Dom đóm là một loài côn trùng có ích. Trung Quốc cổ đại thường gọi đom đóm là "dạ chiếu" (chiếu sáng vào ban đêm), "rạng rỡ"... ý nói là chúng biết phát sáng. Về thời cổ đại, con người lợi dụng đom đóm chiếu sáng khi khoa học chưa phát triển là rất hay gặp, nhưng tại sao đom đóm có thể phát sáng thì họ chưa chắc đã biết.
Ánh sáng của đom đóm có màu vàng xanh, có màu đỏ cam, độ sáng cũng không giống nhau. Nếu như chúng ta bắt chúng để vào trong bình thuỷ tinh nhỏ thì có thể quan sát được đặc điểm phát sáng của chúng là ở hai đốt cuối cùng ở phần bụng, hai đốt này vào ban ngày là màu trắng xám, vào ban đêm mới có thể phát ra ánh sáng. ánh sáng được phát qua biểu bì trong suốt, phía dưới biểu bì là một số tế bào có thể phát sáng, phía dưới tế bào phát sáng là một số tế bào khác có thể phản xạ ánh sáng, có thể nhìn thấy trong đó đầy những hạt nhỏ, được gọi là tuyến lạp thể. Tuyến lạp thể có thể oxi hoá chất dinh dưỡng mà trong cơ thể hấp thu được, hợp thành chất nào đó có chứa năng lượng. Trong tế bào phát sáng có chứa rất nhiều tuyến lạp thể, chứng minh rằng chúng có thể chế tạo được tương đối nhiều chất có chứa năng lượng.
Tế bào phát sáng còn có chứa hai thành phần đặc biệt: một loại gọi là chất huỳnh quang, một loại gọi là dung môi huỳnh quang. Chất huỳnh quang kết hợp với chất có chứa năng lượng, khi có oxi, chịu tác dụng xúc tác của dung môi huỳnh quang, làm cho hoá năng có thể chuyển hoá thành quang năng, sinh ra ánh sáng. Đom đóm thường phát sáng lập loè là bởi vì nó có thể điều chỉnh việc cung cấp oxi đối với tế bào phát sáng.
Màu sắc phát sáng của đom đóm khác nhau là do chất huỳnh quang và dung môi huỳnh quang không giống nhau. Việc phát sáng của đom đóm có tác dụng dụ dỗ con khác giới và làm cho đồng loại tụ tập với nhau, chúng ta có thể nhìn thấy đom đóm trong bình thuỷ tinh nhỏ có thể dụ dỗ được con đom đóm khác ở nơi tương đối xa bay về phía bình thuỷ tinh.
Điều thú vị là không những đom đóm trưởng thành có thể phát sáng mà trứng, ấu trùng và kén của chúng cũng đều có thể phát sáng được.
@by txiuqw4