sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Z.28 Phi Tuần Vĩnh Biệt - Chương 4: Trên Đảo Hoàng Sa

Một đêm trôi qua trên hàng không mẫu hạm ...

Một đêm hoàn toàn yên lặng, ngoại trừ tiếng sóng réo và gió quạt vù vù. Ban đêm đối với Văn Bình là thời gian rất ngắn, vì chàng chỉ la cà vào xóm dạ lạc và chớp mắt là trời sáng rõ. Ban đêm vừa trôi qua cũng rất ngắn vì Văn Bình ngủ vùi. Chàng mở đèn trong phòng Như Luyến, thức đến qua nửa đêm, bên chai Uýt-ky hầu cạn và dĩa đựng tàn khổng lồ. Chàng chuyên thức khuya, không hiểu sao lại gục đầu xuống đống hồ sơ, ngủ thiếp lúc nào không biết.

Vả lại, Văn Bình không tài nào biết được. Chàng ngủ thiếp đi vì phần nào mệt mỏi, song phần lớn vì Triệu Dung đã hạ cố tới chàng với ba viên thuốc ngủ thiệt mạnh bỏ lén vào ly rượu. Thường lệ, Văn Bình ngửi được mùi thuốc ngủ. Song le mãi vui với bạn, chàng quên hết. Cả đêm, làm việc chán, hai người lại gợi chuyện cũ, thời hoạt động bên kia trời Tây. Rồi mắt Văn Bình ríu lại.

Triệu Dung mỉm cười, bước ra khỏi ca-bin.

Gần 9 giờ sáng, Văn Bình mới tỉnh dậy. Đúng ra, nếu con chow-chow không tỏ tình thân mật thì chàng còn ngủ luôn một mạch đến bữa cơm trưa.

Con chow-chow chờ mãi từ tinh sương dưới chân giường không thấy chàng cựa mình, luôn luôn vẫy đuôi để biểu lộ sự nóng ruột. Dường như nó muốn nói với chàng điều gì, song bất lực. Triệu Dung cũng dậy từ rạng đông và ngồi lặng lẽ trong phòng. Cũng như Văn Bình, chàng đã tìm thấy bí mật kỳ diệu. Tuy nhiên, cũng như Văn Bình, chàng chưa muốn thốt lời.

Con chow-chow không thể chờ đợi thêm nữa, đã co chân nhảy lên giường và sủa gâu gâu vào tai Văn Bình. Và dĩ nhiên, chàng không tài nào ngủ mê được nữa.

Chàng cựa mình, gắt:

- Buồn ngủ chết đi được.

Con chow-chow rút vào nách chàng. Mở choàng mắt, chàng định xô nó ra, song vội ngừng ty vì chợt thấy Triệu Dung đang tủm tỉm cười. Chàng vươn vai chữa thẹn:

- Anh dậy sớm thật.

Triệu Dung nhún vai:

- Phại Trời đang còn sớm. Anh ngủ nữa đi.

- Đã tới 8 giờ chưa anh?

- Không sao. Mới 10 rưỡi thôi.

- Thế à Tôi cứ tưởng ...

Chàng định nói "Tôi cứ tưởng mới 6 giờ sáng", song vội nín thinh. Giây phút ấy, Văn Bình cảm thấy xấu hổ lạ thường. Như Luyến vưa tan xác trên phi cơ vận tải bị đặt bom. Nguyệt Hằng vừa lên giường mổ. Vậy mà chàng chỉ nghĩ đến chuyện ngủ cho sướng mắt và uống Uýt-ky cho sướng miệng.

Úyt-Ky, Hai tiếng thiêng liêng này đột nhiên dội vang trong óc chàng như tiếng não bạt giữa gian phòng trống. Chàng vụt nhớ ra. Ừ, dễ hiểu như vậy mà chàng cứ đột đuốc tìm kiếm dưới trời nắng!

Văn Bình liếc bàn đêm. Chai Úyt-ky hồi đêm chỉ còn một đốt ngón tay. Trong cái ly pha-lê cũng còn lại vài ba giọt. Chàng vội cầm ly, đưa lên mũi ngửi, rồi lắc đầu, nói với bạn:

- Anh tệ thật!

Triệu Dung nói:

- Lần đầu tiên, anh phàn nàn về tôi. Chắc tôi bận việc quên đánh thức anh dậy sớm. Thôi, anh tha lỗi cho tôi.

Văn Bình trợn mắt:

- Hừ, đừng đánh trống lảng nữa. Tại sao anh lại bỏ thuốc mê cho tôi uống?

Triệu Dung đặt tay lên vai bạn:

- Tôi đã xin lỗi anh rồi mà ... Anh còn giận tôi nữa ư?

- Dĩ nhiên, anh bỏ thuốc. Chứ đùa hơn thế nữa, tôi không bao giờ giận anh. Tuy nhiên, tôi cần hiểu lý do. Ông Hoàng ra lịnh cho anh, phải không?

- Phải.

- Ông cụ sợ tôi nông nổi làm cuộc điều tra bị hỏng.

- Phải. Anh tài thật. Không thể ai giấu nổi anh. Như Luyến chết, ông cụ sợ anh có thái độ liều lĩnh. Trong trường hợp nầy, nên hành động từ từ. Chờ địch rơi vào bẫy rồi ra mặt, tiện hơn.

- Cám ơn ông Tổng giám đốc của anh.

- Cả của anh, không riêng một mình tôi.

- Hừ, lần sau, nếu lén bỏ thuốc mê thì đừng quên rửa ly sạch sẽ. Thiên hạ chỉ ngửi qua là biết liền.

- Lời dạy của anh rất quí báu, tôi xin nhớ. Song le, anh hiểu dùm rằng tôi cố tình để cặn rượu ại cho anh ngửi.

- Trời ơi!

- Phải. Anh ngửi để bớt giận.

Văn Bình chăm chú nhìn Triệu Dung rồi phá lên cười như nắc nẻ. Thì ra ông Hoàng và Triệu Dung không lơ đễnh như chàng lầm tưởng.

Triệu Dung lấy bộ phi hành trên mắc đưa cho Văn Bình:

- Anh sửa soạn nhanh lên. Chúng mình phải đi ngay mới kịp.

- Đi đâu?

- Đảo Hoàng sa.

- Tìm ra manh mối rồi ư?

- Mới khám phá được phần nào. Đêm qua, tôi ngồi với hạm trưởng và phụ tá an ninh đến 5 giờ sáng. Chất nổ làm phi cơ tan tành không do ngoại quốc chế tạo.

- Thì có gì là quan trọng đâu?

- Rất quan trọng. Chuyên viên hóa chất, sau khi phân tích cho biết chắc chắn thuốc nổ này ở phòng thí nghiệm trong khu ZB mà ra.

- Nghĩa là trong phòng thí nghiệm của pháo đài nổi?

- Phải.

- Nói cách khác, thủ phạm là nhân viên mẫu hạm.

- Hoàn toàn đúng. Một nhân viên phi hành sống sót đang được hồi sinh thì bị giết bằng atémi.

- Hôm qua, địch cũng núp sau cửa dò xét tôi.

- Tôi biết. Sự tản lờ của anh rất không ngoan. Sớm muộn, địch sẽ phải xuất đầu lộ diện. Tuy nhiên, cũng có thể địch gài một vài nhân viên hạ cấp ở đây để phỉnh gạt ta.

- Phỉnh gạt để làm gì?

- Thời gian sẽ trả lời. Vì vậy, chúng ta cần đến tận Hoàng sa để mở cuộc điều tra tường tận. Tình hình trên pháo đài nổi đã được hạm trưởng và nhân viên an ninh hoàn toàn nắm vững, chúng ta khỏi cần băn khuăn.

- Nhưng giả sử, kẻ gài bom trốn ở Hoàng sa thì hơn 12 giờ đồng hồ vừa qua đã quá đủ cho hắn tẩu thoát.

- Đồng ý. Song ít ra hắn cũng phải lưu lại dấu vết. Chúng ta không cần địch hớ hênh nhiều. Chỉ một mẩu thuốc cháy dở, một dấu giày lún trên cát biển, một bã kẹo cao-su ... đôi khi cũng đủ.

Trên boong mẫu hạm, tất cả vết tích tai nạn đã được dọn dẹp sạch sẽ. Nhiều toán nhân viên làm việc suốt đêm để sửa chữa và sơn phết lại như trước. Nếu không mục kích vụ nổ, Văn Bình không thể tin tai nạn đã thật sự xẩy ra.

Văn Bình nhường cần lái cho Triệu Dung. Đó là chiếc phi cơ huấn luyện Mentor (1) của hải quân, thuôc vào loại nhẹ nhất và dễ điều khiển nhất.

Phi cơ rời mẫu hạm bay lên cao. Văn Bình dựa lưng vào ghế phì phèo thuốc lá, vẻ mặt mơ màng như nhà văn đang tìm cách bố cục một bộ truyện trữ tình ướt át.

Triệu Dung quay sang phía bạn:

- Tội nghiệp. Nguyệt Hằng vẫn còn mệt. Lát nữa, chúng mình trở về sẽ đên thăm nàng.

Văn Bình choàng dậy:

- Nàng đau bịnh gì?

- Y sĩ không nói. Song tôi biết là đau ruột, có lẽ ung thư ruột. Tuy nhiên, đây là ung thư thường nên không nguy hiểm đến tính mạng. Y sĩ mẫu hạm không biết tôi cũng là dân trong nghề. Thú thật, tôi chưa tốt nghiệp y khoa tiến sĩ, nhưng nhờ nhiều năm hành nghề đã thu thập được khá nhiều kinh nghiệm. Tôi đã liên lạc với ông Hoàng đêm qua. Nội ngày nay,có chuyến bay về lục địa, tôi sẽ sắp xếp cho nàng rời mẫu hạm.

Văn Bình thở dài không đáp. Chàng có cảm tưởng là định mạng luôn luôn xô chàng vào hoàn cảnh éo le.

Mây trắng bay lả tả như bông gòn trước mặt và hai bên hông phi cơ. Bay buổi sáng trời nắng, trên biển rộng là thú thần tiên đối với phi công đa cảm như Văn Bình.

Bỗng Văn Bình giật mình:

- Ô kìa, anh lái đi đâu?

Triệu- Dung cũng sửng sốt:

- Đảo Hoàng sa.

- Hoàng sa, sao lại nhằm phía đông, nghĩa là thẳng đường qua Phi-Luật-Tân?

- Đúng rôi, Hoàng sa năm ở hướng đông.

- Ai bảo anh thế? Hai đảo Hoàng sa và Tây sa đều ở phía bắc. Không lẽ tôi nhớ sai, dầu tôi là cậu học trò dốt địa lý nhất lớp.

Chợt hiểu, Triệu Dung cười ngặt nghẽo:

- Ồ, chúng mình đều lầm. Anh nói một đàng, còn tôi lại hiểu một nẻo. Đây không phải là đảo Hoàng sa ở ngoài khơi bờ biển Trung-Việt, nơi người ta khai thác phân bón. Đặt căn cứ thí nghiệm trên hòn đảo nầy, vấn đề bí mật sẽ mất hết ý nghĩa. Vì vậy ...

Văn Bình cướp lời:

- Nghĩa là đây là bí danh của một hòn đảo khác trùng tên với Hoàng sa?

Triệu Dung đáp:

- Phải. Hòn đảo này nằm trơ vơ giữa biển rộng, ít người lưu ý tới. Nó thuộc hải phận quốc tế, nhưng từ lâu, hạm đội thứ bảy đã cho nhân viên đến chiếm lãnh. Lát nữa, anh sẽ thấy.Phong cảnh hết sức hữu tình, còn đẹp hơn Long-Hải nhiều. Đúng hơn, đây là một sự hòa hợp giữa Long-Hải với núi rừng Đà-Lạt.

- Nghe anh nói, tôi phát rệu nước miếng. Tại sao anh không so sánh luôn với Hạ Uy Di, trên bãi cát trắng xóa có những nàng con gái thanh xuân, tai đeo hoa tươi, nửa thân trên lồ lộ dưới ánh nắng hồng...?

- À, cái đó thì tuyệt. Song tôi không thể nào chiều anh được. Đảo Hoàng sa có phong cảnh nên thơ, nhưng lại không có người đẹp nên thơ. Trên đảo chỉ lèo tèo mấy chú khỉ đột khó tính và dăm ba nàng rắn ghếch đầu thở phì phèo.

- Anh đã tới nhiều lần rồi ư?

- Mới một lần. Lần này là hai.

- Thế mà hôm qua, anh không chịu nói rõ cho tôi biết Hoàng sa ở đây là Hoàng sa khác.

- Tôi cũng quên khuấy. Nầy, tới rồi đấy.

Phi cơ bay chầm chậm, hòn đảo bí mật hiện ra phía dưới, giữa vùng biển mênh môn, bọt nước trắng xóa lấp lánh dưới trời nắng rực rở. Đảo không lấy gì làm nhỏ, với bờ biển chen lẫn đá đen và cát trắng viền quanh, từ phi cơ nhình xuống trông rất ngoạn mục.

Và ngoạn mục nhất là màu xanh của cây cối. Văn Bình nói với Triệu Dung:

- Lạ nhỉ, ở đây cũng có rừng.

Triệu Dung gật đầu:

- Vì lý do nầy, các chuyên viên an ninh mới chọn hòn đảo làm căn cứ thí nghiệm tối mật. Cây cối rậm rì, máy ảnh bén nhạy nhật trên phi cơ trinh sát không thể nào chụp được phong cảnh thật sự bên dưới. Vả lại, nguyên nhân chính của sự lựa chọn là ...

Triệu Dung ngưng bặt và lấy tay chỉ cho Văn Bình một hồ nước trong xanh ngoằn ngoèo nằm gọn giữa vùng đá san hô xanh rì cây cỏ.

Văn Bình chặt lưỡi:

- Đẹp quá!

Triệu Dung vỗ vai bạn:

- Nếu tôi không lầm, anh đang nghĩ tới đàn bà. Hồ nước tuyệt vời này rất thuận tiện cho giai nhân bơi lội khỏa thân dưới trăng sáng.

Mặt Văn Bình đang vui bỗng sa sầm lại. Lời nói vô tình của Triệu Dung vừa nhắc chàng nhớ tới Như Luyến . Nàng vẫn thích bơi đêm dưới trăng trong hồ tâm riêng. Và khi bơi, nàng thường bắt chước đàn bà Tây phương cởi bỏ áo quần, hoàn toàn khỏa thân. Không mảnh áo che kho báu ngàn vàng, nàng toát ra một vẻ cân đối khêu gợi lạ lùng.

Triệu Dung ngoảnh mặt nhìn Văn Bình. Thấy bạn lầm lì, chàng biết mình lỡ lời, vội vàng đổi đề tài:

- Các nhà bác học đặt tên cho hồ nước thiên tạo này là hồ Vệ thần.

- Hồ Vệ thần là gì?

Triệu Dung cười:

- Không ngờ dạo này anh lại ngây thơ như vậy. Anh thử quan sát lần nữa xem: không cần là nhà họa sĩ giàu óc tưởng tượng cũng thấy được cái hồ nước trong xanh này giống như người đàn bà trần truồng nằm nghiêng. Rặng cây tha thướt ở đầu là mớ tóc, anh thấy rõ chưa? Mớ tóc xõa dài xuống ngực, bộ ngực tròn trịa, nhô ra, rồi cái eo tót lại, trước khi là cái mông đều đặn và sau cùng là cặp hân dài, dài và trắng nõn nà... Hằng ngày, các nhà bác học đều thí nghiệm bên hồ. Vì như anh đã biết, phi cơ VTOL loại đặc biệt này có thể, khi cần thiết, biến thành thủy phi cơ, và có thể lên xuống những nơi nước cạn. Mực nước ở hồ Vệ thần cũng đặc biệt không kém, chỗ thì thật sâu, chỗ thì thật nông. Cách đây ba ngày, cuộc thí nghiệm đã thành công mỹ mãn, phi cơ có thể đáp xuống một nơi có một thước bề sâu. Lần đầu tiên trên thế giới, phi cơ VTOL đạt được một thành tích kỳ lạ như vậy.

Phi cơ đáp xuống thấp hơn nữa, Triệu Dung giải thích:

- Chúng ta đang bay qua phi trường. Dĩ nhiên, đây không phải là Tân-Sơn-Nhất hoặc Đà-Nẵng để phản lực cơ có thể đáp xuống, nhưng theo chỗ tôi biết, thì ít phi trường nhỏ nào ở Việt-Nam lại được kiến trúc một cách tối tân như vậy. Cách phi đạo 200 thước là giãy nhà bằng sắt, loại nhà tiền chế, chở đến bằng tàu thủy và ráp xong trong vòng nửa ngày. Anh đừng vội khinh thường: giãy nhà này được gắn máy lạnh và máy sưởi, ngoài ra còn có một hệ thống liên lạc vô tuyến hữu hiệu nữa.

Theo ngón tay của Triệu Dung, Văn Bình ngây người,ngắm hai giãy mái bằng mâu xanh lá cây, chạy dài bên phi dạo trắng xoá. Đúng như Triệu Dung nói, đến đảo Hoàng sa với đàn bà đẹp thì tuyệt.

Song người đàn bà đẹp siêu đẵng ấy đã tan thành tro bụi trên Thái-Bình Dương...

Triệu Dung từ từ cho chiếc T-34B đáp xuống. Dưới bàn tay điều khiển của Triệu Dung, hoa tiêu rành nghề của quân báo OSS, chiếc thám thính cơ lượn là là như con diều giấy và đậu xuống nhẹ nhàng, không khác chiếc lá rụng. Tuy là phi công hữu danh, Văn Bình cũng phải tấm tắc khen thầm. Hồi còn hoạt động ở Âu-Châu, nhiều lần Triệu Dung bàn tính với chàng là sau khi Thế chiến chấm dứt, sẽ bỏ nghề điệp báo bạc bẽo và hiểm nghèo để làm hoa tiêu cho hàng không thương mãi. Với tài ba xuất chúng, Triệu Dung chắc chắn sẽ được thu dụng. Số lương tháng kết xù trên ngàn đô-la sẽ giúp chàng sống thoải mái, thoát khỏi món tiền ba cọc ba đồng của nghề điệp viên, dầu là điệp viên OSS, được tiếng là hưởng nhiều lương nhất thế giới.

Song thế chiến chấm dứt, Triệu Dung từ chức OSS để hồi hương, chứ không đăng tên làm hoa tiêu thương mãi. Văn Bình cũng theo chân ông Hoàng. Định mạng đã sui khiến hai người ban tâm giao cùng phục vu dưới quyền ông Tổng giám đốc ma quái và thần thánh.

Cửa phi cơ vừra mở thi con chow-chow nhảy vọt ra ngoài. Hồi nãy, lúc từ giả hàng không mẫu hạm, chàng không định mang con chó đi theo, song nó cứ tự tiện trèo lên, và tự tiện nằm khoèo trong phòng phi hành.

Triệu Dung la lên:

- Con chó quái gở thật! Nó chạy đâu rồi anh?

Thật ra con chow-chow còn lẩn quẩn bên phi cơ. Khi xuống đến đất, nó nắm dài ra rồi dí mõm đánh hơi. Đoạn nó chạy chung quanh phi cơ như con chó điên.

Văn Bình thở dài:

- Chủ nào, tớ ấy, câu châm ngôn của người xưa bao già cûng đúng... Con chow-chow cũng tàng tàng như Như Luyến . Thấy nó, tôi sực nhớ đến nàng. Nàng lạ lùng lắm, anh a. Với số vốn khoa học phong phú, nàng có thể sinh sống ung dung trong các phòng thí nghiệm tây phương, thế mà nàng trở về Việt Nam... để rồi nặng lòng vì tôi, vì một anh chàng điệp viên bán trời không văn tự. Thú thật, nhiều khi tôi không hiểu nàng nữa. Cũng như tôi không hiểu được con chow-chow của nàng.

Triệu Dung khoát tay:

- Tôi không tin là Như Luyến tàng. Anh tàng thì đúng hơn. Vì nếu không tàng, anh đã có thể biết rằng Như Luyến chịu hy sinh tất cả, cầy cục xin môt chân trên pháo đài nổi là để phụng sự tình yêu, để được gần gũi anh...

Lời trách móc của bạn làm Văn Bình tê tái. Song chàng không có thì giờ e ấp tình cảm riêng tư nữa, vì con chow-chow vừa đứng khựng trên hai chân sau, chân trước cào cào như muốn tóm bắt một vật vô hình, rồi như vâng theo một rnệnh lệnh thần bí, con chó Tây tạng chạy vun vút vế phía rừng kè xanh ngắt và rậm rì phía trước.

Văn Bình dặn Triệu Dung:

- Chắc có chuyện gì đây. Anh để tôi theo nó. Còn anh ở lại gác phi cơ. Nếu địch núp quanh quẩn, chớ chúng mình đi khỏi rồi ra mặt, phá hoại phi cơ thì hỏng hết.

Triệu Dung nhìn giữa mặt Văn Bình, giọng ngại ngùng:

- Anh nên thận trọng. Lẽ ra, tôi không có quyền, và cũng không có đủ tài để khuyên nhủ anh, vì dầu sao trong nghề điệp báo, hành động anh xuất sắc hơn tôi nhiều. Nhưng chúng ta là bạn tri kỷ từ lâu. Tôi lại hơn tuổi anh, và tôi tin rắng anh nghe tôi, Tôi cô cảm tưởng là đối phương còn lảng vảng trên đảo. Có gì lạ, anh đừng quên báo cho tôi biết.

Văn Bình xiết chặt tay bạn:

-Từ lâu, chúng mình là con chấy cắn đôi. Tôi coi anh còn thân thiết hơn ruột thịt nữa, anh yên tâm, tôi xin làm đúng lời anh dặn.

Con chow-chow chạy tới hàng cây kè thứ nhất thì đứng lại, ngoảnh nhìn Văn Bình, như có ý chờ chàng và yêu cầu chàng rảo nhanh.

Trước mặt chàng là một bức tường cây kiên cố, với hàng ngàn cây kè dựa lưng vào nhau, tỏa những cái lá dài và lớn, răng tua tủa, che kín một vùng, tưởng như chim chóc cũng không tài nào xuyên vào được. Đây không phải loại kè lùn và mập thường thấy ở vùng quê trong nước, mà là một thứ kè đặc biệt, gần như kỳ lạ, thân tròn lẳn, da mốc thếch và sù sì, chia thành đót tròn như cây dừa bề cao cũng không kém cây dừa, song có nhiều Iá hơn trái, lá tai lớn hơn cây kè Việt-nam.

Rừng kè âm u đến nỗi ánh sáng cực mạnh có thể làm đồng khô cỏ cháy bị vướng lại trên đỉnh, không lọt được xuống mặt đất. Chung quanh Văn Bình chỉ thấy màu xanh, màu xanh rờn rợn duy nhất, nhượm vẻ huyền ảo lạ lùng.

Giày chàng đạp trên cỏ ướt, những cây cỏ sắc, vươn cao lá nhọn và sắc như lá dứa dại. Văn Bình không lạ gì loại cỏ đặc biệt nầy, vì hơn một lần, chàng đã lang thang trong rừng nhiệt đới. Khí hậu ẩm thấp, quang cảnh tối tâm và sụ hiện diện của loại cỏ lạ ấy đã giúp cho sự lộng hành của thế giới rắn rít. Tuy biết cách chữa nọc rắn độc, Văn Bình vẫn e ngại. Nếu chẳng may rơi vào ổ rắn luc, con chow-chow sẽ thiệt mang, trong khi chàng đang cần tới nó, cần một cách cấp bách.

Con chow-chow lại đứng lại lần nữa.

Khác lần trước, lần này nó năm dài trên cỏ, lia mõm tứ phía để đánh hơi.

Nghĩa là con chó đã tìm ra môt điều bí mật. Có thể là một sào huyệt ăn ngầm dưới đất. Cũng có thể là nhân viên của địch đang lảng vảng trong rừng kè bất khá xâm phạm.

Đã băng khoăn, Văn Bình lại càng băng khoăn them. Chàng không tin sau khi phá hoại phi cơ chở các nhà bác học, địch dòn lưu luyến một thời gian nữa trên đảo. Vì địch không thể không đón biết rằng sớm muộn nhân viên an ninh của mẫu hạm sẽ đến hải đảo mở cuộc điều tra.

Văn Bình buột miệng:

- Chắc là …

Câu nói của chàng bị mắc trong cuốn họng. Vì ngay khi ấy thần chết vừa sà xuống con chó trung thành.

Đó là một con trăng da vằn, óng ánh màu vàng và màu lục quen thuộc của giống độc xà nguy hiểm. Con trăn từ trên cành kè cao chót vót quăng mình xuống, quấn lấy con chow-chow.

Bị chặn nghẹt tong thân trăng cứngnhư gọng kềm sắt, con chó Tây tâng chỉ kêu lên một tiếng nhỏ như để cầu cứu với Văn Bình rồi im bặt. Nó im bặt, không phải vì đã bị con trăng khổng lồ chặn nghẹn. Mà vì nó không muốn gây ra tiếng động.

Trong sự cố gắng tuyệt vọng nhưng mãnh liệt, con chó vùng lên, ngoạm loạn xạ vào thân trăng. Nhưng con độc xà lớn gần bằng bắp chân người lớn, hàm răng nhọn hoắt của con chow-chow tuy đắc lực, song chỉ như trứng chọi đá đối với nó.

Gọng kềm xiết lại dần dần. Con chó rú lên tiếng ằng ặc nho nhỏ, toàn thân co rúm, quyết phá vòng vây lần cuối cùng.

Văn Bình không thể trù trừ một giây đồng hồ nào nữa. Chàng biết là xương sống của con chó không ngoan sẽ bị quấn nát trong chớp mắt, nếu chàng ra tay muộn.

Song chàng không thể bắn súng. Tiếng súng nổ trong rừng kè sẽ không inh tay, nhức óc nhưng ít ra cũng có thể lọt vào tay địch. Trong trường hợp tối khẩn nầy, chàng chỉ có thể xử dụng hai bàn tay.

Nhanh như cắt, Văn Bình phi thân lại. Con trăn nghếch mõm nhọn nhìn chàng, cái lưỡi dài và đỏ lè ra, thở phì phì một mùi tanh lợm mửa. Văn Bình bước xéo sang bên để tránh miệng con độc xà, rồi giáng sống bàn tay xuống.

Phát atémi thần sầu, quỉ khốc của chàng dư sức đánh vỡ một tảng đá lớn. Nhưng đầu con trăn chỉ gập xuống, rồi lại ngóc lên như cũ. Tuy vậy, miếng đòn bất ngờ đã khiến nó nới rộng gọng kềm cho con chow-chow vùng được ra ngoài.

Giờ đầy, con trăn tập trung sức lực vào kẻ thù mới. Tấm thân dài hơn ba thước của nó bỗng cuộn tròn lại rồi tung ra. Đuôi trăn là một võ khí ghê gớm, có thể quật sụm tường nhà. Dầu được luyện tập thâm hậu, Văn Bình cũng không dám đỡ đòn. Chàng nhảy vọt lên thinh không để tránh né, rổi khi gót chân chàng gần chấm đất, một ngọn cước thần diệu đã vèo ra, và lần nầy, chàng cũng nhắm vào đầu con trăn.

Dĩ nhiên, con độc xà chưa phải là đối thủ của Văn Bình nên phát atémi thứ hai đã làm cái đầu cứng như thép trui của nó bẹp dí. Nó giẫy đành đạch một lát rồi tắt thở.

Con chow-chow nhảy vào lòng Văn Bình rồi thè lưỡi ra liếm áo chàng. Chàng xòa đầu nó:

- Mày đánh hơi thấy họ, phải không?

Con chow-chow tuột xuống rồi bon bon chạy xuyên qua rừng kè. Màu xanh của lá kè dần dần nhường chỗ cho màu đỏ của những cụm hoa xơ to như cái nón. Chưa bao giờ Văn Bình thấy loại hoa khổng lồ như vậy. Nhìn hàng chục con bướm chết khô trên cành hoa dầy và mượt như nhung, Văn Bình biết ngay.

Đó là hoa Trinh Nữ. Thứ hoa Trinh Nữ mọc hoang, sồng bằng ong, bướm khờ dại. Ban đêm, hoa khép lại như cô gái đang xuân chưa nếm mùi vị đàn ông. Nhưng đến khi những tia nắng đầu tiên của rạng đông chiếu xuống, những nàng bướm ngu ngốc ngửi mùi vị hoa thơm ngát, bay tới đậu, hoa từ từ khép lại.

Nghề gián điệp cũng như cụm hoa Trinh Nữ trong rừng thẳm nhiệt đới: bề ngoài ngọt ngào, khả ái, nhưng bên trong chứa đầy thuốc độc, đụng vào là mất mạng.

Văn Bình se sẽ thở dài.

Hơi gió mát rợi thổi qua khẽ lá. Trước mặt chàng hiện ra một khoảng trời xanh dìu dịu và một mảnh nước xanh hiền hòa. Té ra, chàng đã đi xuyên qua hải đảo san hô.

Bãi cát trắng xóa lóng lánh dưới trời nắng. Ngoài khơi, sóng vỗ rập rình.

Con chow-chow đứng thẳng người, nhìn ra khơi. Văn Bình cũng đứng thẳng người, nhìn ra khơi song tâm trí lại chìm trong mơ mộng. Chàng đang nghĩ đến những người đang lênh đênh trên đại dương, đại dương đầy nước mặn chiếm ba phần tư trái đất, đại dương đầy sóng lệ tình yêu. Như Luyến là bãi cát, là cái bên cho con thuyền hồ hải của chàng ghé lại. Nhưng ngày nay, Như Luyến không còn nữa, con thuyền phiêu lãng lại tiếp tục bồng bềnh tới phương trời xăm vô định.

Tiếng sủa dữ dằn của con chó Tây-tạng làm Văn Bình tỉnh mộng. Gâu, gâu, gâu ... con chow-chow hướng ra biển cả mà sủa liên tiếp.

Chàng bóp trán suy nghĩ:

- Ngoài khơi có ai mà sủa? Hay là ...

Con chó không sủa nữa. Bây giờ, nó nằm mọp trên cát bỏng và tru lên một hồi dài não nùng. Văn Bình đã nghe chó tru ban đêm dưới trăng xuông bên bờ tre kẽo kẹt. Ông già, bà cả nói rằng chó tru như vậy là trong vùng có ma. Văn Bình hỏi mẹ thì bà lắc đầu không đáp. Cha chàng là nhà thiện xạ, quen với tính nết loài chó, nên không tin là chó tru báo hiệu ma quỷ.

Ông bế Văn Bình lên đùi rồi thủ thỉ:

- Lớn lên, con sẽ sinh sống bằng nghề bắn thú như cha. Con sẽ hiểu rằng không phải bỗng dưng mà chó tru, nhất là con chó tinh khôn. Nó tru vì bị bịnh hoạn hoặc trời sắp nổi cơn giông hoặc tâm thần nó đang bị giằng xé vì một nguyên nhân nào đó...

Lớn lên, Văn Bình thường nghe cha chàng nhắc lại nhiều lần bài học sơ đẳng về nghệ thuật nuôi chó. Cho nên, khi nghe con chow-chow tru lên, chàng băn khoăn, song mừng thầm. Băn khoăn vì không biết đối phương ở đâu. Song mừng thầm vì biết chắc là con chó sẽ dẫn chàng đến nơi đối phương ẩn nấp.

Đột nhiên...

Tiếng động cơ quen thuôc từ xa vọng lại, rồi mỗi phút một rõ dần. Đó là tiếng động cơ trực thăng đang từ hướng đông bay tới.

Nhình thoáng qua, Văn Bình nhận ra loại Kaman HOK-I (2) , loại trực thăng quan sát trung bình của hải quân Mỹ. Song chàng biết chắc đây không phải là trực thắng của hải quân Mỹ vì hành không mẫu hạm vùng biển Nam hải không dùng trực thăng HOK-I từ ít lâu nay. Vả lại, đảo Hoàng sa ở trong khu vực cấm, nếu có phi cơ bạn tới, Văn Bình phải được thông báo.

Tuy nhiên, điều khiến chàng tin vững hơn nữa là trực thăng không mang phù hiệu. Toàn thân trực thăng sơn màu trắng loãng, hòa lẫn những đám mây thấp đang bay là là trên hải đảo.

Con chow-chow nghếch mõm về phía trực thăng, tiếp tục tru một tiếng ão não.

Văn Bình vỗ vào đầu nó:

- Im đi.

Như hiểu được tiếng chàng, con chó ngoan nghoãn nằm xuống bãi cát. Văn Bình chạy rao lại góc kè cao vút. Chàng không muốn người trên trực thăng thấy chàng bên dưới.

Trực thăng giảm ga xăng, lượn vòng tròn trên hồ Vệ thần. Mỗi phút con chim sắt trắng xóa một hạ thấp xuống. Dần dần, trực thăng lướt trên đầu rừng kè.

Cách trực thăng một quãng ngắn, Văn Bình có thể quan sát rõ mồn một. Không những thiếu phù hiệu, trực thăng lại không có một dấu vết nào hết để chứng tỏ là của tư nhân.

Văn Bình thấy hoa tiêu đang lắp bắp nói. Nghĩa là hắn đang liên lạc với trạm dưới đất, trên hải đảo. Nghĩa là trên hải đảo, ngoài chàng và Triệu Dung ra, đang còn có người nào khác nữa.

Con chow-chow đã báo hiệu đúng. Tuy nhiên, những phần tử lạ này ở đâu?

Văn Bình không thể nào nhìn thấy mặc dầu đối phương chỉ cách chàng một cánh rừng nhỏ. Họ gồm ba người, toàn thể đều lực lưỡng và mặc quân phục, tuy nhiên không đeo cấp hiệu và phù hiệu.

Một người ngồi trên phiến đá lớn, còn hai người kia võ trang súng máy canh gác. Khi trực thăng bay là xuống thì người ngồi trên phiến đá kéo ăn-ten máy vô-tuyến xách tay ra, bắt đầu gọi:

- Alô, alô, S5 kêu U4, alô S5 kêu U4, nghe rõ chưa, alô S5 kêu U4.

- Alô, U4 nghe rồi. S5 nói đi.

- Yêu cầu thận trọng, tuyệt đối thận trọng. Cách đây 10 phút, một phi cơ từ hướng tây bay tới, hạ cánh xuống phi đạo. Trên phi cơ có hai người. Căn cứ vào màu sơn và số hiệu, chúng tôi biết chắc đó là phi cơ xuất phát từ hàng không mẫu hạm ZZ.

- Vậy hả? Hai người đó đang ở đâu?

- Chúng tôi chưa biết.

- Không sao, cứ yên tâm. Bên mình đông hơn, nếu cần ta sẽ liệu. Vả lại, ta sẽ hành động nhậm lẹ.

Cuộc nói chuyện chấm dứt bằng tiếng cười ngạo nghễ của hoa tiêu trực thăng.

Hoa tiêu là một thanh niên lún phún râu mép, da mặt trắng toát như chàng thư sinh "dài lưng, tốn vải" thời xưa, bàn tay nhỏ nhắn, miệng cười khinh thị và liêu căng. Tuy nhiên, những nét nữ tính ấy đã trở nên vô nghĩa dưới luồng mắt lạ lùng của hắn. Hắn luôn luôn mở rộng mắt, nhìn thẳng không chớp. Trông mắt hắn, người lạ phải đinh ninh hắn là chuyên viên thôi miên học. Vì mắt hắn như cái dùi sắt nướng đỏ trong lò than có đủ bản lãnh để xuyên qua xương thịt con người, và chọc thủng lục phủ ngũ tạng đối phương.

Phụ tá hoa tiêu lại là một hiện tượng trái ngược. Nếu hoa tiêu gầy ốm, lừng khừng, hách dịch thì phụ tá hoa tiêu lại mập mạp với xấp xỉ 90 kí thịt cho bề cao dưới 2 thước tây, tay chân thô tháp, lông lá rậm rì như đười ươi hiện thành người, cái miệng cá ngão luôn luôn há rộng như muốn nuốt chửng trời đất vào bao tử.

Nghe bạn cười, phụ tá hoa tiêu cười hềnh hệch theo:

- Lại bọn chó chết.

Hoa tiêu nghiêm mắt:

- Dầu sao cũng nên cẩn thận. Tôi có cảm tưởng là họ bắt đầu ngờ vực...

- Dĩ nhiên là họ phải ngờ vực. Nghề dọ thám vốn là nghề của kẻ chuyên môn nghờ vực mà... Theo tôi, họ chỉ ngờ vực nguyên nhân của tai nạn máy bay. Họ biết là máy bay bị gài bom mà thôi. Nhưng còn sự hiện diện của ta ở Hoàng sa... Tôi không tin họ thông minh đến mức độ ấy. Vả lại, còn nhiều bí mật khác nữa... Nếu họ biết rõ, họ đã không phái hai thằng nhãi ranh đến Hoàng sa. Ít ra, họ cũng đưa phi cơ lớn nhỏ tới, kèm theo binh sĩ nhảy dù. Anh đừng ngại. Chắc chắn chúng mình thành công như thò tay lấy đồ trong túi.

- Vậy chúng mò đến đây làm gì?

- Có lẽ để điều tra. Phàm sau khi tai nạn xảy ra, hạ cấp phải làm báo cáo trình lên thượng cấp. Công việc của họ sắp sửa hoàn thành, mình đến phỗng tay trên, vừa mất hàng trăm triệu đô-la, mất hành chục nhà bác học, lại vừa mất cả bí mật và thể diện..Ít nhất, anh cũng cho phép họ léo hánh đến Hoàng sa một lát chứ!!

- Anh nói hợp lý lắm. Song tôi vẫn lo ngại một điều.

- Lo ngại của giả chớ gì?

- Của giả nào?

- Còn vờ vĩnh nữa. Cái con bé căn cứng như trái ban-lông chúng mình gặp tuần trước ở Hồng kông ấy. Anh nói là thèm chảy nước rãi nhưng chỉ lo ngại một điều. Lo ngại núi của cô nàng không phải là đồ thật chính cống mà là đồ giả.

- Trời! Đến nông nỗi này mà còn ví von được. Con bé cao su ấy đáng thèm được đấy, nhưng lúc nầy, tôi xin can ngàn lần. Sở dĩ tôi lo ngại là vì mấy thằng chó chết đáp máy bay xuống đã biết chúng ta đến đây. Chắc chắn là chúng đã thấy bọn mình bằng xương, bằng thịt hẳn hòi. Giá trước khi đi, chúng mình liên lạc với ban phòng vệ hải đảo ...

- Chậc. Chẳng có gì cả đâu. Liên lạc trước thì vẫn hơn, còn bây giờ thì đã quá muộn.Chúng mình có muốn quay về cũng không được nữa. Lệnh trên đòi hỏi công tác phải được hoàn thành ngay, với bất cứ giá nào. Vả lại, còn anh em dưới đất nữa. Không lẽ chúng mình bỏ rơi họ. Chúng mình không còn giải pháp nào khác nữa, ngoài giải pháp đến đâu hay đến đấy. Tuy nhiên, tôi tin rằng bọn muỗi tép của hàng không mẫu hạm ZZ không mó nổi tới chan lông chúng mình đâu.

- Phiền anh dặn anh em bên dưới nhanh lên. Thật cấp tốc mới kịp. Để bọn chúng kéo tời thì hỏng bét.

- Được, tôi sẽ làm anh vừa lòng. Anh còn quên rằng tôi có cách bịt miệng chúng vô cùng hữu hiệu. Chỉ vung bàn tay là chúng sẽ câm miệng, câm miệng suốt đời.

- Không được đâu. Chỉ thị thượng cấp về khoản này đã rõ rệt. Chúng mình chỉ được phép dùng võ khí trong trường hợp bất khả kháng, chảng hạn bị tấn công trước.

Trực thăng hạ xuống, hạ xuống nữa. Nhưng hoa tiêu chỉ lượn vòn tròn mà không đáp luôn xuống đất.

Văn Bình còn cách trực thăng 100 thước. Song trăm thước trong rừng kè bằng một cây số trên đường lộ.

Chàng tỏ vẻ ngạc nhiên vì lối bay vòng này chỉ được thực hiện trong các phi vụ cứu cấp, phi công thòng dây xuống để kéo người phía dưới lên. Song Văn Bình chỉ ngạc nhiên một vài giây đồng hồ mà thôi.

Kinh nghiệm nghề nghiệp vừa giúp chàng tìm ra giải đáp. Tuy nhiên, chàng phải nhìn tận mắt rồi mới quyết định được.

Văn Bình đứng lại. Con chow-chow ngậm gấu quần chàng. Chàng cuối xuống gỡ ra, song nó cứ bám chặt lấy, đuôi nguây nguẩy về bên trái.

Văn Bình gật đầu:

- Hiểu rồi.

Con chow-chow vụt đứng dậy, rồi như bị ma đuổi nó phóng qua bụi rậm trước mặt. Văn Bình nhoài theo, nhất định bắt nó lại, song không kịp nữa.

Chàng nhíu mày,lẩm bẩm:

- Không khéo hỏng việc mất.

Mà hỏng việc thật. Con chó Tây tạng không thể nào biết được tầm quan trọng của sự việc sắp xẩy ra. Nó tiến thẳng vào họng súng của ba gã đàn ông lực lưỡng vừa liên lạc vô tuyến với máy bay trực thăng đang ì ầm trên đỉnh rừng.

Quan cảnh trước mắt như gáo nước lạnh dội vào người Văn Bình một đêm đông giá. Nếu không tập được tính bình tỉnh sắt thép, chàng đã buột miệng ồ lên một tiếng.

Thật vậy. Ai ở vào hoàn cảnh Văn Bình cũng phải sửng sốt, vô cùng sửng sốt. Vì trước mặt chàng, lấp lánh dưới ánh nắng giữa một khu đất tròn, chung quanh cây cối xanh rì che kính như trong lòng giếng là một phi cơ sơn trắng, sọc đỏ.

Chiếc VTOL bí mật nhất mà ông Hoàng và các ông giám đốc điệp báo Tây phương đã mất bao tâm cơ để hoàn thành, với hy vọng chấm dứt chiến tranh du kích, mang lại hòa bình cho hàng trăm triệu người ở Việt-Nam, Đông-Nam Á và toàn thế giới.

Chiế phi cơ lên thẳng chứa đầy máy móc và dụng cụ điện tử độc nhất vô nhị đang nằm chềnh ềnh cách Văn Bình chưa đầy năm thước. Giây cáp của trực thăng còn tòn ten bên trên, sắp sửa được móc vào hai cánh chiếc VTOL để kéo lên.

Mắt chàng sáng như đĩa đèn, chữ li ti như kiến chàng cũng đọc được rõ ràng trong nhá nhem tối. Bản phúc trình của ban An ninh trên hàng không mẫu hạm được đánh trên máy IBM loại chữ lớn, chàng đã đọc từng giòng, nghiên cứu từng chữ. Chàng không thể nào đọc lộn. Trí nhớ của chàng cũng không đến nỗi kém. Nghĩa là chàng không thể nhớ sai.

Trong báo cáo có đoạn như sau:

"Lúc đoàn bác học lên đường đi Hoàng sa, chiếc VTOL đã được gấp cánh lại và chở lên vận tải cơ. Lúc về theo thường lệ, chiếc VTOL cũng phải được mang về. Căn cứ vào chương trình hàng ngày nầy, chúng tôi cho rằng chiếc VTOL đã bị phá hủy cùng một lúc với vận tải cơ trong vụ bom nổ và hỏa hoạn trên boong mẫu hạm.

Như vậy vẫn chưa đủ kết luận nên chúng tôi đã đưa các mảnh vụn kim khí vào phòng thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm cho biết rằng trong số những mảnh vụn của vận tải cơ đã có những mảnh vụn của chiếc VTOL.

Sư kiện này cho phép chúng tôi kết luận dứt khoát rằng chiếc VTOL đã bị phá hủy.

Ký tên,

Tim.

Phó trưởng ban An ninh.

Pháo đài ZZ.

Thay mặt trưởng ban Công xuất."

Trong chớp mắt,Văn Bình đã khám phá ra toàn bộ sự thật từ A đến Z. Song đó là việc sau. Giờ đây, chàng phải ra tay cấp tốc để đoạt lại chiếc VTOL còn nguyên vẹn trong rừng thẳm trên hải đảo hiu quạnh.

Nhưng đối phương đã ra tay trước chàng. Nguyên do cũng vì con chow-chow nhanh nhẩu và nôn nóng.

Nó băng mình qua bụi cây bòm bộp lá to và xòe ra như cái tán, và lao vào lưng tên thứ nhất đang lúi húi gắn dây cáp. Tên thứ hai nhìn thấy, vội thét:

- Cẩn thận, chó!

Song con chow-chow đã có đủ thời giờ ngoạm một miếng. Nạn nhân rú lên, loạng choạng ngã vào phiến đá.

Tên thứ hai quay ngược bắng tiểu liên, án ngữ con chó Tây tạng đang gầm gừ, định tấn công nữa:

- Hừ, đồ chó chết!

Tuy gặp cảnh nghiêm trọng, cái chết gần kề, Văn Bình cũng bật cười. Dĩ nhiên con chow-chow là chó. Con vật không ngoan vẹo sang bên, tránh báng súng thép vừa giáng xuống. Nhưng nó không thể nào tránh được món đòn bất thần do tên thứ ba phóng tới. Dầu được huấn luyện thuần thục, nó chưa phải là chó săn đặc biệt, khả dĩ đọ sức với người, nhất lại là người nặng như voi nan và có bản lãnh thượng đài đáng kể.

Vì vậy, ngay phút đầu tiên, con chow-chow đã lãnh đòn. Nó nhào người xuống thảm cỏ kêu ăng ẳng.

Tên thứ nhất đứng dậy, máu đỏ lòm áo sơ-mi. Hắn rít lên, giọng tức tối:

- Tao phải ăn thịt mầy mới được.

Nói đoạn, hắn rút dao khỏi thắt lưng, sửa soạn kết liễu cuộc đời con chó Tây tạng bé bỏng. Song tên thứ hai cản lại.

- Thong thả. Muốn giết thì khi nào chẳng được. Mình nên móc hàng lên cho kịp, kẻo anh em đợi. Đảo này không có người ở, chắc đây là con chó của bọn phi công từ mẫu hạm tới. Mình trù trừ, chúng can thiệp thì nguy lắm.

Tên thứ nhất ưỡn ngực, mắt đỏ ngầu:

- Bình sinh không sợ ai, bây giờ anh sợ hai thằng nhãi ranh phi cơ ư?

- Không phải ...

Tên thứ hai chưa kịp nói dứt câu thì con chow-chow vùng dậy không biết khi nào đã táp vào cổ hắn. Con chó Tây tạng tấn công lẹ làng và nguy hiểm, nhưng đối phương đã có biệt tài chịu đựng. Hắn chỉ lạng người, da thịt trầy trụa sơ sài.

Nhanh như cắt, hắn nhoài ra, chộp lấy mõm con chow-chow. Con chó bị nghẹt thở trong gọng kềm, kêu ăng ẳng. Lần nầy, nó khó hy vọng thoát chết, vì đối phương là kẻ nội công thâm hậu.

Vừa may, Văn Bình tới kịp.

Thật ra, chàng muốn núp sau cây kè chờ hoàn cảnh thuận lợi mới xuất đầu lộ diện. Về võ nghệ, chàng không lo ngại, đối phương gồm ba người, chứ nếu ba chục người, chàng cũng đánh ngã như chơi. Chàng không tin ba nhân viên của địch có đủ bản lãnh chống cự hữu hiệu.

Tuy nhiên, chàng lo ngại vì cả ba người đều võ trang súng máy, lại ở vào tư thế né đòn và đánh trả dễ dàng. Địch chỉ cẩn lấy cò là xạc-giơ tiểu liên sẽ đâm đạn 9 li tua tủa vào người chàng, như lông nhím. Lo ngại hơn nữa là chiếc trực thăng bay rì rì trên đầu, qua ổ cửa trống, Văn Bình thoáng thấy họng đại liên 20 đen ngòm của xạ thủ. Loại súng máy kinh khủng này giết người như ngóe. Trong trường hợp ba tên bên dưới gặp nguy, xạ thủ trực thăng sẽ can thiệp ngay và tất nhiên là can thiệp đắc lực.

Song Văn Bình không thể khoanh tay nhìn con chow-chow trung thành và bé bỏng bị chết ngạt trước mắt.

Vì vậy, chàng phóng lên, kèm theo tiếng quát:

- Buông chó ra!

Ngọn cước thần tốc của chàng đã quét ngã tên thứ hai. Bàn tay đầy lông lá đen đủi của hắn đang chẹt mõm con chow-chow vội buông ra, nạn nhân kêu lên một tiếng oái ngắn, đau đớn.

Tên thứ nhất xông lại:

- À, thằng phi công ZZ.

Hắn hươi quyền, đánh Văn Bình tới tấp. Kể ra, phép đánh quyền Tàu của hắn không đến nỗi tầm thường. Mỗi lần hắn vung tay lên đều có gió cuộn theo. Tuy chưa đạt dến trình độ gió thét ào ào, có thể làm hoa lá trong đuờng kính mấy thước rơi rụng lả tả, hắn cũng là võ sĩ cừ khôi, đủ tài thượng đài và quật ngã nhiều tay vô địch địa phương.

Dĩ nhiên, hắn chỉ có thể, chứ nếu tài ba hơn nữa, Văn Bình cũng coi như tép muỗi. Chàng nghiên đầu tránh đòn, nện trái thoi sơn vào giữa mặt, làm hắn bổ chửng.Vế công lao luyện tập, hắn mất hơn 3,4 năm là ít, song chỉ chịu đựng trước Văn Bình chưa đầy một phút đồng hồ ngắn ngủi.

Thấy bạn bị đánh ngã, tên khác ào lại. Và cũng múa quyền Thiếu lâm pha Nhu đạo tân tiến. Song chẳng qua cũng là cái bị cát cho Văn Bình vợt lại bàn tay lâu ngày không có cơ hội biểu diễn.

Từ nãy đến giớ, tên tứ ba vẫn đứng ngoài vòng chiến. Nếu các bạn hắn chỉ đeo súng vào vai hoặc để bên mình, hắn lại cầm lâm lâm nơi tay, sẳn sàng can thiệp.

Sự ra mặt của Văn Bình làm hắn bàng hoàng. Hắn lùi lại một bước, cúi sau rặng bồm bộp để tính toán cách thức đối phó. Hắn nâng súng lên vai nhiều lần, chuẩn bị bóp cò, nhưng lại đạt xuống vì sợ lạc đạn.

Nhưng bây giời thì hắn không sợ bắn lầm bạn nữa. Vì bạn hắn đã bị đánh ngã lông lốc trên nền cỏ, rên la thảm thiết. Đối phương đứng một mình, nghênh ngang cạnh chiếc VTOL quí báu.

Hắn nghiến răng nhả đãn. Tac... tac...tac. Chắc chắn Văn Bình phải chết, vì chàng xây lưng lại. Tên cầm súng không nhắm dưới chân mà là cố tình nhắm vào đầu và ngực.

Một tiếng rú thảm thiết nổi lên.

Xa xa, sóng biển rập rình.

Sóng biển rập rình...

Con tàu trắng xinh xắn vẫn lượn vòng tròn như chơi bịt mắt, bắt dê, giữa biển khơi mênh mông.

Trời nắng lớn như thường ngày, nhưng khác thường ngày, gió đại dương chỉ thổi hiu hiu làm gợn sóng tăn tăn, con tàu hơi bồng bềnh rồi lấy lại thăng bằng như cũ.

Bề ngoài, đó là tàu đánh cá. Loại tàu đánh cá tối tân, trên năm đại dương có hàng vạn chiếc treo đủ loại cờ, từ cờ cường quốc Hoa-kỳ, Nga-sô đến cờ tiểu quốc ớ Nam Mỹ và Đông Nam Á. Nói đúng ra thì đây chưa hẳn là tàu đánh cá mặc dầu trên boong có lưới ni lông, ở đầu tàu và mũi tàu có những cái máy điện tử kỳ quái, có thể đánh hơi và nhìn thấy cá bơi dưới nước, chưa kể một ụ súng đặc biệt. Súng không bắn đạn mà là bắn một luồng điện nhẹ - chỉa thẳng xuống biển, sẳn sàng làm cá tê liệt trong khoảng khắc rồi quăng lưới xuống vớt lên dễ dàng như lấy đồ trong túi áo.

Nhưng như vậy cũng chưa đủ hoàn toàn đúng.

Vì trên tàu đã có một số người phục sức chỉnh tề, không phải là công nhân đánh cá. Theo phúc trình của thuyền trưởng khi ghé Hồng kông thì ngoài công nhân đánh cá thường lệ, tàu còn mang theo một số chuyên viên ngư nghiệp và hải dương học. Với nhiệm vụ đo đạc bề sâu một số khu vực dọc Thái Bình dương, trên hải phận quốc tế, nới mà các nhà bác học thế giới đang cố gắng tìm hiểu.

Nhưng như vậy cũng chưa hoàn toàn đúng.

Vì đây là con tàu của Trung Hoa lục địa. Chính phủ Bắc kinh ít khi chịu bỏ tiền mua dụng cụ đặt như vàng chỉ để lang thang ngoài khơi tìm cá, đánh cá, đo đạc chiều sâu để rồi báo cáo khách quan trước các hội nghị khoa học hàng hải quốc tế.

Mà đây là con tàu gián điệp. Con tàu đội lốt ngư nghiệp và hải học để tiến hành một công tác do thám vô cùng ghê gớm ở ngoài duyên hải Đông dương.

Nhóm bác học phục sức chỉnh tề, nét mặt đêm ngày đăm chiêu, không uống rượu, không hút thuốc lá - đúng ra là không được phép uống rượu, không được phéo hút thuốc lá - sinh sống như nhà tu khổ hạnh, chính là những chuyên viên gián điệp của một tổ chức ít tuổi đời nhưng nhiều sáng kiếng liều mạng và kinh thiên động địa.

Quốc tế Tình báo Sở.

Cơ quan do thám của Trung Hoa lục địa.

Đứng dầu nhóm chuyên viên trên tàu đánh cá giả hiệu ấy là một đại tá, tên Tze. Trên thế giới, đặc biệt ở Viễn Đông, chỉ có người dân Nam dương là mang tên cộc lốc gồm một chữ duy nhất, chỉ có tên người, không có tên họ. Tên người Tàu ít nhất phải gồm hai chữ. Song đại tá Tze chỉ muốn thiên hạ gọi mình là Tze. Người ta không biết Tze là tên hay họ, và thật hay giả.

Giả thì có phần chắc, vì QTTBS có một ban riêng, ban Ngụy danh, chuyên chọn tên giả cho nhân viên. Gia nhập Sở, nhân viên không được phép giữ tên cúng cơm của mình nữa. Mỗi lần thuyên chuyển nhiệm vụ, nhất là ra hải ngoại hoạt động, tên giả lại được choàng thêm một lớp khác, cứ như thế mãi.

Ngay cả các nhân viên trên tàu phục vụ dưới quyên đại tá Tze cũng không biết hắn là ai. Hắn là đại tá thật hay đại tá nhảy dù? Vì trên thực tế, một trung sĩ trong c ơ sở tình báo có thể đeo lon thiếu tá, đại tá, trong khi công tác, hoặc ngược lại, thiếu tá, đại tá có thể đeo lon trung sĩ, tùy theo hoàn cảnh.

Tuy nhiên, căn cứ vào lối đi đứng, ăn nói của đại tá Tze, người tinh ý có thể biết hắn là quân nhân cao cấp, đã quen với tác phong chỉ huy độc đoán. Hắn nói rất ít, và khi cần chỉ nói ngắn ngủi, cộc lốc, gần như sỗ sàng, cốt đủ hiểu. Bước chân thẳng tắp, đều đặn, đầu ngửa lên, ngực ưỡn, chứng tỏ Tze đã sống nhiều năm trong quân trại.

Tze phục sức xuềnh xoàng - bộ kaki cũ mèm luôn luôn được ủi phẳng nếp, đụng vào tưởng như có thể đứt tay, cái khóa thắt lưng bằng kềnh mạ vàng luôn luôn bóng loáng có thể soi gương rẽ tóc, đôi giày đen đế mềm cũng bóng loáng như vừa rời khỏi máy đánh xi-ra tự động của các tiệm bách hóa tối tân.

Cũng như các thủ lãnh điệp báo quốc tế khác, Tze là người không có đặc điểm nổi bật. Song hắn lại có thói quen mang nhiều mù-soa trắng trong túi. Vì hắn mắc bịnh khịt mũi của nhiều năm sống trong nhà giam ở Nhật bản. Nhưng Tze không nói cho thuộc viên biết.

Đại tá Tze là phó giám đốc Nha Hành động Đông-Nam-Á của QTTBS. Nha Hành động Đông-Nam-Á đặc trách các vụ lấy tin, ám sát, bắc cóc trong vùng. Nhân viên của Nha đếu từ quân đội xuất thân, phần lớn, nếu không là toàn thể, đều tốt nghiệp các trường huấn luyện chuyên nghiệp của SMERCH, phản gián Sô-Viết. Sau ngày Nga-Hoa nứt rạn, Tình báo Sở mở trường huấn luyện riêng tại Hoa-Bắc.

Tze thường phục vụ tại tổng hành doanh Bắc-Kinh, chỉ khi nào tối quan trọng mới xuất ngoại. Lần nầy, hắn đích thân điề khiển một con tàu đánh cá, theo lịnh của tổng giám đốc. Chỉ thị của tổng giám đồc như thường lệ cho Tze toàn quyền hành động, song đã đặt ra một phương hưnớg minh bạch:

"Với bất cứ giá nào", theo từ ngữ của Tình báo Sở, nghĩa là nếu cần Tze có thể hy sinh tính mạng của toàn thể nhân viên, nếu cần có thể sử dụng mọi hình thức quân sự, miễn hồ không gây ra chiến tranh.

Hôm ấy, sau khi lên boong tàu, dùng viễn kính - không phải viễn kính thường mà là viễn kính cực mạnh, có thể quan sát tường tận trong đường kính mấy chục cây số - đại ta Tze quay xuống phòng riêng, một ca-bin nhỏ ở đáy tàu, trang bị đủ tiện nghi như phòng lữ quán thượng hạng và đủ dụng cụ điện tử như hành doanh viễn thông trên bộ.

Con tàu đánh cá bề ngoài mảnh khảnh nh ưng các bộ phận thiết yếu đều được bọc sắt kiên cố, đạn đại bác bắn vào không bị hề hấn. Riêng ca-bin của đại tá Tze lại được bọc sắt kiên cố hơn nhiều, phải là bom một tấn rơi xuống chính giữa mới có hy vọng làm đổ xụp.

Trên boong tàu, lưới đánh cá chồng lên nhau bề bộn, song đó chỉ là tình trạng cẩu thả cố ý. Vì boong tàu được ghép thép dầy làm sân đậu cho hai phi cơ trực thăng, một quan sát, một chiếng đấu. Trực thăang quan sát kiểu Kaman HOK-I đã lên đường tới đảo Hoàng sa. Còn trực thăng chiến đấu là chiếc Sikorski HR28-I (3) , bay nhanh, trang bị đầy đủ súng đạn.

Ở mũi tàu có một cái thạp hình vuông, ấn nút điện thì mở cữa ra. Trực thăng từ trên đậu xuống boong, chạy một quảng ngắn rồi từ từ xuống hầm, cửa thạp lại tự động đóng lại, phi cơ thám thính bay không tài nào nhìn thấy.

Phía dưới, sát ca-bin của đại tá Tze, cómột ngăn riêng, cũng bọc sắt, bên trong là một tiềm thủy đỉnh nhỏ, loại bỏ túi. Tàu ngầm này là phương tiện chuyển vận của đại tá Tze để liên lạc với một tàu ngầm khác lớn hơn, đang quanh quần ngoài xa và cũng là lối thoát tối hậu nếu tàu đánh cá bị bại lộ và bị đối phương oanh tạc tiêu diệt.

Song đại tá Tze không tin rằng sớm muộn phải chui vào tàu ngầm bỏ tiú. Sau nhiều năm hoạt động nguy hiểm, hắn đã thu thập được kinh nghiệm máu, tuyệt đối thận trọng, chỉ tiến bước khi nào nắm chắc được thành công.

bằng chứng đại tá đã cướp được phi cơ VTOL mà không cần bắn một viên đạn. Thật ra, hắn chỉ tốn một ít thuốc nổ và thuốc nổ ấy cũng do pháo đài ZZ cung cấp.

Ngồi trong ca-bin trước cái bàn sắt gắn vào hông tàu, đại tá Tze bèang khuâng nhìn tấm lịch đặt ngay ngắn bên cái đụng tàn thuốc lá sạch bóng. Sạch sẽ là phương châm sinh hoạt của người sống trên tàu biển. Tuy nhiên, cái dĩa đựng tàn này luôn luôn sạch sẽ vì không bao giờ được dùng, mặc dầu chủ nhân là kẻ nghiện thuốc lá.

Thật vậy, đại tá Tze hút mỗi ngày một bao, song từ ngày rời đất liền, lên con tàu đánh cá trá hình nầy, hắn phải bỏ hút. Cái dĩa đựng tàn trống trơn làm đại tá liên tưởng đến cái bát chiết-yêu bằng sứ cổ, đời Khang-Hi, miệng bịt vàng, được đạt trong phòng đại tướng tổng giám đốc Tình báo Sở, lúc nào cũng đầy ấp thuốc lá chỉ hút nửa điếu rồi dụi.

Trung ương không thiếu cán bộ cao cấp tài ba, nhưng đại tá Tze được chọn vì hắn thông thạo tình hình Việt-Nam, lần này phải đói phó với nhân viên điệp báo Sài-Gòn, và sau khi thành công, hắn còn phải tiếp xúc với Trung ương cục miền Nam. Nắm được những võ khí bí mật đang đươọc hoàn bị trên hàng không mẫu hạm ZZ, hắn sẽ có thể thay đổi được cục diện chiến tranh.

Tze hé miệng cười, vẻ mặt hỉ hả.

Ngọn đèn đỏ trên điện thoại phựt cháy. Nhân viên trong phòng kiểm soát báo cáo:

- Thưa đại tá, trực thăng vùa tới đảo Hoàng sa bình yên.

Tze cất tiếng:

- Liên lạc với bọn dưới đất chưa?

Tiếng đáp:

- Thưa rồi.

Tze gật gù:

- Sửa soạn cho anh em về, rồi mở hết tốc lực ra khơi. Liên lạc ngay với Trân-Châu.

Trân-Châu là bí danh của một tiềm thủy đĩnh cực mạnh đang nằm dưới biển thuộc hải phận quốc tế. Thưoéng leeơ, tiềm thủy đĩnh ít khi chạy ngầm ở hải phận quốc tế. Nhưng đây là trường hợp đặc biệt. Tình báo Sở cần thận trọng để tránh luồng mắt và vành tay tinh tế của địch.

Đại tá Tze suýt phá lên cười. Kế hoạch đang được tiến hành được gọi là Kim Cương. Tiểm thủy đĩnh "mẹ" ngoài khơi là Trân-Châu. Con tàu đánh cá giả hiệu là Ngọc Bích. Toàn là tên nữ trang đắt tiền.

Tze không thích đàn bà. Đúng hơn, hắn không thích nịnh đàn bà và khi giận dữ, đánh bằng bông hồng. Bình sinh, hắn coi đàn bà như đồ chơi, là món hàng đấu giá, ai có đủ tiền là mua được. Trong đời, hắn từng chinh phục nhiều người đàn bà có sắc đẹp mê hồn mà không cần tán tỉnh. Hắn chỉ cần tặng một số nữ trang kim cương, trân châu, ngọc bích...

Lần nầy, đại tá Tze cười ha hả, ra vẻ đắc chí.

Tze sẽ không cưới, sẽ không đắc chí nữa, nếu biết được sự việc xẩy ra trên đảo Hoàng sa.

Trên đảo Hoàng sa, cách con tàu đánh cá của Tze không bao xa, ván bài đang tới hồi quyết liệt...

Tac... Tac... tacata, tacata...

Tiếng súng tiểu liên nổi lên, kèm theo tiếng rú thảm thiết. Nhưng đó không phải là tiếng rú của Văn Bình mặc dầu họng súng quái ác chĩa đúng vào người chàng và đối phhương đã lảy cò một cách bình tỉnh.

Tràng đạn được bắn ra, song Văn Bình thoát nạn nhờ con chó tây tạng không ngoan và lanh lợi. Nó nhào vào ngươì tên cầm súng. Những viên đạn đầu tiên vọt qua đầu Văn Bình, biến mất vào rừng kè san sát. Đối phương chưa kịp bắn tiếp thì con chow-chow đã ngoạm một miếng. Bị đau, hắn rú lên rồi buông súng.

Văn Bình tiến lên, phóng chân trái, kết liểu cuộc quần thảo chớp nhoáng. Đối phương ngã nhào xuống nền cỏ ướt át.

Trong nháy mắt, ba tên địch đã bị loại khỏi vòng chiến. Tuy nhiên, đó mới là trở lực đầu tiên. Trên không trung, chiếc trực thăng dữ tợn vẫn bay vù vù. Văn Bình thoáng thấy miệng súng đại liên và mặt xạ thủ.

Muốn ra khỏi tình trạng nguy nan, Chàng phải hành động thần tốc. Chiếc VTOL, quí báu nằm ngoan ngoãn gần chàng. Chậm một phút nữa, dây cáp bằng thép được móc vào cánh, phi công trực thăng kéo lên là đại sự thất bại.

May mà chàng đến kịp...

Con chow-chow như đọc được tư tưởng thấm kín của chàng đã co chân nhảy lên phi cơ. Tuy thân hình nhỏ nhắn, nó chỉ nhảy một cái là vọt lên trên nhẹ nhàng như biết phép Ninjitsu, phép khinh công ghê gớm của võ sĩ Nhật bản.

Trực thắng của địch vừa bay vòng ra khỏi sân đậu, chưa kịp trở lại. Lợi dụng một vài phút đồng hồ vô giá nầy, Văn Bình cho máy động cơ VTOL nổ. Chàng đã học cách lái, chàng lại quen thuộc với những bộ phận điều khiển chiếc VTOL, nên động cơ ngoan ngoãn tuân lịnh chàng.

Trên trời, hoa tiêu trực thăng nhìn xuống, mặt đang hồng hào bỗng tái mét:

- Chết chửa!

Phụ tá hoa tiêu cũng rú lên:

- Khổ quá! Mấy thằng của mình bị đánh ngã cả rồi.

- Lạ thật! Có hai thằng muỗi tép mà trị không nổi. Anh nhìn thấy chúng chưa?

- Chưa. Chỉ thấy ba thằng mình thôi.

- Chắc chúng đã bỏ trốn. Rầy rà ghê. Tìm ra trong rừng kè um tùm không phải dễ.

- Thôi, đại tá dặn mình phải về trong thời hạn dự định. Theo tôi, mình chỉ cần mang máy bay về là đủ.

- Được rồi... Nhưng làm cách nào mang máy bay về? Để tôi hạ thấp xuống nữa, anh tuột theo dây cáp, móc phi cơ vào... Tôi sẽ kéo anh lên.

Mắt hoa tiêu trục thăng bỗng lồi ra và đỏ ngòm như ngâm trong tiết. Hắn thét với phụ tá hoa tiêu:

- Anh thấy gì không?

Phụ tá hoa tiêu cũng bàng hoàng như bị điện giật:

- Phải rồi... Phải rồi...Chúng ở trong phi cơ mà mình không biết. Có lẽ chúng sắp cất cánh.

Hoa tiêu nghiến răng tức tối:

- Bọn tập sự náy không xử dụng nổi chiếc VTOL này đâu. Anh yên tâm...

Nhưng chiếc VTOL thần diệu đã rời khỏi sân cỏ, từ từ lên cao.

Phụ tá hoa tiêu đặt ngón tay vào cò đại liên:

- Chúng đã lên rồi đấy. Anh nghĩ sao? Theo tôi, chúng không phải là phi công tập sự mà là bọn chuyên môn như anh và tôi vậy.

- Dầu chúng là chuyên môn, tôi cũng là cỏ rác.Anh đã chuẩn bị xong chưa?

- Rồi.

- Khai hỏa.

- Thông thả. Chờ một phút nữa. Tôi đã bảo mà anh nằng nặc không nghe. Nếu anh chịu nghe tôi đã thịt chúng từ nãy.

- Anh sợ bắn không trúng ư?

- Con nít lên 10 bắn cũng trúng, huống hồ xạ thủ lành nghề như tôi. Nhưng cái nguy là chúng mình mất luôn phi cơ. Mà đại tá lại muốn mang về lành lặn.

- Ồ, đại tá đã căn dặn là nếu cần, chúng mìnhđược quyền tiêu hủy kia mà...

Phi cơ của Văn Bình đã vượt khỏi ngọn kè.

Vừa điều khiển chiếc VTOL, chàng vừa liếc nhìn chiếc trực thăng ngạo nghễ của địch. Là phi công kinh nghiệm, chàng biết sẽ mắc nạn nếu địch tấn công ngay sau khi chàng rời sân bay, chưa đủ sức vọt lên cao. Tuy nhiên, chàng cố bám lấy một tia hy vọng mỏng manh. Chàng hy vọng địch không dám bắn hỏng báu vật VTOL...

Song Văn Bình đã lầm hoàn toàn.

Păng...Păng...

Păng..Păng...

Loạt đạn păng păng của đại liên 20 kéo Văn Bình ra khỏi giấc mộng. Những viên đạn đầu tiên đã trúng thân phi cơ thí nghiệm VTOL.

Văn Bình rạp đầu xuống cần lái. Chợt thấy con chow-chow trèo lên ghế, nghễnh cổ nhìn ra ngoài, chàng vội kéo nó nằm xuống:

- Nằm xuống, chow-chow!

Conchó Tây tạng vừa dán mình xuống sàn phi cơ thì một tràng đạn chát chúa khác tiếp theo.

Tac...tac...tactac...tacacata...

Và cũng như lấn trước, loạt đạn nấy không trệch ra ngoài mục phiêu. Văn Bình cảm thấy toàn thân nóng bỏng như đang ngồi trước lò lửa một ngày mùa hạ.

Tactac..tactac...tacata... păng...păng.

Văn Bình mở hết ga xăng. Nếu địch bắn hụt loạt đạn thứ ba thì chàng có nhiều hy vọng thoát nạn.

Nhưng địch lại không phải là tay mơ trong làng xạ thủ. Sau tràng tacata quen thuộc, Văn Bình cảm thấy chiéc VTOL tròng trành dữ dội.Lửa bắt đầu cháy rần rần, cần lái không tuân theo sự điều khiển thành thạo của Văn Bình nữa.

Văn Bình cố gắng lần cuối. Vô ích. Chàng vốn là phi công giỏi, song đây là lần đầu chàng lái chiếc VTOL nầy. Vả lại, đây là loại phi cơ thí nghiệm, một phần máy móc chưa được hoàn bị. Phi cơ bị bốc hóa, Văn Bình không tài nào vọt lên cao được nữa. Và nguy nhất là phi cơ mới vượt khỏi ngọn rừng kè, đang còn quá thấp, chàng không thể nhảy dù.

Chiếc VTOL lảo đảo như người say rượu. Hy vọng tan ra mây khói, Văn Bình chỉ còn biết trông chờ vào định mạng. Trong quá khứ,nhiều lần chàng chỉ cách cái chết trong gang tấc mà điều thoát hiểm. Nhưng còn lần nầy...

Tacata...tacata...

Loạt đạn thứ tư từ chiéc trực thăng ma quái bay tới. Và cũng như những lần trước, loạt đạn này đã cắm vào thân phi cơ.

Văn Bình gụt đầu xuống ghế. Không hiểu vì trúng đạn hay vì bị áp lực mà chàng ngất đi.

Chiếc VTOL lạc lõng nhào xuống biển. Tuy nhiên, trước khi chìm vào biển rộng mênh mông, nó còn lượn một vòng như muốn thi gan với chiếc trực thăng ngạo nghễ theo sau.

Ầm ầm...

Thế là hết. Chiếc VTOL mà các cơ quan điệp báo đồng minh mất hàng ngàn triệu đô-la để chuyển từ giai đoạn đồ họa sang giai đoạn thực hiện với hy vọng rút ngắn chiến cuộc, đã chui tuột xuống biển Thái-Bình, để lại bên trên một vũng nhớt lớn.

Cả Văn Bình lẫn con chow-chow trung thành theo chiếc VTOL chìm xuống đáy biển.

Trên trực thăng, hoa tiêu trút ra một tiếng thở dài, như vừa cất được tảng đá nặng trên ngực:

- Thế là hết...

Phụ tá hoa tiêu mân mê nòng súng nóng bỏng:

- Hừ, chưa hết đâu, anh ạ. Đối với chúng mình thì mới là bắt đầu... Anh hiểu ý tôi không?

Hoa tiêu thở dài một lần nữa, lần này không phải để trút ưu tư mà là hứng thêm ưu tư:

- Hiểu. Chúng mình đã thất bại. Thất bại, không mang phi cơ về nộp đại tá, đúng theo kế hoạch. Bao nhiêu tâm cơ đã trở thành dã tràng xe cát. Tôi không tin là đại tá bằng lòng...

- Dĩ nhiên, trên thế giới, ông là người ít bằng lòng nhầt. Anh ạ, chưa bao giờ tôi thấy đại tá bằng lòng. Vả lại, trong vụ nầy, chúng mình không có lỗi. Chẳng qua, mấy thằng chó chết bên dưới không đủ bản lãnh trấn áp địch, mặc dầu có toàn tiểu liên hạng tốt.

Sực nhớ ra, phụ tá hoa tiêu bàng hoàng:

- Nghe nói địch gồm hai đứa, vậy mà tôi chỉ thấy một trên phi cơ VTOL.

Hoa tiêu khựng người:

- Chắc không?

- Chắc. Về điểm nầy, tôi không bao giờ lầm lẫn.

- Vậy thì chúng mình nguy rồi.

- Nghĩa là một đứa còn ở lại trên chiếc máy bay đã chở chúng tới. Hắn sẽ báo động cho căn cứ ZZ.

- Theo tôi, hắn đã báo động rồi.Vì đảo này hẹp, chắc chắn hắn đã nghe tiếng súng và có thể đã nhìn thấy ta bắn hạ chiếc VTOL. Có lẽ phút nầy, phi đội của địch đã rời hàng không mẫu hạm bay tới đảo Hoàng sa.

- Nguy quá Bọn mình lái trực thăng cà khổ này thoát sao được?

- Mình xả hết tốc độ thì may ra còn kịp.

Trực thăng rùn mình mạnh mẽ như người khổng lồ bị cảm trước khi hướng về phía mặt trời mọc, phóng nhanh. Vừa lái, hoa tiêu vừa lẩm bẩm một mình như gã điên:

- Báo động, báo động...Phải phóng thật nhanh, nêu không, mất mạng.

Thật ra,hoa tiêu đoán đúng. Giờ ấy, hàng không mẫu hạm ZZ đã được Triệu Dung báo động.

Sau khi Văn Bình cùng con chow-chow biến vào rừng kè, và chiếc trực thăng lạ bay vòng tròn, Triệu Dung vội chạy lại chiếc phi cơ T-34B, gọi vô tuyến điện cứu cấp cho hạm trưởng.

Liên lạc xong với hạm trưởng, Triệu Dung chạy băng theo vết Văn Bình. Trong lòng chàng, một cảm giác lạ lùng dâng lên. Chàng có cảm giác là bạn gặp nạn.

Ruột gan chàng nóng như lửa đốt khi chàng nghe những tràng đạn đui-sết từ trên trực thăng bắn xuống. Chàng bứt đầu dặm chân vì quên mang súng lớn theo. Với khẩu tiểu liên, chàng có thể hạ trực thăng dễ như bỡn. Trong tầm thu hẹp nầy, chàng chỉ cần đặt một viên đạn vào trục cánh quạt là trực thăng rơi tòm xuống biển.

Không những quên mang tiểu liên, Triệu Dung còn quên mang cả súng lục nữa...

Tacata... Păng...Păng...

Ầm... ầm... ầm... ầm...

Tiếng ầm ầm này quá quen thuộc với tai chàng. Chàng không thể nào lầm được. Đây là một vật lớn và nặng rơi xuống biển. Trực thăng của địch đang bay trên không. Vậy vật rời xuống biển là gì?

Một luống khói trắng bay lên sau rặng kè um tùm. Không quan tâm đến gai sắt đâm vào da thịt, Triệu Dung phóng như bay tới bãi cát phía sau hải đảo.

Trước mặt chàng, san hô và vỏ sò trắng xóa một vùng, tương phản dịu dàng với mặt biển trong xanh, rập rờn ánh nắng. Phong cảng hữu tình có thể làm xúc động những tâm hồn chai sạn nhất, song Triệu Dung không có thì giờ mơ mộng nữa.

Vì chàng đã đoán thấy sự thật.

Vả lại, sự thật phũ phàng, ghê rợn đang lần lần trải rộng ra phía trước.

Triệu Dung lặng người.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx