Nhưng trước khi đi sâu vào chính sách khủng bố Sô viết, thiết tưởng cần nhắc tới sự liên hệ giữa cách mạng và khủng bố. Trong hầu hết các cuộc cách mạng (nhất là trong những cuộc cách mạng kể trên đây), không có cách mạng nào là không gây khủng bố. Nên cần niêu câu hỏi: phải chăng khủng bố gắn liền với cách mạng? Trước, kia, Lénine đã từng nói: "bạo lực là bà mụ đỡ đầu cho cách mạng". Và từ sự sử dụng bạo lực tới khủng bố, con đường cũng không xa!... Sở dĩ sự khủng bố thường đi đôi với cách mạng, là vì những lý do sau đây:
1) Một phong trào cách mạng, tương tự như tôn giáo, thường gây nên một tâm trạng cuồng nhiệt và thần bí muốn tiến tới sự đả phá toàn diện chế độ hiện có để thay thế bằng một nền trật tự mới. Các cuộc cách mạng xã hội, tuy nhiều khi đề cao chủ nghĩa vô thần, vẫn thường gảy nên những âm hưởng tương tự như một phong trào tôn giáo. Vì cách mạng cũng hàm chứa một ý nghĩa toàn triệt cùng một cao vọng tuyệt vời như tôn giáo!...Tôn giáo thường muốn giải quyết tất cả các vấn đề liên hệ, với thân phận con người, từ vấn đề siêu hình đến những vấn đề nhân sinh cụ thể. Nó muốn giải quyết từ cái số phận uyên nguyên của người đến những vấn đề thể chất, nghĩa là từ tâm trạng hãi hùng gây nên bởi lẽ sinh tử, cho đến sự đói rét. Cách mạng cũng thế! Cách mạng cũng muốn giải quyết tất cả các vấn đề liên hệ tới thân phận con người! Từ vấn đề chết cho đến mọi vấn đề sống. Chỉ khác một điều là những ý thức hệ của cách mạng xã hội đã hạ thấp các băn khoăn siêu hình của người, và chiếu rọi những băn khoăn đó sang lãnh vực xã hội. Do ý chí toàn triệt đó, cách mạng cũng gây nên những niềm hy vọng lớn lao, khiến các phần tử cách mạng thường sống một tâm trạng cuồng nhiệt thần bí. Đã có tâm trạng ấy, các phần tử cách mạng muốn đả phá hoàn toàn xã hội cũ, và tiêu hủy hết thầy những tầng lớp thù địch. Dưới mắt con người cách mạng, những tầng lớp thù địch cũng tương tự như nhưng người ngoại đạo đối với kẻ cuồng tín vì tôn giáo. Cho nên, khủng bố thường gắn liền với cách mạng, vì khủng bố là một cách hiến lễ tế thần trong nền tôn giáo mới là cách mạng. Hơn nữa, thời sơ khỏi bồng bột của cách mạng thường làm nẩy nở một tâm trạng lãng mạn đối với sự sống chết, Các phần tử tiền phong thường ưa tuẫn đạo, hoặc kẻ khác phải đổ máu, để thoả mãn niềm tin những thần bí, và đặt những viên đá đầu tiên cho giáo hội mới!
2) Tâm trạng cuồng nhiệt thần bí đó, thổi mạnh vào quần chúng, lại càng làm lan rộng khủng bố. Đó là một hiện tượng thuộc ngành phân tâm học của đám đông. Cách mạng vốn là một sự kiện quần chúng nên diễn tiến cách mạng thường đi tới cực đoan. Trên đà tiến tới cực đoan, bạo lực và khủng bố rất dễ phát hiện. Trong tiềm thức mỗi người, vẫn hàm chứa bản năng bạo lực, cùng một thứ khoái lạc muốn thống trị kẻ khác. Đặt vào thực thể quần chúng, bản năng bạo lực và khoái lạc thống trị còn được tăng lẽn gấp ngàn vạn lần! Nhất là trong sự sinh hoại của đám đông, lý trí thường mờ nhạt! Nên không có đám đông nào là không dễ kích thích đi tới sự tàn phá, chém giết, khủng bố. Vụ phá nhà ngục Rastille cùng sự chém giết tù nhân cũng do đó. Thêm vào với bản năng nói trên, còn có sự sợ hãi. Sợ hãi kẻ thù địch sẽ lợi dụng tình thế, lật ngược thế cờ và chém giết chính minh! Ngoài ra, quần chúng cách mạng thường mang máng cảm thấy rẳng càng phá huỷ chém giết bao nhiêu, càng chặt cầu đối với quá khứ bấy nhiêu! Một quá khứ mà họ căm thù chán ghét! Nên dù Louis XVI có là một ông vua nhân đạo, hoặc vồ tội, Louis XVI vẫn không thể tránh tử hình, vì đối với quần chúng, ông tượng trưng cho chế độ cũ.
Cho nên, khủng bố thường gắn liền với cách mạng. Cuộc cách mạng nào cũng kèm theo một tỷ lệ khủng bố. Tỷ lệ đó, Robespierre, Saint-Just đã tuân theo, và Lénine, Trotsky cũng vậy. Tỷ lệ thông thường ấy có những lý do của nó, khiến có thể bào chữa được... Nhưng Staline đã vượt qua tỷ lệ khủng bố! Chính sách của ông đã đạt tới mực độ thuần tuý, gần như vô duyên cớ, chỉ cốt hạ giá con người và nâng cao uy thế thống trị của mình. Hoặc cố tâm đày ải hàng chục triệu người, để có một đội quân nhân công khổ sai làm việc 16 giờ một ngày mà tốn kém rất ít...
@by txiuqw4