sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 4/8

CHƯƠNG 4/8

NGÀY ÐẦU TIÊN VÀO LỚP HỌC TRÚC MANG tâm trạng rụt rè như 1 học sinh mới theo chân mẹ lần đầu tiên bước tới cổng trường. T đã đứng trước tấm gương tủ rất lâu, ngắm nghía lại mình. Sau những ngày nghỉ hè ở biển, T thật lạ lùng trong gương, nước da dden dòn, rám nắng, khoẻ mạnh. Hôm qua đi phố T đã nhắm mắt leo lên bàn cân của 1 người cân sức khoẻ bên lề đường và thấy mình tăng đc 2 ký lô là mập rồi đấy. Sáng nay thấy chiếc áo hơi chật, tự nhiên Trúc có cảm giác gương mặt mình đầy đặn hơn, tròn trịa hơn thường ngày. quả thật, sau kỳ nghỉ hè ở biến, T có những đối thay mà khi nhìn vào gương Trúc mới nhận ra với 1 chút hoáng hốt.

Và tụi bạn T cũng chỉ chờ có thế. Khi thấy T đẩy chiếc Babetta vào cổng trường, cả 3 nhỏ trong nhóm đã ào ra reo lên. Nhỏ Minh Ánh reo to nhất:

- Eo ơi, Nhỏ Thuỷ Trúc đây sao, tưởng công chúa con vua Thuỷ Tề lên măt. đất chứ.

T gởi xe xong ra đứng chung với nhóm, cô chớp đôi mắt có đuôi dài hỏi Minh Ánh:

- Tại sao lại gọi là công chúa con vua Thuy tề?

- Vì nước da nhỏ đã rám hồng nắng biến như đã sinh ra từ biến chứ còn sao với trăng gì nữa?

Bích Hồng nắn bờ vai mềm mại cúa Trúc nheo mắt cười:

- Tăng mấy ký lô mà mập thế?

- 2 ký.

- Ăn trúng cái gì mà mập dữ vậy nhỏ?-Khánh Huệ chen vào.

- Ăn trúng cái bánh tráng ướp nước cốt dừa chứ sao -Trúc cười đáp.

- Sao đi lặng lẽ mà về cũng lặng lẽ thế, quà xứ biển đâu?

- Ai biếu quí vị không tới ngay, bây giờ thì còn gì nữa đâu mà hỏi.

- Như vậy nhỏ còn nợ bạn bè nhiều lắm đấy.

- Giờ ra chơi trả nợ đc ko?

- Ðc. Con ng lịch sự phải vậy, ko nên mắc nợ khó coi -Khánh Huệ cười.

Bích Hồng kéo Thuỷ Trúc về 1 góc sân nói:

- bàn của mình có thêm 1 nhó nữa, cũng tên Ánh nhưng lót chữ Hồng.

- Hồng Ánh à?

- Ðúng vậy, con nhỏ ngó cũng kiêu kỳ lắm.

- Tên cũng đc đấy nhưng mặt mũi sao?

- xinh lắm.

- Còn chuyện gì mới nữa ko?

- Ngoài ra thầy dạy môn Văn năm nay cua mình là 1 ng có cái lỗ mũi đỏ tự nhiên.

- Lỗ mũi đỏ?

- Ðúng thế, giống như trái cà chua chín tới. Chẳng hiếu sao kỳ vậy?

- ông ấy dạy ra sao?

- Có học giờ nào đâu mà biết... ... Lúc nãy cả nhóm đi "thám thính " dưới văn phòng, thâyống ấy cũng đc, chỉ có điều đặc biệt ấy là đáng nói thôi.

- Suốt mùa hè Bích Hồng không đi chơi đâu à?

- Có ránh rang gì đâu mà đi chơi. bích Hồng phải ở nhà lo phụ giúp gia đình. mùa hè đối với Bích hồng thật là... thê thảm.

Trong nhóm bán 4 đứa. B. Hồng thân nhất với T và có hoàn cảnh tương đối phức tạp. Tuy con nhỏ rất kín miệng, nhưng hình như ba mẹ B. Hồng ko đc hạnh phúc, gia đình lục đục thường xuyên. Và mỗi lần như vậy T nhận ra đôi mắt đỏ hoe của bạn mình khi vàol ớp. Thường ngày B. Hồng dành thời gian rỗi để ra chợ phụ bán hàng với mẹ, viêc. học đối với B. Hồng là cả 1 sự cố gắng ghê gớm. B. Hồng học mà cứ như 1 người leo dốc, ì ạch qua mỗi kỳ thi. Nhiều lúc con nhỏ định bỏ ngang "để lấy chồng cho xong ". Trúc rất thương B. Hồng và thường an ủi bạn, phải nói Trúc giúp đỡ Bích Hồng rất nhiều trong việc hoc cũng như trong việc động viên tinh thần.

- Rồi Trúc sẽ phải kể chuyện về những ngày ở biến nhé, không giấu B. Hồng đc đậu.

- Có gì mà phải giấu kia chứ?

- ko giấu nhưng chưa chắc đã chịu nói -B. Hồng cười, háy mắt.

- chẳng có chuyện gì đâu nhỏ ơi. Suốt ngày ta đi lang thang ngoài bãi biến, nhặt vỏ ốc, đuổi mây" con dã tràng chạy có cờ và xây nhà trên cát. Vậy thôi.

- Chỉ có vậy thôi sao?

- ừa vậy thôi -Trúc mỉm cười.

- không phải đâu. Còn nhiều thứ lắm. Trúc ko thế giấu đc.

- sao lúc này nhỏ hay nghi ngờ bạn bè thế?

- Không phải B. Hồng nghi ngờ mà chính Trúc đã "tự nói " đấy thôi.

- Sao?

- Sao với trăng gì, cứ nhìn trong đôi mắt của Trúc là biết ngay thôi. Ðúng không bồ?

Bích Hồng thân mật ôm lấy đôi vai của Trúc. Nó kéo T đi vào hành lang và cười khúc khích, tiếng cười con nhỏ dội vào những sợi tóc dài của Trúc, nóng buốt như luồng điện 200 volt rồi chuyền vào lỗ tai T đến là thảng thốt. Câu nói Bích Hồng thật là lạnh lùng.

Trúc gỡ bàn tay bích hồng hỏi:

- sao đôi mắt Trúc có gì, bụi à, muối biển còn vương lại à?

- Không phải bụi, muối biến, mà là sương khói.

- Trời, sương khói ở đâu thế, Vũng Tàu chứ đâu phải ÐÀ Lạt. Nhỏ ngủ mê chăng?

- Ðời nào.

- Vậy thì nhỏ lầm to rồi. Ðôi mắt của ta vẫn bình thường hai con ngươi, thức thì mở, ngủ thì nhắm lại

- Vậy mà khác lạ hồi Trúc chưa ra xứ biển VT.

- Khác ớ chỗ nào nói đi?

- Nói rồi. Có khói. Nhìn vào mắt Trúc, Bích hồng thấy sợi khói bay lên.

- Ðiệu này chắc Trúc phải đi khám mắt quá. Mắt mà cói khói ba lên là nguy rồi.

- ừa, Trúc phái đi khám mắt gấp. Nếu ko có thuốc nào nhỏ vào để tan sợi khói ấy thì có ngày Trúc sẽ phải khóc vì sương mù giăng kín đôi mắ trong sáng, long lanh như 2 hạt nhãn của mình cho mà xem.

- Bích Hồng nói gì thấy ghê.

Lễ khai giảng nam8 học mới diên~ ra theo thủ tục thường lệ. Trúc ngồi giẵu" đám bạn chỉ nghe loáng thoáng bài diên~ văn của thầy hiệu Trưởng, câu được câu mắt. Bài diên~ văn thi muôn thuở vẫn là bài diên~văn, nội dung na ná như nhau. Có điều năm nay vì là "học trò ng lớn " nên Trúc thấy có những nét mới trong tâm trạng hồi hộp của mình. Giữa tràng pháo tay có lẽ cũngtheo thủ tục thường lệ, Trúc bất ngờ nghe có tiếng ve ngân nga đâu đấy trên hàng phượng phía sau lưng trường, chỗ bức tường cao lởm chởm mảnh chai nhọn chắn ngang. Teing^' ve ko còn rộn rã nữa, nó mang âm thanh trầm lắng, như chìm vào màu đỏ của những chùm phượng hiếm hoi trên cành cây đã đơm đầy lá non. Trúc thở dài 1 tiếng như cơn gió mùa thu lướt qua.

- Sao lại thớ dài vậy nhỏ? -Khánh Huệ thúc vào hông Trúc hỏi.

- Mới đó đã hết 1 mùa hè, nhanh quá.

- Ừa, nhanh vô cùng.

- Bồ có nghe tiếng ve kêu trên hàng phượng sau lưng trường ko?

- Tiếng ve nào?- khánh Huệ ngạc nhiên.

- tiếng ve cuối hè chứ tiếng ve nào. Hỏi vô duyên chưa?

- Có nghe cái giọng rè rè của ông hiệu trưởng đọc diễn văn thi có.

- lỗtai nhỏ chẳng "nhạy bén " gì hết.

- Ta đâu có đc cái đầu óc mơ mộng như nhỏ.

- Ðâu phải có đầu óc mơ mộng mới nghe đc tiếng ve?

- Thôi, im đi, không caĩ nhau nưã.

Minh Ánh thúc vào hông môĩđứa 1 cái để giảng hoà. Bích Hồng cười nói:

- TiếnG ve chỉ để 1 mình Trúc nghe thôi các bồ ạ

- Ði biển về sao nhỏ Thuỷ Trúc mơ mộng thế ko biết.

Câu nói của nhỏ Minh Ánh làm Trúc giật mình. Bài diễn văn của ông hiệu trưởng chấm dứt hồi nào ko hay, chỉ khi tiếng vỗ tay rào rào nối lên Trúc mới hay biết.

- Về lớp nhanh lên ta giới thiệu Trúc với Hồng Ánh.

Bích Hồng nắm tay Trúc lôi nhanh đi, Minh Ánh kéo tay Trúc lôi lại hoá thành 1 cuộc giằng co. Khánh Huệ đưng' giưã làm trọng tài, K. huệ chu miệng đếm "một, hai, ba " giữa tieng" cười ròn tan của nhóm bạn. Cuối cùng Khánh Huệ tuyên bố:

- Thuỷ Trúc ko đi dâu cả, theo ta.

- làm gi?

- Ra quán chè /

- vậy cả nhóm cùng đi. Còn chuyện gì hôi sau sẽ phân giải.

Bích Hồng tán thành, và thay vì lôi Trúc về phòng hoc, con nhỏ lại lôi Trúc theo khanh Huệ ra quán chè phía bên kioa đường.

- Cho con nhỏ có dịp trá nợ bạn bè, vậy thôi.

K. Huệ vừa đi vừa an ủi Trúc. Mình Ánh cung~đế vô:

- Hom nay trả 1, hôm khác trả mười.

- tội nghiệp Thuỷ Trúc mấy bà ơi.

- À, Bích Hồng bênh vực "ng yêu " hả? -K. Huệ trừng mắT đe doa.

- Ta công bằng, không đứng về phe nào.

- Nhỏ định làm Bao Công xử án sao ta?

- Nhớ Sài Gòn mưa rồi chợt nắng, nhớ phố thân quen, nhớ ly chè thơm. Em Thuỷ Trúc ơi. Em còn nhớ hay em đã quên...

Minh Ánh nháy theo mấy câu hát dễ thương của Trịnh Công Sơn. Và cả nhóm bạn bước vào quán chè của dì Tư mang theo tiếng cười ròn tan như chưa muốn dứt.

Vừa kéo ghế ngồi, Khánh Huệ vừa háy mắt nhìn Trúc:

- Cho tự do kêu há khố chủ?

- Ừa, muốn kêu gì cứ kêu. Ăn xong phần ai nấy trả.

- khôn vừa thôi nhỏ ơi.

- nói chứ các bán thích ăn chè gì cứ kêu chè đó, tiêu chuẩn môĩ người 1 ly.

- không đc, tiêu chuẩn ta phải gấp đôi, vì ta có sáng kiến... lôi nhỏ Trúc raquán chè.

- tiêu chuấn ta ăn theo, cung~ đc hai ly -Minh Ánh nói.

- Ta chung thuỷ với "người yêu " thôi, ta 1 ly cho trọn tình vẹn nghĩa.

bích Hồng cười, đá vào chân Trúc dưới gầm bàn như chứng tỏ một sự cảm thông ghê gớm lắm.

- Thôi đc -Trúc cười quay vào gọi lớn -cho 6 ly chè thập cẩm đi dì Tư ơi.

Quán chè của dì Tư, trước khi bọn Trúc tới học chắc cũng đã có rồi. Và phải nói rằng chè của dì Tư ngon nổi tiếng, cũng chừng ấy thứ hầm bà lằn, đậu đỏ 1 tí, đậu xanh 1 tí, đậu trắng 1 ti, bánh lọt 1 ti, nước cốt dừa vài muông~, thế mà chè của dì Tư đã làm bọn con gái mê tít. Có lẽ đặc biệt ở chôdĩ Tư biết pha chế nước cốt dừa, ngậm muống chè béo ngậy trong miệng, bon con gái biết rằng sẽ ko bao giờ ăn chè ở đâu ngon hơn chè của dì Tu(trùi, tả đã thấy ngon, thèm muốn chết ). Do đó môĩngày dì Tư cứ tà tà hốt bạc, và bọn Trúc ngày ngày chắc sẽ phải móc túi dúi tiền cho dì Tư một cách tự nguyện.

khánh Huệ vừa ngậm muỗng chè, vừa nói:

- Ngôi trường này nhờ có quán chè dì Tư nên làm tăng thêm vẻ đẹp của nó. (tâm hồn ăn uống có khác )

- Nhận xét của nhỏ làm ông hiệu trưởng buồn thúi ruột.

- Ông buồn kệ ổng.

- Ủa, sao ko vào lớp mà kéo ra hết ngoài quán chè vậy ta?-Trúc hốt hoảng kêu lên.

- hôm nay làm lễ khai giảng, nhận lớp rồi về. Có vậy mà cũng hỏi.

- Trúc vân~ chưa biết lớp ở đậu.

- Mấy bưã nay ta đã tới đây và đã dành bàn rồi. Ðợi nhỏ chắc phải ngồi cuối lớp.

- Nhỏ mê xứ biển nên quên cả ngày nhận lớp, chút xíu là quên cả ngày khai giảng -Minh Ánh phê bình.

- Môĩ đứa có 1 ly chè rồi rên rỉ hoài -Bích Hồng cười nhăn nhăn cái mũi.

- 1 ly nữa mới hết rên -khánh Huệ nói tỉnh queo.

- Từ từ người ta mang ra, ai thiếu nợ Khánh Huệ sao mà giụ quá trời vậy. ?

Ăn chè xong cả lớp kéo về lớp học. Cung~ chẳng còn ai trong lớp ngoại trừ 1 gương mặt lạ hoắc đập vào mắt Trúc. Nhỏ này đang ngồi nhìn ra khung cửa sổ có 1 tán phượng còn vương một chùm hoa đỏ ối.

- Nhỏ Hồng Ánh mà ta nói với T đấy. Làm quen đi.

- Ai làm quen ai trước?

Bích Hồng nhăn mũi:

- Thôi. để ta làm trung gian giới thiệu cho 2 người làm quen với nhau.

Bằng 1 thái độ lịch sự hết sức bất ngơ1, Bích Hồng giới thiệu Thuỷ Trúc là người bạn mới quen nhau. Nhỏ B. hồng kiểu cách noi:

- Từ ngày hôm nay, bổ sung vào nhón thêm 1 cô... tiểu thư. Mong rằng chúngười ta thương nhau lắm, cắn nhau đau chứ đừng thèm cãi nhau làm chi cho mệt.

Trước vẻ nhiệt tình của B. Hồng, Thuỷ Trúc cùng với nhỏ Hồng Ánh... đá lông nheo và cười rúc rích. Thế là 2 đứa quen nhau 1 cách đơn giản nhưng cũng thực sự cởi mở. Phải công nhận nhỏ Hồng Ánh có nước da trắng giống in như trứng gà bóc, nươc" da như có thoa 1 chât" kem đặc biệt. Tâm lý con gái buồn cười, quen nhau trước tiên phải chú ý tới nhan săc và điều dễ nhận thấy là nước da, gương mặt, đôi mắt, mái tóc... Thuỷ Trúc còn nhận thấy nhỏ bạn mới của mình hơi cao so với tầm thước của 1 cô gái VN chính cống. Hồng Ánh có cặp giò dài -nếu nói như câu hát mà đám trẻ trong xóm Trúc nhại theo 1 bài hát nào đó thi là -cái chân em dài do người yêu em kéo đó -hồng Ánh chắc phải cao tơí một mét sáu lăm, nghĩa là cao hơn Thuỷ Trúc 1 cái đầu và một đôi guốc cao gói 3 phân rưỡi.

- bồ nhìn gì dữ vậy? -Hồng Ánh hỏi.

- Chiêm ngưỡng dung nhan mùa hạ cúa H. Ánh chứ làm gì.

- tui xấu òm.

Con gái biết nói câu đó không phải là con gái xấu. Và chắc Hồng Ánh cũng biết rằng mình đẹp. Dĩ nhiên đc vào nhóm "năm mái nhà ngói " ko phải dễ đâu, mà một trong những điều kiến đc công nhận là tiêu chuẩn nhan sắc, nghĩa là phải xinh đẹp còn chuyện học hành đương nhiên phải cố gắng thôi.

- Nhỏ quê quán ở đâu?

- Ở Miền Nam mưa nắng 2 mùa này chứ đâu.

- Nhưng ý Thuỷ Trúc muốn hỏi là nhỏ sinh và lớn lên ở đâu -B. Hồng nhắc nhở

- Hà Nội

- Ba má nhỏ tập kết ra Bắc ha?

- Ko, chỉ mình ba thôi, ba ra Bắc gặp má ngoài đó và sinh H. Ánh.

- Chắc nhỏ cũng phải chạy bom Mỹ, học sơ tán như ai?

- Như Thuỷ Trúc thì nói đại đi, làm bộ "ai " với "tớ "-B. Hồng cười.

- Ủa, Bộ T. Trúc cung~ dân Hà Nội à?

- ko, tui tập kết theo ba má lúc còn trong bụng, sinh ra và lớn lên trong rừng, về SG sau ngày giả phóng.

- Ở trong rừng... . chắc thơ mộng lắm nhi?

- Chạy bom Mỹ gần chết, thơ mộng ở đâu?

- ở Hà Nội tui cũngchạy bom Mỹ vậy, nhưng cuộc đời vẫn đẹp sao, thơ mộng hay không là do mình thôi.

- Nói chuyện như 2 bồ chán phèo, ra ngoài quán chè dì Tư nói chuyện hay hơn -B. Hồng cười gợi ý.

- Có lý.

- Quán chè dì Tư ở đâu? -H. Ánh ngạc nhiên hỏi.

- Ở ngay trước cửa trường mình nè, đúng là "con ma mới ", ngơ ngác chẳng biết gì cả.

- Nó là con nai vàng trong lớp ta đó. -Bích Hồng phát lên vai Hồng Ánh nói.

- Con nai vàng có sừng rôi nghen.

Ba người cười rúc rích kéo nhau sang quán chè của dì Tư. Như vậy là coi như H. Ánh chính thức gia nhập nhóm "5 mái nhà ngói " kể từ hôm đó với 1 chầu chè thập cẩm bánh lọt nước cốt dừa béo ngậy

Trên đường về nhà, Thuỷ Trúc hỏi B. Hồng:

- Nhỏ H. Ánh dễ thương phải ko?

- Ừa, dễ thương

- xứng đáng vào nhóm mình chứ?

- Ồ, còn phải hỏi. Nhỏ xinh đẹp chẳng kém ai trong nhóm đâu.

- Nhưng mà hơi... xí xọn.

- Tụi mình đứa nào mà chẳng xí xọn. Ko xí xọn ko phải là con gái, lại càng ko phải "nhóm năm mái ngói "

- Ðúng quá trời -Thuỷ Trúc tán đồng bằng một nụ cười rúc rích.

- Nhỏ ghé nhà mình chơi đi, có nhiều chuyện hay ghê lắm. Nhất là món... mắm ruốc dầm ơt" thật cay, mua 1 chục cóc về nhâm nhi thì ngon tuyệt trần gian.

- Vậy ghé liền.

Nhà Thuỷ Trúc đi vắng cả, chỉ còn có mình nhóc Phục đang nằm đọc sách trong ghế xích đu dưới gốc cây khế có nhiều bông và mùi thơm của bông khế dậy lên thơm ngát.

- Phục siêng học quá ta -bích Hồng xởi lởi.

- Em đang tự học võ bằng sách đấy.

- Võ gì?

- không thủ đạo

- Võ gì ma nghe... rợn vậy. ?

- Ừa, ghê lắm, võ này mà em học thành công em sẽ bay lên tới ngọn khế lận.

- ÐỂ lý sự với mấy chú chim sâu trên đó hay làm gì hở nhà võ sư... . "Khao thủ đông"!-Thuỷ Trúc móc lò.

- người ta học hành nghiêm túc, học sách vở bài bản đàng hoàng, chị đừng có nhạo báng -Phục nhăn mặt nói.

- Chị có nhạo báng ai đâu?

- Nhưng mà Phục học... . Không thủ đạo để làm gi, chẳng lẽ để uýnh lộn với chị Trúc hả? -Bích Hồng cười hỏi.

- Ðể nếu mà làm biếng quá, bị mẹ phết chổi lông gà vào mông thì... bay cho lẹ. Có thế mà nhỏ cũng hỏi.

Bị Trúc kê 1 câu đau điếng, nhóc Phục đỏ mặt định gân cổ cãi, Bích Hồng móc ví lấy tiền dúi vào tay Phục cười:

- Trước mắt, võ sư "Khao thủ động " cảm phiền bay giùm ra chợ mua cho chị 1 chục trái cóc đi.

- Làm gì mà tới 1 chục trái lận?

- Rồi sẽ biết.

- A, em biết rồi, để 2 bà ăn với mắm ruốc bà giáo Thảo mà chị Trúc đã mua hôm ở V. Tàu về chứ gì. Người ta nói con gái ăn chua làm biếng lắm, quả thật ko sai.

Trúc hét:

- Thôi đừng có lý sự nữa? Nhà võ sư bay giùm le, lên.

- Mai mốt đọc hết cuốn sách, em trở thành... cao thủ chị sẽ biết tay em.

- Cám ơn, Chừng đó hẳn hay, bây giờ đi mua trái cóc lẹ lên.

Phục nhăn mặt cười:

- mua 2 chục nghen, 1 mình em đã xơi hết 1 chục rồi.

- Mua 1 thúng đi, xí xọn, con trai mà ăn chua.

Phục vào nhà lấy xe đạp phóng đi. Thuỷ Trúc và bích Hồng vào nhà rửa mặt. Trong lúc vốc nước rửa mặt, T. Trúc sững ng nhận ra gương mặt mình hiện ra lờ mờ trong đáy thau tráng men xanh, gương mặt chao đảo theo lớp nước sóng sánh.

- Nhớ biển ghê ơi nhỏ ơi -Thuỷ Trúc kêu lên.

- Nhớ biển hay nhớ người "xứ " biển.

Bích Hồng vùi mặt trong chiếc khăn lau rúc rích cười. Thuỷ Trúc bỗng giật mình trước câu hỏi vô tình của B. Hồng. Ðúng rồi, Trúc chợt nhớ tới Thường. Gương mặT quen thuộc của Thường như cũng hiện ra trong đáy nước. Trúc lật đật nghiêng chiếc thau nhỏ. đổ nước ra và giật chiếc khăn từ tay Bích Hồng lau những giọt nước mát lạnh đang bám trên gương mặt chợt ửng đỏ vì ngượng.

- Thuỷ Trúc ơi, giấu ai thì đc chứ gaiu^' ta ko đc đâu. Thú thiệt tất cả đi em ơi.

- Cái gì mà thú thiệt?

- Cái gì đang làm trí óc nhỏ rối rắm như tóc buổi sáng khi thức dậy chưa chải ấy.

- Trí óc ta vẫn mình mân~sáng suốt như thường.

- Chưa chắc.

- chắc 100 %

- Ðừng có xạo, ta đem nhỏ và Chợ Rẫy rọi kiếng bây giờ.

- Cho rọi tới tết -trúc cười.

- Ko rọi ta cũng biết nhỏ đang nhớ tới ai rồi.

- Nhớ ai?

- Cái người hiện ra trong vùng mắt toi^' của nhỏ chứ ai.

- Mắt ta sáng long lanh, khỏi cần thắp đèn cũng sang.

- Ðèn ớ mắt nhỏ bị người ta gỡ bóng mất tiêu rồi. Nhưng thôi, rồi sẽ biết, bây giờ nhỏ có trách nhiệm pha chế mắm ruốc làm sao cho thật hấp dân~ để nhóc phục mang cóc về mình sẽ ra ngoài gốc khế "nói chuyện ". bảo đảm chuyện sẽ dòn tan như cóc chấm mắm ruốc bà giáo Thảo vậy.

- Nhỏ lúc nào cung~ nghĩ tơi chuyện ăn.

- ăn uống là chuyện bình thường. -Bây giờ ta mới hiểu tại sao nhỏ có biệt danh là "Hồng bình thường "

- Cung~là chuyện... binh` thường thôi.

Lúc sau B. Hồng va Thuỷ Trúc đã ngồi trên choếc vong~ nylon mắc giữa 2 người, trên chiếc ghế con là một chén mắm ruốc dằm ớt cay xè, đỏ au. Trúc nghiêng đầu lắng nghe tiếng chim sâu gọi nhau trên tán khế. Trúc cười cười, ngâm khẽ mấy câu thơ nhại theo bài thơ "Núi đôi " của Vũ Cao:

"Mắt ta chớp khẽ khi nhìn khế

Ðôi ngọn nên mình gọi khế đôi

khế chua tê buốt hàm răng trắng

Kiến... cắn thành ra rúc rích cười... . "

Bích Hồng đấm vai Thuỷ Trúc hét:

- Trời ơi, thơ của người ta mà nhỏ nhái ẩu như vậy hả?

- Có chi mà ẩu? -Trúc vẫn chưa nín đc cười.

- Thơ gì mà có kiến cắn, ấu ghê /

- Ngồi dưới gốc khế thì phải có kiến cắn chứ sao.

Và ngay lúc đó Thuỷ Trúc đã phải kêu "úi da " mấy tiếng vì bị 1 chú kiến vàng to tướng từ trên cây khế cán vào bắp vế 1 cái đau điếng.

- tròi hại kẻ gian -Bích hồng cười.

- Rồi sẽ biết.

Lập túc Bích Hồng lại hét lên vì 1 chú kiến vàng đãchui vào áo và cắn vào bờ vai mềm mại của cô 1 cái đau thắt ruột gan. Tới phiên Trúc cười, mai mỉa lại:

- Trời hại kẻ tàn bao.

Bích Hồng giận quá thò tay bắt con kiến vàng bướng bỉnh và bóp chết nó ngay tức khắc. Loại kiến này trông dễ sợ, to kềnh như chiếc xe tăng, lại dữ ko ai bằng, hễ thấy động là từ trong tổ chui ra, kéo cả đàn, và cứ xông vào người mà cắn cho đến khi bị bóp chết mới thôi.

Bích Hồng ném chú kiến xấu số rồi nói:

- Sao Trúc ko rắc tro bếp dưới gốc khế cho kiến bỏ tố mà đi.

- Tội lắm, kiến có tổ như mình có nhà, bị đuổi biết đi đâu. Ta sợ rắc tro dưới gốc khế, lũ kiến sẽ kéo đi... bụi đời. Tội nghiệp lắm.

- Nói chuyện với Trúc đúng là huề vốn. Chán phèo.

Nhóc Phục đã nói là làm, nó mua về 2 chục cóc. trái nào trái nấy to bằng cổ tay, da vàng lườm trông rất ngon mắt. Phục bày nhung~* trái cóc ra mặt bàn, cười:

- Bà bán cóc ở chợ hỏi mua cóc làm gì mà nhiều thế, biết em trả lời sao ko?

- "Chú " trả lời như thế nào?-bích hồng hỏi.

- Nói mua về ngâm cam thảo bán.

- Bày đặt, ăn thì bảo ăn, sợ gì?

- Nhóc ẩu wá, phải mang rửa trước khi ăn chứ. Bài học vệ sinh sơ đẳng mà cũng quên.

- Thôi, gọt đi rồi rửa cũng đc.

- khỏi gọt. Ai vệ sinh thì chịu khó đi rửa.

Nói rồi Phục nhón mấy trái cóc còn nguyên vỏ, chấm mắm ruốc nhai tỉnh bơ.

- Ăn ẩu thế, ko sợ vi trùng sao?- Bích Hồng hét lên.

- vi trùng nó cung~ kêu em bằng... sư phụ.

- Vô duyên.

kèm theo câu nói là 1 cú cốc đầu cúa B. Hồng, làm Phục rụt cổ bỏ chạy, nhưng trước khi chạy nó ko quên nhón thệm 1 trái cóc nưã.

- Bây giờ mình " oánh tù tì " xem ai thua thi phải đi rửa cóc, chớ ăn kiểu nhóc phục ớn quá.

- Rồi -Bích hồng gật đầu tán thành lời đề nghị cúa Trúc.

- Hổng ddc ăn giàn à nghen.

- Ðứa nào ăn gian kiến vàng cắn ráng chiu.

Kết quá B. HồnG ra cái bao, Thuỷ Trúc ra cái kéo. Do đó cái bao bị cái kéo cắt, nên B. Hồng phải mang cóc đi rửa.

- Nhanh lên nhỏ ơi, món mắm ruốc dầm ớt hấp dẫn quá ta hết chờ đợi nối rồi.

- Vậy thì ăn đỡ... . miếng ớt cho đỡ them đi.

bích hồng đấm Trúc rồi đi vào nhà. Tiếng cười của Bích Hồng còn ném lại, trong suốt như pha lê.

o0o

- Trúc thức dậy trong cơn mưa lất phất của buồi chiều, cô nằm trên giường lắng nghe tiếng chim hót ngoài cây khế. Ðấy là những chú chim sâu, mắt có khoen tròn rất dễ thương mà Trúc đã cấm nhóc Phục ko đc động tới vì nhóc Phục có 1 cái ná thun, nó gọi là cây súng cao su, bắn bá phát bá trúng, và đã tưng` doạ bắn những chú chim sâu trên cây khế. Nhờ T cương quyết cấm, nên đến hôm nay những chú chim sâu vẫn còn bình yên nhảy chuyền trong cành cây và hót líu lo. Tuy vậy Trúc vẫn còn hồi hộp, nên định hôm nào cùng vơi chị Huyền tịch thu cây súng cao su của nhóc Phục nữa mới chắc chắn ăn.

- Chị T ơi, có khách tìm chị dưới nhà.

Nhóc P đứng dưới cầu thang gọi vói lên. T giật mình nhảy khỏi giường ra ddứng ngoài cửa phòng hỏi lớn:

- Ai vậy?

- 1 người khách phương xa.

Trúc hét:

- Thôi đừng có "điệu ", ai thì nói nhanh lên, phương xa với phương gần cái gì.

- Khách từ phương xa đến thiệt mà, tay anh chàng xách lỉnh khỉnh quà cáp, ko tin chị xuống mà coi.

- Nghĩa là khách lạ phải ko?

- Lạ với em nhưng chắc quen với chị

- Tên gì?

- chẳng chịu nói tên, chỉ đứng cười hoài.

- Rồi có mở cổng cho người tavào chưa?

- Biết chị co tiếp hay ko mà mở. Em đã rút kinh nghiệm xương máu nhiều lần rồi. Bây giờ ko dại nữa đâu.

- Ừa, biết đc như thế là tốt.

- Chị xuống mở cổng cho "anh ấy " đi.

- Chứ Phục làm gì?

- Em sửa soạn đi bơi?

Trúc vội vàng rửa mặt, chải lại mái tóc rối và ko quên ngắm mình trong gương. Từ dạo ở VT về Trúc mập ra, có da thịt và đc mấy nhỏ bạn khen xinh đẹp ra phết. T không tự tin lắm, nhưng sáng nay nhìn vào trong gương ngắm lại mình, Trúc sung sướng mỉm cười.

- Eo ơi, anh Thường.

Trúc reo lên khi nhận ra người khách lạ đứng chờ ngoài cổng. Cô lúng túng, cuống quýt, đến nỗi cánh cổng sắt thường ngày mở rất dễ, bây giờ phải mấy phút T mới mở đc.

Thường mỉm cười.

- Tưởng Trúc không có nhà chứ.

- Trúc vừa thức dậy. Nghe thằng em báo có khách, ko ngờ lại là anh Thường.

- Ngạc nhiên ko?

- Dĩ nhiên là rất ngạc nhiên. Thường vào trong này bao giờ vây.

- 1 tuần lễ nay rồi.

- vậy mà bây giờ mới tơi?

- Phải lo săp' xếp chỗ ở, nhập học và... . chuấn bị tới thăm Trúc.

- Tới thăm mà cũng phải chuẩn bị nưãsao?

- tức nhiên rồi, vì còn phải đi tìm nhà. Trúc biết ko, tôi đã đạp xe qua nhà T nhiều lần rồi, bữanay mới dám ghé.

Thường theo Trúc vào nhà, anh dặt 1 túi ghẹ đã luộc chín, 1 giỏ xách nhãn và mấy chiếc vỏ ốc to tướng lên bàn và cười nói:

- Có ít quà vùng biển tặng Trúc. Ghẹ của lão Ngoan gới cho Trúc đấy, nó vừa gởi vào sáng nay, tôi luộc chín luôn rồi mang tới. Thư này ăn với muối tiêu chanh thìn ngọt tuyệt trần đời.

- Thường cho nhiều quá vậy?

- Cây nhà lá vườn, có gì ma nhhiều _Thường ngượng ngùng cười.

Trúc cầm những chiếc vỏ ốc lên ngắm nghía, ko hiểu Thường nhặt những thứ này ở đâu mà đẹp thế, những chiếc vỏ ốc óng ánh ngũ sắc lần đầu tiên trong đời Trúc nhìn thấy đc.

Trúc khen nức nở:

- Những chiếc vỏ ốc đẹp quá, nó đủ màu sắc và lấp lánh như tia nắg mặt trời.

- Nếu Trúc thích thì Thường sẽ mang vào hàng khối, thứ này lang thang trên bãi biển là nhặt đc thiếu gì.

- Nhưng ko phải ai lang thang trên biến cũng đều bắt gặp đc, Trúc đã langthang trên biển biết bao lần mà có thấy đâu?

- Tại vì những chiếc vỏ ốc này chỉ tắp vào bờ biến theo từng con nước. Chỉ có nước khuya mới có, ai thứcqua đêm thì nhặt đc.

- Chắc Thường đã thức nhiều đêm lắm nhỉ?

- Dân vùng biển thường thức khuya.

- Thường ngồi chơi nhé. Trúc sẽ pha nước chanh mời Thường. Ở đây ko có dừa đãi khác như ở Vung~ Tàu.

Trúc cười và chạy ra nh`a sau như 1 chú chim. Ðúng, có lẽ chiều nya Trúc hoá thành 1 chú chim hạnh phúc nhảy chuyền trên cành cao và cất giọng hót vang vơi

niềm vui bất ngờ của mình.

Trúc mang lên 2 ly đá chanh và 1 cái đĩa to để dựng ghẹ, ko quên 1 chút muối tiêu chanh. 2 Người vừa ăn những con ghẹ đầy thịt, thơm ngon với muối tiêu chanh vừa nói chuyên.

- Sài Gòn có những cơn mưa nhỏ rất đẹp, như cơn mưa chiều nay chẳng hạn

- Thường thích mưa ko?-trúc mỉm cười hỏi.

- Thích chứ.

- Rồi sẽ có những cơn mưa sẽ làm cho Thường buồn thú ruột héo gan.

- Sao thế?

- Rồi Thường sẽ biết thôi, bây giờ ko thế nói trước đc đâu.

- Tôi đã từng chứng kiến những cơn mưa rào trên biến, cũng buồn lắm.

- Ðố Thường mưa lạnh hay mưa ấm?

thường cười:

- Mưa dĩ nhiên là lạnh rồi, làm sao ấm đc?

- thế ma cũng có những cơn mưa ấm đấy. Như cơn mưa chiều nay chăng? hạn. thường thấy đúng ko?

Dĩ nhiên có ngu Thường mới lắc đầu. Thường tình nguyện cắn những càng ghẹ đầy gai nhọn và trao cho Truc'. Cô cười:

- eo ơi, ghẹ thì ăn ngon thiệt, nhưng càng ghẹ ghê quá, cứ tưởng nó đâm vào lươĩ mình... . .

- Trúc ăn những cái càng ghẹ của Thường bảo đảm sẽ ko sợ điều đó đâu.

- Thaảo nào Thường dám cạp bừa bằng răng... .

Trúc cười khúc khích, tự nhiên 2 người cùng quay về với những kỷ niệm còn mới tinh khôi của mình trong mùa hè vừa qua. Nghe Trúc nhắc tới chuyện cạp dừa bằng hàng răng cứng như sắt nguội của mình, Thường ngượng quá, mặt đỏ lên. Trúc cũng vừa uống 1 ngụm nước chanh vỡra trong miệng. Trúc nhăn mặt, chịu đựng cái đắng tê dại ở đầu lưỡi.

- Gì thế Trúc?-Thương ngạc nhiên hỏi.

- Cái hột chanh.

- Sao?

- Trúc vừa cắn nhằm.

- Vậy mà tôi hết hồn, tưởng cái càng ghẹ đâm vào lưỡi của Trúc.

Thường thể hiện sự lo lắng rất dễ thương. Trúc cười, trong 1 cơn xúc động, cô nhìn Thường nói:

- Thường uống nước chanh xem ngon bằng... nước dừa ko, nhưng nhớ đứng cắn cái hột chanh nhé, đắng lắm đấy.

- Nước chanh cung~ có khi ngon hơn nước dừa vậy -Thường cười.

- Cám ơn anh.

Trúc nói khẽ, nưng hinh như Thường đã nghe thấy, anh bối rối cầm lấy 1 chùm nhãn trao cho Trúc, nói:

- Cây nhãn mà trúc thích đấy.

Trúc cắn trái nhãn ngọt lịm giữa 2 hàm răng trắng đều như hạt bắp.

- Thường học có vui ko?

- Chưa biết, vì mới quen trường, quen lớp. Còn bạn bè thì chưa qune bao nhiêu.

- Thường ở đâu?

- Ở trọ nhà của ông chú.

Trúc cười:

- Biết rồi, nhưng mà nhà của ông chú ở đâu?

- À, ở Phú Nhuận, trong 1 con hẻm mà mùa mưa buồn hiu hắt, mùa nang*' thì nóng như ran.

- Trúc cũng đã đi học rồi, vui lắm. Bởi vì hầu như đều gặp lại ban bè cũ. Tụi nó cũng theo 1 "nghề " vơi Trúc. Hôm nào có dịp Truc sẽ kể cho Thường nghe mấy nhỏ bạn thân. Chuyện của con gái thì luôn sôi động. bây giờ kể chuyện Thường đi.

- Có gì đâu mà kể?

- thường ở trọ, rồi ăn cơm ở đâu?

- ở nhà của ông chú chứ ở đâu nữa.

- tưởng Thường ăn cơm tháng ngoài chứ. Nếu vậy Trúc và mấy nhỏ bạn hùn nhau lại, tinh nguyện nấu cơm tháng cho thường ăn. Bảo đảm cơm ngon, giá rẻ... .

- Rẻ cũng ko có tiền trả.

- Thì cho thiếu nợ.

Nhóc Phục nãy giờ ko biết ở đâu, tự nhiên nhảy ra cất giọng lịch sự:

- Chị Trúc ơi, em xin phép đi bơi nhé.

- Phục học cách ăn nói lịch sự bao giờ thế?

- người ta lịch sự từ lâu rồi chớ bô.

- Cho phục 1 chùm nhãn Vũng Tàu.

Trúc dúi vào tay Phục 1 chùm nhãn. Phục cười tít mắt, nói khẽ:

- Như vậy là em biết người khách phương xa này ở đâu rồi. gớm, hoá ra hai "ông bà " quen nhau từ dạo mùa hè năm ấy ha?

Phục lãnh nguyên 1 cái cốc đau điếng, nó rụt cổ cầm chùm nhãn phóng lên xe đạp vọt ra cửa.

- Chị yên chí đi, chiều tối em mới về.

Giọng Phục để lại cùng với tiếng cười ròntan. Trúc quay lại nói với Thường:

- Nó bằng tuổi "chú" Ngoan đấy. Cũng lý sự một cây, không thua gì Ngoan đâu.

- Lúc nãy "chú ấy" bỏ tôi đứng ngoài cổng, nhất định không mở khi chưa có lệnh của bà chị. Trúc tiếp khách cũng phải xem mặt hả?

Trúc cười, thấy không cần phải giải thích với Thường nữa.

- Vào trong này học, Thường có thấy nhớ Vũng Tàu không?

- Ai mà không nhớ quê hương của mình.

- Sài Gòn Vũng Tàu gần xịt mà nhớ nỗi gì?

- Thế mà vẫn nhớ đấy. Hôm mới vào đây, buồn muốn khóc.

Trúc cười:

- Vậy mà Trúc ra Vũng Tàu thì rất vui.

- Cuối tuần này Thường lại về ngoài đó. Nếu gặp ngày đi biển, Thường sẽ theo ghe ra khơi.

- Ước gì một dịp nào Trúc sẽ có điều kiện theo Thường ra biển xem người ta đánh cá nhỉ?

- Nếu Trúc muốn đi thì chẳng khó gì, chỉ sợ Trúc say sóng thì mệt lả người, có hại cho sức khỏe thôi.

- Thế nào rồi Trúc cũng đi một chuyến. Nghe Thường nói về những đêm trăng trên biển, Trúc thấy giống như trong truyện cổ tích ngày xưa.

- Biển cũng là cổ tích chứ bộ.

- Có lẽ như vậy thật đấy.

Thường ra về trong cơn mưa hãy còn rắc nhẹ trên cây lá. Buổi chiều xám lại với một nền trời ngã thấp, nặng nề. Trúc vào phòng mở nhạc và ngồi ngả đầu lên ghế sa lông nghe Cẩm Vân hát bài "Thành phố tình yêu và nỗi nhớ". Cơn mưa làm cho giọng hát Cẩm Vân trở nên ngọt ngào hơn, nó cũng làm cho Trúc chơi vơi trong một tâm trạng khó tả, chỉ thấy chiều này có một niềm vui bất ngờ, tạo thành một nỗi nhớ nhẹ nhàng trải ra trong bóng mưa mờ nhạt qua khung cửa sổ.

Một lát sau có tiếng chuông gọi cổng, Trúc chạy vội ra. Chị Huyền đi chơi về và che cây dù rất đẹp. Hai chị em che dù đi vào nhà, trên mái tóc Trúc có những giọt nước mưa như bụi bám. Trúc vuốt tóc, bẹo má chị Huyền trêu:

- Ði chơi đâu, khai ngay, không em mách mẹ đấy.

- Vô duyên, khi không đi khai với nhỏ.

Chị Huyền xếp dù lại, dựng vào góc tường. Hai chị em ngồi trong ghế nghe nhạc và nói chuyện.

- Ði chơi vui không? - Trúc chớp mắt hỏi.

- Vui

- Anh Nghiêm đâu rồi?

- Ðưa chị về tới cổng, anh ấy phải đi có công việc.

- Xem phim?

- ÐIều tra hả, nhỏ? - Chị Huyền cười.

- Ừa, điều tra.

- Chị và anh Nghiêm đi xem phim, một cuốn phim thật tuyệt vời.

- Tình yêu?

- Dĩ nhiên. Không lẽ lại đưa nhau đi xem phim trinh thám. Nhỏ hỏi. . mích lòng quá.

- Sau đó thì đi đâu nữa?

- Tới Givral ăn kem dừa.

- Rồi gì nữa?

- Nhìn mưa bay qua cửa kiếng.

- Sau đó thì đi đâu?

- Về nhà.

- Sao chương trình ngắn ngủn vậy, tửơng hạnh phúc phải tràn trề kéo dài chứ?

- Thôi, tới đó chương trình tạm ngưng được rồi, tối nay còn hẹn nhau đi khiêu vũ nữa chứ bộ.

- Ngon quá ta. - Trúc kêu lên.

- Sao không ngon? - Chị Huyền cười - ông Nghiêm gởi lời thăm Trúc đấy, vội quá nên không có quà.

- Cám ơn. Những người sống trong hạnh phúc thường rất vội vã. Chị ăn nhãn Vũng Tàu đi, ngon tuyệt trần đời.

Trúc đẩy những chùm nhãn no tròn về phía chị Huyền. Cô cũng cắn một trái, cái lưỡi đỏ chót lẫn lớp cùi trắng nõn, ngọt ngào, rồi chu miệng lừa cái hột nhãn đen tuyền phun xuống đất.

- Nhãn dầy cơm quá, ngon tuyệt, nhưng mà ai cho đấy?

- Quà xứ biển của một người quen.

- Nhưng mà ai mới được chứ?

- Bí mật.

- Á, à...

Chị Huyền ăn lia lịa, phun những cái hột nhãn đen tuyền cũng lia lịa. Một lúc chị ngạc nhiên hỏi:

- Ủa, nhóc Phục đâu rồi?

- Ði bơi và dọa là sẽ đi xem phim luôn, tối mới về.

- trúc ở nhà một mình à?

- Không một mình chứ với ai, chị này hỏi nghe lạ chưa.

Chị Huyền cười khúc khích:

- Một mình trong căn nhà vắng, chiều lại mưa. Buồn.

- Buồn cũng ráng chịu vì em đâu có quen với ai để đi chơi, đi xem phim và đi ăn kem dừa.

- Mấy hôm nay Trúc học ra sao rồi?

- Bình thường. Một ngôi nhà đẹp đẽ, bạn bè cũ lại gặp nhau gần hết, chỉ trừ mấy đứa bỏ học ngang xương đi. . lấy chồng, còn thì tiếp tục trên ghế nhà trường. Nói chung rất vui nhộn.

- Em nên tập trung lo học ngay từ đầu năm, đừng để cuối năm phải chạy nước rút. Kinh nghiệm của chị hồi bước vào đại học là như thế.

- Em học có kế hoạch chứ bộ.

- Kế hoạch gì cũng có thời gian tà tà, con gái ít giữ vững lập trường. Kế hoạch đề ra ngó bộ tỉ mỉ nhưng áp dụng lại trật đường rầy. Chưa kể trong cuộc sống có nhiều đột biến. Nhiều lúc buồn thấy ghê, học không vô nhỏ ơi.

- Cám ơn chị đã truyền cho cái "kinh nghiệm" chẳng lấy gì là hay ho đó.

- Kinh nghiệm nào cũng đều quý giá. Không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc, em đừng có mai mỉa.

Trúc cười. Chị Huyền ăn nhãn chán chê, chị vỗ vào cái túi xách vẫn còn căng phồng những chùm nhãn nói:

- Bộ anh chàng nào hái hết vườn nhãn đem cho em sao mà nhiều thế, ăn đến phát ngán cũng còn đầy một túi xách.

- Chứ ai như ông Nghiêm của chị, có que kem mà cũng quên bẵng đến em út.

- Thôi, sẽ bắt ông ấy bắt đền gấp đôi.

- Cám ơn, chờ đợi cái ngày ấy chắc em mỏi mòn, héo hon thân xác quá.

- Thôi em ơi, xin đừng trách nữa làm gì - Chị Huyền hát và cười dòn - Thôi, chị đi nấu cơm chiều đây, không thì ba má về sẽ "quở" tắt bếp luôn.

Buổi tối hai chị em nằm trên hai chiếc ghế xích đu ngoài ban công. Cơn mưa buổi chiều để lại không khí mát lạnh và cây lá như có thêm nhựa sống. Trúc nằm lắng nghe tiếng gió rì rào thổi qua các tàn cây, mùi hương hoa đâu đấy tỏa ra thơm dịu. Con đường chạy ngang qua trước cổng nhà đã trở nên vắng lặng khiến một người nào đi bách bộ trên vỉa hè cũng có thể nghe rõ tiếng giầy hoặc tiếng guốc khua, xoa động cả những chiếc lá chết nằm im dưới cơn mưa buổi chiều.

Chị Huyền thuật lại buổi khiêu vũ với anh Nghiêm ở một khách sạn trung tâm thành phố. Cuối cùng chị khoe:

- Anh Nghiêm đã đặt vấn đề với chị rồi đấy.

- Vấn đề gì? - Trúc giả vờ hỏi.

- Ðám cưới.

- Cưới?

- Chớ sao - Chị Huyền nói với vẻ tự hào.

- Nhưng bao giờ?

- Vài tháng nữa thôi, khi anh ấy chuẩn bị xong mọi thứ cần thiết.

- Chị trả lời sao?

- Dĩ nhiên là bằng lòng, nhưng anh ấy phải đưa ba mẹ tới nhà nói chuyện với ba mẹ của mình.

- Chuyện ấy là lẽ đương nhiên. Nhưng điều mà em muốn hỏi là chị đã quyết định lấy chồng à?

- Không lẽ ở vậy hoài, để rồi làm một cô gái già - Chị Huyền cười.

- Có sớm quá không?

- Tuổi của chị như thế là vừa.

- Anh Nghiêm đặt vấn đề đó trong lúc tỉnh táo chứ?

- Hoàn toàn tỉnh táo. Anh Nghiêm không uống đựơc rượu và khi nói chuyện đó anh rất nghiêm túc.

- Chị suy nghĩ kỹ chưa?

- Rất kỹ. Không phải đợi tới khi anh Nghiêm đặt vấn đề ấy ra đâu mà chị đã suy nghĩ trước đó rất lâu.

- Chị có một cuộc đời thật êm ả.

- Em nói gì? - Chị Huyền ngạc nhiên hỏi.

Nhưng Trúc không lập lại câu nói của mình thêm một lần thứ hai, cô nằm nhắm mắt, giấu mái tóc mình trong mái tóc và ngửi mùi thơm của những sợi tóc ướt. Tự nhiên Trúc thấy thương mình quá đỗi.

- Em còn nhớ anh Bách không?

- Bách nào? - trúc mở mắt ra.

- Bách bạn của anh Nghiêm chứ Bách nào nữa.

- Không.

Trúc lắc đầu, cô muốn xua đuổi ấn tượng về một người đàn ông hôm nào nhìn cô trên bãi biển. Bách đó sao, cái anh chàng có đôi mắt "dễ sợ", nhìn ai như nuốt chững người đó, lại là bạn của anh Nghiêm. Nhưng tại sao chị Huyền lại hỏi Trúc có nhớ anh ta không?

- Có lẽ tại Trúc chóng quên đấy thôi, anh Bách trước đây có đi cùng anh Nghiêm tới chơi nhà mình vài lần. Anh ấy cũng là một kỹ sư, người trắng trẻo, mập mạp...

- Nhưng tại sao chị lại hỏi em có nhớ anh Bách không là thế nào? - Trúc hỏi.

- Vì mới đây chị có gặp anh Bách, anh ấy gởi lời thăm em. Hình như anh ấy có gặp em ngoài Vũng Tàu.

Bây giờ thì Trúc không thể giấu được chị Huyền nữa rồi, cho nên cô gật đầu:

- Anh ta nhớ, còn em thì đã quên.

- Thế mà chị tưởng anh Bách nói đùa chứ.

- Ðúng, em có gặp anh ta trên bãi biển, rất tình cờ.

- Có nói chuyện gì nhiều không?

- Chỉ nói vài câu. Rồi đường ai nấy đi, anh ta có hỏi xin địa chỉ nhà chú Hiển, nhưng em không cho. Phải nói là em không có thiện cảm với anh chàng đó.

Chị Huyền cười:

- Tại sao thế?

- Ðơn giản là. . em không thích, thế thôi.

- Coi chừng ghét của nào, trời trao của ấy đó nhỏ ạ.

- Của đó em chẳng ham đâu.

Tuy trả lời với chị Huyền như vậy, nhưng câu nói của chị Huyền không khỏi làm Trúc giật mình. Có lẽ nào như vậy được chăng?

- Tại sao chị lại nhắc nhiều về anh BÁch như vậy?

- Có gì đâu, chị thấy anh ấy cũng dễ thương, bạn thân của anh Nghiêm và đã có lời hỏi thăm em một cách chân thành.

- Em thì lại nghĩ k hác, anh ta chẳng chân thành tí nào. Ðôi mắt ấy có một cái gì không trung thực. Con người thường biểu lộ tư cách của mình qua đôi mắt. Bởi vậy người ta đã nói "đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn", có lẽ đúng như thế thật.

- Hôm nào anh Bách tới nhà chơi đấy.

- Ði với anh Nghiêm à?

- Có thể cùng đi với anh Nghiêm, nhưng cũng có thể đi một mình. Nhưng tại sao em lại hỏi như vậy?

- Em thấy nếu đi cùng với anh Nghiêm thì tịên hơn, con đi một mình thì... chị tiếp chứ em không tiếp đâu.

- Ừa, thì chị tiếp, nhưng làm sao mà em có vẻ sợ anh Bách đến thế, hả?

- Em chẳng sợ ai hết, nhưng em không thích, vậy thôi.

- Anh Bách đã làm gì khiến em khó chịu như vậy?

Trúc lắc đầu:

- Có làm gì đâu, hôm gặp ở Vũng Tàu cũng chỉ nói chuyện bình thường. Anh Bách đi với mấy người bạn gái.

- Ừa, ông Bách có quan hệ rộng rãi đấy.

- Thôi, không nói chuyện ông Bách nữa. Em buồn ngủ quá rồi. Em vào phòng ngủ đây.

Trúc bỏ vào phòng, nhưng rồi cô cũng không thể nào ngủ được. Bao nhiêu hình ảnh cứ quay cuồng trong đầu Trúc khiến cô bối rối, hồi hộp. Trúc vặn nhạc, mong rằng những bản nhạc nghe giữa đêm khuya sẽ làm cho đầu óc cô bớt căng thẳng, bớt nghĩ ngợi, nhưng chẳng ăn thua gì. Trúc nằm nhắm mắt, ôm chiếc gối ôm dài nghe tiếng gió lao xao ngoài tàn cây rũ xuống trước khung cửa sổ. Tiếng một con chim nào đó vừa đập cánh bay đi có vẻ hoảng hốt. Con chim chắc cũng giống tâm trạng của Trúc hiện giờ.

Chị Huyền gõ cửa hỏi lớn:

- Trúc ơi, ngủ chưa?

- Chưa.

- Biết ngay mà. Thôi chị đi ngủ đây, ở đó mà mơ mộng thao thức suốt đêm đi.

Tiếng chân chị Huyền khuất dần qua dãy hành lang. Trúc mở mắt nhìn lên đỉnh màn, Trúc thèm được sự vô tư của chị Huyền, cuộc sống của chị ấy phẳng lặng quá, như một giòng suối ngọt lành chảy giữa hai bờ đá, không một khúc quanh, không một nhánh rẽ. Một thời gian ngắn nữa chị sẽ làm đám cưới với anh Nghiêm, kết thúc một cuộc tình cũng tươi đẹp chẳng khác chi cuộc sống phẳng lặng của hai người.

Nằm một lúc lâu cũng không ngủ được. Trúc trở dậy bật đèn và tìm một cuốn tiểu thuyết. Cô ngồi dưới ánh đèn ngả đầu lên thành ghế. Trúc đọc lướt qua trang sách mà chẳng hiểu tác giả viết gì, cuối cùng Trúc gấp quyển sách lại, để hờ hững trong lòng và chìm sâu với những hồi tưởng vụn vặt. Gương mặt của Thường dần hiện ra, vườn nhãn ở Vũng Tàu, ngôi nhà trên bãi biển dưới bóng những cây dừa. Nụ cười của Thường thật hiền hòa, ánh mắt của anh nhìn Trúc thân ái. Và khoảng cách không gian, thời gian ấy được thu dần lại vào một buổi chiều cơn mưa bay bay Thường hiện ra trước cổng nhà với những túi quà. Gương mặt sạm nắng ấy như được tô đậm thêm, nụ cười, ánh mắt sâu nặng thêm. Trúc giật mình nhận ra cô đã nghĩ quá nhiều về Thường, một chuyện không bình thường?

- Chị Trúc ơi, ngủ chưa?

Tiếng của nhóc Phục vang lên ngoài cửa phòng. Trúc ra mở cửa. Nó nhăn răng cười:

- em vào nói chuyện với chị mười lăm phút thôi, được chứ?

Trúc cười:

- Chị đang cần người để nói chuyện đây, tối nay sao khó ngủ quá.

- em thì buồn ngủ muốn híp cả mắt.

- Thế lên đây làm gì?

- em cám ơn chị về những chùm nhãn. Chưa bao giờ em được ăn những trái nhãn ngọt thơm mê hồn như vậy. Ðúng là nhãn Vũng Tàu. Và anh ấy cũng ở Vũng Tàu phải không chị?

Phục vừa hỏi vừa ngồi xuống ghế. Trúc nói:

- Ăn nhãn, biết đựơc nhãn ngon được rồi, hỏi chi mà lắm thế?

- Ăn trái phải nhớ kẻ trồng cây, uống nước phải nhớ người đào giếng...

- Thôi, mệt quá, đừng có dạy đời "lão" ơi.

- Em biết tại sao tối nay chị khó ngủ rồi.

- Tại sao?

- Tại người khách phương xa bất ngờ ghé thăm. Ðúng không?

- Ơ hay, người ta tới thăm mắc mớ gì chị ngủ không được?

- Ðó mới là vấn đề chứ.

Trúc thấy nhột nhạt quá chừng, nhóc Phục lại cứ nhìn chằm chằm vào mặt Trúc mà cười. Trúc đập lên vai Phục, xua tay nói:

- Thôi, khuya rồi về phòng ngủ đi "lão" ơi, đừng ngồi đó mà nói chuyện trên trời dưới đất.

Phục đứng lên, nó đi ra cửa mà còn quay lại vớt một câu:

- Chuyện trên trời mà hóa ra đúng cho người dưới đất đấy. Rồi sẽ biết.

Trúc đóng sập cửa lại, nhưng tiếng cười của chú em như vẫn vang lại khắp phòng làm Trúc nóng bừng mặt, Trúc tắt đèn lên giường ôm chiếc gối dài, cố dỗ giấc ngủ với đôi mắt. . chẳng muốn nhắm lại tí nào.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx