò lại xuất hiện một tốp B.52 đang bay vào. Phiệt chỉ kịp nghe Nơm nói với: "Anh nhớ, chỉ còn một quả đạn thôi đấy!".

*

* *

Sau này có dịp nhìn lại, chúng ta dễ dàng; nhận thấy đêm 20 tháng 12 là một lần "dốc túi" của Ních-xơn. Ý đồ tập kích vào Hà Nội trong vòng vài ba ngày đã hết. Những tín hiệu "khuất phục", "đầu hàng" mà kẻ thù vẫn mong đợi là điều chẳng bao giờ có.

Đêm 20 thảng 12, cố đánh dấn thêm một đợt quyết liệt nữa, Ních-xơn nhận được một kết quả đắng cay: bảy chiếc B.52 không trở về. "Đi" theo ngần ấy "pháo đài bay" là 7 tổ, 42 giặc lái không trở về. (Chỉ có 12 tên thoát chết, được đưa vào "Hin-tơn Hà Nội"). Thật là trớ trêu, khi các bệ phóng SAM-2 ở Hà Nội gần như đã hết sạch đạn, các cuộc tiến công của máy bay B.52 cũng STOP luôn!

Chiến tranh là như vậy: Hai bên đều dốc sức, cố gắng đến tột đinh. Hy vọng bằng nỗ lực đó mà đánh gục được đối phương. Nhưng cả hai bên đều không thấy rõ cái giới hạn cuối cùng của nhau. Rồi cả hai bên đều phải dừng lại ở cái ranh giới, mà chỉ cần bên này cố gắng thêm chút nữa, bên kia sẽ không thể gượng lại được.

Đêm 20 đã trôi qua trong tình thế ấy, Đến đêm 21 tỉnh hình lại diễn biến khác rồi. Ở Hà Nội, dù là không nhiều, ngay buổi sáng ngày 21 tháng 12 các xe TZM đã chở thêm những quả đạn từ bãi lắp rắp đến các trận địa. Về phía SAC, đến ngày 21 đã bắt đầu thãy ngấm đòn. Lũ.giặc lái B.52 rất nhạy cảm với những tổn thất không làm sao phanh lại được. Chúng bắt đầu thổ lộ với nhau những nỗi thất vọng và khiếp hãi trong các câu lạc bộ sĩ quan ở Gu-am và U-ta-pao. Nhiều tên đã thổi phồng các trục trặc không đáng kể của máy bay để trì hoãn các phi vụ. Bí quá, chúng cáo ốm đâm bệnh để bảo toàn mạng...

Đêm 21 tháng 12 năm 1972, chỉ có 24 chiếc B.52 ào vào đánh Hà Nội một đợt. Đêm nay SAC cũng đau đớn lắm. 12% số máy bay vào đánh đêm ấy đã bị bắn rơi. Đó là một "định mức" không thể chịu nổi đối với không quân chiến lược.

Đưa B.52, một loại vũ khí chiến lược xưa nay được coi là bất khả xâm phạm vào đánh Hà Nội, đế quốc Mỹ không ngờ lại buộc phải nhận lấy những thất bại đau đớn như thế. Mục đích chiến lược không thực hiện được. Các mục tiêu của chiến dịch đánh phá càng làm cho những bộ óc quân sự Mỹ đau đầu. Ngày 30 tháng 12 năm 1972, hãng tin Pháp binh luận rằng:

"Chưa bao giờ B.52 của Mỹ vấp phải một hệ thống phòng không có hiệu lực đến như thế, bị thiệt hại nhiều máy bay đến như thế, trong một thời gian ngắn như thế ở một thành phố như Hà Nội".

Chính viên tướng không quân Gioóc Ết-đơ, nhân vật số hai của không quân chiến lược Mỹ cũng đă phải cay đắng thú nhận trên tạp chi "không lực":"Tổn thất này là một đòn choáng váng đánh thẳng vào những người vạch kế hoạch cho chiến dịch "Lai-nơ bách-cơ 2 ".

Trong biết bao lời ca thán, chê trách SAC của chính giới Mỹ, người ta chửi rủa thần tượng B.52, cho là thứ vũ khí chiến lược đáng vứt vào bãi rác! Cỏ lễ cách nói của hãng tin Anh Roi-tơ (29 tháng 12 năm 1972) là hàm xúc hơn cả: "Các nhà quan sát quân sự ở Oa-sinh-tơn ước tính rằng với mức 33 mảy bay B.52 bị hạ trong 10 ngày qua thì chỉ khoảng ba tháng nữa là Mỹ hét nhẵn B.52.

Xưa nay nói tới B.52 người ta thường nghĩ đến những loạt bom man rợ, hủy diệt của chúng, Chữ "hủy diệt" chỉ được dùng, được ám chỉ cho những mục tiêu mà B.52 đã và sẽ tấn công. Sau những thất bại ở Hà Nội, không phải nhà toán học, không cần máy tính điện tử, người ta cũng tính được rằng tốc độ bị bẳn rơi của B.52 ở Hà Nôi là tốc độ của sự hủy diệt. Cuối cùng nòi giống của B.52 sẽ tuyệt diệt!

Không phải đợi đến cuối tháng 12 mới nói được, điều đó. Những trận thắng từ đêm 18 đến đêm 21 đã khẳng định điều đó rồi...


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx