sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 6

Một mùa đông khắc nghiệt lại đến. Buổi chiều nào chúng tôi cũng ra chân đê lấy những cây dứa dại khô chất thành đống đốt lửa. Và đây cũng là một mùa đông khủng khiếp đối với tôi. Năm ấy tôi bước vào tuổi mười ba và trải qua một trận ốm ghê gớm. Sau này tôi cũng không biết mình bị bệnh gì. Tôi nằm co quắp trên giường ở góc nhà. Bà tôi suốt ngày đốt một đống lửa cạnh giường cho tôi sưởi. Lạnh quá, tôi bò ra mép giường để gần lửa hơn. Hầu như tôi không đứng lên được lâu. Cho nên suốt ngày tôi chỉ nằm hoặc bò. Tôi chẳng thích ăn gì, chỉ thích ngửi mùi áo bà tôi. Ông Bộc đôi ngày lại sang thăm tôi. Ông cho tôi đủ thứ quà. Nhưng tôi chẳng thích gì ngoài những ông tướng ngày xưa bằng bột nếp. Mỗi khi nhìn thấy ông tướng bằng bột nếp trong tay ông Bộc thì tôi như khỏe hẳn. Tôi ngồi dậy đón quà từ tay ông và ngắm nghía. Ngồi được một lúc tôi lại phải nằm xuống. Lúc nào tôi cũng đặt ông tướng bột kia nằm bên cạnh.

Hơn một tháng nằm liệt giường bệnh tôi cũng không hề giảm. Tóc tôi dài ra và xanh mướt, lưỡi xanh lè như váng đồng. Bà tôi quyết định đưa tôi đến nhà một ông thầy lang cách nhà tôi hơn mười cây số. Bà lấy chiếc thúng cái, lót một ít rơm và đặt tôi nằm vào trong đó. Lúc đó tôi bé và nhẹ như một con mèo. Bà tôi lấy chiếc nón đậy tôi và đội cái thúng có tôi nằm trong đó, đưa đến nhà ông lang.

Lên đến đê, tôi nghe có người hỏi: “Bà đi bán gì đấy?”. Tôi nghe bà tôi mắng: “Nhổ vào mồm cái nhà ông này”.

Hôm ấy, bà tôi đã đội cái thúng đựng tôi đi bộ suốt hai chục cây số. Nhưng ông lang kia cũng không chữa được cho tôi. Những ngày sau đó tôi chỉ nằm chờ chết. Tôi không còn ngồi dậy được để đón những ông tướng thời xưa bằng bột mà ông Bộc mua cho tôi nữa. Ông Bộc ngồi bên mép giường nhìn tôi im lặng.

Một buổi tối, tôi nghe bà tôi khóc với bố tôi: “Gọi người đóng cho nó bộ áo đi”. Tối hôm đó, tôi nghe tiếng đục đẽo ở đầu nhà. Tối đó là tối đầu tihằng Mên không rời tôi. Thi thoảng nó lại cầm tay tôi gọi: “Anh ơi, anh đừng đi đâu nhé”. Tôi không trả lời nó được, tôi nằm thở thoi thóp.

Bà tôi thắp thêm đèn. Tôi mơ hồ thấy có nhiều người đến nhà tôi. Tôi có ngờ rằng, ở ngoài góc sân, bố tôi và mấy người trong họ đang đóng cho tôi chiếc áo quan nhỏ bằng gỗ mít.

Mấy ngày sau đó, ông Bộc không thấy sang nhà tôi và thực ra, cũng không ai trong gia đình tôi để ý đến sự vắng mặt của ông. Chỉ từ khi tôi ốm, ông Bộc mới đến nhà tôi. Còn trước đó, bần cùng lắm ông mới đến.

Đến gần nửa đêm thì chiếc áo quan nhỏ đóng xong. Khi bố tôi và mấy chú trong họ khiêng chiếc áo quan để lên hiên nhà thì bà và mẹ tôi òa khóc. Hàng xóm nghe tiếng khóc tưởng tôi mất tất tả chạy sang. Cùng lúc đó, ông Bộc từ đâu xuất hiện. Mặt mũi ông bơ phờ, ông bỏ chiếc bao tải khoác trên vai xuống và nói:

- Tôi mua được mấy thang thuốc lá của một bà mế Hòa Bình, sắc cho cháu uống xem sao.

Bố tôi thở dài:

- Chẳng ăn thua gì đâu, ông ạ. Chắc nó bỏ chúng tôi nội nhật nay mai thôi.

Ông Bộc im lặng mở bao tải đưa cho bà tôi ba thang thuốc lá. Bà tôi lặng lẽ đun thuốc. Đến gần sáng, bố tôi cậy miệng đổ hết bát thuốc cho tôi.

Thật kỳ lạ, uống hết ba thang thuốc thì tôi ngồi dậy được. Thấy vậy, ông Bộc lại khoác bao tải rời xóm trại lặng lẽ ra đi. Mấy ngày sau ông trở về. Vừa thở, vừa ho, ông vừa mở bao tải đưa cho bà tôi chục thang thuốc nữa. Uống xong chục thang thuốc ấy tôi đã theo thằng Mên lên đê chơi được rồi.

Một buổi chiều, thằng Mên n

- Em dẫn anh đi xem cái này.

Nói xong nó dẫn tôi ra chuồng trâu sau nhà và chỉ cho tôi xem chiếc áo quan nhỏ còn thoang thoảng mùi gỗ mít già.

- Bố đóng cái này cho anh đấy.

Tôi im lặng mở mắt thao láo nhìn chiếc áo quan.

- Anh có sợ không? - Thằng Mên hỏi.

Tôi không nói lời nào.

- Anh mà chết là bố đặt anh vào cái này. Anh đừng đi đâu, anh nhé.

Tôi gật đầu. Vừa lúc ấy, bà tôi cũng đến. Bà đuổi chúng tôi đi. Đến chiều, tôi thấy bố tôi đập chiếc áo quan và châm lửa đốt. Bà tôi lấy một ít tro thả xuống đầm Vực và sông Đáy.

Đêm ấy, bà ôm tôi ngủ. Từ ngày tôi ốm, đêm nào ngủ bà cũng ôm tôi. Tôi nằm co trong vòng tay của bà và mùi trầu quế. Tiếng bà tôi thở đều đều.

- Cháu nhớ là suốt đời phải sống tết, chết giỗ ông Bộc nhé. Nếu không có ông ấy thì cháu chẳng còn được sống đến bây giờ đâu.

Tôi nằm nghe bà nói. Từ khi ốm dậy, tôi thường ít ngủ hơn. Đêm xóm trại mang cảm giác xa xăm vô cùng. Một cái gì đó vừa hoang vắng, vừa thổn thức thường xâm chiếm lòng tôi trong đêm. Có phải là tôi hoảng sợ hay tôi đã lớn lên trong tâm hồn đa cảm của mình?

á thần lại về rồi đấy. - Bà tôi khẽ nói.

- Sao bà biết? - Tôi hỏi.

- Bà lại nghe thấy tiếng nó kêu. Chắc lại có chuyện buồn.

- Ông Bộc có còn muốn bắt con cá nữa không hở bà?

- Đêm nào ông ấy cũng ra bờ đầm. - Bà tôi thở dài. - Tội nghiệp quá, cháu ạ.

- Cháu sẽ bắt con cá ấy cho ông Bộc.

- Cháu làm sao mà bắt được? - Bà tôi chép miệng - Ông ấy đã săn nó cả đời mà cũng không bắt được. Tất cả đàn ông xóm trại này cũng thế.

- Nhưng cháu sẽ bắt được.

- Đừng nói dại, cháu ạ.

- Vì sao hở bà? - Tôi xoay người về phía bà và hỏi.

- Vì đó là cá thần.

- Cá thần sao lại không giúp ông Bộc? Ông Bộc là người tốt nhất xóm trại, bà ạ. Đấy không phải là cá thần, vì thế cháu sẽ bắt được.

- Ngủ đi. Từ nay cháu không được nói thế nữa.

Và trong giấc mơ, tôi vụt lớn lên, cường tráng và đầy lòng dũng cảm. Tôi đi ra bờ đầm Vực và lao xuống nước. Tôi truy tì

Những cây rong đuôi chó dưới đáy đầm dựng lên thành một khu rừng rậm, bí ẩn và đầy đe dọa. Tôi cầm một thanh gươm đi vào khu rừng. Tôi vừa vung gươm phạt đứng những bụi rong đuôi chó vừa gọi vang:

- Con cá một mắt đâu. Ta muốn giết mày. Có giỏi thì ra đây!

Sau tiếng gọi của tôi, có tiếng gầm ghê gớm thoát ra từ khu rừng rong đuôi chó. Và con cá hiện ra. Hai chiếc vây của nó lớn như hai cánh cửa, quạt nước sôi sùng sục. Con cá chỉ có một mắt. Nó há miệng phơi ra những chiếc răng sắc lởm chởm như những chiếc răng bừa. Nhìn tôi nó cười khùng khục và cất tiếng:

- Thằng nhãi kia láo thật, sao mày dám xâm phạm vào khu rừng của tao?

- Tao đến đây để giết mày! - Tôi gầm lên.

- Giết ta ư? Ta có tội gì mà ngươi đòi giết ta? Ngươi có biết ta là cá thần không?

Tôi khua gươm nói:

- Mi không phải là cá thần. Nếu là cá thần, sao mi lại không giúp ông Bộc.

Nói xong, tôi nhảy tới chém con cá. Con cá quẫy đuôi tránh lưỡi gươm. Nước đầm sôi lên, ngầu đục. Tránh được lưỡi gươm của tôi, con cá bơi lùi ra xa. Tôi chỉ gươm vào con cá:

- Muốn sống mi hãy trả lại bí mật cho ông Bộc.

C

- Bây giờ ta mới nhớ ra lão Bộc là ai. Nhưng đó không phải là lỗi của ta.

Tôi quát:

- Không lỗi của mi thì của ai?

Con cá nói:

- Lỗi đó là bạn bè của lão Bộc. Bà nội ngươi cũng có lỗi.

Tôi kêu lên:

- Bà ta ư? Không! Bà ta không bao giờ có lỗi. Mi đúng là một tên nói láo.

Nói xong tôi lại vung gươm lao vào. Con cá giương vây ra đỡ những nhát gươm của tôi. Tiếng gươm va vào xương vây cá xoang xoảng. Cả đầm Vực cuộn sóng. Các loại cá ở đầm Vực nhảy tứ tung. Vừa chống đỡ lại đường gươm của tôi, con cá vừa kêu: “Không phải lỗi tại ta. Không phải lỗi tại ta”. Tôi thét to: “Chính là mi”. Và đâm mũi gươm vào ngực con cá. Máu con cá phun ầm ầm vào tôi. Tôi ngạt thở và kêu lên.

Tôi tỉnh khỏi cơn mê, thở hổn hển. Bà xoa ngực tôi, nói:

- Mê gì mà hò hét ầm cả lên thế, cháu?

Tôi nằm im, tự hỏi bà tôi cũng có lỗi với ông Bộc ư?

Những gì tôi nghe thấy chỉ là giấc mơ, chứ con cá làm sao nói được tiếng người và tôi làm sao đánh nhau được ở dưới nước. Nhưng tôi vẫn cứ muốn hỏi về những lời của con cá.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx