sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 12

Bây giờ thì Toàn đã thật sự quý trọng ông Quyết Định. Hơn nữa, thương mến ông và lo lắng cho ông. Điều Toàn nhận thấy rõ ràng nhất là ông Quyết Định quá vất vả với công việc. Mười sáu tuổi, chàng trai nông dânày này mới học hết lớp ba trường tiểu học Pháp - Việt ở huyện lỵ thì được giác ngộ cách mạng. Và sau khi dự một khóa huấn luyện Quân Chính kháng Nhật ba tháng ở Cao Bằng là liên miên nối tiếp các trọng trách, hết chủ nhiệm Việt Minh xã, đến chủ tịch huyện, rồi được đưa đi làm cán bộ thoát ly, sau Tuyên Quang là Hoàng Liên, qua ủy viên Ban cán sự tỉnh, phó bí thư rồi bí thư tỉnh ủy. Năm 1960, được gọi về học trường chính trị cao cấp Nguyễn Ái Quốc. Tiếp thu cho được một chương trình học bao gồm các học thuyết quan trọng nhất về kinh tế, chính trị, triết học, đối với ông, một người chỉ có trình độ học vấn còn hạn chế, thật là công việc của người vác đá leo dốc núi, quá nặng nhọc. Đã thế, mới học được một phần ba chương trình, ông đã phải bỏ dở trở về cương vị bí thư tỉnh; vì lúc này bọn biệt kích vừa nhảy dù kích động tàn phỉ cũ nổi dậy ở mấy xã vùng cao của tỉnh. Cả Tỉnh ủy, chỉ có ông là người có kinh nghiệm lịch sử để xử lý vấn đề này.

Ông dồi dào kinh nghiệm thực tiễn. Ông là người có bầu nhiệt huyết với lý tưởng cộng sản. Một người tận tụy với công việc của đoàn thể, của dân. Ông sống chân thành và mẫu mực. Nhưng ông đủ thông minh để hiểu rằng năng lực mình so với công việc thì còn quá mỏng manh. Và ông đã tìm mọi cách để bổ sung phần mình khuyết trống. Cạnh ông, cách đây mươi năm đã có một anh giáo chuyên dạy các môn khoa học tự nhiên, mỗi tối anh giảng cho ông hai giờ đồng hồ về toán, lý, hóa để ông mau chóng có trình độ cấp hai. Sau đó, bên ông có giáo Cầu.

Công việc của một người đứng đầu tỉnh thật quá sức với bất cứ ai. Huống hồ là ông. Nên thật tình Toàn rất lo ngại cho ông. Đang là lúc có chiến tranh. An ninh là việc hệ trọng bậc nhất đối với một tỉnh miền núi hiểm yếu, triền miên phong kiến thồ ty cát cứ, không có cơ sở quần chúng từ trước cách mạng. Vượt qua cuộc sống tự cung tự cấp, đói nghèo, lạc hậu thâm căn, xây dựng một nền kinh tế -ăn hóa tiên tiến, hiện đại là công cuộc của cả thế kỷ, của hàng chục thế hệ con người, mới chỉ thoạt nhìn đã thấy ngổn ngang ngại ngùng! Xóa bỏ cây thuốc phiện, thay thế nó bằng cây đậu tương, lúa mì hay tiểu mạch? Quy mô hợp tác xã thế nào với vùng nông thôn, hầu hết còn mù chữ, chủ nhiệm chưa có trình độ cấp một? Các vùng kinh tế chuyên canh nên chọn cây con gì cho phù hợp với thực tế và trình độ kỹ thuật? Văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, tòa án, việc tranh chấp biên giới, việc cải tạo phong tục tập quán, xây dựng nếp sống mới. Công tác mặt trận, phụ nữ, thanh niên, trí thức, công nhân, đổi nội đối ngoại, nhất nhất mọi việc đều phải có ý kiến chỉ đạo. Lại còn tiếp khách Trung ương, tỉnh bạn, nước ngoài. Lại còn tiếp dân đến khiếu kiện, gặp cán bộ đến trình bày oan ức, nguyện vọng. Việc to việc nhỏ trăm thứ bà rằn trông vào quyết định của ông, thời gian đâu hơi sức đâu mà ông lo cho xuể!

Ông Quyết Định tiêu pha hết thời lượng ông tận dụng. Trưa không nghỉ, tối nào cũng làm việc tới một hai giờ sáng. Bận lu bù, bận tối tăm mặt mũi, nên chẳng bao lâu đã thấy dấu vết cực nhọc in hình trên thể chất ông. Ngoài năm mươi tuổi, ông đã chảy xệ. Lưng tích mỡ, bụng tích thịt. Bộ tóc rễ tre cứng đơ đã bạc quá nửa. Mặt ông qua thời trai trẻ, giờ nằng nặng vẻ nhẫn nhịn, mệt nhọc và bơ phờ vì ngập lút vào công việc chỉ đạo hàng ngày với cả trăm đầu mối công việc.

Ông bận quá. Chất đầy bàn ông hàng ngày là công văn, chỉ thị, thư từ, báo chí, trong đó có cả những bản tin mật được cấp riêng cho bí thư, mà đã bao giờ ông có thời gian ngó ngàng tới. Cậu đọc, tin bài nào thật đặc biệt thì gạch chéo xanh đỏ đánh dấu để tớ đọc. Hồi đầu ông bảo Toàn vậy. Nhưng rồi ngay những tin bài được chọn lọc đánh dấu ông cũng chẳng thể để mắt tới. Cuối cùng Toàn đành rình chờ cơ hội, như khi ngồi cùng xe ô tô đi họp, tóm tắt lại cho ông nghe vậy. Tóm tắt sơ sơ thôi. Liên Xô vừa mới lại phóng con tàu Phương Đông 2. Trung Quốc đã thử bom nguyên tử thành công. Níchxơn sắp đi thăm Trung Cận Đông...

Chiếc xe vùn vụt chạy như tốc độ của các tin tức thời sự loang loáng qua óc ông. Ông ngồi ghế trên, lưng ngả, mắt lim dim. Ông có nắm bắt được các thông tin cần thiết không? Hay ông đang mải lo công việc và bấn bíu vì những buồn phiền riêng tư? Toàn không thể hiểu. Vì gần đây, Toàn bỗng nhận ra, vẻ như ông dè xẻn bộc lộ thái độ, ông ít khi chằm bặp vồn vã với anh và mọi người. Một lần, vừa nghe Toàn thông báo một tin thời sự, thấy ông nhổm lên, Toàn chưa kịp mừng đã thấy ông nhìn sang bên đường, như sực nhớ:

- Chỗ này là làng Pèng, có Chánh Khít nổi tiếng ác ôn, năm bốn tám vừa mới lấy vợ xong, mình dẫn một đội võ trang vào địch hậu Lao Cai đi qua đây. Đêm ấy rét đến cứng cả quai hàm, mỏi rời cả hai vai, Toàn ạ.

Dẫn đầu đội quân bí mật luồn vào hậu địch Hoàng Liên năm đó, ông Quyết Định đã lập một kỳ tích lớn lao, chẳng kém thời ông một mình một ngựa vào hang ổ kẻ thù. Gây dựng cơ sở, nổi dậy vũ trang, lập khu căn cứ cách mạng ngay trong lòng địch. Ở bảo tàng cách mạng tỉnh còn bộ quần áo ông mặc, chiếc mũ nồi ông đội, khẩu súng ngắn nhãn Révolver ông đeo. Trong mấy tấm ảnh đen trắng nhỏ xíu đã hoen mờ, hình ông còn rõ ở gương mặt măng tơ và hai con mắt một mí. Người thuyết minh chỉ ảnh ông, kể: Đây là đồng chí bí thư tỉnh ủy, người anh cả của tổ chức. Một lần, bọn Pháp giao cho một tên thổ phỉ ám sát đồng chí. Tên này nhận tiền nhận súng mò vào làng Kim, khu du kích của ta. Một đêm, đồng chí đang ngồi một mình trong một căn nhà dân thì tên này mò tới. Y thò súng qua cửa sổ. Đồng chí bí thư không hề hay biết vì đang tập trung tư tưởng làm báo cáo tổng kết. Bỗng nghe một tiếng kịch, đồng chí liền bỏ bút ngẩng lên. Sau nhà, thấy thoáng bóng người và có tiếng chân chạy, du kích lập tức hô hoán đuổi theo. Anh em nhặt được khẩu poọc hoọc của tên đi ám sát đánh rơi và bắt được nó. Hỏi cung nó, nó đáp: “Tôi nhằm ông Quyết Định, nhưng run tay quá, không sao bóp cò được. Uy của ông át cả hồn vía tôi!”. Kể lại chuyện này cho Toàn nghe, ông Đồng bình: Thật có khác gì Quan Công chăm chú đọc kinh Xuân Thu, kẻ ám sát ông trông thấy ông uy nghi quá, run sợ đến mức quỳ mọp xuống lạy ông.

Ông Quyết Định mang cái uy của một thế hệ mở đường một mình một ngựa quả cảm xông pha. Kẻ thù sợ hãi ông. Các đồng chí kính trọng ông. Kính trọng ông ở lịch trình và phẩm chất cách mạng, mọi người còn quý mến ông ở đạo đức, tư cách. Ông không lên mặt công thần, không tự cao tự đại. Ông sống khiêm nhường, giản dị liêm khiết, không mảy may tư lợi. Quanh ông, bay lượn cả chùm giai thoại về những đức tính phác thực, mẫu mực, công bằng vô tư. Bận lắm, nhưng ông vẫn giành riêng nhiều chủ nhật đi lấy củi góp cho bếp ăn tập thể hoặc vác cuốc lên nương trồng sắn, rẫy cỏ lúa, thực hiện chỉ tiêu lương thực do công đoàn văn phòng đề ra. Việc Trại lợn Mường Thông do kính mến ông, biếu gia đình ông con lợn giống lai, tới khi dư luận xì xào ông mới biết và ông đã nghiêm khắc tự kiểm điểm mình trước chi bộ. Ông có hai con, nhưng họ hàng cháu chắt các nơi về thăm đông vô kể. Khẩu phần lương thực có hạn, ái ngại cho hoàn cảnh ông, chánh văn phòng Duyễn nhiều lần đã giấu ông, viết giấy sang Ty Lương thực đề nghị bán thêm cho gia đình ông ít gạo quét kho. Biết chuyện, ông làm bản tự kiểm điểm: tự nhận không xứng đáng đảng viên bốn tốt. Yên, vợ ông, sáu năm liền không

được tăng lương. Phàn nàn với ông, ông bảo: “Cô hãy tự kiểm điểm lại mình trước đã!”. Ông đứng đầu tổ chức tỉnh đảng bộ, nhưng Yên vợ ông chưa phải là đảng viên.

Một tính cách đã hình thành, một cuốn sách đã in xong, được đọc và đã trở thành cổ điển. Ông Quyết Định là thế, ông đã được chính ông và cuộ cách mạng tạo nên một gương mặt tinh thần ổn định, vững bền. Ông là viên đạn đã ra khỏi nòng, đi theo một đường thắng, không vân vi. Ông là nhà cách mạng chuyên nghiệp, một lòng một dạ nhằm tới mục tiêu đã định. Không đổi thay, không suy suyển, không băn khoăn. Kể cả lúc phong trào gặp phải lúc khó khăn, khi các đồng chí của ông rơi vào cơn hoang mang, dao động. Ông là lịch sử đã hoàn thành, vậy thì còn gì nữa mà phải bàn thảo?

Lên xe là ông Quyết Định ngả người vào thành ghế và lim dim mắt. Ông đã mệt. Thật sự là mệt. Công việc bồn ngộn và những chuyến đi vất vả như thế hút cạn sức lực ông còn gì. Thế đó, chuyến đi Pha Linh cùng Toàn là cái điểm nối khép kín một vòng luân chuyển của ông. Hơn hai mươi năm giữ cương vị bí thư ở tỉnh này, với chuyến đi nọ, ông đã hoàn thành một kỳ tích: đã đặt chân lên đủ 1815 thôn, 124 xã, nghĩa là tất tật các hang cùng ngõ hẻm trên địa bàn tỉnh nhà. Chân dép lốp, quần xắn móng lợn, những chuyến đi trèo đèo lội suối thật là vất vả gian nan!

Lim dim mắt, ông Quyết Định giải tỏa cơn mệt nhọc và cũng là để thả hồn vào cuộc phiêu du của đời mình. Với ai thì không thế, nhưng với ông thì cách mạng trước hết là một cuộc phiêu du lớn. Một cuộc phiêu du bắt đầu từ bản quê tới các xứ sở khác lạ, với những công việc, những cuộc gặp gỡ, những kỷ niệm không thể quên của đời mình. Đó là tháng năm năm 1946, từ Cao Bằng quê hương, ông được điều động sang giữ chức vụ chủ nhiệm Việt Minh thị xã Tuyên Quang. Ông đã gặp Yên ở đây. Tuyên Quang! Tuyên Quang thật không hổ danh là miền đất của mỹ nữ. Thiếu nữ Tuyên Quang chân dài, mình lẳn, mắt huyền, da trắng nõn. Tuy vậy, thật tình là giống như có sự bày đặt một đấng siêu nhiên vì cũng tình là cho đến nay, ông vẫn không thể hiểu nổi, tại sao ở đầu mút con đường đời phiêu dạt của mình lại xuất hiện Yên. Yên là con gái một chủ ấp trồng chè. Nghe đồn, nàng là hậu duệ của một ái phi được vua nhà Mạc phóng thích khi thất thế trôi dạt đến vùng đất này. Học hết tiểu học thì chiến tranh. Yên ở nhà tìm niềm vui trong thơ ca, tiểu thuyết. Nàng đọc không sót một cuốn sách nào của nhóm Tự lực Văn đoàn. Nàng mê man say đắm các cuộc tình lãng mạn có bóng hình kẻ chinh phu anh hùng hiệp sĩ. Mười sáu tuổi nàng cũng mê mẩn các lễ hội đền chùa xứ Tuyên. Nàng nổi tiếng là miệng cô đồng như lồng chim khiếu trong các buổi nàng đóng vai cô đồng áo mở bảy mớ ba, khi bơi thuyền rồng, lúc phát lộc cho con nhang đệ tử trong các giá đồng thường kỳ ở Đền Xanh, Đền Hạ, Đền Y La nổi danh xứ sở. Cách mạng là thay cũ đổi mới. Đồng cốt là mê tín quàng xiên. Chính là một hôm đang say trong lời ca nhịp phách của các giá đồng ở Đền Xanh thì nàng bị du kích phong tỏa, áp điệu tới cơ quan cách mạng. Rồi ông Quyết Định trong vai chàng chủ nhiệm Việt Minh trẻ tuổi đã tới. Và thật không ngờ, ở đây trong vai một kẻ cần được cách mạng cải đổi, Yên gặp người anh hùng trong mộng tưởng của mình. Hình ảnh ông Quyết Định một mình một ngựa oai phong lẫm liệt vào hang ổ kẻ thù khiến nàng ngất ngây xúc động. Tình yêu bắt nguồn từ sự ngưỡng mộ, tôn thờ. Tình yêu cao hơn lôgích. Tình yêu cao hơn lịch sử. Cuối cùng thì người con gái đẹp xứ Tuyên cũng lại một tâm tình như nàng Đexđêmôna, con gái xinh đẹp của nguyên lão nghị viện Brabanxiô trong kịch của Uyliêm Sêchxpia, đã từng ngưỡng mộ cảm phục chiến công, tài thao lược, cuộc đời gian truân vất vả, tâm hồn trung thực, cao thượng của tướng quân Ôtenlô, người da đen xứ Mo của nước cộng hòa Vơnidơ. Ngưỡng vọng cái cao cả vốn là phẩm chất của những tâm hồn thiếu nữ thánh thiện.

Đôi ta anh hỡi biết đâu

Chưa từng tha thiết yêu nhau thế này>

Nếu từ anh đó tới đây

Hồn chưa thông cảm những ngày còn xa.

Biết đâu anh hỡi đôi ta

Chưa từng gắn bó thiết tha mặn nồng

Nên trăm năm cuộc tao phùng

Đời không chia cắt giữa lòng đôi ta.

Ký ức văng vẳng bài thơ tình Yên tặng ngày nào, khiến ông Quyết Định bừng tỉnh. Và mặt ông bỗng đỏ hực lên. Ông nới khuy áo đại cán vì cảm thấy nghẹt thở. Đích đang vần vô lăng, mặt đăm chiêu nghiêm nghị. Hai vệt đèn pha rọi thẳng vào đêm đen. Chà! Đêm đông lạnh lẽo mịn như nhung và huyền ảo lạ lùng! Ông đang trở lại một đêm đông đã rất xa, mịt mờ hoang ảo, mơ màng. Yên đã yêu ông. Tình yêu thiếu nữ chân thành, nồng nẫu rất gần với niềm hạnh phúc được dâng hiến trao tặng. Và thế là, vượt ra khỏi cả mơ ước tưởng tượng của ông, ông đã gặp cảnh bồng lai ở giữa nơi trần thế này. Đó là một đêm đông giá lạnh. Bước vào nhà, tiến đến chiếc giường ngủ, cởi áo, vạch cửa màn, rũ tấm chăn dạ màu cỏ úa, những tưởng có thể để rơi mình xuống chăn đệm và thiếp đi trong một giấc ngủ bù mê mệt, thì ông thót mình giật lui. Yên đã nằm gọn trong tấm chăn của ông với hình hài khỏa thể hoàn toàn từ lúc nào và đang chờ đợi ông về. Ôi! Yên! Sự thực hay là ảo ảnh đây? Cả hơi thở của ông và làn da thịt nồng nàn của nàng. Cả cảm xúc đột ngột dâng cao khiến ông mạnh dạn tiến lại gần nàng vàây giờ thì nàng mới như bừng tỉnh, mới nhận ra sự liều lĩnh của mình. Yên cứ lùi mãi, lùi mãi. Cho đến khi cả nàng và ông gặp giới hạn cuối cùng là tấm liếp ngăn. Nỗi sợ hãi đã tắt nghỉm. Nàng chồm lên, vít chặt cổ ông, ghì ông xuống. Ông thấy người nhẹ bỗng, bồng bềnh. Lấy lại thế chủ động, nén hơi, ông dằn nàng xuống. Và ngay sau đó, nhận ra bằng một động tác nhẹ nhàng, Yên vừa doãng rộng cặp chân dài, ông liền ập ngay lên thân thể nàng. Mau mắn, lập tức hai chân nàng hình thành một vòng đai khuýp chặt lưng ông, níu ông xuống. Cảm nhận được toàn bộ sức lực trương căng đã dồn vào mình, nàng rùng mình cuống quýt và rướn cao cổ, như thét như gào: “Anh! Chàng kỵ sĩ anh hùng của em! Em tự nguyện làm ngựa cho chàng cưỡi đây. Hãy dốc hết tốc lực đi, chàng!”. Cơn hứng dục khởi sự tự nàng. Nàng oằn oại, rú rít, rướn lên, dập xuống liên tục biểu đạt trọn vẹn tinh thần trao tặng, hiến dâng. Bị kích thích, nửa người dưới dính chặt vào nàng, nửa người trên ngấp nghển, ông có cảm giác như đang ở trên thế thượng phong một mình một ngựa. Và do vậy, dẫu lần đầu tiên biết đến đàn bà, ông không thấy mình bỡ ngỡ, vụng về. Nhịp nhàng đều đặn dún dẩy, ông như đang trên lưng con chiến mã đi nước kiệu. Gấp gáp dồn dập đến mất cả mạch lạc như nổi cơn cuồng phong, ông như trên lưng con ngựa hoang phi nước đại. Chà, tất cả dường như đều diễn ra dưới sự sai khiến của nàng, trừ phút cuối cùng, khi nghe thấy nàng thở hắt ra một hơi và ruỗi soạt cặp song tiên, ông liền rụi xuống, miệng tham lam ngoạm chặt một bên bầu vú nàng. Chép miệng tiếc nuối, nàng đưa tay lần mần sờ sống lưng ông. Ông chỉ còn đủ sức ghé tai nàng thì thầm: Yên yêu dấu của anh ơi, em hãy đi cùng anh đến tận góc bể chân trời nhé, em yêu!

Yên đã theo ông trong cuộc trường chinh vạn dặm. Tuyên Quang, Yên Bái, Hoàng Liên. Ngày giải phóng tỉnh nhà lần thứ nhất sau cuộc phản công của lực lượng Vệ Quốc quân kết hợp với dân binh của các thổ ty chúa đất cuối năm 1946. Lúc giặc Pháp từ Lai Châu Phong Thổ tràn về, mất đất, Tỉnh ủy phải dạt sang lưu vong nơi tỉnh bạn. Chiến dịch Việt thu đông 1947. Cuộc xâm nhập vào hậu phương địch năm 1948. Chiến dịch giải phóng biên giới 1950. Công cuộc tiễu phỉ gian nan kéo dài suốt từ năm 1950 đến hòa bình lập lại. Và bây giờ, tại Hoàng Liên, khi cả nước bước vào cuộc chiến tranh thần thánh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Đã sinh cho ông hai đứa con, nhưng Yên còn tung tăng như thời son trẻ. Kém ông hơn một giáp, nhưng nàng tươi tắn như một bông cẩm chướng. Và hình như nàng càng đẹp mặn mà, lồng lộng ở tuổi ba mươi lăm. Chúng mình chỉ biết yêu nhau/ Lẫn trong muôn vạn đồng bào gái trai/ Giữa bao lòng đất rộng dài/ Để cho cẩm chướng đâm chồi nở hoa. Đó là thơ Yên làm. Tình yêu của ông và Yên là tổ hợp của hai ngọn lửa. Nhưng hình như dần dần ông đã nhận ra, ngọn lửa của nàng bao giờ cũng sôi sục và bốc cao hơn. Nàng luôn hối thúc ông. Nhiều lúc lên cơn tức hứng, nàng như một kẻ phát rồ phát dại. Nàng đòi hỏi ông phải ham mê hơn, phải mạnh mẽ hơn. Những lúc ấy, nàng bắt ông vứt bỏ tất cả mọi ý nghĩ trong đầu, chỉ nhăm nhăm vào từng thao tác ái ân, vào mỗi bộ phận trên cơ thể nàng. Nàng đòi đổi thay tư thế, nàng hành động thuần túy là đàn bà với mục tiêu tối thượng là thỏa mãn tối đa, là leo tới đỉnh điểm cơn dục lạc này và tiếp theo, cơn dục lạc khác. Thế đó, những lúc bị nàng lấn át, ông thấy mình sao mà yếu đuối, kém cỏi và cô đơn thế!

Hay là ông đã già?

Không! Ngoại năm mươi sao gọi là già! Trái lại, đây là tuổi chín muồi, từng trải, có thể làm được những việc phi thường, lớn lao. Không, không hẳn là ông đã già! Có chăng thì cũng giống như các thầy tu, các nghệ sĩ dồn hết đam mê vào tôn giáo và sáng tạo nghệ thuật, ông đã dồn hết hứng thú và tâm lực vào một sự nghiệp cao cả, vĩ đại và do vậy đã tự làm vơi cạn nguồn dục vọng và lạc thú đàn bà của mình? Câu chuyện tiếu lâm Đợi bà ấy ho xong đã mà các cán bộ nhân viên văn phòng thường oang oangể cho nhau nghe, là chuyện của ai, mà sao nghe cứ như chuyện của ông thế nhỉ? Mối tình của ông và Yên khởi đầu là cuộc kỳ ngộ của anh hùng và mỹ nhân, đẹp thế, sao giờ lại có chuyện tồi tệ thế xen vào?

Đích đã tắt đèn pha. Phía đồng bằng, bình minh hé rạng, bừng thức một dải mây màu cá vàng. Xa xa vọng lại tiếng máy bay Mỹ rì rầm cộn cạo nặng nhọc như tiếng cối xay lúa. Đêm qua, lúc hai giờ, xe phải mất hơn ba tiếng đồng hồ mới đi qua nổi thị xã Yên Bái ngổn ngang gạch ngói, cây đổ vì bom đạn Mỹ đánh hủy diệt. Giờ đã năm giờ sáng mà còn gần trăm cây số nữa. Mà bảy giờ đã khai mạc cuộc họp duyệt quy hoạch phát triển kinh tế các tỉnh miền núi phía Bắc của Ban bí thư rồi!

Dạt xe vào dệ đường, Đích chặt thêm mấy cành lá mỡ gài ngụy trang vào mui xe. Rồi cho xe tăng tốc. Từ Việt Trì, đường bằng, vùn vụt hiện qua cửa xe từng vùng đồng ruộng đang vào vụ đông. Ngô non mới lên, ve vẩy những dải lá non vàng mơ. Đất đang vỡ để gieo đậu dòng dòng từng vệt trên các ô ruộng mới gặt. Hai bên đường xe đạp, xe bò rườn rượt ngược xuôi. Thi thoảng lại gặp một đám trẻ thắt khăn quàng đỏ, đội mũ rơm cắp sách đi học. Chốc chốc bên đường lại thấy một đội dân quân tụ tập trên một bãi cỏ quanh một khẩu trọng pháo. Những khẩu súng trường chụm ba, chụm bốn dựng bên một trận địa bao cát đắp ụ, nòng pháo 100 ly chĩa cao, nhấp nhô bóng mũ sắt.

- Anh Quyết Định ạ. Anh và anh Toàn họp hội nghị hai ngày. Thời gian ấy, xin phép anh cho tôi tạt về thăm nhà có được không ạ?

- Được thôi! Nhưng mà này... không có quà gì gửi cho bọn trẻ nhỉ!

- Dạ, anh yên tâm. Tôi có ba lít mật ong rừng đây rồi ạ.

- Cho mình hỏi thăm bà xã và các cháu nhé.

- Cám ơn anh.

Xe vượt qua dốc Cầu Giấy, vào nội thành. Ông Quyết Định quay lại:

- Nhà Toàn ở đâu?

- Dạ, tôi có một căn buồng nho nhỏ ở ngõ 221, phố Sinh Từ. Nguyên quê tôi là làng Kim Liên, thuộc quận Đống Đa. Nhưng, năm 1954 hồi cư, ông cụ bà cụ tôi được hưởng thừa kế của ông bà nội căn buồng này.

“Toàn vào trình giấy tờ và báo cơm nhé”. Ông Quyết Định nhắc Toàn, rồi nhấc chiếc cặp da đặt lên đùi. Xe vào cổng, giật lui vào một góc sân trước một tòa nhà năm tầng. Tòa nhà vuông cành cạnh, đường bệ, nhìn xuống một mặt sân rộng thênh rợp bóng sấu và mỡ. Phía góc sân đối diện nơi xe đậu, đất thụt xuống một hủm sâu. Dưới đó, một chiếc máy xúc đang loảng xoảng chuyển động tay gầu. Cuộc chiến tranh này còn chưa thấy điểm kết thúc. Chắc là nó đang đào một căn hầm tránh máy bay.

Tòa nhà lớn toát ra vẻ trang nghiêm là văn phòng Ban bí thư. Tiền sảnh rộng, lát đá hoa, dựng sừng sững hai cột đá tròn ốp đá trắng. Không thấy bóng người vào ra. Có lẽ là đoàn Hoàng Liên đến muộn. Cạnh cây cột lớn bên phải, kê một chiếc bàn nhỏ. Ở đó, một người đeo kính cận, tóc chải mượt đang cắm cúi ghi chép trên một cuốn ổ lớn. Đứng cạnh anh ta là một sĩ quan cảnh vệ, đội mũ cứng, quân phục xanh rêu, cao lớn như cầu thủ bóng rổ.

- Báo cáo đồng chí...

Tiến đến trước cái bàn nhỏ, Toàn trình giấy tờ tùy thân của ông Quyết Định và của mình, giọng rụt rè. Anh thấy khó chịu với chính mình y như cái hôm anh bắt đầu đến O Tròn, gặp Đích. Có gì đâu mà tại sao anh lại rụt rè và có vẻ như e nể vậy? Là một ông thầy, anh hoàn toàn có thể ăn nói đàng hoàng chứ! Hay là anh mang mặc cảm của kẻ tháp tùng người khác và nhất là đang phải đem thân đến phiền lụy chốn công đường? Hay là do thái độ lạnh lùng, cao ngạo của người đeo kính trắng? Y hờ hững cầm xếp giầy tờ Toàn đưa, liếc xéo qua mặt anh như đánh giá, rồi cái đầu bắt đầu chuyển động theo mỗi dòng chữ trên tờ giấy giới thiệu gài ở trên cùng. Mất đến ba phút Toàn đứng im. Ông Quyết Định xách cặp da bước từ bậc tam cấp lên. Tóc chải lật lốm đốm bạc. Áo đại cán cài kín cổ chỉnh tề. Nhìn ông, người đeo kính cận hất hàm trịch thượng:

- Đồng chí bí thư vào đi!

Toàn đưa giấy tờ cho ông Quyết Định. Mắc lên vai cái túi dết đựng tài liệu mang theo để bí thư có thể tra cứu, tham khảo, Toàn định bước theo ông trong tư cách một người giúp việc, thì gã sĩ quan cảnh vệ cao lớn như pho tượng biết đi đã bước ra, tay chắn ngang, gắt:

- Anh này ở lại!

Bị bất ngờ, Toàn giật lui một bước, ấp úng:

- Báo cáo đồng chí, tôi là..

- Ở lại!

Người đeo kính trắng đã đứng dậy. Không ngờ anh ta cũng cao lớn không kém gã sĩ quan cảnh vệ. Nhưng cũng vậy thôi. Một gương mặt lạnh băng. Và không một lời giải thích. Hai người, bốn con mắt lừ lừ chiếu cái nhìn đầy vẻ khinh thị vào Toàn. Trong giây phút, dồn lên gương mặt trái xoan đỏ ừng của Toàn toàn bộ nỗi đắng cay và tủi hổ. Nghiến chặt hai hàm răng, cắn môi, không thèm nói lại một câu nào nữa, Toàn quay lưng, gằm mặt đi ra. Vập vào thế giới quyền lực, nơi mà sự phân chia đẳng cấp được đặt ra gay gắt như một quy luật của sự sổng còn, là thế này đây; và sự việc có thể là rất bình thường, là lẽ đương nhiên với nhiều người mà sao Toàn lại là cảm thấy bị xúc phạm ghê gớm đến thế!

Bước xuống sân tòa nhà, Toàn đứng lại, mặt sần sượng, nhìn chiếc máy xúc đang quay gầu dưới hủm sâu. Lát sau, như lấy lại được cân bằng, anh mới đi ra cổng.

Lòng trống không như vừa đánh rơi một vật báu, Toàn đi ra phố. Trước mắt anh lúc này là hai ngày rỗi rãi. Trước mắt Toàn là Hà Nội trong những tháng ngày cao điểm của cuộc chống chiến tranh phá hoại.

Đường phố, từ đại lộ hai làn xuôi ngược Hoàng Diệu rợp bóng cổ thụ, ra phố Nguyễn Thái Học lóa nắng, tới ngã tư Cửa Nam chói sáng nhập nhòa vốn tấp nập người xe, vẫn đường phố ấy, quen thân từ viên gạch lát bờ hè, tới gốc cây sồi nổi bạnh vè, mà giờ đã vắng ngơ và xa lạ hẳn đi với Toàn. Thiếu hẳn bóng trẻ con. Vườn hoa Canh nông, nơi hồi còn đi học Đại học Sư phạm, các chiều hè Toàn vẫn tới hóng mát, thấp thoáng bóng may chiếc ghế đá không người. Một chiếc xe Pôbêđa đen chạy hộc tốc, tiếng còi vuốt dài theo đphố. Cót két tiếng xe đạp lăn bánh cùng tiếng cười giòn giã của một tốp nữ công nhân đi làm ca đêm về. Một đoàn xe kéo pháo cao xạ 37 ly rùng rùng lá ngụy trang bám đầy bụi, từ phía Nam thành phố ló ra ở ngã tư Nam Bộ - Nguyễn Khuyến.

Vườn hoa Cửa Nam, ù ụ một căn hầm nổi. Trên hè phố, cách đều những hổ trú ẩn cá nhân ximăng đúc tròn tròn như miệng cống. Chớm tới đường Phùng Hưng thì Toàn nghe thấy tiếng còi báo động. Và liền đó, lẫn trong tiếng còi ủ từ Nhà hát Lớn vọng về là tiếng một phụ nữ rất nghiêm trang phát ra từ một chiếc loa treo trên một ngọn cây bàng ở giữa phố: Đồng bào chú ý! Máy bay địch cách thành phố ba mươi kilômét về phía Nam. Đồng bào hãy tìm nơi trú ẩn, các lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu! Tiếng loa vừa dứt đã nghe thấy một loạt tiếng nổ rung trời.

Ngước lên cao, thấy bung nở những bụm khói trắng, Toàn chạy vội tới căn hầm nổi.

Đứng ở cứa hầm, một người đàn ông đội mũ sắt, gắn sao vuông tự vệ, tay đeo băng đỏ, đang nghênh nghếch nhìn lên trời:

- Nó đánh kho xăng Đức Giang rồi!

Toàn đứng lại. Trên trời, chộn rộn tiếng máy bay phản lực gầm gào rồi lại rộ lên tiếng đạn nổ đoang đoác. “Anh vào phía trong đi!”. Bác tự vệ ẩn Toàn vào trong hầm, giọng khàn khàn:

- Mẹ nó chứ! Nó mà đột nhập thành phố từ phía đông nam thì nó tan xác với tôi.

- Bác có phép gì mà tài quá n

Một cô gái đội mũ rơm, mắt lay láy tinh nghịch, nhìn bác tự vệ, như bỡn cợt. Bác tự vệ khịt mũi:

- Chứ còn gì. Bong bóng ni lông bọn tôi bơm lên thả đầy trời. Con ma, Thần sầm mà chạm phải là đi đoong ngay!

- Hà Nội là tọa độ lửa, là tử địa của máy bay Mỹ đầy, các ông ạ...

- Hôm qua Ninh Bình bắn rơi chiếc thứ 2978 rồi đấy, các bà biết chửa?

Láo nháo tiếng người trong hầm tối. Rồi bỗng nhiên tất cả im bặt và nhìn ra cửa hầm. Vẳng lại tiếng còi ủ báo yên. Trận oanh tạc của máy bay Mỹ diễn ra rất nhanh chóng. Toàn ra khỏi hầm. Hoe hoe nắng. Phía Đức Giang đùn lên trời hai cột khói đen sì oằn oại.

Toàn đi ra phố Hàng Bông. Tới trước số nhà 222 định gõ cửa thì nhìn thấy tấm bảng đen treo bung bênh ở cánh trái, trên có dòng phấn: Miễn hỏi! Cả nhà đã đi sơ tán! Đây là nhà bà cô Ngọc, em gái bố Toàn. Bà đã bảy mươi lăm tuổi. Chắc bà vẫn ở trong nhà. Lần kháng chiến chín năm, ba Toàn tản cư lên Vũ Ẻn rồi mất ở đó. Bà nội Toàn cũng tản cư rồi mất trong một bản người Dao ở chân núi Tam Đảo. Lần Kháng chiến chống Mỹ này, bà bảo, bà không đi đâu hết!

Toàn biết, dân Hà Nội gan lắm. Lệnh triệt để sơ tán đã ban. Tự vệ khu phố đến từng nhà đốc thúc. Nhưng có mấy người chịu rời khỏi thành phố? Giục giã lắm thì sớm sớm đèo xe nhau về mạn Hà Đông, ra Ba La Bông Đỏ hay ngược đường Sơn Tây tới Trôi, Nhổn tá túc nhà người quen, tối lại kéo nhau về. Hà Nội, điện vẫn sáng bừng bừng. Quán cà phêở. Hiệu kem Bờ Hồ vẫn đông nghìn nghịt.

Hà Nội. Thủ đô, thành phố âm vang tiếng vọng ấm áp của lịch sử. Hà Nội thành phố của các ngõ ngách, in dấu bao kỷ niệm. Hà Nội là ngõ 221 ở cuối phố Sinh Từ, nơi Toàn có một căn buồng nhỏ.

Ngõ 221 nhuộm nắng hanh vàng vắng vẻ. Nhưng đi vào ngõ chừng mươi bước thì Toàn hiểu, tất cả vẫn còn nguyên vẹn. Số 4 là số hiệu căn hộ của năm gia đình. Ngoài cùng là cái quán trà nhỏ của ông giáo dạy sử về hưu đeo kính cận số 5. Ông này luôn có quan điểm trái ngược với mọi người. Mọi người chê bai Pêtanh là bán nước thì ông bảo ông thống chế này vì yêu nước Pháp nên mới đầu hàng Đức quốc xít nếu không thì Pari tan thành tro bụi rồi. Cũng thế, ông bảo Hồ Tôn Hiến mới xứng đáng anh hùng. Kế đó là nhà Năm Sắt chữa xe đạp. Tiếp theo là gia đình ông Thao thợ điện. Sát nhà ông này là gia đình hai anh em ông Thuận, ông Hòa. Quê ở Hà Đông, thời kháng chiến chín năm, tránh càn quét, khủng bố của giặc Pháp, hai anh em ông dông lên Hà Nội. Và ở đây họ lập nghiệp bằng nghề đạp xích lô. Nói cho đúng, họ cũng đã có một dạo rời xa Thủ đô. Đó là những năm sáu mươi, theo lời kêu gọi, họ lên Tây Bắc tham dự công cuộc khai hoang quy mô toàn quốc. Rồi sau đó, sự nghiệp nọ không thành, họ lại lũ lĩ kéo nhau về Hà Nội trở lại nghề cũ. Toàn sống thuận hòa với hai ông xích lô. Trục trặc tí chút rồi cũng qua là do mấy đứa trẻ con cái hai ông. Chúng lêu lổng, hư đốn, hay ăn cắp vặt. Khi thì chiếc bút máy, lúc là cái khăn quàng của Toàn. Trừng trị chúng tất nhiên là những trận đòn mê tơi và sau đó là sợi xích néo chân vào bánh chiếc xích lô của bố chúng. Căn buồng cuối cùng trong ngõ là của Toàn.

Vẫn như ngày chưa có chiến tranh, nhà nào cũng ăm ắp trẻ con, bà già. Cái sân chung lầm bụi than, nghênh ngáo một đàn ngỗng hơn chục con nhọ nhem nhọ thỉu. Một bức tranh đã ổn định. Đã ổn định! Không du di! Không thay đổi mảy may! Cạnh sân, hai chiếc xích lô sườn xe, vành xe cóc cáy rỉ sét, mặt hướng ra ngõ, trong lòng mỗi chiếc ghếch một khẩu súng CKC. Và lạ chưa kìa, lại là một thằng nhỏ chân bị xích vào bánh một chiếc xích lô. Một bức tranh đã ổn định! Không có gì thay đổi hết! Cũng vậy thôi, hai anh em ông xích lô láng giềng của Toàn đang gù gù lưng tôm trước bàn cờ tướng. Ông Thuận cao hơn ông em tên Hòa, nhưng nhang nhác nhau, từ gương mặt lưỡi cày tới vành mày bạc phớ.

- Chú Toàn về đấy à? Chủ nhật vừa rồi cô Phong về chú có biết không? À mà, trưa qua có một bộ đội pháo cao xạ tạt vào đây, hỏi thăm chú đấy!

Ông Thuận chỉ hơi ngẩng lên, truyền đạt mấy thông tin nọ cho Toàn, rồi lại chúi xuống bàn cờ, nhấc con cờ, đánh một nước pháo lồng.

Toàn chào hai ông láng giềng, rồi mở khóa và đứng lặng trước căn buồng của mình.

Căn buồng hăm tư mét vuông. Mái ngói. Lát gạch hoa. Nho nhỏ, xinh xinh. Thoang thoảng hơi ấm của đời sống gia đình. Một gia đình nền nếp, yêu thương nhau trước một viễn cảnh thật tươi đẹp, thật êm đềm. Tươi đẹp quá! Êm đềm quá! Vì nếu không có chiến tranh thì chắc chắn Toàn đã có thể đặt vấn đề với tổ chức để chuyển công tác về Hà Nội rồi. Toàn đã công tác ở tỉnh miền núi Hoàng Liên hơn mười năm. Đã quá hạn ngạch Nhà nước quy định. Thêm nữa, vào tuổi ba mươi hai, nhận ra mình đã phát lộ chút năng khiếu văn chương, Toàn thấy đã đến lúc cần phải được nhuần thấm các giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội, và rèn giũa mình nơi trường văn trận bút ở chốn đô hội này. Toàn sẽ về Hà Nội và lúc ấy Phong đã tốt nghiệp kỹ sư Hóa Máy Bách khoa, sẽ xin công tác ở đây để hợp lý hóa gia đình - một gia đình hai vợ chồng và hai đứa con, một gái một trai khỏe mạnh, xinh tươi, thuận hòa, hạnh ph

Quả nhiên căn buồng còn lưu giữ hơi ấm gia đình quen thuộc thật. Phong mới từ Thất Khê, Lạng Sơn về đây ở một hôm và ra đi hôm qua. Quanh quẩn đâu đây bóng hình, hương thơm từ mái tóc, làn da Phong. Cùng lá thư Phong để sẵn trên cái gối bông với nét bút quen thuộc của Phong: “Em về mua ít dầu nấu và mấy cân mì sợi. Bé Ngân và bé Thủy ngoan, cứng cáp nhiều. Tiếc không gặp anh. Em để lại cho anh chục trứng vịt. Vịt Thất Khê sẵn lắm! Vì em có linh cảm sắp tới thế nào anh cũng qua Hà Nội. Công việc của anh có thuận không? Thương anh. Hôn anh nhiều”.

Toàn ngồi lặng đi. Ngùi ngùi thương Phong, thương bé Ngân, bé Thủy và thương mình. Bỗng thấy hình như mình mới chỉ ao ước sống chứ đâu đã được sống. Bỗng thấy nao nao buồn. Bao giờ? Bao giờ nhỉ sẽ không còn xa cách, sẽ được đoàn tụ với Phong và bé Ngân, bé Thủy? Bao giờ được chọn lựa một cuộc sống như ý mình. Nhớ tới cái lúc bị gã sĩ quan canh cửa gạt tay không cho vào họp sáng nay cùng ông Quyết Định, Toàn thấy buồn ngẩn ngơ và tủi hổ lại dâng lên cay xe hai cánh mũi! Giá như có Phong lúc này? Có thể là Phong sẽ chẳng nói gì đâu. Phong ít nói lắm, tính Phong vốn vậy. Nhưng có Phong bên cạnh, nỗi buồn sẽ vợi nhẹ đi rất nhiều. Nghĩ đi nghĩ lại càng thấy rằng, cũng có thể là do mình quá nhạy cảm, nhưng rõ ràng là làm người, đau đớn nhất, tủi hổ nhất, là khi bị người ta, bất kể là ai, trong trường hợp nào, coi thường, hạ nhục. Thế đó, đói khổ chịu được, chứ nhục nhã thì không! Nghĩ đi nghĩ lại càng thấy rằng, với một ông thầy có tư cách như thế là bị coi thường, bị lăng mạ rồi. Ôi nghề thầy! Cái công việc dạy dỗ đào tạo con người. Cái nghệ thuật lớn nhất của cuộc đời! Sao Toàn lại xa cách nó. Xa cách nó để đóng vai một kẻ giúp việc, một tên tiểu đồng cắp tráp theo hầu, như cách nói hơi phũ miệng của ông Đồng, trong cỗ máy quyền lực. Có phải là thế chăng nên ông Đồng, trang hảo hán lừng lẫy một thời, nay bỗng trở thành một kẻ thất chí khi sa vào danh phận một tên tiểu đồng vô danh. Một tên tiểu đồng! Danh vị ấy có thể là sẽ rất thú vị với ai đó, nhưng với Toàn hay bất kỳ một ai có quá ư tự trọng thì dứt khoát là không thích hợp rồi. Không! Thật sự là Toàn không coi khinh công việc của một kẻ giúp việc. Xã hội là một cơ cấu khổng lồ, một tổ thành phức hợp. Mỗi người có thể thích hợp với công việc cụ thể nào đó. Và không thể nói việc này là hèn mọn, việc kia là cao sang. Hèn hay sang là ở tư cách mỗi người. Thêm nữa, Toàn rất hiểu mình. Mấy tháng qua, sống với mọi người ở môi trường mới, Toàn đã nhận ra chân dung của lớp người này. Chính trị là cả một công cuộc mò mẫm gian nan và luôn quá sức với họ. Họ có nhiều nhược điểm. Họ chẳng tốt hơn những người ở các lĩnh vực khác nhưng cũng chẳng xấu hơn đâu. Và đặt Toàn vào vị trí của họ, chắc gì Toàn có thể làm nổi như họ? Chắc gì Toàn đã có được cái ý chí, cái gan góc như ông Quyết Định, như ông Đồng? Cái năng lực điều khiển cả một bộ máy lớn các ban ngành của ông Duyễn, cái cách ăn to nói lớn, dám nghĩ dám làm của ông Văn Hiến, của ông Căn, dẫu rằng còn nhiều điều bất cập, nhưng hiển nhiên đó là những ưu thế trội của họ mà Toàn không thể có! Rất khó khăn trong việc nhập vai một cán bộ chính trị, đúng thế, Toàn tự hiểu mình lắm, Toàn rụt rè, ủy mị, Toàn không coi thường ai, Toàn trân trọng các giá trị, dù là nhỏ nhoi nhất, nhưng Toàn rất cao ngạo về bản thân mình. Toàn kiêu hãnh ngầm; ý thức về giá trị tự thân của Toàn mạnh mẽ đến mức Toàn không thể chịu nổi mảy may sự khinh thường. Đến mức như lúc này đây, Toàn thấy, không thể kéo dài mãi công việc này, công việc của một kẻ ở vị trí phụ thuộc, bị coi thường. Cảm giác về cái thân phận bọt bèo của mình xuất hiện từ buổi bị điều động về O Tròn lúc này dâng lên nghèn nghẹn lồng ngực, khiến Toàn tức thở và ứa nước mắt.

Thiếp đi trong những ý nghĩ buồn thương, Toàn thức giấc vì nghe thấy tiếng ông Thuận xích lô ồm ồm ở ngoài sân:

- May cho cậu đấy. Anh Toàn anh ấy vừa về đoạ

Toàn mở cửa. Bất ngờ quá! Trước khuôn cửa là một anh bộ đội đeo quân hàm thượng sĩ, vóc hình cân đối, đẹp khỏe khoắn, mặt tròn, hàm răng trắng bóng, có nụ cười rất tươi:

- Thầy Toàn!

- Trời! Phiêu! Trương Công Phiêu!

Hai người ôm chầm lầy nhau. Rối rít, Toàn kéo cậu học trò cưng ra ngoài ngõ. Đến quán trà của ông giáo dạy sử về hưu. Anh kéo ghế cho Phiêu, gọi hai chén trà và đĩa kẹo lạc. Rồi đăm đăm nhìn chú học trò yêu của mình Trương Công Phiêu! Trương Công Phiêu mà có lần trò chuyện với Yên, anh đã nhắc tới đó. Một tấm gương nghị lực, trang thanh niên của một thế hệ ra đời trong gian khó và bây giờ là chiến tranh. Được dạy một lớp học trò như Phiêu, làm sao mà anh không yêu nghề, không gắng sức, không thấy đó là hạnh phúc!

- Thế nào mà biết đến đây tìm mình?

- Em ở Hàm Rồng ra. Nhớ địa chỉ thầy ghi trong sổ lưu niệm, hôm qua em đến hú họa, không gặp thầy. Còn sáng nay, ngồi trên mâm pháo hành quân qua phố Cửa Nam, nhác thấy bóng thầy, em nghĩ thầy đã có mặt ở Hà Nội! Công việc của thầy thế nào?

- Chuyện dài lắm. Trông Phiêu thấy rắn rỏi nhiều. Đánh bao nhiêu trận rồi?

- Một ngày ở Khu Bốn em đánh bằng một tháng ở ngoài Bắc. Chúng em ra đây nhận súng mới. Ngày mai, em lại đi vào trong kia rồi.

- Đi vào chiến trường phía N

- Vâng.

Phiêu nâng chén trà, rưng rưng:

- Thầy ơi, đi vào cuộc chiến đấu này, em mang cả bóng hình thầy theo. Em mang tất cả tình yêu Tổ Quốc, bầu nhiệt huyết tuổi trẻ, niềm say mê lý tưởng mà thầy đã dày công truyền đạt, nuôi dưỡng trong em. Thầy ơi, thầy có tin là như thế không? Thầy có tin là khi nghe thầy giảng Bình Ngô đại cáo, Kiều bán mình chuộc cha, Tây Tiến... em đã khóc vì thương yêu, vì cảm thấy mình bỗng trở nên khôn lớn khác thường không? Thầy ơi! Trên mâm pháo, em là pháo thủ đo xa. Trong kính ngắm, khi máy bay giặc lao tới, trông nó khủng khiếp như con quái vật thời tiền sử. Thầy có tin là em đứng vững trên đôi chân, nhìn thẳng vào nó mà không hề run sợ là nhờ thầy không, thầy!

Toàn chớp chớp mắt. Phiêu đã chạm đến một vùng tâm tư sâu thẳm của anh. Che giấu xúc động, anh quay mặt nhìn ra đường phố. Phiêu cúi xuống, mở cái túi dết đeo bên mình, lấy ra một bọc giấy báo:

- Thầy ơi. Em có quà tặng thầy đây!

- Sao lại thế, Phiêu!

- Em mới được cấp phát hai cái quần đùi mới. Em nhớ, hôm đóng bè gỗ nứa trên sông Thi về xây dựng trường ở Tà Ngào, thầy mặc cái quần đùi đã cũ lắm.

Dúi vào tay thầy giáo bọc giấy báo, Phiêu rưng rưng:

- Thầy ơi! Còn đây là mấy việc nhỏ em nhờ thầy. Trong cái phong bì dán kín này em để những lá thư của một bạn gái em. ầy cất nó hộ em. Hết chiến tranh, nếu sống em về em xin lại thầy. Còn nếu em không về thì thầy đốt chúng đi hộ em. Việc thứ hai em nhờ thầy là thế này. Thầy còn nhớ nhà bà cụ Dư ở cổng trường thầy trò mình hay đến chơi không? Khi nhập ngũ em có một hòm sách gửi ở nhà bà cụ. Nghe nói thị xã Hoàng Liên đã có lệnh sơ tán. Nếu tiện, em nhắc lại là nếu tiện, thầy qua nhà bà cụ, đem về cất ở cơ quan thầy giùm em.

Ngừng lời, Phiêu đứng dậy nắm tay Toàn:

- Còn bây giờ, em phải về đơn vị đây. Thầy ơi, em thấy thầy gầy hơn trước. Em nghe các bạn nói, thầy đã chuyển công tác sang bên Tỉnh ủy. Thầy nhớ giữ gìn sức khỏe nhé. Cho em gửi lời thăm cô và hai cháu của chú.

Cả hai cùng ôm choàng nhau, cùng ngân ngấn nước mắt.

Đã sẫm chiều. Toàn tiễn Phiêu ra đầu phố Sinh Từ. Lại có tiếng còi hú báo động. Máy bay địch cách Hà Nội một trăm năm mươi cây số về phía Tây bắc. Rời tay Toàn, Phiêu xốc cái túi dết chạy tới một chiếc mônôtôva kéo khẩu pháo 37 ly đỗ ở dưới bóng cây me ở giữa phố Văn Miếu. Nhìn theo hút bóng Phiêu và khẩu pháo chĩa lên nền trời khi xe đã ngoặt sang phố Nguyễn Thái Học, Toàn đứng lặng hồi lâu mới quay về.

Máy bay địch còn cách Hà Nội bảy mươi kilômét. Trên nóc nhà cao tầng ở đầu phố, một ngọn pháo lớn đang quay nòng tìm hướng. Vào những ngày này, mật độ súng phòng không ở Hà Nội dày đặc đến mức cho ta cái cảm tưởng có thể đặt chân đi dạo trên đầu những ngọn súng đó. Một nhà báo phương Tây đã viết vậy. Toàn nghĩ tới một trong những khẩu pháo ấy là của Phiêu, người học trò anh vô cùng thương yêu, quý trọng, một phân thân của anh!

Đúng hẹn, Đích đưa chiếc Uoát từ Mía về Hà Nội.

Cuộc họp của Ban bí thư bế mạc khi trời đã xâm xẩm tối. Ông Quyết Định yêu cầu lên đường trở về Hoàng Liên ngay. Từ Hà Nội về Hoàng Liên, đường bộ dài hơn ba trăm cây số. Chạy cật lực, ông Quyết Định nói vui, nếu cần thì tớ đã có bằng lái, tớ lái thay Đích một vài quăng dao, cố gắng sáng mai trước tám giờ, có mặt Ở O Tròn. Tớ đã điện cho Duyễn triệu tập thường vụ triển khai kế hoạch Trung ương giao rồi!

Xe chạy được một quãng, ông Quyết Định quay về băng ghế sau với Toàn, giọng đặc biệt phấn chấn:

- Toàn này! Cậu có biết ở hội nghị vừa rồi có chuyện gì khiến mình rất vui không? Khi mình trình bày xong kế hoạch năm năm phát triển kinh tế của tỉnh, Tổng bí thư hỏi: Đồng chí Quyết Định này! Giữ rừng Pơmu và khai thác rễ nó lấy tinh dầu ở Pha Linh. Trồng mận Tam hoa ở Pa Kha. Đưa đậu tương lên sản xuất hàng hóa ở Bản San. Khai thác Apatít ở Đồng Cam... Nghe đồng chí nói, thấy rất hay. Nhưng, hỏi thật, đồng chí đã đích thân đi đến tận nơi những vùng này chưa? Rất tự tin và đúng là như thế, mình nói: Thưa đồng chí Tổng bí thư, đích thân tôi đã đặt chân lên và ở lại nhiều ngày ở những vùng đó. Tôi đã tới không còn sót một thôn nào trong một trăm hai mươi tư xã toàn tỉnh. Thế là Tổng bí thư đứng dậy, tiến đến, bắt tay mình, rối nói to để cả hội trường nghe thay: Đồng chí Quyết Định rất đúng! Là cán bộ lãnh đạo lúc này, chân phải đi tới, mắt phải thấy, đầu phải nghĩ.

Gật gù thích thú một hồi nữa, ông Quyết Định mới quay sang Đích hỏi thăm tình hình gia đình. Đích nói, vợ em đến tháng tới sẽ sinh đứa thứ hai. Ở nhà hai hôm, em đóng được ba cái đõ ong. Giờ, đi vắng mấy hôm, em lo cho mấy đàn ong ở nhà bốc bay mất. Mùa này không có hoa, đàn ong đi kiếm ăn về, chân không một hạt phấn, bụng không một giọt mật. Ông Quyết Định bảo, trong cuộc họp vừa rồi ông có gặp đồng chí bí thư tỉnh Hưng Yên. Hưng Yên đất nhãn, đất ong. Bí thư tỉnh này hứa sẽ cho người của công ty ong lên hỗ trợ. Rồi thêm: ông Ké Lanh nuôi ong, bắt ong có kinh nghiệm lắm. Nên tham khảo ý kiến ông. Đích cho biết, chính ông Ké Lanh đã bắt được một con ong soi đem ra cho Đích. Con ong ấy đã dẫn cả đàn ong rừng về. Giờ đàn ấy đông quân lắm. Ông hỏi Toàn. Toàn kể lại chuyện việc gặp gỡ học sinh Trương Công Phiêu. Mặt ông thoáng chút nghĩ ngợi. Không hiểu ông nghĩ gì, lát sau ông quay lại, khe khẽ với Toàn.

- Thôi, cố đi cùng mình, giúp mình ít lâu nữa. Có lẽ mình cũng không ở tỉnh này lâu nữa đâu.

Đích ngừng tay dò sóng tìm đài Tiếng nói Việt Nam, quay sang sửng sốt:

- Em tưởng cán bộ lãnh đạo ở càng lâu một địa bàn càng tốt chứ ạ.

- Chưa chắc! - ông Quyết Định lắc lắc đầu. - Từ năm bốn sáu tới giờ, hơn hai chục năm mình ở tỉnh này rồi. Nước đọng mãi một chỗ sẽ thành ao tù đấy, Đích à! Với lại...

Ông Quyết Định bỏ lửng câu nói. Toàn im lặng. Hơi buồn, ông Quyết Định không một lời hỏi han Toàn, nhất là việc anh bị người ta gạt ra khỏi cuộc họp mà không một lời giải thích. Trong khi đó, ông lại ngả người ra lưng ghủm tỉm cười, lòng như vẫn còn đang ngân nga niềm vui sướng vì được cấp trên khen ngợi hay vì một tiên cảm về tương lai?

Đã bắt được sóng FM đài Tiếng nói Việt Nam. Mở đầu bản tin thời sự là tin, chiều qua Mỹ vừa ném bom Cầu Nhò thuộc địa phận tỉnh Hoàng Liên.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx