sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 14

Công việc Ở O Tròn, giống như trong các cuộc bàn thảo, thường là chín người mười ý, tưởng là rối tinh rối xòe, vậy mà cuối cùng lại như có phép lạ, được xếp đặt theo một trật tự ngay ngắn, đâu vào đấy. Ấy là bởi, có sự điều hòa của quy luật tự nhiên, tự nhiên ưa sự tuần tự; tự nhiên thích điều mạch lạc; tự nhiên ghét bỏ kiểu nhảy vọt. ấy cũng là nhờ tài năng công sức của chánh văn phòng Lê Duyễn.

Ông Duyễn thật xứng đáng với ngôi vị đứng đầu văn phòng O Tròn. Ông biết quy tụ mọi ý kiến, tạo cho chúng một mẫu số chung, rồi sử dụng chúng, đặt chúng, không bỏ sót, dẫu là một ý tưởng nhỏ nhoi, vào một vị trí thích hợp. Thế đó, sự vật vốn ngổn ngang, xếp sắp lại, cho nó một hình thức văn, đó là công việc đầu tiên được ông thực hiện một cách xuất sắc ông chính là tác giả, hoặc nói khiêm tốn hơn, ông là đồng tác giả của toàn bộ các văn bản nghị quyết, chỉ thị, thông báo ký tên Thường vụ Tỉnh ủy. Có ông, mọi việc đều có chỗ đứng hợp lý của nó. Thường vụ họp, có lúc cãi nhau í om, có khi ông nói gà bà nói vịt, cũng không sao. Bàn tay cầm bút của ông Duyễn là bàn tay kẻ sáng tạo. Ông sửa chữa. Ông bổ sung. Ông chiêu tuyết. Ông đối chiếu và điều chỉnh cho nó khớp với nội dung và tinh thần các văn bản của Trung ương. Lổn nhổn, lủng củng, trúc trắc đến đâu, cuối cùng qua tay ông cũng thành những bản văn có cấu trúc thích hợp, có lập luận chặt chẽ, có văn phong chuẩn xác.

Ông Duyễn thật sự là người có tài phân tích và tổng quát hóa. Không những thế, ông Duyễn còn là kiến trúc sư của các chương trình công tác hàng tuần, hàng tháng, hàng quý của ban Thường vụ tỉnh này. Đỗ Certificat tức sơ học yếu lược trường tiểu học Bắc Giang năm mười sáu tuổi. Không đủ điều kiện học lên. Ông Duyễn đành trở về quê hương Lục Ngạn làm nghễ dạy chui đám học trò thò lò mũi xanh, kiêm nghề phó cạo. Nghề phó cạo cho ông đức tính chỉn chu, tỉ mỉ. Nghề gõ đầu trẻ là môi trường để ông rèn văn luyện chữ. Kịp lúc đoàn cán bộ của ông Quyết Định đi công tác qua quê hương Lục Ngạn mùa đông năm 1946, nghe ông Duyễn ngồi tót vót trên cái chòi phát thanh xóm, bắc loa alố alồ, kính mời đồng bào lắng nghe thông báo chiến thắng của Bộ Tổng tư lệnh, với cách nói vo mà cứ vanh vách các số liệu, nhận định thì mê liền. Mê rồi nên mời đi theo và giao luôn cho chân chánh văn phòng bí thư.

Ông Duyễn không phụ lòng người tin cậy. Tấm bằng Certifzcat bảo hiểm cho ông năng lực soạn thảo văn bản, một công việc rất quá sức với các cán bộ công nông lúc này. Lành tính, không cơ mưu, giảo hoạt, khéo léo, uyển chuyển. Tính tình ông cũng phù hợp với vị trí công việc đầu mối với đủ các thứ quan hệ dây nhợ nhằng nhịt này. Trên là thường vụ, dưới là đủ các ban, ngành. Đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối. Từ chính trị, quân sự, kinh tế đến y tế, văn hóaội. Từ đề bạt một cấp phó phòng huyện đến xét duyệt một án hình sự. Tỉnh miền núi đặc thù đầu việc tăng gấp đôi. Vậy mà không bao giờ thấy ông Duyễn rối trí, lẫn lộn, rối từ đó sinh ra cáu gắt, lầm lẫn, hỏng việc.

Ngay như bây giờ, khi O Tròn đã lắp đủ cán bộ trợ lý thường vụ cũng vậy thôi! Ai có thể thay thế được ông Duyễn ở vị trí chánh văn phòng? Toàn thì còn như đang ở ngoài vòng, trong lòng luôn lấn cấn liệu mình có còn ở đây được bao lâu? Bậc kỳ cựu ở đây thì có ông Căn. Ông Căn có quá trình, đã kinh qua lãnh đạo cấp Ty, cấp huyện, nhưng bị kỷ luật, bất mãn, lại buông tuồng, bộp chộp, thiếu hẳn nền nếp khoa học trong công việc. Vả lại ông cũng sắp về hưu rồi. Thế còn ông Bình? Ông Bình thì chín chắn, căn cơ, tốt bụng đấy, nhưng hiền lành rụt rè quá. Ở vị trí này, tiếng thế cũng cần con người mềm mỏng, khéo léo, có bản lĩnh mạnh mẽ, biết thuyết phục người khác. Ai là người hội đủ được điều này, lại đoàn kết được mọi người? Kiến thì dám đốp chát đương đầu. Nhưng Kiến tính tình tếu táo, bỗ bã, giao cho trách nhiệm phó văn phòng, trông nom việc hậu cần, nhà bếp là quá sức rồi. Mà Kiến đâu có là cán bộ thuộc ngạch chính trị. Hắn mở quán thịt chó ở chợ Lục Biên, Yên Bái. Năm 1948, Tây từ Phong Thổ tấn công chiếm lại Hoàng Liên, đoàn cán bộ Hoàng Liên mất đất dạt về đây, gặp Kiến. Kiến liền theo đi, thoạt đầu chỉ là anh cấp dưỡng thôi.

Nhân vật có thể đối trọng với ông Duyễn cuối cùng chỉ còn là ông Đồng. Ông vốn trai làng Xuân Lũng, đất khoa bảng Phú Thọ. Xuất thân học sinh, sớm gia nhập trường đời, tự lập bằng con đường lao động. Giác ngộ cách mạng sớm. Có công trong việc thiết lập và giữ vững chính quyền Pha Linh trong những năm thổ phỉ nổi như dịch bệnh. Có hiểu biết thâm sâu. Có ý tưởng táo bạo. Thẳng thắn, bộc trực, có khí tiết. Trông vẻ ngoài thì tưởng là dân dã, phàm phu mà bên trong hóa ra lại là người hào hoa, tài tử. Tuy vậy, ông không biết, nói đúng hơn là không u tiết chế. Ông không giữ mồm giữ miệng. Trong ông âm ỉ một khối uất tức chưa được giải tỏa. Khối uất tức gì vậy mà ông hay đối đầu với ông Văn Hiến và hay chê ông Quyết Định là nể nang, thấy đúng không biết bảo vệ? Với những đặc điểm ấy, ông không thể thay thế công việc chánh văn phòng của ông Duyễn được! Mà thật ra ông cũng chẳng màng!

Ông Duyễn không phải là người thật thông minh sắc sảo năng động. Nhưng ông chịu thương chịu khó. Ông biết nhường nhịn. Ông biết điều hòa công việc. ông dung hòa được mọi khuynh hướng. Ông quan tâm đến cuộc sống mọi người. Ông được lòng tất cả anh chị em. Vậy thì vừa là tác giả các nghị quyết chỉ thị, ông Duyễn còn vừa là tổng tư lệnh điều khiển guồng máy hành chính thực hiện các chương trình công tác. Chẳng những thế ông Duyễn còn là kẻ vạch kế hoạch, điều phối lực lượng, tạo lập phong trào. Cụ thể như thời gian này là mở Hội trồng cây ăn quả trên 79 hécta đất ở dãy đồi Nhạc Sơn, phía Nam thị xã Hoàng Liên, để chào mừng quân dân miền Bắc bắn rơi chiếc máy bay Mỹ thứ ba nghìn.

Tạo lập được một phong trào là công phu lắm. Thành ra, sáng nay, tiễn ông Quyết Định đi cùng đoàn Bộ Nông nghiệp lên khảo sát vùng hạt rau giống Sâu Chua xong, là ông Duyễn ôm cái máy điện thoại liên tùng tục Alố alồ! O Tròn đây! Alố! Alồ! O Tròn

đây! Thế nào, theo con số dự kiến thì ngày mai sẽ có đủ cơ số mười chín nghìn cành vải Thanh Hà Hải Dương chiết, còn thực tế thì ra sao? Alố! Alồ! O Tròn xin thông báo như sau: Lễ khai mạc sẽ bắt đầu vào lúc sáu giờ để đề phòng máy bay địch. Trong lễ khai mạc sẽ có bài phát biểu của đồng chí Ké Lanh, ủy viên Thường vụ tỉnh ủy kiêm trưởng ban Tuyên giáo tỉnh. Alố! Alồ! Địa điểm tập kết và trồng cây của Ty Lương thực và Công ty Vật tư nông nghiệp là lô số mười hai. Còn các ban Tuyên giáo, ban Tổ chức, ban Kiểm tra bên đảng là lô số tám. X các đồng chí nhớ là sẵn sàng chuẩn bị. Giả dụ chiều nay có tin miền Bắc bắn rơi chiếc máy bay thứ ba nghìn của giặc Mỹ thì ngay ngày mai chúng ta ra quân liền. Nhớ kỹ cho kẻo chậm trễ hỏng việc!

Đang lúc ông Duyễn gọi điện thoại đi các cơ quan về ngày Hội trồng cây ăn quả đại quy mô trên dãy Nhạc Sơn, thì ông Gia dẫn một người khách đến. Toàn, không đi cùng với ông Quyết Định lên Sâu Chua, vì còn phải ở nhà viết bài diễn văn khai mạc Hội trồng cây ngày mai cho ông Ké Lanh, nghe tiếng ông Gia thở è è vì leo dốc, quay lại, chưa kịp hiểu, thì người khách đi cùng ông Gia nọ đã cất tiếng reo và chạy tới giang hai tay choàng qua lưng anh.

- Anh Toàn vẫn còn nhớ tôi chứ! Tôi là Nguyễn Chí Hưng, chi cục Khai hoang cơ giới đây.

Toàn sửng sốt, nhưng kịp nhớ, liền vui vẻ đáp lời:

- Tôi nhớ rồi. Anh là phụ huynh cháu Hải.

- Đúng rồi! Tôi có lỗi là chỉ đến gặp anh có một lần, khi đến xin học cho cháu. Anh thông cảm vì nghề tôi nó vốn lang bạt kỳ hồ, nay đây mai đó!

Vóc cao ráo. Da ngăm, thân mình lỏng khỏng xương xẩu, nhưng rắn chắc, ông Hưng là con người cởi mở. Vừa gặp Toàn, ông đã cho biết: Quê ông ở huyện Ứng Hòa, Hà Đông. Ông là kẻ suốt đời gặp lận đận oan ức. Tháng Tám năm 1945, vừa tham gia cách mạng, vác mã tấu vào huyện đường bắt trói tri huyện đã bị mang tiếng là đồng bọn với một đảng cướp, bị Việt Minh tỉnh về bắt giam mấy ngày, suýt bị xử bắn. Thế là tức mình đi Nam tiến. Đánh nhau với Tây suốt từ Tuy Hòa lên tới Tây Nguyên. Công lập không ít. Nhưng cũng hai lần bị trung đoàn kỷ luật, hạ sao vì hiểu lầm. Lần thì bị nghi là biển thủ chiến lợi phẩm. Lần thì bị cấp trên quy tội làm sai chính sách tôn giáo, bị tòa án binh phán quyết phải nhận án tử hình. Và bây giờ, cái oan Thị Kính thứ tư là chống đối chủ trương của Tỉnh ủy, làm đổ máy MTZ ở Na Ẳng!

Thấy Hưng có vẻ kề cà, ông Gia đang chắm chúi trên bản sơ đồ vùng Cầu Nhò ở bàn bên, liền nghển lên:

- Thôi, giãi giề để lúc khác. Sang đây trình bày tớ nghe xem nào. Cả Toàn nữa. Nhân thể cậu nghe rồi nói lại với ông Quyết Định hộ tớ.

Ông Hưng và Toàn bước sang bàn bên. Ông Gia vỗ bộp vai Hưng:

- Trước hết, tớ nói ngay. Vụ đổ máy ở Na Ẳng cậu bị oan. Nhưng nói về oan thì có thể nói cả ngày. Cậu tưởng tớ không bị oan, hả? Nhưng thôi, cách mạng nó là thế! Cái lão Văn Hiến nó là thằng cố nông, láu tôm láu cá quân ăn bốc đái đứng, ỉa xong lấy que chùi đít, nó đ. biết gì đâu. Mà thường vụ một khi đã quyết rồi, quyết rồi thì nó đếch sửa đâu. Thôi, giới thiệu đi. Vẽ loằng ngoằng thế, bố ai hiểu được!

Toàn nhìn vào bản sơ đồ vẽ ở phía sau một bức tranh cổ động. Đường nét ngoằn ngoèo xanh đỏ tím vàng.

- Thế này ạ. Trước hết hai đường thẳng đen đen này là cây Cầu Nhò ở kilômét 259. Còn đây là...

Ông Hưng nói. Ông Gia rạp mình trên mặt bàn, mắt nhíu nhíu, lười đánh tằng tặc liên hồi:

- Hừ, thằng này nó chơi ác mình đây. Tắc chỗ này là nghẽn mạch tiếp viện của phe Xã hội chủ nghĩa cho tiền tuyến lớn đây chứ thường! Hừ, thế quả bom nổ chậm nó nằm ở đâu? Sâu bao nhiêu?

- Báo cáo anh. Cách đầu cầu phía bắc chính xác là mười lăm mét. Còn sâu... khoảng năm mét.

- Tại sao biết?

- Báo cáo, tôi cho thuốn thăm dò và theo kinh nghiệm tôi đã đào vài chục quả hồi ở chiến trường Tuy Hoà.

- Được rồi. Nói tiếp đi!

- Tôi sẽ đào quả bom này theo mấy nguyên tắc sau đây: Một, an toàn tuyệt đối về người. Hai, tự lực, bằng thủ công, không cần Trung ương cứu viện. Bởi vì phải tập làm cho quen đi. Chiến tranh còn lâu dài!

- Được rồi. Bằng thủ công nghĩa là sao? Tớ đã đến tận nơi xem. Cậu định bới quả bom lên bằng cách nào?

Ông Gia chống tay đứng dậy, rút mùi xoa ngoáy hai lỗ mũi. Ông Hưng thở thào thào hỉ hả:

- Báo cáo, tôi dùng một lưỡi cày buộc vào một dây tời, kéo đi kéo lại để hất đất đi, để cào đất đi, cho kỳ lộ ra quả bom. Cụ thể, dây tời dài chừng một trăm mét. Chuyển động theo nguyên tắc ròng rọc. Bên trụ A quay thì bên trụ B nhả. Cứ thế thay nhau. Đảm bảo dán chữ thọ lên trán cho anh em!

- Thủ công thế thôi à! Lưỡi cày lấy ở đâu?

Ông Gia vặn. Ông Hưng ngả người, xòe hai tay

- Báo cáo, dễ ợt. Xưởng Cơ khí Phú Lợi hoàn toàn có khả năng đúc được. Còn dây tời, mượn của Ty Giao thông.

- Còn người?

- Các huyện vùng cao sẵn sàng cung cấp. Chỉ cần bốn mươi anh chị em dân công là đủ. Mỗi kíp mười người chia nhau quay tời. Trinh sát bám hiện trường, thuốn sâu liên tục để xác định vị trí quả bom. Một khi tên sát thủ giở trò tàng hình lộ ra thì kỹ thuật viên tiếp cận tháo kíp.

Ông Gia trợn mắt:

- Ai sẽ tháo kíp?

- Thưa anh, tôi! Tôi, thượng uý công binh sư 312 Nguyễn Chí Hưng!

Ông Hưng đập gót chân lập nghiêm, xưng danh và đưa tay lên đuôi mắt chào.

Ông Gia cười, phô hàm răng trắng bóng:

- Tốt rồi! Nào, còn việc gì nữa nói nốt để tớ đi Quân khu báo cáo nhân thể!

- Quân khu có việc của Quân khu. Việc ở tỉnh ta, ta phải tự lực lo lấy, đồng chí thường vụ ạ.

- Thấm nhuần quan điểm chiến tranh nhân dân gớm nhỉ! Nhưng thôi, miễn bàn, báo cáo Quân khu là việc của Thường vụ chúng tớ. Nghĩ kỹ chưa, còn việc gì cần nữa nà

Như chợt nhớ, ông Hưng ngây mặt, lấp vấp:

- À quên! Còn... còn một việc.

- Việc gì?

- Dân công chủ yếu lấy từ các huyện vùng cao, gồm toàn anh chị em người Mông, người Dao. Giá tỉnh cho một đồng chí thạo tiếng Quan, quen công tác dân vận, cùng tôi phụ trách công việc thì tốt quá!

Ông Gia nhăn nhăn trán, khim khíp đuôi mắt dài, gật gật:

- Được! Thường vụ thì có tớ trực tiếp ở đây rồi. Còn... một tay cừ khôi về công tác quần chúng thì tớ sẽ cho cậu mượn mấy hôm. Nhớ là chỉ may hôm thôi, vì công việc ở O Tròn chúng tớ cũng đang bấn xúc xích lắm!

Việc đã xong. Nghe tiếng gọi ở nhà bếp, Toàn đi xuống. Công đoàn đang chia cuốc xẻng cho buổi phát động ngày hội trồng mười chín nghìn gốc vải Thanh Hà Hải Dương ở dãy đồi Nhạc Sơn nay mai. Ông Đồng đưa Toàn một cái cuốc chim, mắt láy nháy hóm hỉnh:

- Này nhà giáo, ngày mai bảo đào bao nhiêu hố thì đào đúng tưng ấy. Chớ có như ông giáo nào bảo đào ba mươi hố để kỷ niệm ba mươi năm thành lập Đảng lại đào ba mươi ba hố, để mang tiếng thiếu ý thức chính trị nhé.

Toàn cười. Ra tất cả những chuyện Toàn nói với ông Quyết Định đều được Đích kể lại và mọi người còn truyền qua tai nh

Ông Căn đang dũa xoèn xoẹt cái lười bàn cuốc, ngẩng lên nhìn Toàn:

- Này, ông Toàn. Ông có viết bài nói cho ông Đình ở Hội nghị xã Nam Cường vừa rồi không?

- Không ạ.

Toàn đáp. Ông Căn đứng dậy, vạt tóc dài rơi xuống, xõa một bên mắt:

- Thế thì chết cha thằng nào bên ủy ban rồi. Chuẩn bị bài cho ông thường vụ đi nói thì phải chuẩn bị tử tế chứ. Để ông ấy bỏ giấy, nói vo thì bỏ mẹ có ngày.

Ông Bình đang cắm cúi tra lại cán xẻng, hất hàm:

- Chuyện thế nào?

- Ông chủ tịch, ông thường vụ biểu dương thành tích chăn nuôi của bà con. Nói hay đọc thì không biết. Nhưng phát ở miệng ông ra là thế này: Tôi rất hoan nghênh bà con. Cụ thể, các chị phụ nữ được... cái mặt gà Các cụ phụ lão được... cái mặt lợn. Các em thiếu nhi được cái mặt trâu, các đồng chí dân quân được cái mặt... chó.

- Há há há...

- Được cái mặt chó tức là tiêu diệt... chó chạy rông!

Ông Căn đang gục mặt, cười sằng sặc, ngẩng lên giải thích. Vừa lúc ông Gia đi xuống. Thấy mọi người như tranh nhau cười, ông quát:

- Các cậu cười cái gì thế! Lại tranh thủ nói xấu Thường vụ à?

Ông Đồng lắc lắc đầu:

- Đâu có! Thượng cấp có bao giờ xấu ạ!

- Gì mà chua chát thế, chàng hảo hán khu trưởng Pha Linh?

- Anh đừng mỉa tôi nữa!

- Tớ không mỉa cậu đâu. Tớ muốn cậu thông cảm. Cậu Đình nó không phải là thằng hèn kém lắm đâu. Nó cũng đau khổ vì trình độ của mình lắm đấy. Nhưng mà... này Đồng, ra đây, tôi trao đổi với ông một việc. Cái đơn khiếu nại của cậu ấy mà, vừa rồi Ban kiểm tra Trung ương có lên đây...

Toàn quay lại vừa lúc thấy ông Đồng gỡ bàn tay ông Gia bá trên vai mình, mặt cau cau:

- Việc của thượng cấp xin thượng cấp cứ chiếu theo lề luật mà làm. Tôi không có ý kiến!

Ông Gia thở một hơi dài:

- Vậy thì thôi, không nói chuyện ấy nữa. Bây giờ có việc này. Cậu biết rồi đấy, Mỹ nó thả một quả bom nổ chậm ở Cầu Nhò...

Quả bom nổ chậm ở Cầu Nhò gây ách tắc đoạn đường sắt đã năm ngày. Tàu hỏa xuất phát từ ga Hoàng Liên, tới ga Phú Lô cách ba mươi cây số là phải dừng. Từ đó, hành khách theo một đường rừng mới mở, trèo đèo lội suối chừng hơn chục cây số, để tránh quả bom nổ chậm, rồi mới tới được ga dưới, đón tàu đi tiếp. Cách rách vất vả vô cùng. Nhưng người đã vậy. còn vật tư chiến tranh, hàng hóa tiếp tế cho chiến trường phía Nam? Thôi, thì cũng đành phải để ùn lại, phủ vải bạt lù lù từng đống lớn như những đống đất dài, nằm tạm trong các căn lán gianh sơ tán quanh ga Phú Lô thôi, chứ biết làm thế nào bây giờ. Và vậy là cái ga xép hắt hiu ngày nào, giờ bỗng trở thành ga đầu mối, phình to, chộn rộn, ồn ào như cái tổ ong, chen chúc toàn bộ đội, dân quân, dân công, thương nhân; đặc biệt là từ lúc chập tối, khi vừa ngớt tiếng máy bay. Hàng quán lúc này mọc lên, lập lòe lấp láy, đèn dầu, đèn măng sông sáng như sao sa.

Rẽ vào một quán cơm, trút gạo từ cái ruột tượng vải ra đầy một ống bơ trả chủ quán, ông Đống ăn một bữa cơm ba hào, lấy đũa gạt hai bên mép, hỏi chủ quán về đường đi, rồi lên đường ngay khi trời tối sập, lòng hăm hở như kẻ đang mang trên vai một sứ mệnh rất đỗi thiêng liêng. Thực tình ông Đồng là con người như thế. Khí chất sôi nổi vốn dĩ, lại say mê các hành động quả cảm. Tựu trung, trước nay ông vẫn là một bầu máu bóng nhiệt thành với lý tưởng có pha chút lãng tử hào hoa, dẫu đường đời còn gặp phải điều oan trái. Thêm nữa, cũng là thói quen đã được tập nhiễm, trợ lý cho Thường vụ có nghĩa vừa là tham mưu, vừa là người tổ chức thực hiện các công việc do Thường vụ đề ra. Là chấp hành nghiêm chỉnh nhiệm vụ được giao. Xưa rày vẫn là vậy, quân có hùng, tướng mới mạnh, thần thiêng tại bộ hạ, ông Đồng dẫu có lúc phẫn chí, vẫn thấm nhuần điều đó, vẫn là một phần tử gắn bó với cỗ máy vĩ đại của đoàn thể, của cuộc sống

Lưng lịch bịch chiếc mũ nan rộng vành, chân xỏ trong đôi hải xảo bện giang, áo phanh ngực, hai ống quần lanh ống rộng xắn cao, tấm khăn mặt vắt cổ, bộ trang phục tứ thời còn lại từ hồi là Khu trưởng Pha Linh, giờ thêm chiếc đèn pin cầm tay, vẫn một cốt cách tráng phu xông pha bất chấp, ông Đồng đi liền một hơi, gần chín giờ đêm thì tới địa điểm tập kết của đội quân đào bom nổ chậm.

- Chào tráng sĩ!

Giơ chiếc đèn bão ngang mặt, ông Hưng từ trong chiếc lán nứa, chui ra, hoan hỉ kêu to:

- Đã làm được cái gì mà phong tặng nhau danh hiệu to thế!

- Tôi có nghe chuyện anh ở Pha Linh. Nhưng xin lỗi không hiểu sao, thấy anh, tôi lại bật ra lời chào ấy.

- Thôi, bây giờ cho tôi đi xem ngay chỗ bom nó chui dưới đất đi!

Cao bằng nhau, cùng một dáng gầy guộc, trong ánh đèn vàng rượi, hai người nhìn rõ mặt nhau, như phiên bản của nhau, chung một vẻ phong trần, khổ ải. Thốt nhiên, cảm ứng đồng chí, tri kỷ khiến cả hai đưa tay, nắm chặt tay nhau, như đã từng thân thiết với nhau từ lâu lắm rồi.

Ông Hưng đi trước, tay cầm con dao phát, tay xách đèn bão, theo sát là ông Đồng. Hai người đi qua dãy lán gianh mới lợp, dành cho dân công các huyện, lúc này đang bập bùng ánh lừa sưởi. Vẳng lên từ lòng đất, tiếng khe suối rí rách như đem thời gian.

- Đây chỗ

Đột ngột dừng lại, ông Hưng chỉ cho ông Đồng một khối đất đỏ sùi lên như đống mối đùn. Dự đoán, quả bom nổ chậm đang nằm ở lòng đất dưới đó. Ông Hưng nói, không có máy thăm dò, nhưng tôi đoán không sai đâu. Vì tôi đã đi khảo sát khắp cánh rừng cây sau sau này rồi, không đâu có dấu vết đất đùn lên và bới sâu vào thấy một đường xuyên sâu xuống như ở đây. Thêm nữa, tôi cũng đã thăm dò sơ bộ bằng thuốn sắt. Đoán chừng nó ở sâu độ năm mét. Cũng cần báo cáo đồng chí là tôi đã nghĩ rồi, có thể dùng bộc phá để kích nổ quả bom này. Nhưng, như thế thì không đảm bảo an toàn cho cây cầu. Đưa mắt nhìn quanh theo ánh đèn pin lia rộng, ông Đồng gật gật. Được đấy thú thật lúc đầu, nghe phương án anh trình bày với ông Gia, tôi hơi buồn cười và coi thường, kế hoạch đếch gì mà như xẩm sờ gậy thế! Cám ơn anh! ông Hưng nói, rồi dẫn ông trợ lý thường vụ đi xem hai địa điểm đặt tời. Rất khéo, cách nhau một trăm mét, hai nơi đặt tời đều có điểm tựa là hai cây sau sau già.

“Anh cho tôi mượn con dao phát”. Vừa nói, ông Đồng vừa như giật lấy con dao phát cán dài trong tay ông Hưng. Vừa lờ mờ hiểu ra, ông Hưng đã thấy ông Đồng bật hàng khuy vải, cởi phăng chiếc áo lanh, để lộ một khuôn ngực rộng xăm hình con đại bàng nhưng lép kẹp và hai cánh tay dài ngoẵng. Thế là ông Hưng hiểu rồi. Nhổ phù phù nước bọt vào hai bàn tay, ông Đồng nắm chuôi con dao phát và nghiêng người, trong một động tác thật dẻo mềm và thuần thục, văng lưỡi dao theo một đường xiên chéo về phía sau. À, thì ra cần phải phát hết đám cỏ dại để đường dây tời khỏi vướng víu. Thế mà sao ông Hưng chưa nghĩ ra? Ngẩn người, trong giây lát, ông Hưng như bị ông Đống thôi miên và ông bỗng nhận ra, trực giác thoạt đầu khi vừa gặp ông Đồng của ông đã được xác nhận là đúng. Là đúng không phải vì ông nhìn thấy lấp ló cái hình con đại bàng xòe cánh xăm ở phần ức trên khuôn ngực ông Đồng. Con người là phong cách. Thế đấy, cái phong cách con người ông Đồng hiện lên ở ngay cái hành vi hăm hở, ở cái khí phách khác thường lồ lộ trong ánh mắt rạo rực của ông từ khi mới tới. Và bây giờ ở trong công việc lao khổ, vất vả là phát quang đám bụi rậm này. Roạt! Roạt! Chân đứng chạng nạng một tư thế vững chãi, sườn vặn nghiêng một dáng vẻ mềm mại, hai cánh tay vung cao và xả xuống những đường chém thật dứt khoát và điệu nghệ, ông Đống tiến đến đâu, nơi đó cây bụi đổ rạp rạp và mặt đất như mở rộng thêm ra, là lạ, thênh thênh.

“Cho tôi thay anh một lúc, anh Đồng!”.

“Không sao! Tôi còn sức, còn sức!”.

Năm lần bảy lượt ông Hưng muốn đổi tay với ông bạn mà không được. Cho tới lúc, quanh chỗ hai người đứng, đã hiện ra mặt bằng phong quang. Và họ nghe thấy tiếng động cơ chiếc mồm Jawa của ông Gia nổ giòn giòn ở đầu cánh rừng.

Ông Gia đã về. Trưa nay, từ Quân khu, một hơi hai trăm cây số, vượt sông Lô, sông Chảy, ông đã về tới đây ục ịch trong đôi ủng cao su bám đầy bùn đất, ông vào cửa lán thì gặp Hưng và Đồng.

- Đồng đã xuống rồi đấy à? Có chè pha cho tớ một ấm.

- Có ngay! - ông Hưng vồn vã. - Anh nghỉ ngơi, rửa tay chân, tôi bắc nồi cơm nếp.

- Anh em dân công đN đủ chưa? Thôi, khỏi nấu nướng gì. Chiều nay tớ tạt qua Đoan Hùng, ghé lại nhà, bà xã nắm cho nắm cơm tướng đây rồi. Có cả mắm tôm khô làm thức ăn nữa!

Ông Hưng dọn cái bàn nhỏ. Đặt nắm cơm bọc trong lá chuối to tròn như quả bưởi lên, ông Gia rút dao găm đeo ở bên sườn, cạnh khẩu súng ngắn K59. Nắm cơm cắt đôi rồi được xắn từng thẻo dài như những ngón tay trắng mịn.

- Các cậu ăn cùng đi cho vui.

- Xin phép anh, tôi vừa ăn còn no.

Ông Hưng nói. Ông Đồng nhếch mép cười. Ông Gia dầm một thẻo cơm nắm vào gói mắm tôm khô tán nhỏ, đút miệng, phồng má, nhồm nhoàm:

- Cười cái gì tao đấy, Đồng!

Ông Đồng rung rung đùi:

- Cười ông Thường vụ, đêm hôm, một mình một xe môtô, một dao găm, một súng lục dắt lưng. Cười ông Thường vụ tạt qua nhà mà không ở lại được với bà xã một đêm. Cười ông Thường vụ đút miếng cơm nắm chấm mắm tôm khô mà ngon như ăn yến.

- Ngon hơn ăn yến là khác đấy. - ông Gia nhoai cổ nuốt - Mà này, Đồng, mày thì cũng một hoàn cảnh như tao chứ sung sướng đếch gì hơn nào! Nhưng mà thôi, vào việc nhé. Đúng như cậu Hưng nói đấy. Quân khu cóc giúp mình được gì đâu. Mà có ma nào nó tiếp mình. Các bố đi vào Khu Bốn cả rồi. Cuối cùng, nói khó mãi mới xin được mấy cái kíp mìn còn để ở ngoài xe kia k

Ông Gia đút vào miệng miếng cơm nắm cuối cùng, rút khăn tay lau miệng. Ông ăn khỏe và dễ ăn. Gần gụi mọi người về phong thái bỗ bã. Đùng đùng quát tháo đấy nhưng ông chẳng để bụng giận ai, như người vô tâm vậy.

Ông Hưng cầm bi đông đã hãm chè, rót ra ba cái ca nhôm. Ông Gia nhấc một chiếc, ghé miệng, phùng má, súc ùng ục rồi nhổ toẹt ra cửa lán.

- Chát đắng như mật cá mè thế à.

- Anh sợ mất ngủ à?

- Chốc nữa các cậu khắc biết. Tớ sợ các cậu phải sơ tán sang lán khác ấy chứ.

Lia chiếc tăm tre tanh tách hàng răng trước cửa, ông Gia nhìn Hưng, nhìn Đồng, chẳng hiểu nghĩ gì, bỗng đặt ca nước xuống, cười tủm tỉm.

- Ông Thường vụ cười cái nỗi gì thế?

Ông Đồng hỏi. Ông Gia chiêu một ngụm trà nữa, rồi đưa mu tay chùi vệt nước sớt ở cằm, cười:

- Bây giờ đến lượt tớ cười các cậu, cười cậu Đồng, cậu Hưng. Và cười cả tớ nữa.

- Tôi thì có gì mà cười?

Ông Đồng nói. Ông Gia trợn mắt

- Cười là cười cái trớ trêu của cuộc đời. Hà, thử nghĩ mà xem, thế quái nào mà như có sắp đặt của ông trời, cả một lũ mấy thằng cha bị oan ức lại tập họp ở đây để làm cái công việc hệ trọng này?

Lờ mờ nhận ra ý tưởng của ông Gia, ông Đồng đưa tay che một tiếng ho khậm khoặc lấp ló trong cổ họng, nhưng thật không ngờ, ông Gia đã vươn vai đứng dậy:

- Cậu Đồng mắc hàm oan thế nào, tớ biết hết. Còn tớ một con ngựa trong bầy năm con kéo cỗ xe như cậu nói, cũng chẳng sung sướng gì! Ngựa Gia thì nóng nảy, bộp chộp. Có phải cậu nhận xét tớ thế không? Khen cho con mắt có phần tinh đời. Có phần thôi. Vì các cậu có hiểu cho nỗi khổ của tớ không? Ấy thế! Đường đường là một cán bộ cơ sở của Việt Minh được cài cắm vào lính khố xanh ở cửa khẩu Hoàng Liên để làm công tác binh vận, thế mà vật đổi sao dời, tam sao thất bản, để bây giờ bị tổ chức coi như một phần tử đã theo địch rồi được cách mạng giác ngộ, trở về với nhân dân? Hừ! Bậy bạ hết sức! Thành ra, thua kém lão Quyết Định thì tớ chịu, chứ sao vị trí của tớ lại ngang bằng hoặc thua kém các lão Văn Hiến, Ké Lanh, Nông Văn Đình. Cách mạng phải đào tạo cán bộ công nông và dân tộc, đồng ý nhưng không thể về hùa với nhau, dựa vào thành phần, dân tộc, kết bè với nhau, dìm dập người khác được! Mà tại sao lại chỉ căn cứ vào lý lịch xuất thân, thành phần dân tộc trong việc cất nhắc cán bộ. Tớ không nói Ké Lanh và Đình là người xấu. Thế nào, giờ các cậu đã phần nào hiểu tớ chưa?

Đưa tay che miệng ngáp, đột ngột cắt đứt dòng mạch tư tưởng của mình, ông Gia hất hàm về phía ông Đồng:

- Nhưng mà thôi, khuya rồi,ngủ. Mai dậy sớm, bắt tay vào việc! Ách tắc giao thông đã năm sáu hôm rồi đấy!

Lọ vọ trong ánh đèn nhập nhoạng, ông Gia đi ra bếp. Vừa nghe thấy loạt xoạt tiếng bàn tay vốc nước xoa mặt đã thấy ông quay vào, đi tới cái sạp nứa ở góc nhà, trút ủng, nằm lên thả lỏng toàn thân và ngỏng cổ:

- A, Đồng này, vừa rồi lên Quân khu tớ mới biết, cậu Đình nó đã nộp đơn xin trở lại bộ đội và xung phong dẫn hai tiểu đoàn lính tỉnh ta đi bổ sung chiến trường phía Nam đấy! Thằng cha cũng không đến nỗi nào đâu!

Ông Đồng im lặng, nghĩ: Chắc là hôm nay gặp mình và Hưng, hai thằng có số phận hẩm hiu nên ông Thường vụ mới chạnh nghĩ, động lòng, tức hứng vậy; xưa nay cứ nghĩ ông là người lốp xốp đơn giản thôi.

Thông báo xong cái tin ấy, duỗi chân đánh soạt một tiếng, ông Gia cất tiếng ngáy liền. Ông Hưng hỏi ông Đồng: Có đến hai phút không? Ông Đồng lắc đầu: Làm gì! Lật mình bên này sang bên kia xong là ông ấy có thể thả con ngáy ra rồi. Đêm nay khéo lại mất ngủ vì ông ấy đây. Ông Hưng chặc lưỡi: Thì mấy khi được thức để tâm sự với nhau!

Ông Gia đặt mình là ngủ. Ngủ một mạch, không mộng mị và ngáy liên tục cho đến tận lúc tỉnh thức. Thấy ông một mình một môtô, như người trai trẻ, sùng sục với công việc, nay lại nghe tiếng ông ngáy rền có người bảo ông sống vô tư, vô tâm, khỏe khoắn. Và như vậy là sướng như tiên còn gì! Vậy mà hóa ra không phải. Là bởi vì tiếng ông ngáy lúc rền rã, rầm rì, khi ngấu nghiến sôi cuộn, nghe nó nặng nhọc thảm thiết lắm! Nghe như tiếng ai đó đang tự nhai nuốt ruột gan mình rồi lại từ từ nhả ra, nhè ra, thật là đau đớn và ai oán. Thành ra có người bảo ông ngáy như thế để quên đi những điều bất như ý ở đời, vì hóa ra tiếng vậy mà ông sống đâu có được sung sướng thanh nhàn. Vợ chồng ông không con cái. Và tiếc thay, duyên do của nỗi buồn vô tử vi đại trong tội bất hiếu hữu tam lại thuộc về ông, người con trai độc đinh trong một gia đình nhà nho nghèo. Ông không thể có con được. Nhưng ông trời ăn ở đâu chỉ có riết nghiệt vậy. Ông trời không cho ai sung sướng cả! Ấy thế, cho nên bà vợ hiền thục của ông mới không thể kìm nén được khát muốn của đàn bà là phải có con, vì có con như bồ hòn có rễ. Và bà đã có con! Mà oái oăm mà ê chệ, có con với ai không có, lại có con với cái thằng lái trâu hàng xóm vừa mới ra tù! Nỗi đau này thật là đến tận tâm thể sâu xa. Đi làm cách mạng là để giành lay và giữ gìn những giá trị thiêng liêng của đất nước, dân tộc mà cái gia đình nho nhỏ hậu phương của mình lại mang vết nhơ đời thế thì bảo sao mà không đau buồn, khổ tủi! Đã thế, khỏa lấp đi chỉ còn cách là dầm mình vào công việc thì buồn thay, công việc cũng đâu có đem lại cho ông niềm vui vẹn toàn. Trong Thường vụ, tính công ra, tính năng lực ra, đúng như ông nói, có thua kém thì ông chỉ thua kém ông Quyết Định thôi, vậy mà vai trò của ông lại vô cùng mờ nhạt, hiện tại là vậy mà tương lai cũng chẳng có gì là sáng sủa hơn. Thế đó, cách mạng là sự nghiệp chung, nhưng danh phận cá nhân, điều cũng phải tính đến mà có bao giờ được tính toán cho công bằng!

Ông Gia ngủ mê mệt, ngáy rầm nhà, tưởng là người thỏa mãn với đời mà hóa ra không phải. Hóa ra ông cũng như mọi người, cũng ôm một bầu tâm sự buồn nhiều hơn vui thôi.

Tuy vậy cũng phải thấy rằng, ông Gia do cá tính, đã che giấu được nỗi buồn của mình. Chứ không như ông Đồng, ông Hưng. Đêm nay, ông Đồng bỗng nhớ lại thời oanh liệt của mình hồi còn ở Pha Linh. Thời ấy, ngắn ngủi thôi. Nhưng sao mà khắc sâu vào tâm khảm ông thế. Và bây giờ thì bỗng nhiên sao ông nhớ nó da diết. Có lẽ do bởi khung cảnh đêm trong khu rừng xa lạ. Cũng có lẽ là do tâm trạng mà ông Gia khơi mào. Và đặc biệt là những lời tâm sự của ông Hưng.

Chà! Thì ra cuộc đời của ông Hưng cũng đủ trầm luân khổ ải. Thế nào mà đã có lúc ông phải đứng trước vành móng ngựa, nghe tòa án binh phán xét, quy kết là kẻ tội đồ phản quốc rồi lĩnh án tử hình!

- Thực ra là mình làm theo mật lệnh của Trung đoàn - ông Hưng nói - Dạo đó là cuối năm 1946, ở mặt trận phía Nam tình hình rất căng thẳng. Mình đang là tiểu đoàn trưởng của Trung đoàn 79, chịu trách nhiệm án ngữ phòng tuyến Phú Yên với vùng địch chiếm. Vùng bọn mình quản lý rất gay lại là vùng công giáo toàn tòng. Ở đây, trong nhà thờ Trà Khang có tên Diềm cha cố là gián điệp của Pháp, chuyên bắt bớ giam giữ, hãm hại cán bộ ta. Vào lúc tình hình khẩn trương, theo chỉ thị tuyệt mật của trên, nhớ cho là theo chỉ thị tuyệt mật của trên mình đã cùng các chiến sĩ thủ tiêu tên cha cố đội lốt tôn

giáo làm tay sai cho giặc này. Chiến công được Trung đoàn khen ngợi. Vậy mà ít lâu sau, không hiểu thế nào, hay là chơi lối thí tốt cứu tướng để lấy lòng dân, người ta lại xoay một trăm tám mươi độ khi xem xét sự kiện, đổ tất cả tội lỗi lên đầu mình; rằng mình là tên vô chính phủ, lưu manh giả danh cách mạng có truyền thống từ ngày nào ngày nao rồi, phải xử bắn mới thỏa!

- Sau làm thế nào mà thoát?

Ông Đồng hỏi. Ông Hưng nhìn phía ông Gia đang ngáy dền dệt, cười:

- Chuyện dài dòng lắm. Đại để là mình bướng, mình cãi đến cùng và sau rồi là nhờ có5;ng anh minh từ Trung ương về kịp thời. Và mình phải đổi tên đi. Chứ tên khai sinh mình đâu có phải là Nguyễn Chí Hưng!

Tiếng ông Gia cựa mình, khiến cả ông Đồng và ông Hưng im bặt. Nhìn ra ngoài cửa lán, thấy sương trắng mờ bay tở mở, ông Đồng liền vùng dậy.

- Chợp mắt đi một tí đã, anh Đồng.

- Tính tớ là thế, đến cữ thức là dậy, không nằm rốn được nữa!

Bên lán dân công đã lập lòe ánh lửa. Một ngọn đèn pin đang lò dò đi tới. Ông Hưng mở cửa lán. Hắt ngay vào một giọng nói đàn ông:

- Tả tế Đồng, ông Đồng trước là khu trưởng Pha Linh có đây không đấy, đồng chí?

Ông Gia thức giấc thì trời đã sáng bạch. Nằm im, ông nghe thấy tiếng cót két, cót két từ ngoài rừng vọng tới và ngơ ngác không hiểu là tiếng gì. Vươn vai ngáp, ông ngồi dậy nhìn quanh. Thế nào nhỉ, hôm qua mình đã đi những đâu, nói gì mà sao lại ngủ ở đây? Ông là người nhãng tính, hay quên.

Lát sau, hiểu ra tình thế, ông xỏ chân vào ủng, đi ra sân. ông nghe thấy tiếng ông Hưng hô: “Tời bên A thả! Tời bên B quay!”. Và lững thững đi về phía đó, ông nhận ra, công việc đào bới quả bom nổ chậm theo phương án mà ông đã biết và trình Quân khu, đang được tiến hành thật nhịp nhàng. Tuy vậy, đ lại, ông hơi ngạc nhiên vì không ngờ công việc tiến hành nhanh thế. Mới có từ sáng tới giờ, hay là họ làm từ lúc nửa đêm, mà bây giờ, vùng đất giấu quả bom đã được xới lật, trơ ra đến tận tầng đất thịt đỏ hoen hoẻn. Cùng lúc, nghe thấy tiếng ông Hưng hô rõ to: “Dừng tời!”, ông Gia cũng nhận ra ông Đồng đang từ một bóng cây mít dại trong khu rừng rậm đang lừ lừ bước ra. Áo phanh ngực, quần xắn ống, tay cầm cái thuốn nhọn, ông Đồng đi những bước thật là khoan thai tới miệng hố quả bom nổ chậm thì dừng lại.

- Pa lèn cố tỉ! Anh em bà con! - ông Đồng giơ bàn tay lên cao, đưa mắt quanh một vòng qua hai đầu trục tời, nơi bà con dân công đang túm tụm nhìn ra, rồi cất giọng sang sảng - Anh em bà con à! Đừng sợ gì cả! Thằng phỉ ba đầu sáu tay nổi dậy Pha Linh những năm xưa đã từng thua ta. Thì hôm nay, thằng giặc Mỹ dùng đủ mưu ma chước quỷ cũng thua ta thôi. Bà con xem, nó đang chui rúc ở dưới đất này, ta sẽ lôi nó ra, vạch mặt gian ác của nó ngay bây giờ!

Nói đoạn, ông Đồng giơ cái thuốn lên cao và cắm phập cái đầu nhọn của nó xuống đất, ngay cạnh bàn chân ông. Ngay tiếp đó, nghiến răng, vận nội công, dùng hết sức mình, ông chuyển toàn lực ra đôi tay để các cơ bắp trên đôi tay nổi căng con chuột, truyền hết năng lượng sang cái thuốn để ngọn nó thun thút chạy sâu xuống lòng đất, tới nơi quả bom đang nằm. Quả bom đang ở đâu? Tên sát thủ gian hiểm đang ẩn mình ở đâu? Nó ở đâu, có xa ông không? Không! Nó đang nằm ở ngay dưới chân ông thôi. Hai thước rưỡi hay ba thước gì đó. Theo giờ hẹn, nó nổ lúc nào ông nào có hay. Có thể vài ngày nữa nó mới nổ. Nhưng cũng có thể chỉ chốc lát nữa nó sẽ nổ. Và cũng rất có thể nó sẽ nổ ngay bây giờ chỉ vì kích ứng của cái mũi thuốn ông đang dồn sức thọc xuống. Nghĩa là cái chết chỉ cách ông có gang tấc thôi. Vậy mà, ông Gia nhận ra, ông không một mảy may run sợ. Đứng ở phía sau, ông Gia nhận thấy vai ông Đồng theo nhịp ấn của mũi thuốn, lúc nhô hẳn lên cao, khi trụt xuống thấp thật đềun; điềm tĩnh và dồn nén tinh lực, có lúc những dẻ xương sườn của ông như giãn nở căng phồng, trong khi hai chân ông như trong thế xuống tấn của miếng võ cổ truyền, giống như hai cái trụ đá cắm sâu vững chãi vào đất. Ông Đồng đang đối mặt với cái chết để giành lấy sự sống. Ông Đồng đang tự tạc tượng cho mình.

Bị kích thích, ông Gia lịch bịch đôi ủng chạy tới, thét to:

- Thằng này, mày tranh hết việc của mọi người à. Để tao! Để tao!


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx