sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Z.28 Hồn Ma Diến Điện - Chương 4: Phòng Đợi Của Tử Thần

Seng vùng dậy trong bóng tối.

Vạn vật dường như đang sửa soạn một biến cố trọng đại trong rừng sâu. Mọi âm thanh quen thuộc và xa lạ của sơn lâm bỗng rủ nhau nín lặng.

Rồi, ào ào, ào ào….

Khu rừng tre dầy đặc và kiên cố rung chuyển ào ào, ào ào, như thể hàng vạn, hàng triệu quỷ binh ôm thân tre lay động dữ dội rồi nhổ gốc cùng một loạt.

Một lằn chớp xẹt ngang. Seng Ho thấy rõ cây đa cổ thụ trước mặt. Cây đa này cao đến nỗi cái ngọn khuất trong mây mù, tưởng như trèo lên cành lá là có thể lên được thượng giới. Gần mặt đất, thân cây có một cái hố rộng hoác, bằng hai cái thạp đựng gạo. Seng bị nhốt trong cũi tre, đối diện với hốc cây mà không để ý.

Giờ đây, dưới làn chớp sáng quắc, Seng mới nhìn thấy. Tay chân hắn run lẩy bẩy. Hắn muốn kêu lên song lưỡi hắn đã ríu lại.

Vì cái hốc cây trong đêm tối rùng rợn vừa đánh thức trong lòng hắn một kỷ niệm rùng rợn. Kỷ niệm này là Paul, anh ruột của Vêra. 20 năm trước, Paul và Seng đều là sĩ quan trẻ trong bộ tham mưu của đoàn quân ma Chindits.

Trong một trận giao phong ác liệt với quân đội Nhật, Seng thoát chết, còn Paul bị biệt tích. Có lẽ là chết. Nội vụ xảy ra gần một cây đa lớn, cây đa lớn nhất, xưa nhất Nambum-Ga. Thân đa chỉ có một cái hốc, đường kính gần một mét, bên trong đen ngòm như đường xuống địa ngục.

Seng còn nhớ rõ mồn một. Đêm ấy, trời đang yên lặng bỗng nổi gió dữ dội. Paul và Seng phục vụ trong tiểu đoàn thám báo. Cả hai đều trẻ, cường tráng, hăng say. Cả hai đều nhìn đời bằng cặp mắt pha hồng. Và cả hai đều là bạn thân của nhau.

Hành doanh của tiểu đoàn thám báo đóng tại làng Nambum-Ga, trong nhà xã trưởng. Hồi ấy, Nambum chỉ là một buôn sóc thưa thớt, nằm lọt giữa rừng rậm, gồm mấy chục căn nhà sàn xiêu vẹo, chứ chưa trở thành vị trí bản lề của dân giang hồ buôn súng lậu, hoặc của bộ đội du kích như hiện nay.

Xã trưởng Nambum là Tin Aung. Tin quen thuộc vùng Bắc Diến như cái mù-soa trong túi áo. Quân đội Thiên Hoàng đến địa phương, Tin là người đi đón đầu tiên. Tin cũng là người hợp tác chặt chẽ nhất với quân đội Anh đánh đuổi Nhật, tóm lại, Tin chỉ theo phe thắng. Hồi ấy, Seng Ho đã trách Tin Aung:

- Ông đã điềm chỉ cho Nhật bắt giết một số nhân viên người Anh. Thái độ thiếu trung thành của ông đã làm đồng minh tức giận. May mà chúng tôi chưa đến, ông đã tổ chức tiếp rước, nếu không, tướng Wingate đã tặng ông một viên đạn vào gáy. Bây giờ ông tính sao? Ông chịu hợp tác mật thiết với đồng minh hay vẫn theo chủ trương hàng hai?

Thì Tin mỉm cười:

- Trung thành hay phản bội chỉ là vấn đề quan điểm giữa chủ và tớ. Các ông muốn tôi trung thành như kẻ gia nhân mà quên rằng tôi là người Diến, từ bao năm khao khát độc lập cũng như những người Diến yêu nước khác. Tôi có bổn phận tranh đấu dành lại chủ quyền nên tôi đã bắt tay người Nhật.

- Tại sao người Nhật thua, ông không theo họ vào rừng?

- Vì người Nhật cũng như người Anh, họ đều là người ngoại quốc. Nếu họ đại thắng, Diến-Điện sẽ trở thành thuộc địa….

- Lý luận của ông không đứng vững. Tôi sẽ trình lên tướng Wingate về trường hợp của ông. Tôi sẽ yêu cầu đồng minh xóa bỏ dĩ vãng, tuy nhiên việc này chỉ có thể thành tựu nếu ông….

- Tôi hiểu rồi. Trong đời, tôi đã nghe nhiều lần như vậy. Vâng, tôi sẵn sàng giúp các ông thiết lập hệ thống tình báo ở miền Bắc. Nhưng, xin các ông hiểu rõ rằng tôi nhận lời không phải vì sợ chết. Vì tôi biết các ông không thể giết tôi. Trước kia, người Nhật muốn băm vằm tôi ra nhưng rốt cuộc phải ngậm bồ hòn làm ngọt. Vì thưa ông, ngoài Tin Aung, không còn ai am tường tình hình và địa thế miền Bắc. Tin Aung bị giết, các bộ lạc sẽ rút vào rừng, lên núi, dùng tên độc chống lại….

- Ông làm tôi ghê tởm…

- Chẳng sao. Tôi quen một đại tá Anh, giữ gìn vệ sinh một cách kinh khủng. Đi hành quân trong rừng, ông ta bắt lính đun nước sôi, và khi sôi phải báo cáo để ông ta đến nhìn tận mắt mới được pha vào ấm. Đồ hộp cũng được ông ta nấu kỹ. Ông ta nói với tôi là ghê tởm thức ăn sống sít, và nếu trong tương lại bị ăn như vậy, ông ta chết mất. Đơn vị của ông đại tá bị đánh tan, một mình với khẩu súng lục hết đạn, ông ta chỉ uống nước khe và ăn thịt rùa sống. Thoạt đầu, ông ta ghê tởm, đến sau thấy ngon lành. Ông cũng vậy, bây giờ ông ghê tởm tôi, mai kia ông sẽ quen.

- Nói cách khác, mai kia nếu đồng minh thất trận, có thể ông sẽ bắt tôi nộp cho chủ mới.

- Hà, hà, đó là chuyện tương lai, mà tương lai là những điều rất khó tiên đoán… từ nhiều trăm năm nay, miền Bắc vẫn sống xa rời chính phủ trung ương. Trong tương lai, miền Bắc không thể theo con đường nào khác nữa.

- Yêu cầu ông trả lời câu hỏi của tôi. Mai kia, nếu….

Tin Aung lại ngắt:

- Sau đại chiến, tình hình rồi sẽ thay đổi nhiều. Khi ấy, tôi sẽ trả lời. Bây giờ tôi hợp tác với các ông…

Tin Aung nói đúng.

Tình hình đã thay đổi hoàn toàn sau đại chiến. Diến-Điện thu hồi chủ quyền, song các tỉnh miền Bắc vẫn sống xa rời chính phủ trung ương. Trung Hoa trở thành cộng sản, với tham vọng tiến về phía Nam.

Nambum-Ga cũng thay đổi. Trong xã đã có một cái máy điện lớn. Tin Aung ở trong tòa nhà xây bằng gạch và đá ong kiên cố trên sườn đồi thoai thoải. Tin có tủ lạnh để trữ thức ăn tươi, có hầm rượu ngon nhập cảng từ Anh-Pháp. Trước đây, Tin di chuyển bằng voi hoặc ngựa, bây giờ thì dùng xe díp gắn vô tuyến điện. Gần Nambum là một bãi máy bay quang đãng, phi cơ trung bình có thể hạ cánh an toàn.

Thời thế thay đổi, cuộc sống thay đổi, song Tin vẫn cường tráng như hồi 30, cách dây 20 năm. Seng Ho giật mình khi gặp lại Tin. Trên vầng trán hói, người ta không thấy một sợi tóc bạc nào. Cánh tay dài như tay vượn vẫn còn dư sức bẻ gãy xương sống của một thanh niên lực lưỡng.

Điều làm Seng Ho sửng sốt nhiều nhất là sự sung mãn và bền bỉ phi thường của Tin Aung về đường tình ái. 20 năm trước, Tin có 5 cô vợ trẻ măng, giờ đây, con số tăng lên gấp đôi trong khi số tuổi trung bình lại giảm xuống rõ rệt. Người già nhất chưa quá 22, còn người trẻ nhất là 14 tuổi. Đó là chưa kể một "hậu cung" đông đảo, gồm hàng chục thiếu nữ nhan sắc mặn mà, sẵn sàng thay Tin chiều đãi khách quý.

Seng vụt hiểu tại sao Tin xoay như chong chóng mà không hề bị hề hấn. Vì mổi lần chính trường rối loạn, Tin lại mang một số mỹ nhân đi triều cống. Miền Bắc Diến không phải là thành phố Ba-lê để có thể tìm kiếm thú vui và người đẹp để dành, gái Diến cũng không phải là tiên nga, cho nên thủ đoạn của Tin đã làm những trái tim sắt thép nhất phải đổ mồ hôi. Phương chi kho tàng tình ái của Tin lại cất giữ nhiều của ngon, vật lạ, phần lớn từ Assam và Hoa-Nam đưa tới.

Seng gặp lại Tin Aung bên mâm đèn thuốc phiện. Thấy bạn, Tin ngẩng đầu lên, mắt hấp háy:

- Chào ông bạn cố tri. Nhận điện tín của ông, tôi đã sửa soạn đầy đủ. Ông định lưu lại bao lâu?

Seng đáp:

- Độ hai, ba tuần. Nhưng cũng có thể nhiều hơn nữa. Khi nào xong việc, tôi mới có thể về được. Tôi lên đây vì việc riêng.

- Tổ chức lại guồng máy tình báo của MI-6?

- Không. Tôi bỏ MI-6 đã lâu.

- Ồn vậy thì C.I.A.?

- Cũng không đúng. Như tôi đã nói, tôi lên đây vì việc riêng.

- Ừ, thì tạm nhận là ông bạn không còn liên hệ với tình báo Anh-Mỹ nữa đi…. Vậy việc riêng của ông là gì?

- Tìm lại Paul.

- Paul, trong bộ tham mưu cũ Chindits ấy à?

- Phải. Hồi ấy, ông đã biệt đãi Paul và tôi. Chúnh ông đã cho chúng tôi mượn một cô gái nhỏ nhắn, xinh đẹp và ngoan ngoãn.

