sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chiến Tranh Và Hòa Bình (Quyển 4) - Phần 17 - Chương 10 + 11 + 12 (Hết)

Phần XVII

Chương. - 10 -

Như vậy, quan niệm của ta về vấn đề tự do và tất yếu giảm bớt hay tăng thêm tuỳ theo mức độ liên hệ giữa hành động với thế giới bên ngoài, tuỳ theo khoảng cách về thời gian và tuỳ theo mức độ lệ thuộc vào những nguyên nhân trong đó ta sẽ xét một hiện tượng của đời sống con người.

Cho nên nếu ta xét trường hợp của một người mà những mối liên liên hệ với thế giới bên ngoài đều được biết một cách rõ tệt nhất, khoảng cách về thời gian giữa lúc hành động xảy ra và lúc ta phê phán xa nhất, và những nguyên nhân của hành động ấy dễ hiểu nhất, thì ta có cảm tưởng là trong hành động này phần tất yếu sẽ tăng lên đến mức độ tối đa và phần tự do sẽ hạ xuống đến mức tối thiểu. Nhưng nếu ta xét một con người ít liên hệ nhất đến nhữgg điều kiện bên ngoài, nếu thời gian hành động của người ấy xảy ra gần hiện tại nhất và những nguyên nhân của hành động đền không thể hiểu được, thì ta sẽ thấy phần tất yếu hạ xuống mức tối thiểu và phần tự do tăng lên đến mức tối đa.

Nhưng trong cả hai trường hợp này, dù ta có thay đổi quan điểm đến đâu, dù ta xác định được mối liên hệ giữa con người với thể giới bên ngoài đến mức nào, hay dù chúng ta có hiểu rõ mối quan hệ này đến đâu, dù ta có thế tăng thêm hay rút ngắn thời gian, hiểu hay không hiểu những nguyên nhân, ta cũng sẽ không bao giờ quan niệm được một tình trạng tự do hoàn toàn, hay một tình trạng tất yếu hoàn toàn.

1. Dù ta có quan niệm của con người thế nào cũng chịu sự quy định của chính thân thể của nó và của ngoại cảnh. Tôi giơ cánh tay lên rồi buông nó xuống. Cử động của tôi có vẻ tự do, nhưng nếu tôi tự hỏi liệu tôi có thể giơ tay đủ mọi chiều hay không thì tôi sẽ thấy rằng tôi đã giơ tay theo chiều mà cử chỉ này gặp ít cản trở nhất, xét về phương tiện những sự vật chung quanh tôi cũng như về cách cấu tạo thân thể của tôi. Sở dĩ tôi chỉ chọn một chiều trong số tất cả các chiều có thể có thì đó là vì ở chiều này tôi gặp ít cản trở nhất. Muốn quan niệm con người tự do là phải quan niệm nó ở ngoài không gian và điều đó dĩ nhiên là không thể được.

2. Dù có thể rút ngắn thời gian từ khi hành động đến khi phê phân ta cũng sẽ không bao giờ đi đến khái niệm tự do trong thời gian. Bởi vì, nếu tôi xét một hành động xảy ra cách đây một giây thì tôi vẫn cứ phải thừa nhận rằng hành động này không phải tự đó bởi vì nó gắn liền với giây phút trong đó nó được thực hiện. Tôi có thể giơ tay lên được không? Tôi giơ nó lên, nhưng tôi tự hỏi: tôi có thể giơ nó lên trong giây lát vừa qua được không? Để tự làm cho mình tin chắc điều đó tôi không giơ cánh tay trong giây lát tiếp theo.

Nhưng tôi đã không giơ nó lên đúng ngay lúc mà tôi nêu ra vấn đề tự do. Thời gian đã qua và tôi không có cách nào giữ nó lại. Cánh tay mà lúc nãy tôi giơ lên và bầu không khí trong đó tôi đã thực hiện cử động ấy không phải là bầu không khí quanh tôi bây giờ và không phải là cánh tay tôi giơ đang nằm yên. Giây phút trong đó cử động trước kia đã được thực hiện bây giờ không thể trở lại nữa, và lúc ấy chỉ có thể làm một cử động duy nhất, và bất kỳ cử động ấy là cở động gì, nó cũng chỉ có thể là một cử động duy nhất. Việc tôi không giơ cánh tay lên trong giây phút tiếp theo không hề chứng minh rằng tôi không thể giơ nó lên trong giây phút trước. Và bởi vì tôi chỉ có thể làm một cử động trong một giây phút nhất định, cho nên nó không thể nào là cử động khác. Muốn quan niệm cử động này tự do thì phải hình dung nó ở trong hiện tại, ở giới hạn giữa quá khứ và tương lai nghĩa là ở ngoài thời gian, và điều đó không thể nào có được.

3. Sự khó khăn trong việc tìm hiểu nguyên nhân của một hành động có tăng lên đến đâu nữa, ta cũng không bao giờ hình dung ra được một sự tự do tuyệt đối nghĩa là không có nguyên nhân.

Nguyên nhân của sự biểu hiện ý chí ở trong bất kỳ hành động nào của ta hay của người khác có khó hiểu đến đâu chăng nữa thì yêu cầu đầu tiên của lý trí chúng ta cũng vẫn là phải giả thiết và phải tìm cái nguyên nhân mà nếu không có nó thì người ta không thể quan niệm được bất kỳ hiện tượng nào. Tôi giơ cánh tay lên để làm một hành động độc lập đối với mọi nguyên nhân, nhưng chính ý muốn thực hiện một hành động không có nguyên nhân lại là nguyên nhân của hành động đó.

Nhưng dù có giả định rằng có một con người hoàn toàn thoát ly khỏi mọi ảnh hưởng, dù có xét một hành động của con người đó ngay trong lúc nó được thực hiện, mà không gắn liền với một nguyên nhân nào, và thừa nhận một sự tất yếu vô cùng bé chỉ bằng con số không, ta cũng không bao giờ đi đến chỗ quan niệm được quyền tự do tuyệt đối của con người thoát ra khỏi mọi ảnh hưởng bên ngoài, ở ngoài thời gian và không liên quan đến một nguyên nhân nào cả thì không còn là con người nữa.

Cũng vậy, ta không thể nào hình dung được một hành động của con người xảy ra không có chút tự do nào và chỉ lệ thuộc vào luật tất yếu mà thôi.

1. Sự hiểu biết của ta về những điều kiện không gian trong đó một con người sống có tăng lên đến đâu đi nữa thì nó cũng không bao giờ hoàn toàn, bởi vì số lượng những điều kiện này vô cùng lớn cũng như không gian là vô cùng. Chính vì chưa xác định được tất cả những điều kiện, tất cả những ảnh hưởng tác động đến con người, cho nên khôngcó tất yếu hoàn toàn mà vẫn còn một phần tự do nào đó.

2. Dù ta có kéo dài đến đâu cái khoảng cách từ khi một hiện tượng xảy ra cho đến khi ta phê phán nó, thì khoảng này bao giờ cũng có hạn, trong khi thời gian thì lại vô cùng, cho nên về mặt này cũng vẫn không bao giờ có tất yếu hoàn toàn.

3. Dù ta có hiểu rõ đến cái quan hệ nhân quả của một hành động ta cũng không bao giờ có thể hiểu được toàn bộ quan hệ nhân quả này bởi vì nó là vô tận, ta không bao giờ có thể đạt đến cái tất yếu tuyệt đối. Không những thế, mà ngay dù ta có thừa nhận một phần tự do cực nhỏ ngang bằng với số không và cho rằng trong những trường hợp như một người hấp hối, một cái bào thai, một thằng ngốc, hoàn toàn không có tự do, thì ta cũng sẽ do đó mà thủ tiêu ngay cả bản thân khái niệm về con người mà chúng ta đang khảo sát, bởi vì đã không có tự do thì cũng không còn là con người nữa. Cho nên không thể nào hình dung một hành động của con người chỉ phục tùng quy luật của tất yếu mà thôi, không còn chút tự do nào cả, cũng như không thể hình dung hành động ấy là hoàn toàn tự do.

Vậy thì muốn hình dung hành động của con người chỉ phục tùng quy luật tất yếu, không có tự do, ta phải giả thiết rằng mình biết được một số lượng vô tận những điều kiện trong không gian.

Một khoảng không gian vô tận và một chuỗi quan hệ nhân quả vô tận.

Để hình dung được con người hoàn toàn tự do, không phục tùng quy luật tất yếu ta phải hình dung nó một mình ở ngoài không gian, ngoài thời gian và không lệ thuộc vào những mối liên hệ nhân quá.

Trong trường hợp thứ nhất nếu có thể có tất yếu mà không có tự do, thì ta sẽ đi đến chỗ định nghĩa luật tất yếu bằng bản thân sự tất yếu tức là đi đến một hình thức không có nội dung.

Trong trường hợp thứ hai, nếu có thể có tự do mà không có tất yếu thì ta sẽ đi đến tự do vô điều kiện, ở ngoài không gian, ngoài thời gian và ngoài sợi dây nhân quả, và chính nó vì nó vô điều kiện và không có gì hạn chế cho nên thứ tự do ấy sẽ không là cái gì hết hay sẽ chỉ là một nội dung không có hình thức.

Tóm lại, ta sẽ đi đến hai cơ sở sau đây làm nên toàn bộ thế giới quan của con người: thực chất không thể hiểu được cuộc sống và những quy luật quy định cái thực chất ấy, Lý trí nói: 1. Không gian với tất cả những hình thái khiến cho nó có thẻ thấy được. - Tức là vật chất. - Là vô tận và không thể quan niệm một cách nào khác. 2. Thời gian là một sự vận động vĩnh viễn không giây phút nào ngừng và không thể quan niệm cách nào khác. 3. Mối liên hệ nguyên nhân và kết quả không thể có khởi điểm cũng không thể có kết thúc.

Ý thức nói:

1. Tôi chỉ tồn tại một mình và tất cả những cái gì tồn tại chẳng qua chỉ là tôi mà thôi, như vậy, tôi bao gồm cả không gian.

2. Tôi đo thời gian vận động bằng một giây phút im lìm của hiện tại trong đó tôi có ý thức rằng mình đang sống, như vậy, tôi ở ngoài thời gian, và

3. Tôi ở ngoài mọi nguyên nhân bởi vì tôi cảm thấy tôi là nguyên nhân của mọi hình thức biểu hiện sự sống của tôi.

Lý trí biểu hiện những quy luật của tất yếu. Ý thức biểu hiện bản chất của tự do.

Tự do không bị hạn chế là bản chất của sự sống ở trong ý thức của con người. Tất yếu không có nội dung là lý trí của con người với ba hình thức của nó.

Tự do là cái mà người ta khảo sát. Tất yếu là cái được khảo sát.

Tự do là nội dung. Tất yếu là hình thức.

Chỉ có bằng cách tách rời hai nguồn gốc nhận thức liên quan với nhau như nội dung và hình thức, người ta mới đi đến những khái niệm tách rời nhau, bài trừ nhau và không thể hiểu được là tự do và tất yếu Chỉ có cách kết hợp cả hai, ta mởí đi đến một khái niệm rõ rệt về sự sống của con người. Không có hai khái niệm này vốn kết hợp với nhau và quy định lẫn nhau cũng như nội dung và hình thức, thì không thể nào quan niệm được sự sống.

Tất cả những điều ta biết được về sự sống của con người chỉ là một quan hệ nào đó giữa tự do và tất yếu, nghĩa là giữa ý thức và những quy luật của lý trí.

Tất cả những điều ta biết được về thế giới tự nhiên ở bên ngoài chẳng qua chẳng qua chỉ là một quan hệ nào đó của những lực lượng cta tự nhiên với tính chất hay là quan hệ của bản chất sự sống với những quy luật.

Những lực lượng của cuộc sống tự nhiên đều ở ngoài ta và ở ngoài nhận thức của ta, và ta gọi nó là trọng lực, quán tính, điện lực, sinh lực v.v. Nhưng sức sống của con người thì ta ý thức được, và gọi nó là tự do.

Nhưng nếu lực hấp dẫn từ bản thân no không thể hiểu được mặc dầu ai cũng cảm thấy, và ta chỉ có thể hiểu được nó trong chừng mực ta hiểu được những quy luật của tính tất yếu mà nó phục tùng (từ tri thức đầu tiên biết rằng vật thể nào cũng có lượng cho đến luật Newton), thì ta cũng chỉ hiểu được sức mạnh của tự do, tự bản thân nó vốn không thể hiểu được nhưng ai cũng nhận thấy, trong chừng mực ta biết được những quy luật của tính tất yếu mà nó phục tùng (từ cái sự thực là người nào rồi cũng chết cho đến những quy luật kinh tế hay lịch sử phức tạp nhất).

Mọi hiểu biết đều chỉ là việc quy bản chất của sự sống về những quy luật của lý trí.

Tự do con người khác với bất cứ sữc mạnh nào khác ở chỗ con người có ý thức về sức mạnh này, nhưng đối với lý trí, thì nó không khác bất kỳ sức mạnh nào. Những sức mạnh như trọng lực, điện lực hay áp lực hóa học chỉ khác nhau ở chỗ có được lý trí xác định một cách khác nhau:

Cũng vậy, sức mạnh của sự tự do của con người đối với lý trí chỉ khác những sức mạnh khác của tự nhiên ở cái cách xác định mà lý trí dành cho nó. Tự do mà tách rời tất yếu, tức là không có những quy luật của lý trí quy định nó, thì không khác gì trọng lực, nhiệt lực hay sức phát triển của thảo mộc, đối với lý trí nó chỉ là một cảm giác khoảnh khắc, không thể xác định được của sự sống.

Và nếu bản chất không thể xác định được của sức mạnh làm cho các thiên thể di động, bản chất không thể xác định được của nhiệt lực, của điện lực hay của áp lực hóa học, của sự sống, là nội dung của thiên văn học, của vật lý học, củá hóa học, của thực vật học, của động vật học v.v, thì bản chất của sức mạnh của tự do cũng chính là nội dung của sở học. Nhưng đối tượng của môi khoa học là hình thức biểu hiện của cái bản chất này chỉ có thể là đối tượng của siêu hình học. Cũng vậy hình thức biểu hiện sức mạnh của tự do con người trong không gian, trong thời gian và sự lệ thuộc vào sợi dây nhân quả chính là đối tượng của sử học, còn bản thân tự do lại là đối tượng của siêu hình học.

Trong các khoa học thực nghiệm ta gọi cái mà ta biết được là những quy luật tất yếu, còn cái không thể biết được thì ta goi là sức sống. Sức sống chỉ biểu hiện của cái phần chưa biết còn sót lại trong những điều ta biết được về bản chất sự sống.

Cũng vậy, trong sử học ta gọi cái gì biết được là quy luật của tất yếu cái gì chưa biết là tự do. Đối với sử học, tự do chỉ là biểu hiện cái phần chưa biết còn sót lại trong những điều ta biết được về những quy luật của đời sống con người.

Phần XVII

Chương. - 11 -

Sử học nghiên cứu những biểu hiện của tự do của con người trong mội liên hệ với thế giới bên ngoài, trong thời gian và lệ thuộc vào luật nhân quả, tức là xác định sự tự do này bằng những quy luật của lý trí, chính vì thế, sử học chỉ là một khoa học trong chừng mực tự do này bị những quy luật này quy định.

Đối với sử học, vấn đề thừa nhận quyền tự do của con người với tính cách một sức mạnh có thể ảnh hưởng đến những biến cố lịch sử (tức là không lệ thuộc vào quy luật), cũng giống như vấn đề thừa nhận hiện tượng tự do vận động của những thiên thể đối với thiên văn học.

Thừa nhận vấn đề tức là loại trừ khả năng tồn tại của quy luật, tức là loại trừ mọi hiểu biết. Nếu quả có một vật có thể vận động tự do, dù chỉ là một mà thôi, thì những quy luật của Keple và của Newton sẽ không tồn tại nữa và sẽ không còn một khái niệm gì về sự vận động của các thiên thể. Nếu có một hành động tự do duy nhất của con người thì sẽ không còn một quy luật lịch sử nào và sẽ không có một khái niệm gì về những biến cố lịch sử. Đối với lịch sử ý chí của con người vận động theo những con đường mà một đầu mối mất hút vào một nơi nào huyền bí, còn đầu kia, tức là ý chí về tự do của con người trong hiện tại, thì di động trong không gian, trong thời gian và lệ thuộc vào luật nhân quả.

Phạm vi sự vận động này càng mở rộng trước mắt ta, thì những quy luật của nó càng hiển nhiên. Phát hiện và giải thích những quy luật này là nhiệm vụ của sở học.

Nếu xuất phát từ quan điểm nhìn nhận đối tượng của khoa học hiện nay, nếu đi theo con đường của nó mà tìm hiểu những nguyên nhân của hiện tượng ở trong ý chí tự do của con người, thì không thể nào phát hiện được những quy luật này. Dù ta có hạn chế tự do của con người đến đâu, hễ ta thừa nhận nó là một sức mạnh không phục tùng các quy luật, thì không thể nào có sự tồn tại của quy luật nữa.

Chỉ trong chừng mực hạn chế tự do này đến cùng cực, nghĩa là chỉ xem nó như là một lượng lực cực bé, ta mới có thể tin rằng ta tuyệt đối không thể nào hiểu được nguyên nhân, và lúc bấy giờ sử học sẽ không thể nào hiểu được nguyên nhân, và lúc bấy giờ sử học sẽ không tìm nguyên nhân mà tự đặt cho mình nhiệm vụ đi tìm những quy luật.

Việc đi tìm những quy luật đã bắt đầu từ lậu và những phương pháp tư tưởng mà sử học phải tiếp thu hình thành cùng một lúc với quá trình tự thủ tiêu của sở học cũ trong khi cứ phân tích ngày càng chí lý thêm mãi nguyên nhân của các hiện tượng.

Tất cả các khoa học của loài người đều đã đi theo con đường này. Một khi đi đến cái vô cùng bé, toán học, khoa học chính xác nhất vứt bỏ phương pháp phân tích để dùng phương pháp mới là phương pháp tổng hợp những yếu tố vô cùng nhỏ chưa biết. Trong khi từ bỏ khái niệm nguyên nhân, toán học tìm một quy luật, tức là tìm những thuộc tính chung cho tất cả những yếu tố vô cùng bé chưa biết.

Các khoa học khác cũng theo con đường này, tuy dưới một hình thức khác. Khi Newton nêu lên công thức về lực hấp dẫn ông ta không nói rằng một mặt trời hay quả đất có thuộc tính hấp dẫn một vật khác ông ta nói mọi vật thể từ những vật lớn đến những vật nhỏ nhất đều có thuộc tính hấp dẫn nhau, tức là trong khi gạt bỏ vấn đề nguyên nhân vận động của các vật thể, ông ta đã đưa ra một thuộc tính chung cho tất cả các vật thể, từ những vật vô cùng lớn, đến những vật vô cùng bé. Các khoa học tự nhiên cũng làm như vậy: gạt bỏ nguyên nhân để đi tìm quy luật. Sử học cũng đi theo con đường ấy Nếu đối tượng của nó là nghiên cứu sự vận động của các dân tộc và của nhân loại chứ không phải lniêu tả những giai đoạn trong đời sống của một vài cá nhân, thì lló cán phải gạt bỏ khái niệm nguyên nhân để đi tìm những quy luật chung cho tất cả những yếu tố vô cùng bé, bằng nhau và gắn bó chặt chẽ với nhau.

Phần XVII

Chương Kết

Ngay từ khi hệ thống của Copernic được phát hiện và chứng minh, chỉ riêng việc thừa nhận quả đất quay chứ không phải mặt trời quay đã thủ tiêu toàn bộ nền vũ trụ học của người cổ đại. Người ta có thể bác bỏ hệ thống này và giữ quan niệm cũ về sự vận động của các thiên thể, nhưng nếu không bác bỏ nó thì hình như không thể nào tiếp tục nghiên cứu "các thế giới" của Ptoleme. Tuy nhiên, ngay sau khi quy luật của Copernic được phát hiện, "các thế giới" của Ptoleme vẫn được tiếp tục được nghiên cứu trong một thời gian dài.

Từ khi có người nêu ra và chứng minh rằng một số người sinh và số tội ác đều do những quy luật toán học chi phối, rằng có những điều kiện địa lý và chính trị kinh tế quy định những hình thức chính phủ nhất định, rằng những quan hệ nhất định giữa cư dân và đất đai gây nên những sự vận động của dân tộc, thì từ đó những cơ sở cũ của sử học đã bị phá huỷ ngay trong bản chất của nó.

Người ta có thể bác bỏ những quy luật mới để duy trì quan hệ cũ về lịch sử, nhưng nếu chưa bác bỏ được những quy luật ấy thì hình như không thể tiếp tục nghiên cứu những biến cố lịch sử với tính cách sản phẩm của ý chí tự do của con người. Vì nếu một hình thức chính phủ nào đó của các dân tộc diễn ra là do những điều kiện địa lý, nhân chủng hay kinh tế nhất định, thì ý, chí của những người mà ta tưởng là đã thiết lập hình thức của chính phủ hay tạo nên sự vận động của các dân tộc không còn có thể coi là một nguyên nhân nữa.

Ấy thế mà khoa sử học cũ vẫn tiếp tục được nghiên cứu song song với những quy luật của thống kê học, của địa lý, của chính trị kinh tế học, của ngôn ngữ học so sánh, của địa chất học là những khoa học mâu thuẫn hẳn với những luận điểm của sử học.

Trong triết học tự nhiên giữa những quan điểm cũ và những quan điểm mới đã diễn ra một cuộc đấu tranh lâu dài và gay go.

Thần học bảo vệ những quan điểm cũ và tố cáo những quan điểm mới là phá hoại sự thần khải. Nhưng đến khi chân lý thắng lợi, thần học lại được xây dựng lại vững vàng trên cơ sở mới.

Cuộc đấu tranh ngày nay giữa quan niệm cũ và quan niệm mới trong sử học cũng là một cuộc đấu tranh lâu dài và gay go như vậy, và thần học vẫn tiếp tục bảo vệ quan điểm cũ và tố cáo quan điểm mới là thủ tiêu sự thần khải.

Trong trường hợp này cũng như trong trường hợp trên, cuộc đấu tranh làm cho cả hai bên đều say sưa mải mê và không nhìn thấy chân lý. Một bên thì sợ hãi và thương tiếc tòa nhà đã được xây dựng từ bao nhiêu thế kỷ, một bên thì lại thiết tha muốn phá hoại.

Những kẻ phản đối những chân lý mới xuất hiện ở trong triết tự nhiên tưởng rằng nếu họ thừa nhận những chân lý này thì sẽ mất lòng tin vào Thượng đế, vào sự sáng tạo thế giới, vào thần ích của Joxue(1), con của Naum. Còn những người bảo vệ những quy luật của Copernic và của Newton, như Volter chẳng hạn, thì tưởng rằng những quy luật của thiên văn học tiêu huỷ tôn giáo, Volter sở dụng những quy luật về trọng lực làm vũ khí chống lại tôn giáo.

Ngày nay cũng vậy, người ta tưởng chừng như chỉ cần thừa nhận quy luật về tính tất yếu là những quan niệm về linh hồn, về điều thiện, điều ác, và tất cả những thể chế của nhà nước và của nhà thờ xây dựng trên quan niệm đó đều phải sụp đổ.

(1) Anh hùng truyền thuyết của xứ Israel, theo Kinh thánh, Joxue đã chặn đứng mặt trời để kéo dài ngày ra cho có đủ thì giờ đánh tan quân địch trước khi trời tối.

Ngày nay cũng vậy, những người bảo vệ về tính tất yếu đã dùng quy luật này làm một vũ khí chống lại tôn giáo như Volter làm trước kia, song cũng như định luật về tính tất yếu trong lịch sử, thực ra không những không thủ tiêu mà thậm chí còn củng cố cái cơ sở trên đó các thể chế của nhà nước và của nhà thờ được xây dựng.

Vấn đề đặt ra sử học ngày nay cũng hệt như vấn đề đặt ra cho thiên văn học trước kia, sự khác nhau về quan điểm chung quy là ở chỗ thừa nhận hay không thừa nhận một đơn vị tuyệt đối dùng làm thước đo chung cho những hiện tượng có thể thấy được. Trong thiên văn học đó là sự im lìm bất động của quả đất, trong sử học thì đó là sự độc lập của con người. - Tức là tự do của ý chí.

[Chúc bạn đọc sách vui vẻ tạiwww. - Gác nhỏ cho người yêu sách.]

Đối với thiên văn học cái khó trong việc thừa nhận sự vận động của trái dất là ở chỗ cần phải vứt bỏ tri giác trực tiếp của ta về sự im lìm bất động của trái đất và sự vận động của các tinh tú. Đối với sử học cũng vậy, cái khó trong việc thừa nhận hiện tượng con người phục tùng những quy luật của không gian, thời gian và luật nhân quả là ở chỗ cần phải vứt bỏ cảm giác trực tiếp của mỗi chúng ta về sự độc lập của nhân cách mình. Trong thiên văn học cũng vậy, quan điểm mới nói "Quả nhiên ta không cảm giác được vận động của quả đất nhưng nếu ta cho rằng nó đứng yêu thì ra sẽ đi đến một kết luận phi lý, trái lại nếu thừa nhận sự vận động cũủ nó mà ta không cảm thấy, thì ta sẽ đi đến những quy luật". Quan điểm mới về lịch sử cũng nói như vậy: "Quả ta không cảm thấy mình lệ thuộc, nhưng nếu ta cho rằng mình tự đi thì ta sẽ đi đến chỗ phi lý, trái lại nếu ta thừa nhận rằng mình lệ thuộc vào thế giới bên ngoài, vào thời gian và luật nhân quả thì ta đi đến những quy luật".

Trong trường hợp thứ nhất cần phải từ bỏ cái cảm giác về sự im lìm bất ộng trong không gian, và thừa nhận một sự vận động mà ta không cảm giác được. Trong trường hợp thứ hai cũng thế, ta cũng cần phải từ bỏ cái tự do mà ta ý thức được và thừa nhận một sự lệ thuộc mà ta không cảm thấy.

HẾT

Thực hiện bởi

nhóm Biên tập viên :

Sienna – Ryan Nguyễn – H.y

(Tìm. - Chỉnh sửa. - Đăng)​


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx