Tới đầu 1914, vua Guilaume II và các tầng lớp thống trị đã quyết định gây chiến tranh. Tháng 1, Quốc hội bỏ phiếu chuẩn y những ngân khoản quân sự. Đảng Xã hội dân chủ cũng bỏ phiếu chấp thuận. Tháng 8, chiến tranh bùng nổ. Từ đó, cho tới dầu 1916, Đức liên tiếp chiến thắng. Nhưng từ 1916, các mặt trận đã biến chuyển. Quân đội Đức bắt đầu bị đẩy lui. Pháp đã phản công sau trận Verdun, và Đức ngày càng bị phong toả bởi hải quân Anh. Tới giữa 1917, Đức lâm vào tình trạng khó khăn. Bộ Tổng tham mưu Đức, tượng trưng cho phe binh gia, đã làm một cố gắng đặc biệt. Họ yêu cầu vua Guillaume 11 giao quyền chỉ huy tối cao quân đội cho thống chế Hindenburg, phụ là bởi Ludendorff. Nhà vua ưng thuận. Ludendorff tổ chức lại quân đội và phản công có hiệu quả. Ông phát triển chiến tranh tầu ngầm để phá vòng phong toả, và dánh bại quân Nga ở phía đông, Tới cuối 1917, ông dành hại quân Ý ở Caporetto. Tháng 3-1918. Tháng 3-1918 Lénine xin ký hoà ước Brest- Litovsk. Được rảnh tay ở phía đông. Ludendorff dồn quân về phía tây. Nhưng Mỹ đã nhảy vào vòng chiến, rồi Pháp lại thắng trận trên sông Marne, rồi tháng 8, quân Đúc bị đẩy lui trên khắp các mặt trận, và Đồng minh bắt đầu tiến vào Đức... Phe binh gia Đức đành lẩn mặt để nhường chỗ cho một Chính phủ dân chủ đại nghị đứng ra điều đình ký hoà ước... Trong nước, dân chúng nổi loạn tại nhiều tỉnh. Các đơn vị quân đội và hải quân cũng nổi loạn. Ngày 9-11, nhà vua phải thoái vị để nhường chỗ cho chính thể Cộng hoà. Ngày 11-11-1918, ký đình chiến. Tới tháng 6-1919, ký hoà ước Versailles. Theo hoà ước này, Đức phải nhường hai miền Posnanie và Haute-Silésie cho Ba Lan, đặt miên Sarre dưới quyền kiểm soát của Liên hiệp quốc, bị mất các thuộc địa, phải rút quân đội xuống 100.000 người. Đồng thời, phải trả những bồi khoản rất nặng nề. Nhưng phe Đồng minh đã phạm một lỗi lớn: Đồng minh vẫn để miền Ruhr cho Đức. Và miền Ruhr là miền nhiều hầm mỏ và đại kỹ nghệ!
Sau cuộc cách mạng 1918 lật đổ để chế Đức bước sang chính thể Cộng hoà. Chính quyền được giao cho một Chính phủ lựa chọn theo lối dân chủ đại nghị. Người cầm đầu Chính phủ là Ebert, một lãnh tụ xã hội dân chủ, Chính phủ gồm một số yếu nhân xã hội dân chủ, cùng những phần tử tư sản có khuynh hướng cộng hoà. Tuy chính thể có thay đổi, nhưng các cơ cấu thống trị cũ vẫn hầu như nguyên vẹn, các lãnh tụ xã hội dân chủ trong Chính phủ đều giữ khuynh hướng quốc gia, và thường liên kết với các tầng lớp thống trị cũ. Phe binh gia, phe đại địa chủ, đại tư bản kỹ nghệ, tuy ở ngoài chính quyền, vẫn ảnh hưởng mạnh mẽ tới đường lối của chính quyền. Nên trong thời gian tới, các tầng lớp thống trị cũ sẽ luôn luôn tìm cách đả phá chế độ cộng hoà và giành lại chính quyền. Vả lại, quân đội Đức vẫn nằm dưới quyền bộ Tổng tham mưu cũ, do Hindenburg lãnh đạo. Riêng có Ludendorff đã phải bỏ trốn sau khi ký kết đình chiến.
Tình trạng hậu chiến tại Đức thật là thảm hại và hỗn loạn! Nhiều tỉnh bị tàn phá, dân chúng bị đói, thợ thuyền thất nghiệp, và giới thanh niên hết sức tuyệt vọng vì không nhìn thấy sinh lộ. Tại Đức hồi đó, có hàng mấy triệu binh sĩ, chưa có lệnh giải ngũ, chưa bị giải giới, nhưng cũng không được xếp vào một đơn vị quân đội nào hết: Họ trở thành những phần tử lang bạc, vào hết đảng này đảng khác, trong tay lại có võ khí! Cho nên, trong thời gian 1918-1933, nhiều đảng phái tại Đức đã tổ chức nổi những đạo quân võ trang hùng hậu, khiến chính quyền cũng phải khoanh tay làm ngơ. Tỷ dụ như đảng Quốc xã, vào năm 1933, đã tổ chức những đạo quân cảnh vệ cùng những đơn vị xung phong gần 2 triệu người.
Ebert mới nắm chính quyền được mấy tháng đã xảy ra vụ nổi loạn của thợ thuyền cùng một số đơn vị binh sĩ. Trước tình trạng hỗn loạn của thời hậu chiến, cánh cực tả xã hội dân chủ đã chuyển sang lập trường quá khích. Lúc đó, cách mạng Nga sô đã thành lựu và reo rắc ảnh hưởng vào thợ thuyền Đức. Một số đơn vị quân đội hưởng ứng. Cuối tháng 12-1918, thợ thuyền Berlin cùng một số đơn vị quân đội võ trang khởi loạn. Thợ thuyền xứ Baviève cũng nổi theo. Song cuộc nổi loạn này bị thảm bại, vì đa số thợ thuyền vẫn bất động. Để dẹp bọn khởi loạn, thủ tướng Ébert đã giao bộ quốc phòng cho Noske - cũng là một lãnh tụ Xã hội dân chủ. Noske tổ chức lại quân đội, rồi ngày 12-1-1919 xua quân đánh tan bọn nổi loạn, hai lãnh tụ của phe khởi loạn là Liebknecht và Rosa Luxembourg đều bị giết. Đồng thời, Noski phái quân đội về mấy tỉnh đánh tan các tổ chức Sô viết.
Tới cuối tháng 1-1919, có cuộc bầu cử Quốc hội. Đa số trúng cử vẫn là những phần tử tư sảan có khuynh hướng cộng hoà, cùng những phần lứ xã hội dân chủ có khuynh hướng quốc gia. Quốc hội lập tức ban bố một bản hiến pháp, xác nhận chính thể cộng hoà, cầm đầu do một vị Tổng thống có nhiều quyền hạn, bầu lên với nhiệm kỳ 7 năm. Hơn nữa, Tổng thống còn có quyền giải tán Quốc hội. Bản hiến pháp cũng công nhận việc thống nhất các tiểu quốc thành một nước Đức lớn. Ébert vẫn được bầu làm Tổng thống. Tuy nhiên, chính thể cộng hoà Đức còn quá non nớt, vìngười dân Đức chưa quen với guồng máy đại nghị, và các lực lượng thống trị trước kia còn quá mạnh mẽ.
Tới tháng 6-1919, chính quyền cộng hoà Đức kỷ kết hoà ước Versailles. Hoà ước vừa ký xong, và chính thể cộng hoà chưa kịp trở tay, thì các tầng lớp thống trị cũ đã âm mưu muốn lật đổ nền cộng hoà. Lúc đó, các binh sĩ chưa bị giải giới rất nhiều, nêu phe binh gia của đại tư bản đã lợi dụng đám người đó để tổ chức thành những đạo quân bí mật và sửa soạn âm mưu. Lúc đó, Ludendoff đã trở về nước, tổ chức các binh sĩ thất nghiệp, tuyên truyền nêu cao khẩu hiệu chống Do Thái và chống Bolsevich. Tới đầu 1920, một tướng lãnh của phe binh gia Von Luttwitz, đem quân chiếm Berlin và tuyên bố thành lập nền độc tài quân sự. Song cuộc khởi loạn đơn độc của Von Luttwitz bị điánh bại. Tuy nhiên, mặc dầu dẹp được loạn, chính quyền cộng hoà vân e ngại không dám thẳng tay trừng trị các dư đảng. Do đó, lực lượng của phe binh gia và đại tư bản vẫn còn nguyên vẹn, và càng ngày tham vọng giành chính quyền của họ càng tăng lên.
Song cuộc khiởi loạn xảy non của Von Luttwilz đã dậy cho phe binh gia và đại tư bản một bài học. Họ hiểu rằng muốn chiến thắng, ngoài lực lượng võ trang bí mật, cần có sự hưởng ứng của quần chúng. Nên họ đã lưu tâm tìm một lãnh tụ có thể khích động được quần chúng!
Cũng vào lúc đó, tiếng tăm của Adoll Hitler bắt đầu vang dậy tại Munich, kinh đô xứ Baviève.
Hitler vốn là một anh thợ vẽ, người Đức nhưng sinh ở Áo. Trong trận thế chiến, ông đóng lon thượng sĩ. Sau khi đình chiến, ông tới Munich, gia nhập đảng Quốc gia thợ thuyền Đức. Đảng này vẫn có liên hệ mất thiết với bộ Tham mưu quân đội của xứ Baviève, cũng tổ chức cảnh vệ của xứ đó, mà người chỉ huy là Roehm. Chương trình của đảng Quốc gia thợ thuyền Đức là liên kết giai cấp để tranh đấu cho tổ quốc. Sau khi gia nhập được ít lâu, Hitler được đưa đi diễn thuyết tại các hội nghị. Ông có tài hùng biện tự nhiên, và có linh khiếu khiến ông dễ dàng bắt mạch và khích động thính giả. Cuộc diễn thuyết nào của Hitler cũng được hoan hô nhiệt liệt, ông dần trở thành lãnh tụ của đảng Quốc gia thợ thuyền. Tới 1921, Hitler đổi tên đảng thành Quốc xã, và công bố chương trình chính trị. Đảng xuất bản một tờ nhật báo làm cơ quan tranh đấu. Lúc đó, Roehm liên lạc mật thiết với Hitler và trở thành một cộng sự viên đắc lực. Roehm phụ trách liên lạc với các sĩ quan và binh sĩ thất nghiệp, tự tổ chức dần thành đạo quân cảnh vệ áo nâu. Tới cuối 1921, Hitler qua Bayreuth, gặp được H. S. Chamberlain. Và nền tư tưởng của Chamberlain cũng như của Wagner đã ảnh hưởng mạnh mẽ vào Hitler. Từ đó trở đi, Hitler cũng như Ludendorff đã nhiệt liệt hô hào những khẩu hiệu chống Do Thái và chống Bolsevich. Dần dần, Hitler có thêm những cộng sự viên cừ khôi: Goering, Goebbels, Himmler... Đảng trở nên hùng mạnh vỉ các cộng sự viên đều là những tay tổ chức cừ khôi và chiến lược gia xuất sắc. Song họ đều khuất phục trước Hitler, vì chỉ có Hitler mới có tài hùng biện để khích động quần chúng. Do tài hùng biện này, cũng như do linh khiếu bắt mạch, Hitler đã lôi cuốn được quần chúng xứ Baviève, khiến uy danh của ông vang dội tới Berlin.
Trong thời gian đó, chính quyền Cộng hoà ngày càng gặp khó khăn. Điều khó khăn hơn hết là sự lạm phát tiền tệ, gây ra bởi hoàn cảnh hậu chiến, cùng việc trả những bồi khoản chiến tranh. Đồng tiền ngày càng xuống giá, nên có lúc, Chính phủ Đức không trả nôi tiền bồi thường chiến tranh. Tới tháng 6-1922, Pháp đem quân chiếm miền Ruhr, quản đốc việc khai thác hầm mỏ đề lấy tiền thay vào bồi khoản. Sự sụt giá của tiền tệ càng khiến các tầng lớp trung lưu bị nghèo đi, và hướng vào phong trào Quốc xã. Tới 1923, Hitler cho rằng tình thế đã chín mùi, ông quyết định dùng võ lực đảo chính tại Baviève, rồi lấy lực lượng Baviève làm hậu thuẫn tiến quân về Berlin, lập một nước Đức thống nhất có khuynh hướng quốc gia xã hội. Để thực hiện vụ đảo chính, Hitler bắt liên lạc ngay với thủ tướng xứ Baviève, Von Kahr, muốn thuyết phục làm kẻ đồng mưu, vì Von Kahr có khuynh hướng muốn lập lại đế chế. Tới đầu tháng 11, Hitler khởi sự. Nhưng tới giờ quyết định, Von Kahr lại thay đổi ý kiến, trở giáo chống lại Hitler. Do đó, vụ đảo chính tại Munich bị thất bại, một số đảng viên Quốc xã bị chết. Chính Hitler cũng bị thương và cầm tù.
Hiller bị giam trong ngục hơn một năm trời. Ông lợi dụng thời gian ấy viết cuốn Mein Kampf (Đời tôi), trong đó ông bộc lộ những chủ trương chính trị sẽ hướng dẫn nước Đức sau này. Khi ở tù ra, ông đã rút được bài học kinh nghiệm về vụ đảo chính Munich: nhận thấy rằng ở một quốc gia còn có một quân đội khá mạnh, không thể dùng võ lực để đảo chính được. Từ đó, Hitler quyết làm noi theo một con đường khác: phát triển ý thức hệ Quốc xã cùng những tổ chức quần chúng để tranh đấu giành chính quyền bằng những phương thức hợp pháp. Tức là bằng lá phiếu của những hiệp ước liên minh bí mật!
Sau cuộc đảo chính xảy non ở Munich, tình thế Đức đã dần trở nên ổn định hơn, và chính quyền Cộng hoà có vẻ vững chắc hơn, các đảng phái cùng tạm ngừng nghĩ tới việc gây chính biến. Về phương diện tài chính, dưới sự điều khiển của vị chủ tịch Quốc gia ngân hàng là bác sĩ Schacht, chính quyền đã dần giảm bớt nạn lạm phát. Tình hình kinh tế cũng lần lần phát triển, khiến chính quyền có thể trả nổi những bồi khoản chiến tranh, và giải thoát miền Ruhr khỏi sự chiếm đóng của quân Pháp. Riêng về phía đảng Quốc xã, vụ đảo chính xảy non tại Munich cùng sự cầm tù Hitler đã khiến cho đảng bị yếu đi. Ngay trong nội bộ, đảng cũng bị chia rẽ: một phe thiểu số cực tả, dẫn đầu bởi Grégor Strasser, đã chống đối Hitler và muốn ly khai. Thiểu số này muốn theo khuynh hướng quốc tế để tranh đấu cho xã hội chủ nghĩa, và muốn từ bỏ khuynh hướng quốc gia.
Tới tháng 4-1925, Tổng thống Ébert chết. Người được bầu lên thay là thống chế Hindenburg, tức là người đã thống lãnh quân đội dưới thời Guillaume II. Hindenburg vốn tượng trưng cho phe binh gia Phổ cùng nền đế chế cũ. Ông lại rất khinh khi chế độ cộng hoà. Nên từ khi nắm chức vị Tổng thống, ông nuôi ý định muốn phục hồi lại tổ chức quân đội hùng cường trước kia, cũng như phục hồi ảnh hưởng của phe binh gia, ông thường dùng quyền Tổng thống để ban hành những đạo dụ đặc biệt, vượt qua mặt Quốc hội. Nên dần dần, chế độ cộng hoà đại nghị, dưới thời Hindenburg, đã chuyển thành một chế độ Tổng thống. Quốc hội cũng không dám cưỡng lại, vì đối với dân chúng, Hindenburg có rất nhiều uy thế, vả dân chúng vẫn coi Hindenburg như hiện thân của một thời vinh quang của Đức!
Với Hindenburg, Đức tiến mạnh trèn sự phục hồi các ngành sinh hoạt. Tới 1925, Đức được phép gia nhập Hội Quốc Liên. Tới 1928, nền kinh tế Đức đã khả cường thịnh, vượt qua mức sản xuất của năm 1913. Các bồi khoản chiến tranh đã gần như thanh toán xong. Đảng Quốc xã của Hitler, lúc đó, vẫn còn kém sút, phần vì sự chia rẽ nội bộ, phần do tình trạng phục hưng thực hiện bởi chính quyền. Nên tới kỳ bầu cử tháng 5-1928, đảng Quốc xã chỉ chiếm được 12 ghế trong Quốc hội. Đa số ghế vẫn thuộc về phái xã hội dân chủ ôn hoà, và phái tư sản cộng hoà.
Nhưng tới 1929, tình thế đã đổi khác hẳn. Năm đó là năm bắt đầu cuộc khủng hoảng kinh tế lớn trên thế giới, gây ra hỏi sự phá sản của thị trường chứng khoán tại Mỹ. Đức cùng bị lây khủng hoảng, khiến các ngành hoạt động đều sút kém mau lẹ. Tới cuối 1930, Đức có 1 triệu thợ thất nghiệp, và tới 1931 số thợ thất nghiệp lên tới 5 triệu. Cuộc khủng hoảng kinh tế khiến chính quyền bị lung lay, và uy thế các đảng phái đối lập cao vọt lên. Đảng cộng sản cũng được tổ chức lại mạnh mẽ và võ trang. Lực lượng bảo hoàng cũng tổ chức một quân đội bí mật, lấy tên là đội quân mũ sắt. Nhưng trong thời gian này, không có đảng nào mà uy thế lại tăng vọt lên như đảng Quốc xã. Lúc đó, Hitler đã khai trừ phe Grégor Strasser, và chỉnh đốn lại nội bộ. Goebbels đã tuyên truyền sâu rộng lý tưởng Quốc xã vào các tầng lớp quần chúng. Năm 1929, Hitler nghĩ tới việc tổ chức một đạo quân cảnh vệ thật mạnh. Muốn có tiền tổ chức, Hitler bắt liên lạc với Hugenberg, người cầm đầu tờ-rớt kỹ nghệ nặng tại Đức, Hugenberg tôn thờ chủ nghĩa Đại Đức, muốn nhờ tay Hitler để tiêu diệt cộng sản. Nên Hugenberg đã cho Hitler vay rất nhiếu tiền. Do đó, Goering và Roehm có đủ tài chính tổ chức những đoàn cảnh vệ xung phong rất hùng mạnh. Thanh thế của đảng Quốc xã nổi lên như cồn. Không có mấy tỉnh là không có những cuộc biểu tình Quốc xã. Tiing lớp thanh niên đều nghe theo tiếng gọi Quốc xã, và ngay đến các tầng lớp thợ thuyền và trung lưu cũng nghe theo. Đã lấy được quần chúng, Hiller lưu tâm thực hiện chương trình đã dự định: chuẩn bị cuộc bầu cử vào Quốc hội hàng xứ, và Quốc hội Đức. Tài diễn thuyết của Hitler cùng kỹ thuật tuyên truyền của Goebbels khiến dân chúng hưởng úng cuồng nhiệt. Chỉ trong khoảng hai năm trời, Hitler đã trở nên một tay anh hùng của huyền sử, và đa số dân Đức đều tin rằng chỉ có Hitler mới cứu vãn được nước Đức.
Vì các đảng đối lập đều võ trang, nên tình trạng rất dễ chuyển thành nội chiến. Tới tháng 9-1930, cuộc hầu cử Quốc hội đã khiến đảng Quốc xã chiếm được 107 ghế. Tổng thống vẫn Hindenburg, và vị thủ tướng do ông chỉ định là Bruning. Bruning có ý muốn diệt trừ đảng Quốc xã. Tới tháng 3-1932, nhiệm kỳ Tổng thống của Hindenburg chấm dứt, ông đứng ra tái cử. Lần này, Hitler cùng ứng cử Tổng thống. Nhưng Hitler chỉ chiếm được 36% số phiếu, bị thua Hindenburg.
Bruning vẫn làm thủ tướng. Ngày 13-1-1932, Bruning ban hành đạo sắc lệnh giải tán các tổ chức quân sự Quốc xã. Nhưng lúc đó, bộ Tổng tham mưu Đức và cả Hindenbourg lại muốn liên kết với Hitler, Nên Bruning bị thất bại phải từ chức.
Đầu tháng 6-1932. Von Papen lên làm thủ tướng, và là người tín nhiệm của phe binh gia và giới đại kỹ nghệ. Ông muốn tìm cách lôi kéo các yếu nhân Quốc xã vào tham dự Chính phủ. Nhưng khi đó, Hiller đã nuôi những tham vọng quả lớn, và không muốn chia sẻ quyền hành với ai hết. Tháng 7-1932, lại có cuộc bầu cử: đảng Quốc xã chiếm 230 ghế. Vì không lôi kéo được Hitler, Von Papen muốn tìm cách trừng trị đảng Quốc xã. Kế hoạch của ông cũng thất bại, và tới thủng 11, Von Papen phái từ chức.
Người thay thế, là tướng Schleicher. Nhận thấy ảnh hưởng của Hitler quá mạnh, nên Schleicher muốn tìm cách chế ngự. Ông liên minh chặt chẽ với các lực lượng nghiệp đoàn và xã hội dân chủ đảng, đồng thời liên minh với phe công giáo, và đảng của Grẻgor Slrasser. Hitler cũng nhận thấy cuộc liên minh đó khá nguy hiểm, nên ông bớt thái độ cứng rắn và tỏ ý thoả hiệp. Ông liên lạc lại chặt chẽ với phe binh gia và giới đại tư bản. Tới tháng 1-1933, Schleicher phái từ chức, vì phe đại điền chủ và tư bản tố cáo Schleicher có khuynh hướng thân cộng. Ngày 30- 1- 1933, Hindenburg mời Hitler nhận chức Thủ tướng. Hitler nhận lời, và Von Papen làm Phó thủ tướng. Hitler đã đạt tới chính quyền bâng những phương thức hợp pháp, do sự hưởng ứng của dân chúng, cũng như do sự thoả hiệp với các tầng lớp thống trị muốn nhờ tay Hitler để thanh toán chế độ cộng hoà và tiễu trừ hiểm hoạ cộng sản.
Vừa nắm được chính quyền, Hitler đã hành động thật mau lẹ và quả quyết để biến nước Đức thành một guồng máy hùng mạnh phụng sự cho chủ nghĩa Đại Đức. Ông nắm quyền ngày 30-1-1933, và lập tức lập Chính phủ: Goering giữ Bộ Không quân, Hugenberf coi bộ Kinh tế, Von Neurath Bộ Ngoại giao. Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, Hitler đa tập trung các quyền hành trong tay, và các bộ trưởng đều trở thành người thừa hành.
Ngay ngày hôm sau, tức là 1-2-1933, Quốc hội bị giải tán. Mấy ngày sau, Chính phủ ban hành một đạo sắc lệnh, tự cho quyền đóng cửa các báo chí và cấm hội họp. Ngày 27-2, trụ sở Quốc hội bị đốt cháy, và nhân viên công an bắt được lại chỗ một tên thủ phạm, Van Der Lubbe, vốn là đâng viên cộng sản. Hitler liền vin vào cớ đó đề tiễu trừ đảng Cộng sản. Các lãnh tụ cộng sản đều bị giết và lưu đày, còn những toán quản võ trang cộng sản đều diệt trừ... Ngày 5-3, có cuộc bầu cử lại. Đảng Quốc xã được đa số ghế, một số đảng viên cộng sản cũng lọt vào Quốc hội, nhưng Hitler đã tìm cách bắt giữ hết. Một số đại biểu Xâ hội dân chủ cũng bị bắt. Ngày 23-3, Quốc hội đã bỏ phiếu (441 phiếu thuận chống với 94 phiếu nghịch) giao toàn quyền cho Thủ tướng Hitler. Từ đó, Quốc hội chỉ còn là bù nhìn, và Chính phủ giữ cả quyền hành pháp lẫn lập pháp. Cũng từ đó, Hitler thường dùng tới phương thức toàn dân đầu phiếu trực tiếp, vốn là một phương thức thường dùng bởi các nhà độc tài. Ngày 7-1, Hitler ban hành một đạo luật chấm đứt chế độ hành chánh riêng biệt của các xứ để tập trung các quyền hành về trung ương. Đồng thời, Hitler hợp pháp hoá đảng Quốc xã, khiến đảng có quyền tổ chức trong khắp các ngành hoạt động của Đức. Trong khoảng non một năm trời, đoàn cảnh vệ Quốc xã, dưới quyền chỉ huy của Roehm, đã lên tới gần 2 triệu người võ trang đầy đủ. Ấy là chưa kể những toán quân xung phong của Goering cùng tổ chức mật vụ của Himmler. Dưới sự uy hiếp của đảng Quốc xã, lực lượng quân sự của các đảng khác đều bị tan rã... Một mặt, Hitler vẫn nhiệt liệt cổ võ quần chúng, một mặt khác, ông vẫn dùng những khả năng kỹ thuật và tài chính của phe binh gia và tư bản. Tới tháng 6-1934, thế lực của Hitler đả khá vững vàng. Nhưng trong nội bộ, người cộng sự viên lúc đầu của Hitler, Roehm, đã trở thành đáng nghi ngại. Roehm cùng bộ hạ được nắm trong tay 2 triệu cảnh vệ, và phái của Roehm luôn luôn đòi Hitler phải thực hiện một chương trình cải tổ xã hội có lợi cho thợ thuyền vô sản. Hitler đâm nghi ngờ Roehm không trung thành với lý tưởng dân tộc của đảng. Ngoài ra, bộ Tổng tham mưu cũng e ngại Roehm, xúi giục Hitler phải diệt trừ hậu hoạ. Nên ngày 30-6-1934, Hitler đã trở tay hành động chóp nhoáng... Trong ngày hôm đó, Roehm cùng gần 100 bộ hạ đều bị bắt xử tử. Những thủ túc của Grégor Strasser, của Von Kahr, bị nghi ngờ có liên lạc với Roehm cũng đều bị diệt trừ... Hitler đã toàn thắng. Tới ngày 2-8-1934, Hindenburg bị bệnh chết. Từ đó trở đi, Hitler kiêm chức vụ Tổng thống lẫn Thủ tướng. Và quần chúng Đức đã trở thành một tảng bột mềm trong hai bàn tay Hitler...
Từ đó, Hitler thẳng tiến tới những mục tiêu đã hoạch định từ trước. Về một phương diện, chính quyền Quốc xã ngày càng tuyên truyền phô biển vào quần chúng, khiến mỗi người dân Đức đều có ấn tượng sâu xa rằng chủng tộc Aryen là một chủng tộc được lựa chọn để hướng dẫn nhân loại, và mỗi người dân Đức đều phải lãnh trách vụ cao cả đó. Phong trào Quốc xũ cũng phát triển một nền đức lý mới về sự cần lao, theo đó, cần lao không còn là một công việc thuê mướn theo hợp đồng, và phải được coi như sự cống hiến tình nguyện của cá nhân đối với đoàn thề. Khác với dân Pháp, người dân Đức ít có tập quán sinh hoạt cá nhân, và thường nặng tình đoàn thể, nên cuộc tuyên truyền Quốc xã cũng phù hợp với bản chất của người dân. Nhất là tầng lớp thanh niên, họ đều được huấn luyện tuân theo kỳ luật và danh dự, sẵn sàng tự hy sinh để đem lại vinh quang cho đoàn thể. Sự đào luyện cũng thổi vào lớp thanh niên một thứ luân lý sắt đá trong cuộc tranh đấu...
Noi theo Wagner và Chamberlain, Hiller đeo đuổi mộng tưởng tạo nên một chủng tộc Aryen thuần nhất và lành mạnh. Ông đã cho thiết lập nhiều trung làm đào tạo, mệnh danh là "Nguồn sống". Tại các trung tâm thí nghiệm đó, đảng Quốc xã lựa chọn những cặp trai gái khỏe mạnh, thuần tuý Aryen, và tín đồ nhiệt thành của chủ nghĩa, hy vọng rằng sự giao cấu của những cặp đó sẽ sinh nở những đứa trẻ tượng trưng cho chủng tộc mới. Với sự cải tạo chủng tộc ấy, có lẽ Hitler cũng nuôi mộng tưởng muốn thành lập một thứ hội kín thần bí của những Con Người mới tương tự như những hội tôn giáo dưới thời Trung cổ. Nhưng muốn thuần nhất hoá chủng tộc, lẽ dĩ nhiêu Hitler phải tiễu trừ những mầm mống pha trộn, tỷ dụ giòng máu Do Thái, như trước kia Chamberlain đã chủ trương. Ngay từ tháng 4-1933, Hitler đã ra lệnh tẩy chay các tiệm buôn Do Thái. Lần lần, ông cấm người Do Thái không được lập hôn thú với người Aryen. Người Do Thái cũng không được hưởng quyền chính trị, hoặc đảm đương một chức vụ nào trong chính quyền. Đi xa hơn nữa, ông đã ra lệnh bắt người Do Thái, hàng mấy chục vạn người, đem tập trung vào các trại giam. Đồng thời với sự tiễu trừ Do Thái, Hitler cũng tấn công các phe công giáo hoặc tin lành, vì ông cho rằng những hàng ngũ đó đều lệ thuộc vào những tổ chức quốc tế nguỵ chỉ có phương hại cho tiền đồ chủng tộc mà thôi.
Về một phương diện khác, Hitler gấp rút tổ chức các ngành hoạt động, để có thể tiến tới trạng thái tự túc khi chiến tranh xảy ra. Kinh tế nông nghiệp cũng được tổ chức theo hướng mới. Kỹ nghệ nặng được cấp bách phát triển, cùng các kỹ nghệ hầm mỏ. Nếu trong nước Đức còn thiếu một thứ nguyên liệu chiến tranh nào, Hitler ra lệnh cho các nhà bác học phải chế tạo những nhiên liệu khác thay vào. Cũng do sự phát triển kỹ nghệ, nên tới 1937, số thợ thất nghiệp đã rút từ 6 triệu xuống 700.000 người. Thợ thuyền không còn có quyền đình công, vì một đạo luật đã tuyên cáo rằng đình công là xúc phạm tới đoàn thể. Các thợ thuyền đều lệ thuộc vào Mặt trận Lao công, phụ trách việc phân phối nhân công. Về phía phe binh gia, Hitler loại trừ chừng 50 vị sĩ quan cao cấp và tổ chức lại bộ Tổng tham mưu.
Các guồng máy chiến tranh xếp đặt xong, Hitler bắt đầu thẳng tiến. Từ năm 1933, ông đã tuyên bố rút lui ra khỏi hội Quốc Liên. Tới tháng 1-1935, ông lên tiếng đòi mở cuộc toàn dân đầu phiếu đề quyết định về miền Sarre. Ông đã thắng cuộc và lấy lại miền Sarre. Ông quay về phía nước Áo, mưu việc thôn tính, vì nước Áo có nhiều dân Đức. Từ tháng 7-1934, tổ chức Quốc xã tại Áo đã phái biệt động đội tới ám sát Thủ tướng Áo là Dollfuss. Schussnigg lên thay. Tới tháng 2-1938, Hitler ra lệnh cho Schussnigg phải cải tổ Chính phủ và nhận một yếu nhân Quốc xã vào giữ bộ nội vụ. Ngày 12-3-1938, quân Đức tràn vào Vienne. Nước Áo bị sát nhập. Sau đó ông quay sang Tiệp Khắc, vì Tiệp Khắc cũng có một số dân Đức cư ngụ tại miền Sudètes. Vấn đề Sudètes khó nuốt hơn, vì Tiệp Khắc có ký với Pháp và Nga một hiệp ước tương trợ. Nhưng Hitler vẫn lên tiếng hăm doạ, đồng thời, tổ chức những cuộc điểm binh khổng lồ khiến Tây phương run sợ. Trong khi đó, ông gửi khí giới giúp Franco diệt cộng. Thủ tướng Anh N. Chamberlain, vì sợ chiến tranh bừng nổ, đã rủ Thủ tướng Pháp Daladier tới Munich ký hoà ước với Hitler vào ngày 30-9-1938. Hoà ước công nhận sự phân chia Tiệp Khắc. Hitler liền nhân cơ hội thôn tính cả Tiệp Khắc. Rồi ông quay sang Ba Lan. Ông tuyên bố không có lý gì lãnh thổ nước Phổ lại bị một giải đất Ba Lan xuyên qua và cắt làm đôi. Ông hăm gây chiến. Nhưng ông còn e ngại phản ứng của Staline. Ngày 23-8, Hitler phái Ribbentrop sang điều đình với Molotov để chia đôi Ba lan. Staline vừa ợọ Hitler lại vừa tham đất nên đã ký hoà ước. Sau đó, Staline có tiếp tế nhiều lúa gạo và nhiên liệu chiến tranh cho Hitler. Tháng 9-1939, Hitler chiếm Ba Lan, và Staline cũng kéo quân vào. Năm 1940, đã yên được mặt đông. Hitler xua quân đánh Pháp. Rồi ông chiếm Na Uy. Thuỵ Điển, Đan Mạch, đánh Anh, chiếm Nam Tư và Hy Lạp. Đạo quân cơ giói của Hiller được nổi tiếng bách chiến bách thắng. Tới tháng 6-1941, vì không đổ bộ lên được Anh, ông đem quân đánh Nga sô. Chỉ trong 5 tháng trời, ông chiếm một giải đất lớn chứa đựng 40% dân số Nga. Giải đất đó cũng sản xuất 65% than và thép của nước Nga. Ông kéo quân tới Caucase và gần tới Moscou. Từ đó trở đi, quân Quốc xã bị sa lầy... Nước Nhật đã tấn công Trân châu cảng, và nước Mỹ đã nhẩy vào vòng chiến. Tới tháng 5-1945, Đức phải đầu hàng. Hiller tự tử cùng với Eva Braun. Trước khi tự tử, ông làm phép cưới Eva Braun. Thây hai người đều được hoả thiêu.
Trong giờ cuối cùng, chỉ có Gocbbels bên cạnh Hitler. Goebbels cũng tự tử với vợ, khi chích thuốc độc giết chết 6 đứa con.
Trên đây là những sự kiện về cuộc cách mạng Quốc xã. Thiết tưởng còn cần nhận định xem Hitler là người thế nào, và tính chất của cuộc cách mạng Quốc xã ra sao? Có người cho rằng Hitler là con người đặc biệt nhiều lúc được mặc khải. Do đó, ông dễ khích động được quần chúng đến mực độ cuồng nhiệt. Nhưng có những sử gia khác cho rằng ông có tâm trạng đồng bóng, vì tính khí thất thường và hay độc thoại. Một vài nhà phân tâm học lại cho rằng Hitler là một con bệnh. Họ nhắc tới tính tình dễ thay đổi của Hitler, lúc bồng bột hung hăng, ngay sau đó lại bơ phờ buồn bã. Họ nhắc thêm tới trường hợp những cộng sự viên thân tín của Hiller, vì một số người này thường có những tập quán tình dục sa đoạ, tỷ dụ như Roehm có khuynh hướng tình độc tính (homosexuel). Họ cho rằng chính Hitler cũng là kẻ sa đoạ về tình dục. Trong đời ông, chỉ có một người đàn bà: bà Bechstein (vợ một kỹ nghệ gia sản xuất đàn dương cầm), hơn Hitler 20 tuổi, có Hoffman, con một ông chủ tiệm ảnh. Angela Raubal, con người chị ruột của Hitler, và sau cũng là Eva Braun làm tình nhân của Hitler trong 12 năm trời... Đối với mấy người đàn bà này, mấy nhà phân tâm học nói trên đều cố minh chứng rằng Hitler ưa thích thứ tình dục tàn ác và sa doạ. Tuy nhiên, các lập luận trên đây đều nằm trong phạm vi giả thuyết. Có một điều chắc chắn là Hitler là một ngưỡi ít học. Bình sinh, ông chỉ đọc có mấy cuốn sách: cuốn "Le Prince" của Machiavel, cuốn "Chống Machiavel" của Frédéric II và nghiên cứu mấy cuốn sách của Nietzsche v.v... Song những người đã có dịp tiếp xúc với Hitler đều nhận rằng ông là một người nhiều trí tưởng tượng và sáng kiến, có một ký ức rất giai và rất nhiều trực giác. Nên trong cuộc tranh đấu chính trị cũng như lãnh đạo chiến tranh, ông có một tầm mắt rất mau lẹ, sắc bén. Trực giác, của ông đã khiến ông dễ nhận những nguyện vọng của dân chúng, và cũng do đó, lời nói của ông rất dễ khích động quần chúng Đức.
Khi viết về cuộc cách mạng Quốc xã, Camus đã kết luận hai điểm: ông cho rằng chủ nghĩa Quốc xã muốn xiển dương những bản năng thô sơ của con người, nên phong trào Quốc xã chỉ là một sức sống thuần tuý, một sự chuyển động không ngừng để thôn tính và chiếm đoạt. Ông lại cho rằng phong trào Quốc xã chưa đáng được mệnh danh là cách mạng, vì phong trào đó chỉ xiển dương một thứ tình tự phi lý, mà không căn cứ vào một quan niệm duy lý nào có tính cách phố biến... Những nhận xét của Camus có nhiên phần xác đáng. Về điểm đầu tiên, phong trào Quốc xã quả thực là một sức sống thuần tuý, luôn luôn phải tìm những mục tiêu để chiếm đoạt hoặc tiêu diệt, cũng do đó, mà Hitler đã phải tạo một thứ luân ý tranh đấu sắt đá để nương theo mục tiêu chiếm đoạt. Ông từng viết: "Chúng ta có nhiệm vụ phải tàn ác. Chúng ta phải tàn ác với một lương tâm bình thản. Lương tâm chỉ là một sự bịa đặt của Do Thái tương tự như lập quán cắt miếng da ở đầu dương vật, nó chỉ là một phương thức làm què quặt con người... Không có gì là chân lý cả, trên phương diện luân lý hay khoa học cũng vậy. Nếu có kẻ nào trách tôi không giữ lời hứa, hoặc dùng thủ đoạn xảo trù, tôi chỉ trả lời rằng họ có thể làm như thế đối với tôi".
Cho nên, ở một dân tộc đã hùng mạnh rồi, sự xiển dương bản năng của người cùng tình tự chủng tộc, chỉ có thể đưa tới những cuộc chiến tranh chinh phục. Dân tộc đó phải tiến không ngừng tới chỗ toàn thắng hoặc tới chỗ tan rã. Nên với chủ nghĩa Quốc xã, lịch sử chỉ có thể viết bằng gươm súng và bạo lực.
Camus cũng cho rằng phong trào Quốc xã căn cứ vào tình tự chủng tộc, tức là một tình tự phi lý, nên chưa đáng gọi là cách mạng. Nhiều tư tưởng gia khác cũng đồng ý với Camus và cho rằng phong trào Quốc xã là một cuộc cách mạng không có ý thức hệ. Nói cho đúng, Hitler cũng có một ý thức hệ, nhưng đó là một ý thức hệ không được bền vững và chặt chẽ cho lắm, đó là một bối cảnh ý thức hệ bàng bạc từ lâu trong tâm hồn dân chúng, căn cứ trên những khát vọng của dân tộc, bị thất vọng chua cay do cuộc thất trận năm 1918. Hitler đã biết khai thác những tình tự đó, xiển dương thành một thứ chủ nghĩa, sở dĩ Hitler khai thác được, vì chính ông là người coi khinh lý trí, và chỉ trọng có tinh cảm, ông từng viết: "Tôi chỉ có thể tới gần huyền bí của vũ trụ bằng cách xiển dương những tình tự mà thôi". Và trong khi những cuộc cách mạng Pháp, Nga, Trung Hoa nói trên đều căn cứ phần lớn vào một ý thức hệ về quyền lợi giai cấp, Hitler lại căn cứ phong trào của mình trên tình tự dân tộc. Đó có thể là một nhược điểm. Tuy nhiên, mặc dầu tất cả những hậu quả thảm hại của chế độ Quốc xã, phải nhận rằng Hitler là một tay lãnh tụ cừ khôi, và phong trào Quốc xã là một phong trào lớn lao hùng mạnh. Trên thế giới, cho đến ngày nay, chỉ có Hitler và Franco đã thực hiện được công cuộc tiễu trừ cộng sản 1.
--------------------------------
1 Không kể những chiến công mới đây của Magsaysay diệt Phi cộng và của Templer diệt Mã cộng
@by txiuqw4