sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

48. Côn Trùng Có Mấy Loại "Miệng"?

Các nhà khoa học gọi "miệng" của côn trùng là giác quan hai bên miệng. Tuy trong vương quốc côn trùng có hơn 1 triệu thành viên, nhưng kiểu giác quan hai bên miệng của chúng lại không nhiều, các nhà khoa học phân chia giác quan hai bên miệng của côn trùng thành mấy kiểu lớn như: kiểu nhai, kiểu liếm hút, kiểu đâm hút, kiểu xi-phông (kiểu thông nhau), kiểu nhai hút... Đương nhiên, sự hình thành của những giác quan hai bên miệng này có quan hệ mật thiết với thức ăn mà côn trùng ăn.

"Miệng" của con ong có nhiều chức năng, vừa có thể nhai nát nhỏ phấn hoa, vừa có thể vươn vào trong bông hoa để hút mật. Do vậy người ta gọi loại "miệng" đặc biệt này là giác quan hai bên miệng kiểu nhai hút.

"Miệng" của ruồi là đại diện của giác quan hai bên miệng kiểu liếm hút. Bởi vì khi ruồi đậu vào sữa hay canh rau có thể trực tiếp dùng "miệng" hút, nếu gặp thức ăn thể rắn như kẹo và bánh ngọt lại dùng "miệng" để liếm, hoà tan thức ăn rắn vào trong nước bọt của mình, sau đó lại hút thức ăn vào trong bụng.

"Miệng của muỗi rất đặc biệt, do một chùm vòi rất mảnh tạo thành. Những chiếc vòi này có cái cứng có cái mềm, cái cứng dùng để đâm xuyên da, hút máu trong cơ thể người và động vật, cái mềm lại trở thành thực quản và tuyến nước bọt... Do "miệng" của muỗi có đặc điểm đâm vào để hút thức ăn, do vậy gọi nó là giác quan hai bên miệng kiểu đâm hút.

Ngoài muỗi ra, ve cũng có giác quan hai bên miệng kiểu đâm hút tương tự, nhưng khác là giác quan hai bên miệng của nó đặc biệt cứng dài và chỉ có một cái. Chúng ta biết rằng ve thích hút chất nước trong thân cây để đáp ứng nhu cầu thức ăn, "miệng" của nó đã biến thành một cái "kim" vừa cứng vừa dài. Nhờ vậy nó có thể xuyên qua vỏ cây để hút nhựa.

"Miệng" của bướm và thiêu thân là chiếc vòi dài và mảnh. Bình thường chiếc vòi giống như chiếc đồng hồ được lên dây cót vậy, nhưng khi đến trước bông hoa nở, chiếc vòi bỗng chốc sẽ trở nên dài ra đủ để hút mật ở chỗ sâu trong cùng của bông hoa, sau khi ăn uống no đủ, chiếc vòi sẽ được cuộn lại như cũ. Loại "miệng" thú vị này chính là giác quan hai bên miệng kiểu xi-phông điển hình.

"Miệng" của châu chấu được gọi là giác quan hai bên miệng kiểu nhai, có điểm giống như miệng của động vật bậc cao. Hai bên trái phải của nó có hai hàm mang răng cưa, đặc biệt thích hợp cho việc gặm nhấm hoa màu. Phía dưới hàm còn có mấy chiếc xúc tu chuyên dùng để nhận cảm giác đồ vật của thế giới bên ngoài.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx