sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Tại Sao Tháp Đèn Hiệu Cần Phải Lập Lòe?

Tháp đèn hiệu có lịch sử rất lâu đời. Tháp đèn hiệu trên đảo Faluosi ở cảng Alishanda của Ai Cập được coi là một trong bảy kỳ quan lớn nhất của thế giới cổ đại. Tháp đèn hiệu định hướng hướng đi cho tàu thuyền trên biển và trên sông. Nó thường được xây dựng tại địa điểm cao ở ven bờ, hoặc trên những mỏm đá nhô ra biển, bảo đảm cho các tàu thuyền đi lại trên biến có thể nhìn thấy đèn báo hiệu từ xa. Ánh sáng của nó phát ra giúp cho tàu thuyền tránh được sự va đập vào các mỏm đá ác hiếm trên biển và chạy một cách chính xác. Nhưng vấn đề là ở chỗ tại sao đèn hiệu lại không sáng liên tục mà lại phải lập loè?

Trước hết, so với các loại đèn sáng liên tục thì đèn sáng lập loè dễ gây chú ý hơn. Đây là lí do cơ bản giải thích tại sao tháp đèn hiệu lại sáng lập lòe chứ không chiếu sáng liên tục như các loại đèn khác. Ngoài ra nó còn có tác dụng phân biệt với các ánh sáng đèn ở xung quanh bờ biển và bờ sông, tránh cho tàu thuyền có sự hiểu lầm đáng tiếc. Tần suất lập loè của mỗi loại đèn hiệu khác nhau, có loại đèn hiệu phát sáng 2 lần trong 15 giây, có loại hơn 2 giây phát sáng một lần. Dựa vào tần suất khác nhau ta có thể phân biệt được các loại tháp đèn hiệu khác nhau. Tàu thuyền có thể căn cứ vào sự khác nhau về tần suất lập loè của tháp đèn hiệu để phân biệt đó là loại tháp đèn hiệu gì trên hải đồ của mình và biết được ở kinh độ và vĩ độ bao nhiêu. Từ đó xác định chính xác vị trí của con tàu hiểu được ý nghĩa tín hiệu của tháp đèn hiệu, nắm bắt tình hình tại hải vực gần tháp đèn hiệu để kịp thời thực hiện các biện pháp tìm con đường an toàn cho tàu thuyền chạy.

Mặt khác, có lúc sương mù trên mặt biển dày đặc, nếu tháp đèn hiệu sáng liên tục có thể làm cho các tàu thuyền khó thấy được ánh sáng chiếu ra. Khi đó có thể tháp đèn hiệu phải phát ra tiếng cảnh báo, để bổ sung hoặc thay thế ánh đèn hướng dẫn cho tàu thuyền chạy.

Mặc dù các thiết bị hướng dẫn cho tàu thuyền chạy như vô tuyến điện, hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu đã ra đời, giúp cho việc điều chỉnh hướng đi của tàu thuyền trên biển và trên sông càng chính xác hơn, nhưng đối với những tàu đánh cá, tàu du lịch, xà lan, tàu chở hàng nhỏ… thì tháp đèn hiệu vẫn là ngọn đèn chỉ đường không thể thiếu được.

Tại sao tóc bóng đèn điện đã bị đứt nhưng vẫn có thể gây nguy hiểm?

Chúng ta thường thấy trên các bóng đèn có ghi các chỉ số như “220V - 25W”, “220V - 40W” hoặc “220V - 60W”, “220V” chỉ điện áp mà bóng đèn cần khi hoạt động bình thường, tức là điện áp có số quy định là 220 vôn (V). Còn các chỉ số: 25W, 40W, 60W thì biểu thị công suất điện tiêu hao khi bóng đèn hoạt động bình thường, tức là công suất đã định lần lượt là 25W, 40W, 60W. Đối với nước ta, các gia đình thường sử dụng dòng điện 220V. Vậy tại sao các bóng đèn có kích cỡ như nhau mà công suất tiêu hao của chúng lại khác nhau?

Điều này có liên quan đến cấu tạo bên trong của bóng đèn. Dây tóc (thường được chế thành từ sợi vôn-phơ-ram) của mỗi loại bóng đèn có trị số trở lực khác nhau. Bóng đèn có trị số trở lực lớn sẽ sinh nhiệt nhiều và tiêu hao nhiều điện năng, còn bóng đèn có trị số trở lực nhỏ sẽ sinh nhiệt ít và tiêu hao ít điện năng. Các vật thể trong trạng thái phi chân không đều chịu tác động của áp lực không khí, bóng đèn cũng vậy. Để làm cho áp suất bên trong và bên ngoài của bóng đèn như nhau và không gây nổ thì phải đưa vào bên trong bóng đèn một lượng khí nhất định.

Do thời gian sử dụng tương đối dài, sợi vôn-phơ-ram (dây tóc bóng đèn) dễ bị cháy. Sau khi sợi vôn-phơ-ram đã cháy, một số người vẫn lay bóng đèn, làm cho sợi vôn-phơ-ram ở trạng thái tiếp xúc giữa hai cực của bóng đèn. Do sợi vôn- phơ-ram ở dạng lò xo, nên có thể ngoắc vào nhau. Nhưng lúc này độ dài của sợi vôn-phơ-ram ngắn hơn khi ở trạng thái bình thường, trị số điện trở của bóng đèn cũng nhỏ đi. Trong điều kiện điện áp không thay đồi, điện trở nhỏ đi, công suất của bóng đèn lớn, nhiệt lượng trong bóng đèn tăng. Theo nguyên lí nóng nở ra, lạnh co lại, thể tích không khí trong bóng đèn nở ra không còn phù hợp với thể tích của bóng đèn khi chưa bị cháy, làm cho áp suất trong bóng đèn tăng. Khi áp suất tăng quá cao, đến mức bóng đèn thủy tinh không chịu đựng nổi nữa, bóng đèn sẽ bị nổ, rất nguy hiểm. Do vậy khi bóng đèn điện đã bị cháy (dây tóc bóng đèn bị đứt), chúng ta không nên tiếp tục dùng nó nữa.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx