sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Tại Sao Cần Hạn Chế Tốc Độ Của Ôtô?

Năm 1885, người Đức lần đầu tiên đã chế tạo được một chiếc ôtô chạy bằng động cơ đốt trong bốn kỳ. Từ đó tới nay, ôtô đã có gần 200 năm lịch sử. Người ta luôn lấy tốc độ làm mục đích thiết kế chế tạo ôtô. Để có thể phát huy đầy đủ tính năng tốc độ cao của các loại xe, những con đường trong các thành phố hiện đại đã được chia ra thành đường cho xe chạy chậm và đường cho xe chạy nhanh, đồng thời người ta còn thiết kế riêng những con đường cao tốc.

Tuy nhiên lại có một thực tế là với hy vọng tốc độ xe chạy càng nhanh người ta lại càng hạn chế tốc độ chạy của xe. Tại sao như vậy?

Chúng ta biết rằng ôtô dựa vào lực ma sát giữa bốn bánh (hay nhiều hơn) đối với mặt đất để chuyển động về phía trước, vì thế chúng phải dựa vào việc nâng cao trọng lực của xe để tăng cao lực ma sát. Nếu không tiếp xúc với mặt đất. ôtô sẽ bị mất kiểm soát và điều này vô cùng nguy hiểm. Khi ôtô chạy với một tốc độ cao, nó còn phải chịu một lực đẩy lên phía trên của không khí. Lực này do dòng không khí đối lưu sinh ra. Tốc độ xe càng nhanh, lực nâng này càng mạnh và làm tăng khả năng không tiếp xúc với mặt đất của ôtô. Khi bản thân trọng lực của ôtô không thể khắc phục lực nâng cao của không khí, sẽ sinh ra hiện tượng lật xe. Từ đó có thể thấy, hạn chế tốc độ của xe là một giải pháp cần thiết.

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tiến hành hạn chế tốc độ của xe ôtô, nhưng quy định của mỗi nước lại không giống nhau. Đức là một trong số ít những quốc gia không hạn chế tốc độ của xe cộ. Nhưng xe phanh gấp hay rẽ ngang với tốc độ cao vẫn bi coi là vi phạm luật giao thông. Ở một số quốc gia như Pháp, Italia, Thụy Sĩ; tốc độ cho phép lớn nhất là 130 km/h; một số nước khác như Bungari, Nam Tư, Phần Lan, tốc độ cho phép lớn nhất là 120 km/h. Ở các nước Thuỵ Điển, Anh, Tiệp Khắc là 110 km/h; ở Nhật Bản, Hungari, Hy Lại là 100 km/h; ở Rumani, Thổ Nhĩ Kỹ, Nauy là 90 km/h. Mỹ là nước có tỉ lệ phát sinh tai nạn giao thông nhiều nhất thế giới; vì thế tốc độ cao nhất cho phép là 80 km/h. Ngoài ra, Pháp và Bồ Đào Nha còn quy định với những lái xe mới (lấy giấy phép lái xe chưa tới hai năm) thì tốc độ cho phép lớn nhất là 90km/h. Còn ở Thuỵ Điển, tại các điểm dân cư, tốc độ lớn nhất của xe không được quá 50 km/h. Tại các đường phố chính trong thành phố, tốc độ cao nhất được phép chạy là 60km/h.

Trung Quốc quy định tốc độ lớn nhất của các loại xe ôtô chạy trên đường cao tốc thường không được vượt quá 120 km/h. Điều thú vị hơn nữa là trên đường cao tốc, người ta còn tiến hành hạn chế tốc độ thấp nhất của xe; thông thường là không được chạy dưới 50km/h. Mục đích của quy định này là cấm những loại xe có tốc quá chậm đi vào đường cao tốc, ảnh hưởng tới hoạt động giao thông bình thường ở đây.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx