sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 5: Tướng Cướp Đổi Mạng - IV

IV

Reng… reng…

Hai tiếng reng reng ngắn. Rồi im. Rồi nửa phút sau lại reng reng liên tiếp. Đúng ba lần như thế.

Ông cò Lương khua chân tìm giép. Ông chưa ngủ. Thần trí ông còn đầy ấp những sự vẩn vơ song mí mắt ông nặng chĩu, tay chân ông mỏi rừ. Ông ngồi nghỉ trên giường, chưa xuống vội. Reng reng... reng reng... Kỳ quặc... ai đến tìm mình vào giờ này? Ông tự hỏi. Và ông tự trả lời ngay «chắc là mấy ông mãnh trong Sở». Họ lục lọi trong vùng, tiện chân tạt qua nhà ông, kiếm hớp rượu hoặc một cái gì đỡ đói lòng. Tuy nghèo ông rất tốt. Không những tốt với bạn thân, bạn đồng liêu, ông còn tốt với tất cả. Anh em cùng Sở đến nhà ông đều được tiếp rước hậu hĩ. Đàn gà vịt của ông được nuôi béo ngậy để bán lấy tiền gia tăng ngân quỹ gia đinh vì lương tháng một thẩm sát viên công an thanh liêm chỉ đủ ăn trong một, hai tuần lễ. Vậy mà ông luôn luôn mổ thịt thết bạn. Không khéo họ nghe nói ông mới thả cá chép trong ao họ mò đến xin cũng nên... Hừ... thiếu gì lúc, lại gõ cửa ban đêm...

Ông mở đèn phòng khách. Tiếng reng reng ngưng bặt. Anh đèn sáng vừa cho khách thấy là ông đang ở nhà. Khách lên tiếng:

- Tôi đây.

Một giọng hơi lạ. Vùng ông sống rất an ninh, chưa hề xảy ra cướp bóc. Vả lại, ông cũng chẳng có tiền bạc dư dật, hoặc vàng bạc, kim cương để quân gian chiếu cố. Tuy vậy, ông vẫn chưa mở cửa.

- Tôi là ai?

Từ hàng hiên rộng bên ngoài vẳng vào tiếng đàn ông:

- Tôi đây mà... “ông phắc-tơ”...

Phải là nhân viên trong Ban Điều tra như ông mới biết được hỗn danh «ông phắc-tơ». Ông bèn nhấc cái trốt sắt rồi mở khóa...

Gió ngoài vườn ùa vào. Khách là một thanh niên chưa đến ba mươi, khổ mặt xương xương, nước da xanh tái mặc dầu thân hình vạm vỡ, bờ vai dày cộm. Ông cò Lương lùi lại, nhìn khách bằng thái độ ngờ ngợ.

Khách tiến vào xa-lông. Ông cò Lương hỏi:

- Ông cần tôi?

Khách gật đầu:

- Vâng.

- E ông lầm. Tôi chưa được hân hạnh biết ông.

- Không lầm đâu. Chúng mình đã gặp nhau. Một lần. Cách đây không lâu. Chỉ gặp mỗi một lần nhưng phải nhớ mãi.

Giọng khách khàn khàn, chắc nịch, có vẻ ngạo nghễ. Khách chỉ cánh cửa:

- Đóng lại, ông ơi. Tôi đinh ninh ông nhớ. Тhì ra ông quên. Phú quý thường làm con người chóng quên. Ông ơi, ông nhìn tôi lần nữa đi. Nào... ông đã nhận ra tôi chưa?

Ông cò Lương bật ra tiếng ồ kinh ngạc, nửa mừng nửa sợ. Ông đã nhận ra người lạ. Lối nói và lối cười (bất cần thiên hạ) ấy ông đã nghe một lần song đã khắc sâu vào tâm não.

Ông reo vui và chìa tay:

- À, ông... ông bạn ân nhân ở Vũng Tàu.

Khách cười:

- Đúng. Chúng mình đã được quen nhau 7 tháng trước ở bãi biển Vũng Tàu.

Ông cò Lương có cảm giác như bị nhiều mũi kim nhọn đâm vào lồng ngực. Trái tim đập thình thịch, ông quan sát khách từ đầu xuống chân. Tóc khách rối bù, dính đất bùn, chứng tỏ khách té ngã trong mưa. Quần áo khách ướt nhèm cũng dính đất bùn bẩn thỉu. Nhưng điều làm ông cò Lương lo lắng không yên là những vết máu trên mình khách. Máu trên vai, trên cẳng tay. Máu trên bắp đùi. Máu loang lổ khắp nơi.

Ông cò Lương hỏi, rụt rè:

- Ông bị thương?

Khách cười nhạt:

- Không lẽ những vết đỏ trên áo tôi là mực.

- Ông bị nạn xe hơi?

- Hừ... tôi lái xe rất giỏi. Chiếc 2 ngựa cà tàng của tôi đã được bán rẻ cho tiệm đồng nát. Từ mấy tháng nay tôi không dùng xe riêng nữa... Tôi có ý nghĩ là ông đang bối rối. Sự thực đang hiện ra rõ ràng trước mắt ông, song ông cố tình lẩn trốn.

- Tội nghiệp... ông bị đạn.

- Vâng... bị nhiều phát đạn cùng một lúc. Họ nã tiểu liên vào tôi. Hai ba sạt- giơ bắn liên tục. Họ bắn cà-mèng, nếu họ giỏi hơn một chút, tôi đã gục chết. Nhưng ông ơi, xương vai tôi bị gẫy. Viên thứ nhì chui qua bắp vế. Tôi mất máu khá nhiều...

- Ông đừng ngại, tôi có sẵn xe. Tôi chở ông đi nhà thương ngay.

- Cảm ơn. Ông dư biết tôi không thể đi nhà thương. Mặc dầu vai tôi cần được bó bột. Ông vòng vo Tam quốc làm gì nữa. Tôi làm nghề gì, ông đã rõ. Tại sao tôi trúng đạn, ông đã rõ. Tên tôi là gì, ông đã rõ... Tôi muốn tự ông nói ra...

- Ông là Đỗ Đại Nhân.

- Đúng. Tên cúng cơm là Đỗ Đại Nhân. Còn tên giả thì hàng chục, đến tôi cũng không nhớ hết. Tôi là chánh đảng Bướm Vàng... Chánh đảng Bướm Vàng với kẻ nhảy xuống biển cứu con ông, vợ ông tại Bãi Sau chỉ là một. Ông đã nghe rõ chưa?

Tôi là tướng cướp Đỗ Đại Nhân. Toàn thể nhân viên an ninh đang rượt bắt tôi...

Ông cò Lương lặng người trong giây lát. Rồi ông lấy tay dụi mắt như vẫn chưа tin những việc đang xảy ra là sự thật, sự thật trăm phần trăm:

- Ông Đại Nhân, chắc ông chưa biết tên tôi và nghề nghiệp của tôi... Vì tôi nghĩ rằng...

- Ông lại lẫn trốn sự thật nữa rồi. Dầu sao tôi cũng là kẻ có học thức. Tôi là tên tướng cướp đầu tiên đậu Tú Tài và có hai chứng chỉ đại học. Tôi ham đọc sách, ham tìm tòi... Tôi rất chín chắn, bất cứ việc gì cũng suy tính trước. Ông đừng tưởng tôi mù tịt về ông. Phải... khi tôi lao đầu xuống biển thì tôi mù tịt thật. Nhưng sau đó, ông đã tự xưng tên họ. Ông lại đưa tấm thiếp của ông cho tôi, kèm theo lời mời mọc tha thiết. Tôi xin nhắc lại lời mời hôm ấy: «tôi là Nguyễn Văn Lương, thẩm sát viên Công an. Nhà riêng của tôi ở... Yêu cầu ông cho biết quý danh để gia đình tôi đến tận nơi cảm tạ.»

Tự dưng ông cò Lương nổi giận đùng đùng. Mặt đỏ gay, ông mở cửa:

- Phiền ông đi ngay.

Đại Nhân nhún vai, nét mặt không thay đổi:

- Ông nhất quyết đuổi tôi?

- Phải, ông nên rời khỏi nhà này trước khi tôi đổi ý kiến. Dầu sao tôi cũng là thẩm sát viên Công An.

Không đáp, tướng cướp Đỗ Đại Nhân từ từ bước ra cửa. Trên nắp tủ buýp-phê đựng ly tách kê sát tường bên trái được đặt một bức hình mầu mới chụp. Bức hình toàn gia ông cò Lương. Bé Hồng Điệp ngồi giữa, trong vòng tay âu yếm của cha và mẹ. Miệng nó cười rí rỏm đáng yêu. Mắt nó mở rộng, hồn nhiên và khả ái.

Tướng cướp Đại Nhân đứng lại:

- Đẹp quá, giống quá!

Ông cò Lương giật bắn châu thân như vừa chạm dòng điện:

- Anh nói cái gì đẹp, cái gì giống?

Vô tình ông gọi Đại Nhân bằng anh. Tiếng anh còn ngại ngùng, chưa bộc lộ thân mật, song đã báo hiệu sự gần gũi. Đại Nhân tiến sát tủ buýp-phê, ngón tay trỏ dí vào bức ảnh:

- Cặp mắt và lông mi. Đẹp thật. Giốug thật. Tôi chưa từng thấy mắt và mi ai như vậy.

Tên tướng cướp nói đúng, vợ ông cò Lương có cặp mắt và vành mi mĩ tú và quý phái khác thường. Xuống đến bé Hồng Điệp, cặp mắt và vành mi giống mẹ như đúc cùng khuôn, tuy nhiên ai cũng có cảm tưởng là nó mĩ tú và quý phái hơn. Hồi bé Hồng Điệp lên 5, vợ chồng ông Lương vào Chợ Lớn cân thuốc Bắc tình cờ gặp một ông thầy tướng Tàu nổi danh. Ông thầy tấm tắc khen ngợi cặp mắt và vành mi của bé. Theo lời ông thầy, bé Hồng Điệp sẽ được hưởng phú quý trọn đời. Mi của bé là mi ngọa-tằm, nghĩa là mi hình con tằm đang ngủ, yêu kiều mà đoan chính. Mắt của bé mới kỳ diệu. Đẹp nhất đối với phụ nữ là mắt phượng, mắt của bé là mắt phượng, và là loại mắt phượng số một.

Có 4 kiểu mắt phượng: đơn phượng, minh phượng, thoại phượng và thùy phượng. Mắt thoại phượng, mắt con chim phượng đang thức đẹp vô kể, song mắt thùy phượng, mắt con chim phượng đang ngủ còn đẹp gấp nhiều lần. Cặp mắt thùy phượng của bé Hồng Điệp là niềm an ủi bất tận cho ông cô Lương. Đó là phần thưởng của một đời công chức mẫn cán, tận tụy và tuyệt đối trong sạch...

Đạt Nhân đi ra đến ngưỡng cửa.

Gương mặt sám ngoẹt thiểu não của bé Hồng Điệp buổi trưa ấy trên bãi biển vụt hiện trong trí ông cò Lương. Cặp mắt thùy phượng độc nhất vô nhị kia đã khép cứng. Chậm vài ba phút nữa là nó khép cứng ngàn thu, không bao giờ mở nữa. Không bao giờ ông còn nhìn thấy cặp mắt gồm tròng đen và tròng trắng phân minh, đen thì đen láy, trắng thì trắng dịu, không khô cũng không ướt, luôn luôn hiền hòa, luôn luôn tha thiết... Đại Nhân đã cứu bé Hồng Điệp kịp thời. Đại Nhân còn kịp thời áp dụng phương pháp hô hấp nhân tạo. Nếu Đại Nhân vắng mặt hôm ấy chắc chắn không còn có hôm nay...

Tướng cướp Đại Nhân đặt bàn tay vào nắm cửa. Hắn xây lưng về phía ông. Ông thấy rõ những vết máu loang lổ trên vai và ống chân. Ông thấy rõ bả vai đứt lìa. Ông thấy rõ hắn bước khập khiễng. Muốn gì thì muốn, hắn đang cần được săn sóc. Lau rửa, sát trùng vết thương. Băng bó. Chích thuốc khỏe...

Hoảng hốt ông kêu tên hắn. Kêu lớn. Kêu hai ba lần liên tiếp. Như thể ông sợ Đại Nhân điếc tai hoặc nghe tiếng nhưng đi thẳng một mạch để tỏ sự giận hờn, bất mãn.

Giọng Đại Nhân dịu dàng:

- Anh Lương, auh cũng còn nhớ buổi trưa định mạng nữa ư?

Ông cò Lương không trả lời thẳng vào cân hỏi của tên tướng cướp:

- Mời anh vào phòng trong. Tôi sẽ rịt thuốc cho anh.

- Nghĩa là anh không nhất quyết đuổi tôi nữa?

Ông cò Lương lẳng lặng khóa cửa. Ông móc thêm sợi dây xích giữa 2 cánh cửa. Sợi dây xích này là dụng cụ an toàn cần thiết, khi cửa mở hé quân gian từ ngoài xô vào thì bị cản lại. Đại Nhân nhếch mép cười trước cử chỉ của ông cò Lương. Đến phút nàу hắn đã thắng...

Hắn muốn bắt chuyện với ông nhưng ông cố tình né tránh. Ông lấy thuốc lá cho hắn hút. Ông rót rượu, bưng lại trước mặt hắn. Rồi ông loay hoay với cái hộp đựng dụng cụ у khoa cứu cấp. Ông cắt ống sơ-mi để lộ vết thương trên vai, cặm cụi pha thuốc tím, dúng bông chùi rửa. Viên đạn không chạm xương, cũng không làm đứt mạch máu, nó chỉ khoét một lỗ tròn xuyên thủng bắp tay rồi chạy ra ngoài. Vết thương dưới đùi cũng vậy. Đại Nhân có thể được bình phục sau một tuần lễ.

Ông cò Lương đốt rề-sô, luộc ống chích. Đại Nhân ngoan ngoãn chìa mông cho ông tiêm thuốc trụ sinh. Đột ngột, ông nói:

- Anh không sợ ư?

Hắn hơi ngạc nhiên:

- Sợ gì?

- Sợ thuốc. Sợ tôi...

-Không bao giờ... Tôi biết anh là người quân tử. Vả lại, dầu muốn dầu không tôi vẫn phải ghé nhà anh. Ngôi nhà trên xa lộ là sào huyệt kín đáo nhất của tôi. Tôi chỉ tụ họp đàn em tại đó những khi cần bàn bạc quan trọng. Đề phòng cảnh sát, tôi luôn luôn mở bắt luồng sóng an ninh. Tôi không dè lần này cảnh sát dùng một tần số đặc biệt, đến khi các anh bò vào gần đến sân tôi mới phăng ra thì đã muộn… Tôi đã nghe lỏm được cuộc đàm thoại của anh với viên phó giám đốc. Vì vậy tôi biết hỗn danh anh là «phắc-tơ». Thú thật, tôi không muốn phiền anh. Vạn bất đắc dĩ tôi mới phải đến đây...

- Nhắc lại để anh nhớ, tôi là thẩm sát viên cảnh sát... tôi có bổn phận...

- Nhớ rồi. Khắp vùng đều có nút chặn, tôi ghé nhà anh với hai mục đích: thứ nhất băng bó vết thương, thứ hai, ẩn náu một thời gian ngắn, chắc chỉ đến trưa mai lực lượng bao vây rút lui; lúc ấy tôi sẽ ra đi. Anh thường ân hận chưa có cơ hội đền đáp cái ơn cứu mạng. Tôi đã cứu con gái anh, vợ anh, đứa con nằm trong bụng vợ anb, và cả anh nữa... Tôi đã cứu 4 mạng, tôi đã cứu toàn thể gia đình. Tôi chỉ xin anh nhắm mắt làm ngơ đêm nay... Chỉ xin anh thế thôi... Trưa mai, anh sẽ hết ân hận, tôi sẽ không quấy rầy anh từ rày về sau nữa…

- Đề nghị với anh… anh nên ra hàng. Tôi sẽ làm tờ trình tốt lên cấp trên, và tôi tin tòa án sẽ khoan hồng tối đa. Tội cướp của anh nặng nhất là 5 đến 10 năm tù. Tôi hy vọng bản báo cáo của tôi sẽ làm bản án giảm xuống phân nửa. Trong thời gian thọ hình, anh ráng sửa đổi hạnh kiểm, tôi đảm bảo anh sẽ chỉ ngồi tù 2 hoặc 3 năm là được phóng thích. Đại Nhân... anh nên nghe tôi… đây là dịp may hãn hữu để anh qnay lại con đường lương thiện, con đường hối cải nghiêm chỉnh...

- Hết rồi, anh ạ.

- Té ra anh vẫn cho nghề cướp bóc là đúng!

- Không phải. Anh hiểu sai ý tôi. Tôi nói «hết rồi» vì dẫu anh làm tờ trình tốt, dẫu tôi muốn hối cải, tòa án cũng không thể xử phạt 5, 10 năm tù...

- Trời ơi, anh đã...

- Vâng, tôi đã giết người.

- Nếu thế, thái độ của tôi phải thay đổi. Tôi không thể chấp nhận một kẻ sát nhân.

Đại Nhân dụi điếu thuốc mới hút, giọng khinh mạn:

- Đúng. Là ông cò anh không thể chấp nhận một kẻ sát nhân.

Ông cò Lương gằn giọng:

- Tôi không thích lối nói châm biếm. Anh ra khỏi nhà tôi lập tức, bằng không...

- Hồi nãy, anh đã đuổi tôi rồi mời tôi ở lại.

- Hồi nãy khác, giờ khác.

- Về phần tôi cũng vậy, hồi nãy khác, giờ khác. Hồi nãy, tôi đi ngay, giờ tôi ở lại.

- Tôi sẽ giải giao anh cho cảnh sát.

- Chẳng sao, anh cứ làm phận sự của anh. Để anh bắt tôi dễ dàng hơn, tôi xin nộp anh khẩu súng. Từ 2 năm nay nó là bùa hộ mạng của tôi. Giờ nó không còn linh ứng nữa.

Tướng cướp Đỗ Đại Nhân luồn tay vào trong áo, rút khẩu súng trái khế đeo giấu dưới nách. Dáng diệu chậm rải, hắn gạt cối đạn tròn ra ngoài, giốc đẩy từng viên đạn một xuống bàn. Cả thảy có 6 viên đạn đồng bóng loáng. Mỗi viên đạn kêu một tiếng cộp khô khan. Xong xuôi hắn rướn mình, ném khẩu súng vô dụng vào góc phòng.

Hắn lấy tay che miệng ngáp:

- Buồn ngủ quá. Mấy đêm nay chưa chợp được mắt. Anh cho phép tôi vào phòng ngủ, ngả mình một lát nhé.

Ông cò Lương đập nắm tay vago góc bàn, giọng rắn rỏi:

- Không, anh chưa đi ngủ được, anh phải thức để trả lời tôi. Anh giết người hồi nào? Tại sao người ta nói là anh rất khôn ngoan, không khi nào phạm tội sát nhân!

- Kể về khôn ngoan, tôi đáng là «số dách». Nhưng anh ơi... nhân vô thập toàn, trong một tích-tắc đồng hồ mất bình tĩnh tôi đã nổ súng. Tôi không hy vọng được tòa án thông cảm vì nạn nhân của tôi là sĩ quan cảnh sát. Y chặn tôi lại đòi xuất trình giấy tờ. Tôi rút thẻ kiểm tra ra, y đọc lướt qua rồi nhìn mặt tôi. Dường như y ngờ ngợ. Trước đó một tuần tôi «ăn hàng» một nghiệp chủ ở đường Phùng Hưng, và hớ hênh để lại dấu vết. Tôi tưởng viên sĩ quan cảnh sát đã nhận ra tôi. Và tôi bóp cò. Khẩu súng giấu trong túi quần khạc 2 phát. Nạn nhân chết ngay tại chỗ. Tôi bỏ trốn ra Cấp.

- Đồ sát nhân tàn bạo!

- Việc tôi giết người không liên quan gì đến món nợ tinh thần giữa anh và tôi. Trước khi gặp anh ở Vũng Tàu tôi đã giết người. Phải, khi ấy tôi đang trốn chui trốn nhủi. Mặc dầu bị truy nã ráo riết tôi vẫn cứu con gái anh. Vai tôi, cánh tay tôi bị trẹo và trớt một mảng lớn vì chạm đá nhọn. Nè, tôi hỏi thật anh, nếu khi ấy anh biết tôi là «đồ sát nhân tàn bạo» anh có bằng lòng cho tôi cứu bé Hồng Điệp hay không? Hay anh mặc kệ cho con gái anh chết chìm? Và khi nó được vớt lên, anh có sợ mang ơn «đồ sát nhân tàn bạo» mà liệng nó xuống nước hay không?

Ông cò Lương nín lặng, mặt gục trong lòng bàn tay, cố tránh cái nhìn thách đố của tên tướng cướp sành tâm lý. Đại Nhân lại ngáp:

- Xin lỗi anh. Tôi phải đi ngủ. Mai sáng mình thảo luận tiếp.

Hắn vui vẻ huýt sáo miệng trong khi ruột gan ông cò Lương rối beng. Ông nghe tiếng hắn cởi giày vứt bừa xuống nền nhà. Tiếng khối thịt nằm trên nệm làm lò so kêu cót két. Cái giường Hồng Kông gắn lò so này là kỷ vật do bên ngoại để lại. Vợ chồng ông vẫn nằm trên giường ấy. Tên cướp không thèm xin phép ông, hắn thản nhiên nằm đại trên mặt nệm trắng toát. Máu trong huyết quản ông cò Lương nóng bỏng. Ông nhìn bức hình mầu toàn gia trên tủ. Niềm tức giận trong lòng ông lắng xuống.

Một lần nữa ông thở đài. Trong phòng chánh đảng cướp Bướm Vàng ngáy о о...

Ông cò Lương rướn cổ nghe ngóng. Kha nhà của ông ở lùi trong xa, tiếng xe cộ lưu thông trên xa lộ không thể vọng tới. Vậy mà có tiếng máy nổ rừ rừ. Tiếng xe hơi chạy qua nhà ông, đậu lại trước cổng, rồi từ từ lái vào vườn.

Pin, pin...

Ông cò Lương bặm môi suy nghĩ. Lại ai nữa đây? Đồng lõa của tên tướng cướp? Không, nếu là bọn cướp thì chúng đâu dám nghênh ngang ngồi xe hơi đến nhà ông. Dọc đường, cách một quãng ngắn là có trạm gác và nút chặn. Ông cò Lương buột miệng «khổ quá, khổ quá...»

Ông vừa đóan được khách là ai. Khách phải là nhân viên công lực. Là đồng nghiệp của ông. Họ đến để bắt Đại Nhân.

Ông bước nhanh ra cửa.

Pin, pin...

Pin, pin...


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx