sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Các trận chiến làm thay đổi thế giới - chương 11 part 2

Vừa tham gia trận đánh, các đơn vị này đã ngay lập tức gặp sự kháng cự ác liệt của thiết giáp và bộ binh Liên Xô do thượng tướng Eremenko chỉ huy. Quân Đức trước đòn phủ đầu đã gần như bị chặn đứng, trong suốt 1 tuần lễ chỉ tiến lên chưa được 50 km. Nhưng đến ngày 17, sư đoàn bộ binh cơ giới số 23 đã liều lĩnh tổ chức 1 đợt tấn công quyết liệt và chiếm được 2 cây cầu bắc qua sông Aksai-Esaulov. Như vậy trở ngại tự nhiên lớn nhất là con sông đã bị người Đức khắc phục và giờ đây khoảng cách giữa 2 tập đoàn quân số 6 và số 4 của Đức chỉ còn 70 km.Tuy nhiên, vào cùng thời điểm quân Đức tổ chức giải vây, đại tướng Georgiy Zhukov Zhukov đã quyết định mở chiến dịch Saturn (Chiến dịch Sao Thổ) vào ngày 11 tháng 12. Mục tiêu của chiến dịch này là nhằm tiêu diệt các lực lượng Ý, Hungary, Romania và Đức dọc sông Don. Giai đoạn đầu của chiến dịch được đặt tên là Chiến dịch Little Saturn (Sao Thổ nhỏ) nhằm vào tập đoàn quân số 8 của Ý ở vùng trung lưu sông Don. Mở đầu chiến dịch, tập đoàn quân 63 của Liên Xô, bằng các xe tăng T-34 và máy bay đã tổ chức tấn công vào các vị trí phòng thủ yếu nhất của người Ý. Các vị trí này được bảo vệ bởi 2 sư đoàn bộ binh từ Ravenna và Cosseria đã nhanh chóng bị đánh bại. Ngày 17 tháng 12 1942, tập đoàn quân 21 và tập đoàn quân thiết giáp số 5 của Liên Xô dã tấn công vào các vị trí của quân Romania ở cánh phải người Ý. Cũng cùng thời gian này, cánh trái người Ý, do các lực lượng Hungary trấn giữ cũng bị tập đoàn quân thiết giáp số 3 và 1 phần tập đoàn quân 40 Liên Xô tấn công. Tập đoàn quân cận vệ số 1 Liên Xô thì tấn công vào giữa các vị trí của quân Ý. Sau 11 ngày giao tranh, các lực lượng Ý đã bị áp đảo về số lượng, bị bao vây và sau cùng đã bị đánh bại. Tướng Paolo Tarnassi, tổng chỉ huy các lực lượng thiết giáp Ý tại Nga cũng chết trận. [14]Tập đoàn quân số 8 Ý bị xóa sổ đã tạo một lỗ hổng lớn trên tuyến phòng thủ của người Đức và điều này đã tạo điều kiện cho người Nga tiến về hướng Rostov. Nếu chiếm được Rostov, Hồng quân sẽ kiểm soát toàn bộ miền Nam nước Nga, chia cắt các lực lượng của quân Đức. Manstein trước việc Rostov bị đe doạ đã buộc phải rút sư đoàn xe tăng số 6 của tướng Hoth để điều lên hướng Tây Bắc cản đòn tấn công của Zhukov. Đây là lực lượng hậu bị cho cuộc tấn công của Hoth với đầy đủ quân số và vũ khí nên quyết định này đã ảnh hưởng rất nhiều đến nỗ lực giải vây.Tuy không còn lực lượng hậu bị, tướng Hoth vẫn cho quân tiến về phía trước để giải cứu Paulus và tập đoàn quân số 6. Sáng ngày 17 tháng 12, trung đoàn mô tô-súng máy số 128 thuộc sư đoàn cơ giới số 23 của Đức phòng thủ bờ bắc sông Aksai-Esaulov, ở đoạn giữa cầu đường sắt và cầu đường bộ qua sông. Sư đoàn 17 với 35 xe tăng tập trung bên cánh trái. Ngày hôm đó, lực lượng bộ binh Liên Xô với sự yểm trợ của xe tăng đã tấn công vào mạnh vào các căn cứ của quân Đức tại tại nhà ga Krugliakovo; ngoài ra 15 xe tăng Liên Xô khác cũng tổ chức tấn công cứ điểm Shestakovo do tiểu đoàn công binh thuộc sư đoàn cơ giới 23 chiếm giữ. Quân Đức chịu thiệt hại nặng nhưng đã chặn đứng được các đợt tấn công của người Nga đồng thời cũng xác định được các đơn vị Nga tham gia đợt tấn công này gồm sư đoàn bộ binh 87 và lữ đoàn tăng thiết giáp số 13.Đêm ngày 17 tháng 12, trung đoàn môtô-súng máy số 128 của Đức đã tổ chức tấn công thành công bên cánh phải. Nhân cơ hội đó, tướng Hoth quyết định tiếp tục tấn công về hướng Stalingrad. Ngày 18 tháng 12, Hitler đã từ chối cho tập đoàn quân số 6 đánh ra hướng tiến tập đoàn quân tăng thiết giáp số 4 bất chấp thỉnh cầu của Manstein.[15] 8 giờ sáng ngày 19 tháng 12, sư đoàn xe tăng số 17 bên cánh trái tổ chức vượt sông tiến về phía trước. Trinh sát cho biết trong vòng 1 ngày đêm trước đó, người Nga đã điều thêm rất nhiều quân đến khu vực này. Trưa ngày hôm đó, với sự yểm trợ của không quân và xe tăng, một trung đoàn bộ binh Liên Xô đã tổ chức tấn công quân Đức dọc tuyến đường sắt dẫn đến Stalingrad; một trung đoàn khác từ dưới khe hẻm bất ngờ tấn công lực lượng bộ binh cơ giới Đức. Phía sau lưng bộ binh Nga có khoảng 70 xe tăng yểm trợ. Sau 9 tiếng đồng hồ phản công với hỏa lực mạnh, quân Đức đã đẩy lùi được quân Nga. Ngày 20 tháng 12, quân đoàn tăng thiết giáp số 57 của Đức trở lại với nhiệm vụ tấn công Stalingrad giải vây cho tập đoàn quân 6. Nhưng hỏa lực cực mạnh của quân Nga đã ngăn không cho quân Đức tiến về phía trước. Hai ngày tiếp theo đó, ở khu vực dọc tuyến đường sắt đã diễn ra những trận đánh vô cùng ác liệt, cả 2 bên đều chịu những tổn thất nặng nề. Tuy nhiên, sau mỗi tổn thất, người Nga lại được bổ sung lực lượng kịp thời trong khi quân Đức thì không thể. Điều này khiến quân Đức dần dần bị tiêu hao sinh lực. Ngày 23 tháng 12, đoàn xe tăng Đức đang tiến dọc theo tuyến đường sắt bỗng chạm trán đội hình gồm 80 xe tăng Nga. Sau 4 tiếng chiến đấu quyết liệt, người Đức đã đẩy lùi được xe tăng Nga.Ngay trước đêm Giáng sinh, phái Nga đã tập trung một lực lượng lớn và tổ chức tấn công. Quân Đức bị đánh bật khỏi khu vực tuyến đường sắt, trung đoàn môtô-súng máy số 128 bị đẩy lùi đến tận bờ sông. Bên cánh trái, trung đoàn hỗn hợp của Đức cũng bị thiệt hại nặng, phải rút lui về làng Romashki, nằm ở hậu tuyến của quân Đức. Chập tối,khoảng 20 chiếc xe tăng Nga tấn công khu vực cầu đường sắt Shestakov trên sông Aksai-Esaulov, một nhóm xe tăng khác kết hợp với pháo binh tấn công căn cứ Romashkin. Một cuộc đấu pháo ác liệt đã diễn ra. Cuối cùng, pháo Nga im tiếng khiến quân Đức lầm tưởng người Nga đã rút binh. Tuy nhiên vào rạng sáng, 30 chiếc xe tăng Nga đã bất ngờ áp sát cầu Shestakov, đánh tan tiểu đoàn công binh Đức đang chiếm giữ cây cầu. Dưới sự yểm trợ của pháo binh, xe tăng Nga chuẩn bị vượt sông bằng cầu đường bộ. Nhưng chỉ có một chiếc qua được còn đến chiếc thứ hai thì cây cầu không chịu nổi sức nặng nên đã sập.Trons suốt ngày 24 tháng 12, quân Nga nỗ lực vượt sông để tiêu diệt các đơn vị quân Đức đã quá mỏi mệt sau những trận đánh vừa qua. Tuy nhiên, những nỗ lực của quân Nga ở bờ Nam sông Aksai-Esaulov ngày hôm đó đã không đạt được kết quả như mong đợi. Pháo chống tăng 88 li của Đức đã ngăn chặn hiệu quả xe tăng Nga. Ngoài ra, bộ binh Nga dù được sự yểm trợ của không quân và pháo binh cũng không thể chiếm được cây cầu đường sắt.Ngày 25 tháng 12, bộ binh Nga đã sửa chữa sơ bộ cây cầu đường bộ bị sập rồi dưới sự yểm trợ của 50 xe tăng đã kéo sang bờ nam sông Aksai-Eseulov, tiến thẳng đến căn cứ Romashkin, đánh tan trung đoàn môtô-súng máy số 128 và chiếm được cây cầu đường sắt ở gần ga Krugliakovo. Chỉ trong một buổi sáng, quân Nga đã bắc được câu cầu khá vững chắc trên lưng 2 chiếc xe tăng bị rơi xuống sông. Xe tăng Nga theo cây cầu này đã ào ạt vượt sông, đè bẹp mọi sự kháng cự của quân Đức. Tàn binh của quân đoàn tăng thiết giáp Đức số 57 cũng không thoát khỏi sự truy kích ráo riết của quân Nga. Không lâu sau đó, quân đoàn này đã bị xóa sổ hoàn toàn. Như vậy là kế hoạch đột phá vòng vây của tập đoàn quân sông Đông do thống chế Manstein chỉ huy nhằm giải vây cho Paulus đã hoàn toàn phá sản.iii.Trận đánh kết thúc và sự đầu hàng của tướng Friedrich Paulus :

Số phận tập đoàn quân số 6 xem như đã an bài. Gần 20,000 lính Đức lang thang giữa những đống gạch vụn và 20,000 thương binh phải nằm trong các tòa nhà đổ nát. Việc chỉ đạo các hoạt động của quân Đức trong vòng vây ở Stalingrad giờ đây do đích thân Adolf Hitler thực hiện. Từ Đông Phổ cách xa hơn 2000 km, ông ta đã đưa ra những mệnh lệnh, những lời động viên, thăm hỏi tới Friedrich Paulus cùng sĩ quan, binh lính của tập đoàn quân số 6.Sau chiến dịch tấn công quy mô lớn ở khu vực sông Đông, quân Nga đã chiếm được 2 sân bay dã chiến của quân Đức nằm gần Stalingrad - ở Morozovsk và Tatsinskaya. Trước đây, từ 2 sân bay này, mỗi ngày quân Đức có khả năng thực hiện 3 chuyến không vận tiếp tế cho tập đoàn quân số 6. Tuy nhiên giờ đây, từ sân bay dã chiến gần nhất đến Stalingrad cũng phải mất 2 đến 3 tiếng đồng hồ, tốn rất nhiều nhiên liệu và khả năng bị phòng không Liên Xô bắn hạ rất cao. Ngoài ra, do điều kiện thời tiết khắc nghiệt của mùa đông nên không phải lúc nào các máy bay cũng có thể cất cánh được. Do đó, từ đầu tháng 1 1943, mỗi ngày quân Đức chỉ thực hiện được một chuyến không vận tiếp tế.Tình hình thương binh Đức tại Stalingrad ngày càng tồi tệ. Thuốc men, phương tiện y tế và cả phương tiện vận chuyển thiếu thốn. Trước đây, các thương binh thường được chở bằng xe đến đến sân bay Pitomnik để đưa về tuyến sau bằng máy bay. Nhưng khi mà nhiên liệu ngày càng khan hiếm thì thương binh buộc phải nằm lại. Con số thương binh tăng lên nhanh chóng. Sân bay Pitomnik liên tục bị vây hãm và pháo kích nên các phi công chở hàng tiếp tế thường không dám hạ cánh mà thả hàng xuống bằng dù.Nhiệm vụ tiêu diệt lực lượng Đức bị vây được giao cho phương diện quân sông Don của tư lệnh trung tướng Konstantin Konstantinovich Rokossovsky. Sáng 8 tháng 1 1943, ba sĩ quan trẻ của Hồng quân, với một lá cờ trắng, đi vào phòng tuyến của quân Đức trên chu vi phía bắc của Stalingrad, trao cho tướng Paulus tối hậu thư của tướng Rokossovsky và nguyên soái pháo binh N.N. Voronov:Xét hoàn cảnh không lối thoát của các người, để tránh đổ máu vô ích, chúng tôi đề nghị ông buông vũ khí chấp nhận những điều kiện đầu hàng dưới đây : # Toàn bộ các lực lượng Đức đang bị bao vây không được tiến hành kháng cự # Giao nộp toàn bộ binh lính, sĩ quan, vũ khí, khí tài trong tình trạng nguyên vẹn Chúng tôi sẽ bảo đảm sự oan toàn tính mạng và sức khỏe cho hàng binh, cả sĩ quan lẫn binh lính; sau chiến tranh hàng binh sẽ được trả về Đức hoặc bất kì nước nào theo nguyện vọng bản thân. Ngay sau khi đầu hàng, hàng binh sẽ được cung cấp khẩu phần đầy đủ; những người bị thương, bị bệnh, bị cóng sẽ được cứu chữa kịp thời VôroNovhttp://www.stalingrad-info.com/256.JPGDo ảnh hưởng của bộ máy tuyên truyền Đức Quốc xã [cần dẫn nguồn] rằng quân Nga vô cùng man trá và tàn bạo, quân Đức tại Stalingrad không tin vào thư gọi hàng. Paulus lập tức gọi cho Hitler về nội dung tối hậu thư và yêu cầu được tự do hành động nhưng bị bác bỏ. Ngoài ra 1 nguyên nhân khác khiến quân Đức không muốn đầu hàng là việc tập đoàn quân Phương Nam của thống chế Paul Ludwig Ewald von Kleist đang rút khỏi Caucasus. Hiện tại đang có 3 tập đoàn quân Nga bao vây Stalingrad và nếu quân Đức đầu hàng, người Nga sẽ tung những lực lượng này đến các chiến trường khác, mà khả năng lớn nhất là chặn đường rút của Kleist. Do đó, Paulus quyết định cầm cự để Kleist có thể rút lui oan toàn.Sau khi quân Đức tại Stalingrad từ chối đầu hàng, ngày 10 tháng 1 1943, Hồng quân Liên Xô đã giáng cho quân Đức 2 mũi tấn công vô cùng hùng hậu từ hướng Tây và hướng Nam. Mũi tấn công ở hướng Nam gặp phải sự kháng cự quyết liệt nhưng ở mũi hướng tây quân Nga tiến như chẻ tre. Sư đoàn tăng thiết giáp số 3 Đức ở tuyến trước bị đánh tan. Sáng ngày 11 tháng 1, quân Nga tiếp tục tấn công. Ở hướng Tây, họ tiếp tục thắng lớn. Sư đoàn cơ giới số 29 và sư đoàn bộ binh số 376 của Đức bị tiêu diệt hoàn toàn. Các đơn vị khác bị đẩy sâu vào trong, lính Đức bị chết cóng rất nhiều.Sau vài ngày nghỉ ngơi, ngày 16 tháng 1, quân Nga lại tấn công dữ dội và tiến gần đến sân bay Gumrak, sân bay dã chiến duy nhất còn sót lại của tập đoàn quân số 6. Chiến thuật của người Nga giờ đây có sự thay đổi : hễ gặp kháng cự mạnh là họ chuyển sang tấn công vị trí khác. Paulus triệu tập cuộc họp cấp chỉ huy các quân đoàn, đưa ra đề nghị các đơn vị liều chết phá vòng vây. Nhưng các chỉ huy từ chối vì cho rằng hành động đó là tự sát.Chiều ngày 19 tháng 1, các sĩ quan cao cấp và sĩ quan tham mưu được lệnh rời bỏ đơn vị để di tản bằng máy bay. Các sĩ quan tham mưu được đưa ra sân bay bằng xe máy - phương tiện vận chuyển duy nhất còn hoạt động được. Xác lính Đức ngổn ngang trong khu vực sân bay. Dù trong tình thế nguy kịch nhưng lính Đức vẫn giữ kỷ luật nghiêm, chỉ ai có giấy chứng nhận có chữ ký của tham mưu trưởng tập đoàn quân và thương binh nặng mới được ưu tiên lên máy bay. Vì quân Nga đã tiến sát và bị pháo kích liên tục, chỉ có 4 chiếc máy bay Đức hạ cánh trong ngày 19. Ngày 22 tháng 1, chiếc máy bay He 111 rời sân bay với 19 thương binh và đây là chuyến bay di tản cuối cùng của tập đoàn quân 6 tại Stalingrad.[16]Ngày 23 tháng 1, quân Nga chiếm được sân bay Gumrak.[17] Hi vọng giải thoát cho cho các sĩ quan cao cấp của tập đoàn quân 6 cũng chấm dứt. Ngoài ra, việc tiếp tế cho quân Đức giờ đây chỉ còn có thể thực hiện được bằng cách thả dù. Đại diện phía Nga đi đến phòng tuyến của Đức ngày 24 tháng 1 với lời đề nghị mới với những yêu cầu và lời hứa như cũ nhưng Paulus, nhận lệnh của Adolf Hitler không đầu hàng đã không hồi âm.[18]Đến ngày 28 tháng 1, một đại đoàn có thời hùng mạnh bị cắt ra làm 3 mảnh nhỏ, mảnh phía nam là nơi Paulus đặt tổng hành dinh trong một trung tâm bách hóa một thời phát đạt Univermag. Ngày 30 tháng 1 1943, nhân kỷ niệm 10 năm Đảng Quốc xã lên cầm quyền, Hitler đã phong cho Paulus quân hàm thống chế. Từ trước đến nay, chưa một thống chế Đức nào bị bắt làm tù binh nên Hitler hi vọng Paulus sẽ chiến đấu đến chết. Tuy nhiên bất chấp điều đó, ngày 31 tháng 1, Paulus cùng toàn bộ các sĩ quan dưới quyền đã quyết định đầu hàng. Ngày 2 tháng 2 1943, các lực lượng quân Đức còn ở Stalingrad cũng đã đầu hàng. 91.000 lính Đức – kể cả 24 tướng lĩnh – đói khát, cóng lạnh, nhiều người mang thương tích, tất cả đều mê mụ, đau khổ, níu lấy tấm chăn lấm máu phủ lên đầu chống lại giá lạnh ở -24 °C, đi khập khiễng trên lớp băng tuyết hướng đến các trại tù binh ở Siberi. Nghe tin về sự đầu hàng của Paulus, Hitler đã nói với các sĩ quan của mình :.“Tại Đức trong thời bình, có khoảng 18,000 đến 20,000 người tự sát mỗi năm mặc dù không ở trong tình huống như vậy. Thế mà một người như ông ta sao lại có thể đầu hàng bọn Bolshevik khi đã chứng kiến 50,000 đến 60,000 binh lính dưới quyền mình chiến đấu đến chết?!”“Tôi rất hối hận khi phong ông ta quân hàm thống chế. Nếu tự tử, ông ta đã có thể trở thành bất diệt và anh hùng dân tộc nhưng ông ta lại muốn đến Moscow “Trong đợt tổng tấn công của Liên Xô từ ngày 19 tháng 11 1942 đến 2 tháng 2 1943, theo tự nhận của tướng Liên Xô Zhukov trong hồi ký của ông thì 32 sư đoàn và 3 lữ đoàn Đức đã bị tiêu diệt; 16 sư đoàn bị thiệt hại từ 1/2 đến 3/4 quân số.