Quy Tắc Thịnh Vượng số 1:
Thu nhập của bạn chỉ có thể tăng lên theo mức độ mà bạn mong đợi!
Tại sao Kế hoạch Tài chính trong tiềm thức lại đóng vai trò quan trọng?
Bạn đã bao giờ nghe chuyện về những người phát tài nhanh chóng chưa? Bạn có để ý một số người từng sở hữu rất nhiều tiền của nhưng rồi lại trở nên trắng tay, hay có người dường như đã có những cơ hội tuyệt vời nhưng chính họ đã để cho các cơ hội đó tuột khỏi kẽ tay? Nếu chỉ quan sát từ bên ngoài thì những thất bại ấy có vẻ như chỉ là điều không may vì sự thoái trào của kinh tế hay do một đối tác không nghiêm chỉnh, đại loại thế. Tuy nhiên, khi phân tích vấn đề từ bên trong, bạn sẽ nhận ra một điều hoàn toàn khác. Nguyên nhân sâu xa ở đây là nếu bạn chợt có trong tay một khoản tiền lớn khi trong thâm tâm bạn chưa sẵn sàng đón nhận nó, thì tài sản của bạn có nguy cơ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn mà thôi.
Phần lớn chúng ta không có đủ “năng lực bên trong” để tạo ra và giữ gìn những khoản tài sản khổng lồ trước những thách thức luôn song hành với sự thành công và giàu có. Đó chính là nguyên nhân chính làm cho nhiều người không có được sự giàu có vững bền.
Minh chứng rõ ràng nhất có lẽ là những người trúng xổ số. Nhiều nghiên cứu cho thấy hầu hết những người trúng số cuối cùng lại trở về tình trạng tài chính ban đầu, với số tiền mà họ có thể quản lý một cách thoải mái. Trong khi đó, ở những nhà triệu phú tự tay lập nghiệp thì ngược lại. Khi các triệu phú này bị sa sút về tiền bạc, họ thường nhanh chóng kiếm lại số tiền ấy. Donald Trump là một ví dụ điển hình: Trump từng có hàng tỉ đô-la trong tay, rồi ông bị phá sản và mất trắng. Vậy mà chỉ trong vài năm, ông đã kiếm lại được số tiền ấy và thậm chí còn nhiều hơn thế.
Tại sao lại có sự khác biệt ấy? Đó là vì các nhà triệu phú tự lập này có thể chấp nhận mất tiền, chứ họ không bao giờ để mất đi yếu tố quan trọng nhất của thành công: Tư Duy Triệu Phú. Tất nhiên trong trường hợp Donald Trump thì ta phải gọi đó là cách “Tư Duy Tỉ Phú”. Donald Trump không bao giờ chấp nhận mình chỉ là một triệu phú. Nếu Trump có tài sản trị giá 1 triệu đô-la, bạn thử hình dùng xem ông sẽ cảm thấy thế nào? Hầu hết mọi người tin rằng ông sẽ cảm thấy túng quẫn và xem đây là một thất bại tài chính!
Đó là do “nhiệt kế” tài chính của Donald Trump được cài đặt còn số hàng tỉ chứ không phải hàng triệu. Trong khi đó, nhiệt kế tài chính của mọi người thường được cài đặt còn số hàng ngàn, chứ không phải hàng triệu; thậm chí nhiệt kế tài chính của một số người chỉ được cài đặt còn số hàng trăm, chứ không phải hàng nghìn; và vẫn có những nhiệt kế tài chính của một số người được đưa về dưới mức còn số không. Họ cứ thế chịu đựng sự băng giá mà không hiểu căn nguyên thực sự gây nên tình trạng khốn khó của mình.
Có một thực tế là hầu hết mọi người không khai thác hết tiềm năng của mình, nên dễ hiểu rằng vì sao đã số trong chúng ta đã không thành công. Nhiều nghiên cứu cho thấy 80 phần trăm những người trưởng thành không có được sự tự do tài chính như họ mong muốn, và 80 phần trăm ấy sẽ không bao giờ cảm thấy mình thật sự hạnh phúc.
Lý do rất đơn giản: vì đã số đều không ý thức được một cách rõ ràng về hành động của mình. Họ như người mơ ngủ sau tay lái và không biết chắc mình đang đi về đâu. Họ chỉ dựa vào những gì họ có thể nhìn thấy được để làm việc và tư duy. Họ sống hoàn toàn trong thế giới hữu hình.
Gốc rễ tạo nên hoa trái
Hãy tưởng tượng một cái cây tượng trưng cho cuộc sống của chúng ta. Trên cây có hoa trái. Hoa trái đó chính là thành quả mà chúng ta đạt được trong cuộc sống. Chúng ta nhìn vào giỏ trái cây mình thu hoạch được và cảm thấy không hài lòng: số quả ấy còn quá ít, chúng quá nhỏ bé hoặc hương vị không thơm ngon.
Vậy xu hướng của chúng ta là sẽ làm gì? Phần lớn sẽ tập trung chú ý vào hoa trái, vào kết quả của chúng ta. Nhưng cái gì thực sự tạo nên số hoa trái đó? Đó chính là hạt giống và gốc rễ.
Như vậy là cái nằm dưới mặt đất tạo nên những cái trên mặt đất. Là cái vô hình tạo nên cái hữu hình ý nghĩa là nếu bạn muốn thay đổi hoa trái, bạn phải thay đổi gốc rễ trước đã. Nếu bạn muốn thay đổi cái hữu hình, trước hết bạn phải thay đổi cái vô hình.
Quy Tắc Thịnh Vượng số 2:
Nếu bạn muốn thay đổi hoa trái, bạn phải thay đổi gốc rễ trước đã. Nếu bạn muốn thay đổi cái hữu hình, trước hết bạn phải thay đổi cái vô hình.
Một số người sẽ bảo ngay rằng chỉ những gì có thể nhìn thấy thì họ mới tin. Vậy tôi sẽ hỏi những người đó câu hỏi đơn giản là: “Tại sao bạn phải trả hoá đơn tiền điện?”. Mặc dù không thể nhìn thấy dòng điện, bạn vẫn nhận ra và sử dụng điện năng trong cuộc sống hàng ngày. Nếu còn nghi ngờ sự tồn tại của nó, bạn hãy ghí ngón tay vào ổ cắm điện, tôi đảm bảo sự hoài nghi của bạn sẽ lập tức biến mất.
Theo kinh nghiệm của tôi, những gì bạn không thể trông thấy lại có khả năng tác động mạnh mẽ hơn rất nhiều so với bất kỳ thứ gì mà bạn nhìn thấy được. Bạn có thể đồng ý hay không đồng ý với nhận định trên, nhưng nếu bạn bỏ qua và không áp dụng nguyên lý này vào cuộc sống của mình thì ở một mức độ nào đó bạn sẽ phải nhận lãnh hậu quả xấu. Vì sao vậy? Bởi vì bạn đang đi ngược lại quy luật tự nhiên, mà theo quy luật ấy, những “yếu tố ẩn” sẽ tạo nên những thứ đang hiện hữu quanh ta, và cái vô hình sẽ tạo nên cái hữu hình.
Con người là một phần của tự nhiên, chứ không phải là người điều khiển nó. Vì vậy, khi chúng ta tuân theo quy luật của tự nhiên và tập trung vào gốc rễ – thế giới tinnh thần bên trong chúng ta – cuộc sống của chúng ta sẽ trôi chảy, thuận hòa. Còn khi chúng ta không tuân theo quy luật tự nhiên, cuộc sống ắt sẽ có lắm thác ghềnh.
Trong mỗi cánh rừng, mỗi trang trại, mỗi khu vườn, cái nằm bên dưới mặt đất luôn là cái tạo ra những thứ bên trên. Đó là lý do tại sao nếu bạn tập trung sự chú ý vào hoa trái thì đó chỉ là việc làm vô ích. Bạn không thể thay đổi hoa trái đã đơm kết trên cây. Tuy nhiên, bạn có thể cải thiện hoa trái của mùa sau. Nhưng để làm được điều đó, bạn sẽ phải đào xới bên dưới lòng đất giúp cho rễ cây phát triển tốt hơn.
Thế giới thứ tư
Một trong những điều quan trọng nhất bạn cần biết là chúng ta không chỉ sống trong thế giới thực tại này. Chúng ta hiện đang sống Trong ít nhất bốn thế giới khác nhau cùng một lúc, đó là: thế giới Vật chất, thế giới Tinh thần, thế giới Cảm xúc và thế giới Tâm linh. Tuy nhiên, có rất ít người nhận ra rằng thế giới vật chất chỉ là hệ quả của 3 thế giới còn lại.
Ví dụ bạn vừa “viết” một lá thư trên máy tính của
mình. Bạn nhấn vào phím in và lá thư sẽ chạy ra khỏi máy in của bạn. Bạn nhìn vào bản in và phát hiện một lỗi đánh máy. Thế là bạn vớ lấy cục tẩy và xoá nó trên tờ giấy. Sau đó bạn nhấn phím in một lần nữa và lại xuất hiện lỗi đánh máy cũ.
Tinh thần Tâm linh Cảm xúc Vật chất
Lạ quá, sao lại có thể như thế này được chứ? Bạn vừa tẩy nó đi rồi mà! Lần này bạn lấy một cục tẩy lớn hơn rồi chà xát mạnh hơn và lâu hơn. Bạn lại nhấn phím in và lỗi ấy lại xuất hiện một lần nữa! Bạn thốt lên vì sững sờ pha lẫn kinh ngạc “có chuyện gì thế này? Hay là mình bị hoa mắt?”.
“Chuyện” ở đây là bạn không thể thật sự thay đổi vấn đề nếu chỉ sửa chữa “sản phẩm in ra”, tức là thế giới vật chất; mà bạn chỉ có thể thay đổi “chương trình in”, tức là thế giới tâm linh, cảm xúc và tinh thần.
Tiền bạc là kết quả, của cải là kết quả, sức khỏe là kết quả, bệnh tật là kết quả, đến cân nặng cũng là kết quả của chế độ dinh dưỡng và lối sống của bạn. Đó là bởi vì chúng ta sống trong một thế giới nhân quả.
Quy Tắc Thịnh Vượng số 3:
Tiền bạc, của cải, sức khỏe, bệnh tật đến cân nặng cũng là kết quả của chế độ dinh dưỡng và lối sống của bạn. Chúng ta sống trong một thế giới nhân quả.
Bạn đã từng nghe ai đó khẳng định rằng thiếu tiền chỉ là chuyện nhỏ chưa? Vậy thì bây giờ hãy nghe tiếp một câu khẳng định nữa thế này: thiếu tiền không phải, và không bao giờ là một vấn đề cả, bởi vì thiếu tiền chỉ là một dấu hiệu của những gì đang diễn ra bên trong. Biểu hiện bên ngoài đó (thiếu tiền) chỉ là một hệ quả, và nó luôn có những nguyên nhân sâu xa mà chúng ta đôi khi ít để mắt đến. Vậy thì cách duy nhất để thay đổi thế giới “bên ngoài” là trước tiên hãy thay đổi thế giới “bên trong”. Dù những thành quả mà bạn gặt hái được có thế nào đi chăng nữa, dù nhiều hay ít, tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực, thì bạn hãy luôn nhớ rằng thế giới bên ngoài chỉ là một hình ảnh phản chiếu của thế giới bên trong: Nếu cuộc sống bên ngoài của bạn không suôn sẻ thì đó chính là do cuộc sống nội tâm của bạn chưa được suôn sẻ. Chỉ đơn giản vậy thôi.
Những lời tuyên bố: bí quyết đầy sức mạnh cho sự thay đổi
Trong các khoá học, chúng tôi sử dụng các kỹ thuật phối hợp giúp bạn học nhanh hơn và nhớ nhiều hơn những điều được học. Chìa khoá là “sự tập trung cao độ”. Phương pháp của chúng tôi xuất phát từ một câu ngạn ngữ cổ: “Bạn sẽ quên những gì bạn nghe; bạn sẽ nhớ những gì bạn nhìn thấy; bạn sẽ hiểu những gì bạn làm”.
Vì vậy tôi yêu cầu mỗi lần bạn đọc hết một quy tắc trong cuốn sách này, bạn hãy đặt tay lên ngực trái và nói một “lời tuyên bố”, rồi chỉ tay lên đầu và nói một “lời tuyên bố” khác. Vậy “lời tuyên bố” là gì? Đó là một câu khẳng định tích cực về một việc mà bạn sẽ thực hiện, được nói một cách mạnh mẽ, rõ ràng và kiên quyết.
Tại sao những lời tuyên bố như vậy lại là công cụ hữu ích trong việc giúp bạn làm giàu? Vìmọi thứ đều được tạo nên từ một dạng vật chất là năng lượng. Tất cả năng lượng luôn chuyển động theo những tần số và dao động nhất định. Và mỗi lời tuyên bố của bạn cũng có tần số dao động của nó. Khi bạn nói to lên một lời tuyên bố nào đó thì năng lượng của nó sẽ truyền qua từng tế bào trong cơ thể, và bạn có thể cảm nhận sự cộng hưởng độc đáo này bằng cách chạm vào cơ thể mình ngày tại thời điểm đó. Những lời tuyên bố không chỉ gửi những thông điệp đặc biệt vào vũ trụ, chúng còn gửi một thông điệp mạnh mẽ vào tiềm thức của bạn.
Sự khác biệt giữa lời tuyên bố với lời khẳng định là không lớn, nhưng theo tôi là rất mạnh. Lời khẳng định là “một câu nói tích cực khẳng định rằng mục tiêu mà bạn muốn đạt được đã và đang xảy ra”. Còn lời tuyên bố là “một sự khẳng định chính thức về quyết tâm thực hiện một hay hàng loạt hành động để đạt được một tình trạng thay đổi nào đó”.
Một lời khẳng định cho thấy một mục tiêu đã và đang diễn ra. Tôi không điên khùng đến mức cứ thường xuyên khẳng định những điều chưa có thực, bởi vì khi đó giọng nói thầm trong đầu chúng ta sẽ đáp lại bằng câu: “Điều đó không thật, điều đó là bịa”.
Trong khi đó, một lời tuyên bố không nói điều gì không có thật, nó chỉ nói rằng chúng ta có ý định làm một việc gì đó hay trở thành một người như thế nào đó. Đấy là điều mà tiếng nói thì thầm trong ta không thể phản bác, bởi vì chúng ta không tuyên bố đó là sự thật ngày bây giờ mà đó là dự định của chúng ta trong tương lai. Theo định nghĩa thì lời tuyên bố cũng là mang tính nghi thức. Nó là một câu nói trang trọng chứa năng lượng phóng vào thế giới và hiện diện khắp cơ thể bạn. Một từ khác cũng rất quan trọng trong định nghĩa trên là hành động. Bạn phải có những hành động cần thiết để biến dự định của mình thành hiện thực.
Tôi khuyên rằng bạn nên nói to những lời tuyên bố của mình một cách mạnh mẽ vào mỗi buổi sáng và buổi tối. Nói lời tuyên bố trong lúc soi gương sẽ làm cho việc này càng hiệu quả hơn.
Tôi phải thú thực rằng khi lần đầu nghe được những điều trên, tôi đã nói: “Không đời nào! Cái kiểu tuyên bố này thật là ngớ ngẩn”. Nhưng bởi vì khi đó tôi là kẻ tay trắng nên tôi đã quyết định: “Cũng chẳng sao, nó cũng chẳng hại gì”, và bắt tay vào thực hiện chúng. Bây giờ tôi đã giàu có, và tôi hoàn toàn tin rằng những lời tuyên bố thật sự rất hiệu quả.
Nói cách khác, tôi thà rằng mình là kẻ rất ngớ ngẩn và rất giàu có hơn là người rất tỉnh táo mà không có gì cả. Còn bạn thì sao?
VìÌ thế, tôi đề nghị bạn đặt tay lên ngực và nói…
LỜI TUYÊN BỐ:
“Thế giới nội tâm của tôi tạo nên thế giới bên ngoài của tôi.”
“Tôi có Tư Duy Triệu Phú.” Kế Hoạch Tài chính trong tâm thức bạn là gì và kế hoạch đó đã hình thành như thế nào?
Khi xuất hiện trên đài phát thành hay truyền hình, tôi nổi tiếng vì thường đưa ra lời khẳng định sau:
“Hãy cho tôi 5 phút, tôi có thể tiên đoán tương lai tài chính cho cả cuộc đời còn lại của bạn”.
Bằng cách nào? Qua một cuộc trò chuyện ngắn, tôi có thể xác định được cái gọi là “kế hoạch tài chính và thành công trong tâm thức” của bạn. Mỗi chúng ta đều có kế hoạch tài chính và thành công được cài sẵn trong tiềm thức. Và bản kế hoạch đó, hơn mọi thứ khác và hơn tất cả những thứ khác kết hợp lại, sẽ quyết định cái đích tài chính của cuộc đời bạn.
Kế hoạch tài chính và thành công trong tâm thức là gì? Tương tự như đối với một ngôi nhà, bản thiết kế của ngôi nhà chính là kế hoạch thành công của ngôi nhà đó. Theo đó, “kế hoạch tài chính trong tâm thức” đơn giản là chương trình được cài đặt trước về cách sống liên quan đến tiền bạc của bạn.
Tôi muốn giới thiệu với bạn một công thức tối quan trọng. Công thức này quyết định cách bạn biến ý muốn thành hiện thực và tạo ra sự thành công về tài chính. Nhiều vị giáo sư đáng kính trong lĩnh vực nghiên cứu tiềm năng con người đã và đang sử dụng công thức này làm nền tảng cho những bài giảng của họ. Được gọi là Quá trình Hiển hiện, công thức đó có dạng như sau:
T F A = R
Nghĩa là: Suy nghĩ ---> Cảm xúc ---> Hành động ---> Kết quả Thoughts ---> Feelings --->Actions ---> Results
Quy Tắc Thịnh Vượng số 4:
Suy nghĩ sinh ra Cảm xúc, Cảm xúc đưa đến Hành động, Hành động tạo ra Kết quả.
Kế hoạch tài chính trong tâm thức bạn là sự kết hợp giữa suy nghĩ, cảm xúc và hành động của bạn trong lĩnh vực tiền bạc.
Vậy Kế hoạch tài chính trong tâm thức bạn hình thành như thế nào? Câu trả lời rất đơn giản. Kế hoạch tài chính trong tâm thức của bạn bao gồm chủ yếu là những thông tin và lập trình bạn nhận được trong quá khứ, đặc biệt là ở thời thơ ấu.
Những ai là nguồn gốc đưa đến sự lập trình này? Đối với hầu hết chúng ta, danh sách đó bao gồm cha mẹ, anh chị em, bạn bè, thầy cô giáo, những nhân vật có quyền lực trong xã hội, các lãnh đạo tôn giáo, những phương tiện thông tin đại chúng, và cả nền văn hoá của bạn nữa. Đó chỉ là một vài tên trong danh sách.
Hãy bàn một chút về khía cạnh văn hoá. Mỗi nền văn hoá có một cách suy nghĩ và tiếp cận khác nhau về vấn đề tiền bạc. Bạn có nghĩ một đứa trẻ vừa sinh ra đã có sẵn thái độ và cảm nhận về tiền? Hay đứa trẻ đó được dạy cách xử lý tiền bạc trong quá trình trưởng thành? Chắc chắn là mọi đứa trẻ đều được dạy cách tư duy và hành động liên quan đến tiền bạc.
Điều ấy là có thật với bạn, với tôi, với tất cả mọi người. Ngày từ khi còn nhỏ, chúng ta đã được dạy cách suy nghĩ và hành động đối với những vấn đề liên quan đến tiền. Những lời chỉ dạy đó dần trở thành phản xạ vô điều kiện và điều khiển bạn suốt cả cuộc đời. Tất nhiên, trừ khi bạn chủ động can thiệp và điều chỉnh các “hồ sơ tài chính” trong trí óc mình. Đây chính là những gì mà chúng ta sẽ thực hiện trong cuốn sách này, việc chúng tôi làm với hàng nghìn người mỗi năm, với cấp độ sâu hơn và mức độ bền vững hơn tại các khoá học Tư Duy Triệu Phú.
Như đã đề cập ở trên rằng suy nghĩ quyết định cảm xúc, cảm xúc đưa đến hành động và hành động tạo ra kết quả. Thế nên ở đây nảy ra một câu hỏi khá thú vị: Suy nghĩ của bạn xuất phát từ đâu? Tại sao bạn lại suy nghĩ khác người ngồi ngày bên cạnh bạn?
Suy nghĩ của bạn bắt nguồn từ “hồ sơ thông tin” bạn có trong những ngăn lưu trữ của trí não bạn. Vậy những thông tin này đến từ đâu? Thông tin này xuất phát từ những lập trình của bạn đã được định hình trong quá khứ. Đúng thế, những khuôn mẫu quá khứ quyết định từng suy nghĩ lóe lên trong trí óc bạn. Do đó, nó thường được nhắc đến như là những suy nghĩ có điều kiện.
Để thể hiện điều này, chúng ta có thể bổ sung “Quá trình Hiển hiện” trên như sau:
P ---> T ---> F ---> A ---> R
Thế giới quan Trong quá khứ ---> Suy nghĩ ---> Cảm xúc ---> Hành động ---> Kết quả
(Programming ---> Thoughts ---> Feelings ---> Actions ---> Results)
Thế giới quan trong quá khứ của bạn sẽ dẫn đến suy nghĩ, suy nghĩ dẫn dến cảm xúc, cảm xúc dẫn đến hành động, và hành động dẫn đến kết quả.
Vì vậy, giống như bạn có thể làm với máy tính cá nhân: nếu bạn thay đổi nội dung chương trình đã lập sẵn thì bạn đã tạo một bước tiến quan trọng để thay đổi kết quả của mình.
Thế giới quan của chúng ta được tạo ra như thế nào? Cách thức tư duy của chúng ta về mọi lĩnh vực trong cuộc sống, kể cả về tiền bạc, được định hình một cách áp đặt trong quá khứ theo ba cách chính sau đây:
Thông qua lời nói: Bạn đã nghe được những gì khi còn nhỏ?
Làm theo khuôn mẫu: Bạn đã nhìn thấy những gì khi còn nhỏ?
Sự kiện cá nhân cụ thể: Bạn đã trải nghiệm những gì khi còn nhỏ?
Hiểu rõ ba yếu tố khuôn mẫu định hình cách tư duy trên là điều vô cùng quan trọng, vì thế bạn hãy dành thời gian để suy nghĩ và nghiên cứu chúng thật tỉ mỉ, chi tiết. Trong Phần I của cuốn sách này, bạn sẽ tìm hiểu các yếu tố định hình cách tư duy của mình để vươn đến sự giàu có và thành công.
Yếu tố định hình suy nghĩ thứ nhất: Lời nói
Trước tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quá trình định hình cách suy nghĩ thông qua những điều ta đã nghe thấy. Từ nhỏ đến khi trưởng thành, bạn đã nghe thấy những gì về tiền bạc, sự sung túc và những người giàu có?
Có phải bạn đã từng nghe những câu như:
• Tiền bạc là nguồn gốc của mọi tội lỗi;
• Hãy dành dụm phòng khi túng thiếu;
• Người giàu rất tham lam;
• Người giàu hay phạm pháp;
• Giàu là tội lỗi;
• Phải làm việc cực nhọc mới có tiền;
• Tiền không phải từ trên trời rơi xuống;
• Bạn không thể vừa giàu vừa có lý tưởng;
• Tiền không thể mua được hạnh phúc;
• Người có tiền nói gì cũng được;
• Tiền của không bao giờ là đủ;
• Người giàu sẽ càng giàu và người nghèo ngày càng nghèo;
• Điều đó không dành cho chúng ta;
• Không phải ai cũng giàu được;
• Không bao giờ đủ;
• Và câu đáng ghét nhất là: Chúng ta không có đủ tiền mua nó!
Trong gia đình tôi ngày trước, mỗi khi tôi hỏi xin tiền cha tôi, ông đều hét toáng lên: “Thân tao làm bằng tiền chắc?”. Tôi đùa lại: “Con ước là như vậy. Còn sẽ lấy một cánh tay, một bàn tay thôi, thậm chí là một ngón tay thôi”. Những lúc như vậy, ông không bao giờ cười lấy một lần. Khúc mắc chính là ở chỗ này. Tất cả những câu nói liên quan đến tiền bạc mà bạn nghe từ khi còn nhỏ vẫn đọng lại trong tiềm thức của bạn, là một phần của kế hoạch tài chính trong tâm thức và chính là cái đang điều khiển cuộc sống tài chính của bạn.
Những khuôn mẫu định hình cách suy nghĩ qua lời nói có sức mạnh cực kỳ lớn. Ví dụ, khi con trai tôi - Jesse - lên ba, nó chạy đến gặp tôi và hồ hởi nói: “Ba ơi, chúng ta đi xem phim Ninza Rùa đi. Ở ngay gần nhà ta này”. Lúc đó tôi không thể lý giải vì sao một đứa trẻ mới lẫm chẫm tập đi lại có thể hiểu về địa lý đến mức biết rằng bộ phim kia đang được chiếu gần nhà. Một vài giờ sau, tôi bắt gặp câu trả lời trong một mẩu quảng cáo về bộ phim ấy trên tivi:
“Này bộ phim đã được chiếu ở một rạp gần nhà bạn”. Một ví dụ khác về sức mạnh của việc định hình suy nghĩ thông qua lời nói là vấn đề chi tiêu của Stephen, một Trong những người tham dự khoá học của tôi. Stephen không có khó khăn trong việc kiếm tiền, nhưng luôn khó khăn trong việc giữ tiền.
Vào thời điểm tham dự khoá học, mỗi năm Stephen kiếm được hơn 800.000 đô-la và đã có thu nhập như thế chín năm liền. Thế nhưng anh cứ phung phí, cho mượn hoặc mất, hoặc đầu tư sai lầm hết. Cho dù vì lý do nào thì kết quả cũng là tài sản của anh ta có được rất ít, chính xác là zero!
Stephen nhớ lại lúc anh còn nhỏ, lúc nào mẹ anh cũng bảo: “Những người giàu rất tham lam. Người giàu luôn kiếm tiền trên mồ hôi nước mắt của người nghèo. Con chỉ nên kiếm đủ tiền thôi, chứ nếu nhiều tiền hơn thì còn cũng sẽ trở thành đồ lợn như họ thôi”.
Không cần phải là nhà thông thái để nhận ra chuyện g. đã xảy ra trong tiềm thức của Stephen. Không ngạc nhiên rằng anh luôn là người rỗng túi. Anh đã được định hình suy nghĩ thông qua niềm tin của bà mẹ rằng người giàu rất tham lam. Vì thế, trí óc Stephen đã kết nối người giàu với sự tham lam, tức là với cái xấu. Vì không muốn là người xấu, tiềm thức của anh đã không muốn mình là người giàu.
Stephen rất yêu mẹ và không muốn làm bà thất vọng. Thông thường, dựa trên những niềm tin của bà, nếu anh trở nên giàu có, bà sẽ không tán thành. Vì vậy, việc duy nhất anh có thể làm là tống khứ đi thật nhanh bất kỳ khoản tiền nào vượt mức “vừa đủ xài” để khỏi trở thành “đồ lợn” tham lam!
Đến đây, có thể bạn nghĩ rằng nếu phải chọn giữa sự giàu có và được mẹ (hay bất kỳ người nào khác) tán thành thì đã số mọi người sẽ chọn sự giàu có. Nhưng thực tế khó có thể xảy ra chuyện đó! Trí óc còn người không hoạt động theo cách ấy. Chắc chắn giàu có sẽ là một sự lựa chọn hợp lý. Nhưng khi tiềm thức phải lựa chọn giữa một bên là những cảm xúc đã bám rễ sâu xa và một bên là tính hợp lý thì hầu như cảm xúc bao giờ cũng chiến thắng.
@by txiuqw4