Nhiệt độ bề mặt các hằng tinh đạt đến hàng ngàn, thậm chí hàng vạn oC, nên chúng có thể phát ra các loại sóng điện từ bao gồm cả ánh sáng thấy được. Lấy Mặt Trời là hằng tinh thông thường mà nói, mỗi giây nó bức xạ ra một năng lượng khoảng 382 triệu tỉ tỉ oát, năng lượng đó có thể cung cấp cho toàn thế giới sử dụng 10 triệu năm.
Vì sao các hằng tinh lại phát sáng được? Đó là một câu hỏi đặt ra cho các nhà thiên văn hơn 100 năm nay, mấy chục năm gần đây mới giải đáp được. Đầu thế kỷ XX nhà vật lý vĩ đại Anhstanh đưa ra thuyết tương đối phản ánh mối quan hệ giữa khối lượng và năng lượng, từ đó giúp các nhà thiên văn giải quyết được câu hỏi vì sao các hằng tinh lại phát sáng. Nguyên là trong lòng hằng tinh, nhiệt độ cao đến trên 100 triệu °C. Dưới nhiệt độ cao các chất sẽ phát sinh phản ứng nhiệt hạch, ví dụ 4 nguyên tử hydro sẽ phân rã thành một nguyên tử heli, trong quá trình đó một phần khối lượng bị mất đi, đồng thời sẽ phóng thích ra một nguồn năng lượng khổng lồ. Do đó nguồn năng lượng này truyền từ trong ra ngoài dưới dạng bức xạ, từ bề mặt hằng tinh phát ra trong không gian, khiến nó phát sáng trong vũ trụ lâu dài.
Nhiệt độ của hành tinh thấp hơn rất nhiều so với hằng tinh, do đó chúng không thể tự phát sáng. Khối lượng của các hành tinh cũng nhỏ hơn rất nhiều so với các hằng tinh. Khối lượng của hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời là Mộc tinh chưa đến một phần nghìn khối lượng của Mặt Trời, do đó các hành tinh nhận được năng lượng của lực co ngót không đủ để làm cho nhiệt độ trong lòng nó cao đến mức xảy ra phản ứng nhiệt hạch.
@by txiuqw4