sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 15: Vũ Hạnh

Vũ Hạnh là người chuyên "đọc lại truyện Kiều". Còn trước khi được làm quen với ông, tôi đã nghe về cách hiểu rất hấp dẫn và những khám phá thú vị có tính chất ngôn ngữ học của ông chung quanh nhiều chủ đề trong tác phẩm bất hủ của Nguyễn Du đó.

Biết vậy, tôi cũng mong được nói chuyện với ông, và có thể cũng muốn giới thiệu về cách hiểu của tôi.

Chúng ta thường có sự đối chiếu lẫn nhau về đời sống vãn học của các nước: như thời của Boccassiô, cũng là thời của Hồ Xuân Hương đó, hoặc khi học về Nguyễn Du, chúng tôi được giới thiệu về Kim Vân Kiều cũng là một cuốn "Bách khoa toàn thư" về xã hội Việt Nam thời đó, như tác phẩm Evghêni Onêghin của Puskin về xã hội Nga vậy. Nhưng sự vĩ đại của Nguyễn Du, theo tôi, không phải ở truyện mà là ở hình ảnh chính cô Kiều. Nhiều người sẽ cho rằng cái chính của nàng là "chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau", nhưng tôi xin được hỏi ngược lại: nếu Kiều lấy được Kim Trọng, thì liệu họ có hạnh phúc không? Tôi làm quen với tác phẩm này từ ghế nhà trường và khi đó tôi bị xúc động mạnh nhất ở đoạn: theo linh cảm Kiều đoán được là cuộc đời của mình sẽ gắn liền với số phận của Đạm Tiên. Nhưng về sau khi tôi đã hiểu rõ: đặc điểm chủ yếu của nàng Kiều là ở chỗ đi đến đâu gieo rắc "tai họa" tới đó. Không một người đàn ông nào nàng đã động đến, bắt đầu từ Kim Trọng (trước đó là bố và em trai) mà lại tránh được tai ương, ở phương diện này hay phương điện khác. Kim Trọng thì còn thoát được, tương đối nhẹ, còn thì ai đã có quan hệ gần gũi với nàng, cũng đều phải nếm trải những cảnh bất hạnh. Ngay Thúc Sinh, rõ ràng là đã yêu Kiều chân thành, mà cũng phải chịu cảnh đau khổ, và trong cảnh đối đầu với vợ, rõ ràng anh là người thua. Sở Khanh, kẻ gian ác thì bị trừng trị đích đáng, nhưng cũng vừa phải, bởi vì quan hệ của y với Kiều không sâu sắc, còn Từ Hải thì rõ ràng đã nhận được sự thể hiện bản chất của nàng một cách trọn vẹn.

Song chúng ta đang nói về Vũ Hạnh. Khi được làm quen, trao đổi với ông, tôi đã bầy tỏ cách hiểu của tôi. Nhưng ông không đồng ý, và cho là trong mọi tình huống, Kiều vẫn là nạn nhân. Không biết vừa qua, khi những bất hạnh nghiêm trọng xảy ra với chính ông, ông có nhớ tới lời cảnh cáo đó của tôi hay không???

Vào cuối tháng 5 năm 1991, khi đến với một Sài Gòn đang giẫy giụa, vừa phớt lờ, vừa quan tâm trước lúc khai mạc Đại hội 7 của Đảng Cộng sản Việt Nam - tôi được Hội nhà văn thành phố mời đến "chơi", hai ông phụ trách Hội đã vui vẻ tiếp tôi cùng ông Hạnh. Tôi được mời ăn trái măng cụt ngon lành và được kể rằng "nông dân Việt Nam lười trồng cây này, vì mười năm nó mới cho quả, họ muốn trồng cái gì đó có lời ngay". Vừa chê như vậy, ông phụ trách vừa tích cực dùng trái măng cụt bất hạnh kia. Tôi thấy vui vui, là lạ. Nhưng đó chưa phải là hết những điều vui mà tôi được nghe hôm ấy ông còn bảo: "Liên Xô của cô mà đủ lương thực - ông cười làm duyên - thì các người Cộng sản Mỹ mà đế quốc đang truy tố, xua đuổi sẽ xin cư trú ở Liên Xô hết!"

Thật ra câu này là một "món quà" thực sự cho một người thích ứng phó châm biếm như tôi, bởi vì có thể có vô số cách trả lời thú vị.

....Khi ờ Hội ra về, tôi đã nói nhỏ với Vũ Hạnh là rất muốn mời ông lại chỗ tôi, nói chuyện cho tự nhiên, nhưng ông gạt đi: "Nếu như vậy, cấp trên sẽ hiểu nhầm".

Tôi nghĩ về tấn bi kịch - không, không phải chỉ của Nguyễn Du hay Nguyễn Trãi, mà của bất cứ ai đã phải trả giá quá đắt đối với sự nghiệp sáng tác của mình. Tôi nghĩ về các văn sĩ của thời đại chúng ta... Chúng ta, những người chỉ biết đọc lại các tác phẩm của những người xưa. Tôi nghĩ về tấn bi kịch của nhà văn luôn luôn giấu kín suy nghĩ của mình, về các nhà báo viết bài không phải để đăng báo. Về tấn kịch của các văn nghệ sĩ đã được "cởi trói" nhưng vẫn có "cấp trên".

Và về những cấp trên chuyên môn "hiểu nhầm"


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx