sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 17

Từ bệnh viện đưa về toàn những tin chẳng lành. Ông Đồng sau khi được rửa dạ dày, không nôn mửa nữa, nhưng lại lên những cơn sốt nóng từ chập chiều, tới nửa đêm thì toát mồ hôi lạnh. Bệnh hẳn có liên quan đến phổi. Các bác sĩ đang sửa soạn chụp X quang cho ông. Tình hình ông Quyết Định cũng vậy, không khả quan hơn. Ông vẫn mê man. Tuy vậy, đáng ngại hơn là sau khi uống thuốc Nam của ông lang Bành, thì sinh ra bí tiểu. Người trương sình như bơm thổi. Rồi ở những vết ngấn nơi cổ tay cổ chân bắt đầu nứt nở, ri rỉ chảy ra một thứ nước vàng như mủ.

Mặt nhợt nhạt, nhìn Toàn, Yên thở dài thườn thượt:

- Yên không hiểu sao lại thế. Thuốc Nam giải độc của ông lang Bành toàn lá lành chứ có độc gì đâu. Trước đây đã vài lần Yên cắt cho người nhà đấy chứ.

Thấy Toàn đăm chiêu dự cảm về những điều bất thường sẽ xảy ra, Yên kêu khe khẽ:

- Hay là có kẻ nào nó hại anh ấy, hả anh Toàn?àn nghĩ trong run rẩy: sao lại có thể thế được! Nhưng chỉ lắc đầu, không nói.

Ông Duyễn vội vã gọi điện về Ban Bảo vệ sức khỏe Trung ương. Chẳng còn cách nào hơn. Phải đưa gấp ông Quyết Định về Hà Nội thôi.

Ông Duyễn báo tin cho bệnh viện tỉnh biết. Ngay chiều ấy, xe cấp cứu của bệnh viện tỉnh chở ông Quyết Định có Yên đi theo lên đường về Hà Nội. Trước khi ra quốc lộ bảy, xe rẽ vào cửa rừng trước O Tròn.

Cả ban Thường vụ, trừ ông Văn Hiến đang chỉ đạo vụ lúa xuân ở khu đồng Quang Kim, tất cả đều có mặt. Ông Đình đưa Yên một lạng cao hổ. Ông Gia dặn dò lái xe các độ đường để tránh máy bay Mỹ và bảo Yên cách liên lạc từ Hà Nội lên Hoàng Liên. Ông Ké Lanh giở sổ tay, ghé mục kỉnh đọc hai câu thơ tiễn biệt: Tiễn anh đi Viện hôm nay. Buổi vui gặp mặt ngày này tháng sau.

Ông Bình, ông Căn, ông Duyễn lần lượt bắt tay ông Quyết Định. Toàn đưa cho Yên một túi sách nặng, trong đó có bộ Những người khốn khổ và bộ Sông Đông êm đềm, nói khi nào anh tỉnh thì chị đọc cho anh nghe và chị cũng nên đọc khi có thời giờ. Rồi Toàn nắm tay ông, buồn buồn nói lời tạm biệt. Tạm biệt! Tạm biệt nhưng cuộc chia tay này có thể sẽ là mãi mãi đây. Vì Toàn thì hình như từ trong thâm tâm đã âm thầm một dự định. Và ông, lần đi họp ở Hà Nội, ông chẳng đã nói về một khả năng ông sẽ chuyển đổi công tác đó sao? Toàn sẽ nhớ ông như nhớ một hình tượng nhân vật. Ông, người cộng sản với tất cả ưu nhược cụ thể. Nhưng trên hết ông là một tấm lòng, một chí nguyện bền vững, mãnh liệt. Chỉ tiếc, là chia tay ông lúc ông đang ở trong tình trạng bệnh tật. Và lý do bệnh tật thì chưa thể giải thích. Chưa thể giải thích nên sao Toàn cứ thấy canh cánh bên lòng. Canh cánh bên lòng vì chẳng phải là do việc chị Yên và Toàn đã lấy hang thuốc Nam từ ông lang nọ, sắc cho ông uống đó sao?

Chỉ nghe thấy tiếng chiếc mảng rong róc nước đi qua con ngòi, chẳng ai nói một câu trên đường về O Tròn.

Đêm xuân lành lạnh. Dưới bếp bập bùng ánh lửa. Thoang thoảng mùi thơm của sắn nướng. Mọi khi thế nào mà ông Căn, ông Duyễn chẳng rẽ vào. Pha một ấm trà móc câu. Đi nhấc cụp kiếm con trôi con trắm về làm bữa cháo xíu dề, rồi rải chiếu họp hội tổ tôm. Và những trận cười vui như nổ trời. Giờ thì chắc chả ai dám ăn cháo ông thiềm thừ nữa rồi. Vả lại, có còn ông Đồng chủ trò đâu nữa! Lại đang lúc buồn như thế này!

Ngồi trong buồng, nghe tiếng muỗi vo ve, Toàn buồn đến mức không buồn thắp đèn, không còn nhớ đến sách báo và cuốn sổ ghi chép thường ngày. Anh nghĩ đến một cuộc ra đi, một cuộc chia tay.

Cho tới lúc, nhìn thấy một ánh đèn bão ngoài cửa vàng vọt lấp lóa trên tấm cót trần buồng mình, anh mới như sực tỉnh và giật thót mình.

- Anh Toàn! Bên Công an cần gặp anh!

Toàn nhận ra sau tiếng gõ cửa liếp là tiếng Muôi nằng nặng như một lời dọa dẫm.

Chiếc đèn bão bóng ám muội khói vàng khè hất ngược lên nền trần cót bóng hai người. Một cao kều, đầu nhọn. Một thấp tè, đầu tròn như quả bóng. Vẻ lầì, bí hiểm của cả hai rất phù hợp với không khí âm âm u u của căn phòng thiếu ánh sáng. Và như thế là Toàn hiểu. Câu chuyện hôm nào ông Căn kể trong bữa cháo cóc, rằng thì là có một ông cán bộ cao cấp lên Hoàng Liên nghỉ an dưỡng uống thuốc bắc, bị táo bón và anh bác sĩ kê đơn cho ông với dụng ý tâng nịnh đã bị thẩm vấn khốn khổ, còn đống bã thuốc thì bị bới tung ra để nhận mặt từng vị. Câu chuyện tưởng là nói cho vui. Nào ngờ bây giờ lại lặp lại!

Lặp lại thật rồi! Sau khi người có vóc hình cao kều vắn tắt lý do và yêu cầu sự hợp tác giúp đỡ của Toàn thì chính gã với chất giọng cương cứng và tiếp nối gã là cái giọng mẹ mìn thủ thỉ của người có vóc dạng thấp tè cả hai liên tục đặt ra cả loạt câu hỏi cho Toàn, quanh việc Toàn cùng Yên đi gọi hồn cụ tổ nhà ông Quyết Định và cắt thuốc Nam cho ông. Thôi còn thiếu điều gì mà họ không cần biết. Nào là anh và chị Yên đi làm việc ấy vào ngày nào, giờ nào? Nào anh có phải là người chủ động đặt vấn đề đưa chị Yên đến nhà ông lang Bành không? Anh có quan hệ thế nào với ông lang Bành? Anh có biết tính năng từng vị trong thang thuốc ông Quyết Định uống không? Ai là người sắc thuốc và những ai biết việc này?

Thật là những câu hỏi nhà nghề. Chúng không che giấu sự nghi kỵ. Và điều đó khiến Toàn phải dằn lòng để khỏi nổi cơn tự ái và tủi hổ do sự nhạy cảm vế thân phận mình trước quyền lực, giống như hôm đi Hà Nội cùng ông Quyết Định đến cuộc họp của Ban Bí thư, khi vào trình giấy tờ, gặp gã thường trực và gã cảnh vệ bị ngăn không cho vào. Thôi thì, họ có trách nhiệm của họ! Toàn dằn lòng nghĩ vậy vì cũng chả khó khăn gì khi làm sáng tỏ những điều hai người họ cần biết. Tuy nhiên cái gì thì cũng có giới hạn của nó và cuối cùng thì Toàn đã phải phát bực. Làm sao mà họ cứ luẩn quẩn mãi trong mấy câu hỏi rất đơn giản ấy? Có đến cả giờ đồng hố. Cứ như hỏi để mà hỏi. Hỏi, theo thói quen thủ thuật nhà nghề, hỏi để đưa đối phương vào mê hồn trận, để đối phương rối trí, rã rời, mất khả năng đối phó. Hỏi để hành hạ đối phương!

- Tôi đề nghị, nếu hết câu hỏi rồi thì cuộc gặp kết thúc ở đây.

Đứng dậy, chống tay lên bàn, cố ghìm mình, Toàn nói thật từ tốn. Và thật không ngờ, thái độ của anh đã khiến gã Cao kều đứng phắt dậy theo:

- Anh Toàn! Anh đừng nóng nảy. Chúng ta vừa mới bắt đầu công việc thôi mà.

- Đúng thế đấy! Chúng ta vừa mới bắt đầu công việc thôi mà.

Không sai một từ, Thấp tè đứng lên, phụ họa. Và nhìn Toàn, y hạ giọng như vỗ về.

Toàn ngồi xuống, quay mặt đi. Cao kều giở sổ tay, hắng giọng, trịnh trọng:

- Anh Toàn à! Đây là thủ tục thôi. Xin anh cho biết quý danh?

- Lê Trọng Toàn!

Vẫn không quay mặt lại, Toàn xẵng. Cao kều cười nhạt:

- Vâng! Tuổi?

- Ba mươi hai.

- Trai ba mươi tuổi đang xoan. Thế còn cha, mẹ?

- Cả hai đều đã mất rồi.

- Vợ con hiện giờ làm gì, ở đâu?

- Hai con theo mẹ học Đại học Bách khoa sơ tán ở Thất Khê, Lạng Sơn.

- Hà hà...

Thấp tè hít hà một hơi rất vô nghĩa và khi Cao kều khoanh tay đắc ý ngả người ra sau ghế thì y dịch vào giữa bàn như giành lấy thế chủ tọa, rồi giả vờ như sực nhớ:

- À xin hỏi anh ngoài đề một câu; anh có biết giáo Cầu được Ty Giáo dục cử sang dạy bổ túc cho đồng chí bí thư?

- Chỉ biết chứ không quen!

Toàn đáp, mặt vẫn không quay lại. Thấp tè nhim nhíp mắt, lắc lắc đầu:

- Kể cũng hơi lạ. Trong ngành mà không quen nhau?

- Thế mà anh cũng thắc mắc à?

- Không, không! - Thấp tè xua tay - Tôi có thắc mắc gì đâu. Vậy xin hỏi một câu nữa. Hơi tế nhị một chút. Nhưng cũng xin anh làm sáng rõ. Vâng, câu hỏi ấy the này: À... ừ... Anh Toàn à... điều chúng tôi muốn biết kỹ là nói thế nào cho tiện nhỉ?

- Có gì mà anh cứ loanh quanh thế?

- Hì hì... Thôi thì chúng tôi vốn xuất thân công nông ít chữ, thô lỗ... Có thế nào anh bỏ quá cho nhé!

- Sao lại công nông ít chữ!

- Thực tế nó là thế mà.

- Anh nói không đúng. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa của chúng ta thành lập đã trên hai mươi năm rồi. Tất cả đều được đảm bảo quyền lợi học tập. Sao anh còn cứ vin vào công nông là ít chữ để ỷ vào đó.

- Thôi thế thì tôi xin hỏi thẳng anh vậy.

- Anh hỏi đi.

- Vâng! Anh cho phép tôi nhé. Nói huỵch toẹt ra là thế này. Là quan hệ giữa anh và chị Yên có vấn đề, có sự mờ ám, cụ thể là đã trai trên gái dưới rồi hay chưa? Dư luận thắc mắc thế! Sự việc đồng chí bí thư uống thuốc Nam xong bị biến chứng nguy hiểm, buộc người ta phải nghĩ thế! Anh Toàn, anh có nghe rõ ý kiến của chúng tôi không?

Anh Toàn anh có nghe rõ ý kiến của chúng tôi không? Phải đến khi người thấp tè nhắc lại lần thứ hai và gã cao kều láy thêm một lần nữa, Toàn mới lừ lừ quay lại, hai con mắt sâu trầm đỏ lừ ánh lửa giận hờn:

- Với câu hỏi vừa rồi, một câu hỏi thậm vô văn hóa và đểu giả, tôi có quyền quay mặt đi. Và bây giờ, tôi nói: Tôi giữ quyền không trả lời!

Chà! Toàn đã không chịu đựng được nữa. Toàn là vậy. Ngoài mềm trong cứng. Sống ở đời không nên có cái thái ngạo mạn, nhưng lại phải có cái cốt cách cao ngạo. Trong Toàn, sau cái vẻ xuềnh x dễ dãi là một bản lĩnh cứng cỏi kiên định. Một tâm hồn đa cảm. Một trí tuệ sắc bén. Một nội tâm phong phú luôn hướng về cái đẹp. Một tấm lòng tự trọng. Một kẻ luôn biết cương cường bảo vệ mình!

Tuy nhiên, lúc này hai người công an cũng không tỏ vẻ chút gì nao núng. Họ là những tay hỏi cung, thẩm vấn chuyên nghiệp. Họ là những cán bộ mẫn cán trong việc bảo vệ chính quyền. Họ thừa thủ đoạn và khôn ngoan.

- Anh Toàn, anh lại hiểu lầm chúng tôi rồi. Anh làm cho sự việc nó trở nên nặng nề ra. Chứ đây đâu có phải là hỏi cung, thẩm vấn. Đây chỉ là trao đổi thân tình giữa những đồng chí chúng ta với nhau thôi!

Lúc lắc cái đầu quả bóng, người thấp tè nhỏ nhẹ và khi y chấm dứt lời thanh minh thì như trong trò tung hứng quen thuộc, gã cao kều đầu nhọn đã sấn sổ, choang choang:

- Chứ nếu anh có tội rõ ràng rồi... thì anh Toàn à... xin lỗi anh... a lê hấp chúng tôi tới đây còng tay anh rồi.

- Ấy thế! Vấn đề là còn đang điều tra. Còn đang điều tra, anh Toàn ạ!

- Đúng vậy đấy! Còn nếu như đã đủ chứng cớ thì đến đá cuội chúng tôi cũng ghè vỡ được. Chứ đừng hòng ngoan cố! Đừng hòng!

Toàn mím chặt đôi môi. Hai gã công an bên tung bên hứng, kẻ đấm người xoa thêm ít phút nữa thì xem chừng chính họ cũng sốt ruột và mệt mỏi. Cao kều ngoác mồm ngáp đầu tiên. Tiếp theo, xua đuổi cơn buồn ngủ, Thấp tè đưa tay giụi mắt. Tuy nhiên, Toàn hiểu, câu chuyện chưa kết thúc được. Quả nhiên, sau khi nhấp hai chén trà do Muôi hé cửa đưa vào, cả hai lại trở nên hăng hái như lúc đầu.

- Anh Toàn à - Chỉnh lại thế ngồi cho ngay ngắn, Cao kều khai cuộc - Bây giờ, chúng tôi hỏi anh mấy điều hệ trọng hơn đây. Anh chú ý nghe và trả lời nhé. Thứ nhất, ai cử anh về O Tròn làm thư ký cho bí thư tỉnh ủy Quyết Định? Anh quen ai ở ban Tổ chức Tỉnh ủy để rồi dẫn đến việc có quyết định này? Vì theo chỗ chúng tôi được biết, thì anh đang dạy ở trường cấp ba của tỉnh, một nơi làm việc dễ chịu, thoải mái.

Thấp tè gật đầu, tiếp:

- Thứ hai, trong quá trình làm thư ký cho bí thư tỉnh ủy, anh đã có những phát ngôn gì? Có phải chính anh đã nói: Cách mạng hàm ẩn trong đó sự hỗn độn nên đó là miếng đất màu để đẻ ra lũ quái thai, bọn cơ hội cặn bã! Anh còn nói đại ý: Cách mạng tuyệt đối không được sử dụng bọn vô sản lưu manh. Theo anh, có thành phần cố nông ở trong đó không? Nói thế anh định ám chỉ ai? Hừ, chúng ta chưa thoát được khỏi vòng ấu trĩ, vị thành niên. Anh đã nói vậy, giờ xin anh cho dẫn chứng. Ngoài ra, anh còn bảo: chủ nghĩa tập thể thô sơ triệt tiêu cá nhân là nguyên nhân tan rã của hợp tác xã, là tiền đề sinh ra tầng lớp lãnh đạo đặc quyền đặc lợi... Còn nữa, ai nói hay là chính anh đã nói: Trí thức không làm vua, nhưng dạy được vua. Người nghèo khổ rất dễ nhiễm thói lưu manh... Hà, rất nhiều vấn đề. Nhưng tạm thế đã. Nào, anh trả lời đi! Hay là để chúng tôi nhắc lại từng vấn đề.

- Anh Toàn, anh cười cợt cái gì thế? - Chợt, Cao kều vụt đứng dậy, sừng sộ xô về phía trước.

Toàn đâu có cười. Toàn chỉ vừa chợt nhớ một ý tưởng, một ảnh tượng bâng quơ nào đó thôi. Nhếch mép, Toàn đ

- Tôi không cười. Nhưng chả lẽ các anh có quyền cấm cả tôi cười?

- Yêu cầu nghiêm chỉnh.

Chặt khẽ cạnh tay xuống bàn, Thấp tè nghiến răng kèn kẹt:

- Một câu hỏi nữa đây. Anh nghe cho rõ và trả lời: Trước những ý kiến sai lạc của anh, bí thư Quyết Định tỏ thái độ thế nào? Có đồng tình không? Thêm nữa, có phải ở Hội nghị Mường Thông và nhiều lần sau đó bí thư đã nói với anh rằng, ông như người đi trong sương mù, chỉ nhìn được ba bước chân không?

- Mẹ kiếp! Toàn một lũ sách vở thối tha? - Dường như không chịu được nữa, Cao kều quát to một hơi.

Toàn mím chặt môi. Lúc này, Toàn vừa nghĩ tới câu: bệnh từ miệng chui vào, vạ từ miệng chui ra ông Căn nói hôm nào. Trớ trêu! Thế nào mà bọn họ còn dò la cả diễn tiến tư tưởng của bí thư Quyết Định! Ánh đèn bão hắt phía Toàn, soi tỏ một gương mặt câm lặng, ngạo nghễ và khinh thường.

Nghe tiếng thở sùy sùy ở ngoài sân, Toàn mở cửa, nhận ra ông Căn. Ông Căn đang vung tay duỗi chân tập bài thể dục buổi sáng.

- Dậy sớm thế, Toàn!

Ông Căn quay lại hỏi như lấy lệ. Toàn đáp vâng, như vô cảm. Rồi kéo cái khăn mặt vắt trên dây phơi ở hiên, đi xuống nhà bếp. Sương mây đang tơi rã trên mấy tràn ruộng phía trước. Hứng nước từ một lòng máng dẫn vào cái chậu men, tới khi nước tràn đầy. Toàn mới như sực nhớ. Nhưng, cúi xuống và đáng lẽ vục hai bàn tay cùng chiếc khăn vào lòng chậu rồi vã nước lên mặt thì anh đứng ngẩn. Trời! Ngũ Tử Tư con quan đầu triều Ngũ Sa chạy trốn hiểm họa Sở Bình Vương về với Ngô Phù Sai thời Chiến quốc bên Tàu, một đêm thức trắng nghĩ suy mà đổi thay cả nhan diện, tóc bạc trắng phơ hết. Còn anh, chẳng lẽ chỉ một đêm qua, mới ngoài ba mươi mà hình như tóc đã điểm nhiều sợi bạc? Không! Tuy có hao gầy, nhưng vẫn là anh với cái sắc diện hàng ngày, vẫn một gương mặt trái xoan, một sống mũi dọc dừa và hai con mắt trầm cảm tiềm ẩn một năng lực tư duy và một tấm lòng chia sẻ.

Đêm qua, thật tình là chưa bao giờ tư cách của Toàn bị xúc phạm nặng nề đến như thế. Toàn đã không đáp lại một câu hỏi nào của hai người nọ. Toàn đau lắm, Toàn uất lắm. Tất nhiên là đau hơn, uất hơn cái lúc bị hai gã thường trực và cảnh vệ gạt ra khỏi cuộc họp ở Hà Nội hồi nào. Như thế đó, dân chủ cởi mở còn là một mơ ước quá xa vời và không tưởng. Chính trị bao giờ mà chẳng là quyền lực, là tàn bạo, là sẵn sàng dày xéo lên nhân cách con người. Toàn đau uất ngấm nghía và sục sôi đến mức không tài nào chợp mắt được. Nhưng sau đó, hồi tâm nghĩ lại, Toàn thấy lòng thanh thản dần. Toàn thấy không còn giận hai người công an nọ nữa. Chức trách của họ là vậy. Động đến họ là lập tức họ xù lông nhím ra như cách nói hình ảnh của ông Đồng hôm nào, để tự vệ, để bảo vệ niềm tin của chính họ, bất cần biết là mình đang nhầm lẫn hoặc thiển cận. Toàn không giận họ. Cao kều và Thấp tè chỉ là đao búa, chỉ là thứ công cụ chỉ đâu đánh đay, chứ họ là cái gì với Toàn mà Toàn phải căm giận họ. Tất nhiên, ông Đồng nói sĩ khả sáất khả nhục là đúng với tâm trạng Toàn. Nhưng Toàn không trách cứ một cá nhân nào cả. Chính trị nơi môi trường tỉnh lẻ xưa nay vốn là nơi sinh ra thói ái kỷ, nó tự yêu mình quá và do vậy hóa thành định kiến, hẹp hòi, khắt khe, không chấp nhận nổi những tư tưởng ngoài hệ thống, khác lạ với quan niệm của nó. Nó chỉ yêu người trong nội giới của nó thôi, nó bài ngoại. Và một khi đã mắc vào vòng định kiến chật hẹp như thế thì nó còn cách xa sự thật hơn là thói ngu dốt. Tuy vậy, điều quan trọng lúc này với Toàn không phải là chỗ ấy. Quan trọng hơn với Toàn lúc này không phải là hệ thống quyền lực với những điều bất cập của nó. Quan trọng với Toàn lúc này chính là, trước mặt Toàn đang hiện hữu một trạng thái nhân thế sống động chuyển động như muôn đời vẫn chuyển động vậy. Quan trọng là cuộc sống được Toàn cảm nhận bằng sự sồng nguyên vẹn của nó kia. Nó là con người cụ thể, chứ không phải là những khái niệm khô cứng!

Một mình một ngựa, một mình một con đường, một ý tưởng, hình tượng đầy cảm hứng oai hùng kiêu hãnh này cũng đồng thời đã hàm chứa bên trong nó mặc cảm cô đơn rồi. Ông Quyết Định là thế. Toàn cũng vậy và những cá thể có ý thức về giá trị riêng của mình cũng không khác. Cuộc sống là vậy; tất cả đều phải sống trong lòng nó, cái chế phẩm của tạo hóa ngay từ khi ra đời đã có sự hòa trộn hữu cơ giữa vẻ đẹp anh hùng cao cả lãng mạn phi thường và thói đời nhỏ nhặt, tầm thường; thậm chí xấu xa, nham nhở. Cuộc sống là vậy. Là vậy, nhưng toàn bộ niềm tin yêu trong sáng Toàn vẫn dành trọn vẹn cho ông Quyết Định, người cán bộ chính trị ưu tú của phong trào, mang sứ mệnh mở đường cho lịch sử đi tới. Ông Quyết Định đã tạo nên một tượng đài tiêu biểu cho thế hệ ông, thế hệ thanh niên đầu tiên gặp gỡ và đi cùng cách mạng. Những cái khởi đầu đều là lớn lao, đều là vĩ đại. Ở đây tuyệt đối không có thói cơ hội, sự giả trá. Ở đây, cái đẹp là sự thủy chung, mang tính thuần nhất sáng trong. Là sự trung thành tuyệt đối. Là tinh thần tự nguyện triệt tiêu cả những ý tưởng và nguyọng của cá nhân mình để gìn giữ sự trung thành với tổ chức. Ông lớn lao, nhưng đồng thời cũng bất cập là thế. Gần gụi với ông Quyết Định, Toàn cũng thông cảm, chia sẻ với ông Đồng, ông Căn, ông Bình, ông Duyễn... Loại trừ thứ sản phẩm rác rưởi lẫn vào như Trần Quàn, họ là lớp cán bộ chuyên nghiệp đầu tiên của cuộc cách mạng công nông này. Họ đa tạp, phong phú, nhiều khía cạnh, gần gụi với đời sống dung dị thường ngày. Họ đáng yêu, đáng trân trọng chứ không đáng trách. Cũng như vậy thôi, với lớp cán bộ lãnh đạo của tỉnh đảng bộ, những ông Gia, ông Ké Lanh, ông Đình... thế hệ đầu tiên đi đến với cách mạng. Những người nông dân nghèo khổ. Một anh lính khố đỏ. Một người thợ cơ khí. Một ông hương sư. Một người thợ cắt tóc. Một chàng lãng tử... Những con người trực tiếp là nạn nhân của chế độ thực dân phong kiến tàn ác, có khổ, có thù, đã giác ngộ, mang trong mình khí thế quật cường của cả dân tộc, đã được tập hợp lại dưới lá cờ cách mạng, trong quá trình góp phần làm nên lịch sử, đã tạo nên tính cách riêng biệt của mình, tạo nên cả chuỗi hình tượng đẹp đẽ, vẽ nên chân dung diện mạo đặc trưng một thời, không lặp lại nữa của mình. Hạn chế của họ là hạn chế từ mặt hệ thống lý thuyết, từ thời đại từ mẫu hình cuộc sống. Nào ai đã có thể vượt qua được thời đại và thế hệ của mình! Do vậy cần phải công bằng. Bởi vì, dẫu thế nào thì cũng không thể phủ định được họ. Việc ông Văn Hiến đưa máy MTZ lên Na Ẳng chẳng lẽ chỉ thuần là biểu hiện của thói cơ hội tuy là ở ông có chất láu cá, ranh mãnh của một kẻ nghèo khó muốn vươn tới! Cũng vậy, hiển nhiên là ông Ké Lanh đã hoàn toàn yên tâm, rằng ông đã làm lợi cho cách mạng trong cả những công việc gọi là chỉ đạo vô cùng lẩm cẩm ngô nghê của mình! Cá tính, trình độ, nét dị biệt của từng người trong họ có khả năng gây ra những thất bại trong công việc, những cuộc trào tiếu dai dẳng, thậm chí làm sai lệch méo mó của sự phát triển; thẳng thắn hơn thì cũng có thể nói, họ mới chỉ là những kẻ vị thành niên, mới chập chững đang ở thời kì tập dượt, còn rất non nớt ấu trĩ, chưa gột rửa hết thói vị kỷ, tư túinhưng những phẩm chất tốt đẹp cơ bản ở họ, như lòng yêu nước, niềm hăng say chân thành với lý tưởng, tinh thần nhiệt tình, sự tận tụy đức hy sinh... làm sao có thể coi tất cả chỉ là hư vô!

Ông Căn đã tập xong động tác chân nhảy tay vỗ, thao tác cuối cùng của bài thể dục buổi sáng. Trên nhà văn phòng có tiếng máy điện thoại quay rè rè. Lát sau, ông Duyễn lê đôi dép tuột quai trước hấp tấp chạy xuống, mặt mày tươi tỉnh khác thường:

- May quá, ông Căn, ông Toàn ơi! Ông Bình dậy chưa?

- Tôi dậy rồi!

Trong buồng có tiếng ho khan. Roi ló ra ở khuôn cửa mái đầu lơ phơ tóc, và gương mặt có hai con mắt bàng bạc của ông Bình.

- May quá các ông ơi. Chị Yên vừa điện lên. Ông Quyết Định trở lại bình thường rồi. Đi tiểu như bò đái suốt đêm thì người đã xẹp lại và bây giờ đã tỉnh.

- Tốt quá!

- Còn ông Đồng?

- Nghe nói ông ấy không cho chụp X quang.

- Bố tướng gàn!

- Gàn thật lực chứ còn gì! - ông Duyễn nói - Còn về ông Quyết Định, Trung ương yêu cầu đi điều dưỡng dài hạn. Cho nên nội nhật hôm nay sẽ có quyết định cử ông Văn Hiến giữ chức trách quyền bí thư tỉnh ủy!

- Văn Hiến hả? - ông Căn nhâng nhâng cái quai hàm bành bạnh - Thằng cha cố nông láu tôm láu cá xuất thân Bật mã ôn này xem ra ghê gớm đây. Hừ, tuy vậy nghĩ đi nghĩ lại lúc này thấy lão này cũng có thể được chấp nhận! Thôi, cứ để thứ xem thế nào?

Cười hệ hệ, ông Duyễn nhìn ông Căn:

- Cụ thì lúc nào cũng móc máy thật lực tổ chấy người ta!

- Lão ấy được cất nhắc quyền cao chức trọng thì tôi ăn bàn ăn giải gì. Tháng này, thằng già này về hưu rồi. Nếu cần lại xách cái hòm tông đơ đi làm anh phó cạo cắt tóc rong vừa có ích cho đời vừa khỏe người, các vị ạ.

Ông Căn đủng đỉnh. Ông Bình tần ngần:

- Tiện đây cũng xin báo để các ông biết. Đầu tuần tới, tôi về huyện Bảo Sơn nhận công tác mới. Hôm qua, Ban tổ chức đã làm việc với ông Ké rồi. Thôi thì cũng cố dối già một hai năm nữa cho đến tuổi hưu trí.

- Kính chào bí thư huyện Bảo Sơn!

Ông Căn đưa tay lên đuôi mắt làm động tác chào, cất tiếng rõ to. Ông Duyễn nhíu mày:

- Các ông ạ, quả bom nổ chậm ở Cầu Nhò đào được công phần lớn cũng là nhờ ở tay Hưng. Tay này thế mà khá. Tôi đã gọi điện báo cho ông Văn Hiến đề nghị giảm án kỷ luật cho cậu ta. Thoạt đầu ông ấy vặn vẹo tôi thật lực về điều lệ. Sau có vẻ êm ê

Ông Bình hít hả thanh thản:

- Lên cao một bậc thì con mắt nhìn phải xa hơn và lòng dạ cũng phải rộng lượng ra một chút chứ!

Ông Duyễn như sực nhớ, giang hai tay ngơ ngác:

- Ơ, thế các ông đi hết, để mình tôi ở lại đây à? Nếu thế thì tôi cũng xin hưu thôi.

Ông Căn lim dim hai con mắt, chúm môi như thổi lửa:

- Thôi, ông chánh văn phòng. Lẽo đẽo đi từ Cách mạng mùa Thu năm bốn lăm, qua hai cuộc kháng chiến tới nay, tuy trình độ chỉ cơm chấm cơm thôi, nhưng chúng mình cũng đã làm được vô khối việc ích nước lợi dân đấy chứ. Nhưng mà thôi, cả ông Quyết Định và cả ông nữa, nếu cần mãn cuộc ở đây là phải rồi! Mà ông có tin không, thay thế chúng ta sẽ là một lớp đàn em, thông minh hơn, giỏi giang hơn, tốt đẹp hơn, vì được chuẩn bị, rèn giũa đến nơi đến chốn hơn?

Ông Duyễn nhìn Toàn như tìm nơi dựa cậy. Toàn nghĩ về một cuộc chia tay với ông Đồng.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx