Ech là vệ sĩ trong vườn, nó bắt các loại côn trùng để ăn và bảo vệ cho cây trồng được phát triển. Động tác bắt mồi của ếch có một điểm rất lạ là mỗi lần nuốt mồi, ít nhất ếch phải chớp mắt một lần. Nếu côn trùng mà ếch nuốt tương đối to thì số lần chớp mắt lại nhiều lên cho đến khi thức ăn nuốt trôi vào trong mới thôi.
Tại sao ếch nuốt mồi lại phải chớp mắt nhỉ?
Khi ếch bắt mồi, lưỡi thò ra khỏi mồm và dính chặt vào con mồi, sau đó ếch cuộn miếng mồi đưa vào trong và nuốt chửng. Do con mồi không được ếch nhai nên khi vào đến cổ họng ếch nó rất khó trôi xuống bụng. Do vậy, phải có một lực đẩy vào bên trong mới làm miếng mồi trôi vào trong và ếch chớp mắt mới có thể giúp nó nuốt được miếng mồi. Phía dưới khoang mắt của ếch không có xương, tròng mắt gần giống hình tròn, phía ngoài có mí trên và mí dưới cùng lớp màng nhày có thể hoạt động được. Tròng mắt và cổ họng chỉ cách nhau một lớp màng nên khi cơ mắt co lại, mắt hơi nhô vào phía trong họng làm nảy sinh áp lực giúp cổ họng nuốt trôi thức ăn. Do vậy mới sinh ra hiện tượng chớp mắt khi nuốt mồi của ếch.
@by txiuqw4