sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 26: Tướng Cướp Đổi Mạng - Thám Tử... Lọ Lem II

Reng, reng... cái anh này mới dai chứ. Thì mình trả lời vậy. Mình phớt lờ, chị Ngọc sẽ hài tội mình. Chị mách ba má thì mình bị cúp cái khỏan đi chơi ngày chủ nhật.

Alô, alô...

Kiều Loan bị đau họng, giọng nói hơi ôm oàm, không thanh tao như mọi bữa. Bé đang xửng cồ, tiếng oanh vàng biến thành hồi còi xíp-lê của cảnh sát ở ngã tư đèn đỏ.

Từ đầu dây có tiếng đàn ông. Không phải tiếng nói quen thuộc của anh bồ chị Ngọc. Lạ thật... người trong điện thoại nói rất nhỏ dường như sợ kẻ khác nghe lóm:

- Alô, em Tư Phú Thọ hả?

Nhà bé Loan gồm hai chị em, không có hai, ba, tư gì ráo. Loan nghe nói Phú Thọ là một vùng tận cùng tận kiệt Chợ Lớn, ba má từng lái xe cho Loan qua đó một lần. Bé ngạc nhiên, muốn đáp không, em là bé Loan, khốn nỗi họng bé vừa bị một cục đàm chặn nghẹt» Phần khác, người ở đầu dây nói liền tù tì một hơi, như thể sợ bé gác điện thoại:

- Nè, em Tư Phú Thọ ơi, em chưa quen anh, song nghề chúng mình thì quen nhau từ trong máu. Vả lại, chính thằng Lâm-thổi-kèn nó giới thiệu em với anh đó. Em còn nhớ thằng Lâm không? Chắc nhớ, nó cũng ở Phú Thọ dạo nào với em. Chà, trong thời gian nằm ấp nó trở nên hiền khô. Nó sắp được về. Nó nhờ anh hỏi thăm em. Khi anh từ ấp ra, nó ghi số điện thoại của em vào giấy đàng hoàng, anh nhét ở đâu quên mẹ nó mất. Nhưng cũng chẳng sao, anh đã ghi khắc nó vào não. và phút này anh phôn cho em đây. Mới nhấc phôn lên, nghe tiếng alô là anh nhận ra em tút suỵt. Thằng Lâm thổi-kèn cho biết em có giọng nói khàn khàn dễ thương kinh khủng...

Kiều Loan cảm thấy nhột nbạt. Nhột nhạt và thinh thích. Cả nhà, từ ba má đến chị Ngọc đều dè bĩu giọng nói của bé. Bé chưa đau họng, cả nhà đã chê giọng nói ống bơ rỉ, giọng nói vịt đực, giọng nói chuông rè. Bé thèm được khen, người đàn ông lạ này vừa mang lại niềm vui cho bé. Tuy vậy, bé không phải lá еm Tư Phú Thọ, bé cần đính chính. Bé há miệng, toan nói thì người đàn ông ở đầu dây tuôn thêm một tràng.

Rốt cuộc bé Loan đành ngậm thinh. Nằm khàn trong ngôi nhà rộng được người lạ trò truyện cũng hay hay.

- Đừng ngại gì cả, em Tư. Bọn anh đang tụ họp tại đây. Có một việc thơm như múi mít muốn giao cho em. Việc khó đối với thiên hạ, đối với người tài hoa như em thì chẳng khó bao nhiêu. Giống hệt việc làm em nổi tiếng ở Phú Thọ hồi ấy.

- Thật hả?

- Thôi, nhún nhường làm gì, cô em... Vấn đề «địa» thì ê hề, em gật đầu một cái là được.

- Để em suy nghĩ.

- Có cái mẹ gì mà cần suy nghĩ, hả em. Anh hiểu rồi. Thằng Lâm nói em không ưa trả tiền sau. Ô-kê. bọn anh sẵn sàng a-văng...

«Địa... a-văng, tút-suỵt» là những danh từ lạ hoắc đối với bé Kiều Loan lớn xác nhưng học dốt hết chỗ nói. Bé không dám hỏi nghĩa sợ bị cười mũi.

- Thế nào, em Tư... «bể hũ» chưa?

Bé Loan từng nghe tiếng «bể hũ» nhiều lần. Mộl lần chị Ngọc sơ ý đánh rớt cái hũ đựng dầy dưa món từ nắp tủ lạnb xuống đất, vỡ nát. Ba củng đầu chị «con nỡm, mày làm bể hũ củ cải ngon nhất của tao». Lần khác, chị Ngọc cũng dùng tiếng «bể hũ» mà bé Loan chịu cứng, không hiểu tí nào. Số là chị có tính khôn lỏi, bắt bồ một lúc với ba bốn cậu hào hoa phong nhã. Chị hẹn mỗi cậu mỗi tuần. Rủi cho chị, hai cậu đụng nhau đánh cốp trước nhà. Bị lộ, chị thở dài «vậy là bể hũ...»

Bé Kiều Loan chưa đến tuổi yên lung tung, cũng chưa hề đánh vỡ bình củ cải. Nghĩa là chưa “bể hũ”. Bé bèn dẩu mỏ, hăng say:

- Chưa.

- Tuyệt cú mèo. Nếu em bị bể hũ, bọn cớm bám sát từng bước thì em hết bề làm ăn. Nè em Tư, em dư hiểu lại sao anh không thể nói rõ trong điện thoại. Anh đến gặp em tại nhà nhé?

- Tại nhà em?

- Không lẽ tại ấp Chí-Hòa.

Bé Kiều Loan nhíu mày suy nghĩ. Đi хеm chiếu bóng với ông bà già kè kè một bên còn không xong, huống hồ mở toang cửa rước một thanh niên lạ vào nhà. Ba má bắt gặp thì ốm đòn. Bé giẫy nẫy:

- Bất tiện, anh ơi.

- Hà, hà, anh biết rồi. Em sợ thằng kép của em nó sửng cồ, nó tặng một đường dao con chó. Đối với anh thì đâu cũng được. Xăng-phú. Em muốn gặp ở đâu?

Mệt ghê. Từ thuở lớn lên đến giờ bé Loan dám hò hẹn với ai đâu. À quên, đôi khi cũng có. Nlnrng là hò hẹn với mấy con bạn thân cùng lờp. Để mình moi óc xem sao... Tuần trước con Ban rủ mình xuống phố mua hộp chì màu. Nhà mình ở gần rạp Rex, mình hẹn nó trên ghế đá ở đó. Ngồi trên ghế đá công viên với cây kem ét-ki-mô trong miệng... trời ơi, nước miếng kéo lên ào ào.

- Ghế đá trước rạp Rex.

- Ô-kê. Chừng nào?

- Em sửa soạn đi ngay.

- Ô-kê. Em có thể nhận diện anh dễ dàng. Em thấy thằng con trai nào trạc 25, ban đêm vẫn diện kính mát to tổ bố và mặc sơ-mi dài tay mầu vàng chói thì đúng anh đó.

- Tên anh?

- Suýt nữa anh quên. Anh là Sáu Hiền. Mục dầu bộ mặt của anh không hiền một li ông cụ nào.

- Về phần em, anh thấy mặt em lần nào chưa?

- Chưa. Nhưng khỏi cần. Thằng Lâm thổi-kèn mô tả hình dáng em rất kỹ. Nếu đúng như lời hắn thì em có cái miệng rộng. Rộng mà xinh. Nhất là bộ tóc dài.

Miệng bé Loan được liệt vào loại khá rộng. Chị Ngọc thường ví von «đàn ông miệng rộng thì sang, đàn bà miệng rộng tan hoang cửa nhà», và mỗi lần chị Ngọc ví von, bé Loan tức muốn khóc. Tóc bé cũng dài. Gần ngang lưng là ít. Bé cuộn cao thành đuôi ngựa vắt vẻo.

- Thôi, chào.

Kiều Loan vội «thong thả, thong thả» song Sáu Hiền đã gác máy. Tâm thần bứt rứt bé cần cho anh Sáu biết bé là bé, bé không phải là cô Tư Phú Thọ của Lâm thổi-kèn.

Kiều Loan lặng người giờ lâu bên điện thoại. Trò đùa của bé hơi nguy hiểm. Bé không đến nơi hẹn không được. Anh Sáu có việc quan trọng thì sao? Bẻ hứa, bé phải đi. Ba má và thầy học của bé thường dạy bé trong mọi trường hợp không được lỗi hẹn.

Vả lại...

Nằm khàn một mình trong ngôi nhà rộng với chồng sách vở chi chít chữ thật chán. Chị Ngọc được bát phố nghênh ngang với bồ tèo, mình cũng là con ghế như ai, thiết tưởng ba má nên châm chước cho mình. Mình trốn nhà đi đại một chuyến xem sao. Trước nửa đêm xi-nê mới vãn, mình còn vô khối thời giờ.

Kiều Loan chạy vèo vào phòng chị Ngọc. Quần áo của chị treo từng giãy, ta có, đầm có. Bé Loan mặc đầm đẹp hơn áo dài. Mặc quần pát quét lòe xòe, che kín đế giầy tấc rưỡi thì bé chẳng thua người lớn bao nhiêu. Thân hình bé nẩy nở ra phết, bé có thể mặc vừa bộ đồ mới may của chị Ngọc. Dĩ nhiên nó không khít lắm. Nhưng chẳng sao vì ban đêm, trời tối, ai mà nhìn thấy...

Bé Loan mở ngăn kéo bàn phấn của chị Ngọc. Bé chộp cây bút chì đen. Bé từng quan sát chị vẽ mắt, lót kem, đánh phấn, tô son. Bé vốn khéo tay, bé chỉ ngoáy một cái là mắt có vành đen tuyệt vời. Bé nhồi cà đống phấn trắng vào má, bụi phấn bay tung tóe làm bé nhảy mũi liên hồi. Bé nghiêng đầu, soi gương để tô môi. Bé quẹt thật nhiều, miệng bé đỏ chói như mặt trời.

Bé hơi bối rối trước đôi giầy cao gót của chị. Giầy của bé độc một thứ thấp lè tè. Nói cho đúng, bé chỉ được má mua cho hai đôi. Đôi đi học. Và đôi đi chơi. Trong khi ấy, chị Ngọc có cả một núi giày giép. Muốn trở thành Tư Phú Thọ, bé phải dận giầy cao. Bé lóng cóng, trượt chân. Chưa quen giầy cao bé suýt ngã.

Bé tập luyện một lát hai chân mới đứng vững. Khi ra đến cửa, bé vẫn té lên té xuống. Nhà bé ở giữa hẻm, xóm giềng toàn người quen. Bé không sợ mấy vì giờ này mọi người đã ăn cơm, con nít học bài, người lớn đọc báo. Tiền điện tăng, những ngọn đèn ở hàng hiên được tắt hết, bé không sợ bị bà con cô bác thấy mặt. Dầu sао bé cũng phải thận trọng. Nhìn ngang nhìn dọc một phút, không gặp ai bé vù ra đường lớn.

Bé không định vẫy tắc-xi. Vì lẽ dễ hiểu bé không có tiền. Nơi hẹn lại không xa, cặp giò của bé đi bộ từ Saigon ra Huế còn được nữa là... Khốn nỗi đôi giầy cao gót làm cổ chân bé trật trẹo. Bé đang khập khiểng trên vĩa hè lồi lõm thì tắc-xi đậu xịch một bên, bác tài ló đầu ra khỏi khung cửa, lễ phép:

- Mời bà tắc-xi.

Vừa nói, bác tài vừa lẹ làng mở cửa. Nghe bác tài kêu bằng bà, bé Loan khoái chí tử. Bé chưa kịp đáp thì trời ơi... điều bé teo nhất đã hiện ra, lù lù bằng xương bằng thịt.

Bé sợ bà con cô bác bắt gặp, thì đây vợ chồng bác Thành, nhà khít nhà bé, hàng ngày sang chơi với ba má, vừa từ đường rẽ cách nơi tắc-xi đậu 15 mét khệnh khạng bước tới. Vợ chồng bác Thành nổi tiếng mát da mát thịt, thân thể hai bác choán gần nửa vĩa hè, mắt bác gái lại sắc hơn dao cạo, bé Loan không tài nào trốn thoát. Bác gái mách ba má cũng chưa đáng ngại bằng bác gái ngồi lê đôi mách trong hẻm. Khiếp, con Loan mới 12. 13 tuổi đầu mặc đồ đầm xòe, diện giầy đăng-xinh, bôi trét đủ thứ phấn trắng, phấn đỏ, và đi chơi một mình, ban đêm... đúng là con gái hư thân mất nết...

Hoảng hồn, bé Loan chui lọt vào cái miệng rộng hoác của cửa tắc-xi. Vợ chồng bác Thành vượt qua tắc-xi không thấy bé. Hú vía... Nhưng họa vô đơn chí, bé chưa kịp nói gì thì cánh cửa tự động đóng sầm, bác tài ác ôn rồ ga, giứt khỏi lề, phóng vun vút trên đường nhựa bắt đàu thưa vắng, Bé Loan rụt rè:

- Bác tài ơi!

Bé Loan kêu bác tài để xin đậu lại. Bác tài là dân lái đêm thành thạo, ngay sau khi xe chạy đã kiểm soát phía sau qua kiếng chiếu hậu. Bác hỏi, giọng thân mật:

- Công việc khấm khá không, cô bé?

Bé Loan thường nghe ba đáp lời bạn bè hỏi thăm công việc. Dạo này công việc trì trệ, ba bán sĩ hàng nhập cảng cho một số tiệm tạp hóa, hàng ối đọng, bán chưa hết, ba chưa giao cho người ta. Hễ ai hỏi thăm ba đều than thở. Bắt chước ba, bé Loan chép miệug, ai oán:

- Nhắc đến công việc thêm rầu thối ruột, bác ơi. Cả tháng nay chưa có người khách nào.

Bác tài, cũng chép miệng thông cảm:

- Тội nghiệp. Vậy lấy gì sống?

Bé tiếp tục bắt chước ba:

- Lai rai.

- Cô bé đi đâu?

- Đến nơi rồi, bác cho cháu xuống.

Bác tài thắng rẹt gần tòa Đô chánh. Bé Loan thót xuống xe, vòng ra đằng trước, giơ bàn tay mũm mĩm chào bác tài trung niên có bộ râu lởm chởm nhiều ngày không cạo:

- Cám ơn bác.

Bé quay đi. Bác tài gọi giựt:

- Kìa, cô bé, đứng lại. Như thế là nghĩa thế nào?

Bác tài rút chìa khóa công-tắc, tông cửa rượt theo bé Kiều Loan. Thái độ dữ dằn đột ngột của bác làm bé hoảng sợ, tháo lui một bước. Bác vươn hai cánh tay trần lực lưỡng như sắp sửa bóp nát cái đầu xinh xẻo của bé. Không kịp nghỉ ngợi bé Loan vùng chạy.

Một chiếc Honda chở hai người từ ngã tư Tự Do phóng tới, suýt đâm phải bé. Người lái trổ tài cao-bồi mới khỏi gây tai nạn. Bé vểnh tai nghe tiếng chửi tục tằn. Bé vượt qua đường, đặt chân lên nệm cỏ công viên trước rạp Rex thì bác tài vừa tới, hùng hổ:

- Cỏ chịu đứng lại không thì bảo?

Phần vì giầy cao gót, phần vì bước nhằm cái hố, bé Loan hụt chân ngã chổng kềnh. Bác tài vồ bé, sửa soạn làm thịt. Một người đàn ông tiến lại. Y đeo kiếng mát kếch sù, mặc sơ-mi vàng bó lẳn. A ha, đúng rồi. Đúng anh Sáu Hiền cứu tinh của bé.

Bé gọi thất thanh:

- Anh Sáu, anh Sáu.

Sáu Hiền đỡ bé dậy, và gạt bác tài ác đức ra:

- Cái gì thế?

Bé Loan đáp:

- Em đây. Em không khoái tắc-xi, ông ta cứ ấn em vào. Rồi...

Sáu Hiền cười, hàm răng vàng lấp lánh dưới ánh đèn đêm:

- Thằng Lâm thổi-kèn tả đúng ghê... nó nói em có tính ôn dịch đi tắc-xi không thèm trả tiền, xe đang phorn phom thì em vọt xuống, tài-xế chỉ còn nước than trời. Ha ha... lần này chắc em luýnh quýnh...

Bác tài phân vua:

- Ông nghĩ coi cô ta chơi vậy được không?

Sáu Hiền ấn vào tay bác tài một tờ bạc, miệng trề ra:

- Được lắm chứ. Tối nay nổi hứng đàn anh mới trả tiền, lần khác thì đừng hòng. A-lê, đớp một trăm rồi xéo gấp, kẻo đàn anh đổi ý kiến thì long thể chắc chắn bất an.

Bác tài lủi thủi rút ra xe, Sáu Hiền điềm nhiên ôm cánh tay bé Loan đến cạnh cái xe hòm đen dài ngoằng đậu trước xe bánh mì thịt, món ăn khoái khẩu hàng ngày của bé:

- Nhanh lên, bọn nó đang chờ.

- Anh chờ em lâu chưa?

- Cũng khá.

Trong xe có hai người đàn ông mặt mũi lầm lì đầy thẹo và mụn. Sáu Hiền giới thiệu người ngồi băng sau:

- Chín Nạm. Em Tư.

Bé Loan hỏi:

- Anh là người Bắc?

Chín Nạm đáp:

- Đúng boong. Tại sao em biết?

- Vì phở Bắc có tô chín nạm ngon kinh khủng.

- Em Tư đùa vui ghê. Thôi, đòn phép nhau làm gì, em. Chắc chị Cà đã nói với em về anh.

Khổ quá, hết Lâm thổi-kèn đến chị Cà, người ta quen mình, mà mình chẳng quen người ta...

Chin Nạm giải thích với Sáu Hiền:

- Hồi năm ngoái nằm ấp ở Biên-hòa tớ chíp được một cô nương văm đáo để. Hơn tớ 8, 9 tuổi song trẻ thì thật trẻ. Con gái ở đó sợ như sợ cọp. Tục gọi là chị Cà. Chị Cà tâm sự nhiều với tớ về hành động của em Tư Phú Thọ. Văn kỳ thanh... giờ anh mới được bái kiến em...

Cả bọn cùng cười ré. Chín Nạm rón rén nhích sang bên. Bé Kiều Loan nói:

- Còn rộng. Em ngồi đủ rồi.

Chín Nạm đáp:

- Sợ cái giò heo đụng em.

Giò heo! Giò heo ở đâu, bé chưa nhìn thấy. Mấy anh này điên hả? Đi xe hơi chở giò heo theo. Giò heo đụng càng thích, bé vốn thích ăn giò heo chấm nước mắm Phú Quốc dầm ớt cay. Chà, bún giò heo của bà cụ bán trên lề đường đối diện rạp Rex ngon có thể chết được...

Sáu Hiền phà hơi thuốc lá vào mặt bé Loan:

- Mày rõ vớ vĩnh. Mày đã bắt bồ với chị Cà, mày chưa biết em Tư Phú Thọ là tay đẹt có hạng hả? Đồ ngu, em luôn luôn thủ trong xắc khẩu côn, đớp phát nào trúng phát ấy. Dừng thấy em nhỏ con mà khinh rẻ. Có ngày phải mặc sơ-mi gỗ đó, con ơi!


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx