Tôi biết chắc nàng đã yêu tôi. Nàng chỉ mỉm cười những lúc có tôi và nhìn tôi trong lúc tôi ghi tên đồng bào di cư vào phiếu lý lịch ở Phủ Đặc Ủy Di Cư! Mỗi buổi trưa, mỗi buổi chiều, tôi anh dũng trở về. Trên chiếc ghế bố không còn bóng dáng những thằng ngồi cởi trần khoe bắp thịt tay và ngực Tôi chắc tình địch cùa tôi nản chí. Và, vì chuyên lo bắp thịt, chúng nó không thể về yêu hoa cúc khi thấy nàng mặc áo vàng. Tôi quả quyết chúng nó đã về yêu tạ tám mươi ký, trăm ký. Để mình tôi nằm thơ thới suy nghĩ hai câu thơ Nguyễn Bính:
Em nghe họ nói mong manh Hình như họ biết chúng mình với nhau Không đâu chưa ai biết nàng và tôi đã" với nhau trừ chị phượng. Còn nàng, nàng cũng không thể đoán nổi tôi đã yêu nàng chưa, dù nàng đã làm tôi tự đày đọa cái thân tôi. Ngày mai không có đò ngược sớm và tôi trót hứa thêm với chị Phượng là tôi ở lại, tôi chẳng nở bắt tội nàng khóc. Thì hẳn nàng phải hiểu tôi đã yêu nàng.
Con đường văn nghệ dấn thân của tôi rất nhiều chất viễn mơ. Nói theo thi sĩ Đinh Hùng, tác giả Ngày đó có em, viết về những hình bóng đàn bà quấn quít lấy sự nghiệp thi ca của thi sĩ Bích Khê, vô phúc, thiếu âm đức, tôi mà dấn thân vào văn học sử, em Ngọc yêu dấu sẽ vào luôn. Em vào văn học sử bằng chiếc xích lô đạp của tôi, tức là những " đại tác phẫm do chính tôi sáng tác và chép bản thảo. Em vào với huyền thoại người con gái đêm ngáy pho pho, nghiến răng ken két; nhai thịt bò sái cả quai hàm và thay quần áo xuống phố trong chiếc chiếu quây tròn. Văn học sử sẽ chú thích rõ ràng ngày tháng ở Nhà Hát Tây. Nhưng một hôm, nhà văn nghệ vừa viễn mơ, vừa dấn thân Trương Chi gặp trục trặc kỹ thuật...tình yêu! Chàng lãnh lương cuối tuần được sáu trăm đồng bạc, hí hửng viễn mơ tắc xi. Dấn thân là đói rách, đi xe nhân dân, tục gọi xe ô tô buýt. Viễn mơ là no lành, ăn cơm tiệm và đáp tắc xi. Chàng bảo tắc xi dừng lại bên đây đường, trả tiền cuốc xe, tặng thêm ông tài mười phần trăm " puộc - boa và hai tay thọc túi quần, Trương Chi thổi sáo điệu nhạc Tô Vũ Mộc Dương. Tô Vũ chăn dê - mà lời ca như vậy.
Qua bến đò ngày năm xưa. Anh với em chung một con thuyền. Đôi môi thắm tươi như một bông hồng. Đôi mắt mơ màng như ngất núi sông...
Điệu nhạc " tiền chiến cổ lổ xỉ rất hợp với tâm hồn viễn mơ của Trương Chi. Chàng cao hứng chuyển qua điệu " tăng gô si noa mà lời ca tiền chiến như vầy:
Ngọn gió chiều lung lay khóm trúc Gợi nhớ thương dào dạt trong lòng Lại khiến lòng anh đây nhớ Khi tựa bên nàng vai lại kề vai Trông bướm bay theo làn gió thu Mà khi nay còn đâu thấy chàng Để chúng ta cùng say sưa dưới nắng chiều cùng trông Bướm bay, bướm bay nô đùa với hoa...
Rồi chàng sang bên kia đường, ghé vô nhà sách Khai trí, mua cuốn tiểu thuyết Tây, nhan đề Les Moustiques của một tác giả tên thật khó đọc nên không thể viết ra đây. Sở dỉ, chàng chọn cuốn Les Moutiques vì chàng hiểu nghĩa tên truyện. Chàng đoán tác giả đã diễn tả những con muỗi có vòi khủng khiếp như muỗi Nhà Hát Tây Sàigòn. Muỗi truyền nhiều bệnh. Thí dụ bệnh sốt rét. Chàng sẽ ba hoa về loài muỗi, so sánh muỗi Tây với nuỗi Mỹ, muỗi Ý Đại Lợi, muỗi Ấn Độ? muỗi Ba Tư, muỗi tư bản, muỗi cộng sản. Và em Ngọc sẽ phục chàng "kền Pháp văn. Ôi, một nhà văn nghệ chứa trong lòng cả bồ tiếng Tây thì rất nên kiêu hãnh! Trương Chi hiểu chàng hơn ai hết. Chàng đã học Corneille, Racine, Molière song chàng chĩ đủ khả năng đứng trên vỉa hè thành phố Paris vẫy tay, hét loạn xạ " taxi, taxi và tài xế hỏi bất cứ câu gì, chàng vẩn khăng khăng " Victor Hugo có nghĩa là " Bạn tài xế Tây thân mến, bạn cứ đưa tôi về phố Victor Hugo cho được việc Nếu một mai, chàng qua Tây lãnh giải thưởng văn chương của Hàn Lâm Viện Pháp Quốc. Trương Chi đã hơn một lần chỉ tay vào trái quít, thông ngôn giùm một anh lính Tây " C est un mandarin Trái quít biến thành ông quan. Đó, thực chất tiếng tiếngTây của nhà văn nghệ Trương Chi. Ai mà biết, em Ngọc nào biết? Chàng sẽ viết về André Gide, Albert Camus, Jean Paul Sartre, André Malraux mặc dù, đọc truyện thần tiên của Perrault, của Grimm, chàng phải đánh vật với tự điển Pháp Việt Phổ Thông của Đào văn Tập. Tội nghiệp Trương Chi! Tại sao chàng cứ hì hục khuân tảng đá? Ấy là vì kỹ thuật tình yêu.
Yêu là giả dối, phù phiếm, màu mè, riêu cua, hoa hoè hoa sói. Nhưng Trương Chi không luận bàn về tình yêu vì chàng đang được yêu, đang yêu. Chàng hí hửng cầm cuốn Les Moustiques, anh dũng tháo giấy bao ngoài vất đi và phăng phăng bước về phía Nhá hát Tây. Chàng hồi hả leo cầu thang. Chàng hy vọng tràn trề là em Ngọc sẽ nhìn thấy cuốn tiểu thuyết Tây trên tay chàng. Không có em Ngọc ở nhà. Em đi đâu? Mỵ nương đi đâu? Trương Chi dấn thân quăng lưới suốt ngày, về nhà mong gặp Mỵ nương để khoe... sự nghiệp chài lưới thì nàng lại bỏ đi. Chị Phượng xuất hiện, khuôn mặt hầm hầm. Trương Chi cụt hứng. Chị Phượng bước nhanh tới ghế bố:
- Cậu Long - Bút hiệu...
Chị Phượng gạt phắt:
- Không bút hiệu bút tiệm gì cả. Cậu tệ quá. Cậu bội bạc, thiếu chung tình.
Tôi ngẩn ngơ giây lát. Rồi ấp úng:
- Em đã làm gì?
Chị Phượng hạch tội:
- Cậu đa tình, lông bông như con chuồn chuồn. Cậu đã bắt tội con Ngọc khóc sưng mắt chiều nay.
Tôi thộn mặt ra, chẳng hiểu mình đã gây nên tội lỗi gì. Chị Phượng nói tiếp:
- Nó bảo trưa nay nó gặp cậu đi với cô nào, hai người chia nhau từng múi mít cười cười, nói nói say sưa lắm.
Chết tôi rồi. Tôi hàm oan rồi. Tôi là Thị Kính. Trên bước đường văn nghệ dấn thân ghi tên đồng bào di cư vào phiếu lý lịch, thỉnh thoảng, có hôm tôi sóng vai với đứa con gái đầy nam tính. Nàng tên Bảo, hơn tôi ba tuổi và là người cùng quê hương tôi. Những buổi sáng đói rách, không tiền đi xe nhân dân, tôi thường tập thể thao chân trên những vỉa hè từ Nhà Hát Tây tới Phủ Đặc Ủy Di Cư. Một sớm mai, đen ngòm, có tiếng gọi ơi ới:
- Long, Long.
Người gọi tên tôi, tên cúng cơm của tôi là Bảo. Nàng cũng dấn thân như tôi. Vì không có tâm hồn nghệ sĩ nên không thể cho nàng đứng chung hàng ngũ văn nghệ dấn thân. Nàng hỏi:
-Đi đâu sớm thế?
- Đi làm.
- Tôi đi vvới anh.
Và nàng đi cạnh tôi. Nàng thấp và dáng đi lạch bạch y hệt con vịt bầu. Hể mở miệng là ngôn ngữ phóng ra oang oang phố xá. Ngày còn đi học một lớp, ở trường xưa, tôi đã tưởng nàng là trai giả gái, Bởi vì, có lần nàng vật nhau với một bạn trai, chiến thắng oanh liệt chỉ tại thằng bạn trai rắc hoa ngâu lên mái tóc lơ thơ tơ liễu buông mành của nàng. Nàng nổi giận, cho thằng bạn tỏ tình yêu bằng một keo vật. Nàng đấm, đá, và "đệm chân khiến anh trai vừa lớn ngã lăn cu chiên. Từ đó, nàng không được coi là con gái thuần túy nữa. Tôi sợ nàng thoi vài trái nếu từ chối" đi với nàng, thành thử, đành im lặng chấp nhận. Nàng gạ leo xe buýt, tôi lắc đầu. Nàng gạ kêu tắc xi, tôi xua tay. Hai đứa cuốc bộ. đang đi, gặp hàng ngô luộc, nàng kêu ầm ỷ:
- Bắp, bắp, bắp!
Nàng mua bắp, lột vỏ, mời tôi ăn. Tôi xấu hổ quá, vội nhét cái ác mô ni ca vào túi. Để mình nàng độc tẩu khẩu cầm tức là thổi ác mô ni ca. Nàng gặm lia lịa, nhai nhồm nhòam. Thiên hạ ngó nàng, cứ tưỡng nàng là nhân tình của tôi! Gặm ngô chán, nàng bắt tôi dừng lại uống nước rau má. Nàng bảo " Tốt lắm, uống nước rau má hết táo bón! Uống nước rau má xong, gặp hàng mít, nàng lại mua mít. Nàng ăn quà vặt như con cò con trong ca dao:
Con cò là cái cò con Chửa đi đến chợ đã lon ton ăn quà Ăn từ bánh đúc, bánh đa Bánh chưng, bánh cuốn, cháo hoa, bánh đề Ăn xong vỗ đít ra về Thấy hàng chả chó lại lê đít vào.
Tôi đã đau khổ vì nàng, người đi cạnh đời tôi đầy mùi hương hôi nách. Chắc em Ngọc yêu dấu bắt gặp tôi đi với nàng. Và ghen quá, em tưởng tôi sung sướng, say sưa. Tôi đã thề không yêu con gái nếu con gái trên đời này giống Nguyễn thị Mộng Bảo. Tôi mỉm cười, nhìn chị Phượng:
- Để mai em mời chị đi với " cậu con trai ấy - Ai?
- Cô con gái mà chị tưởng lầm em mê nàng.
- Chị đâu có tưởng. Con Ngọc đã tưởng thế. Vậy cậu không " có gì với cô ta à?
Tôi kể vài nét đan thanh về Mộng Bảo. Chị Phượng cười khúc khích. Chị vỗ vai tôi:
- Long...
- Bút hiệu Trương Chi!
- Cậu Trương Chi, chị bảo với con Ngọc là chị không lầm. Cậu chung tình mà!
Tôi hỏi - lần đầu tiên tôi hỏi câu này - về Ngọc:
- Thưa chị, Ngọc đi đâu?
Chị Phượng đáp:
- Con bé đi trốn nỗi buồn. Nó xuống nhà chú chị ở Tân Định. Để chị đi kiếm nó gấp.
Chị Phượng ngó tôi:
- Cậu đi với chị không? Cậu phải xin lổi nó. Cậu phải thề từ mai, không được ăn mít của cô Bảo gì đó nữa.
Tôi nói:
- Thưa chị, em...
Và thay đổi lập trường rất lẹ:
- Dạ, dạ... Vâng... Em sẽ xin lỗi Ngọc. Em có tội. Em sẽ mua thuốc đau mắt nhờ chị nhỏ giùm vào đôi mắt sưng vù của Ngọc.
Chị Phượng vỗ vai tôi, thân yêu hơn cả bao giờ:
- Nói lời phải giữ lấy lời.
Tôi hứa:
- Em xin thề.
Và tôi hỏi:
- Thưa chị, Ngọc đau mắt thật à?
Chị Phượng bĩu môi:
- Khóc cả buổi không đau mắt sao? Cậu Long?
- Bút hiệu Trương Chi!
- Cậu Trương Chi...
- Dạ, đau mắt nặng, thưa chị, có thể có màng, sinh lông nheo quặn và nếu không chửa, còn có thể viền vải tây điều.
Thuở đó, bầu trời văn nghệ Việt Nam chưa được thắp sáng bởi thi tài Trần Đồng Vọng nên những kẽ nặng tâm hồn nghệ sĩ như tôi rất sợ người yêu của mình bị toét mắt. Thứ thuốc trị đủ các bệnh đau mắt chỉ mới phát minh gần đây. Tức là những bài thơ của thi sĩ Trần Đồng Vọng tác dụng ngang hàng kẹo kéo.
Con mắt kẻm nhẻm kèm nhèm Ăn đồng kẹo kéo sáng hơn đèn ô tô.
Mắt có màng hay mắt thông minh, mua thơ Trần Đồng Vọng về đọc hoặc nhờ người đọc giùm sẽ khỏi ngay, không cần ăn kẹo kéo. Bởi vì thi sĩ Trần Đồng Vọng là đông y sĩ chuyên trị bệnh con mắt. Người Apollinaire Giao Chỉ đã hòa hợp thuốc đau mắt vào thi ca một cách thần sầu. Văn nghệ phục vụ nhân sinh đó, dấn thân ra phết! Giá tuổi vừa lớn của tôi đúng vào thời này, tôi nào sợ hãi người yêu của mình mắc bệnh đau mắt. Nhưng thuở đó, cái thuở Thế Lữ diễn tả Nhiệm mầu sương gió lạnh Trời mây huyền ảo đắm hồn thơ Vì sao Trần Đồng Vọng còn núp trong mây u ám, thành thử, tôi vội trình bày:
- Thưa chị, em nghĩ ra rồi, chả cần nhỏ thuốc đau mắt, chị ạ! Mai em mua biếu Ngọc vài đồng kẹo kéo, Ngọc ăn xong, đôi mắt sẽ sáng rực, long lanh tình yêu.
Chị Phương bẹo tai tôi:
- Trương Chi khéo khôi hài.
Thưa chị, thưa chị kính mến, người chị dắt em lên lầu gặp Mỵ Nương, người chị đẩy cánh cửa cho em bước vào đường tình sử, em đâu dám khôi hài. Tại em vui quá. Ở trái tim em, niềm vui đang mở hội, đang họp chợ. Em biết chắc Ngọc đã yêu em, đã vì em khóc sưng mắt. Cám ơn con vịt bầu lạch bạch Nguyễn thị Mộng Bảo. Cám ơn những múi mít, những ly rau má, những cây... ác mô ni ca ngô luộc. Nhờ vịt bầu, tôi mới biết Ngọc đã ghen như tôi. Mỵ Nương ghen thì khóc, Trương Chi ghen thì hận tuổi nhỏ không chịu mua tạ, mua sách Bắp thịt trước đã của Phạm văn Tươi về tập phương pháp Thụy Điển. Trương Chi đã chiến thắng Mỵ Nương. Chàng giấu biến cuốn tiểu thuyết Les Moustiques. Chị Phượng giục:
- Chị em mình xuống Tân Định nhé!
Tôi đáp rất khẻ:
- Dạ.
Chị Phượng nói:
- Trương Chi đợi chị về thay quần áo.
Chị cũng đứng trong chiếc chiếu quay tròn. Tôi không hồi hộp, lo lắng. Rút điếu thuốc lá Ruby Queen, mấy hôm nọ viển mơ, hút thuốc lá lẽ; dấn thân hạ viển mơ một keo - Tôi quẹt diêm mồi thuốc. Nhả khói và nhìn khói bay, tôi thấy Ngọc đang nhìn tôi mĩm cười. Nàng chưa bị toét mắt. Mắt nàng vẫn như dáng thuyền soi nước. Thuyền nghe, em yêu dấu. Đừng là ghe. Ghe kỳ lắm. Mắt em như dáng thuyền soi nước. Mắt em đẹp tuyệt vời.
Mắt em là một giòng sông Thuyền anh bơi lội trong dòng mắt em.
Cảm khoái, tôi liệng cuốn Les Moustiques đi. Không nên để loài muỗi đốt người yêu. Chị Phượng đã sửa soạn xong. Chị bảo tôi:
- Mình đi!
Đôi tai tôi nóng bừng. Tôi không thể khôi hài, không thể anh dũng được nữa. Bây giờ, tôi thật là tôi, là Vũ Văn Long không bút hiệu, chẳng bút tiệm. Là tôi khờ khạo, ngu ngơ, đần độn và... mơ mộng. Tôi lắc đầu:
- Thôi chị ạ, em ở nhà.
- Giận rồi, hả?
- Không.
- Thế sao không đi đón Ngọc?
- Em... em... sẽ chả biết nói gì...
Chị Phượng cười. Nụ cười thật đôn hậu. Chị nói:
-Xấu hổ à? Đừng sợ, Trương Chi!
- Long, Vũ văn Long.
- Đừng sợ, Long! Con Ngọc thích cậu nói chuyện với nó. Cậu phải tập nói rồi mới biết nói.
- Vâng, em sẽ tập.
Và tôi nhất định ở nhà. Chị Phượng không trách móc. Buổi tối hôm ấy, tôi nằm sấp trên ghế bố hướng tầm mắt sang Ngọc. Nàng cũng nằm sấp trên ghế bố hướng tầm mắt sang tôi. Chúng tôi nhìn nhau qua lớp vải màn. Nói với nhau bằng những cái chớp mắt; Tôi tưởng tượng vải màn là lớp sương hồng tình ái.
Tôi thức trong chiêm bao. Cuộc đời đấy, cuộc đời thần tiên và mộng mị. Một giây trỡ giấc, tôi thấy phãng phất mùi da thịt người yêu trong vùng mộng của cậu con trai vừa mới lớn. Tôi nhắm mắt. Ngủ ngoan.
*Ông Tam Tích đề tựa một pho thơ của thi sĩ Trần Đồng Vọng đã ví Vọng như thi sĩ Apollinaire. Tội nghiệp Alpollinaire!*
@by txiuqw4