[21] Như vậy đã có hơn 140,000 sĩ quan và lính Đức bỏ mạng trong những ngày cuối tại Stalingrad[cần dẫn nguồn]. Khoảng 40,000 thương binh và sĩ quan đã được di tản bằng hàng không. Trận Stalingrad kết thúc với thắng lợi hoàn toàn của Hồng quân Liên Xô.iv.Thương vongPhe Trục thua với tổng số quân Đức, Hungary, và Ý thiệt hại gần 1 triệu người. Trong đó, tổng số quân Đức trong thành phố có 285.000 chết, bị bắt, mất tích và bị thương. 300.000 thương vong khác hững chịu bởi các Tập đoàn quân A, B và Sông Don đến giải vây.[22] Quân Ý thương vong 110 nghìn người, quân Rumani thiệt hại 160 nghìn, và quân Hungary là 143 nghìn. Thiệt hại này khiến quân Hungary chỉ có thể phụ hồi lại cho đến tận năm 1944.[23] . Còn Hồng quân tuy chiến thắng nhưng cũng chịu thiệt hại tới 1,1 triệu người. [24] Trong khi đó, trong hồi ký Nhớ lại và suy nghĩ của mình, nguyên soái Liên Xô G.K.Zhukov đưa ra con số tổn thất của quân Đức trong cả Mặt trận Volga (bao gồm Stalingrad và phụ cận) là gần 1,5 triệu người, khoảng 3.500 xe tăng và pháo tiến công, 12.000 khẩu đại bác và cối, gần 3.000 máy bay, một số lớn khí tài quân sự[25]. Tính chung thiệt hại của cả 2 bên lên tới 2 triệu người, khiến Trận Stalingrad trở thành trận đánh đẫm máu nhất trong lịch sử thế giới | [26]–[27] |1942–43Trong thời gian bị vây hãm cuối chiến dịch, có khoảng 5000 thương binh Đức được di tản khỏi trận địa bằng máy bay, khoảng 140,000 chết tại trận, 91,000 bị bắt làm tù binh. Trong số 91,000 tù binh Đức tại Stalingrad, 27,000 người đã chết chỉ trong 1 tuần.[28] và chỉ còn 5,000 người trở về Đức năm 1955. Những tù binh còn lại đều chết trong các trại tù của Liên Xô.[29][30]. Tính ra trong số 91,000 tù binh chỉ còn khoảng 6% sống sót. Nếu không kể 5000 người đuợc di tản bằng đuờng hàng không, trong số 280,000 người tham chiến chỉ có khoảng 2% còn sống sót.4.Kết quả và ảnh hưởng759,560 người Liên Xô đã được trao tặng huân chương cho chiến tích phòng thủ Stalingrad từ ngày 22 tháng 12, 1942.Theo tự nhận của phía Nga thì trận Stalingrad là bước ngoặt rất lớn về chính trị, quân sự và tâm lý của Đệ nhị thế chiến vì đây là lần đầu tiên quân đội vô địch của nước Đức phát xít bị đánh bại trong một trận đánh tiêu diệt lớn, với gần 1/4 quân số toàn chiến trường Xô-Đức bị tiêu diệt. Số tổn thất về lực lượng và phương tiện ấy đã ảnh hưởng tai hại đến đến tình hình chiến lược chung và làm rung chuyển tận gốc toàn bộ bộ máy chiến tranh của nước Đức. Vì cả quân Đức, Ý, Hungary, Romania đều bị tiêu diệt trên sông Volga và sông Đông nên uy tín của Đức với các nước đồng minh đã giảm đi rõ rệt. Bắt đầu có bất đồng, tranh cãi vì mất lòng tin vào bộ máy thống trị của Hitler, các nước bắt đầu mong làm thế nào thoát khỏi mạng lưới chiến tranh mà Hitler đã đẩy họ vào.Tướng Zhukov của Nga tự nhận chiến thắng tại Stalingrad của Nga đã tạo thành một làn sóng vui mừng trên khắp thế giới cũng là một cổ vũ lớn đối với các dân tộc ở châu Âu đang nằm dưới sự chiếm đóng của Phát xít Đức.Giáo sư Kumanhev nói: trong số tất cả các trận đánh và giao chiến mà đáng tiếc, loài người đã từng trải qua, Stalingrad là trận đánh lớn nhất trong lịch sử thế giới, xét về qui mô, hậu quả và những tổn thất. Trên thực tế, kết cục Thế chiến thế giới thứ hai và Cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại phụ thuộc vào chính trận Stalingrad. Đã đòi hỏi những nỗ lực phi thường của nhân dân và quân đội Xô viết để chặn đứng quân thù. Về phía Đức, tuy thất bại ở Stalingrad nhưng quân đội Đức còn rất mạnh và nhiều tiềm lực. Mùa hè năm 1943 (sau khoảng 3 tháng) quân Đức tổ chức trận đánh quyết định tại vòng cung Kursk để giành lại thế chủ động tiến công chiến lược nhưng một lần nữa quân Đức lại thua trận và sau lần này họ lún sâu vào thế bị động chống đỡ cho đến khi đầu hàng vào tháng 5 năm 1945.Sau khi Stalin chết (1953), cùng với trào lưu chống sùng bái cá nhân Stalin, ban lãnh đạo Liên Xô đã đổi tên thành phố Stalingrad thành Volgograd nhưng trận chiến vĩ đại ở đây vẫn mang tên là trận Stalingrad. Ngày nay tại thành phố Volgograd trên đồi Mamaev, đỉnh cao của thành phố, có khu tượng đài nổi tiếng rất to lớn để ghi nhớ trận đánh và tên của hơn một triệu chiến binh Xô Viết chết trong trận đánh này.Ngoài ra, Huân chương Suvorov hạng nhất đã được trao tặng cho các nguyên soái G.K.Zhukov, A.M.Vasilevsky, N.N. Voronov, N.F.Vatutin, A.I.Eremenko, K.K.Rokossovsky vì có thành tích góp phần vào công tác lãnh đạo chung đưa cuộc phản công ở Stalingrad đến thắng lợi to lớn. Rất nhiều tướng, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ cũng được khen thưởng. Trong khi đó, thống chế Đức Friedrich Paulus bị bắt làm tù binh và được thả vào năm 1953.5. Link trận Chiến:Road To StalingradPart 1:http://www.youtube.com/watch?v=qmMlTsW0Fucpart 2:http://www.youtube.com/watch?v=KrpnIJKXERsPart3:http://www.youtube.com/watch?v=hnIBMHU1FDUPart 4: http://www.youtube.com/watch?v=lUyi3VuBPHUPart 5:http://www.youtube.com/watch?v=PzExr-HFJYkPart 6:http://www.youtube.com/watch?v=-5s9QVDDLAsPart 7:http://www.youtube.com/watch?v=ApJlkEAx-SgPart 8:http://www.youtube.com/watch?v=TwjiWthp8YQPart 9:http://www.youtube.com/watch?v=UEDG4IiS3fAPart 10:http://www.youtube.com/watch?v=LW6GwDm8vJ8Part 11:http://www.youtube.com/watch?v=JbxQja5LgmAPart 12:http://www.youtube.com/watch?v=JbxQja5LgmAStalingrad 1943:Part 1:http://www.youtube.com/watch?v=MO8o6JikZ-gPart 2:http://www.youtube.com/watch?v=vPU2hIG5F-UPart 3:http://www.youtube.com/watch?v=PPNA_b4cXlsPart 4:http://www.youtube.com/watch?v=F139-ziB3P8Part 5:http://www.youtube.com/watch?v=wZ3aQ4sCuqQPart 6:http://www.youtube.com/watch?v=4fl44lrDiMgBattlefield of Stalingrad:Part 1:http://www.youtube.com/watch?v=FoaXa84TxdcPart 2:http://www.youtube.com/watch?v=8EiEEi7ZmYEPart 3:http://www.youtube.com/watch?v=SV0dtoPM3iAPart 4:http://www.youtube.com/watch?v=uSw6e5sf4wUPart 5:http://www.youtube.com/watch?v=roFII7S7XWU


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx