Bạn đã nghe nói đến sao lùn trắng chưa? Chắc bạn sẽ nghĩ rằng đó chẳng qua là tên của một ngôi sao nào đó. Thực ra sao lùn trắng không phải là tên của một ngôi sao mà tên gọi của một loại sao. Giống như ta trong cuộc đời được chia thành các giai đoạn thiếu niên, trung niên, tuổi già, các nhà thiên văn cũng chia cuộc đời của các hằng tinh thành thời kỳ đầu, thời kỳ giữa và thời kỳ cuối. sao lùn trắng thuộc về loại sao ở giai đoạn cuối.
Đừng cho sao lùn trắng đã vào tuổi già là sắp kết thúc. Tuy tuổi hai ngôi Sao lùn trắng giống nhau, nhưng chúng có thể chênh nhau mấy trăm triệu năm, đó là vì sự chênh lệch dài ngắn của tuổi thọ hằng tinh gây nên. Ví dụ nói tuổi thọ của hằng tinh là trên mấy tỉ năm, còn có những hằng tinh chỉ tồn tại mấy chục triệu năm, do đó hai hằng tinh cùng có tuổi 30 triệu năm, nhưng tuổi thọ của một hằng tinh là mấy tỉ năm cho nên nó còn tương đối trẻ, còn đối với hằng tinh tuổi thọ chỉ mấy chục triệu năm, nó đã là một hằng tinh già, rơi vào thời kỳ "sắp chết".
Tuổi tác không đủ làm tiêu chuẩn để đánh giá sao lùn trắng, vậy căn cứ vào cái gì để xác định giai đoạn của một sao lùn trắng?
Hai chữ "trắng" và "lùn" đã miêu tả rất rõ loại hằng tinh này. Trắng chứng tỏ nhiệt độ của nó cao. Nhiệt độ bề mặt Mặt Trời ước khoảng 6000 °C, còn nhiệt độ bề mặt của sao lùn trắng cao hơn Mặt Trời rất nhiều, ước khoảng 1 vạn 0C, cho nên nó phát ra ánh sáng màu trắng. Lùn là chỉ hằng tinh đó nhỏ. Nói chung thể tích của sao lùn trắng gần như Trái Đất, chưa đến một phần triệu của thể tích Mặt Trời. Những sao lùn trắng nhỏ hơn, có ngôi chỉ bằng 1/10 triệu Mặt Trời, nhưng khối lượng của nó lại tương đương với Mặt Trời.
Mùa đông, nhìn lên phía đông nam bầu trời ta có thể thấy một hằng tinh sáng nhất, gọi là sao Thiên Lang. Bên cạnh nó có một ngôi sao nhỏ mắt thường không thấy được quay quanh nó, ngôi sao này gọi là Bạn sao Thiên Lang. Nó là sao lùn trắng được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1862. Tuy nó tương đương với Trái Đất, nhưng mật độ lớn kinh người, một mẩu bằng hạt đậu của nó đủ nặng hơn 1 kg.
Hiện nay những sao lùn trắng nhỏ, nhưng khối lượng lớn đã phát hiện được hơn 1000 ngôi. Trong hệ Ngân hà của ta số sao lùn trắng không phải chỉ có thế, chẳng qua vì nó rất nhỏ nên khó phát hiện mà thôi.
Từ khoá: Sao lùn trắng; Sao Thiên Lang.
@by txiuqw4