- Tôi nhớ rồi. Sau khi Paul mất tích, ông đã tỏ ra buồn bã, và tôi đã phải tìm cách khuyên giải ông.

- Theo ông, Paul bị thiệt mạng ở đâu?

- Tôi không biết, rừng rậm ở đây rộng cả ngàn cây số vuông, lạc bước là mất xác… À, ông nhắc đến Paul để làm gì?

- Để tìm lại.

- Sau 20 năm, Paul đã biến thành đất.

- Tôi sẽ mang một nắm đất về… Ông là bạn cố tri nên việc đầu tiên sau khi tôi đến Nambum-Ga là tại qua thăm ông, và nhờ ông giúp một tay. Tôi muốn tìm ra mộ phần của Paul.

Lão Tin Aung rít một tẩu thuốc phiện rồi nằm ngửa trên chiếu, tay chân duỗi ra, hai mắt lim dim trong cơn khoan khoái cực độ. Giây lâu, hắn mới mở mắt, nhìn Seng Ho, giọng nhỏ nhẹ:

- Chỗ thân tình tôi xin giúp, ông đừng nghĩ đến ân huệ gì cả. Đêm nay, mời ông nghỉ lại với tôi. Lát nữa, tôi sẽ gọi bọn con gái ra chào ông, ông tha hồ lựa chọn.

- Xin ông tha lỗi. Tôi đã có gia đình…

- Dĩ nhiên, trên tứ tuần mà ông còn độc thân sao được. Ông cưới vợ bao giờ?

- Mới.

- Ồ, chắc ông đang còn trung thành. Tôi cũng không dám ép ông. Phong tục của chúng tôi là đãi khách thật thà, cung hiến cho khách không những thức ăn, thức uống, mà còn cả ái tình tiêu khiển nữa. Ban đêm ở đây lạnh buốt đến xương, ông nằm một mình một giường không nổi đâu.

- Bao giờ ông có thể….

- Đưa ông vào rừng tìm mộ phần Paul ấy à?

- Phải.

- Ngày rộng tháng dài, mai hoặc mốt cũng chưa muộn. Ông đã chờ được hai chục năm thì có chờ thêm hai chục ngày nữa cũng chẳng sao. Vả lại, tôi còn phải chờ bọn gia nhân.

Tin Aung ngừng nói một phút, vẻ mặt suy tư, rồi hắn vỗ đùi đánh đét:

- Thôi được… thôi được… May ra tôi có thể tìm thấy. Paul mất tích sau trận đánh gần cây đa đại thụ. Cây đa này ai cũng biết, vì đó là cây đa xưa nhất và lớn nhất trong vùng.

Lời nói của xã trưởng Tin Aung giục Seng nhớ lại quá khứ. Đêm ấy, trời mưa như đại họa hồng thủy sắp tới. Mưa không rơi từng giọt, hoặc từng dây là mà từng cột nước một, những cột nước khổng lồ làm cành cây gỗ tếch rắn chắc gẫy răng rắc, và nền đất soi lúc như bị ăn bom.

Paul và Seng được lệnh phục kích một tiểu đoàn Nhật. Chính xã trưởng Tin đã cung cấp tin tức cho bộ tham mưu về việc tiểu đoàn này kéo qua rừng Nambum để đánh bọc hậu đại quân Chindits.

Không ngờ toán phục kích lại bị phục kích. Hai đại đội thiện chiến bị đánh tan hoang, tàn quân chạy bán sống bán chết về đến cây đa thì lọt vào ổ phục kích thứ hai. Rốt cuộc chỉ còn lại nửa tiểu đội và trung úy Paul.

Seng vừa kịp đặt súng xuống để thở hồng hộc thì tiếng trung liên nổ vang, át cả tiếng mưa tuôn xối xả. Tàn quân Chindits chống trả mãnh liệt bằng mọi thứ vũ khí.

Nửa giờ sau, khẩu đại liên cuối cùng của đồng minh bị hóc đạn. Hộp đạn cuối cùng cũng hết nhẵn. Trong khi ấy, súng lớn của đối phương vẫn bắn như mưa bấc.

Đến gần nửa đêm, mưa bắt đầu ngớt hột thì đạn dược của đồng minh cũng khô cạn. Hai bên chỉ còn cách phòng tuyến của nhau bằn tầm đạn súng lục. Binh sĩ Nhật ào lên xung phong lưỡi lê lóe sáng trong đêm tối rùng rợn.

Seng đã bị thương, Paul cũng bị thương. Trong cơn hỗn loạn, mỗi người chạy mỗi ngã. Seng thoát chết vì lê lết được tới gốc đa lớn, rồi bò vào trong hốc cây. Seng nằm thiếp đến khi mặt trời lên tới đỉnh đầu mới tỉnh dậy. Tứ phía trở lại hoàn toàn vắng lặng. Tàn quân đồng minh đã chết hết, xác nằm ngổn ngang.

Seng tìm kiếm khắp vùng nhưng không thấy xác Paul. Seng quay lại Nambum-Ga, rồi được hồi hương.

20 năm đã qua.

Đêm nay, trời lại mưa lớn, Seng Ho bị giam trong cái cũi kiên cố gần hốc cây đa mà hắn núp trốn trong dĩ vãng.

Một lằn chớp lại xẹt qua.

Hốc cây sáng vụt rồi tối sầm. Dường như hắn vừa nhìn thấy một bóng người.

Một bóng người quen thuộc… Seng Ho trợn mắt, cố chọc thủng màn đêm dày đặc. Tuy bị bỏ đói, bỏ khát trong cũi tre, hắn vẫn còn minh mẫn. Hắn không thể nào trông gà hóa cáo được.

Qua bóng tối, Seng thoáng thấy một người mặc đồ sáng. Người ấy đứng cạnh gốc đa, đối diện cũi tre. Seng đã nhận ra người ấy. Thời gian tàn nhẫn vẫn không thay đổi được những nét quen thuộc trong hình dáng.

Hoảng hốt, Seng đưa tay lên giật đầu tóc. Hắn cảm thấy đau đớn.

Như vậy nghĩa là hắn đang còn cảm giác, nghĩa là hắn đang ở trên dương gian, chưa bị lôi xuống âm phủ. Nghĩa là hắn đang còn sống, với đầy đủ xương thịt.

Vậy bóng trắng trước mặt không phải là mộng. Mà là sự thật. Sự thật vô cùng quái đản….

Như sợ sự thật có chất phóng xạ giết người, Seng Ho vội vàng lấy bàn tay bưng kín mặt. Vẫn chưa đủ, hắn còn co tròn lại trong cũi, rồi quay mặt ra hướng khác.

Nhưng bóng trắng kỳ quặc vẫn lởn vởn trước mặt, mỗi lúc một đận mét hơn. Seng Ho nhắm mắt lại, rên rỉ:

- Chết tôi mất!

oOo

Khi ấy, Thần Chết cũng đang hăm dọa tại Ngưỡng Quang. Sophie xô cửa vào phòng với khẩu súng trong tay.

Văn Bình trân trân ngó nàng. Dưới đèn, mặt nàng trắng bệch. Sự thất thần này tương phản rõ rệt với làn tóc mới được chải bới tươm tất đúng thời trang. Nhận ra Văn Bình, nàng thẫn thờ trong một phút. Rồi thở dài não nuột:

- Tưởng ai, té ra anh.

Sophie ném khẩu súng xuống bàn rồi ngồi phịch, khóc nức nở. Vẻ gan lì cố hữu của nàng đã tan biến đâu mất, giờ đây chỉ còn đôi vai rung rung và khuôn mặt ướt nhèm nước mắt.

Văn Bình nâng mặt nàng lên, giọng ôn tồn:

- Tại sao cô khóc?

Nàng lại thở dài:

- Em tưởng các anh thiệt mạng cả rồi.

- Ai nói với cô?

- Đại tá Karati. Hắn gọi điện thoại lại mỹ viện báo tin cho em. Hắn nói là lựu đạn nổ, cả Abê lẫn anh điều chết.

- Tội nghiệp Abê… Chẳng qua vì nghiện cà-phê. Địch phải là người biết rõ lối sống Abê, khi nào về nhà cũng uống cà-phê và tự tay đun nước trên bếp.

- Abê chết, thế nào em cũng chết. Dầu sao em cũng biết một vài bí mật. Họ sẽ không tha em.

- Ai đưa cô về?

- Karati cho xe tới mỹ viện song em không chịu. Em lái xe riêng về. Đoán là địch cho nhân viên núp trong phòng nên em rút súng trước.

- Cô lên lầu bằng cửa trước.

- Không. Cửa sau. Binh-đinh có nhiều lối ra vào. Vì điều kiện an ninh, em thay đổi luôn. Hồi nãy, em vào bằng cửa hông.

- Tôi đề nghị cô rời khỏi căn nhà này ngay.

- Anh muốn em đi đâu?

- Một nơi ẩn trú an toàn. Trong khi đó, tôi sẽ lo liệu giấy tờ và thủ tục cho cô giả từ Diến-Điện.

- Còn anh?

- Có lẽ mai sớm tôi lên miền Bắc.

- Tìm Seng Ho?

- Như cô đã biết, đó là nhiệm vụ của tôi. Với sự đồng ý của Karati.

- Chẳng qua họ muốn lợi dụng mà thôi. Karati không bồ bịch gì với tình báo Tây phương. Hắn làm ngơ cho Seng lên miền Bắc, móc nối các cơ sở gián điệp chống Cộng với điều kiện Seng phải hạ sát kỳ được thượng tá U-Ban của F-22. Vì vậy, Karati không thể công khai giúp đỡ. Abê đã nói với em như vậy.

- Như vậy là thế nào?

- Là trên phương diện chính thức, nhà cầm quyền Diến không biết gì đến hoạt động của Seng Ho. Nếu Seng hớ hênh, họ sẽ phản đối, hoặc có thể bắt giữ. Việc giết U-Ban cũng phải được tiến hành trong bí mật tuyệt đối.

- Seng làm cách nào để giết được U-Ban?

- U-Ban đang có mặt tại Nambum. Seng hy vọng thành công với sự trợ lực kín đáo và đắc lực của xã trưởng Tin Aung, một tù trưởng xoay chiều như chong chóng.

- Seng lên miền Bắc bằng phi cơ của ai?

- Phi cơ riêng của công ty du lịch do Abê điều khiển. Công ty có hai phi cơ Đakota, dùng để chuyên chở du khách về miền Nam và miền Bắc. Một chiếc bị hỏng đang được sửa chữa. Chiếc thứ hai đậu lại phi trường Pegu. Ở đó, việc kiểm soát chỉ có tính cách tượng trưng.

- Abê nói là đã nắm được đầu mối quan trọng. Cô có biết rõ không?

- Em đã giải thích một lần rồi. Abê là người kín miệng. Về công việc, chỉ cho em biết một số chi tiết hạn chế. Hồi chiều, Abê cũng nói với em như thế. Dường như Abê nghi ngờ?

- Nghi ngờ? Abê nghi ngờ ai?

Sophie chau mày, nghĩ ngợi. Văn Bình nhìn qua cửa sổ xuống đường. Chiếc xe đen sì vẫn nằm ở chỗ cũ… Bàn tay run run cầm điếu thuốc Craven A vừa đốt, Sophie nói:

- Nếu biết thì anh và em đã không ngồi đây và Abê đã không thiệt mạng. Tuy nhiên, em có thể tin là… Abê có một cái két sắt nhỏ, cất giấu tài liệu.

Nói đoạn, Sophie mở tủ áo, lấy ra cái va-li tròn. Văn Bình ngạc nhiên:

- Cô đã sữa soạn từ trước rồi sao?

Nàng gật đầu:

- Vâng. Abê dặn em luôn luôn phải sẵn sàng, em chế riễu Abê lẩm cẩm thì Abê cười đáp "gián điệp giỏi đều là những người lẩm cẩm"; bây giờ em mới hiểu là Abê chẳng lẩm cẩm chút nào….

Văn Bình tranh xách giùm nàng. Nàng khóa cửa phòng lại rồi dẫn chàng về phía cầu thang nhỏ, sau hành lang. Chỉ những bậc thang xoắn ốc, nàng cắt nghĩa:

- Đây là lối sau, giành riêng cho nhân viên. Để em xuống trước vì có những khúc quẹo tối.

Tuy trời tối, Văn Bình vẫn thấy rõ như ban ngày cặp đùi thon dài của nàng. Nhờ đôi chân "trường túc", nàng bước xuống thoăn thoắt, hơi thở luôn điều đặn và nồng nàn. Hết cầu thang, nàng rẽ vào một hành lang nhỏ. Nàng đẩy một cách cửa gỗ kêu kèn kẹt rồi ra đường.

Chiếc MK-IV nép mình ngoan ngoãn bên lề. Văn Bình có ấn tượng Sophie cũng nép mình ngoan ngoãn vào ngực chàng. Nàng thấp đến miệng chàng, nếu muốn ôm hôn, chàng phải cúi xuống, giang rộng cánh tay, quơ nàng lại, riết lấy cái eo vừa vặn và bộ ngực căng cứng.

Nàng nhường vô-lăng cho Văn Bình. Nhưng chỉ một phút sau khi xe hơi ra khỏi lề nàng vội nhắc nhở:

- Anh quên rồi.

Văn Bình nhún vai:

- Tôi đã quen đường phố Ngưỡng Quang.

- Hừ, quen mà lái bên phải!

Văn Bình giật mình. Luật lệ giao thông ở Diến rập theo Anh quốc mà chàng quên khuấy. Vì vậy, suýt nữa chàng đâm vào chiếc cam-nhông ngược chiều phóng nhanh như đang dự đua trên vòng chảo.

Gió thổi phơ phất. Sophie hỏi:

- Anh đưa em về đâu?

- Lữ quán Strand.

Chàng tiên liệu nàng sẽ nhăn mặt, trề môi nói "không, em không thích tới Strand vì…" Nàng không ưa lữ quán Strand vì chàng có phòng ở đó, chàng có thể lợi dụng tình trạng tâm lý xúc động để chinh phục nàng.

Nhưng Văn Bình đã trật lất. Nàng đã áp dụng một lối nói bóng bẩy và khôn khéo:

- Strand ít khi có phòng trống, anh ạ.

Câu nói của Sophie có ý nghĩa thầm kín như sau "em không về Strand vì không lẽ về ở chung phòng với anh". Văn Bình đáp ngay. "Cô đừng lo. Tôi có hai phòng ở sát vách nhau. Nội ngày mai, cô có thể lên phi cơ. Đề nghị cô đi Vọng-các. Bạn tôi sẽ đón cô tại phi trường".

Sophie có vẻ như không quan tâm tới lời giải thích săn đón kín đáo của chàng. Nàng bắt sang đề tài khác:

- Anh nói được tiếng Diến không?

Vô tình, chàng trả lời ngay:

- Không. Tôi chỉ biết dăm ba câu xã giao nhì nhằng. Chẳng hạn chào ông, chào bà, cái này bao nhiêu tiền, đi tới khách sạn Strand bằng đường nào, không dám, cám ơn….

- Tại miền Bác, dân chúng còn dùng thổ ngữ. Tiếng Diến đã khó, thổ ngữ còn khó hơn nhiều.

- Chắc cô thành thạo lắm.

- Nếu không thì làm sở du lịch sao được. Em sinh trưởng ở đây, lại học chương trình sơ đẳng tại đây. Mẹ em lại là người thuộc bộ lạc Kachin ở miền Bắc.

- Hoài của! Giá tính mạng cô không bị đe dọa, tôi sẽ….

- Chẳng sao cả. Ông bạn Môhan không yêu cầu, con bé Sophie này cũng sẵn sàng.

Mắt Văn Bình rực sáng:

- Cô nhận lời làm hướng đạo cho tôi nhé!

Sophie gật đầu:

- Em xin ký cả hai tay. Vả lại, nếu em từ chối, thì không ai đưa anh tới Pegu để lấy máy bay. Tuy nhiên, em chỉ giúp anh với một điều kiện.

- Cô bắt tôi làm mọi tôi cũng không dám phản đối.

- Em đâu dám. Em chỉ yêu cầu anh… hiểu em một chút. Em vốn ghét đàn ông nịnh đầm, và tán gái sát sàn sạt như đánh giặc.

- Phải rồi. Cô thuộc loại mỹ nhân du kích.

- Em không khó khăn như ông tưởng đâu. Nhưng em….

Sophie nói chưa dứt lời, Văn Bình đã nhanh như cắt xô nàng ngã chúi đầu xuống táp-lô. Đồng thời Văn Bình cũng rạp xuống vô-lăng và lái tràn sang bên phải.

Một chiếc xe đen phóng hết tốc độ vừa lao tới, chạy kèm bên xe PK-IV.

Và một tràng đạn tiểu liên réo vang, tacata, tacata….

Bắn xong, chiếc xe bí mật biến mất vào bóng đêm đầy sương mù.

Văn Bình đảo vô-lăng, giữ cho bánh xe khỏi loạng choạng rồi từ từ thắng lại. Ngồi bên, Sophie giương cặp mắt đen láy nhìn chàng. Chàng hỏi, giọng thân mật:

- Cô hề gì không?

Nàng đáp, giọng hơi run:

- Không. Còn anh?

- Cũng không bị sứt mẻ.

- Em lại mang ơn anh lần nữa. Nếu anh không có mặt trong phòng, em đã bị địch bắt đem giết. Nếu em lái xe đêm nay, chắc chắn tai nạn đã xảy ra, không trúng đạn thì cũng đâm xe vào gốc cây. Không biết làm cách nào trả ơn anh đưọc.

Văn Bình nín thinh.

Lữ quán Strand hiện ra trước mặt. Đến nơi, chàng xuống xe trước, quan sát tứ phía thấy an toàn mới mở cửa cho Sophie. Nàng ngoan ngoãn theo chàng vào khách sạn. Hành lang rộng đã bắt đầu vắng vẻ. Nhân viên tiếp tân vồn vã khi thấy Văn Bình rút tờ năm đô-la màu xanh đút dưới cái đĩa đựng tàn thuốc:

- Chào ông, ông cần điều gì không?

Văn Bình mỉm cười:

- Tôi muốn lấy thêm một phòng nữa.

Gã nhân viên liếc bằng đuôi mắt:

- Thưa, cho cô Sophie?

- Phải.

- Thưa, không còn phòng nào nữa.

Văn Bình chuồi thêm 10 đô-la. Chiến thuật ngoại giao bằng đô-la này đã tỏ ra hữu hiệu trong mọi lữ quán trên thế giới. Không cần nhìn xuống, gã nhân viên đã biết bao nhiêu tiền. Gã giả bộ nhăn nhó:

- Vâng, còn một căn phòng, ở gần phòng ông. Nhưng đối với ông….

Văn Bình chía bàn tay để nhận chìa khóa. Sophie theo chàng lên lầu, không nói nửa lời. Chàng đưa nàng vào phòng, xem xét nước, điện và ổ khóa chu tất rồi mới cáo từ. Song Sophie đã nắm vai chàng lại, giọng trách móc:

- Anh nói dối.

Văn Bình đáp:

- Cô đừng tưởng lầm. Tôi mời cô về lữ quán không phải vì có ý định đen tối đâu. Chẳng qua tôi muốn bảo vệ an ninh cho cô.

- Em không phải là con nít.

- Vậy tùy cô.

- Tùy cô, cô sợ tôi ăn thịt thì cứ ra về tự nhiên. Cô không phải là con nít nên đã biết đường xuống cầu thang và ra khỏi khách sạn.

Đang ngồi trên giường, Sophie vùng đứng dậy, mắt đỏ hoe. Văn Bình đang lúng túng thì nàng tát luôn một cái. Tội nghiệp cho điệp viên hào hoa Z.28! Chàng nổi tiếng nhanh nhẹn, đỡ đòn của những võ sư thượng thặng một cách dễ dàng như trò đùa, vậy mà cái tát của giai nhân lại làm chàng chưng hửng. Xưa nay phụ nữ chỉ tát đàn ông hảo ngọt. Văn Bình cố giữ vẻ đứng đắn mà lại bị đánh.

Chàng lấy tay xoa má:

- Tại sao cô tát tôi?

Sophie òa lên khóc. Văn Bình chắc lưỡi mở cửa phòng. Nàng gọi giật lại:

- Anh.

Chàng ưỡn ngực:

- Có mặt.

- Em không đùa đâu.

- Đúng thế. Nếu đùa, tại sao cô lại tát tôi đau điếng.

- Em đánh anh, tại sao anh không đánh lại?

- Trời ơi, tôi không quen đánh đàn bà. Nhất là đàn bà khả ái như cô.

- Nhưng em đã hỗn với anh. Anh đánh em đi.

- Không.

- Vậy anh phải nói cái gi chứ!

- Nói hả? Tôi xin chào cô, và thân ái chúc cô ngủ ngon đến sáng mai.

- Em không buồn ngủ.

- Tôi sẽ dặn bồi mang thuốc lên cho cô.

Chàng đóng cửa đánh sầm. Tiếng cửa kêu không át được tiếng khóc thút thít của Sophie.

Mỉm cười, Văn Bình rảo bước về phòng. Gã nhân viên tiếp tân đã đứng sẵn bên ngoài chờ chàng. Gã gãi tai trịnh trọng:

- Thưa, có ông Roy hỏi ông.

Roy, tùy viên thương mãi sứ quán Anh quốc, đại diện MI-6, điệp viên thích hót như khướu.

Chỉ thoáng nhìn, Văn Bình đã có thể kết luận là tình báo Tây phương chọn lầm nhân viên trung cấp hải ngoại. Nhưng cũng cố tình chọn lầm. Hoặc Roy cố tình đóng kịch. Vì từ cách phục sức đến cử chỉ và ngôn ngữ, Roy là hiện thân của nếp sống trác táng và bừa bãi, không phù hợp với hoạt động gián điệp.

Roy mặc áo vét-tông trắng tinh, ve áo bằng sa-tanh bóng loáng. Trên sơ-mi trắng cổ cồn cứng ngắc, nổi bật chiếc nơ xanh nhạt chấm tròn trắng. Bên dưới là chiếc quần màu sám, phủ trên đôi giầy da cá sấu đen sám mũi nhọn hoắt, tưởng như có thể dùng làm cái dùi được. Thân hình hắn không lấy gì làm cao đối với người Tây phương. Song cũng vì tầm thước nên hắn thích hợp với phụ nữ Viễn-Đông. Hắn có mớ tóc quăn dợn sóng, chải bi-ăn-tin bóng nhẫy, cặp mắt sáng và đĩ, cái miệng nhỏ luôn luôn cười khêu gợi.

Hắn chìa tay bắt:

- Hân hạnh được gặp anh. Tôi là Roy, hồi nãy, tôi đã gọi điện thoại cho anh. Trời Diến-Điện….

Văn Bình gạt ngang:

- Mời anh ngồi.

Rồi quay ra gã nhân viên khách sạn:

- Cám ơn anh.

Chờ gã nhân viên đi khuất, Văn Bình mới trở vào. Roy đang lúi húi bên chai cỏ-nhát mới khui. Hắn ngẩng đầu lên, nheo một bên mắt:

- Loại cỏ-nhát này ngon kinh khủng. Tôi gửi mua tận bên Pháp. Anh dùng thử sẽ thấy.

Văn Bình xua tay:

- Tôi không uống.

- Anh ghét rượu?

- Ghét.

- Thật đáng tiếc.

- Tại sao bà Seng Ho không đến?

- Vêra ấy à? Nàng bị mệt nên không đến khách sạn gặp anh được. Nàng nhờ tôi mời anh lại nhà.

- Còn đại tá Karati?

- Sẽ tiếp xúc sau với anh?

- Mình có thể lờ hắn được không?

- Không. Chỉ thị của trung ương rất minh bạch: Trong thời gian hoạt động phải hợp tác chặt chẽ với Phản Gián, đúng hơn, với đại tá Karati.

- Tại sao hắn lại đặt máy nghe trộm trong phòng khách sạn?

- Trên nguyên tắc, ngoại kiều bị theo dõi ngày cũng như đêm. Nhân viên của Karati có mặt trong hầu hết các đại lữ quán. Theo tôi, chuyện này không quan hệ. Một khi mình đã chung lưng đấu cật với Karati thì chẳng có gì cần giấu diếm cả.

- Nghĩa là mọi việc anh đều bàn với Karati?

- Vâng.

- Việc Seng Ho?

- Trước ngày lên miền Bắc, Seng đã họp riêng với Karati và tôi.

- Anh có biết tại sao Seng dám cam kết với Karati là sẽ hạ sát được thượng tá U-Ban của F-22 không?

- Vì U-Ban dự định tiếp xúc với xã trưởng Tin Aung tại Nambum-Ga. Seng là bạn cũ của Tin Aung. Gặp cơ hội, Seng có thể giết U-Ban dễ như trở bàn tay.

- Nhưng địch đã làm kế hoạch của Seng thất bại dễ như trở bàn tay.

- Điều đó khiến tôi rất đỗi ngạc nhiên.

- Anh có ngạc nhiên khi nghe tin Abê bị lựu đạn chết không?

- À, vụ này lại không làm tôi ngạc nhiên. Tôi chỉ ngậm ngùi mà thôi. Abê và tôi là bạn. Bạn du hí thân thiết ở một thành phố buồn như trấu cắn không phải tìm đâu cũng có. Phương chi, chúng tôi còn là bạn hoạt động nữa.

- Vì lẽ gì anh không ngạc nhiên?

- Lý do rất giản dị. Tính mạng của chúng tôi bị địch hăm dọa nặng nề. Riêng một tuần nay, tôi bị ám sát hụt hai lần.

- Lựu đạn?

- Không. Lần thứ nhất, tôi suýt bị quân xa cán xế cổng tòa đại sứ. Lần thứ hai, vô-lăng bị gẫy, bánh trước văng khỏi xe trong khi tôi đang phóng nhanh.

- Anh muốn về hay ở lại?

- Sự thật là tôi không muốn ở lại. Trung ương ra lệnh cho tôi chờ anh. May sau anh đến kịp, nếu không….

- Khi nào anh định rời Ngưỡng Quang?

- Càng sớm càng tốt. Dầu sao anh cũng là đại diện có thẩm quyền. Nếu anh không phản đối, tôi chỉ xin ở lại một tuần lễ nữa là lâu nhất để thu xếp công việc.

- Công hay tư?

- Cả hai.

Văn Bình hơi khó chịu khi nghe điện thoại reo. Suốt ngày ngồi trên phi cơ, đến Ngưỡng Quang lại bị mưu sát hai lần trong bầu không khí khẩn trương, chàng cảm thấy mệt nhoài. Chàng chỉ muốn được lim dim cặp mắt dưới hoa sen phòng tắm để hưởng khoái cảm của những tia nước nóng và nước lạnh tiếp nhau, rồi khui chai huýt-ky mới nguyên như cô gái đôi tám chập chững vào đời tình ái - trước khi duỗi dài trên nệm trắng tinh, thơm mùi bột giặt, kéo một giấc ngủ say sưa cho đến trưa hôm sau.

Chàng bèn ra dấu cho Roy. Đặt ống nghe vào tai, Roy đang nghiêm mặt bỗng cười vui vẻ. Hắn gật đầu lia lịa:

- Vâng, vâng, tôi đây. Môhan hả? Vâng, chúng tôi đang trò chuyện với nhau. Vâng, tôi xin đưa dây nói cho Môhan.

Hắn vâng răm rắp hàng chục tiếng ròn tan. Chưa cần nghe rõ nội dung, Văn Bình đã biết người kêu điện thoại là Vêra, bà vợ tỷ phú trẻ măng của Seng Ho.

Văn Bình nhăn mặt vì tiếng nói của Vêra chua như dấm. Nàng ong ỏng vào tai chàng:

- Ông Môhan phải không? Hân hạnh chào ông. Tôi là Vêra, vợ ông Seng Ho.

- Vô cùng hân hạnh. Tôi là Môhan. Rất tiếc là bà hơi khó ở nên không đến được.

- Ai bảo với ông là tôi khó ở? Nàng phá lên cười, giọng cười của nàng reo lanh lảnh như thủy tinh. Tôi vẫn khỏe như thường. Tôi không đến gặp ông được vì bận chút việc.

Văn Bình muốn thở dài sườn sượt trong ống nói "thưa bà, tôi hiểu rồi, bà cậy nhiều tiền nên khinh người như mẻ… chồng bà bị mất tích, không biết sống chết ra sao, tôi là cứu tinh của bà, lẽ ra nghe tin tôi đến, bà phải ra tận phi trường chầu chực, không ngờ bà lại thản nhiên... bà lỡ hẹn với tôi vì bận chút việc…."

Nhưng Vêra đã nói tiếp, thao thao như nước lũ:

- Khổ quá, con chó của tôi húng hắng ho nên tôi phải đích thân mang nó đi khám bệnh. Khổ quá, tôi đi khắp thành phố mới tìm ra bác sĩ thú y. Ông đừng giận tôi nhé! Tôi rất yêu giống vật. Yêu đến nỗi nhiều khi bỏ ăn, bỏ ngủ.

Lần này thi Văn Bình không hảm nổi tiếng thở dài. Giọng Vêra vẫn rỏn rẻng:

- Ông giận tôi hả?

Văn Bình vội đáp:

- Đâu dám, thưa bà… Chẳng qua tôi hơi mệt.

- Ồ, tưởng gì, ông đến đây, tôi có sẵn người đấm bóp cho ông. Nếu ông không chấp nê, tôi xin mời ông tới nhà.

- Thưa bà….

Văn Bình định nói là chàng buồn ngủ ríu mắt, chân tay rời rã, không đến nổi, và xin khất đến sáng mai. Song Vêra đã chặn ngang:

- Không sao…. Tôi đã cho tài xế đến khách sạn rước ông. Nó vừa đi cách đây 15 phút, chắc sắp tới. Sợ dọc đường gặp chuyện bất trắc, tôi đã dặn bọn vệ sĩ…

- Vệ sĩ?

- Vâng, bọn vệ sĩ này rất giỏi võ. Ông biết không, gỗ tếch cứng như sắt mà họ có thể dùng bàn tay chặt đứt như chơi… Đại tá Karati đã có nhã ý cho bọn họ đảm bảo an ninh cho tôi. Chào ông nhé, tôi phải dỗ dành con chó một lát… Ai đời từ chiều đến giờ nó không chịu ăn gì cả.

Văn Bình nhẹ nhỏm cả người khi gác ống nói vào giá. Gia tài khổng lồ 250 triệu mỹ kim đã biến đổi tâm tính nữ giới của Vêra.

Chàng bỗng nhớ tới dạ dày lép kẹp. Từ trưa đến giờ, chàng mới được uống mà chưa ăn. Và chàng uống toàn huýt-ky nên ruột gan cồn cào. Khi Vêra nhắc con chó chưa ăn từ chiều, chàng mới cảm thấy đói. Chàng bèn lẩm bẩm:

- Hừ, số mình đen thật!

Đang uống cỏ-nhát, Roy quay lại, cười ha hả:

- Vêra vừa nói tới chuyện con chó của nàng bị đau hoặc bị đói, phải không?

- Phải. Chắc nàng thương nó lắm.

- Thương một cách kinh khủng. Tên con chó là Love. Có lẽ vì bà chủ đang thiếu thốn tình yêu. Nàng săn sóc con chó gấp trăm lần đàn bà chăm sóc con mọn nữa. Đi đâu nàng cũng đem nó theo, lên giường ngủ nó cũng kè kè bên mình như hình với bóng… Nàng thường khoe là chỉ nó hiểu được nàng.

- Còn đức ông chồng?

- Seng Ho ấy à? Nàng lấy hắn cho đỡ buồn hơn là để tính chuyện trăm năm. Dầu sao hắn cũng đẹp trai, đủ tài chinh phục trái tim và xác thịt của đàn bà khó tính. Nhưng phần khác cũng vì nàng nhớ anh ruột. Lúc hàn vi hai anh em sống bên nhau. Đến khi nàng trở thành tỷ phú thì anh ruột đã chết mất xác trong rừng rậm. Seng Ho là bạn đồng ngũ thân thiết của Paul, anh ruột nàng. Nàng lạ lắm, anh ạ. Gặp nàng, anh sẽ thấy.

- Lạ ra sao?

- Khó nói lắm.

Văn Bình định hỏi thêm song Roy khoát tay bảo im. Hắn khum bàn tay như ống loa quanh tai, vẻ mặt nghiêm trọng:

- Anh nghe gi không?

Văn Bình giật mình:

- Có. Tiếng tích-tắc.

Chàng nhìn dáo dác quanh phòng. Trên tường hoặc bàn đêm không có cái đồng hồ nào. Tiếng tích-tắc mỗi lúc một rõ và từ cửa phòng vẳng vào.

Văn Bình từ từ xoay nắm cửa. Chàng đoán không sai: một cái hộp vuông được đặt sát chân không biết từ khi nào. Địch gớm thật! Họ định giết chàng và Roy bằng bom gắn đồng hồ. Nhìn sơ qua, chàng biết đây là bom định hướng đặc biệt do Smerch Sô Viết chế tạo cho nhân viên hoạt động ở Âu châu. Cách gắn và tháo ngòi nổ rất giản dị, trẻ con cũng có thể làm đưọc. Ba vụ mưu sát xảy ra trong vòng nửa ngày trời, mỗi vụ một khác, quả địch không phải là tổ chức tầm thường…. Từ nay, Văn Bình phải thận trọng hơn nữa.

Chàng quỳ xuống, một tay giữ cho cái hộp nằm nguyên một chỗ, tay kia lẹ làng rút ngòi nổ và gỡ giây thiều đồng hồ. Roy đứng sững nhìn chàng như bị thôi miên.

Một lát sau hắn mới hoàn hồn. Hắn thở phào:

- Suýt nữa….

Phớt tỉnh như không có chuyện nghiêm trọng xảy ra, Văn Bình kéo Roy xuống lầu. Tài xế của nữ tỷ phú Vêra đã chờ sẵn, trang trọng trong bộ đồng phục trắng tinh, giầy trắng tinh, cát-kết cũng trắng tinh, và đều viền chỉ vàng. Roy chỉ gã tài xế cao lớn vừa nhấc kết chào, giải thích:

- Anh có để ý tới viền vàng không? Toàn bằng vàng thật, 18 ca-ra.

Đứng sau tài xế là hai vệ sĩ da đen như đồng hun, mặc đồ cụt sám, để lộ cánh tay lớn như bắp chân Văn Bình. Bộ ba rạp mình chào một cách cung kính.

Văn Bình hỏi Roy:

- Anh cùng đi cho vui nhé?

Roy lắc đầu:

- Thú thật với anh, tâm thần tôi đang bị bấn loạn. Vả lại, tôi không còn chi tiết nào để nói với anh nữa. Mỗi ngày tôi sẽ liên lạc với anh hai lần bằng điện thoại. Nếu anh cần phúc trình về trung ương, xin đưa mật điện cho tôi, tôi có điện đài riêng. Tiền bạc, võ khí, giấy tờ, tất cả những gì anh cần tôi đều lo liệu đủ. Tôi đã dặn ban giám đốc khách sạn Strand gửi hóa đơn cho tôi. Bắt đầu từ sáng mai, tài xế của tôi sẽ đậu trước khách sạn suốt ngày, xin anh tự do xử dụng xe hơi.

- Cám ơn anh.

Văn Bình chờ Roy lên chiếc Rolls bóng loáng, cao lêu nghêu, rồi mới quay đi. Ít khi chàng thấy tùy viên thương mãi sứ quán dùng xe Roll kiểu mới. Và ít khi chàng thấy đại diện MI-6 xài xe sang trọng, vốn dành cho triệu phú hoặc nhân viên ngoại giao quan hệ. Chàng có cảm tưởng là MI-6 đang giết hắn, hoặc hắn dại dột lao đầu vào cái chết.

Tài xế mặc dồng phục trắng dẫn Văn Bình lại chiếc Cadillac sơn trắng nắm ngạo nghễ trước lữ quán. Là kẻ sành điệu xe hơi, Văn Bình đã lái nhiều chiếc đắt tiền và phóng nhanh nhất thế giới. Nhưng đây là lần đầu chàng được ngự trong chiếc Fleetwood 75 dài 6th20, loại đắt nhất trong đại gia đình Cadillac.

Cửa xe đóng lại, Văn Bình cảm thấy ngây ngất. Bọn vệ sĩ ngồi băng trên với tài xế, cách chàng một tấm kính dầy. Máy điều hòa khí hậu chạy êm không nghe tiếng động, một mùi thơm quyến rũ tỏa ra. Chàng lọt thỏm vào cái ghế khổng lồ, nệm vô cùng êm ái. Vải nệm bằng lông trắng, không phải thứ lông nhân tạo, hoặc lông thú thông thường. Mà là bằng loại lông ngự hàn đắt tiền có một không hai trong thế giới ăn mặc.

Đó là lông báo nước (1) , chỉ có nhân tình vua dầu lửa hoặc đại minh tinh điện ảnh mới đủ tiền sắm nổi. Báo nước có nhiều loại, loại của đệm xe Cadillac này rất hiếm, mỗi bộ lông trị giá trên hai ngàn đô-la, vị chị cả bộ nệm lên tới ba, bốc chục ngàn đô-la. Nghĩa là vào khoảng 6, 7 triệu bạc Việt-Nam.

Nhìn sang bên hữu, Văn Bình thấy hai máy điện thoại, một cái dùng để liên lạc với tài xế, cái còn lại chắc là siêu tầng số. Bên tả là máy thu thanh, truyền hình, máy hát dĩa, máy ghi âm, máy cát-sét, và đặc biệt là tủ lạnh.

Văn Bình ấn nút tủ lạnh. Bên trong được chia làm 4 ngăn, các ngăn trên đựng rượu, còn ngăn cuối cùng đựng ly cốc. Toàn ly cốc pha-lê, đáy và quai cầm bằng vàng khối. Rượu được chứa trong những cái ve nhỏ, cũng bằng pha-lê, tên rượu được in chữ nổi bên trên.

Chàng lấy ve huýt-ky mở nút ngửi, rồi dốc sạch vào liệng. Hơi rượu quen thuộc làm tinh thần chàng sảng khoái.

Xe hơi chạy êm đến nỗi người không quen phải tưởng lầm là đứng một chỗ. Tuy nhiên, Văn Bình biết là tài xế lái với tốc độ thật cao.

Ra đến ngoại ô, chiếc Cadillac leo lên một ngọn đồi thoai thoải, hai bên đèn sáng trưng, mặt đường óng ánh như có lân tinh. Giới tỷ phú ở Hoa Kỳ thường cho trộn lân tinh vào nhựa bê-tông để trải đường, ban đêm không cần mở đèn pha, tài xế vẫn thấy rõ phía trước.

Biệt thự của Vêra ở trên đỉnh đồi, tứ phía là tường cao bao bọc, hai người đứng lên vai nhau cũng không nhìn được vào trong. Từ cổng vào đến mặt tiền tòa nhà hơn 300 thước.

Bọn vệ sĩ nhảy xuống trước, khúm núm mở cửa. Văn Bình đặt chân trên một tấm thảm ni-lông đỏ. Một quản gia người Trung Hoa mặc dạ phục trắng, nơ đen, khom lưng chào chàng và dẫn chàng vào xa-lông.

Văn Bình choáng mắt trước vẻ sang trọng khác thường của phòng khách. Bàn ghế hai mầu đen và trắng, lợp bằng lông chinchilla, một loại lông ngự hàn chỉ thua lông báo nước về giá tiền.

Chàng định ngồi xuống thì gã quản gia vòng tay, cúi đầu:

- Thưa, bà Vêra mời quý khách lên phòng ngủ.

Tai Văn Bình bị ù hẳn. Không lẽ chàng nghe lầm. Gã quản gia nói từng tiếng một rõ rệt và sang sảng "thưa, bà Vêra mời quý khách lên phòng ngủ". Nàng mời chàng lên phòng làm gì? Chàng đến đây vì công việc. Vì chồng nàng bị mất tích. Không phải đến với mục đích thăm viếng khoe của, hoặc du hí.

Trừ phi nàng mắc bệnh đa tình.

Văn Bình rùng mình. Kỷ niệm cô gái Diến yểu mạng ngày xưa luôn luôn vương vấn trong trí chàng, và biến thành thùng nước đá dội lạnh những tình cảm nóng bỏng đang dâng lên cuồn cuộn từ khi chàng bước chân vào động đào kỳ diệu.

Cầu thang lót đá trắng rộng thênh thang, tưởng như có thể làm sân gôn trên mổi bậc được. Hành lang trên lầu được lót thảm ni-lông đỏ, như dưới nhà. Loại thảm dát kim tuyến này được dệt tay tại Vọng-các, giá tiền hơn trăm đô-la một mét vuông.

Văn Bình đi xuyên qua hai căn phòng lớn không có đồ đạc, nhưng bốn bức tường đều bằng gương, đèn sáng lờ mờ, huyền ảo. Gã quản gia đưa chàng đến một cánh cửa nhỏ thì đứng lại. Trong loáng mắt, gã biến đâu mất.

Nhưng cửa phòng đã mở ra như người ở phía sau chờ sẳn, và có biệt tài nghe được hơi thở rồn rập của chàng qua lớp cửa gỗ tếch bất khả xâm phạm. Văn Bình có cảm giác lạc vào khu "nhất dạ đế vương" của thiên đường dạ lạc Hồng Kông. Trong phòng tối om. Ngoại trừ một ngọn đèn ở góc.

Ngọn đèn dầu lạc cố hữu của xã hội phù dung tiên tử….

Nhưng trước hết, chàng phải để ý tới một cô gái nhỏ nhắn khá đẹp. Theo tiêu chuẩn nhan sắc địa phương thì nàng đáng được liệt vào hàng á hậu, mặc dầu người sành điệu quốc tế như Văn Bình chỉ có thể hạ phê "khá đẹp" mà thôi. Tuy nhiên, làn da bánh mật thiếu gợi cảm và khuôn mặt kém nhanh nhẹn của nàng đã được đền bù lại bằng một thân hình tượng nặn.

Văn Bình nhận ra sự tương phản này rất dễ dàng vì lẽ giản dị, nàng chỉ mặc một cái áo ngủ bằng voan mỏng duy nhất. Loại áo này được may gần khít người nên mọi báu vật trên người nàng được triển lãm đầy đủ, còn rõ ràng hơn là bầy trong tủ kính dưới ánh đèn sáng quắc nữa.

Nàng nghiêng đầu chào Văn Bình rồi quỳ xuống ra hiệu cho chàng kê chân lên một cái bục thấp, để nàng cởi giầy. Văn Bình lắc đầu, đáp lại cái nghiêng đầu mời mọc của nàng. Chàng đến đây để gặp Vêra, bàn công việc hệ trọng. Văn Bình nhắc lại trong đầu câu nói thốt ra dưới nhà "… không phải đến đây để thưởng thức tấn trò nhất dạ đế vương…"

Nhưng cô gái không quan tâm tới sự phản đối của chàng. Nàng ngoan ngoãn tháo giầy cho chàng, và ngoan ngoãn dắt tay chàng lại góc phòng.

Mâm đèn á phiện được đặt ngay ngắn trên tấm nệm mút dầy 2 tấc. Nàng nằm xuống, nghiêng người đối diện chàng. Chàng có thể chiêm ngưỡng tha hồ những cái cần chiêm ngưỡng. Ngực nàng nhỏ nhưng tròn trịa và sung sức. Bụng nàng rất nhỏ và không một nếp răn, dầu là nếp răn li ti. Nghĩa là cô gắi mới bước vào đời… Vả lại mặt nàng còn non, có lẽ nàng độ 15, 16 tuổi.

Nàng nướng thuốc lèo sèo trên ngọn lửa vê thật tròn, nhồi gọn vào tẩu - một cái tẩu bằng ngà, bịt vàng ở đầu chạm hình lưỡng long triều nguyệt - rồi âu yếm (phải, âu yếm hơn vợ chồng trong tuần trăng mật nữa) nâng tận miệng cho chàng. Từng hoạt động trong các quốc gia Tây-Bắc Đông Dương, giáp giới Hoa Nam, Văn Bình đã quen với truyền thống tiếp khách bằng á-phiện. Những lần lưu lạc tới đất Vân Nam, Thái-Mèo, Đông-Lào, Bắc-Thái, chàng đã hút no nê, và hút nhiều loại á-phiện khác nhau. Cũng như rượu huýt-ky, chàng hút không bao giờ say, nhiều đêm hút từ chập tối đến sáng mà vẫn tỉnh khô. Tuy nhiên, chàng không khắng khít với ả phù dung, lắm khi chàng còn ghét cay ghét đắng nữa.

Văn Bình khoát tay từ chối.

Cô gái mỉm cười rồi cầm ống tẩu kéo một hơi dài ròn tan. Nàng phà khói lên trần nhà, đoạn ngồi dậy bưng khay rượu lại cho Văn Bình. Nàng rót vào ly pha-lê cho chàng một thứ rượu màu vàng nhạt. Tưởng huýt-ky, chàng bưng uống. Vị ngọt làm chàng rợn người. Chàng chỉ chiêu một hớp nhỏ rồi hạ ly xuống:

- Rượu gì thế?

Cô gái không đáp, rút dưới khay ra tấm danh thiếp in chữ vàng "Vêra trân trọng mời khách" và giòng chữ viết tay bay bướm "cốc-tay bằng rượu vang Madeira, trộn với hai viên đường trắng và bốn giọt rượu curaçao".

Văn Bình vụt hiểu. Cách đây không lâu, lạc vào một hộp đêm bí mật ở Nữu-ước, chàng đã được uống loại cốc-tay đặc biệt này. Đó là cốc-tay dọn đường cho khách mở khóa động đào.

Chàng đang bối rối thì cô gái lấy ra một tờ giấy đánh máy gấp đôi, và đưa cho chàng.

Bên trên có giòng chữ "Vêra trân trọng mời khách". Phía dưới chàng đọc thấy như sau:

Văn Bình lấy tay dụi mắt. Những hàng chữ đánh máy màu đen vẫn rành rành trên mảnh giấy, không phải là mộng mị. Roy cho biếtr là Vêra là người đàn bà lạ lùng, song Văn Bình, không ngờ nàng lại có thể lạ lùng như vậy.

Chàng bèn trả tờ giấy cho cô gái mặc áo voan mỏng dính, kèm theo cái lắc đầu tỉnh khô:

- Cám ơn. Tôi chẳng muốn uống gì cả. Tôi chỉ muốn gặp Vêra.

Cô gái mỉm cười, cúi xuống mâm đèn thuốc phiện. Mùi dầu lạc cháy, mùi nha phiến, mùi tóc xức hương hoa rừng của cô gái Diến tạo cho nàng một sức quyến rũ kỳ ảo. Tuy nhiên, Văn Bình vẫn tiếp tục giữ vẻ mặt bình thản. Chàng nắm vai nàng kéo dậy:

- Vêra, tôi cần gặp Vêra ngay!

Nàng gỡ tay chàng ra rồi đứng lên, cặp mắt ngơ ngác.

Đèn trong phòng bỗng sáng rực. Một chuỗi cười lanh lảnh cất lên sau lưng Văn Bình.

Tiếng cười tự tin của tỷ phú Vêra.

Văn Bình cảm thấy choáng váng. Về nhan sắc, Vêra không thuộc loại siêu quần bạt tụy, nhưng về nghệ thuật biểu diễn đường cong núi lửa thì trên địa cầu rất ít phụ nữ bén gót nàng.

Nàng phục sức giản dị, từ đầu đến chân toàn mặc đồ trắng. Y phục của nàng không theo thời trang lõa lồ, hoặc hở ngực sống sượng, hoặc áo chữ V quá sâu gần tới bụng, hoặc vải voan giấy bóng dâm đảng. Bộ quần áo trắng của nàng dài đến bàn tay và bàn chân, phủ kín cơ thể, chỉ để chừa cái cổ cao và trắng.

Song sự kín đáo này chỉ có tính chất giả tạo. Vì y phục của nàng là đồ chẽn, chẽn hơn blue-jean Tạy phương, chẽn hơn quần áo thun chẽn của vũ sư trên sân khấu ca nhạc nữa. Quần áo nàng dán chặt vàà người, nhu thể được làm bằng cao-su, một loại cao-su riêng, tôn giá trị của bộ ngực nở nang, của bờ vai thuôn tròn trịa, của cái eo nhỏ xíu, của làn mông tròn trịa, và của cặp giò dài, cân đối như vừa ra khỏi xưởng nặn của đệ nhất điêu khắc gia hoàn vũ.

Vêra cười lộ hàm răng ngà ngọc, thoang thoảng mùi thơm của hơi thở dịu dàng:

- Chào anh.

Chết rồi, nàng đã xuồng xã gọi chàng bằng anh…. Chàng chỉ cần nghiêng đầu, mỉm cười đáp "chào Vêra" rồi cầm bàn tay nàng hôn đúng kiểu cách là nàng sẽ lim dim cặp mắt, sẵn sàng đợi chàng tấn công chớp nhoáng để ngả vào lòng chàng. Song chàng chỉ phản ứng lại một cách nghiêm trang:

- Không dám. Tôi là Môhan.

Lẽ ra chàng nói "không dám, chào bà, tôi là Môhan" nhưng cái nhìn soi mói của nàng đã bắt chàng nghẹn lời, mặc dầu chàng ít khi chịu nghẹn lời trước đàn bà xa lạ.

Vêra ngồi xuống đi-văng, rồi chỉ ghế xa-lông đối diện mời chàng:

- Anh đừng chấp gia nhân của tôi. Cô gái này không thể tiếp chuyện anh vì bị câm. Vâng, bị câm từ hồi lọt lòng mẹ.

Văn Bình há miệng chưa kịp phát biểu ý kiến thì nàng đã chặn ngang:

- Tôi biết rồi, anh sắp sửa phản đối. Nếu vậy thì anh lầm to. Anh là thượng khách nên tôi mới sai cô gái câm nghênh tiếp. Hẳn anh không lạ gì cách đãi đằng của dân chúng Vân-Nam, Ai-Lao hoặc ở đây. Thường thường là bên mâm đèn… Tôi lại là người Mã-lai… sinh trưởng ở Trung Hoa, những nước có truyền thống trọng khách… Không giấu gì anh, gia đình tôi sống dọc biên giới Mông-Cổ, quen với núi cao, leo trèo quanh năm như người chạy dưới đất bằng, nên có sức khỏe bền bỉ… (Vêra liếc Văn Bình và cười mỉm). Người dân tỉnh tôi lại có một tục lệ đãi khách đặc biệt, gần giống bộ lạc Ét-ki-mô ở Bắc-Cực. Anh đã có dịp làm quen với đàn bà con gái Ét-ki-mô chưa?

Văn Bình đã lê gót tới hang cùng ngõ hẻm của trái đất nên không thể không biết vùng Bắc-Cực. Chàng phiêu bạt tới xứ băng lạnh này nhiều lần, hoặc vì hoạt động nghề nghiệp điệp báo, hoặc để tham dự cuộc đua xe chó trượt băng.

Nhân một cuộc đua kỳ lạ này, Văn Bình làm quen với phong tục đãi khách địa phương. Truyện xảy ra từ lâu mà chàng vẫn tưởng như mới một vài tuần qua. Chàng cứu thoát một thanh niên suýt bị chó sói ăn thịt nên dân làng mời chàng tới thăm. Lần đầu được bộ lạc Ét-ki-mô coi là thượng khách, Văn Bình có cảm tưởng như lạc vào động tiên, mặc dầu động tiên của họ chỉ là những ngôi nhà bằng đất phủ cỏ tròn trạnh như cái niêu đất úp ngược, bên ngoài là những tảng tuyết và băng.

Sau khi chui qua một lối đi thấp và hẹp, Văn Bình bước vào một gian phòng khá rộng, thắp đèn dầu. Toàn thể gia đình đều ở chung với nhau trong căn phòng duy nhất này. Như thường lệ, chàng được mời ăn bữa cơm thịnh soạn gồm cá hồi phơi khô, mỡ cá voi, thịt nai biển, và uống trà nóng đặc sịt. Bầy con gái trong nhà sà đến bên chàng, nhưng sau cùng, cô lớn nhất ở lại.

Chàng chưa kịp cởi giầy, thì nàng đã cầm lấy rũ chải sạch sẽ và treo lên mắc. Khi chàng rút thuốc lá ra cuốn thì nàng lấy một cái đĩa nhỏ đặt trước mặt cho chàng đựng tàn. Rồi nàng ngồi luôn dưới chân chàng. Trò chuyện đến đêm, mọi người lục tục đi ngủ, ngọn đèn duy nhất tắt phụt. Văn Bình ngã lưng xuống giường và chạm phải da thịt cô gái. Chàng giật mình hoảng sợ. Mang danh thượng khách mà dám tò tí với con gái chủ nhân, ngay trong nhà - dầu đó không phải là lỗi tại chàng - chàng có thể bị dân Ét-ki-mô làm thịt, lấy mỡ thắp đèn, lột da làm áo như họ đã lấy mỡ và lột da hải cẩu.

Chàng bèn lên tiếng:

- Ai đấy?

Cô gái rúc vào nách chàng:

- Em đây.

- Cô không có giường ngủ ư?

- Có chứ.

- Tại sao cô lại nằm đây?

- Vì đây là giường em.

- Xin lỗi… Tôi bị lầm giường. Phiền cô thắp đèn để tôi tìm giường khác.

- Nhà hết giường rồi. Vả lại, đêm nay em nằm chung với anh.

- Nằm chung?

- Vâng.

- Cô còn nhỏ quá, nên….

- Anh đừng khinh em. Con gái 10 tuổi trở xuống thường nằm chung với bố mẹ. Năm nay em đã 18. Con gái 18 chỉ có thể nằm chung với con gái, hoặc với đàn ông cùng tuổi, anh hiểu chưa?

- Hiểu rồi.

- Hiểu rồi thì nằm xích lại đây, em lạnh sắp chết cóng.

- Tôi sợ lắm…

- Sợ gì? Thôi em biết nguyên nhân. Mấy cô em của em trẻ hơn nhiều. Họ lại xinh đẹp hơn nữa.

- Không, không, em rất trẻ, rất xinh đẹp. Tôi sợ… là sợ gia đình biết chuyện.

- Ồ, đây là phong tục Ét-ki-mô… Chủ nhà phải dâng hiến cho khách những cái gì mình quý nhất.

Văn Bình bèn nói dối:

- Nhưng tôi đã có vợ rồi.

Thì nàng nắm tay chàng:

- Nhưng vợ anh lại ở quê nhà, xa hàng ngàn, hàng vạn dặm đường. Còn em… em đang ở bên anh. Đêm nay trời lạnh kinh khủng. Nào, anh chấp thuận chưa? Mời anh nằm xuống và đắp chun gmền với em. Trong thời gian anh ở đây, em là của anh, hoàn toàn thuộc về anh, không người con gái nào dám léo hánh tới anh cả.

Nhờ định mạng, Văn Bình đã nếm mùi ái tình Bắc-Cực. Suốt đời chàng nhớ mãi. Nghe Vêra hỏi, chàng ngập ngừng một giây định trả lời "chưa". Vêra đã đọc rõ tư tưởng của chàng:

- Tôi không tin rằng tình báo C.I.A. và LI-6 phái tới Ngưỡng Quang một nhân viên trung cấp, quanh năm ru rú trong văn phòng với đống hồ sơ bám bụi và mạng nhện. Vả lại, chỉ nhìn anh tôi cũng biết anh là kẻ đi nhiều. Chắc anh đã biết phong tục đãi khách của bộ lạc Ét-ki-mô. Đồng bào tôi còn đãi khách nồng nàn hơn bộ lạc Ét-ki-mô nữa.

Văn Bình cười nửa miệng, ra vẻ chế nhạo:

- Chỉ tiếc cô gái cấm khẩu….

Mặt Vêra trở nên nghiêm nghị, như thể cô giáo răn dạy học sinh rắn mắc:

- Hừ, không ngờ anh lại hời hợt đến thế. Theo luật thừa trừ của Tạo Hóa, những người tật nguyền, nhất là đàn bà, thường sung mãn hơn trên tình trường. Cũng vì vậy mà một số vua chúa ở Ba-Tư và Ấn-Độ đã tuyển nạp cung nữ tật nguyền như câm, điếc, mù, què, cụt. Ngày nay người ta cho rằng Tây phương tiến xa hơn Đông phương trong kỹ thuật yêu đương. Nhưng sự thật khác hẳn. Có lẽ anh cần tham khảo một số sách vở: tôi sẵn sàng biếu anh một cuốn Kama-sutra (6) hoặc Kitab (7) .

Sự thản nhiên của Vêra làm Văn Bình rợn gáy. Là điệp viên lọc lõi, nhiều năm lăn lộn trong bóng tối, chàng không lạ gì Kama-sutra và Kitab, hai cẩm nang ái ân nổi tiếng từ thượng cổ trên thế giới. Tuy nhiên, chàng phải lấy làm lạ khi nghe tận miệng một thiếu phụ quý phái và kiều diễm như Vêra nhắc tới những bộ sách cấm ấy. Vêra là ai? Là nữ quỷ Sa-tăng, là con Hồ ly tinh chuyên rút gan ruột đàn ông dại gái trong Liêu Trai Chí Dị ư? Hay Vêra không còn là đàn bà nữa? Hay Vêra là nhà khoa học thuần túy?

Chàng bèn cao giọng:

- Thưa bà….

Vêra cướp lời:

- Yêu cầu anh ngừng một phút. Tôi không thích được gọi bằng bà. Xin anh kêu tôi là Vêra. Cũng như tôi đã gọi anh thân mật bằng anh.

Văn Bình hơi khó chịu:

- Vâng, thì… Vêra vậy. Tôi từ xa đến không phải để uống tình tửu hoặc đọc Kama-sutra dầu tôi có thiện cảm sâu xa với nghệ thuật ái tình. Tôi đến đây vì vụ Seng Ho.

- Đồng ý. Tôi nhờ anh tìm lại chồng tôi. Anh muốn hoạt động cách nào tùy ý. Phí tổn bao nhiêu cũng được.

- Nghĩa là bà thuê tôi?

- Lần thứ hai, tôi cảnh cáo anh. Tôi là Vêra. Tôi đâu dám nghĩ tới vấn đề thuê anh. Chẳng qua người ta quen tôi…. Trong xã hội hoàng kim này, không ai có thể uống nước lã mà sống.

- Vậy tôi cam đoan tìm ra Seng Ho, với giá 250 triệu đô-la.

- Anh nói đùa đấy chứ?

- Bà vừa nói là bao nhiêu cũng được, thế mà tôi ra giá 250 triệu mỹ kim lại kêu đắt.

- Trời ơi, anh tưởng 250 triệu đô-la chỉ là đống giấy lộn ư?Tài sản của tôi là 250 triệu đô-la, bán cả xứ Diến-Điện này may ra mới đủ số tiền ấy. Tôi biết là anh nói đùa, hoặc anh bắt đầu điên.

- Tôi không đùa cũng không điên.

- Vậy anh phải biết 250 triệu đô-la là tài sản lớn nhất thế giới.

- Và Vêra lầm to. Hàng năm quốc vương Koweit đã có lợi tức trên 378 triệu đô-la. Tài sản của ông Paul Getty lên tới 1.695 triệu (8) . Riêng tại Hoa Kỳ đã có 5700 người giàu như bà.

- Dầu sao tôi cũng là phụ nữ giàu nhất thế giới.

- Còn lâu. Cựu hoàng hậu Hòa Lan (9) đã có hơn 560 triệu.

Vêra thở dài:

- Tôi chịu thua anh rồi. Nếu anh không phải là ân nhân tương lai của tôi, và nếu anh không phải là… đàn ông khôi ngô, khả ái thì tôi mời anh ra ngay khỏi cửa.

Văn Bình trả đũa tàn nhẫn:

- Còn tôi, nếu tôi không nghĩ đến lời giới thiệu của C.I.A. và MI-6 thì tôi đã bỏ về từ nãy. Bà giàu hay nghèo tôi không cần biết. Bình sinh tôi rất ghét tiền. Tôi rất ghét đàn bà ỷ tiền.

- Xin lỗi ông.

- Bà muốn tôi giúp đỡ, xin bà thẳng thắn trả lời những câu hỏi của tôi. Và từ nay trở đi, bà hãy cất cái gia tài kếch xù của bà lại.

Nghe chàng đặt điều kiện, nàng không tỏ vẻ giận dữ. Trái lại, nàng ngửa cổ cười khanh khách. Văn Bình dằn giọng:

- Tại sao bà cười .

Vêra lại cười to thêm. Cử chỉ ngạo mạn của người đàn bà tỷ phú đa tình làm Văn Bình tím mặt. Chàng đập tay xuống tủ buýp-phê khiến ly rượu vừa rót đổ ụp xuống, giọng hăm dọa

- Lần chót, tôi nói cho bà biết. Nếu bà tiếp tục giữ thái độ kênh kiệu ấy, tôi sẽ cắt đứt công tác. Và tôi sẽ lên chuyến phi cơ sớm nhất rời khỏi Diến-Điện.

Vêra vỗ tay:

- Ha ha… Té ra tôi lầm. Thiên hạ đồn đãi anh là người đàn ông hào hoa phong nhã nhất châu Á, bây giờ tôi mới mục kích sự thật… một sự thật quá phũ phàng…

Văn Bình bàng hoàng:

- Ai bảo bà tôi là….

Vêra vẫn cười:

- Anh hỏi chi tiết làm gì… Tôi biết tên thật của anh là đủ. Thật tôi không ngờ đại tá Văn Bình Z.28 lại dễ mất bình tĩnh, và dễ nặng lời với phái yếu đến thế.

Trong thế chiến thứ hai, lái phi cơ trên không phận Âu châu, Văn Bình từng một lần bị đạn đại bác của địch bắn xối xả vào phòng phi hành chỉ cách thân thể chàng trong gang tấc. Tiếng đạn nổ bên tai, phụ họa với tiếng súng cao xạ từ mặt đất bắn lên như mưa bấc làm thính giác bị tê dại. Chàng có xảm giác như nhiều quả tạc đạn đang nổ tung trong lục phủ ngũ tạng. trong phút giây chàng cứng hẳn người, thần kinh hệ hoàn toàn bất động mặc dầu vẫn nghe thấy, nhìn thấy âm thanh và sự vật chung quanh.

Lời nói của Vêra vừa tạo ra trong óc Văn Bình cảm giác tương tự. Sự sửng sốt hiện ra rõ rệt trong cặp mắt tóe lửa của chàng. Chàng nhìn nàng trân trân, tay chân bại liệt như thể bị trời trồng.

Vêra đã biết chàng là Z.28. Tại sao nàng biết? Ai nói cho nàng biết?

Quả Vêra là một thiếu phụ đáng sợ. Nàng đã giàn kịch để thử chàng.

Tiếng cười ngạo nghễ của Vêra bỗng ngưng bặt. Mặt nàng trở nên dịu dàng và thân ái hơn bao giờ hết. Nàng nắm bàn tay của Văn Bình, giọng tha thiết:

- Vêra xin lỗi anh. Lần này là xin lỗi thật tình… Vêra rất hân hạnh được một nhân vật giỏi giang như anh giúp đỡ. Thú thật với anh, Vêra sống quen trong bầu không khí hưởng lạc, lại theo truyền thống của gia đình nên đã bố trí tiếp rước anh hơi xuồng xã. Bây giờ Vêra xin ngoan ngoãn trả lời. Anh đặt câu hỏi đi.

Nhờ giàu kinh nghiệm, Văn Bình đã phục hồi được vẻ bình tĩnh cố hữu. Chàng phá lên cưòi (tuy chàng thừa biết là cười gượng):

- Đúng ra tôi mới là người có lỗi.

- Thôi chúng mình xí xóa. Anh gặp đại tá Karati chưa?

- Chưa.

- Karati vừa gọi giây nói cho tôi. Dường như khi xưa, anh và Karati là bạn.

- Phải. Chúng tôi quen nhau trong công việc.

Văn Bình ngồi xuống ghế. Chàng cảm thấy trong cử chỉ cũng như lời nói Vêra có một cái gì khó hiểu. Chàng bèn đi thẳng vào vấn đề:

- Tôi cần Vêra nói thật. Vì tôi tin rằng còn một vài điều Vêra muốn giấu.

- Anh không tin cả tôi nữa ư?

- Tôi đâu dám như vậy. Nhưng tôi cũng không thể tin rằng Seng Ho lên miền Bắc để tìm dấu vết của Paul.

- Đó là sự thật.

- Hừ, trước khi tới đây, tôi đã nghiên cứu tường tận. Nói ra thì có thể mất lòng, nhưng tôi vẫn phải nói rằng Seng không phải là một người chồng lý tưởng của cô. Hắn lấy cô vì ham cái mỏ vàng khổng lồ. Cô lấy hắn vì….

- Trời, anh tàn nhẫn quá!

- Cô không yêu Seng tất không thể nói hết sự thật. Vậy sự thật ra sao cô cho tôi biết?

Vêra thở dài:

- Vâng, tôi cũng không dấu anh làm gì nữa. Tôi nhờ Seng lên Nambum-Ga tìm dấu vết của Paul vì tôi biết anh tôi còn sống.

- Paul hiện ở đâu?

- Không biết. 6 tháng trước, tôi đang ở Tân-gia-ba thì được bức thư của Paul. Đó là bức thư đầu tiên của anh tôi sau hai chục năm biệt tích. Bức thư mang dấu bưu điện Ngưỡng Quang yêu cầu tôi đền Diến-Điện lập tức. Và khi đến nơi thì tôi phải bố trí cho Seng lên Nambum-Ga. Paul dặn tôi phải giữ kín không được cho ai biết. Kể cả Seng và đại tá Karati.

- Seng lên Nambum-Ga rồi sao nữa?

- Paul chỉ viết vỏn vẹn có thế. Tôi chỉ có hai anh em…. tôi thương anh tôi hơn mọi vật trên đời vì ngày xưa Paul đã hy sinh tất cả cho tôi nên người.

- Vì vậy, nhận được thư của Paul, cô thu xếp hành trang đi Ngưỡng Quang ngay.

- Vâng.

- Tại sao đại tá Karati lại dính vào vụ nảy?

- Miền Bắc ở trong tình trạng bất an nghiệm trọng nên sự đi lại bị hạn chế triệt để. Đối với người ngoại quốc, sự kiểm soát còn gắt gao hơn nữa. Seng phải gặp đại tá Karati để xin giấy thông hành đặc biệt.

Văn Bình giả vờ lại bàn rót rượu uống. Đang đi chàng đột ngột quay lại, nhìn giữa mắt Vêra:

- Ngoài việc tìm kiếm anh ruột cô, Seng còn có công tác đặc biệt nào nữa không?

Vêra nghĩ ngợi một phút rồi đáp:

- Seng không hề nói với tôi, nhưng tôi tin là có, vì trước kia Seng là nhân viên MI-6.

- Tại sao cô làm rùm beng sau khi Seng mất tích? Cô có biết rằng sự khuấy động tùm lum của cô đã ngăn cản hoạt động tìm kiếm của tình báo Tây phương không?

Vêra nhún vai:

- Vì tôi có cảm tưởng người ta đã lợi dụng tôi. Hoặc nói đúng hơn, người ta lường gạt tôi.

- Người ta là ai?

- Là những nhân vật hữu quyền. Trước khi Seng lên đường thì họ săn đón vồn vã, nhưng họ lại án binh bất động sau ngày Seng mất tích. Bắt đầu là đại tá Karati. Tôi đòi lên Nambum thì hắn viện ra hàng chục lý do, nhất là lý do an ninh, lý do thiếu phương tiện giao thông, để giữ tôi lại.

- Vêra yên tâm, tôi sẽ thuyết phục Karati.

- Anh đừng hy vọng hão huyền. Karati cho tôi biết không tán thành việc anh lên Nambum.

- Chính Karati đã thỏa thuận cho tôi nhập nội.

- Tôi chỉ thuật lại những điều Karati đã nói. Tuy nhiên, tôi cũng cần minh định rằng Karati đồng ý hay không đồng ý không làm tôi thay đổi ý kiến. Tôi là người ngoại quốc, không phải công dân Diến-Điện. Sáng mai, tôi sẽ đáp máy bay lên miền Bắc. Abê đã bằng lòng cho tôi mượn phi cơ.

- Nhưng Abê đã chết.

- Thì còn anh, còn cô Sophie. Các phi công trong công ty du lịch của Abê đều quen mặt tôi. Vả lại, nếu họ ngần ngại, tôi sẽ có cách lôi kéo họ.

- Bằng tiền?

- Vâng. Sự sống ở đây rất chật vật nên tôi không tin là họ chê tiền. Ngoài tiền ra, tôi còn một đạo binh đàn bà xinh đẹp nữa.

Vêra im bặt vì tiếng gâu nho nhỏ vừa từ cửa phòng phát ra. Nàng mỉm cười, quay lại gọi:

- Love?

Love là một con chó Poméranie thấp nhỏ, lông trắng như tuyết. Nó nhảy vọt tới, nằm gọn vào lòng nàng. Nàng ôm con chó, nựng yêu.

- Khổ quá! Bây giờ mà con chưa ngủ ư?

Rồi ngước đầu lên, nàng phân bua:

- Nó bị ho anh ạ. Thú y sĩ phải tiêm trụ sinh mới bớt. Anh cho nó theo tôi lên Nambum nhé?

Văn Bình cười:

- Điều đó dĩ nhiên. Vì tôi cũng thương giống vật kinh khủng. Dầu sao đàn ông chúng tôi thấy cô quyến luyến con Love không thể không trạnh lòng.

- Anh ghen ư?

- Không. Tôi chỉ phàn nàn cho số phận của Seng Ho.

Mặt Vêra sa sầm. Nàng bắt sang chuyện khác, bằng giọng hơi run, chứng tỏ một sự thay đổi sâu xa về tình cảm:

- Ồ, anh chưa chịu uống gì cả… Anh chê rượu ngâm thuốc thì tôi lấy rượu Tây. Vốtka, rhum, cỏ-nhác, hay huýt-ky. Chắc anh ưa huýt-ky hơn. Tôi có một hầm huýt-ky đặc biệt, không phải thứ của Gia-nã-đại hoặc Hoa Kỳ mà là sì-cốt chánh hiệu.

Vêra quả là phụ nữ thượng lưu sành sỏi. Ngay cả đàn ông nổi tiếng ăn chơi cũng ít người biết phân biệt giữa các loại huýt-ky khác nhau.

Trên thế giới, có ba loại huýt-ky: sì-cốt của Tô-cách-lan, buốc-bông của Mỹ và huýt-ky Gia-nạ-đại. Huýt-ky Gia-nã-đại là thứ tồi nhất, cũng như huýt-ky Ái-nhĩ-lan, Nhật-Bản và Úc cũng chế huýt-ky, song đó chỉ là rượu đế tần thường. Văn Bình thà chịu khát chứ không bao giờ thèm uống.

Hoa Kỳ có 29 loại huýt-ky, đứng đầu là buốc-bông. Nhưng tuyệt nhất phải là sì-cốt. Gần hai ngàn loại sì-cốt được bán trên thị trường, trong số có một trăm loại ngon như Black-and-White, Vat 96, Johnny Walker và Haig, những đặc tửu thường được Văn Bình chiếu cố.

Như đọc được ý nghĩ thầm kín của chàng, Vêra nói:

- Dân sành điệu thường uống nguyên chất. Tôi biết anh không thích pha trộn với rượu khác, sợ mất tinh túy thần diệu của nó. Nhưng đêm nay, tôi mời anh dùng cốc-tay với tôi. Bảo đảm với anh là rất thú vị, mặc dầu tôi dùng buốc-bông thay cho sì-cốt. Anh chịu được Cointreau chứ?

Nghe Vêra đề nghị, Văn Bình hiểu liền. Trong danh sách các cốc-tay huýt-ky, chỉ có một hay hai cốc-tay pha trộn với rượu ngọt Cointreau. Đó là cốc-tay triệu phú, Millionnaire (10) .

Chàng gạt tàn thuốc vào đĩa, giọng bâng khuâng:

- Vâng, tôi rất hân hạnh được thưởng thức cốc-tay Triệu phú do Vêra pha.

Vêra thở dài nhè nhẹ:

- Thiên hạ vẫn bảo giàu có là sung sướng, triệu phú còn sướng hơn nữa. Em còn hơn triệu phú một bậc. Rốt cuộc em vẫn khổ. Đêm nay, em mời anh ly rượu Millionnaire để đánh dấu một cuộc gặp gỡ lạ lùng….

Văn Bình nín lặng. Vêra vừa xưng em với chàng. Nếu còn đứng lại một vài giây nữa, nàng sẽ ngã vào lòng chàng. Chàng bèn đánh trống lảng:

- Chà, nghe nói đến cốc-tay Triệu phú, tôi cảm thấy cuống họng khô đét.

Vêra cười vui vẻ:

- Phiền anh chờ em một lát. Tự tay em pha cho anh. Như vậy mới ngon.

Nàng đặt bàn tay lên nắm cửa.

Nhưng nàng chưa kịp mở thì cánh cửa đã từ phía ngoài mở thật mạnh vào trong phòng.

Một họng súng đen ngòm nhô ra.

Rồi tiếng tacata rùng rợn nổi lên. Kèm theo tiếng thét "chết tôi rồi" và tiếng xác người ngã xuống.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx