Mỗi khi mùa đông đến, không ít những động vật do nguồn thức ăn khan hiếm liền chui vào những nơi như hốc cây, lòng đất, hang động..., để ngủ đông. Ví dụ như chuột hoang, rái cá cạn chuyên ăn phần màu xanh của thực vật, và loài nhím chủ yếu sống dựa vào sâu bọ, thậm chí là gấu chó chỉ ăn thực vật.
Nhưng điều kì lạ là loài hải sâm sinh sống ở biển nông lại tiến hành giấc ngủ hè đặc biệt, đó là nguyên nhân gì vậy?
Hoá ra, hải sâm sống nhờ vào việc ăn các sinh vật nhỏ dưới đáy biển. Tuy nhiên, các sinh vật dưới đáy biển cũng thay đổi theo sự thay đổi của nhiệt độ nước biển. Ban ngày nước biển ấm, thì chúng sẽ nổi lên trên; ban đêm nước lạnh thì chúng sẽ quay về dưới đáy biển. Ngày nổi đêm chìm chính là thói quen sinh sống của các sinh vật nhỏ dưới đáy biển.
Sau khi vào hạ, tầng trên của nước biển do được Mặt Trời chiếu sáng mạnh, nhiệt độ tương đối cao. Lúc này, các sinh vật nhỏ dưới đáy biển đều nổi lên trên mặt biển, còn hải sâm lại rất mẫn cảm đối với nhiệt độ, khi nhiệt độ nước vượt quá 200C thì chúng sẽ di chuyển xuống dưới đáy biển sâu hơn. Do ở nơi mới thiếu thức ăn, hải sâm không có gì ăn được, đành phải đi vào trạng thái ngủ hè. Đây là thói quen của sinh vật được tạo thành do phải thích ứng với môi trường.
@by txiuqw4