sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương Kết: Bản Án Tử Hình

Đường Tuyên Quang là một trong những con đường êm ả nhất của thành phố Hà nội. Trước hiệp định Giơ-neo, người ta chỉ thấy một dãy nhà nhỏ, buồn bã, cũ kỹ, châu đầu vào nhau, như sợ tiếng ồn chói tai của đường xe lửa Hải Phòng làm sụp đổ. Sau hiệp định Giơ-neo, đường Tuyên Quang càng nhỏ hơn, buồn bã hơn, cũ kỹ hơn, với những cánh cửa đóng kín ngày đêm, những bức tường loang lổ dán bích chương trắng chữ đen, những vỉa hè đầy ổ gà, vô ý có thể bị gẫy mắt cá chân.

Con đường cô đơn và ủ dột này đột nhiên mang một bộ mặt quan trọng.

Màn tối vừa buông xuống, nhiều toán cảnh sát mặc sắc phục đã đậu xe chặn hai đầu đường, cấm dân chúng ra vào. Toàn khu bị cô lập trong chớp mắt, nhân viên an ninh xét giấy tờ ráo riết trên đường Hàng Bông, cửa Nam, cửa Đông kề cận đường Tuyên Quang.

Những biện pháp phòng vệ đặc biệt cũng được áp dụng tại các yếu điểm trong thành phố. Hai xe bọc sắc án ngữ trước sân sở Công an Hàng Cỏ. Một trung đội võ trang súng nặng được chở tới canh gác văn phòng vụ Lễ Tân trong Thủ tướng phủ.

Giữa đường Tuyên Quang, một tòa biệt thự lớn đứng sừng sững, đèn sáng như sao sa. Nhân viên an ninh gác vòng trong, vòng ngoài, trùng trùng, điệp điệp.

Vì đây là trụ sở của Hội đồng An ninh, thuộc Trung ương đảng Lao động.

Vì đêm nay, phiên tòa đặc biệt được nhóm tại trụ sở của Hội đồng An ninh.

Phòng xử ở trên lầu nhất. Một căn phòng lớn, bề thế, bề dài cũng như bề ngang còn lớn hơn rạp chiếu bóng Đại Nam ở Chợ Hôm. Trên trần, treo lủng lẳng 3 bộ đèn pha lê, tổng cộng 90 ngọn, mỗi ngọn 100 vát, ban phát ánh sáng rực rỡ xuống những hàng ghế gỗ bọc da đỏ, những bức tường sơn màu vàng rơm, và tấm thảm cốt ngăn tiếng động đỏ chói.

Phiên xử bắt đầu.

Sau hồi chuông reng reng, mọi cánh cửa được đóng chặt. Lính gác ngoài hành lang dùng giầy đế cao su bước nhè nhẹ trên nền gạch hoa đánh xi bóng loáng có thể soi gương được.

Thẩm phán ngồi sau cái bàn dài, kê cao, gần sát tường. Ngồi giữa là đại tướng Nguyễn chí Thanh. Lê Giản và Nguyễn Hữu Khiếu, thủ lãnh tình báo cao cấp, kiêm uỷ viên Trung ương Đảng, ngồi hai bên. Bộ ba đều mặc áo 4 túi, kín cổ, bằng vải kaki vàng, giống nhau như giọt nước.

Bên dưới, đại tá Bùi Vinh và Phan Thiện ngồi ngang nhau, vẻ mặt đăm chiêu. Riêng Phan Thiện bị kẹp giữa hai người gác đeo súng lục.

Reng, reng, reng, reng...

Hồi chuông vừa dứt.

Chánh thẩm Nguyễn chí Thanh đeo kính trắng vào mắt, trịnh trọng lên tiếng:

- Phiên tòa được họp đêm nay tại đây, theo lệnh của Trung ương Đảng và Hội đồng An ninh. Phan Thiện, phó Vụ trưởng Lễ Tân tại Thủ tướng phủ, phụ trách Phản gián điệp trên toàn quốc là bị can.

Nguyên nhân nội vụ như sau: Trung ương Đảng nhận được một bản báo cáo mật của đại tá Bùi Vinh, đưa ra bằng chứng cụ thể về việc Phan Thiện tư thông với gián điệp địch. Trung ương Đảng đang cứu xét bản báo cáo thì Phan Thiện bắt giam đại tá Bùi Vinh, cũng về tội tư thông với gián điệp địch.

Vì chứng cớ quá rõ rệt nên Trung ương đã hạ lệnh trả tự do cho Bùi Vinh và tống giam Phan Thiện. Phiên tòa này sẽ quyết định Phan Thiện thật sự phạm tội hay không. Bị can Phan Thiện được quyền bào chữa. Một số người sẽ được mời tới làm nhân chứng.

Bản án sẽ có tánh cách chung thẩm và được thi hành ngay. Vì tính cách quốc phòng nên phiên xử được cử hành bí mật. Do đó bản án sẽ không được công bố.

Mở đầu, tòa trao lời cho đại tá Bùi Vinh.

Bùi Vinh nghiêm trang đứng dậy, nhìn đảo một vòng, rồi nói bằng giọng dõng dạc:

- Trước hết, tôi xin thành kính tri ân Trung ương Đảng và Hội đồng An Ninh đã triệu tập phiên tòa nội bộ này. Nó chứng tỏ tinh thần dân chủ và công minh của chế độ ta. Nó còn là trận đòn chí tử giáng vào âm mưu ly gian hàng ngũ của địch.

- Vâng, thưa quý Tòa, việc Phan Thiện phải ra trước vành móng ngựa hôm nay là một thất bại nặng nề cho gián điệp địch. Vì Phan Thiện chính là nhân viên bí mật của địch, gài trong hàng ngũ ta từ nhiều năm nay.

Bồi thẩm Lê Giản xua tay:

- Yêu cầu nhân chứng giữ thái độ vô tư. Căn cứ vào đâu, nhân chứng kết luận Phan Thiện là nhân viên bí mật của địch?

- Thưa, nếu Tòa cho phép, tôi xin trình bày ngọn ngành. Tôi xin đưa ra bằng cớ cụ thể về sự toa rập của Phan Thiện với địch. Bắt đầu từ ngày toàn quốc Kháng chiến 1946.

Giở lại chồng hồ sơ cũ, người ta thấy Phan Thiện là nhân viên nhị trùng trung thành với kháng chiến mặc dầu được Phản gián Pháp tin cậy. Tuy nhiên, sự trung thành này chỉ là tấm bình phong che đậy âm mưu phản bội tinh vi và ghê gớm của con chó ghẻ Phan Thiện.

- Yêu cầu nhân chứng không được dùng những danh từ nhục mạ.

Thành thật xin lỗi quý Tòa. Trong lúc hăng say phục vụ cho Đảng, và cho tinh thần đấu tranh giai cấp, tôi đã quên giữ gìn lời nói. Tháng 8-1944, vâng lệnh Hồ chủ tịch, đồng chí Văn 1 biệt phái đồng chí Phan Trọng Tuệ về nội thành Hà nội, móc nối với nhân viên tình báo đế quốc, đặc biệt là nhân viên người Việt, để đặt cơ sở tin tức.

Phan Trọng Tuệ lập tổng hành doanh trong tiệm kim hoàn Đức Thắng ở Giốc Hàng Kèn. Hoạt động đến cuối năm 1944, thì một bộ phận của cơ sở bị đổ bể vì nội tuyến, Kiều Liên, một nhân viên giao liên nồng cốt bị sa lưới Phòng Nhì Pháp. Hồi ấy, Phan Thiện làm việc trong phòng thẩm cung chính trị của Phòng Nhì, dưới quyền thiếu tá Paul, và được Paul tín nhiệm triệt để.

Kiều Liên được giao cho Phan Thiện khai thác. Vì xuất thân từ thành phần tiểu tư sản trí thức, người nữ nhân viên giao liên này đã đầu hàng dễ dàng sau khi bị nhận nước và hiếp dâm. Kết quả là Kiểu Liên cung khai hết cho địch.

Nếu đem nộp hồ sơ cho thiếu tá Paul, Phan Thiện sẽ giúp Pháp triệt hạ được toàn bộ cơ sở của ta ở nội thành. Song hắn đã im đi. Hắn im đi, không phải vì yêu nước. Là con cáo già trong nghề, hắn đánh hơi từ lâu thấy sự sụp đổ tất nhiên của chính quyền thuộc địa, cho nên hắn dùng lời khai phản bội của Kiều Liên làm món quà sơ kiến với Phan Trọng Tuệ.

Nửa đêm, hắn ập vào căn nhà 18 Hàng Bún, nơi Phan Trọng Tuệ ẩn náu. Đồng chí Tuệ trở tay không kịp nên bị bắt. Như quý Tòa đã biết, Phan Thiện không bắt, Phan Thiện chỉ quăng lên bàn tập hồ sợ mật, và để lại một địa chỉ ở phố Cầu Gỗ.

Trưa hôm sau, đồng chí Tuệ tới Cầu Gỗ gặp Phan Thiện, và từ đó Phan Thiện hoạt động cho chúng ta.

Tôi công nhân là Phan Thiện đã giúp chúng ta rất nhiều, nhưng đó chẳng qua là thủ đoạn để chiếm đoạt lòng tin mà thôi. Năm 1947, đại tá Dupré điều khiển các cơ quan Phản gián của Pháp, và dùng Phan Thiện để thâm nhập ngược lại kháng chiến. Phan Thiện bị lộ vì một người đàn bà, tình nhân cũ của hắn, sau làm vợ lẽ cho Dupré. Tôi chưa tìm ra nguyên nhân Phan Thiện bị lộ, song điều tôi biết chắc chắn là Dupré yêu cô vợ bản xứ si mê, phần khác vì kỹ thuật nghề nghiệp cần thiết, nên làm ngơ cho Phan Thiện tiếp tục liên lạc với kháng chiến.

- Nhân chứng lấy tin này ở đâu?

- Thưa, ở trong thư khố Trung ương. Mãi đến năm 1959, nhân vụ một cựu nhân viên Phòng nhì hoạt động lén lút ở Miền Bắc bị bắt, và cung khai, vài trò hăng hái của Phan Thiện mới bị chọc thủng.

- Yêu cầu nhân chứng đưa thêm chị tiết cụ thể.

- Thưa, ngày 7-6-1959, Thái Hiền bị Công an tóm cổ tại Gia lâm về tội hoạt động cho gián điệp miền Nam. Trước đây, hắn là mật báo viên kiêm tay sai đưa gái cho Dupré. Hắn đã nghe lỏm câu chuyện dàn xếp giữa Phan Thiện và đại tá Dupré.

- Thái Hiền quen Phan Thiện không?

- Thưa không.

- Thái Hiền có thù hằn Phan Thiện không?

- Thưa không.

- Ai thẩm cung hắn?

- Thưa, Công an Hàng Cỏ. Xin nói rõ là không phải tôi. Hồi ấy, tôi còn là trung tá quân đội, tòng sự tại bộ Tổng tư lệnh, chưa được biệt phái qua vụ Lễ Tân. Điều này chứng tỏ rằng tôi không dính dấp đến nội vụ, khiến Phan Thiện có thể bào chữa rằng tôi ghét hắn nên bịa đặt.

- Hồ sơ vụ Thái Hiền được trình lên ai?

- Thưa, một bản được gửi qua Tổng cục Chính trị. Song, theo chỗ tôi biết thì Trung ương Đảng không tin vào lời khai của Thái Hiền.

- Hắn khai ra sao?

- Thua, hắn khai rằng trong cuộc nói chuyện giữa hai người tại nhà riêng của Dupré, Phan Thiện thú nhận vì bị mỹ nhân kế nên buộc lòng phải theo phe kháng chiến, vì hắn xin lập công chuộc tội. Thoạt tiên, Dupré không bằng lòng.

- Không bằng lòng?

- Vâng. Dupré bấm chuông gọi vệ sĩ vào, định tống giảm Phan Thiện, song cô vợ bản xứ quỳ gối, khóc lóc xin tha. Dupré ngồi yên suy nghĩ đến gần 15 phút. Rồi y bắt Phan Thiện viết tờ cam kết.

- Nhân chứng có tờ cam kết trong tay không?

- Thưa không. Vì hồ sơ của Dupré đã được chở về Ba lê ngay sau ngày y hồi hương.

- Tại sao Trung ương không chấp lời khai của Thái Hiền?

- Thưa, vì Trung ương cho rằng đó có thể là thủ đoạn ly gián của mật thám đế quốc.

- Nghĩa là Trung ương đã phán đoán sai lầm?

- Thưa, tôi không dám hoài nghi sự sáng suốt của Trung ương. Đứng trên cao, Trung ương bao trùm mọi người, mọi việc, nghe hết, biết hết, suy xét và quyết định không bao giờ lệch lạc.

- Vậy thì nhân chứng đã sai lầm?

- Thưa quý Tòa, tôi xin nhận lỗi nếu không xảy ra vụ ám sát lạ lùng ngày 9-5-1961.

- Ai bị ám sát?

- Thưa, đêm ấy, Thái Hiền bị giết trong nhà pha Hoả Lò, trong khi chờ ngày ra tòa. Y bị một 180

phạm nhân tử hình dùng đũa sắt vót nhọn đâm vào yết hầu, chết không kịp trối.

- Lý do?

- Thưa, không có lý do nào cả. Hung thủ khai là không thích thái độ kênh kiệu của Thái Hiền.

- Công an tìm ra nguyên nhân thầm kín của vụ án mạng kia không?

- Thưa, hôm sau hung thủ được chở bằng xe bít bùng từ khám đường trung ương ra Công an Hàng Cỏ để thẩm vấn thì dọc đường xe bị chết máy, hung thủ dùng súng hăm dọa nhân viên an ninh và tẩu thoát.

- Hừ, dùng súng! Hung thủ có súng! Hung thủ lấy súng ở đâu?

- Thưa, lẽ thường phạm nhân bị khám xét cẩn mật. Trước khi lên xe, hung thủ đã qua phòng lục soát 15 phút đồng hồ, thế mà y vẫn giấu được khẩu côn 9.

- Thưa, côn 9 là loại súng trần cồng kềnh, điều này chứng tỏ là y được đồng lõa hỗ trợ.

- Công an khám phá ra bọn đồng lõa không?

- Thưa không. Vì lẽ dễ hiểu, Công an phải nghe lệnh Phan Thiện. Quản đốc khám đường là đàn em của Phan Thiện. Tên tài xế lái xe đưa hung thủ ra công an cũng là đàn em của Phan Thiện. Kết quả là hai nhân viên bị đưa ra tòa lãnh án 5 năm khổ sai, thế thôi. Rồi nội vụ được dập tắt.

- Theo nhân chứng, kẻ chủ mưu là ai?

- Phan Thiện. Thưa, chỉ có thể là Phan Thiện. Hung thủ là cán bộ biệt kích của ông Hoàng ở Sài gòn. Theo tin mật, hung thủ đang ung dung sống ở Sài gòn, tòng sự trong nha Chuyên môn của sở Mật vụ. Phi Phan Thiện, không ai có thể bố trí cho hung thủ trốn vào Nam. Tẩu thoát đã khó, ẩn náu ở Hà nội càng khó hơn vì chính sách hộ khẩu của ta rất chặt chẽ. Trốn qua vĩ tuyến 17, lại khó hơn trăm lần. Phan Thiện đã toa rập với gián điệp miền Nam cứu hung thủ và thủ tiêu tang chứng quan trọng của sự phản phé.

- Trong báo cáo gửi lên Trung ương Đảng, nhân chứng nói rằng tháng 1-1954, hội nghị tình báo Tây phương được triệu tập tại Ba lê, quyết định đưa nhân viên nhị trùng vào khu kháng chiến và Phan Thiện là một trong những nhân viên này, vậy nhân chứng đưa thêm chi tiết.

- Thưa, theo hồ sơ, Phan Thiện lên tới tiền đồn công an của ta ở Thái Nguyên, đúng 9 giờ sáng 15-2-1954 và hắn rời Hà nội hồi 10 giờ đêm 14-2. Theo hồ sơ do KGB lấy được trong thư khố Phản gián Ba lê thì nội trong năm 1954, Tây phương đã gửi ra khu 5 cán bộ nhị trùng, trong đó có 2 nhân viên cao cấp. Trong 2 nhân viên cao cấp này, người thứ nhất mang bí hiệu G-6 từ Huế lẻn ra chiến khu Dương hòa, với nhiệm vụ hoạt động trong liên khu IV, còn người thứ nhì từ Hà nội lên Thái nguyên.

- Nhân chứng còn thêm chi tiết quan trọng nào nữa không?

- Thưa, hắn đổi tên G-7. Tôi không biết tên thật của hắn là gì, chỉ biết rõ ràng là hắn được lệnh rời Hà nội hồi 10 giờ đêm 14-2-1954. Nghĩa là cùng ngày, cùng giờ với Phan Thiện, và hắn cũng lên Thái nguyên như Phan Thiện. Trong ngày 15-2-1954 tiền đồn công an Thái nguyên chỉ tiếp nhận một nhân viên từ nội thành ra. Xin thưa, chỉ tiếp một nhân viên duy nhất. Phan Thiện. Ngoài ra, không còn ai nữa. Ai muốn vào khu phải qua trạm công an. Nhân viên nhị trùng G-7 của địch chỉ có thể là Phan Thiện. Nhờ miệng lưỡi xảo quyệt, hắn đã phỉnh gạt được đồng chí Trần quốc Hoàn và được giữ chức cố vấn điệp báo, đặc khu Nội thành, trước khi xuất ngoại sang Liên sô và Trung quốc để tu nghiệp cao cấp. Dĩ nhiên là trong thời gian ở các nước xã hội chủ nghĩa anh em, Phan Thiện đã cung cấp tin tức cho gián điệp địch.

Đại tá Bùi Vinh nín lặng, nhìn sang bên một cách kiêu hãnh. Mặt hơi tái, Phan Thiện ngước mặt lên bàn chánh thẩm.

Chánh thẩm Nguyễn chí Thanh dõng dạc:

- Bị can Phan Thiện. Nhân chứng Bùi Vinh vừa đưa ra hai bằng chứng quan trọng, tạm đủ để đưa bị can lên đoạn đầu đài. Vụ Thái Hiền và vụ G-7. Nếu là tòa án nhân dân, hoặc tòa án quân sự thi sau khi nghe nhân chứng tố cáo cụ thể, Tòa chỉ hỏi bị can qua loa rồi tuyên án, và tuyên án tối đa. Vì đó là những chứng cớ quá rõ ràng. Song, đây là tòa án của Đảng, bị can là uỷ viên dự khuyết Trung ương lại là phó Vụ trưởng Lễ Tân chỉ huy ngành Phản gián nên Tòa cần nghiên cứu kỹ lưỡng. Tòa cần nghe nhiều tiếng chuông cùng một lúc. Tòa cho phép bị can bào chữa. Bị can nghĩ ra sao về hai vụ Thái Hiền và G-7?

Phan Thiện đứng dậy, giọng đều đều như học trò trả bài:

- Thưa quý Tòa, trước khi ra trước vành móng ngựa này, tôi đã quyết định sẽ nói rất ít, để dành cho đại tá Bùi Vinh nói thật nhiều. Tôi chỉ trả lời ngắn ngủi. Lấy cớ quản đốc khám đường và tài xế xe chở phạm nhân là nhân viên của tôi mà kết tội tôi toa rập với hung thủ, cũng như với gián điệp địch là hoàn toàn phi lý. Sau nội chiến Tây ban Nha, Orlov nhân viên điều khiển công an Liên sô, bạn thân của thống chế Sit ta lin, tư lệnh lữ đoàn giải phóng quân Tây ban Nha, nghĩa là nhân vật hàng đầu của điện Cẩm linh, đã phản bội chế độ xã hội chủ nghĩa, trốn sang Hoa kỳ, đầu hàng kẻ thù. Nhưng sau đó bằng hữu của Orlov còn ở lại Liên sô, có ai bị buộc tội toa rập không? Xin thưa là không, trăm lần không. Tội ai làm, người nấy chịu. Tôi điều khiển cả trăm cả ngàn nhân viên, không thể chịu trách nhiệm về lỗi cá nhân.

Bùi Vinh nói rằng kẻ giết Thái Hiền đang ở Sài gòn. Vậy xin hỏi tại sao Bùi Vinh không bố trí đưa hắn ra đây để đối chất? Chẳng qua Bùi Vinh mới là tay sai chính cống của gián điệp miền Nam.

Vụ G-7 không khác vụ Thái Hiền là bao. Tôi là còng bộc trung thành và đắc lực của chế độ xã hội chủ nghĩa, địch không thể tha tôi sống. Tôi lại phá hỏng bộ máy tình báo của địch. Thế tất địch dùng phương pháp "cách sơn đả ngưu" gài tin tức sai lầm vào thư khố Ba lê, cho nhân viên nhị trùng lấy, để rồi từ KGB tới Hà nội.

- Bị can muốn kết luận rằng KGB còn ấu trĩ ư?

- Thưa, trong nghề điệp báo, không ai được nhận là già dặn cả. Hoạt động đã mấy chục năm nay, tôi vẫn tự thấy còn ấu trĩ. Vả lại, dùng tin tức giả, tài liệu giả, hình ảnh giả, nhân viên giả để đánh lừa, hoặc để chia rẽ hàng ngũ đối phương là kỹ thuật thông thường, cơ quan điệp báo nào trên thế giới cũng có. Riêng vụ Lễ Tân do tôi điều khiển cũng có một ban riêng, được mệnh danh là ban 2Đ, nghĩa là đầu độc bằng tin tức. Trong quá khứ, tôi đã bố trí cho tài liệu giả lọt vào tay nhân viên miền Nam hoạt động tại Hà nội. Trong quá khứ, tôi đã cho nhân viên của tôi trá hàng, vào Nam, tiết lộ một số bí mật của tôi. Mục đích là hy sinh còn săn sắt để bắt con cá rô. Và trong quá khứ, tôi đã thành công. Những sự thành công của tôi đã được tường trình đầy đủ lên Hội đồng An ninh và Ủy ban Trung ương, sợ quý Tòa nhàm tai, tôi không dám nhắc lại nữa. Và chính vì những sự thành công này mà tôi được Ủy ban Trung ương đồng thanh cử làm ủy viên dự khuyết, để rồi trong tháng tới, tôi sẽ thành ủy viên thật thụ.

Tôi không dám lạm bàn vì biết quý Tòa hoàn toàn vô tư, hoàn toàn sáng suốt. Nếu quý Tòa cho phép, tôi xin nói rõ rằng chúng ta đã mất bao tâm huyết và xương máu để ngăn chặn khuynh hướng Sit ta lin trong hàng ngũ chúng ta, vậy chúng ta không thể dung tha cho kẻ học đòi Sit ta lin là Bùi Vinh dùng chứng cớ giả tạo để triệt hạ những đứa con trung thành của Đảng.

Thưa quý Tòa, muốn giết đồng chí, Sit ta lin sai một nhân viên khai láo là y đã gặp con trai của Tờrốtky tại khách sạn Bristol, bàn mưu hạ sát các yếu nhân Sô viết. Kết quả là nhiều đồng chí bị hành hình oan uổng. Trên thực tế, khách sạn Bris- tol đã thành đống gạch vụn khi nhân viên của Sit ta lin nói láo là gặp con trai của Tờrốtky tại đó 2. Thống chế Toukhachevsky và 7 tổng tư lệnh Hồng quân bị hành quyết năm 1937 và bị kết tội là tư thông với Hit le. Sau này, người ta mới khám phá ra là Hit le đầu độc Phản gián Sô Viết bằng tài liệu giả, để mượn tay Sit ta lin hạ sát những người hữu công. Thưa quý Tòa, tôi không dám tự so sánh với thống chế Toukhachevsky, mà chỉ xin quý tòa xét lại. Xét lại để lột mặt nạ Bùi Vinh, nhân viên nhị trùng của địch, bịa đặt chứng cớ để thủ tiêu một nhân viên hữu công.

Bùi Vinh chồm trên ghế, mặt đỏ vì giận dữ:

- Đồ ngụy biện.

Chánh thẩm xua tay:

- Thong thả. Thôi, cho bị can ngồi xuống, Đại tá Bùi Vinh còn bằng chừng nào nữa?

Bùi Vinh đứng nghiêm, giọng trịnh trọng:

- Thưa, bị can đã chối tội một cách khôn ngoan, nhưng đó là sự khôn ngoan dại dột. Vì thưa quý Tòa, đó mới là những bằng chứng sơ khởi. Tôi xin trình thêm bằng chứng rõ rệt hơn nữa. Những bằng chứng rõ rệt này được ghi trong bản báo cáo tôi vừa nộp lên quý Tòa xong. Trân trọng xin quý Tòa gọi nhân chứng Lê Tùng để đối chất.

Chánh thẩm nhìn xuống:

- Lê Tùng.

Lê Tùng dạ một tiếng khô khan, mặt xanh như tàu lá. Chánh thẩm đặt mục kính xuống bàn:

- Anh là Lê Tùng.

- Dạ.

- Anh biết tới đây làm gì chưa?

- Thưa chưa.

- Lẽ ra, đại tá Bùi Vinh phải nói anh biết. Anh là nhân viên điệp báo Miền Nam tình nguyện ra đây phục vụ. Nếu quả thật anh tình nguyện, anh sẽ được trọng đại. Nhưng nếu anh giả vờ tình nguyện, chúng tôi sẽ không tha thứ. Tuy nhiên, phiên tòa nội bộ này là cơ hội duy nhất, cũng là cơ hội cuối cùng cho anh trở về con đường chính. Anh nên khai thật, chỉ khai sự thật. Nhân danh Ủy ban Trung ương và Hội đồng An ninh, tôi hứa châm chước nếu quả thật anh là nhị trùng có nhiệm vụ ly gián.

- Thưa quý Tòa, tôi hoàn toàn thành thật từ trước đến nay.

- Nói tóm lại, anh không phải là nhị trùng.

- Không. Ngàn lần không.

- Anh coi chừng. Chúng tôi còn một số nhân chứng khác nữa, có thể phối kiểm lời khai của anh. Một lần nữa, Tòa hỏi anh: anh đã khai đúng hay sai?

- Khai hoàn toàn đúng.

- Được, thế là xong thủ tục đầu tiên. Tòa trao lời cho đại tá Bùi Vinh.

Bùi Vinh nhìn giữa mặt Lê Tùng:

Lê Tùng nhún vai:

- Tôi đã giải thích đến lần thứ mấy rồi?

- Giờ đây, anh phải giải thích trước Tòa. Nguyên nhân có phải là bất cẩn không?

- Nói chung, nguyên nhân quan trọng nhất là bất cẩn. Bất cẩn trong việc sửa soạn kế hoạch. Bất cẩn trong việc thực hiện kế hoạch.

- Yêu cầu anh nói rõ hơn. Họ chết vì bất cẩn phải không?

- Không. Họ chết, có lẽ vì do người khác bất cẩn.

- Người khác là ai?

- Điều này tôi không biết. Họ thường vâng theo lệnh trên, hoặc là lệnh của cấp chỉ huy trực tiếp ở Bắc Việt, hoặc là lệnh của ông Hoàng. Họ chỉ được biết giờ nào tới địa điểm để đáp tàu, đáp bằng cách nào, trong những điều kiện nào. Nghĩa là họ như cái máy. Sau khi họ thiệt mạng, tôi mở cuộc điều tra thì thấy họ đều răng rắc tuân theo chỉ thị.

- Của ai?

- Của ông Hoàng.

- Vậy tại sao họ thiệt mạng?

- Vì nội tuyến.

- Theo anh, nội tuyến là ai?

- Riêng ông Hoàng được biết rõ tên các nội tuyến ở phía Bắc. Tôi chỉ là nhân viên thừa hành.

- Cả thấy có bao nhiêu nội tuyến?

- Con số này được giữ hoàn toàn bí mật.

- Anh nghi ngờ ai không?

- Nghi ngờ là truyền thống của ngành điệp báo. Tuy nhiên, trong trường hợp 3 nhân viên của

- Hầu hết nhân viên của anh tại Bắc Việt, đều bị thiệt mạng trong khi tìm cách xuất nhập. Tại sao?

tôi là 307, 308, 309 bị giết, tôi khó thể có thái độ rõ rệt vì ông Hoàng không cho tôi biết họ liên lạc với Sài gòn theo thể thức QSZ hay QFR.

- QSZ và QFR?

- QSZ là liên lạc trực tiếp với văn phòng vô tuyến của ông Hoàng bằng điện đài cá nhân. Mỗi tổ tình báo ở phía bắc giới tuyến được trang bị một điện đài cá nhân. 307, 308 và 309 hoạt động lẻ loi nên tôi không rõ họ có điện đài cá nhân hay không. Còn QFR là liên lạc qua trung gian. Nếu là liên lạc QFR thì nội tuyến phải ở trong hệ thống giao liên.

- Trong hành trang của 3 nhân viên bị giết, công an đã tìm thấy điện đài.

- Như vậy, nghĩa là họ liên lạc theo thể thức QSZ.

- Nghĩa là không thể có nội tuyến?

- Có chứ. Trong trường hợp này, có hai hình thức nội tuyến: nội tuyến ở tổng hành doanh Sài gòn, và nội tuyến ở Hà nội. Theo tôi, nội tuyển khó thể hoạt động tại Sài gòn, vì ban nhận điện khác với ban mật điện. Ban nhận điện tọa lạc trong trung tâm tầm đài D-Fing 3 ở Phú Lâm. Những bức điện nhận được đều được chuyển trong va li khóa 3 nấc tới ban mật điện. Tại đó, điện được trao tận tay cho phòng dịch điện. Mật điện của điệp viên ở Miền Bắc đều được đưa cho phòng dịch điện bằng máy điện tử của ông Hoàng do nữ bí thư Nguyên Hương đích thân phụ trách. Theo chỗ tôi biết, ngoài Nguyên Hương, Văn Bình và ông Hoàng ra, không ai được bén mảng tới phòng dịch điện đặc biệt. Cho nên, tôi có đủ lý do tin tưởng là sự tiết lậu không phải ở Sài gòn.

- Tất sự tiết lậu phải ở Hà nội.

- Tôi cũng suy diễn như vậy song không có đủ điều kiện khám phá.

- Theo anh, nội tuyến này phải ở cấp nào?

- Phải ở cấp điều khiển trong guồng máy chính quyền. Có thể ông Hoàng hy sinh 3 nhân viên để bảo về nội tuyến. 3 nhân viên Z là vật báu của Sở. Ông Hoàng không thể hy sinh 3 nhân viên Z để bảo vệ một nội tuyến trung cấp. Tôi có cảm tưởng rằng người nào thường có liên lạc mật thiết với 307, 308 và 309 chính là nội tuyến.

- Hoàn toàn đồng ý với kết luận của anh. 307, 308 và 309 đều ăn lương của Phản gián. Mà người chỉ huy Phản gián thường gặp họ là bị can Phan Thiện hiện có mặt trong phòng này. Anh có đồng ý với tôi rằng Phan Thiện là người ấy không?

- Tôi không thể xía vào nội bộ của các anh.

Chánh thẩm Nguyễn chí Thanh ngắt lời:

- Lê Tùng, anh cần suy nghĩ chín chắn trước khi trả lời. Anh có đồng ý rằng nội tuyển trong vụ này là bị can Phan Thiện không?

Lê Tùng lắc đầu:

- Tôi không thể nói không hoặc nói có. Tôi bán tin cho các ông, thế thôi, ngoài ra, tôi không có quyền, và không thích kết luận.

Chánh thẩm Nguyễn chí Thanh nói:

- Anh không kết luận là phải. Thôi được, đại tá Bùi Vinh tiếp tục.

Bùi Vinh lại quay về phía Lê Tùng:

Thiếu 210 - 234

- Tôi muốn anh trình với Tòa về mối tình giữa anh và nữ nhân viên giao liên Y.43.

Lê Tùng thở dài, giọng buồn xa xăm:

- Hơn một lần, tôi đã xin anh để cho nàng yên. Dầu sao, nàng đã thành người thiên cổ. Tôi không được phép quật mồ xác chết. Tôi van anh lần nữa...

- Anh quen nàng trong trường hợp nào?

- Ra Bắc, tôi được lệnh tiếp xúc với nhân viên giao liên Y.43. Đến khi gặp gỡ, tôi mới biết Y.43 là phụ nữ.

- Khá đẹp.

- Vâng.

- Bao nhiêu tuổi?

- 22.

- Nàng yêu anh, hay anh yêu nàng trước?

- Tôi không nhớ rõ. Theo nội quy, tôi không được thân mật với nhân viên phụ nữ. Nàng cũng vậy. Song không hiểu sao chúng tôi lại thân mật với nhau. Tôi không hề tỏ tình với nàng, nàng cũng không hề nói với tôi là nàng yêu tôi. Nhưng trên thực tế, chúng tôi yêu nhau đắm đuối. Thoạt đầu, chỉ là những cuộc hẹn hò tầm thường... song, anh còn lạ gì, nghề tình báo là nghề ban đêm, chúng tôi lại phải gặp nhau trong phòng vắng, tại nơi kín đáo.

- Ở đâu?

- Đau lòng tôi lắm, anh ơi!

- Anh phải nói. Nói hết. Vì cuộc tình duyên giữa anh và Y.43 là bố đuốc soi sáng sự thật.

- Ở Hàng Buồm. Tôi có một căn phòng bí mật ở lầu ba cuối phố Hàng Buồm. Tôi thuê của một cặp vợ chồng Minh hương. Mỗi khi rỗi rãi, tôi thường hẹn nàng tới đấy.

- Còn tới đâu nữa?

- Một căn phòng khác ở gần trạm xe điện Kim liên.

- Anh biết đời tư của nàng không?

- Không.

- Anh nói dối.

- Dĩ nhiên, trong những phút đầu gối, tay ấp, nàng đã tâm sự với tôi, song chưa bao giờ nàng nói rõ gia cảnh.

- Hừ, để tôi nói anh nghe cho đỡ ấm ức. Nàng cao 1th55, nặng 41 kí lô, mắt to và đen, mũi dọc dừa, da trắng như trứng gà bóc, môi trái tim, hai răng chó xinh xắn, một nút ruồi thiên nhiên ở má trái, hai nút ruồi đỏ ở... vú.

- Té ra anh là...

- Đừng hỗn xược. Con người vô sản thuần túy như tôi không sống mèo mả gà đồng như giai cấp tiểu tư sản các anh. Không, nàng không phải là người yêu của tôi. Mà là nhân viên. Phải, nhân viên nhị trùng. Nàng yêu anh thật đấy, song nàng vẫn phải làm tròn bổn phận do tôi giao phó. Đêm ấy, tôi dự định bắt anh thì Phan Thiện đã ra tay trước. Hắn bắt nàng trước khi nàng dẫn tôi đến chỗ hẹn. Phan Thiện bắt Y.43 là để cứu anh. Phan Thiện cứu anh vì hắn cũng là nhân viên của ông Hoàng.

Lê Tùng bàng hoàng, bồ hôi lấm tấm trên trán. Không thèm để ý tới chàng, Bùi Vinh hướng lên bàn chánh thẩm, giọng sang sảng:

- Thưa, xuyên qua những bằng chứng vừa được trình bày, quý Tòa đã thấy rõ vai trò của Phan Thiện. Tôi còn thêm nhiều bằng chứng khác nữa. Bộ Tổng tư Lệnh biệt phái tôi sang vụ Lễ Tân sau khi phủ Chủ tịch nhận được một số tin tức cho biết Phan Thiện là tai sai nằm lì của địch. Âm thầm nhưng kiên nhẫn, tôi gài người tôi một vài nơi quan trọng, với ý định bắt Phan Thiện quả tang.

Nhưng hắn là con cáo thành tinh. Thiếu tá Phan Lộ, cộng sự viên của tôi, bắt được 307 tại Bến Hải, và nắm được một số bí mật thì bị đầu độc chết trên đường về Hà nội. Hắn sai giết Phan Lộ vì sợ tôi khám phá ra sự thật.

Hắn lại sai giết viên đội trưởng duyên hải ở Cửa Tùng mặc dầu nạn nhân là đàn em trung thành của hắn. Vì sợ tôi biết rằng cuộc phục kích ngoài bãi biển mang tính chất hoàn toản giả tạo.

Thưa quý Tòa, rõ ràng Phan Thiện là tay sai của gián điệp miền Nam. Đáng lý ra dùng phi cơ đưa 307 và 308 về Miền Nam thì ông Hoàng lại bắt họ vượt sông Bến Hải, và 308 lại bị ông Hoàng lừa vượt khúc sông được chúng ta canh phòng nghiêm mật nhất. Đáng lý ra tàu ngầm xì gà phải vào sát bờ đón 309 thì lại đậu ngoài khơi, cho xuồng cao su vào, điều này chứng tỏ rằng ông Hoàng biết trước cuộc phục kích. Cuộc phục kích đó ông Hoàng ra lệnh cho Phan Thiện tổ chức để giết 309.

3 nhân viên ưu tú 307, 308, 309 bị hy sinh là để gia tang uy thế của Phan Thiện trong guồng máy phản gián Miền Bắc. Nếu bộ Tổng tư lệnh thiếu sáng suốt, không cử tôi sang phụ tá Phan Thiện để coi chừng hắn từng giây, từng phút, thì ngày nay Miền Bắc thân yêu của chúng ta đã biến thành giang sơn của ông Hoàng.

Phan Thiện xảo quyệt lắm! Nghe phong phanh tôi gửi báo cáo lên Trung ương, hắn lạm quyền chỉ huy bắt giam tôi. May nhờ sự phán xét sáng suốt của Trung ương, tôi được trả tự do và Phan Thiện tạm thời vào khám. Hắn vào khám chưa đủ đền tội. Hắn phải bị tử hình. Từ hình vì đã ăn lương của địch để phá hoại nước Việt nam dân chủ cộng hòa...

Chánh thẩm ngắt lời:

- Đại tá vừa nói là bị can ăn lương của địch?

Mặt đại tá Bùi Vinh sáng rực:

- Vâng, bị can Phan Thiện đã ngửa tay nhận lương của địch. Nếu tôi không khám phá ra kịp thời, Phan Thiện còn tác hại gớm ghê hơn nữa. Sự phản bội hèn hạ của hắn có thể xô đẩy hệ thống an ninh của ta vào vòng suy sụp...

Chánh thẩm lại khoát tay:

Tòa muốn đại tá đưa bằng cớ. Bị can Phan Thiện nhận tiền của ai, và nhận cả thảy bao nhiêu tiền?

Bùi Vinh nói với Lê Tùng:

- Anh hãy khai sự thật với Tòa.

Lê Tùng tỏ vẻ ngạc nhiên:

- Tôi chưa hề khai rằng Phan Thiện lãnh tiền của ông Hoàng.

- Vậy anh vâng lệnh ông Hoàng chuyển ngân qua Vạn tượng, Hồng kông và Nam vang bao nhiêu?

- Tôi đã nói rồi.

- Bây giờ, phiền anh nhắc lại.

- 45.000 đô la Mỹ trong vòng 3 tháng.

- Có hột soàn không?

- Có. 8 hột, trị giá tổng cộng 22.000 đô la nữa.

- Nghĩa là cả đô la và hột soàn là 67.000 đô la.

- Phải.

Chánh thẩm Nguyễn chí Thanh đập tay xuống bàn:

- Lê Tùng! Anh trao tiền và kim cường cho bị can Phan Thiện phải không?

Lê Tùng đáp:

- Không.

- Hừ, vậy anh trao cho ai?

- Cho Nêlô, Sambát và Phumê.

- Ba người này là ai?

- Có lẽ là một người.

Phan Thiện chồm dậy phản đối:

- Trân trọng lưu ý quý Tòa. Bùi Vinh sẽ tìm cách kết luận rằng Nêlô, Sambát và Phumê là tôi. Kỳ thật...

Chánh thẩm lớn tiếng:

- Yêu cầu bị can ngồi xuống và giữ thái độ kính trọng tòa án. Khi nào Tòa cho phép, bị can mới được phép nói. Lần sau, nếu còn tự tiện sẽ bị đuổi ra ngoài, không còn dịp nào bào chữa nữa. Lê Tùng! Căn cứ vào đâu anh dám nói Nêlô, Sambát và Phumê là một?

- Trong cuộc thẩm vấn đầu tiên tại Hồng kông, tôi chưa dám kết luận rằng ba người này là một, nhưng mấy ngày gần đây, lục lại trí nhớ, tôi nhận thấy có lẽ đúng. Vì cô Huệ Lan, nhân viên ban H-4, được lệnh xếp chung ba vụ trả lương này vào một hồ sơ.

- Việc sắp xếp hồ sơ trả lương ra sao?

- Thưa trên nguyên tắc, mọi nhân viên được đánh một hồ sơ riêng.

- Nhân viên được mang nhiều tên khác nhau hay chỉ được mang một tên thôi?

- Trên nguyên tắc, họ phải mang nhiều tên giả. Nhất là nhân viên nhị trùng hoạt động tại Bắc Việt.

Chánh thẩm ngoảnh sang Bùi Vinh:

- Đại tá có bằng chứng nào về việc Nêlô, Sambát và Phumê là bị can Phan Thiện?

- Thưa, Lê Tùng gửi tiền tại ngân hàng Đông kinh ở Vạn tượng ngày 15-8, tại ngân hàng Anh quốc ở Hồng kông ngày 11-9, tại ngân hàng Pháp-Hoa ở Nam vang ngày 5-10. Và tiền đã được rút ra hai, hoặc ba ngày sau. Thưa quý Tòa, tôi đã yêu cầu Lê Tùng, viết thư cho các ngân hàng kể trên, và họ đã trả lời. Bản chính của thư trả lời đang được để trước mặt quý Tòa.

Tôi xin mạn phép quý Tòa để đọc một bức thư do Lê Tùng gửi cho ngân hàng Đông kinh và thư trả lời của ngân hàng này.

Mani ngày...

Kính gởi ông Giám đốc Ngân hàng Đông kinh

Vạn tượng

Lào quốc

Thưa ông Giám đốc,

Cách đây 15 ngày, tôi viết thư cho quý ngân hàng để hỏi về kế toán trương mục của tôi. Có lẽ vì thư bị thất lạc nên không thấy quý ngân hàng phúc đáp.

Sáng mai, tôi đi Hồng kông va sẽ lưu lại đó một tháng. Tôi trân trọng yêu cầu quý ngân hàng gởi tới khách sạn Vanda, số 3 đường College Road, phòng 215, cho tôi biết số kết toàn kể trên.

Trân trọng,

Mita.

Và sau đây là thư trả lời.

Vạn tượng ngày...

Kính gởi ông Mita.

Chúng tôi rất tiếc là không nhận được quý thư đầu tiên nên không thể trả lời đúng kỳ hạn. Thể theo lời quý ông yêu cầu, chúng tôi xin gửi đến khách sạn Vanda:

Ngày 18-8, ông Nêlô đã tới ngân hàng, rút 12.000 đô la. Hiện nay, trương mục số AZ. 3452 của quý ông còn lại 765 đô la.

Tin tưởng đã làm quý ông vừa lòng.

Trân trọng.

Ấn ký: Giám đốc Ngân hàng Đông kinh.

Thưa quý Tòa, 2 phúc thư kế tiếp của ngân hàng Anh quốc và Pháp-Hoa cũng được viết theo lề lối tương tự. Những phúc thư này chứng tỏ 45.000 đô la và 8 viên kim cương đã được lấy khỏi các ngân hàng ngày 18-8, 12-9 và 8-10.

- Phan Thiện đích thân tới ngân hàng?

- Thưa vâng. Phan Thiện xuất ngoại từ trung tuần tháng 8 đến trung tuần tháng 10, qua các nước Ai lao, Căm pu chia, Mã lai á, Ấn độ, Pa kít tăng, Nêpan, Miến điện, Hồng kông, Nhật Bản, Triều tiên và trước khi hồi hương, ghé lại Trung quốc và Căm pu chia. Mục đích của chuyến đi này là thanh tra hệ thống điệp báo của ta.

Phan Thiện đã lợi dụng một công đôi việc. Lợi dụng chuyện thanh tra để lãnh lương của ông Hoàng. Theo báo cáo của các cơ sở ngoại giao công khai và tiểu tổ tình báo bí mật của ta gửi về thì Phan Thiện đã cáo ốm để ở lại khách sạn ngày 18-8 tại Vạn tượng, ngày 12-9 tại Hồng kông và ngày 8-10 tại Nam vang. Hắn cáo ốm để lén ra ngân hàng...

Một sự yên lặng ghê gớm đè nặng xuống phiên tòa. Mặt chánh thẩm đang hồng hào bỗng đỏ gay. Phan Thiện cúi đầu giữa hai người gác đeo súng lục.

Chánh thẩm cất tiếng:

- Bị can Phan Thiện? Chứng cớ đưa ra đã quá đầy đủ, Tòa không muốn kéo dài thêm nữa. Bị can còn muốn nói điều gì nữa không? Nếu không, Tòa sẽ gọi thêm nhân chứng.

Giọng Phan Thiện run run:

- Một lần nữa, xin các đồng chí xét lại cho tôi nhờ. Oan tôi lắm, các đồng chí ơi... Gián điệp đế quốc đã bịa đặt chứng cớ để diệt tôi. Thật là tình ngay lý gian...

Chánh thẩm sẵng giọng:

- Bị can không được phép gọi Tòa là đồng chí. Cảnh vệ đâu? Đưa nhân chứng vào.

Mọi người đều quay lại cánh cửa hong.

Lê Tùng bàng hoàng như bị đánh vào gáy.

Chàng không ngờ.

Thật vậy, chàng không thể ngờ nàng lại là nhân chứng. Chàng không thể ngờ nàng có mặt tại Hà nội.

Trước khi rời Tân sơn Nhất, chàng đã khẩn khoản yêu cầu Lê Diệp trình lại với ông Hoàng là chàng sẵn sàng hy sinh cho đại cuộc, song nàng phải được để ở ngoài nội vụ. Vì nàng là người đàn bà đáng thương. Vì nàng là người đàn bà vô tội.

Lê Diệp đã cam kết với chàng. Song sự thật bằng xương bằng thịt trước mắt đã xác nhận một cách hùng hồn rằng Lê Diệp đã lừa chàng.

Văn Bình đã lừa chàng.

Ông Hoàng, tổng giám đốc Mật vụ, đã lừa chàng. Mọi người chỉ nghĩ đến công việc, mà quên tình cảm. Quên lời hứa. Quên danh dự. Quên tất cả.

Lê Tùng không thể chịu đựng được nữa. Mặt chàng tái dần, tái dần, gân tay chàng run run, run run...

Nàng mặc đồ đen bằng hàng nội hóa, đầu cũng thắt băng-đô màu đen. Không hiểu vô tình hay cố ý nàng mặc đồ đen. Đồ đen là đồ tang phục. Có lẽ nàng đến đây để tang cho chàng. Có lẽ nàng đoán biết chàng sẽ chết. Chết vì sự phản bội cửa sở Mật vụ mà chàng tin tưởng, tin tưởng thành tâm và sắt đá. Sự kính nể và thương yêu đối với ông Hoàng đã tan biến trong lòng Lê Tùng. Chàng bỗng thấy căm ghét nghề tình báo thậm tệ.

Nàng từ từ bước vào phòng xử.

Thường ngày nàng đã gầy, hôm nay nàng lại gầy hơn. Đôi vài xương xương của nàng như tóp hẳn lại. Đôi mắt nghịch ngợm và làn môi cong cong nũng nịu đượm vẻ buồn phảng phất. Dường như từ nhiều ngày nay, nàng quên trang điểm khiến quầng mắt sâu hoắm, và làn môi nhợt nhạt. Nàng mới 25 tuổi, cái tuổi dệt mộng thần tiên, thế mà Lê Tùng tưởng nàng trên 30. Trời! Xa chàng hơn một tuần, Huệ Lan đã già hơn 5 tuổi... Như bị điện giật, Lê Tùng kêu lên:

- Lan. Em Huệ Lan.

Nghe chàng kêu, nàng đứng khựng lại. Trong nháy mắt, nàng nhận ra chàng. Vẻ mặt nàng tươi hẳn lại:

- Anh Lê Tùng!

Chánh thẩm quắc mắt:

- Yêu cầu các nhân chứng giữ trật tự. Cô Huệ Lan?

Huệ Lan lí nhí:

- Dạ.

Yêu cầu cô lại gần Tòa.

Huệ Lan bước qua ghế Lê Tùng. Bị cáo Phan Thiện lặng lẽ nhìn nàng, mắt không lộ một nét thay đổi nào.

- Tên thật của cô là Huệ Lan?

- Vâng.

- Họ?

- Trần. Trần thị Huệ Lan.

- Chức vụ?

- Nhân viên ban H-4, cơ sở Mật vụ Miền Nam.

- Cô ra đây từ bao giờ?

- Mới. Phi cơ hạ cánh xuống Gia Lâm cách đây 5 giờ đồng hồ. Tôi về lữ quán thay quần áo rồi tới đây ngay.

- Cô ra Hà nội vì tự ý hay bắt buộc?

Huệ Lan định trả lời «bắt buộc», nhưng sực nhớ lời dặn của Nguyễn Biên lại nín thinh.

Nguyễn Biên cùng đi với nàng qua Nam vang. Nàng từ giã phi trường Tân sơn Nhất một cách bình thường. Nhân viên công an và quan thuế xét hỏi giấy tờ và hành trang lấy lệ. Ngồi trên phi cơ, Nguyễn Biên đã tỏ vẻ kiêu ngạo. Hắn bảo nàng:

- Cô thấy chưa? Với giấy tờ do tôi cung cấp, cô có thể rời Sài Gòn bất cứ lúc nào và ung dung như người đi chợ. Nhân viên của tôi đáp máy bay đi và đến thản nhiên, giống như ở nhà. Điều này chứng tỏ rằng cơ quan của ông Hoàng gồm toàn người mù. Người mà mà dám khoe khoang là sáng mắt.

Huệ Lan ngồi im không đáp. Tâm trí nàng còn bận nghĩ đến Lê Tùng. Vì chàng, vì tình yêu không bờ bến, nàng sẵn sàng quên tất cả, bỏ tất cả.

Nàng tiếp tục ngồi im cho đến Nam Vang.

Nguyễn Biên đưa nàng tới một biệt thự quạnh quẽ ở ngoại ô, rồi dặn nàng chờ đợi. Nàng mỏi mắt chờ đợi. Lê Tùngvẫn không tới.

Rồi một người lạ trao cho Nguyễn Biên một phong thư niêm kín. Bên trong là những giòng chữ của Lê Tùng.

Đọc thư xong, Huệ Lan tái mặt? Chết rồi, nàng bị đẩy vào mê hồn trận. Nàng không muốn ra Bắc. Song nàng cũng không thể trở về Sài gòn. Nàng đành lều …

Như có pháp thuật, Nguyễn Biên nhấc điện thoại lên là phi cơ đợi sẵn ở trường bay. Tới Hà nội, Huệ Lan lên xe về trạm chiêu đãi của Phản gián.

Tại đó, nàng gặp một người đàn ông nghiêm nghị và lạnh lùng. Nhìn đôi kính mát to tướng, và đen sì của hắn, Huệ Lan giật mình.

Hắn kéo ghế cho nàng ngồi, tự giới thiệu:

- Tôi là đại tá Tú.

Nàng xoắn lấy:

- Bao giờ tôi được gặp Lê Tùng?

- Lát nữa. May cho Lê Tùng là cô có mặt ở đây. Hiện Lê Tùng đang dự phiên tòa.

- Phiên tòa? Trời ơi, anh ấy bị xử án ư?

- Không. Ra tòa với tư cách nhân chứng. Nhưng nếu tòa khám phá ra rằng y thiếu thành thật thì sẽ kêu án nặng, thật nặng. Tưởng cô nên rõ điều này: tòa án của chúng tôi thường tuyên hai bản án mà thôi, đó là miễn nghị hoặc tử hình. Chứ không nhì nhằng 5, 3 tháng, 5, 3 năm như tòa án ở miền nam.

- Các ông đưa tôi ra đây làm gì?

- Khai sự thật. Góp phần vào việc tìm hiểu sự thật. Lê Tùng ăn lương của chúng tôi, cô là vợ chưa cưới của y, cô phải tiếp sức với y.

- Tôi không biết gì hết.

- Chúng tôi tin là cô biết nhiều. Rất nhiều. Lê Tùng đã tâm sự với cô những gì?

- Trước khi …

Huệ Lan nín bặt.

Nàng nhớ lại lời Lê Tùng. Hiện nay chàng ra sao, nàng chưa biết. Nàng chỉ hé răng sau khi gặp chàng. Sau khi biết rõ chàng được trọng dụng hay chỉ là mùi chanh vắt hết nước rồi vứt bỏ?

- Lê Tùng đã tâm sự với cô những gì?

Đại tá Tú nhắc lại câu hỏi: Huệ Lan lắc đầu.

- Ông đừng hỏi tôi vô ích tôi không nói đâu.

Giọng đại tá Tú rít the thé:

- Rồi cô sẽ hối hận. E khi ấy không kịp nữa.

Huệ Lan tái mặt:

- Tôi ra đây vì Lê Tùng. Tôi phản bội ông Hoàng vì Lê Tùng. Vì Lê Tùng, tôi sẵn sàng làm mọi sự. Các ông giết tôi, tôi xin cám ơn. Tôi phải gặp Lê Tùng đã.

Đại tá Tú đứng dậy:

- Được. Tôi chiều ý cô. Tuy nhiên, tôi cần dặn cô điều này: cô phải khai thật trước tòa …

Khuôn mặt của Nguyễn Biên và của đại tá Tú đè chận lên nhau trong trí Huệ Lan.

Chánh thẩm Nguyễn chí Thanh nhìn thẳng vào mắt nàng, giọng nghiêm nghị:

- Cô ra Hà nội vì tự ý hay bắt buộc?

Sau một phút ngần ngại, Huệ Lan đáp:

- Trong cơn bối rối vì xa Lê Tùng, tôi cũng không biết là tự ý hay bắt buộc nữa.

- Cô là vị hôn thê của Lê Tùng?

- Vâng. Chúng tôi sắp làm lễ thành hôn.

- Nếu Lê Tùng chết, cô sẽ có thái độ nào?

- Tôi sẽ chết theo.

- Tính mạng của Lê Tùng đang nằm trong tay cô. Tòa có cảm tưởng là Lê Tùng còn giấu nhiều điều. Cô nên giúp Tòa tìm ra sự thật

- Sự thật về vụ nào?

- Vụ Lê Tùng ra Bắc.

- Yêu cầu ông hỏi Lê Tùng.

- Cô Huệ Lan, đây là tòa án đặc biệt của Trung ương ảng. Dầu cô vô tội. Tòa có thể ra lệnh xử bắn ngay. Kể từ phút này, cô hãy kính trọng Tòa.

- Xin Tòa cho tôi nói chuyện riêng với Lê Tùng.

- Không chấp thuận. Sau phiên tòa, hai người được tha hồ nói chuyện. Yêu cầu cô tường trình lại với Tòa những hoạt động của Lê Tùng kể từ khi bị thất bại và bị giáng chức xuống phòng H-4.

- Tinh thần tôi đang bấn loạn, tôi chẳng nhờ gì cả.

- Nhưng ít ra cô cũng nhớ một vài lời tâm sự của Lê Tùng trước ngày hắn lên đường.

- Thưa … anh ấy bảo rằng …

Lê Tùng nói lớn:

- Các ông tàn nhẫn quá!

Chánh thẩm mắng át:

- Lê Tùng, lần này là lần cuối cùng. Nếu anh cố tình phá rối trật tự. Tòa sẽ đuổi ra ngoài, và sẽ không khoan hồng đối với anh nữa như đã hứa.

- Tôi phạm tội gì mà phải xin khoan hồng?

- Tội gián điệp.

- Té ra các ông lật lọng.

- Cảnh vệ, lôi cổ y ra ngoài.

Hai nhân viên an ninh lực lưỡng nắm tay Lê Tùng kéo sềnh sệch. Huệ Lan đứng dậy, rưng rưng nước mắt, mếu máo: - Anh.

Chánh thẩm lại quát:

- Cô Huệ Lan. Tòa không có thời giờ chờ đợi nữa. Cô được mời ra đây để giúp Tòa khám phá một âm mưu quan trọng. Cô có nhiệm vụ cất giữ hồ sơ thanh ngân cho nhân viên ở ngoại quốc phải không?

Nàng đáp cụt lủn:

- Phải.

- Cô còn nhớ 3 vụ chuyển ngân 45.000 đô la qua Vạn tượng. Hồng kông và Nam vang không?

- Còn.

- Kẻ thụ hưởng là ai?

- Tôi không biết.

- Cô bỏ giấy tờ liên quan đến các vụ chuyển ngân này vào mấy hồ sơ?

Huệ Lan cắn môi suy nghĩ. Câu hỏi bất thần này làm nàng bàng hoàng. Không biết nên trả lời ra sao, nàng bèn đáp lưỡng:

- Tôi không nhớ nữa.

Giọng chánh thẩm đổi sang ôn tồn:

- Cô ráng nhớ lại xem.

Huệ Lan đáp như máy:

- Mỗi vụ xếp riêng một hồ sơ.

Chánh thẩm xoa tay, giọng đắc thắng:

- Cám ơn cô. Cô vừa khai một chi tiết quan trọng, vô cùng quan trọng. Chi tiết này chứng tỏ là Lê Tùng, vị hôn phu của cô, vừa khai láo trước tòa.

- Trời ơi!

- Lê Tùng có thể bị tội tử hình. Tuy nhiên, Tòa sẽ xét lại trường hợp của y nếu cô khai thật, không giấu diếm. Nói rõ hơn, Tòa miễn nghị Lê Tùng.

- Miễn nghị?

- Nghĩa là cho Lê Tùng được hoàn toàn tự do. Lê Tùng sẽ được phép ở lại miền Bắc phục vụ trong ngành an ninh hoặc sang Âu châu tùy ý. Trước khi lên đường, Lê Tùng nói với cô những gì?

- Thưa, thoạt đầu chỉ bàn tán vẩn vơ … rồi …

- Lê Tùng đã nói với cô nhiều điều kín đáo. Vì vậy, tổng thanh tra Văn Bình kêu cô hai lần lên văn phòng hăm dọa. Cô hãy cho Tòa biết.

- Xin Tòa cho tôi được nói chuyện riêng với Lê Tùng một phút.

- Không được. Cô hãy trả lời câu hỏi này bằng không hay cô: Lê Tùng ra Bắc với sự thỏa thuận của ông Hoàng phải không?

Câu hỏi đột ngột của chánh thẩm làm Huệ Lan luống cuống. Lê Tùng đã tiết lộ cho nàng biết nội dung cuộc gặp gỡ của ông Hoàng. Lê Tùng thi hành khổ nhục kế của ông Hoàng để được gián điệp Bắc việt đưa ra Hà nội.

Nàng không thể trả lời dứy khoát. Trả lời không là thiếu thành thật, có thể phương hại đến tự do và tính mạng của Lê Tùng. Trả lời có sợ ngược với lời khai của chàng.

Chánh thẩm lại giục:

- Có hay không, cô trả lời đi.

Huệ Lan thở dài:

- Có.

Tiếng có ngắn ngủi của Huệ Lan kêu vang như sấm sét bên tai mọi người, tuy nàng nói lí nhí trong miệng. Tiếng có của Huệ Lan đã lật ngược thế cờ.

Giọng chánh thẩm trở nên ngọt ngào và thân mật:

- Cô Huệ Lan, Tòa thành thật khen ngợi cô. Lê Tùng được ông Hoàng sai ra Bắc với mục đích gì?

- Thưa …

Thấy nàng ngập ngừng, chánh thẩm bèn khôn ngoan đổi đề tài:

- Trước khi lên đường, Lê Tùng có gặp ông Hoàng không?

Huệ Lan đáp, giọng thờ thẩn:

- Có.

- Ông Hoàng dặn Lê Tùng làm gì?

- Ly gián.

Chánh thẩm vụt đứng dậy trên ghế.

- Ly gián. Ly gián giữa ai với ai?

Huệ Lan đáp đều đều như người bị thôi miên.

- Giữa Phan Thiện và cơ quan an ninh miền Bắc. Với mục đích loại trừ Phan Thiện.

Im lặng ghê gớm lại đè xuống gian phòng. Đại Bùi Vinh há miệng toan phản đối thì bị một anh vệ hộ pháp đặt bàn tay chuối mắn trước ống họng. Đúng là thế cờ đang lật ngược …

Chánh thẩm Nguyễn chí Thanh ra lệnh cho anh hộ vệ:

- Tăng cường canh phòng, không cho ai ra khỏi Tòa. Tòa ngưng nhóm để bàn luận.

Toàn thể đều đứng dậy tiễn bộ ba Nguyễn chí Thanh, Lê Giản. Nguyễn hữu Khiếu ra khỏi phòng. Cánh cửa lim đầy bong nhẫy sang phòng bên nặng đóng lại.

Không khí trong ngôi nhà rộng ngột ngạt như chứa đầy thuốc sung.

Trong vòng 15 phút đồng hồ, bộ ba ngồi châu đầu vào nhau bàn bạc. Giọng nói của họ rất nhỏ, căn phòng lại gắn máy điều hòa khí hậu, cửa đóng kín mít nên bên ngoài không nghe được gì hết.

Chánh thẩm Nguyễn chí Thanh bấm chuông điện. Nhân viên cảnh vệ hiện ra hiện ra ở ngưỡng cửa Chánh thẩm hất hàm:

- Nguyễn Biên đến chưa?

Cảnh vệ cung kính:

- Thưa rồi, đang đợi ở phòng bên.

- Đưa vào.

Nguyễn Biên không còn vẻ hách dịch lì lợm như khi điều khiển tổ chức gián điệp ở Sài gòn nữa. Bước vào gian phòng rộng, trần thiết lạnh lùng, hắn bỗng rợn tóc gáy. Hắn không dám ngồi xuống cái ghế bành bọc nỉ xám kê trước bàn.

- Anh là đại uý Nguyễn Biên?

- Thưa vâng. Cấp bậc của tôi trong Công an là đại úy hiệc dịch. Nguyễn Biên là tên giả trong thời gian công tác ở hậu dịch. Tên thật tôi là Nguyễn đình hậu.

- Được. Cứ dùng tên Nguyễn Biên cho tiện. Anh làm giám đốc trú sứ KC phải không?

- Thưa phải. Khu vực hoạt động của trú sứ KC gồm Sài gòn, Chợ lớn, Vũng tàu, Biên hòa và Long an.

- Anh ở KC được bao lâu rồi?

- Thưa, 22 tháng.

- Khi nào mãn hạn?

- Trong 24 tháng nữa.

- Anh chỉ huy vụ Lê Tùng phải không?

- Thưa phải.

- Theo lệnh ai?

- ại tá Tú, phụ tá của đại tá Bùi Vinh.

- Anh biết tại sao Trung ương gọi anh về không?

- Thưa không. Về đến Hà nội tôi mới được tin. Bức điện cuối cùng tôi nhận được ở Sài gòn là do ban Đặc vụ bên Chủ tịch phủ đánh vào, không phải của đại tá Tú.

- Đúng. Vì có sự tranh chấp giữa Phan Thiện và đại tá Bùi Vinh nên Trung ươg Đảng ra lệnh cho ban ặc vụ đích thân chỉ huy công tác ở KC. Anh là đại tá Công an có bổn phận phục vụ cho chế độ ta, không có bổn phận phục vụ cho cá nhân nào, dầu đó là Bùi Vinh. Anh có nhiệm vụ giúp Tòa khám phá ra sự thật. Nghĩa là anh phải khai thật, không được giấu diếm mảy may. Nếu Tòa nhận thấy anh gian trá, bắt buộc Tòa phải yêu cầu chính phủ huyền chức anh và truy tố thẳng tay. Anh đã nghe rõ chưa?

- Thưa, tôi không bao giờ dám gian trá.

- Vậy, anh cho Tòa biết ai đưa anh vào Sài gòn.

- Thưa, đại tá Tú. Theo lệnh của đại tá Bùi Vinh. Gần đây, đại tá Tú yêu cầu tôi thu thập mọi tài liệu, tin tức liên quan đến Lê Tùng, và bố trí đưa hẳn ra Bắc.

- Còn về cô Huệ Lan?

- Sau khi được tin Huệ Lan bị tình báo miền Nam làm khó dễ, tôi liền báo cáo với Trung ương, và Trung ương chỉ thị cho tôi mang Huệ Lan ra Hà nội bằng đường Nam vang.

- Đưa Huệ Lan ra ngoài này làm gì?

- Thưa, tôi không biết. Tôi đinh ninh là ra để khai thác.

- Huệ Lan có gặp Lê Tùng trước khi hắn rời Sài gòn không?

- Thưa có.

- Hai người nói với nhau những gì?

- Tôi hỏi Huệ Lan thì nàng không nói. Nàng cũng không nói gì với đại tá Tú.

- Theo lý luận của anh, tại sao Lê Tùng ra Bắc?

- Thưa vì hắn căm thù ông Hoàng và Văn Bình. Chỉ vì mất 3 nhân viên mà Lê Tùng bị ông Hoàng cất chức và hạ nhục.

Chánh thẩm Nguyễn chí Thanh lặng lẽ nhìn hai bồi thẩm. Đột nhiên, Nguyễn Biên toát bồ hôi lạnh.

Giọng Nguyễn chí Thanh cũng lạnh như nước đá:

- Thôi, cho anh về.

Nguyễn Biên vừa ra thì đại tá Tú vào. Hắn rập gót chân chào theo lối quân cách. Cuộc thẩm vấn bắt đầu.

- Đại tá Tú! Bùi Vinh ra lệnh cho anh bố trí đưa Lê Tùng ra Bắc phải không?

- Thưa phải.

- Tại sao?

- Sau khi được một số tin tức lien quan đến Lê Tùng - Tin tức này như thế nào?

- Thưa tin tức này nói rằng Lê Tùng bị tình báo miền nam làm nhục nên có thể trở cờ.

- Anh lấy tin tức này ở đâu?

- Thưa, do khu hộ KC từ Sài gòn điện ra.

- Không, tôi muốn hỏi đích danh mật báo viên đã cung cấp cho trú sứ KC tin tức ấy. Người này là ai?

- Thưa, một nữ nhân viên thân tín của tổng Thanh tra Văn Bình, trong tổng hành doanh tình báo miền Nam. Tên Quỳnh Bích.

- Tại sao Quỳnh Bích cộng tác với trú sứ KC.

- Thưa, vì gia đình nàng còn ở lại miền Bắc vĩ tuyến 17. Trong tỉnh Thanh Hóa. Chúng tôi áp dụng chiến thuật thường lệ; dùng thân nhân ở lại miền Bắc để gây áp lực với cộng sự viên ở miền Nam.

- Quỳnh Bích thật làm cộng tác không?

- Thưa, trong nghề điệp báo chúng tôi không cần đương sự hợp tác thật tâm hay vì bị cưỡng bách. Mà chỉ nghĩ đến kết quả. Vì Trung ương có đủ phương tiện để phối điểm tin tức.

- Cám ơn, Đại tá đã dạy Tòa một bài học quý giá về tình báo.

Đại tá Tú sợ tái mặt. Trong phút say sưa, hắn quên bẵng mặt trời đang chói lòa trước mặt. Nguyễn chí Thanh, Lê Giản và Nguyễn Hữu Khiếu là ba mặt trời điệp báo của chế độ Bắc Việt. Hắn vội đáp, giọng run run:

- Xin quý Tòa tha lỗi, tôi trot lỡ miệng.

Nguyễn chí Thanh nhếch mép: - Lần sau, đề nghị anh nên thận trọng hơn nữa. Tòa kêu anh tới chỉ để hỏi một câu mà thôi. Nhưng đó là câu rất quan hệ. Anh cần suy nghĩ trước khi trả lời. Tin tức và tài liệu do Quỳnh Bích cung cấp là sai hay đúng?

Đại tá Tú trố mắt kinh ngạc. Nghi vấn này chưa hề nảy ra trong đầu hắn. Theo lệnh Bùi Vinh, hắn đích thân lôi Quỳnh Bích vào trông. Nguyễn Biên là nhân viên ruột thịt của hắn. Nguyễn Biên đã bảo đảm trăm. Không thể nào có chuyện đối phương xen vào vụ Quỳnh Bích.

Hắn ưỡn ngực đáp, giọng nghiêm trọng:

- Thưa đúng. Hoàn toàn đúng. Trú sứ KC xác nhận là đúng trăm phần trăm. Sau khi phối kiểm, Trung ương cũng xác nhận như vậy. Quỳnh Bích tuyệt đối trung thành với chế độ ta.

Giọng Nguyễn Chí Thanh sắc như dao:

- Cảm ơn. Yêu cầu đại tá ra ngoài đợi.

Chuông điện thoại trên bàn reo vang.

Lê Giản cầm lên nghe rồi trao cho chánh phẩm. Nghe xong, Nguyễn chí Thanh lặng lẽ nhìn Lê Giản.

Một phút sau, hắn mới chép miệng:

- Thảo nào.

Cửa phòng lại mở. Một quân nhân đeo cấp hiệu trung tá tiến vào, xách một cái va li nhỏ màu đen. Hắn đặt va li xuống ghế bành, mở ra, lấy đưa cho Nguyễn Chí Thanh một cái phong bì đỏ, gắn nhiều dấu si bên ngoài, đoạn cáo từ. Dáng điệu đăm chiêu. Nguyễn chí Thanh cắt đầu phong bì. Bên trong còn hai phong bì khác nhỏ hơn. Trong phong bì thứ ba là một tờ giấy vàng đánh máy chữ chi chít. Nội dung như sau:

"Ban ạc vụ. Chủ tịch Phủ.

"Tối mật và Hoả tốc.

"Nơi nhận: Hội đồng An ninh.

"Ủy ban Trung ương Đảng.

"Trân trọng lưu ý: đọc xong, xin đốt ngay.

"Trích yếu: tin tức quan trọng liên quan đến Quỳnh Bích.

Từ lâu, ban Đạc vụ của Phủ Chủ tịch bố trí thực hiện kế hoạch Thiên Thai nhằm ám sát một số yếu nhân của tổ chức điệp báo miền Nam. Một trong các yếu nhân cần được loại trừ trước tiên là Tống văn Bình, tức Z.28.

Trong khuôn khổ của kế hoạch này, ban Đặc vụ đã cho nhân viên theo sát Văn Bình. Cách đây hai tháng. Ban Đặc vụ đặt được một hệ thống ghi âm tối tân trong nhà riêng của hắn. Vừa rồi, băng nhựa đã thu được một mẩu chuyện quan trọng giữa Văn Bình và Quỳnh Bích mà đại tá Bùi Vinh nói là nhân viên nhị trùng của ta.

Tóm lược mẩu chuyện này như sau: trong cuộc ân ái, Quỳnh Bích thú nhận với Văn Bình rằng y thị liên lạc thường xuyên với Nguyễn Biên (trú sứ KC). Y thị đã thú nhận bí mật vì quá yêu Văn Bình. Y thị thú nhận để xin Văn Bình tha thứ. Song Văn Bình nói cho y thị biết là việc y thị hoạt động cho Nguyễn Biên là một phần của âm mưu do ông Hoàng đặt, với mục đích vu tội cho Phan Thiện, ly gián hàng ngũ Phản gián của ta.

Sau đó, Văn Bình ra lệnh cho y thị gặp Nguyễn Biên để trao một số tài liệu liên quan đến vụ Lê Tùng, do sở Mật vụ tạo ra.

Nhận thức được tính chất quan trọng của biến cố này, nhân viên Đặc vụ đã điện ngay cho Phủ Chủ tịch, đồng thời gửi cuộn băng ghi âm về trung ương bằng đường hoả tốc. Cuộc băng đang được giữ tại văn phòng giám đốc ạc vụ, sẵn sàng được đặt dưới sự xử dụng của Hội đồng An ninh.

Trân trọng

Giám đốc Ban Đặc vụ

Chủ tịch Phủ.

Đọc xong tờ giấy vàng, Nguyễn chí Thanh lặng người. Đang hút dở điếu thuốc. Lê Giản lại bật lửa châm lần nữa, ngọn lửa liếm vào râu mép rậm rì mà hắn không biết. Nguyễn hữu Khiếu đứng vụt dậy, miệng thốt một tiếng chua chát:

- Trời ơi!

Nguyễn chí Thanh gấp hồ sơ trên bàn, giọng rắn rỏi:

- Có lẽ chúng ta không cần bàn cãi thêm nữa. Sự thật đã rõ như ban ngày. Nếu hai đồng chí bồi Phẩm không phản đối, tôi xin tuyên án như sau:

1 - Trung ương đảng bộ tiếp tục tín nhiệm đồng chí Phan Thiện ở chức vụ chỉ huy Phản gián toàn quốc. Trung ương đảng bộ thành thật xin lỗi đồng chí Phan Thiện suýt bị địch dùng âm mưu xảo quyệt để loại trừ. Hội đồng An ninh trân trọng đề nghiọ Trung ương đảng bộ ban cấp huy chương Lam động hạng nhất cho đồng chí Phan Thiện, và bổ nhiệm đồng chí Phan Thiện làm ủy viên Trung ương thật thụ kể từ ngày hôm nay.

2 - Việc Bùi Vinh cố tình buộc tội đồng chí Phan Thiện với bằng cớ giả tạo chứng tỏ rằng y là tay sai đê hèn của gián điệp đế quốc. Vì vậy, Hội đồng An ninh tuyên y án tử hình, tước đoạt bản quyền và tịch thu toàn bộ gia sản. Bản án sẽ được thi hành ngay. Những nhân viên lien hệ đến vụ này như đại tá Tú, đại úy Nguyễn Biên, Lê Tùng và Huệ Lan … được Hội đồng An ninh giao hoàn cho đồng chí Phan Thiện với trọn quyền quyết định.

3- Việc xử tử chó săn Bùi Vinh và minh oan cho đồng chí Phan Thiện được coi là:

a - một thất bại nặng nề - đúng ra là thật bại nặng nề nhất - của địch, trong âm mưu ly gián hàng ngũ ta.

b - một thành công vẻ vang của Công an nhân dân cũng như của chế độ ta.

c- một bằng cớ cụ thể và hùng hồn về sự tất thắng của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Đọc xong bản án, chánh thẩm Nguyễn chí Thanh cầm ly nước lọc đưa lên miệng. Từ nãy đến giờ, cổ họng hắn khô rát mà chưa được uống. Hắn có cảm giác thỏai mái như người vừa được tắm gội, trút bỏ hết bụi bặm của một chuyến đi xa.

Bồi thẩm Nguyễn hữu Khiếu gật đầu.

Bồi thẩm Lê Giản gật đầu. mới trồng giữa sân. Sauk hi nghe tuyên án, hắn hét lên một tiếng.

- Oan quá, các đồng chí ơi!

Song hắn đã bị lôi sềnh sệch ra ngoài. Bùi Vinh vùng vẫy một vài phút rồi ngoan ngoãn dựa lưng vào cọc. Vì hắn nhận thấy phản đối vô ích.

Trong quá khứ, đích thân hắn đã mang hàng chục, hàng trăm người ra sân, trói vào cọc. Đa số đều oan. Đa số đều kêu than. Nhưng chẳng ai them nghe.

Giờ đây đến lượt hắn. Nhân viên cảnh vệ sửa soạn buộc khăn trắng vào mắt Bùi Vinh. Hắn lắc đầu, giọng hơi run:

- Cám ơn. Tôi không thích bịt mắt.

Nhân viên cảnh vệ đáp:

- Lệnh trên, tôi không dám trái.

Hừ, lệnh trên, lệnh trên … Trong đời, Bùi Vinh đã giết nhiều người sau khi nói câu "lệnh trên bắt tôi phải …".

Hắn bèn thở dài:

- Vậy, xin anh nhìn trời, nhìn đất một phút trước khi chết.

Trước khi chết … chao ôi. Bùi Vinh không bao giờ tin lại bị vắn số như vậy. Xuất thân làm nghề chăn trâu được, các đồng chí trong Đảng coi là thành phần trung kiên hạng nhất, hắn thênh thang bước lên đường hoàn lộ, từ binh nhì nhảy lên đại tá, từ mù chữ trở thành phụ tá tổng giám đốc. Phản gián miền Bắc, với quyền tiền trảm hậu tấu, với sự tín nhiệm sắt đá của Ủy ban Trung ương Đảng.

Hắn chuẩn bị vụ Lê Tùng - Phan Thiện đã lâu. Khi được tin ông Hoàng rẻ rung Lê Tùng, hắn vội vàng lôi Phan Thiện vào bẫy. Thật ra, cái bẫy ghê gớm này đã được trương ra trong 5 năm trời, 5 năm trời đằng đẳng, 5 năm trời bố trí, 5 năm trời rình rập … Bùi Vinh được thuyên chuyển về vụ Lê Tân làm phụ tá cho Phan Thiện là để dẽ dàng điều khiển cái bẫy đại quy mô …

Phan Thiện khôn như ranh. Hắn ăn vụng luôn, song chùi mép rất giỏi. Thiếu phương tiện và kỹ thuật chuyên môn, Bùi Vinh không thể nào tìm thấy vết mỡ trên miệng Phan Thiện.

Cho đến khi vụ Lê Tùng xảy ra … Bùi Vinh đinh ninh mượn tay ông Hoàng để loại trừ Phan Thiện rồi nghênh ngang nắm giữ guồng máy Phản gián trong nước, ngờ đâu …

Ngờ đâu, hắn bị lừa.

Bị lừa một cách đau đớn.

Ủy ban trung ương Đảng và Hội đồng An ninh đã bị lừa. Bị lừa như đứa trẻ mà không biết.

Kẻ lập kế phỉnh gạt này là Phan Thiện.

Bùi Vinh thờ thẫn nhìn lên cánh cửa rộng hoác dẫn vào phòng xử. Ngọn đèn hành lang bấp bấy như buồn ngủ. Giờ này, thủ đô Hà nội đã lên giường hết. Lệ thường hắn đi ngủ với một người đàn bà. Đêm nay, hắn phải vĩnh biệt cuộc sống đầy khoái lạc.

Một dãy đèn sang quắc được bật lên.

Phan Thiện từ phòng xử bước ra đứng cạnh đại tướng Nguyễn Chí Thanh, chánh thẩm và hai bồi thẩm Lê Giản và Nguyễn hữu Khiếu.

Tuy đứng xa, và trời tối, đại tá tử tội Bùi Vinh vẫn thấy rõ gương mặt của giám đốc Phản gián Phan Thiện, là kẻ toàn thắng, đáng lý ra Phan Thiện phải tỏ vẻ hân hoan, nếu không cười đắc ý thì ít ra cũng nhếch mép cười khinh miệt. Nhưng không Phan Thiện vẫn giữ dung mạo lầm lì cố hữu.

Bùi Vinh không thể đoán được kẻ thù vui hay buồn, thỏa mãn hay bất đắc ý. Sự lầm lì này là võ khí vô song của Phan Thiện. Dường như một phép lạ đã biến đổi giác quan của tử tội Bùi Vinh, vì khi ấy đột nhiên hắn thấy chớp xẹt trong bầu trời tối, quang cảnh trước mặt hắn rực sang, hắn đọc rõ gan ruột của Phan Thiện. Hừ, trong thâm tâm, Phan Thiện đang cười, cười sằng sặc, cười một cách ngạo nghễ …

Bùi Vinh thở dài nhắm mắt lại.

Trước đó một phút, cấp hiệu đại tá đầy vinh dự đã được rứt khỏi cầu vai. Đại tá Bùi Vinh trở thành tử tội Bùi Vinh. Hắn bị đưa ra pháp trường mà không được phép gặp mặt vợ con lần cuối. Vợ con hắn đinh ninh đêm nay hắn về muộn như mọi đêm..

Trước mắt hắn hiện ra một tòa nhà lớn gần đường Cột Cờ, đường dành riêng cho nhân vật cao cấp của chế độ. Phòng ngủ, phòng ăn, phòng khách được gắn máy điều hòa khí hậu. Phòng ngủ được trải thảm len Ba tư sặc sỡ, buýp phê ở phòng khách chứa toàn sâm banh và huýt ky. Trong ga ra lúc nào cũng có hai xe hơi thường trực sơn đen bóng loáng. Mỗi ngày hai lần, hắn đi làm bằng xe ZIS đồ sộ, và dài ngoằng, với hai vệ sĩ khổng lồ. Nhân viên của vụ Lê Tân trên khắp thế giới gửi về biếu hắn của ngon, vật lạ, và nhất là đồ vật đáng giá.

Những hoan lạc ấy Bùi Vinh không còn được hưởng nữa. Hắn không còn được ôm hôn hai đứa con trai mũm mĩm, nguồn hạnh phúc của gia đình. Vợ hắn, một nữ sinh viên trường Thuốc kết hôn với hắn sau trận Điện biên, sắp trở thành góa bụa.

Chung quy vì Phan Thiện.

- Vì ông Hoàng.

Bộ máy điệp báo miền Bắc đã bị ông Hoàng chơi một vố đau điếng.

Đoàng, đoàng, đoàng …

Bùi Vinh chỉ thoáng nghe tiếng sung nổ. Hắn không cảm thấy đau mặc dầu 6 viên đạn đều găm vào ngực. Hắn chỉ cảm thấy ran rát ở da thịt.

Rồi nước bọt nhuộm mùi mằn mặn. Mùi muối. Mùi máu.

Đoàng, đoàng, đoàng …

Cựu đại tá Bùi Vinh ngoẹo đầu bên cọc. Những viên đạn cuối cùng làm hắn chồm dậy, suýt giật phăng giây trói.

Thế là hết

Tuy nhiên, ông Hoàng, tổng giám đốc Mật vụ ở Sài gòn, vẫn chưa cho là hết.

Đêm ấy - cũng như nhiều đêm khác - đèn còn sang trong văn phòng đặc biệt của ông tổng giám đốc, trên lầu Công ty Điện tử, nơi đóng trụ sở.

Như thường lệ, hồ sơ đầy ấp trên bàn, dĩa đu-(ng tàn đầy ấp mẩu xì gà Ha van. Như thường lệ, mẩu bánh mì khô rắn - bữa ăn tối của ông Hoàng còn nằm yên trên cái khay nhựa, trong khi phích cà phê đặc đã cạn.

Từ chập tối, ông Hoàng ngồi lì trong văn phòng chờ đợi tin tức từ Hà nội chuyển về. Văn Bình đã lái xe ra bờ Sông từ nãy. Tuy chàng nói là ra bờ sông đổi gió, ông Hoàng dư biết chàng lấy cớ để tới Mỹ Phụng. Mỗi đêm điệp viên Z.28 cần tập rượt hai chân cho dẻo.

Ở phòng bí thư chỉ còn Nguyên Hương. Tình thế khẩn trương đã mặt nàng xanh tái vì thức khuya lien tiếp, và làm việc không nghỉ.

Cạnh bàn giấy, nhân viên của Sở vừa kê cho nàng một cái máy lạ lùng. Máy này lớn bằng hai cái máy bán kem Mỹ ở đường Lê Lợi, bề ngoài cũng gần giống như vậy. Duy khác là bên có một loại đồng hồ tròn và nhiều nút bấm.

Đó là máy nhận điện và dịch điện tối tân do một công ty điện tử ở Tây Đức chế tạo cho Sở. Không cần nhân viên chuyên môn, máy này tự động nhận mật điện của điệp viên từ ngoại quốc đánh về, đồng thời dịch ngay ra. Công việc phiên dịch mật mã sang ngôn ngữ thường chỉ mất 30 giây đồng hồ, một thời gian kỷ lục. Phiên dịch xong, máy viết ra giấy.

Tiếng chuông trong máy kêu reng reng. Một ngọn đèn xanh tự động bật lên.

Nguyên Hương mừng rú, xô ghế đứng dậy. Ông tổng giám đốc đã hiện ra trên ngưỡng cửa không biết từ lúc nào, trên môi nở một nụ cười thoải mái.

Trên băng giấy trắng, going chữ mực đen sau đây nổi lên:

"Bùi Vinh bị hành quyết hồi 9g45p, giờ Hà nội. Phan Thiện được vinh thăng ủy viên Trung ương thực thụ, tiếp tục giữ chức vụ giám đốc Phản gián.

"Trân trọng yêu cầu thực hiện phần chót của kế hoạch.

Ông Hoàng xé mảnh giấy ném vào máy hủy tài liệu ở góc. Trong nháy mắt, tờ giấy được nghiền thành bột, và theo một ống riêng chảy tuột xuống hầm.

Đoạn ông nhấc điện thoại,

Đầu dây có tiếng người đáp:

- Kính chào cụ. Tôi không dám ngủ sợ cụ gọi.

Ông Hoàng cười:

- Xin lỗi thiếu tướng. Mai là chủ nhật, thiếu tướng sẽ được ngủ bù. Như tôi đã yêu cầu thiếu tướng cách đây hai hôm, xin thiếu tướng thực hiện phi vụ Bình minh để chúng tôi xuất nhập 4nhân viên.

- Cụ muốn phi cơ của tôi có mặt trên không phận Hà nội vào hồi mấy giờ?

- Từ 4 giờ đến 4g15p.

- Vâng, Đúng hẹn chúng tôi sẽ có mặt.

- Cám ơn thiếu tướng.

- Thế nào cụ Hoàng! Cụ chỉ yêu cầu chúng tôi xuất nhập nam nhân viên, buồn chết đi được.

221

Lần sau, nếu không có nữ nhân viên, tôi sẽ từ chối thẳng tay.

- Ồ, lần này tôi tin thiếu tướng bằng lòng. Vì một trong các hành khách là đàn bà.

- Hừ, đàn bà, cám ơn cụ rất nhiều. Đàn bà xấu như Chung vô Diệm cụ mới cho chúng tôi thấy mặt. Còn đàn bà đẹp như Tây Thi thì trời đất ơi, họ đều đai đen nhu đạo, đụng vào mất mạng.

- Như vậy tốt hơn. À, tôi có lời hỏi thăm bà nhà.

- Đa tạ cụ. Tôi xin chừa rồi, cụ ơi, cụ mách nhà tôi thì khốn.

Ông Hoàng mỉm cười, gác điện thoại. Thỉnh thoảng ông cần đùa bỡn như cậu thiếu niên, còn trong trắng trước ngõ nghách sâu thẳm của cuộc đời. Lâu lắm, ông không được cười. Người bạn không quân đã biết tính ông.

Nguyên Hương vặn thêm ngọn đèn trên bàn giấy. Ông Hoàng xua tay:

- Thôi, đêm nay cô không phải thức nữa.

Nguyên Hương gạt mái tóc sang bên, giọng ngạc nhiên:

- Thưa hồi tối ông dặn nhân viên thường trực ở lại chở lệnh.

- Vì tôi sợ vào phút chót có chuyện trục trặc. Hiện thời, mọi việc đều thông suốt, đúng như tôi dự tính. Chúng ta có thể ăn no, ngủ kỹ một thời gian khá lâu nữa, ít ra là hai, ba năm. Hai, ba năm đã đủ cho chúng ta thực hiện toàn bộ chương trình ở miền Bắc.

Ra đến cửa, ông Hoàng bổng quay lại:

- À, còn Lê Diệp. Mấy giờ Lê Diệp tới?

222

Nguyên Hương cúi nhìn sổ tay:

- Thưa, 3 giờ sáng.

- Bây giờ, tôi về ngủ đây. Cô dặn Lê Diệp bắt không sót người nào của địch. Toàn bộ trú sứ KC phải được thanh toán nội đêm nay.

Cửa sắt từ từ đóng lại.

Dưới ánh đèn đêm, Nguyên Hương bỗng liên tưởng đến Lê Tùng. Người gián điệp trung thành của sở đang đóng nốt vai trò ở phía Bắc vĩ tuyến 17.

Theo kế hoạch đã định. Lê Tùng đã đóng xong vai trò tại phiên tòa đặc biệt của Hội đồng An ninh. Theo kế hoạch đã định, chàng tiếp tay với đại tá Bùi Vinh để trút tội lên đầu Phan Thiện.

Và chàng đã làm tròn nhiệm vụ.

Chàng không ngờ sự thật lại xảy ra khác hẳn. Khác hẳn lời ông Hoàng dặn. Khác hẳn dự tính của chàng. Trước ngày lên đường, chàng đinh ninh mục tiêu của chàng là Phan Thiện. Ra tòa chàng đinh ninh Phan Thiện sẽ bị lôi ra pháp trường.

Song tử tội lại không phải là Phan Thiện.

Mà là đại tá Bùi Vinh.

Chàng được đưa về khám trung ương, trong sự tức giận và buồn bã. Như cái máy, chàng lùi lũi vào sà lim, và buông mình xuống phản gỗ, không quan tâm đến hàng trăm con rệp đen sì bò lổn nhổn khắp nơi. Chàng cũng không để ý tới đàn muỗi bay vo ve quanh ngọn đèn nê - ông ám bụi gắn trên tường đối diện sà lim và cửa sắt chấn song kiên cố.

Không phải lần đầu Lê Tùng phải nằm sà lim. Trong thời gian hoạt động hơn một lần chàng đã bị sanh cầm. Hơn một lần, tính mạng của chàng như sợi chỉ mành treo chuông. Song chàng, không hề lo sợ. Bước chân vào nghề điệp báo, chàng đã nắm chắc cái chết.

Đêm nay, chàng lại lo sợ. Lo sợ một cách khắc khoải. Lo sợ một cách bâng quơ …

Đột nhiên, chàng cảm thấy đắng miệng. Giá được ly rom bacadi với coca cola, thức uống tri kỷ … Lê Tùng se sẽ thở dài …

Tiếng xích sắt rỏn rẻn làm chàng giật mình. Có lẽ chàng đang bị giam trong khu tử hình. Vì chung quanh có hơn 10 cái sà lim, cái nào cũng bỏ trống. Chàng là phạm nhân duy nhất.

Tiếng giầy bước nhẹ trên nền xi măng. Lê Tùng lắng tai nghe. Người lạ cất bước khoan thai, chắc hẳn là cai ngục.

Chàng không sửng sốt khi nhận ra Phan Thiện. Phan Thiện phó vụ trưởng Lê Tân, giám đốc Phản gián, người mà ông Hoàng ra lệnh thủ tiêu một cách khéo léo.

Phan Thiện tra chìa khóa vào ổ thản nhiên mở. Ngẩng đầu lên, thấy chàng nhìn bằng cặp mắt lạnh lùng, hắn cất tiếng:

- Chào anh.

Lê Tùng buông thõng:

- Không dám. Bây giờ anh đưa tôi đi đâu?

- Theo ý anh, tôi sẽ đưa anh đi đâu?

- Tôi không có tài đọc tư tưởng của thiên hạ. Nhưng anh yên tâm, giá anh mang tôi đi bắn, tôi cũng không run chân đâu.

- Anh rất đáng khen. Tôi sẽ báo cáo với ông tổng giám đốc.

- …

- Phải tôi sẽ báo cáo ngay với ông Hoàng ở Sài gòn. Trừ phi anh tiếp tục đóng kịch cả với tôi hoặc giả anh là một con cờ ngốc nghếch, nếu không, anh đã biết tôi là nhân viên của ông Hoàng.

- Trời ơi!

- Nghĩa là anh không biết. Anh không đóng kịch.

- Vâng.

- Hừ, ông già đáo để đã dùng anh làm con rời. Ông ấy ra lệnh cho anh làm khổ nhục kể để ra ngoài này thủ tiêu tôi phải không?

- Phải.

- Gớm thật. Song như vậy hay hơn. Chúng tôi bố trí vụ này đã lâu. Từ mấy năm nay, tôi cho cơ hội mà chưa tìm ra. Bùi Vinh dại dột chui đầu vào rọ.

- Té ra anh là Z.345.

- Đích thị. Z.345 bằng xương bằng thịt. Đúng như Bùi Vinh tố cáo trước tòa. Tôi hoạt động từ lâu cho tình báo Tây phương. Từ lâu, tôi nhân viên nhị trùng là tin cậy của ông Hoàng.

- Khổ quá, tôi chẳng hiểu gì hết. Nếu anh là cộng sự viên tin cậy, tại sao ông Hoàng lại bầy ra tấn trò khổ nhục kế, dùng tôi để tố cáo anh?

- Vì tôi bị lộ. Phòng Nhì trong bộ Tổng tư lệnh phong phanh khám phá ra tôi. Anh còn nhớ đại tá Tú không?

- Còn. Hắn là phụ tá của Bùi Vinh.

- Trước kia, hắn là trưởng ban Sưu tầm của Phòng nHì. Chẳng rõ vì sao một báo cáo về tôi được chuyển đến nhân vật chỉ huy Phòng Nhì, một thiếu tướng. Nhân vật này cho người bí mật theo dõi tôi. May thay tôi có tai mắt bên trong Phòng Nhì. Sau khi nghe tin, tôi bố trí ám sát nhân vật Phòng Nhì Ám sát một cách khôn ngoan. Tôi đục ống dẫn dầu thắng khiến cho xe hắn lao đầu xuống vực thẳm. Khi ấy, hắn đang kinh lý vùng rừng núi Cao Bắc Lạng. Tôi đánh cấp luôn hồ sơ điều tra.

Như vậy là ăn chắc rồi phải không anh? Ngờ đâu, còn một người nữa biết chuyện. Bùi Vinh. Hắn cầy cục với thượng cấp, xin đổi sang ban Phản gián với nhiệm vụ điều tra ráo riết. Hắn không nắm được tài liệu cụ thể nào nên chưa hại nổi tôi. Thời gian trôi qua, tôi đánh hơi thấy mưu mô của Bùi Vinh, định phản công lại thì đã muộn. Vì một trong các nhân viên thân tín của tôi đã làm nhị trùng cho Bùi Vinh.

Y 43?

Phải, Y 43. Anh bắt đầu sang suốt rồi đấy. Đàn bà, đàn bà muôn thuở thường làm hỏng việc lớn. Chắc anh không biết tên nàng. Nàng có cái tên đẹp lắm … Tên là Thủy. Chung Thủy. Tôi gặp nàng một đêm rằm trên hồ Hoàn kiếm. Đêm ấy, trời đầy trăng, nàng ngã vào long tôi trên ghế đá đối diện sở Bưu điện.

Anh Lê Tùng ơi, trong đời tôi đã khét tiếng là có trái tim sắt đá với phụ nữ, thế mà tôi lại sa vào cạm bẩy tình ái. Tôi yêu nàng … yêu tha thiết. Sau một thời gian thử thách, tôi kết nạp nàng vào hàng ngũ phản gián trước khi dùng nàng liên lạc riêng với anh.

- Chung Thủy yêu tôi, anh biết không?

- Biết.

- Anh tha lỗi cho tôi.

- Tôi không hề giận anh. Yêu nàng được ba tháng, tôi khám phá ra nàng mắc bệnh sinh lý lạ lùng, nàng cần yêu cũng như con người cần dưỡng khí để sống. Nàng yêu anh cũng như đã yêu nhiều người đàn ông khác, nàng gặp trong cuộc sống âm thầm vậy. Khám phá thêm bí mật khác quan trọng hơn nhiều. Nàng là tình nhân của đại tá Bùi Vinh. Hơn thế nữa, nàng còn là nhị trùng của Bùi Vinh.

- Lạ nhỉ? Bùi Vinh không phải là kẻ hào hoa, phong nhã … không lẽ nàng yêu hắn …

- Tôi đã nói rõ mà anh cứ quên … Nhiều kẻ xấu hơn nàng còn yêu, huống hồ Bùi Vinh. Riêng Bùi Vinh, nàng yêu nhiều hơn vì hắn là tay cừ khôi về nghệ thuật ân ái. Nàng bị Bùi Vinh lôi cuốn vào vòng phản bội. Nàng cho Bùi Vinh biết một số tin tức quan trọng. Bắt đầu là tin tức về anh …

- Trời ơi!

- Miễn cưỡng tôi phải loại trừ nàng. Song Bùi Vinh đã nắm được bằng cớ. Tôi bèn báo cáo cho ông Hoàng. Tuân lệnh ông Hoàng, tôi áp dụng thủ đoạn làm cho Bùi Vinh bội thực.

- Bội thực?

- Phải. Làm tình báo đôi khi cũng như ăn vậy. Con người ai cũng khoái cao lương mỹ vị. Bùi Vinh háu ăn, tôi đút vào miệng hắn nào nem công, nào chả phượng, ngày nào cũng đánh chén thật nhiều. Nem công, chả phượng ăn ít thì tuyệt ngon, nhưng ăn nhiều thì bội thực. Nói cách khác, tôi biết Bùi Vinh muốn tìm ra bằng cớ tôi hoạt động cho ông Hoàng nên lại đưa ra thật nhiều bằng cớ tương tự … thật nhiều để nhồi tọng cho hắn bội thực. Và trên thực tế hắn đã bị bội thực.

- Có đúng anh lãnh tiền tôi gửi tại ngân hàng Vạn Tượng, Hồng Kông và Nam Vang không?

- Đúng. Không sai một li. Bùi Vinh đã biết rõ. Suýt nữa, hắn chụp được tôi.

- Hừ Chung Thủy đã mang anh bán cho Bùi Vinh.

- Tội nghiệp nàng. Nàng không biết gì về vụ lãnh tiền. Có lẽ vì tôi quên nói với nàng, chứ không phải vì tôi giấu nàng.

- Vậy tại sao Bùi Vinh lại biết?

- Bùi Vinh đã thâm nhập được cơ sở của ông Hoàng ở trung ương. Nhờ vụ này ông Hoàng có thể thộp được thủ phạm.

- Song còn 307, 308, 309 và những người khác bị chết? Anh bố trí giết họ phải không?

- Phải.

- Trời ơi, anh tàn nhẫn quá!

- Tôi xin thú nhận là tàn nhẫn, nhưng anh ơi, nếu tôi không tat ay họ cũng chết. Thà là tôi giết họ. Cái chết của họ được êm ả và nhanh lẹ hơn … 307 vượt sông Bến Hải để gặp anh thì Bùi Vinh ra lệnh cho Thiếu tá Phan Lộ giả vờ ngủ để đánh lừa. Còn 308 …

- Anh có thể cứu 307, nếu bố trí cho hắn xuất nhập bằng đường hàng không.

- Đúng. Nhưng lại gặp bất lợi lớn. Nếu 307 vào Nam bằng phi cơ riêng, tôi lại không thể khám phá ra cơ sở bí mật của Bùi Vinh ở giáp ranh Bến Hải. Bắt buộc tôi phải dùng 307 làm mồi để nhử Bùi Vinh. Và Phan Lộ đã ra mặt. Như anh đã biết, tôi đã sai hạ sát Phan Lộ và một số tay chân của hắn. Vụ 308 và 309 cũng vậy. Mục đích của tôi là thúc đẩy tổ chức Bùi Vinh xuất đầu lộ diện. Bùi Vinh giết nhân viên của tôi thì tôi giết lại nhân viên của hắn, thế là huề.

- Anh quên rồi. Không phải Bùi Vinh giết 308 và 309. Mà kẻ giết là anh.

- Ồ, anh vẫn oán giận tôi một cách hời hợt và thiên lệch. Tôi giết, hoặc Bùi Vinh giết, chẳng qua chỉ là một cách diễn tả. Nhân viên của tôi và của Bùi Vinh đều có hai mặt trong khi 308 và 309 xuất nhập. Tôi không giết 308 và 309 xuất nhập. Tôi không giết thì 308 và 309 sẽ bị bắt sống, đưa về Hà nội. Cơ sở của Bùi Vinh khá kiên cố dọc sông Bến Hải và ở phía sau Liên khu IV. Đó là là địa bàn hoạt động của ta. Nên tôi phải hy sinh 3 nhân viên 307, 308 và 309. Mất 3 nhân viên đổi lấy hệ thống phản gián của Bùi Vinh ở Liên khu IV cũng không phải đắt. Rẻ lắm anh ạ. Ông Hoàng cho biết sẵn sàng hy sinh nhiều gấp 5 gấp 10 …

Lê Tùng thở dài chua chát:

- Giờ đây đến lượt tôi bị ông Hoàng hy sinh.

Phan Thiện lắc đầu:

- Anh không nên hờn trách ông tổng giám đốc. Vì đại cuộc, chúng ta đều là những kẻ có thể bị hy sinh bất cứ lúc nào. Vả lại ông Hoàng không nghĩ đến bỏ rơi anh. Lẽ ra, trên nguyên tắc, công việc xong xuôi, ông Hoàng cần ra lệnh cho tôi thủ tiêu anh để bảo bệ bí mật tuyệt đối. Nhưng làm như vậy là bá đạo. Ông Hoàng vừa gửi chỉ thị rõ rệt: xuất nhập anh ra khỏi miền Bắc.

- Còn … nàng?

- Huệ Lan.

- Vâng … Huệ Lan vợ chưa cưới của tôi.

- Nàng, đang chờ anh ngoài đường. Từ nãy đến giờ, tôi tâm sự với anh hơi nhiều. Trước khi từ biệt, tôi xin nói thêm một vài lời vắn tắt nữa. Phi cơ sẽ đưa anh về Sài gòn, và nội ngày mai anh và cô Huệ Lan sẽ lên đường qua Nam - Mỹ, ở một thời gian. Nhân viên điệp báo cộng sản chắc chắn sẽ bám sát anh từng giây, từng phút, vì anh là đầu mối quan trọng của nội vụ.

- Vâng, tôi xin lãnh ý. Nhưng anh sẽ giải thích cách nào cho Hội đồng An ninh được về sự vắng mặt của chúng tôi?

- Hội đồng An ninh cho phép tôi được toàn quyền giải quyết về trường hợp của anh. Nghĩa là tôi có thể mang ra xử bắn, hoặc giam giữ bao lâutùy ý, hoặc dùng làm nhân viên nhị trùng …Xong xuôi, tôi mới phải báo cáo lên Hội đồng. Đêm nay, phi cơ miền Nam sẽ bay trên không phận Hà Nội. Chỉ bay chứ không oanh tạc … Nếu tôi không lầm, họ sẽ oanh tạc trong vùng phụ cận Hà đông. Phi tuần bay trên Hà nội có nhiệm vụ yêm hộ anh xuất nhập.

- Dĩ nhiên, với anh giúp đỡ, tôi sẽ thoát khỏi khám đường trung ương dễ như trở bàn tay. Nhưng …

- Tôi đã hiểu sự thắc mắc của anh. Đây này … trong vòng 5 phút nữa. 30 phản lực cơ siêu thanh sẽ bay rầm trời Hà nội. Phút này, toàn thể thành phố đã được đặt trong tình trạng báo động … Khi phi cơ siêu thanh bắt đầu tới, một toán biệt kích của ông Hoàng sẽ nổ mìn làm sập một góc tường khám đường. Với sự toa rập của nội tuyến, họ sẽ độp nhập khu Tử hình B, để cứu đại tá Tú, đại úy Nguyễn Biên, sau đó họ vào khu Tử hình A, để cứu anh và cô Huệ Lan.

- Cả đại tá Tú Nguyễn Biên sẽ vào Sài gòn?

- Không. Chỉ có cô Huệ Lan và anh. Xuất nhập ở ngoại ô Hà nội là một công tác khá nguy hiểm. Anh đừng quên rằng Hà nội có hàng trăm ổ súng cao xạ, và hàng chục giàn hỏa tiễn địa không Sam. Có thể một số phi công ưu tú sẽ thiệt mạng đêm nay để hoàn thành công tác xuất nhập. Họ sẽ hy sinh như 307, 308 và 309 và như nhiều người khác đã hy sinh.

Nghe Phan Thiện nói, Lê Tùng nín lặng. Lòng chàng đột nhiên tràn ngập đau buồn và hối hận.

Tiếng súng bắt đầu nổ ran. Nhìn đồng hồ Phan Thiện nói:

- Họ đã đến rồi, 3 phút nữa, đội biệt kích sẽ cho nổ mìn. Mời anh ra ngay.

Ngoan ngoãn, Lê Tùng theo chân Phan Thiện ra khỏi hành lang sâu hun hút. Trong nháy mắt hai người đã mở cửa sắt cuối cùng vào khu giám thị.

Phan Thiện vỗ vai Lê Tùng:

- Anh yên tâm, giám thị gác khu tử hình đêm nay là nhân viên của Bùi Vinh. Tôi sẽ giết hắn rồi.

- Tôi phục anh sát đất. Có lẽ anh sẽ giết luôn toán biệt kích.

- Không, lần này anh đoán trật lất. Tôi không biết gì về họ. Tôi không phải là nhà thầu làm đủ mọi việc. Vả lại, nếu làm được tôi cũng không làm? Sợ lộ. Toán biệt kích này của một cơ sở đặc biệt do ông Hoàng thiết lập tại Hà nội từ một năm rưỡi nay. Họ đột nhập nhà lao dễ dàng như chơi vì họa đồ được tôi vẽ, tôi lại cung cấp cả chìa khóa cho họ nữa.

- Họ mang đại tá Tú và Nguyễn Biên đi đâu?

- Vụ đột kích này là màn chót của vở kịch. Bùi Vinh đã bị bắn, song đàn em của hắn vẫn còn. Sauk hi vụ đột kích xảy ra, ai cũng nghi đàn em Bùi Vinh toa rập với ông Hoàng nhúng tay vào. Nhúng tay vào để cứu đại tá Tú và Nguyễn Biên. Nghĩa là cả hai là nhân viên gián điệp miền Nam …

- Trên thực tế, họ trung thành với miền Bắc.

- Dĩ nhiên, song họ chết mất rồi không thể nào cải chính được nữa.

- Chết mất rồi?

- Phải. Họ chỉ ra đến ngoài đường thì bị phục kích. Nghĩa là tôi chỉ cho toán biệt kích biết ¾ của họa đồ phòng thủ. Phần cuối cùng, tôi cố tình giấu họ, cốt đẩy họ vào vòng phục kích. Họ gồm 3 người, cộng với đại tá Tú và đại úy Nguyễn Biên là 5. Chắc chắn Tú Và Biên sẽ bị chết, 3 nhân viên biệt kích có nhiều hy vọng thoát nạn vì họ được trang bị sung tự động tối tân và mặc áo giáp ni - lông cản đạn. Vả lại, tôi đã bố trí cho Tú và Biên lọt vào ổ phục kích, còn 3 nhân viên biệt kích đi sau … như vậy để họ có thời giờ rút lui. Huệ Lan và anh lái xe hơi đi Hà đông. À, toán biệt kích mang tới 2 xe hơi … bị phục kích, họ sẽ bỏ xe hơi mà rút lui bằng đường bộ. Tóm lại, ông Hoàng đã sắp xếp hết sức chu đáo để không ai nghi ngờ được tôi. Đồng thời loại bỏ hết tay chân Bùi Vinh. Thôi đến giờ rồi, chúc anh may mắn … Phiền anh chuyển lời của tôi hỏi thăm sức khoẻ ông Hoàng. Và sức khoẻ Văn Bình Z.28.

- Anh cũng quen Z.28.

- Hừ, hắn với tôi là bạn học hồi nhỏ. Trước khi đặt kế hoạch, lôi bọn Bùi Vinh vào tròng, tôi đã mời Z.28 ra Hà nội bàn bạc. Chúng tôi trò chuyện với nhau trong hai đêm lien tiếp.

Ầm… ầm… Tacata… tacata…

Phan Thiện giục:

- Cửa mở rồi, anh chạy sang bên kia đường hiệ Lan đợi anh trong xe. Cái xe màu đen kiểu Simca ấy.

Phi cơ đợi chúng tôi ở đâu?

Tôi đã dặn cô Huệ Lan.

Đoàng … đoàng … Tacata … tacata …

Cửa sắt đóng sầm. Phan Thiện đã biến vào bong đêm mù mịt. Quang cảnh hỗn độn bắt đầu diễn ra. Trên trời, tiếng phản lực cơ siêu thanh réo điếc tai. Phi cơ bay gần sát nóc nhà làm cát bụi trên đường bay mù mịt. Trong khám đường, tiếng sung nổ ròn.

Lê Tùng co chân chạy qua đường.

Huệ Lan mở cửa xe, Lê Tùng nhảy vọt lên. Chiếc Simca rướn mình, phóng trong đêm khuya. Huệ Lan ngoảnh sang nhìn tình nhân:

- Anh, Em chờ anh đã lâu.

- Chờ trên xe hơi này ư?

- Không. Xe hơi mới đến. Họ đã nổ mìn xập một góc tường rồi. Em cho động cơ chạy sẵn chờ anh ra.

- Đi ban đêm trong giờ phòng thủ, gặp tuần cảnh thì chết.

- Không sao anh ạ. Xe hơi mang số riêng của ban kiểm tra, phòng thủ của bộ Tổng tư lệnh. Em cũng có chứng minh thư đầy đủ.

- Chúng mình đi đâu?

- Theo kế hoạch, em sẽ lái về Hà đông. Đến nửa đường, quẹo vào bên trái. Phi cơ sẽ đáp xuống cánh đồng trống, kéo hai đứa mình lên.

- Em đã hiểu rõ đầu đuôi chưa?

- Thú thật với anh, em chẳng hiểu gì hết. Vả lại, em cũng chẳng muốn hiểu làm hì. Em chỉ cần được gặp anh. Em đã được gặp. Thế là đủ rồi. Dẩu chết, em cũng mãn nguyện.

- Ông Hoàng tệ thật. Trước khi đi, anh đã dặn Lê Diệp trình với ông Hoàng là đừng để em dính vào. Họ không đếm xỉa tới lời yêu cầu tha thiết của anh. May em còn sống, chứ nếu em chết …

- Em sẵn sang chết cho anh sống…

- Nói gỡ làm gì hở em … Em chết thì anh cũng chết. Chúng mình không thể chết được đâu, trừ phi …

- Trừ phi chúng mình gặp tai nạn.

Huệ Lan vừa nói vừa cười. Tiếng cười hồn nhiên của nàng lại làm Lê Tùng rợn tóc gáy. Chàng ngồi sát bên nàng:

- Thôi, em để anh lái cho. Ở Sài gòn, em nổi tiếng lái xe tồi nhất Sở. Anh không muốn chúng mình bị trục trặc vào phút chót.

- Sài gòn xe cộ như mắc cửi, em lái kém là chuyện dĩ nhiên. Không lẽ ở đây, đường sá thẳng băng lại vắng tanh,em lại đâm vào gốc cây? Ồ, nếu gặp tai nạn cũng chẳng sao … miễn hồ chúng mình cùng chết với nhau là được.

- Anh không thích em nhắc tới toàn chuyện gở. Một lần nữa, anh nói lại là không muốn chết. Dầu sao anh còn món nợ phải trả với ông Hoàng. Anh chấp nhận mọi sự hy sinh, nhưng không bằng long cho họ hy sinh luôn cả em.

- Em đang sống nhăn ra đây. Làm gì có chuyện hy sinh như anh có thành kiến.

- Anh chưa thể giải thích cho em hiểu được. Về Sài gòn, em sẽ thấy rõ sự thật. Sự thật vô cùng phũ phàng … em ạ.

- Dĩ nhiên. Trong đời, ít khi sự thật lại không phũ phàng.

Lê Tùng toan phản đối, song lại nín lặng. Trước mặt, hỏa châu sang rực một góc trời. Phi cơ thả trái sang xuống ngoại ô ở Hà đông. Bên trái, đạn súng phòng không xẹt ngang dọc trên trời, kết thành mạng nhện khổng lồ bằng lân tinh.

Nửa giờ sau, đại tá Bùi Vinh bị hai cảnh vệ lực lưỡng trói giật cánh khủy vào một cây cọc.

Huệ Lan thở phào:

- Đến nơi rồi.

Nàng hảm thắng, cho chạy chậm lại, rồi rẻ vào con đường đất. Lê Tùng dựa vào vai nàng:

- Ai đến thả em ra?

Nàng nhúng vai:

- Phan Thiện.

- Hắn nói gì với em?

- Không. Hắn chỉ nghiêng đầu chào rồi mở cửa sà lim ra hiệu cho em theo hắn. Em có linh tính lạ lắm anh ạ. Thấy hắn, em hiểu liền. Hắn không nói nên em cũng chẳng buôn hỏi. Khỏi khu tử hình, em mới hỏi hắn một câu: Lê Tùng đâu. Hắn đáp: cô ra trước, 10 phút nữa, tôi sẽ thả Lê Tùng. Rồi hắn chỉ dẫn lộ trình cho em.

- Ừ, em...

Huệ Lan rạp mình xuống vô -lăng. Trong giây đồng hồ hoảng hốt, nàng đạp chân mạnh vào ga xăng. Chiếc Simca nhỏ xíu lồng lộn trên con đường gồ ghề và quanh co. Lê Tùng có cảm tưởng như chiếc xe đang tung mình xuống ruộng đầy nước lấp lánh ánh sáng.

Huệ Lan mất tinh thần vì một chiếc phi cơ áng ánh bạc vừa bay vụt qua, thấp hơn bụi tre. Vội vàng, Lê Tùng xoạc chân hãm thắng. Xe hơi từ từ bớt tốc độ. Giọng Huệ Lan còn run rẩy:

- Hú vía. Em cứ tưởng phi cơ bắn chúng mình.

Lê Tùng cười gượng:

- Em lầm rồi. Phi cơ bay thấp để tránh ra đa. Có lẽ hoa tiêu đang dùng viễn kính hồng ngoại tuyến để tìm xe hơi. Phan Thiện dặn cách liên lạc với phi cơ ra sao?

- Đến nơi em sẽ đậu xe mở máy vô tuyến, riêng trong xe để liên lạc với phi cơ. Phan Thiện đã dặn em những mật ngữ cần thiết.

Nhìn đồng táp lô, Huệ Lan tiếp:

- Trong vòng 5 phút nữa, phi cơ của Sở sẽ bay trên bãi đất trồng này. Anh ơi, ngày mai chúng mình đã có mặt ở Sài gòn. Em không ngờ... Rạp Rex đang chiếu một phim tình hay lắm, anh ạ. Một phim mầu của nử tài từ Marilyn Monrore.

Nghe Huệ Lan nói đột nhiên Lê Tùng cảm thấy trái tim đau nhói như bị đâm mũi dùi. Marilyn Monrore đã quyên sinh vì cuộc đời đen bạc...

Trong bóng tối mờ mờ, chàng liếc nhìn người bạn đồng hành. Huệ Lan dịu dàng, xinh xắn hơn bao giờ hết. Chàng muốn ôm nàng vào lòng, song lại rụt rè. Một niềm lo sợ vô biên tràn ngập lòng nàng.

Ầm, ầm... tacata...tacata...

Hai chiếc phi cơ đen sì từ hướng đông tới, bay là là thành hình vòng tròn trên đầu hai người. Huệ Lan mở luồng sóng liên lạc. Tiếng xè xè vẳng ra rồi tiếng nói rõ mồn một của phi công:

- Alô, alô. Cẩn Phả gọi Hòn Gay... Cẩn phả gọi Hòn gay...

Mặt hơi tái, Huệ Lan:

- Alô, alô, Hòn gay đang nghe, Hòn gay đang nghe... Vĩnh yên được mùa lúa... xin hết.

- Cám ơn Hòn gay... Nam định đang gặp bão.

- Chúng tôi chờ trong xe hơi. Yêu cầu cho biết chỉ thị.

- Ba phút nữa, phi cơ sẽ đáp xuống. Bạn nhờ phương pháp làm hiệu cho chúng tôi chưa?

- Nhớ.

Điệu đàm ngưng bặt.

Huệ Lan mở cửa nhảy xuống. Lê Tùng đang vươn vai, thở hít không khí trong lành của miền quê thì bỗng nghe tiếng kêu "trời ơi" của Huệ Lan.

Chàng vội vàng chạy lại. Nàng bước hụt chân, ngã xuống cái hố đầy nước. Hoảng hốt, Lê Tùng nắm chân nàng đang chơi vơi trên miệng hố, giật lại.

Trên nền trời láng mượt, mảnh trăng lưỡi liềm vừa ra khỏi đám mây đen kịt. Quang cảnh hoàn toàn quạnh quẽ. Tuy phi cơ bay rầm trời. Lê Tùng lại có cảm tưởng là từ phía yên lặng. Chàng chỉ nghe tiếng đập của tim chàng, và tiếng rên cắt quãng của Huệ Lan.

Nàng nằm dài trên nậm cỏ ướt, giọng yếu ớt:

- Anh ơi!

Lê Tùng quỳ xuống:

- Em không sao chứ?

- Khổ quá dưới hố toàn chông nhọn. Em bị... đầy máu. Chàng luống cuống cởi sơ mi để lau cho nàng. Tuy thường ngày bình tĩnh, chàng vẫn run lẩy bẩy quên mỏ nút nên mãi vẫn chưa cởi đước áo.

Huệ Lan lại gọi:

- Anh ơi, phi cơ đang đáp xuống, anh vặn đèn báo hiệu đi.

Lê Tùng ngẩng đầu lên:

- Ừ, để anh xem vết thương của em ra sao đã. Chắc em không hề gì đâu. Lên phi cơ, người ta sẽ băng bó cho em. Về Sài gòn, em chỉ nằm bệnh viện một tuần là bình phục. Chúng mình sẽ rủ nhau lên Đà lạt đổi gió.

- Anh nói đúng. Mau lên anh, em đã nghe tiếng phi cơ chạm đất rồi...

- Chưa, em ạ. Họ đang bay vòng tròn.

-Ừ nhì, em quên khuấy. Anh chưa mở đèn ra hiệu thì họ xuống sao được.

Lê Tùng cúi xuống xốc Huệ Lan dậy. Nàng rú lên một tiếng đau đớn. Chàng vội buông nàng ra. Dưới ánh trăng xuông, da mặt nàng đỏ lòm. Mắt nàng đã lờ đờ.

- Mở đèn pha chưa anh?

- Chưa.

- Khổ quá, họ không đợi lâu đâu. Phan Thiện nói là phi cơ chỉ ở trên bãi này 3 phút. Quá 3 phút, họ sẽ bay ra biển.

- Để anh cõng em lên lưng.

- Không được. Chân em bắt đầu lạnh rồi.

- Trời ơi, thế ra...

- Vâng, có lẽ em gặp phải chông tẩm thuốc độc... Hơi lạnh đang dâng lên bụng.

Lê Tùng nâng chân Huệ Lan lên. nàng nằm cứng đờ như khúc gỗ. Chàng rú lên:

- Em ráng cử động chân xem.

Huệ Lan lắc đầu.

- Hết rồi, anh ạ? Kìa, bụng em bắt đầu lạnh. Em thấy rõ lắm, hơi lạnh cuồn cuộn như nước thủy triều. Nó đang ở ruột non...

- Nói bậy.

- Em biết mà... Năm ngoái, em vào nhà thương Đồn đất để chữa ruột non. Người ta bỏ vào miệng em cái ống cao su nhỏ li ti, luồn qua cuốn họng xuống dạ dầy... dường như để bơm vào ruột một hơi lạnh đặc biệt. Chắc anh còn nhớ em đau ruột non... hơi lạnh đặc biệt. Chắc anh còn nhớ em đau ruột non... hơi lạnh được bơm vào để hàn vết thương lại. Phương pháp điều trị này rất tối tân... em khỏi liền... và... Xin lỗi anh, em cứ nói chuyện bâng quơ mãi, mất thời giờ... Hồi ấy, hơi lạnh bơm vào đến đâu, em biết đến đấy, cũng như đêm nay... chà... ruột lạnh ghê, còn lạnh hơn là nằm trong thùng nước đá nữa... Lê Tùng ơi, em không có diễm phúc được ở lại trên đời với anh...

- Không, em bị xúc động nên tưởng tượng đấy thôi. Chỉ một lát là hết lạnh. Để anh đắp sơ mi cho em. À, có lẽ vì trời nhiều sương. Mùa này, gần sáng sương lạnh kinh khủng. Chúng mình đang ở miền Bắc...

- Em lạnh đến bao tử rồi.

- Thật không, Huệ Lan?

Khi ấy Lê Tùng giống như kẻ sát nhân, ngoan cố đứng trước vành móng ngựa đại hình. Giết người tất phải trả bằng tội chết, điều ấy bị cáo đã biết. Tuy nhiên, hắn cố gắng chối tội. Hắn cố gắng bào chữa với Tòa rằng hắn không giết người. Đến khi chứng cớ được trình bầy rành rành, Không chối tội được nữa, hắn bèn bám lấy hy vọng vu vơ và vô lý cuối cùng: hy vọng là hắn không bị hành quyết.

Tai nạn xảy ra cho Huệ Lan quá đột ngột nên Lê Tùng không dám tin là sự thật. Giá là sự thật nữa, chàng cũng không dám tin. Từ một năm nay, chàng đã gặp sự thật phũ phàng, phũ phàng đến nỗi chàng chỉ muốn lánh xa, và chui vào tháp ngà cô độc. Huệ Lan là cuộc đời của chàng. Chàng muốn sống nên chàng không muốn nàng chết.

- Em lạnh đến bao tử rồi...

Dầu không muốn, Lê Tùng vẫn phải đụng đầu với sự thật phũ phàng. Hơi lạnh đã xâm chiếm bao tử nàng. Hơi lạnh này báo hiệu cho sự đột nhập của tử thần. Chàng đờ người một phút, quên cả thân thể đầy máu, và giọng nói yếu ớt gần như thì thào của Huệ Lan nằm sóng soãi trên cỏ ướt. Chàng quên cả hai phi cơ đen sì lượn xuống thấp dần, và nhất là ngọn đèn xanh vẫn sáng trong máy vô - tuyến đặc biệt của xe Simca, với tiếng kêu gấp gáp đầy lo ngại của hoa tiêu: alô, alô, Cẩm phả gọi Hòn gay, Cẩm phả gọi Hòn gay...

- Anh ơi, em lạnh đến ngực... Trời, tim em lạnh quá... lạnh quá... anh nắm tay em đi... anh hôn em đi... hôn em lần chót đi... anh Lê Tùng yêu quý nhất đời của em...

Lê Tùng vẫn ngồi im như pho tượng. Dường như chàng đã thoát khỏi thực tại, bay vào không gian mù mịt. Tai chàng không còn nghe tiếng nói của loài người nữa, mà chỉ nghe tiếng nói của quá khứ chứa đầy kỷ niện.

Vì nhiệm vụ, chàng phải đóng trò khổ nhục kế. Tại câu lạc bộ của Sở, chàng đã quỵt tiền rượu và gây sự với nhân viên quản lý. Huệ Lan rút súng can thiệp giùm chàng. Nàng đinh ninh chàng bị đau thần kinh sau chuỗi thất bại liên miên ở phía bắc vĩ tuyến 17...

Huệ Lan bắt đầu yêu chàng, yêu một cách trọn vẹn... Rồi nàng bắt gặp một thiếu phụ lạ trong phòng chàng. Rủ đàn bà bê tha về phòng riêng, cờ bạc hoang đàng là một phần công tác. Chàng đành nuốt tủi, chịu cho nàng khinh biệt.

Song nàng vẫn không rẻ rúng chàng. Vì nàng có linh tính chàng là người đàn ông quân tử, chàng là người yêu xứng đáng...

- Anh ơi, em đã líu,... Llllưưưỡỡỡiii... Vĩnhhh biệttt... anh...

Huệ Lan thở hắt ra rồi ngoẹo đầu sang bên.

Lê Tùng vẫn say sưa với kỷ niệm, không biết người yêu đã thở hơi cuồi cùng. Chàng ngơ ngác nhìn lên nền trời cao, thấp thoáng trăng xuông. Chiếc phi cơ xuất nhập đã bay lên khỏi ngọn tre. Sau nhiều lần liên lạc thất bại, hoa tiêu quyết định bay thêm một vòng nữa, trước khi rút lui.

Một loạt súng cao xạ nổ ầm ầm... Đó là giàn đại bác phòng không đặt ở ngoại ô thị trấn Hà đông.

Tiếng súng inh tai nhức óc lôi Lê Tùng ra khỏi giấc mộng. Chàng sực nhớ đến thực tại. Sực nhớ đến phi cơ. Sực nhớ đến Huệ Lan.

Nhưng nàng đã chết.

Hoảng hốt, chàng lay nàng, kêu gọi thất thanh:

- Huệ Lan!

Không nghe nàng trả lời. Lê Tùng cuống cuồng lật mí mắt, và giật tóc nàng. Nàng vẫn nằm im.

Những giọt mưa rạng đông hòa lẫn sương muối bắt đầu rơi xuống cánh đồng rộng mênh mông. Lê Tùng òa lên khóc như đứa trẻ. Rồi chàng lảo đảo đứng dậy, giọng đau đớn:

- Huệ Lan chết rồi. Chết thật rồi...

Một tia sáng lóe trong óc. Như người điên chàng quay lại xe hơi. Khẩu súng ru - lô nằm ngoan ngoãn trong hộc táp - lô. Mắt trợn trừng, chàng nhìn họng súng đen ngòm.

Dựa lưng vào cửa xe, chàng nhìn người yêu nằm co quắp dưới đất, rồi từ từ dúi nòng súng vào miệng.

Ầm ầm... tacata... tacata...

Những giọt mưa rạng đông hòa lẫn sương muối bắt đầu rơi xuống. Tiếng ồn của súng cao xạ và liên thanh trùm lấp tiếng đoàng khô khan, và bé nhỏ của khẩu súng ru - lô.

Lê Tùng ngã vật xuống.

Tuy vậy, chàng chưa chết hẵn. Trong giây đồng hồ cuối cùng, chàng khoẻ dội lên, và dường như chắp cánh, chàng bò nhanh lại gần Huệ Lan.

Môi chàng đặt lên môi nàng. Đôi môi của Huệ Lan thường cong lên như nũng nịu và mời mọc. Trước khi chết. Lê Tùng vẫn còn nước mắt. hai giọt lệ lạnh ngắt rớt xuống môi nàng.

Lê Tùng khóc Huệ Lan. Chàng khóc cho chàng. Chàng khóc cho mối tình đoản mệnh của hai người.

Và có lẽ chàng khóc cả cho cuộc đời điệp báo chứa đầy bạc bẽo nữa.

Người Thứ Tám


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx