sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 25

Eugène sung sướng có thể báo tin cho ông già hấp hối sự có mặt của một con gái ông, anh gần như vui mừng lúc về đến Đường Mới Sainte Geneviève.

Anh móc túi tiền để trả tiền ngay cho anh lái xe. Túi tiền của thiếu phụ trẻ, giàu, thanh nhã ấy đựng được bảy mươi quan. Lên đến đầu cầu thang, anh thấy Bianchon ông già Goriot, và thầy giải phẫu đang chữa cho ông, trước sự chứng kiến của vị bác sỹ. Họ đang đốt lưng ông với mấy huyệt ngải cứu, thứ thuốc cuối cùng của khoa học, thuốc không ích lợi. Bác sỹ hỏi:

- Ông cảm thấy các huyệt cứu không?

Ông già thoáng thấy Eugène trả lời:

- Chúng nó đến phải không cậu?

- Ông ta có thể qua được, ông nói được. - Nhà giải phẫu nói.

- Vâng, Delphine theo tôi. - Eugène trả lời.

- Này! Ông ta nói về con gái ông và kêu gào theo chúng nó như người nằm trên dùi sắt đòi uống nước vậy. Bianchon nói.

- Thôi, ngừng đi. Không làm gì được nữa. Ta không hứa ông ta được đâu. Bác sỹ nói với nhà giải phẫu.

Bianchon và y sỹ giải phẫu để ông già nằm xuống trên cái giường hôi hám.

- Tôi sẽ phải thay áo quần cho ông ta. Bác sỹ nói. Dầu không hy vọng gì nữa, ta cũng phải trọng cái nhân vị nơi ông ta.

Anh Bianchon, tôi sẽ trở lại, ông ta bảo chàng sinh viên. Nếu ông ta còn rên rĩ thì đặt á phiện trên bụng cho ông ta.

Nhà giải phẫu và vị bác sỹ đi ra.

- Này, Eugène, can đảm lên con! Bianchon bảo Rastignac lúc hai người còn lại một mình. Cần mặc cho ông ta cái sơ mi trắng và thay giường cho ông ta. Anh xuống gọi mụ Sylvie đem vải giường lên và lại giúp chúng ta.

Eugène đi xuống và thấy bà Vauquer đang bày bát đĩa với Sylvie. Rastignac vừa nói với bà ta mấy tiếng, thì bà lại gần anh, với vẻ chua chát ngọt lạt của một mụ bán hàng vừa không muốn thiệt hại về tiền, vừa không muốn mất khách hàng.

- Ông Eugène quí mến ơi, - Bà trả lời, - ông cũng biết hoàn toàn như tôi là ông già Goriot, không còn tiền. Đưa vải giường cho một người đang đảo ngược con mắt, là mất toi, cũng đắng như phải hy sinh một tấm để liệm. Vậy thì, ông vẫn đã mắc tôi 144 quan, thêm vào bốn mươi quan tiền vải giường, và vài thứ lặt vặt khác, cây nến mà Sylvie đã đưa cho ông, tất cả các thứ tính lại ít nhất cũng đến hai trăm quan, đàn bà quá khốn nạn như tôi không thể mất số tiền như thế được. Ẩy chà, ông nên công bình, ông Eugène ạ, tôi đã khá thiệt thòi từ năm ngày nay vì cái xui đã vào ở nhà tôi. Tôi có thể biếu mười bảy tiền vàng để cho ông lão ấy đi khỏi mấy hôm nay, như ông đã nói. Việc này làm xúc động khách hàng tôi lắm. Tôi có thể đem ông ta vào nhà thương với cái bệnh không đáng gì. Thôi thì ông cứ đặt mình vào địa vị tôi. Nhà hàng tôi trước mọi việc, đó là đời sống của tôi.

Eugène chạy gấp lên phòng ông Goriot.

- Bianchon, tiền cái đồng hồ đâu?

- Ở trên bàn kia, còn ba trăm sáu mươi mấy quan. Với tiền lấy được, tôi đã trả nợ của chúng ta. Giấy của nhà cầm đồ để ở dưới tiền đó.

- Đây, bà thanh toán tiền bạc chúng tôi đi. Ông Goriot không còn ở lâu tại nhà bà nữa đâu, và tôi…

Rastignac nói, sau khi ghê tởm vượt cầu thang xuống.

- Vâng, ông ta sẽ đi chân ra trước, tội nghiệp ông ta. - Bà Vauquer vừa nói vừa đếm hai trăm quan với vẻ nửa vui nửa buồn.

- Kết thúc công việc đi thôi. Rastignac nói.

- Sylvie, đưa vải giường và lên giúp mấy ông ấy trên kia.

- Ông đừng quên con Sylvie nhé, nó thức hai đêm rồi đấy. Bà Vauquer nói nhỏ vào tay Eugène.

Eugène vừa quay lưng thi mụ ta chạy lại chỗ mụ bếp:

- Lấy những tấm vài đã lật ra, ở sổ 7 ấy. Ừ! Đối với người chết, thế vẫn khá tốt rồi. Mụ nói nhỏ với Sylvie.

Eugène đã leo lên mấy cấp thang, anh không nghe lời mụ già chủ nhà.

- Nào mặc sơ mi cho ông ta đi. Bianchon nói. Đỡ ông thẳng lên.

Eugène lại bên đầu giường và nâng ông già sắp chết lên. Bianchon cởi sơ mi ông ra, và ông già cử động như muốn giữ vật gì trên ngực ông rồi thốt những tiếng rên rĩ không nghe rõ, giống như kiểu các con vật kêu lên lúc quá đau đớn.

- Ồ, Ồ! - Bianchon nói - Ông ta đòi một dây bằng tóc và cái mề-đay nhỏ mà lúc nãy chúng tôi đã lấy của ông ta để đặt ngải cứu cho ông. Tội nghiệp cho ông ta! Phải đeo vào lại cho ông ta, Những vật kia ở trên lò sưởi.

Eugène đi lấy một sợi dây bím lại bằng những sợi tóc màu vàng xám, chắc là tóc bà Goriot. Trên chiếc mề đay nhỏ, anh đọc một bên: Anastasie, và bên kia: Delphine. Hình ảnh quả tim ông luôn luôn nằm trên tim ông. Những món tóc quăn nằm trong mề-đay rất mịn, chắc đã cắt lúc hai cô gái còn trong tuổi thơ ấu. Lúc cái mề-đay chạm vào ngực ông già thở một cái “hực” dài biểu lộ lòng thoả mãn trông đến khiếp sợ.

Đó là một trong những tiếng dội cuối cùng của cảm giác ông, cảm giác ấy tựa hồ như đã thu mình ở một nơi ta không biết, nhưng nơi đó thu phát tình cảm của chúng ta. Một vẻ sung sướng bệnh hoạn hiện trên bộ mặt nhăn nhó của ông. Hai chàng sinh viên xúc động trước cái mãnh lực của tình cảm tồn tại sau tư tưởng, hai chàng để rơi những giọt nước mắt nóng hồi trên mình người sắp chết, ông ta sung sướng hét lên:

- Nasie, Fifine!

- Ông ta còn sống - Bianchon nói.

- Như thế có ích gì cho ông ta đâu? - Sylvie nói.

- Ông sống để đau khổ. - Rastignac trả lời

Sau khi làm dấu cho bạn anh bắt chước theo anh, Bianchon quỳ xuống để đưa cánh tay xuống dưới nhượng chân bệnh nhân, trong lúc Rastignac cũng làm như vậy phía bên kia giường để đưa tay xuống dưới lưng ông. Sylvie sẵn sàng ở đó để kéo vải giường ra lúc ông già được nâng lên, và để thay bằng những tấm vải nàng đã mang đến. Do những giọt nước mắt đánh lừa ông, ông già dùng hết sức tàn cuối cùng để dang hai tay ra, ông bắt gặp ở hai cánh giường hai cái đầu của hai chàng sinh viên, ông nắm chặt hai đầu tóc, rồi người ta nghe tiếng khẻ nói:

- Ồ! Hai thiên thần của tôi.

Hai tiếng nói, hai tiếng thì thầm được nhấn mạnh bởi linh hồn bay theo tư tưởng ấy.

- Ông già thân mến khốn nạn thay! Sylvie nói.

Nó xúc động vì lời than miêu tả một tình cảm tối thượng mà một sự lừa dối ghê gớm và vô tình đã làm phấn khích một lần cuối cùng.

- Hơi thở cuối cùng của người cha kia tất phải là một hơi thở hoan hỉ. Hơi thở ấy biểu lộ cả cuộc đời ông, ông lại lầm lần nữa. Ông già Goriot được đặt lại giường một cách thành kính.

Từ giây phút này, bộ mặt ông giữ dấu vết đau đớn của trận tranh đấu giữa nguồn sống và cái chết trong một bộ máy không còn ý thức cảm giác vui mừng và đau khổ của con người. Sự tàn phá huỷ diệt chỉ còn là vấn đề thời gian.

- Ông ta sẽ như vậy trong vài giờ, và sẽ chết mà không ai biết, ông ta cũng không thở dốc nữa. Óc não ông có lẽ đã bị hoàn toàn xâm nhập rồi.

Vừa lúc ấy, người ta bỗng nghe ở cầu thang tiếng chân bước của một thiếu phụ đang hổn hển đến chậm.

- Nàng đến quá chậm! - Rastignac nói.

Không phải Delphine đến, mà là Thérèse, con bồi phòng của nàng. Thérèse nói:

- Ông Eugène ơi, ông và bà tôi đã cãi nhau một trận dữ dội về việc bà tôi hỏi số tiền cho ông thân bà. Bà đã ngất xỉu, thầy thuốc có đến và phải trích huyết cho bà. Bà kêu la: “Cha tôi đang chết, tôi phải thăm cha tôi!”. Ôi, những tiếng kêu gào thật đứt ruột.

- Thôi Thérèse à. Dẫu bà ta đến bây giờ cũng bằng thừa, cụ Goriot không còn hay biết gì nữa.

- Khốn khổ thay cho ông cụ thân mến, thế này, đau khổ cho ông quá! - Thérèse nói.

- Ông không cần đến tôi nữa, tôi phải đi xem săn sóc bữa cơm tối đây, đã bốn giờ rưỡi rồi. - Sylvie nói, và nàng xuýt chạm phải bà De Restaud ở đầu cầu thang. Sự xuất hiện của nữ bá tước De Restaud là một xuất hiện nghiêm trọng và khủng khiếp. Nàng nhìn cái giường người chết mập mờ dưới ánh sáng của một ngọn nến duy nhất và khóc dầm dề lúc trong thấy mặt ông già còn thoi thóp vì những cái rung chuyển cuối cùng của sức sống. Bianchon kín đáo rút lui.

- Tôi không có thể thoát đi được sớm hơn. Nữ bá tước nói với Rastignac.

Chàng sinh viên buồn bã gật đầu. Bà De Restaud cầm tay cha bà lên hôn.

- Ba tha tội cho con, Ba ơi, Ba vẫn bảo là tiếng nói của con sẽ gọi cha ra khỏi mồ; vậy thì cha sống lại một lát để ban phúc cho đứa con gái đây ăn năn hối tiếc của Ba. Ba nghe con với. Điều này thật ghê gớm! Từ nay con chỉ còn nhận được lời ban phúc của Ba ở thế gian này. Mọi người đều thù ghét con, chỉ mình cha thương con. Cả mấy đứa con của con, chúng cũng sẽ ghét con. Ba đem con theo với Ba, con sẽ thương yêu Ba, con sẽ săn sóc Ba. Ông không còn nghe được nữa. Tôi điên mất…

Nàng quỳ xuống, và ngắm nghía cái xác tàn tạ với vẻ sảng sốt

- Tai họa của tôi thật hoàn toàn. - Nàng nhìn Eugène mà nói - ông De Trailles bỏ đi, để lại đây nhiều nợ to, và tôi biết ông ta đã phản bội tôi. Chồng tôi sẽ không khi nào tha thứ cho tôi, và tôi đã để ông ta làm chủ cả gia tài của tôi. Tôi đã hết cả ảo tưởng rồi. Ôi! Vì ai mà tôi đã phản bội tấm lòng duy nhất (nàng chỉ ông già nàng) trong ấy tôi được thương yêu. Tôi đã không nhìn nhận ông, đã xua đuổi ông, đã gây cho ông nghìn cái đau khổ, thật là bỉ ổi cho tôi!

- Ông cụ đã biết điều đó.

Lúc ấy ông Goriot bỗng mở mắt ra, nhưng là do một co giật của gân. Cử chỉ biểu lộ hy vọng của bà bá tước trông cũng hãi hùng như con mắt của ông già hấp hối.

- Ông có nghe tôi không? Bà bá tước phu nhân thét lên. Không bà ta tự nói và ngồi xuống gần cái giường.

Bà De Restaud vừa tỏ ý muốn canh giữ ông già, Eugène liền xuống lầu ăn uống đôi chút. Các khách trọ đã tụ tập. Nhà hoạ sĩ hỏi anh ta:

- Ê, hình như ta sắp có một cái chết nho nhỏ trên ấy phải không?

- Anh Charles này, hình như anh nên đùa giỡn về một đề tài ít bi đát hơn mới phải. Eugène đáp.

- Vậy chúng ta không thì cười ở đây nữa sao? Bianchon đã bảo ông già không còn biết gì nữa, thì còn ăn thua gì đâu. - Anh hoạ sĩ nói lại.

- Ôi, như vậy ông ta sẽ chết cũng như ông ta đã sống. Anh nhân viên Bảo tàng viện nói.

- Cha tôi chết rồi! Bà bá tước thét lên.

Qua tiếng la thét ghê tởm ấy, Sylvie, Rastignac và Bianchon chạy lên và thấy bà De Restand đã ngất xỉu. Sau khi làm cho bà ta hồi tỉnh mấy người đã mang bà ta ra xe ngựa đang đợi bà. Eugène gửi bà cho Thérèse săn sóc và truyền cho cô ta đem bà lại nhà bà De Nucingen.

- Ôi, ông già chết thật rồi. Bianchon nói vừa đi trở xuống.

- Thôi mời cả ông vào bàn, xúp sắp nguội mất. Bà Vauquer bảo.

Hai chàng sinh viên ngồi xuống bên cạnh nhau.

- Phải làm gì bây giờ đây! - Eugène hỏi Bianchon.

- Ồ, tôi đã khép mắt ông ta rồi, và tôi đã đặt ông nằm ngay ngắn. Lúc ông bác sỹ của toà Thị chánh xác nhận lời khai tử của chung ta, ta sẽ may ông ta vào vải liệm, rồi sẽ chôn ông ta, Anh còn muốn gì cho ông ta nữa?

- Ông ta sẽ không ngửi bánh mì như vậy nữa nhỉ. Một người khách trọ nói vừa bắt chước bộ điệu nhăn nhó của ông già.

- Trời đất ơi! Quý vị có để yên ông già Goriot không, và đừng bắt chúng tôi nhai nuốt ông nữa, vì từ một tếng đồng hồ người ta đa đề cập đến ông bất cứ về một vấn đề gì. Ông giám thị nói. Một đặc ân của cái thành phố Paris tốt lành này, là người ta có thể sinh đẻ sống chết ở đây mà không ai để ý đến mình. Ta nên hưởng những cái văn minh vậy. Có sáu chục người chết hôm nay, các người có rnuốn thương xót về những cái chết chóc ở Paris không nào? Ông già Goriot chết toi rồi à, càng hay cho ông ta! Nếu các người thương yêu ông ta thì đi canh giữ ông ta đi, và để chúng tôi ăn uống yên ổn.

- Ồ! đúng thế, ông ta chết càng hay cho ông. Hình như ông già khốn nạn lúc sinh tiền cũng đã gặp bao thứ bất mãn rồi. Bà quả phụ nói.

Đó là lời văn tế độc nhất đối với một người mà Eugène xem như là tiêu biểu mối tình của người làm cha. Mười lăm người khách trọ nói chuyện với nhau như lúc bình thường. Lúc Eugène và Bianchon ăn xong, tiếng muỗng nĩa, tiếng cười nói chuyện trò, những vẻ khác biệt của những bộ mặt ham ăn và lạnh lùng vẻ vô tâm của họ, tất cả làm cho hai người ghê tởm đến ớn lạnh.

Hai người ra đi tìm một giáo sĩ để ban đêm canh giữ và đọc kinh cho người chết. Họ phải tính toán sắp đặt tang lễ cho ông già với số tiền nhỏ mọn ho có thể sử dụng.

Vào khoảng chín giờ tối, xác chết được đặt trên lòng giường có đái, giữa hai cây nến. Trong cái phòng, và một giáo sĩ đến ngồi bên cạnh. Trước khi đi ngủ Rastignac hỏi vị tu sĩ về giá cả buổi lễ và xe tang, rồi anh ta viết mấy chữ cho Nam tước De Nucingen và bá tước De Restaud bảo hai ông cho người đến lo liệu phi tổn về đám tang. Anh ta cho thằng Christophe đến nhà hai ông, rồi ngủ thiếp vì quá mệt.

Sáng hôm sau, Bianchon à Rastignac phải đi khai tử và sự khám xét hoàn tất lúc mười hai giờ trưa. Hai giờ sau chẳng có một ông rể nào gửi tiền đến và cũng chẳng có ai thay mặt hai người, mà Rasignac đã phải trả tiền cho vị giáo sĩ rồi. Mụ Sylvie đòi mười quan để liệm và may ông già trong vải liệm. Eugène và Bianchon tính rằng nếu thân nhân của người quá cố không muốn dây dưa gì đến, hai người chỉ còn đủ tiền để chi về các phí tổn. Anh sinh viên trường Thuốc bèn tự nhận phần liệm ông già vào một quan tài dành cho kẻ bần cùng mà anh mua rẻ ở nhà thương đem về.

- Ê, hình như ta sắp có một cái chết nho nhỏ trên ấy phải không?

- Anh Charles này, hình như anh nên đùa giỡn vẽ một đề tài ít bi đát hơn mới phải. Eugène đáp.

- Vậy chúng ta không thì cười ở đây nữa sao? Bianchon đã bảo ông già không còn biết gì nữa, thì còn ăn thua gì đâu. - Anh hoạ sĩ nói lại.

- Ôi, như vậy ông ta sẽ chết cũng như ông ta đã sống. Anh nhân viên Bảo tàng viện nói.

- Cha tôi chết rồi! Bà bá tước thét lên.

Qua tiếng la thét ghê tởm ấy, Sylvie, Rastignac và Bianchon chạy lên và thấy bà De Restand đã ngất xỉu. Sau khi làm cho bà ta hồi tỉnh mấy người đã mang bà ta ra xe ngựa đang đợi bà. Eugène gửi bà cho Thérèse săn sóc và truyền cho cô ta đem bà lại nhà bà De Nucingen.

- Ôi, ông già chết thật rồi. Bianchon nói vừa đi trở xuống.

- Thôi mời cả ông vào bàn, xúp sắp nguội mất. Bà Vauquer bảo.

Hai chàng sinh viên ngồi xuống bên cạnh nhau.

- Phải làm gì bây giờ đây! - Eugène hỏi Bianchon.

- Ồ, tôi đã khép mắt ông ta rồi, và tôi đã đặt ông nằm ngay ngắn. Lúc ông bác sỹ của toà Thị chánh xác nhận lời khai tử của chung ta, ta sẽ may ông ta vào vải liệm, rồi sẽ chôn ông ta, Anh còn muốn gì cho ông ta nữa?

- Ông ta sẽ không ngửi bánh mì như vậy nữa nhỉ. Một người khách trọ nói vừa bắt chước bộ điệu nhăn nhó của ông già.

- Trời đất ơi! Quý vị có để yên ông già Goriot không, và đừng bắt chúng tôi nhai nuốt ông nữa, vì từ một tếng đồng hồ người ta đã đề cập đến ông bất cứ về một vấn đề gì. Ông giám thị nói. Một đặc ân của cái thành phố Paris tốt lành này, là người ta có thể sinh đẻ sống chết ở đây mà không ai để ý đến mình. Ta nên hưởng những cái văn minh vậy. Có sáu chục người chết hôm nay, các người có rnuốn thương xót về những cái chết chóc ở Paris không nào? Ông già Goriot chết toi rồi à, càng hay cho ông ta! Nếu các người thương yêu ông ta thì đi canh giữ ông ta đi, và để chúng tôi ăn uống yên ổn.

- Ồ! đúng thế, ông ta chết càng hay cho ông. Hình như ông già khốn nạn lúc sinh tiền cũng đã gặp bao thứ bất mãn rồi. Bà quả phụ nói.

Đó là lời văn tế độc nhất đối với một người mà Eugène xem như là tiêu biểu mối tình của người làm cha. Mười lăm người khách trọ nói chuyện với nhau như lúc bình thường.

Lúc Eugène và Bianchon ăn xong, tiếng muỗng nĩa, tiếng cười nói chuyện trò, những vẻ khác biệt của những bộ mặt ham ăn và lạnh lùng vẻ vô tâm của họ, tất cả làm cho hai người ghê tởm đến ớn lạnh. Hai người ra đi tìm một giáo sĩ để ban đêm canh giữ và đọc kinh cho người chết. Họ phải tính toán sắp đặt tang lễ cho ông già với số tiền nhỏ mọn họ có thể sử dụng. Vào khoảng chín giờ tối, xác chết được đặt trên lòng giường có đái, giữa hai cây nến. trong cái phòng, và một giáo sĩ đến ngồi bên cạnh. Trước khi đi ngù Rastignac hỏi vị tu sĩ về giá cả buổi lễ và xe tang, rồi anh ta viết mấy chữ cho Nam tước De Nucingen và bá tước De Restaud bảo hai ông cho người đến lo liệu phi tổn về đám tang. Anh ta cho thằng Christophe đến nhà hai ông, rồi ngủ thiếp vì quá mệt.

Sáng hôm sau, Bianchon à Rastignac phải đi khai tử và sự khám xét hoàn tất lúc mười hai giờ trưa. Hai giờ sau chẳng có một ông rể nào gửi tiền đến và cũng chẳng có ai thay mặt hai người, mà Rasignac đã phải trả tiền cho vị giáo sĩ rồi. Mụ Sylvie đòi mười quan để liệm và may ông già trong vải liệm. Eugène và Bianchon tính rằng nếu thân nhân của người quá cố không muốn dây dưa gì đến, hai người chỉ còn đủ tiền để chi về các phí tổn. Anh sinh viên trường Thuốc bèn tự nhận phần liệm ông già vào một quan tài dành cho kẻ bần cùng mà anh mua rẻ ở nhà thương đem về.

- Anh chơi xỏ mấy thằng khả ố kia một vố đi. - Bianchon bảo Eugène - Anh đi mua một miếng đất ở nghĩa địa Père Lachaisc trong năm năm, và đặt một đám tang hạng ba ở nhà thờ, và ở sở đưa đám. Nếu tụi rể và con ông già từ chối không hối tiền lại cho anh, anh sẽ cho khắc lên trên mộ: “Đây an nghỉ: ông Goriot, thân phụ của nữ bá tước De Restaud và nữ Nam tước De Nucingen, được chôn cất nhờ tiền hai sinh viên”.

Eugène chỉ theo lời bạn anh sau khi đến nhà ông bà nam tước De Nucingen và ông bà bá tước De Restaud mà vô hiệu quả. Anh ta không qua khỏi được cửa hai nhà ấy. Hai người gác cổng đã nhận được lệnh rất nghiêm khắc, bảo:

- Hai ông bà không tiếp ai cả. Phụ thân các ngài vừa mất và hai ông bà đang quá khổ tâm.

Eugène đã khá kinh nghiệm về xã hội Paris nên biết rằng không nên khẩn khoản gì nữa. Tim anh ta thắt lại lúc thấy không thể nào gặp được Delphine. Anh ta viết tại phòng anh gác cổng:

“Nên bán một món trang sức để ông già được đưa đến nơi ở cuối cùng của ông một cách đàng hoàng”.

Anh ta niêm thơ lại rồi nhờ người gác dang giao lại Thérèse để đưa cho nữ chủ nhân của nó; nhưng anh này đã trao thơ cho nam tước De Nucingen, và nam tước đã ném phong thơ vào lửa.

Sau khì sắp đặt xong mọi việc, Eugène trở về nhà trọ lúc ba giờ chiều, và anh không thể cầm được nước mắt lúc anh nhìn thấy cái cái cửa xấu xí kia cái quan tài chỉ trùm tấm vải đen và đặt trên hai chiếc ghế, trong con đường hiu quạnh. Một cây rảy nước thánh. Cửa cũng không giăng vải đen. Đây là một đám táng người nghèo chẳng có chút phô trương, cũng không có người đi theo, không bạn bè, không thân quyến. Bianchon phải ở lại nhà thương, nên đã viết giấy cho Rastignac hay công việc anh đã thu xếp với nhà thờ. Anh nói tổ chức lễ mi-sa quá tốn kém, chỉ cần một lễ kinh vãn khoá ít tốn hơn và anh ta đã cho thằng Christpohe cầm thơ đi đến Sở Đám táng về việc ấy. Lúc Eugène đọc xong mảnh giấy viết nguệch ngoạc của Bianchon, anh bỗng thấy trong tay bà Vauquer cái mề đay vành vàng đựng tóc hai cô con gái.

- Sao bà dám lấy cái đó? Anh ta nói.

- Ủa! Phải chôn ông già với cái đó sao? Bằng vàng mà! - Sylvie nói

- Tất nhiên! Ít ra cũng để ông ta đem theo vật duy nhất có thể tiêu biểu được hai con gái của ông. Rastignac giận dữ nói.

Lúc xe tang đến, Eugène đưa quan tài lên, nay định ra, rồi kính cẩn đặt lên ngực ông già cái hình của Delphine và Anastasie lúc lúc còn nhỏ, trinh tiết và trong trắng, và “không lý luật” như ông ta đã nói trong lúc hấp hối. Chỉ Rastignac và Christophe với hai người phu đám ma đi theo xe tang, đưa ông khốn nạn đến nhà thờ Saint Etienne du Mont gần Đường Mới Sainte Geneviève.

Đến đó, quan tài được đưa vào một giáo đường nhỏ, thấp và tối tăm. Chàng sinh viên nhìn quanh không thấy hai cô gái của ông già, hoặc chồng hai cô. Anh ta vỏn vẹn một mình với thằng Christophe, thằng nhỏ nghĩ mình có bổn phận cuối cùng đối với một người đã cho nó ít tiền quà bánh. Trong lúc chờ đợi hai vị giáo sĩ, đứa bé nhạc đội và người phụ lễ, Rastignac nắm tay thằng Christophe mà không thốt được một lời.

- Ông Eugène à, ông già đúng là một người trung hậu thật thà, không hề có tiếng gì nặng nhẹ, không hề hại ai và làm gì quấy.

Hai vị giáo sĩ thằng nhỏ ở nhạc đội và người phụ lễ đến và hành lễ tất cả những gì đủ cho số tiền bảy mươi quan, trong thời buổi mà tôn giáo chưa đủ phong phú để cầu nguyện không tiền. Họ hát một bản tụng ca, đọc bài kinh siêu độ, bài siêu thăng. Buổi lẽ dài hai mươi phút. Chỉ có một xe tang cho giáo sĩ và tên đồng ca, và họ nhận cho Eugène và Christophe ngồi chung với họ. Vị giáo sĩ nói:

- Không có ai đưa đám táng, chúng ta có thể đi nhanh, để khỏi trễ, năm rưỡi rồi.

Song lúc quan tài đã đặt vào xe tang, có hai xe ngựa có mang huy hiệu, nhưng không người, xe của bá tước De Restaud và xe của nam tước De Nucingen đến và theo sau đám tang tận nghĩa địa Père La Chaise. Sáu giờ, thi hài của ông già Goriot được đặt xuống huyệt. Chung quanh huyệt là những tôi tớ của con gái ông. Sau khi giáo sĩ tụng bài kinh ngắn do số tiền của anh sinh viên trả, các người ấy với các người nhà thờ cũng biến mất. Lúc hai người phu đào huyệt ném vài thuổng đất lên quan tài để lấp kín, họ ngẩng lên và một trong hai người xin Rastignac tiền quà nước. Eugène móc túi chẳng lấy gì, anh phải mượn thằng Christophe hai cắc. Sự việc ấy tuy nhỏ men cũng gây cho Rastignac một cơn buồn ghê gớm.

Hoàng hôn xuống, một buổi hoàng hôn ẩm ướt làm bứt rứt tâm thần, Eugène nhìn cái mồ và chôn vào đó giọt nước mắt cuối cùng của tuổi thanh niên của anh, giọt nước mắt rơi do những cảm xúc thiêng liêng cúa một tấm lòng thanh khiết, giọt nước mắt rơi xuống đất, sẽ từ đất phản chiếu lên tận trời. Anh ta khoanh tay nhìn trời. Thấy anh như vậy, Christophe bỏ đi.

Rastignac ở lại một mình, bước vài bước về phía cao của nghĩa địa và thấy thành Paris nằm quanh co dọc theo hai bờ sông Seine, ở đó đèn đã bắt đầu chói sáng. Mắt anh chăm chú gần thèm khát vào khoảng giữa công trường Vendôme và vòm nhà Phế bệnh viện, chỗ sinh hoạt của cái xã hội đẹp đẽ mà anh đã muốn tiếng vào. Anh ném vào tổ ong ồn ào ấy một cái nhìn hình như muốn hút mật ra trước, và thốt ra mấy tiếng vĩ đại:

“Bây giờ đến phiên hai chúng đây!”

Và, để khai diễn màn đầu của sự anh ta khiêu khích xã hội, Rastignac lại dùng bữa tối tại nhà bà De Nucingen.

HẾT


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx