sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chiến Tranh Và Hòa Bình (Quyển 4) - Phần 16 - Chương 01 + 02 + 03

Phần XVI. - Chương. - 1 -

Bảy năm đã trôi qua kể từ những biến cố năm 1812 Đại dương lịch sử của châu Âu, sau cơn sóng gió ba đào, đã trở lại yên tĩnh. Nó có vẻ như đã lặng, nhưng những sức mạnh huyền bí thúc đẩy nhân loại (huyền bí bởi vì chúng ta không biết những quy luật quy định sự vận động của nó) vẫn tiếp tục tác động.

Tuy mặt biển lịch sử có vẻ im lìm, nhưng sự vận động của nhân loại vẫn tiếp tục không ngừng chẳng khác gì sự vận động của thời gian. Những nhóm người khác nhau tập hợp rồi lại phân tán, những nguyên nhân làm cho các quốc gia hình thành và tan rã, làm cho các dân tộc thiên di, vẫn đang dần dần được chuẩn bị.

Đại dương lịch sử không chuyển động thành từng đợt sóng xô từ bờ này sang bờ kia như trước: nó đang sôi sục ở tận dưới đáy sâu.

Các nhân vật lịch sử không bị sóng cuốn đi từ bờ này sang bờ kia như trước, bây giờ hình như họ quay tròn ở một chỗ. Các nhân vật lịch sử, trước kia, phản ánh ở cương vị tướng soái cuộc vận động của quần chúng bằng những mệnh lệnh chiến đấu, xung trận thì nay lại phản ánh sự vận động sôi sục này bằng những âm mưu chính trị và ngoại giao; bằng những đạo luật, những hiệp ước.

Các sử gia gọi hoạt động này của các nhân vật lịch sử là hành vi phản động.

Trong khi miêu tả hoạt động của các nhân vật lịch sử này, mà họ cho là nguyên nhân của cái gọi là hành vi phản động, các sử gia đã nghiêm khắc lên án họ. Tất cả các nhân vật nổi tiếng trong thời đại ấy kể từ Alekxandr và Napoléon cho đến De Stael, các ông Fotyux, Selling, Ficher, Satobrien v.v, đều bị họ phê phán nghiêm khắc và bị kết án hay được thanh minh tuỳ ở chỗ họ góp sức vào phe tiến bộ hay phe phản động.

Theo miêu tả của họ, trong thời kỳ ấy ở Nga cũng diễn ra những hành vi phản động mà người chủ mưu là Alekxandr mà chính họ đã miêu tả như là người thủ xướng những công cuộc có xu hướng tự do trong thời kỳ đầu của triều đại và là người đã cứu nước Nga.

Trong các sách vở của người Nga hiện nay, từ cậu học sinh trung học đến nhà sử học thông thái không ai không công kích Alekxandr về những hành động sai lầm của ông trong giai đoạn này.

"Đáng lý ông ta phải hành động thế này, thế nọ. Trong trường hợp này ông làm đúng, trong trường hợp kia ông làm sai " Ông đã xử sự rất tài tình trong thời gian đầu trị vì và năm 1812 nhưng ông đã hành động kém cỏi khi ban hành hiến pháp cho nước Ba Lan, thành lập Liên minh thần thánh, giao quyền cho Arakseyev, khuyến khích Golixyn và chủ nghĩa thần bí, và sau đó lại khuyến khích Siskoy và Fotyux. Ông ta làm sai khi giải tán trung đoàn Xemenovxki(1).

(1) Một đơn vị cận vệ. Sau cuộc chiến tranh 1812, có một phong trào mạnh mẽ chống lại chế độ hà khắc trong quân đội. Trung đoàn Xemenovxki khởi nghĩa vào tháng 10 năm 1820 bị trấn áp dữ dội và bị giải tán

Phải mất hàng chục tờ giấy mới có thể kể hết những điều mà các sử gia đã trách cứ ông, căn cứ trên những hiểu biết của họ về hạnh phúc của nhân loại.

Những lời trách cứ kia có ý nghĩa gì?

Ngay cả những hành động của Alekxandr được các sử gia khen ngợi, chẳng hạn: những công việc có xu hướng tự do trong thời kỳ đầu triều đại, cuộc đấu tranh chống Napoléon, thái độ kiên quyết năm 1812 và cuộc viễn chinh năm 1813, chẳng qua cũng đều xuất phát từ những cội nguồn làm thành cái cá tính của Alekxandr huyết thống, giáo dục, sinh hoạt, và đồng thời cũng là những nguyên nhân làm nảy sinh những hành động mà các nhà sử học phê phán như thành lập Liên minh thần thánh, phục hồi nước Ba Lan, mưu mô phản động trong những năm hai mươi.

Vậy thì những lời trách cứ ấy thực chất là thế nào? Đó là: một nhân vật lịch sử như Alekxandr I, người đứng ở bậc thang cao nhất của quyền lực mà con người có thể đạt tới, có thể nói là đứng ở cái tiêu điểm sáng lòa tập trung tất cả những luồng ánh sáng lịch sử, con người chịu ảnh hưởng mạnh nhất thế giới của những âm mưu, những sự dối trá, những lời nịnh hót, những ảo tưởng về mình, những điều vốn gắn bó khăng khít với quyền lực, con người mà phút nào cũng cảm thấy mình chịu trách nhiệm về tất cả những điều gì xảy ra ở châu Âu, lại không phải là một con người tưởng tượng ra mà là một con người có thật, sống như tất cả mọi người với những tập quán riêng, những dục vọng, những chí hướng vươn tới chân, thiện, mỹ, - Con người ấy cách đây năm mươi năm không phải là không có đạo đức (các sử gia không chê trách ông về mặt này) nhưng ông ta không quan niệm hạnh phúc của nhân loại như một vị giáo sư ngày nay, tức là một người từ lúc còn trẻ đã nghiên cứu khoa học, tức là đọc sách, đọc những bài giảng và ghi những điều đã học trong sách và những bài giảng ấy vào một quyển vở.

Nhưng dù cứ cho Alekxandr cách đây năm mươi năm đã quan niệm sai về vấn đề hạnh phúc của các dân tộc thì như vậy vô hình chung cũng giả thiết rằng quan niệm về vấn đề này của nhà sử học hiện đang phê phán Alekxandr, ít lâu nữa cũng sẽ thành ra sai lầm.

Giả thiết này lại càng dĩ nhiên và tất yếu bởi vì nếu ta theo dõi sự phát triển của lịch sử, ta sẽ thấy rằng cứ mỗi năm, với mỗi tác giả mới, cái quan niệm về hạnh phúc của nhân loại lại thay đổi, như vậy là cái trước kia được xem là tốt thì mười năm sau sẽ là xấu và ngược lại. Không những thế, còn có thể thấy trong lịch sử nhiều quan điểm hoàn toàn đối lập cùng tồn tại một lúc về vấn đề cái gì là tốt cái gì là xấu có người cho việc Alekxandr ban hành hiến pháp cho nước Ba Lan và thành lập Liên minh thần thánh là một công lao, có người lại cho đó là một lỗi lầm.

Còn về hoạt động của Alekxandr và Napoléon thì không thể nào nói là có ích hay có hại, bởi vì chúng ta không thể nói nó có ích cho cái gì và có hại cho cái gì. Nếu hoạt động này không làm cho một người nào đấy vừa lòng, thì đó chẳng qua là nó không phù hợp với quan niệm của người đó về vấn đề thế nào là tốt. Dù tôi có quan niệm điều tốt đây là năm 1812 ngôi nhà của cha tôi ở Moskva vẫn được nguyên vẹn, hay là vinh quang của quân đội Nga, hay là sự phát triển của trường đại học Petersburg hay của các trường đại học khác hay là nền tự do của Ba Lan, hay là sự cường thịnh của nước Nga, hay là thế quân bình của châu Âu, hay là một hình thức khai hóa nào đó ở châu Âu mệnh danh là sự tiến bộ, thì tôi cũng cứ phải thừa nhận rằng hoạt động của bất kỳ nhân vật hch sử ngoài những mục đích này còn có những mục đích khác khái quát hơn và tôi không hiểu nổi.

Nhưng ta hãy thử giả thiết rằng cái gọi là khoa học có thể điều hòa mọi mẫu thuẫn và có một tiêu chuẩn cố định để đánh giá cái tốt và cái xấu đối với những nhân vật và những biến cố lịch sử.

Ta hãy giả thiết rằng Alekxandr lẽ ra có thể tiến hành mọi việc một cách khác. Ta hãy giả thiết rằng theo chỉ thị của những người trách cử ông, những người tự do biết được mục đích cuối cùng của sự vận động nhân loại, của tự do, blnh đẳng và tiến bộ (hình như không có cái gì mới hơn nữa) mà những người hiện nay trách cứ ông đã cấp cho ông. Ta hãy giả thiết rằng cái cương lĩnh ấy có thể thực hiện được, đã vạch xong và Alekxandr đã hành động theo cương lĩnh ấy. Nếu vậy, hoạt động của tất cả những người phản đối xu hướng đường thời của chính phủ (hoạt động mà các nhà sở gia cho là tốt và có ích) sẽ ra sao? Hoạt động ấy sẽ không có, sự sống sẽ không có, sẽ chẳng có gì hết.

Cho rằng sự sống của con người có thể tuân theo sự chỉ huy của lý trí tức là phủ nhận khả năng tồn tại của sự sống.

Phần XVI

Chương. - 2 -3 -

Nếu ta thừa nhận, như các sử gia vẫn làm, rằng các vĩ nhân đưa nhân loại đến những mục đích nhất định: hoặc là sự cường thịnh của nước Nga hay nước Pháp, hoặc là thế quân bình của châu Âu, hoặc là việc truyền bá những tư tưởng cách mạng, hoặc là sự tiến bộ chung, hoặc bất cứ cái gì đi nữa, thì ta không thể nào cắt nghĩa các biến cố lịch sử mà không dùng đến hai khái niệm là ngẫu nhiên, và thiên tài.

Nếu mục đích của những cuộc chiến tranh ở châu Âu đầu thế kỷ này là sự cường thịnh của nước Nga, thì dù không có những cuộc chiến tranh trước đó và không có cuộc xâm lăng, mục đích này vẫn có thể đạt được. Nếu mục đích là sự vĩ đại của nước Pháp, thì không cần có Cách mạng và Đế chế mục đích này cũng vần có thể đạt được. Nếu mục đích là truyền bá tư tưởng thì ấn loát còn thực hiện nhiệm vụ ấy có kết quả hơn quân đội nhiều, nếu mục đích là sự tiến bộ của nền văn minh thì có thể giả thiết rất dễ dàng rằng ngoài cách bắn giết và phá huỷ tài sản của người ta, còn có những cách khác hiệu nghiệm hơn nhiều để truyền bá văn minh.

Vậy thì tại sao việc lại xảy ra như vậy chứ không phải xảy ra một cách khác?

Bởi vì nó đã xảy ra như vậy. "Ngẫu nhiên đã tạo ra tình hình kẻ thiên tài đã lợi dụng nó" - Sử học nói như vậy.

Nhưng ngẫu nhiên là gì? Thiên tài là gì? Hai danh từ ngẫu nhiên và thiên tài không chỉ một cái gì thực tế tồn tại chó nên không thể nào định nglĩla được. Những danh từ này chỉ nói lên một trình độ nhất định trong việc hiểu biết các hiện tượng. Tôi không biết tại sao một hiện tượng nào đó lại xảy ra, tôi nghĩ rằng tôi không thể nào biết được, vì vậy tôi không muốn biết, và tôi nói: đó là ngẫu nhiên. Tôi thấy một sức mạnh gây nên một tác dụng vượt hẳn lên trên mọi thuộc tính chung của con người tôi không hiểu tại sao lại như thế, và tôi nói: đó là thiên tài.

Đối với một đàn cừu, thì con cừu mỗi buổi chiều được người chăn cừu đưa đến một cái chuồng riêng và vỗ béo gấp đôi những con khác cần phải xem là một thiên tài. Chiều nào cũng vẫn con cừu ấy không ở trong chuồng chung mà được đưa sang một chuồng riêng để ăn phần yến mạch, rồi đến khi đã béo tốt chính con cừu ấy được đưa ra làm thịt: hai hiện tượng đó phải được xem là một sự phối hợp kỳ lạ của thiên tài với cả một loạt những trường hợp ngẫu nhiên ít có.

Nhưng chỉ cần giống cừu dừng nghĩ rằng tất cả những điều chúng gặp đều xảy ra nhằm mục đích của loài cừu, chỉ cần chúng, cho rằng những điều chúng gặp có thể là những mục đích mà chúng không hiểu nổi, là lập tức chúng sẽ thấy được tính thống nhất và liên quan chặt chẽ trong những điều xảy ra đến với con cừu được vỗ béo. Dù chúng không biết con cừu kia được vỗ cho béo nhằm mục đích gì thì ít nhất chúng cũng sẽ biết rằng tất cả những điều con cừu đã gặp đều phải xảy ra một cách ngẫu nhiên, và cũng sẽ không cần đến khái niệm ngẫu nhiên cũng như khái niệm thiên tài nữa.

Chỉ có cách đừng đi tìm một mục đích gần gũi có thể hiểu được và thừa nhận rằng không thể nào hiểu được mục đích cuối cùng, ta mới thấy được tính chất nhất quán và hợp lí trong đời sống của các nhân vật lịch sử, ta sẽ phát hiện được nguyên nhân sự bất tương xứng giữa hành vi của họ với năng lực của con người nói chung, và chúng ta không cần đến hai danh từ ngẫu nhiên và thiên tài nữa.

Ta chỉ cần thừa nhận rằng mình không biết được mục đích những biến động của các dân tộc châu Âu, mà chỉ biết những hành động tàn sát đã xảy ra thoạt tiên ở Pháp, rồi ở Ý, ở châu Phi, ở Áo, ở Tây Ban Nha, ở Nga, và cuộc vận động từ Tây sang Đông rồi lại từ Đông sang Tây chính là thực chất của những biến cố này, thế là ta không những không cần thấy có gì là phi thường, là thiên tài trong tính cách của Napoléon và của Alekxandr mà còn thấy rõ rằng tất cả những biến cố nhỏ nhất này đều tất yếu.

Một khi đã thừa nhận rằng không sao biết được mục đích cuối cùng, ta sẽ thấy rõ điều này: nếu đã không thể nào tưởng tượng ra rằng một giống cây nào đó có thể có một loài và một thứ hạt giống thích hợp hơn loài hoa và thứ hạt giống mà nó sinh sản ra, thì cũng không thể nào tưởng tượng ra được hai người khác nhau với tất cả những điều họ đã trải qua lại có thể thích hợp như vậy ngay đến từng chi tiết nhỏ nhất, với sứ mệnh mà họ có nhiệm vụ thực hiện.

3.

Sự kiện căn bản chủ yếu trong những biến cố ở châu Âu đầu thế kỷ này là cuộc di chuyển có tính chất quân sự của các khối dân tộc châu Âu từ Tây sang Đông rồi lại từ Đông sang Tây. Cuộc di chuyển đầu tiên là cuộc di chuyển từ Tây sang Đông. Để cho các đân tộc ở phương Tây có thể thực hiện cuộc di chuyển đến tận Moskva, cần phải có những điều kiện sau đây:

1. Họ phải tập hợp lại thành một tổ chức quân sự to lớn đến mức có thể chạm trán với tổ chức quân sự ở phương Đông.

2. Họ phải phủ nhận tất cả những truyền thống và tập quán đã có và,

3. Để thực hiện cuộc di chuyển họ phải có một người cầm đầu có thể biện hộ cho bản thân cũng như cho họ về tất cả những hành động lừa dối, cướp bóc và tàn sát đã xảy ra trong cuộc tiến quân này.

Và bắt đầu từ cuộc cách mạng Pháp, cái tổ chức cũ không đủ to lớn đã sụp đổ những tập quán và truyền thống cũ đã bị thủ tiêu, từng bước một, dần dần hình thành một tổ chức có những quy mô mới, những tập quán và những truyền thống mới, thế rồi hình thành con người có nhiệm vụ cầm đầu cuộc di chuyển sau này và lãnh hết phần trách nhiệm về những việc xảy ra.

Con người ấy vốn không có chính kiến, không có tập quán, không có truyền thống, không có tên tuổi, thậm chí cũng không phải là người Pháp nữa, hình như do những việc ngẫu nhiên hết sức kỳ lạ, bằng len lỏi giữa tất cả những đảng phái đang làm cho nước Pháp náo động, và không theo đảng phái nào, đã tiến lên chiếm một địa vị hiển hách.

Sự ngu dốt của những người đồng sự, sự nhu nhược và bất tài của những kẻ đối địch, sự chân thành trong khi lừa dối, tính thiển cận hào nhoáng và tự phụ của con người này đã đưa ông ta lên địa vị cầm đầu quân đội. Cái tập thể binh sĩ ưu tú của quân đoàn Ý kết hợp với sự bạc nhược của một đối phương không có ý chí chiến đấu, tính táo bạo và lòng tự tin ngây thơ đã đem lại vinh quang quân sự cho ông ta. Vô số những trường hợp gọi là ngẫu nhiên đâu đâu cũng đi kèm theo ông ta. Việc ông thất sủng đối với những người cầm quyền ở Pháp lại có lợi cho ông ta. Những cố gắng của ông ta nhằm thay đổi con đường đã định sẵn cho mình đều thất bại: người ta không cho ông ta sang Nga, và ông ta xin sang Thổ nhĩ Kỳ cũng không được(1). Trong cuộc chiến tranh ở Ý ông ta đã mấy lần nguy đến tính mạng, và mỗi lần như thế đều thoát chết một cách bất ngờ. Quân đội Nga là quân đội duy nhất có thể làm tiêu ma vinh quang của ông ta, thì, vì những lí do ngoại giao này nọ lại không tiến vào châu Âu khi ông đang ở đấy(2).

(1) Tháng 8 năm 1895 Napoléon xin chính phủ phái đến Thổ Nhĩ Kỳ để cải tổ pháo binh.

(2) Năm 1897 Napoléon sang Ai Cập. Năm 1899 quân Nga Xuvorov chỉ huy tiến vào Ý, đánh bại Morô ở Calsano, đánh bại Mac Donal ở Trebbia, đánh bại Juben ở Novy

Ở Ý về, ông thấy chính phủ Paris đang trong quá trình tan rã và những người tham gia chính phủ này thế nào cũng bị quét sạch và bị tiêu diệt. Và cái lối thoát có thể đưa ông ra khỏi cái tình cảnh hiểm nghèo này bỗng dưng tự nó hiện ra: đó là cuộc viễn chinh vô nghĩa và vô cớ sang châu Phi.

Thế rồi những cái gọi là ngẫu nhiên lại giúp đỡ cho ông ta. Đảo Malta vốn nổi tiếng là hiểm yếu và kiên cố đã đầu hàng không bắn một viên đạn, những kế hoạch liều lĩnh, sơ hở nhất của ông ta đều thu được thắng lợi. Hạm đội địch sau này sẽ không để lọt một chiếc thuyền con nào, lần ấy lại để cho cả quân đội của ỡng ta đi qua. Ở châu Phi cả một loạt hành động tàn bạo đã được thực hiện chống lại những người dân hầu như không có vũ khí. Ấy thế mà những thủ phạm nhất là người cầm đầu của họ, lại tự nhủ rằng đó là những việc đẹp đẽ quang vinh tựa như những hành động của Cezar và Alekxandr vua Makedoni.

Cái lý tưởng vinh quang và vĩ đại ở đây tức là không những không thấy có gì sai lầm trong những việc mà mình đã làm mà con lấy làm hãnh diện về tất cả những tội ác mình đã phạm, gán cho nó một ý nghĩa siêu phàm không thể hiểu được, - Cái lý tưởng chỉ đạo con người này và những kẻ liên quan đến ông ta, - Đã hình thành một cách tự do ở châu Phi. Tất cả những việc đó ông ta làm đều thành công. Bệnh dịch hạch không đụng đến ông ta. Việc ông ta rời châu Phi, bỏ rơi các bạn chiến đấu trong cơn hoạn nạn là một hành động hồ đồ của trẻ con, không có lý do và chẳng cao quý một chút nào, nhưng lại được xem là một công lao, và hạm đội của địch lại hai lần để cho ông ta đi lọt. Đến khi ông ta về Paris một cách vu vơ, đầu óc đã hoàn toàn mê muội vì những tội ác đã chót lọt, sãn sàng đóng vai trò của mình, thì tình trạng tan rã của cái chính phủ cộng hòa mà một năm trước đây có thể nguy hại cho ông ta, bây giờ đã lên đến cùng cực, và sự có mặt của ông, một con người mới không thuộc đảng phái nào, nay chỉ có thể đề cao ông lên mà thôi.

Ông ta không có một chương trình hành động nào, cái gì ông ta cũng sợ, nhưng các chính đảng bám lấy ông ta và khẩn khoản mời ông gia nhập.

Chỉ có một mình ông ta với cái lí tưởng về vinh quang và vĩ đại đã hình thành ở Ý và ở Ai Cập, với lòng sủng bái bản thân một cách điên cuồng, với thái độ táo bạo trong tội ác, chân thành trong dối trá, chỉ có ông ta mới có thể biện hộ cho những điều sẽ phải xảy ra.

Ông ta cần thiết cho cái địa vị đang chờ mình, và chính vì vậy, hầu như bất chấp ý muốn của mình và tuy đang phân vân lưỡng lự, tuy chưa có kế hoạch gì, tuy đã phạm đủ các sai lầm, ông ta bị lôi cuốn vào một cuộc âm mưu cướp chính quyền và âm mưu này đã thành công.

Người ta đẩy ông vào dự phiên họp của hội đồng chấp chính. Hoảng sợ, ông muốn bỏ chạy, cho là mình chết đến nơi rồi, ông giả vờ ngất đi, ông nói những điều vô nghĩa đáng lẽ phải làm cho ông mất mạng. Nhưng những người cầm đầu nước Pháp, trước kia thông minh và tự hào là thế, bây giờ lại cảm thấy vai trò của mình đã hết, nên còn bối rối hơn cả ông ta nữa, và phát biểu những lời khác hẳn những lời đáng lẽ phải nói để giữ lấy chính quyền và hãm hại ông.

Sự ngẫu nhiên, hàng triệu việc ngẫu nhiên đã trao chính quyền cho ông, và mọi người hầu như đã thỏa thuận với nhau, đều góp phần củng cố cái chính quyền ấy. Những sự ngẫu nhiên đã tạo nên tính cách của những người cầm quyền ở Pháp lúc bấy giờ đã chịu phục tùng ông, sự ngẫu nhiên đã tạo nên tính cách Pavel I là người thừa nhận quyền lực của ông, sự ngẫu nhiên đã tạo nên một cuộc mưu sát không những không làm hại đến ông mà còn làm cho quyền lực của ông thêm vững chắc. Ngẫu nhiên đã đặt công tước Anghien vào tay ông và tình cờ buộc ông giết chết công tước mặc dù ông không muốn, và sự tình cờ này đã thuyết phục quần chúng mạnh mẽ hơn tất cả những việc khác, cho họ thấy rằng ông ta có lí vì ông ta có sức mạnh. Ngẫu nhiên đã khiến ông dốc toàn lực để thực hiện một cuộc viễn chinh sang Anh (một cuộc viễn chinh hiển nhiên sẽ là tiêu diệt ông), nhưng rồi không bao giờ thực hiện kế hoạch này, mà lại tấn công Mack và quân áo một cách bất ngờ và đạo quân này đã đầu hàng không chiến đấu. Ngẫu nhiên và thiên tài đã làm cho ông chiến thắng ở Auxterlitx và tình cờ tất cả mọi người, không riêng gì ở Pháp mà trên toàn cõi châu Âu cũng thế - Trừ nước Anh là nước sẽ không tham dự vào những biến cố sẽ xảy ra. - Tất cả mọi người, mặc dầu trước kia vẫn ghê sợ những tội ác của ông, bây giờ đều thừa nhận quyền lực của ông, thừa nhận cái danh vị mà ông tự khoác cho mình cũng như cái lí tưởng của ông về quang vinh và vĩ đại mà bây giờ ai cũng cảm thấy là một cái gì tốt đẹp và hợp lý.

Dường như để ướm thử và chuẩn bị cho cuộc di chuyển sáp đến, những lực lượng của phương Tây đã mấy lần trong những năm 1805, 1806, 1807, 1809 cố gắng tiến về phương Đông, mỗi lần một đông hơn và mạnh hơn. Năm 1811, một đoàn người vũ trang hình thành ở Pháp, hợp với các dân tộc Trung Âu làm thành một khối người đồ sộ. Cái khối này ngày càng tăng lên thì các sức biện hộ của con người cầm đầu cuộc di chuyển cũng càng mạnh hơn. Trong khoảng mười năm chuẩn bị trước khi diễn ra cuộc di chuyển vĩ đại này, con người ấy giao dịch với tất cả các đế vương ở châu Âu. Các vị chúa tể của thế giới này, là những kẻ bị lột mặt nạ, không thể nào đựa ra một lí tưởng nào hợp lí để chống đối lại với cái lí tưởng vô nghĩa của ông về vinh quang và vĩ đại. Họ lần lượt thi nhau tìm cách biểu lộ cho ông ta thấy rõ cái nhân cách không ra gì của họ. Vua Phổ cho vợ đến cầu xin ân huệ của bậc vĩ nhân; hoàng đế Áo coi việc ông ta nhận con gái mình làm nàng hầu là một ân huệ; giáo hoàng, người giữ gin thánh địa của các dân tộc, dùng tôn giáo của mình để đề cao uy danh của bậc vĩ nhân. Bản thân Napoléon tự chuẩn bị vai trò của mình ít hơn là mọi người chung quanh chuẩn bị cho ông ta nhận hết phần trách nhiệm về những việc đang xảy ra và sẽ phải xảy ra. Không có lấy một hành động, một tội ác, một mánh khóe lừa bịp vụn vặt nào của ông ta mà những người chung quanh lại không lập tức tán tụng như một hành động cao cả. Ngày hội tốt nhất mà người Đức có thể nghĩ ra để ca ngợi ông ta là hội ăn mừng hai trận Lenca và Auerstet. Không phải chỉ một mình ông ông ta vĩ đại mà cả tổ tiên, anh em ông ta, các con riêng của vợ ông ta, anh em vợ ông ta cũng đều vĩ đại cả. Mọi việc đều diễn ra nhằm làm cho ông ta mất hết những dấu vết cuối cùng của lí trí và chuẩn bị cho ông ta đóng các vai trò khủng khiếp của mình. Và đến khi ông ta đã sẵn sàng thì lực lượng ông cần đến cũng sẵn sàng.

Cuộc xâm lăng tràn sang phương Đông, dắt đến mục tiêu cuối cùng của nó là Moskva. Thủ đô bị chiếm, quân đội Nga còn bị tổn thất nhiều hơn tất cả những đạo quân của đối phương trong những cuộc chiến tranh kia, từ Auxterlix đến Vagram.

Thế rồi đùng một cái, thay cho những sự ngẫu nhiên, thay cho cái thiên tài vẫn nhất quán đưa ông ta đến mục đích đã định qua cả một loạt những thành công liên tiếp, bỗng xảy ra vô số những việc ngẫu nhiên ngược lại, từ bệnh sổ mũi ở Borodino đến những cơn giá rét và những tia lửa đã đốt cháy Moskva, thế là cái thiên tài kia nhường chỗ cho một sự ngu ngốc và hèn hạ nhất xưa nay chưa từng thấy.

Đạo quân xâm lược bỏ chạy, quay trở lại, chạy nữa và lần này tất cả những việc ngẫu nhiên lại luôn luôn chống lại ông ta chứ không ủng hộ ông ta nữa.

Một cuộc di chuyển ngược lại ở Đông sang Tây đã diễn ra, giống cuộc di chuyển trước đây từ Tây sang Đông một cách lạ lùng.

Trước cuộc di chuyển to lớn này cũng đã có những cuộc thí nghiệm tiến quân từ Đông sang Tây vào những năm 1805, 1807, 1809, cũng có sự tập hợp những khối người ở những quy mô đồ sộ, những dân tộc ở Trung Âu cũng gia nhập cuộc di chuyển, cũng có sự dao động ở giữa đường và càng đến gần mục đích thì tốc độ càng tăng.

Paris, mục tiêu cuối cùng, đã đạt tới. Chính phủ và quân đội Napoléon bị tiêu diệt. Bản thân Napoléon không còn có chút ý nghĩa gì nữa: tất cả những hành động của ông ta đã rõ ràng là thảm hại và xấu xa. Nhưng một sự ngẫu nhiên không thể giải thích được lại xảy ra, đồng minh căm ghét Napoléon vì thấy ông ta là nguyên nhân làm họ nguy khốn, một khi ông đã mất hết lực lượng và quyền hành, một khi những tội ác và những trò man trá của ông ta đã bị bóc trần, đáng lẽ họ phải thấy ông ta đúng như mười năm trước và sau một năm sau. - Tức như một tên cường đạo ở ngoài vòng pháp luật. Nhưng do một sự ngẫu nhiên kỳ lạ, không ai thấy điều đó cả.

Vai trò của ông ta chưa hết. Con người mà mười năm về trước và mộtnăm về sau người ta cho là một tên cường đạo ở ngoài vòng pháp luật lại được đưa đến một hòn đảo cách nước Pháp hai ngày thuyền, người ta cho ông làm chủ hòn đảo, cấp cho ông một đội bảo vệ và hàng triệu bạc để làm gì chẳng ai hiểu.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx