sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chiều bên kia cái biết - Phần 2-1

Thầy đã nói rằng nếu người ta nói về thân thể, Thầy sẽ nói rằng thân thể hướng tới cái chết còn nếu người ta nói về linh hồn, Thầy sẽ nói, "Bạn chưa hề sinh chút nào." Phật đã nói về linh hồn, "Nó chỉ như cái bong bóng mà bây giờ không còn nữa. Bản thân ta không có đó, cho nên ta sẽ đi đâu?" Thế thì cái gì có đó mà là bất tử và ai không sinh?

Có biển, trên biển sóng tới rồi đi, nhưng biển vẫn còn như cũ. Sóng không tách rời khỏi biển, nhưng sóng không phải là biển. Sóng chỉ là hình dạng sinh ra trên biển, chỉ là hình dáng thành hình rồi chết đi. Sóng mà vẫn còn là sóng mãi mãi thì không thể được gọi là sóng. Từ 'sóng' có nghĩa là nó chết ngay khi nó được sinh ra. Cái mà từ đó sóng dậy lên thì bao giờ cũng có đó, nhưng cái dậy lên thì không có đó. Đây là điệu vũ của phù du trên ngực của vĩnh hằng. Biển không sinh; sóng đang lấy việc sinh ra. Biển chưa bao giờ chết; sóng bao giờ cũng chết. Khoảnh khắc sóng biết rằng nó là biển, nó vượt ra ngoài chuỗi sống và chết. Nhưng chừng nào sóng còn tin rằng nó là sóng, nó vẫn còn trong khả năng của sinh và chết.

Cái mà hiện hữu, là bất sinh và bất diệt. Từ đâu mà việc sinh sẽ tới? Chẳng cái gì sinh ra từ cái trống rỗng. Cái chết xảy ra ở đâu? Chẳng cái gì mất đi trong cái trống rỗng. Cái mà hiện hữu là vĩnh hằng. Thời gian không tạo ra phân biệt cho nó; thời gian không ảnh hưởng tới nó. Sự tồn tại này không bên trong sự hiểu của chúng ta bởi vì các giác quan của chúng ta chỉ có thể hiểu hình và dạng. Các giác quan của chúng ta không thể hiểu thấu cái ở bên ngoài tên và hình.

Điều thú vị là lưu ý rằng bạn phải đứng trên bờ biển rất thường xuyên và khi quay về sẽ nói rằng bạn đã thấy biển. Nhưng bạn chỉ thấy sóng, không thấy biển. Biển không thể được thấy. Điều bạn thấy là sóng. Các giác quan chỉ có thể thấy cái xuất hiện trên bề mặt. Cái mà ở bên trong thì vẫn còn ở bên ngoài việc hiểu thấu. Các giác quan thấy hình dạng bề ngoài; cái vô hình bên trong vượt quá sự hiểu của chúng.

Thế giới của tên gọi và hình dạng được sinh ra chỉ bởi vì các giác quan. Nó không phải là mang tính tồn tại. Bất kì cái gì có tên và dạng đều được sinh ra và sẽ chết đi còn cái vượt ra ngoài tên và dạng là vĩnh hằng. Nó không được sinh ra, nó cũng không chết đi. Cho nên khi Phật nói rằng ông ấy được sinh ra như cái bong bóng, thì ông ấy đang nói tới hai khía cạnh của bong bóng. Bong bóng chứa cái gì? Nếu chúng ta đi vào trong bong bóng, chúng ta sẽ thấy rằng một khối lượng rất nhỏ của cùng không khí tràn ngập khắp mọi nơi vô hạn ở bên ngoài, đang được bao bọc bên trong màng nước mỏng này. Màng mỏng này đã giam cầm một phần không khí nhỏ, và phần không khí nhỏ đó đã trở thành bong bóng.

Một cách tự nhiên, giống như mọi thứ, bong bóng cũng mở rộng. Khi mở rộng ra, nó vỡ tung và nổ ra. Thế thì không khí ở bên trong bong bóng hợp nhất với không khí bên ngoài và nước với nước. Nhưng cái đã đi vào sự tồn tại đồng thời là sự tồn tại của cầu vồng. Chẳng cái gì thay đổi trong không khí hay nước; chúng vẫn còn như chúng hiện thế. Nhưng đồng thời, một dạng đã sinh ra thì chết đi.

Nếu chúng ta coi bản thân mình cũng như bong bóng, thế thì chúng ta cũng là những dạng lấy việc sinh và chết. Cái ở bên trong chúng ta bao giờ cũng đấy, nhưng chúng ta đồng nhất bản thân mình với bong bóng. Cho nên nếu tôi nhìn vào bạn từ quan điểm của thân thể, tôi sẽ nói rằng bạn hướng cái chết và đang chết dần. Từ khoảnh khắc bạn được sinh ra, bạn đã bắt đầu chết, và bạn đã không làm gì khác hơn ngoại trừ việc chết. Bong bóng có thể lấy bẩy khoảnh khắc để nổ, nhưng bạn lấy bẩy mươi năm để nổ.

Trong luồng vô tận của thời gian, không có khác biệt giữa bẩy khoảnh khắc và bẩy mươi năm. Mọi khác biệt đều do tầm nhìn hạn hẹp của chúng ta. Nếu thời gian là vô tận không bắt đầu và không kết thúc, thế thì có gì khác biệt giữa bẩy khoảnh khắc và bẩy mươi năm? Nếu thời gian là một lượng xác định, chẳng hạn một trăm năm, thế thì bẩy khoảnh khắc sẽ rất nhỏ còn bẩy mươi năm sẽ là khoảng rất dài. Nhưng nếu không có giới hạn về cả hai đầu, nếu không có bắt đầu lẫn kết thúc, thế thì không có khác biệt giữa bẩy khoảnh khắc và bẩy mươi năm. Bao nhiêu khoảnh khắc để bong bóng nổ cũng không quan trọng.

Ngay khi nó sinh ra, nó bắt đầu nổ rồi. Đó là lí do tại sao tôi mô tả thân thể như hướng cái chết. Với thân thể tôi ngụ ý cái biểu lộ qua sinh với tên và dạng. Bởi linh hồn tôi ngụ ý cái vẫn còn lại cho dù cái tên và dạng đã mất đi. Khi không có tên và dạng như vậy, thế thì nó vẫn hiện hữu. Bởi linh hồn tôi ngụ ý biển cả còn bởi thân thể tôi ngụ ý sóng. Cần phải hiểu những điều này một cách rõ ràng.

Cái ở bên trong chúng ta chưa bao giờ chết, cho nên ở bên trong chúng ta cảm thấy rằng "Mình sẽ không bao giờ chết." Chúng ta thấy rằng hàng trăm nghìn người đang chết nhưng vậy mà chúng ta vẫn không bị thuyết phục rằng chúng ta cũng sẽ chết. Trong chiều sâu nhất của chúng ta không có tiếng vọng rằng "Mình nữa sẽ chết." Mọi người chết trước chính mắt chúng ta và vậy mà cảm giác bên trong về tính bất tử vẫn cứ còn đấy. Trong những khoảnh khắc sâu sắc hơn chúng ta bao giờ cũng nhận biết rằng "Mình sẽ chết." Chúng ta biết rằng những sự kiện chỉ ra cái giả tạo của niềm tin này và rằng các biến cố bên ngoài chỉ ra rằng không thể nào mà "Mình sẽ không chết." Lí lẽ nói rằng nếu mọi thứ khác đều phải chết, thế thì bạn cũng sẽ chết. Nhưng một tiếng nói nào đó bên trong vẫn cứ phục vụ cho mọi móc nối với lí lẽ và cứ nói, "Mình sẽ không chết."

Đo là lí do tại sao chúng ta không tin rằng chúng ta sẽ chết. Đó là lí do tại sao chúng ta có khả năng sống trong làn sương mờ của cái chết; nếu không, như chúng ta thường xuyên bị bao quanh bởi cái chết, chúng ta sẽ chết ngay tức thì. Tại sao chúng ta lại tin tưởng và chắc chắn về việc sống thế? Niềm tin đó là do cái gì đó bên trong vẫn cứ bảo chúng ta rằng chúng ta sẽ không chết, bất kể chúng ta có thể nói nhiều thế nào, hay sự xuất hiện của một cái chết thực tại có thể nói, rằng chúng ta sẽ chết.

Không người nào có thể quan niệm nổi về cái chết của riêng mình. Người đó không thể hình dung được rằng mình sẽ chết. Tuy nhiên người đó càng cố gắng hình dung nhiều đến mức mình đang chết, người đó vẫn thấy bản thân mình vẫn có đó. Cho dù người đó có tưởng tượng bản thân mình chết, người đó vẫn thấy rằng mình có đó đang thấy, rằng mình có đó đang đứng bên ngoài cái chết. Chúng ta không có khả năng đặt bản thân mình vào bên trong hàm của cái chết cho dù trong tưởng tượng, bởi vì trong khi tưởng tượng thì chúng ta cứ quan sát từ bên ngoài. Người tưởng tượng vẫn đứng bên ngoài, cho nên người đó sẽ không có khả năng chết.

Tiếng nói này từ bên trong là tiếng nói của biển cả. Nó hỏi chúng ta, "Chết ở đâu?" Chết là điều không biết; vậy mà chúng ta vẫn sợ chết. Nỗi sợ này tới từ tiếng nói của thân thể, và có lẫn lộn giữa hai tiếng nói đó. Khoảnh khắc chúng ta đồng nhất bản thân mình với tiếng nói của thân thể, tâm linh chúng ta bắt đầu run rẩy với sự kiện là thân thể nhất định phải chết. Dù chúng ta có thể cố gắng đến đâu để bác bỏ điều này hay tìm kiếm sự giúp đỡ của khoa học hay phát minh ra hệ thống y tế hay bao quanh chúng ta bằng các bác sĩ trị liệu nổi danh, thân thể vẫn không một khoảnh khắc nào xác nhận rằng "Mình sẽ sống." Thân thể không có cảm giác về cái bất tử đó; nó biết rằng hàng ngày nó đang chết.

Thân thể biết rằng nó là bong bóng, nhưng chúng ta biết rằng chúng ta không phải là bong bóng. Khoảnh khắc người ta đồng nhất mình với bong bóng, mọi căng thẳng của cuộc sống bắt đầu. Không người nào mang tính bất tử làm điều đó bên trong chúng ta mà lại đồng nhất bản thân mình với sóng bởi vì điều đó đưa tới khó khăn. Đồng nhất này là dốt nát; việc thoát khỏi đồng nhất này là tri thức. Chẳng cái gì thay đổi cả; mọi thứ vẫn còn lại như nó trước đây. Thân thể vẫn còn ở nơi nó hiện hữu; linh hồn cũng còn ở nơi nó hiện hữu. Chỉ ảo tưởng là biến mất. Thế thì chúng ta biết rằng khi thân thể sẽ chết đi thì chúng ta không phải sợ hãi, bởi vì không có nhu cầu phải sợ hãi. Thân thể nhất định sẽ chết. Sợ là hữu dụng khi có khả năng được cứu thoát. Nhưng trong tình huống không có khả năng nào được cứu, thật là vô dụng để mà trở nên sợ hãi.

Khi người lính bước ra chiến trường, khi người đó lần đầu tiên rời khỏi nhà mình, người đó tràn ngập với kinh hoàng. Trên chiến trường nữa người đó cũng kinh hoàng. Nhưng khi bom bắt đầu dội lên người đó, người đó lại trở nên bạo dạn, bởi vì thế thì mọi khả năng được cứu thoát đều đã bị phá huỷ. Một người như vậy thậm chí có thể chơi bài ở chỗ liên tục bị bom đạn. Và người đó là người bình thường; chẳng có gì đặc biệt về người đó cả. Nhưng đây là tình huống duy nhất. Trong tình huống này, nỗi kinh hoàng về cái chết là vô nghĩa. Cái chết sắp xảy ra đến mức không còn vấn đề về sự tồn tại.

Trên chiến trường, có khả năng sống sót nào đó bởi vì một số người chết trong khi số khác lại sống sót, và do vậy nỗi kinh hoàng nào đó còn lại. Nhưng trên cánh đồng chết thì thậm chí một chút xíu khả năng đó cũng không có đó. Vào khoảnh khắc của cái chết, cái ảo tưởng rằng "Mình là thân thể" bỗng nhiên biến mất. Nỗi kinh hoàng cái chết biến mất bởi vì không có lối thoát. Thế thì sự kiện thân thể chết là điều chắc chắn, định mệnh. Đó là số mệnh của thân thể; không có cách nào cứu nó.

Khoảnh khắc người ta nhận ra rằng cái chết là bản chất của thân thể, bỗng nhiên vấn đề trở thành rõ ràng rằng cái ở bên ngoài thân thể chưa bao giờ sinh và do vậy không có vấn đề về cái chết của nó. Vậy, cũng với linh hồn nữa, hoảng hốt tan biến, bởi vì không có lí do gì để mà sợ cái không thể nào chết được. Nỗi sợ nảy sinh là do thân thể và linh hồn trở thành bị đồng nhất với nhau. Nó nảy sinh bởi vì tiếng nói bên trong nói, "Mình sẽ không chết," còn tiếng nói bên ngoài lại nói, "Mình chắc chắn chết!" Những tiếng nói này trở nên lẫn lộn. Chúng ta không nhận biết rằng hai giai điệu khác nhau này quyện lẫn vào nhau, và chúng ta lắng nghe chúng cứ dường như chúng là giai điệu của cùng một nhạc cụ. Đó là sai lầm.

Trong dốt nát của mình bao giờ cũng có nỗi hoảng sợ về cái chết, nhưng chúng ta cứ sống dường như không có cái chết. Mỗi khoảnh khắc người dốt nát lại sống cứ dường như không có cái chết, nhưng người đó vẫn nhận biết rằng cái chết có thể xảy ra vào bất kì lúc nào. Người đó sống ở hai mức khác nhau. Cuộc sống cho người đó đã chẻ ra thành hai phần: chu vi đã trở nên tách rời với trung tâm; sóng đã trở thành tách rời với biển; dạng đã trở thành tách rời với vô dạng. Tuy nhiên, người ta không thể chạy thoát khỏi cái chết. Điều ngạc nhiên là với việc biết của chúng ta, một thứ cứ tự nó xuất hiện rằng nó là ảo tưởng. Bởi việc biết của chúng ta, chỉ đau đớn hợp lí là dừng lại.

Shankaracharya bao giờ cũng lấy thí dụ về chiếc dây thừng trông có vẻ như con rắn trong bóng tối. Nhưng thí dụ này là không chính xác bởi vì bằng việc tới gần bạn có thể biết rằng nó là dây thừng. Và một khi bạn biết rằng nó là dây thừng, dù bạn có ở xa nó đến bao nhiêu, nó vẫn trong không giống con rắn.

Nhưng ảo giác của cuộc sống không giống thế. Ảo giác của cuộc sống giống như chiếc que bị dìm vào trong nước. Trong nước nó sẽ có vẻ như bị cong, nhưng khi bạn rút nó ra khỏi nước, nó lại thẳng. Nếu bạn lại dìm nó vào nước, nó lại trông thành cong. Thế rồi nếu bạn nhúng tay mình vào nước bạn sẽ thấy rằng que vẫn thẳng, nhưng nó trông vẫn có vẻ cong. Chỉ bởi việc biết của bạn rằng nó là thẳng, cái vẻ xiên của que không biến mất. Nhưng với việc biết của bạn, bạn không còn hành xử cứ dường như là trong ảo giác rằng nó bị cong nữa.

Ảo tưởng của chúng ta về cuộc sống không giống như ảo tưởng về chiếc dây thừng trông giống như con rắn, nhưng giống như ảo tưởng về chiếc que thẳng có vẻ cong ở trong nước. Chúng ta biết rất rõ rằng cái que không cong, nhưng chỉ có vẻ thế thôi. Cái que thậm chí có vẻ cong ngay cả với các nhà khoa học vĩ đại nhất, người đã thực nghiệm và người biết rằng bằng việc nhúng cái que vào nước thì nó không trở thành cong. Vậy, cái dáng vẻ vặn vẹo này là do giác quan của chúng ta. Tri thức của chúng ta chẳng liên quan gì với nó cả.

Do đó, khác biệt là thế này: rằng bạn sẽ không tin rằng cái que cong, mà nó chỉ có vẻ là cong thôi. Vấn đề được chia thành hai mức khác nhau. Tại mức của việc biết, cái que là thẳng. Tại mức của việc thấy, nó là cong. Không có ảo tưởng trên cả hai mức này.

Tại mức độ của việc sống có thân thể là bên ngoài và tại mức độ sự tồn tại có atma - linh hồn. Với người biết, thì thế giới này không bị mất đi. Với người đó thế giới chỉ là hệt như nó hiện hữu cho bạn. Có lẽ, với người đó thế giới này còn rõ ràng hơn trong viễn cảnh và dáng vẻ của nó. Chẳng có gì bị mất đi cho người đó cả, và người đó không trong bất kì ảo tưởng nào. Người đó biết rằng hình dạng được sinh ra do giác quan và giống như chiếc que có vẻ cong trong nước. Bởi vì các tia sáng bị cong và thay đổi trong khi đi vào nước, nên cái que cũng có vẻ cong. Trong không trung, các tia sáng không bị cong, cho nên cái que có vẻ thẳng. Cái que không cong nhưng các tia sáng cong khi đi qua nước. Do đó, chúng ta thấy cái que như bị bẻ gập lại.

Sự tồn tại vẫn như nó hiện hữu, nhưng trong khi đi qua các giác quan của chúng ta thì tia sáng của tri thức trở nên bị cong. Tia sáng của tri thức thay đổi do trung gian mà qua đó mọi thứ được biết. Nếu tôi đeo kính xanh, mọi thứ sẽ trông thành xanh. Khi tôi bỏ kính ra, tôi thấy rằng mọi thứ là trắng. Nếu tôi đeo kính vào, tôi thấy mọi thứ là xanh. Tôi biết rằng mọi thứ xuất hiện mầu xanh là do kính, cho nên tôi sẽ không trong ảo tưởng thêm nữa. Nhưng tôi có thể tiếp tục cứ đeo kính và mọi thứ sẽ tiếp tục xuất hiện là mầu xanh. Tuy nhiên, mặc dầu tôi sẽ biết rất rõ rằng linh hồn - bản thể - là bất tử, tri thức rằng thân thể là hướng cái chết cũng vẫn tiếp tục.

Mặc cho hiểu biết của tôi rằng sự tồn tại của biển là vĩnh hằng, trò chơi của sóng vẫn cứ tiếp tục. Nhưng bây giờ tôi biết rằng nó xuất hiện như vậy là do kính. Kính là mắt của giác quan, còn điều bạn thấy qua chúng thì không nhất thiết là điều thực.

Đó là lí do tại sao những phát biểu của những người như Phật, Mahavira hay Jesus được đưa ra từ hai bình diện khác nhau - một của linh hồn và một của thân thể. Khó khăn của chúng ta là ở chỗ chúng ta đang lẫn lộn cả hai bình diện bên trong mình, thế thì một cách tự nhiên chúng ta cũng lẫn lộn các phát biểu của họ. Đôi khi Phật nói cứ dường như là ông ấy là thân thể. Ông ấy nói, "Ananda, ta khát. Đem nước lại đây." Linh hồn không bao giờ khát. Chính thân thể mới cảm thấy khát. Bây giờ Ananda có thể nghĩ rằng thân thể không có đó chút nào, đấy chỉ là cái tên và hình dạng, chỉ là bong bóng, "Cho nên làm sao nó có thể trở nên khát được?" Một khi bạn đã biết rằng không có thân thể, thế thì cơn khát tới từ đâu?

Thế rồi ngày hôm sau, khi Phật nói, "Ta không sinh chút nào cho nên ta sẽ không bao giờ chết," điều đó tạo ra khó khăn cho người nghe. Khó khăn của người nghe là ở chỗ người đó nghĩ rằng với tri thức thì sự tồn tại sẽ thay đổi. Thực tế, bằng việc biết, sự tồn tại không thay đổi; chỉ động thái của người ta mới thay đổi.

Khi Phật nói rằng ông ấy khát, ông ấy chỉ nói rằng thân thể ông ấy khát - rằng thân thể này, cái là bong bóng của tên tuổi và hình dáng, là khát, và nếu nước không được trao thì nó sẽ sớm nổ tung. Nhưng khó khăn của người nghe là ở chỗ bởi vì người đó đang sống trong trạng thái lẫn lộn nên người đó không có khả năng phân biệt phát biểu nào đang tới bình diện nào, cho nên người đó lẫn lộn nghĩa của chúng nữa.

Simone Wei đã viết một cuốn sách có tên Cấp bậc của ý nghĩa. Con người càng vĩ đại, người đó càng sống trên những mức độ vĩ đại khác nhau vào mỗi lúc. Người đó phải sống như thế bởi vì người đó phải nói từ mức độ của những người mà người đó gặp. Bằng không, mọi việc nói đều trở thành vô nghĩa. Nếu Phật nói với bạn từ mức độ cao nhất của ông ấy, điều đó sẽ vô dụng. Bạn sẽ coi ông ấy là điên. Điều thông thường xảy ra là những kiểu người này thường bị coi là điên. Lí do cho điều đó là ở chỗ bất kì điều gì họ nói đều có vẻ như đã được người điên nói ra. Do vậy, nếu họ nói từ mức độ của họ, họ sẽ bị qui là điên khùng.

Nếu họ phải nói từ mức độ của bạn, họ sẽ phải bước xuống. Họ sẽ phải bước xuống mức độ nơi bạn có thể hiểu họ. Thế thì họ sẽ không có vẻ là điên. Vậy họ sẽ phải nói từ nhiều mức độ hiện có trong số những người tới với họ.

Người ta có thể nói rằng nhiều người mà Phật nói cho sẽ tới ông ấy dưới dạng tấm gương. Mọi tấm gương này đều tạo ra hình ảnh tách bạch riêng của họ về Phật, và hình ảnh là trung thành như bề mặt của bản thân tấm gương. Hình ảnh phải sánh đúng với gương. Vậy, một chiếc gương lồi sẽ mở rộng ảnh ra trong khi chiếc gương lõm làm ngắn nó lại. Nếu điều này mà không như vậy, thì gương sẽ không hài lòng, và thế thì gương sẽ phải bị đập ra hay thay đổi.

Đó là lí do tại sao các phát biểu của những người như Phật được bắt gặp trên nhiều mức độ khác nhau. Đôi khi chỉ trong một phát biểu sẽ có nhiều mức. Điều này là vì khi một người như Phật bắt đầu nói, ông ấy làm như vậy từ mức độ riêng của mình và khi ông ấy dừng nói, ông ấy đã đi xuống mức độ nơi bạn đang hiện hữu. Nhiều lần trong một câu có hành trình dài - bởi vì khi ông ấy bắt đầu nói thì nó là từ mức nơi ông ấy đang ở. Ông ấy bắt đầu với những trông mong lớn lao về bạn; thế rồi dần dần ông ấy phải hạ bớt các trông mong của mình, và trong phát biểu cuối cùng của mình, ông ấy đạt tới nơi bạn đang hiện hữu.

Mức của ông ấy và mức của bạn biểu thị cho hai phân chia sâu sắc, nhưng điều này không có nghĩa là hai mức này là rất xa nhau hay tách biệt hay khác nhau. Chúng giống như là mức của biển và sóng. Biển đôi khi có thể không có sóng, nhưng sóng không bao giờ có thể có mà không có biển. Cái vô hình dạng có thể có mà không có hình dạng, nhưng hình dạng không bao giờ có thể có mà không có cái vô hình dạng.

Nhưng nếu chúng ta nhìn vào ngôn ngữ của mình, điều thú vị là thấy rằng nó đảo ngược lại. Theo ngôn ngữ chúng ta, trong từ nirakar, vô hình dạng, lại có từ sakar, hình dạng. Nhưng vô hình dạng lại không trong từ hình dạng. Trong ngôn ngữ, trong từ vô hình dạng, thì từ hình dạng sẽ phải có đó; nhưng nó sẽ có đó nếu từ hình dạng không bao hàm vô hình dạng. Ngôn ngữ do chúng ta tạo ra, nhưng trong sự tồn tại tình huống là đảo ngược lại. Trong sự tồn tại có thể có vô hình dạng mà không có hình dạng, nhưng không thể có hình dạng mà lại không có vô hình dạng.

Tất cả các từ của chúng ta đều giống thế. Trong từ ahimsa, bất bạo lực, thì từ himsa, bạo lực là cần thiết. Nhưng trong từ bạo lực, thì bất bạo lực lại không cần thiết. Tuy nhiên, trong cuộc sống điều thú vị là để ý rằng để cho bạo lực tồn tại, thì bất bạo lực là cần thiết; nó là điều không tránh khỏi. Nhưng bất bạo lực có thể có đó mà không có bạo lực. Chúng ta tạo ra ngôn ngữ và chúng ta tạo ra nó theo nhu cầu của mình. Với chúng ta thì thế giới có thể hiện hữu mà không có Thượng đế, nhưng làm sao Thượng đế có thể hiện hữu mà không có thế giới?

Đây không phải là hai điều khác nhau. Do đó, vũ trụ vĩ mô có thể tồn tại mà không có vũ trụ vi mô; không khó khăn gì cho biển tồn tại mà không có sóng. Nhưng làm sao sóng có thể hiện hữu mà không có biển được? Sóng là rất nhỏ, và nó là phụ thuộc vì chính bản thể nó lại tuỳ theo biển. Nếu biển bao quanh nâng nó lên, thì nó có đó. Biển chăm nom nó từ đủ mọi phía. Nếu biển thả nó ra, nó mất tiêu.

Hai điều này là không tách rời, nhưng tôi phải nói rằng chúng là tách rời để cho sóng sẽ không bị ảo tưởng rằng nó là bất tử, vô hình dạng và vĩnh hằng. Nếu sóng nghĩ bản thân nó tách rời, thế thì có khả năng cho ảo tưởng này và các hậu quả của nó. Nhưng nếu sóng là một với biển, không có ảo tưởng. Nếu kinh nghiệm là kinh nghiệm về cái một, thế thì nó sẽ nói, "ta không có đó chút nào; chỉ có duy nhất biển." Theo cách này, Jesus cứ lặp lại mãi, "Ta không có đó, chỉ cha ta trên trời là hiện hữu."

Cho nên chúng ta trong khó khăn. Hoặc là chúng ta muốn được chỉ cho Thượng đế ở trên thiên đường để cho chúng ta có thể tìm ra ngài là ai và ngài ở đâu, hay chúng ta sẽ bảo Jesus điên bởi vì chúng ta không hiểu điều ông ấy đang nói. Jesus đã nói, "Ta là biển, không phải là sóng," nhưng chúng ta đã chẳng thấy gì khác ngoài sóng. Biển chỉ là một từ với chúng ta. Cái là sự tồn tại đích thực thì chỉ là một từ đối với chúng ta, còn cái chỉ là dáng vẻ chúng ta lại coi là chân lí.

Linh hồn không được biết tới với chúng ta, nhưng thân thể thì hàng ngày được chúng ta nhìn thấy. Cái mà hàng ngày được thấy trở thành chân lí cho chúng ta. Đó là lí do tại sao tôi đã nói rằng thân thể là hướng cái chết và bản thân nó là cái chết. Linh hồn là bất tử, không hướng cái chết. Nhưng trên tính bất tử của nó lại có điệu vũ của cái chết trên thân thể.

Chúng ta không có khó khăn trong việc hiểu biển và sóng bởi vì chúng ta đã không thấy bất kì sự thù nghịch nào giữa chúng. Nhưng cái bất tử và cái chết lại khó hiểu bởi vì chúng ta đã giả thiết chúng là kẻ thù; đó là niềm tin của chúng ta. Khi tôi nói về biển và sóng, sự tồn tại của chúng được gắn chặt chẽ với nhau, cho nên dường như không có đối lập nào. Nhưng cái bất tử và cái chết lại dường như là kẻ thù tuyệt đối - như các đối lập. Dường như chúng không bao giờ có thể là một. Nhưng chúng cũng là một đấy. Bạn càng biết về cái chết gần hơn và sâu hơn, bạn sẽ càng thấy rằng cái chết chẳng là gì khác hơn sự thay đổi.

Sóng cũng thay đổi. Bạn càng tìm kiếm sâu vào trong cái bất tử, bạn sẽ càng thấy nó không là cái gì khác hơn cái vĩnh hằng. Sự tồn tại của bất kì cái gì có vẻ như trong đối lập trong thế giới này đều dựa trên cái đối lập của nó. Khó khăn của chúng ta là ở chỗ đối với chúng ta nó dường như đối lập. Chúng ta duy trì tách biệt giữa cái chết và cái bất tử - nhưng cái chết không thể tồn tại mà không có cái không chết. Để cái chết tồn tại, nó phải kiếm sự hỗ trợ của cái không chết. Chừng nào mà cái chết có đó, nó đều cần sự hỗ trợ của cái là bất tử.

Ngay cả để dối trá tồn tại, nó chỉ có làm được như vậy với sự hỗ trợ của chân lí. Để dối trá tồn tại, nó cũng phải công bố rằng nó là chân lí. Chân lí không bao giờ công bố là chân lí, nhưng dối trá bao giờ cũng công bố rằng nó là chân lí. Nó không thể đi được một li mà không có công bố như vậy. Nó phải công bố om sòm, "Chú ý đây; ta đang tới đây. Ta là chân lí." Nó mang nhiều xác nhận với nó để chứng minh tại sao nó lại là chân lí.

Chân lí không cần xác nhận; nó không cần sự hỗ trợ từ dối trá. Nếu chân lí lấy hỗ trợ của dối trá, nó sẽ gặp khó khăn. Nếu dối trá không lấy hỗ trợ của chân lí, thế thì dối trá sẽ gặp khó khăn.

Với tính bất tử, hỗ trợ của cái chết là không cần thiết, nhưng chỉ trong mối quan hệ với khái niệm về bất tử mà sự xuất hiện của cái chết mới được hiểu. Sự tồn tại thuần khiết không có nhu cầu cho cái thay đổi được, nhưng cái đang thay đổi có thể được hiểu chỉ trong mối quan hệ với cái không đổi. Một điều là chắc chắn, đó là chúng ta hiểu chỉ cái thay đổi được - bởi vì đó là điều chúng là gì. Đó là lí do tại sao, bất kì khi nào chúng ta nghĩ về cái bất tử, chúng ta cố gắng hiểu nó chỉ thông qua cái có thể thay đổi được. Không có cách khác.

Hoàn cảnh của chúng ta giống như người trong bóng tối cố gắng đoán ánh sáng là gì. Người đó không có cách khác. Bóng tối chỉ là một dạng rất lờ mờ của ánh sáng. Nó là hoàn cảnh của ánh sáng tối thiểu có thể có. Nơi không có ánh sáng chút nào, thì cũng không có điều như bóng tối. Ánh sáng có thể có hoặc có thể ở bên ngoài khả năng của mắt chúng ta để nắm bắt nó.

Các giác quan của chúng ta nắm bắt mọi vật chỉ trong những giới hạn nào đó. Bằng không, các tia sáng cường độ cao thường xuyên qua chúng ta sẽ làm cho chúng ta mù ngay lập tức nếu chúng ta định nhìn vào chúng. Chừng nào mà chúng ta còn chưa biết tia x là gì, chúng ta cũng không biết rằng các tia của tia x có thể xuyên qua thân thể con người. Chúng ta không biết rằng bức ảnh về bộ xương bên trong mình có thể được chụp từ bên ngoài. Nếu không phải hôm nay, thì ngày mai chúng ta có thể có khả năng tìm ra một tia có thể xuyên thấu qua tế bào ban đầu của một đứa trẻ mới thụ thai trong bụng mẹ nó và có thể cho chúng ta thấy toàn bộ khoảng sống của đứa trẻ đó sẽ là gì sau việc sinh của nó. Và có khả năng cho điều này xảy ra.

Nhiều kiểu tia xuyên qua chúng ta, nhưng mắt chúng ta không thể bắt được chúng. Điều chúng ta gọi là bóng tối đơn giản là ánh sáng mà mắt chúng ta không có khả năng thấy. Bởi vì mắt chúng ta không thể thấy những tia sáng nào đó, nên với chúng ta chúng dường như không là gì nhiều hơn bóng tối. Điều chúng ta gọi là bóng tối thì chỉ là ánh sáng mà mắt chúng ta không thể thấy được. Do đó, bất kì suy diễn nào mà một người đứng trong bóng tối làm ra về ánh sáng đều rất có thể sai, vì bóng tối chỉ là một dạng, cái bóng của ánh sáng. Mặc dầu cái chết chỉ là sự thay đổi về hình dạng của cái bất tử, bất kì suy diễn nào được rút ra về cái bất tử từ một người đang quan sát cái chết thì cũng đều sai cả. Nếu chúng ta biết bất tử là gì, chỉ thế thì cái gì đó mới xảy ra; bằng không chẳng cái gì xảy ra cả.

Mọi người bị cái chết bao quanh chỉ hiểu cái bất tử có nghĩa là chúng ta sẽ không chết. Nhưng họ sai. Người biết bất tử là gì thì biết rằng mình chưa bao giờ có đó chút nào. Sự khác biệt là rất sâu sắc và nền tảng. Một người đang thấy cái chết cứ nghĩ rằng nếu đúng là linh hồn là bất tử thì mình sẽ không chết. Suy nghĩ của người đó là hướng tương lai. Người đó đang sống trong tương lai và lo nghĩ về nó, cho nên hiểu biết của người đó sẽ là hướng tương lai. Nhưng người biết bất tử là gì thì sẽ nói, "Mình không có đó chút nào; mình chưa bao giờ sinh." Người đó sẽ hướng quá khứ.

Bởi vì tất cả mọi tri thức khoa học đều bị bao quanh bởi cái chết, nên khoa học bao giờ cũng nói về tương lai. Và vì toàn bộ tôn giáo được bao quanh bởi cái bất tử, nên nó bao giờ cũng nói về quá khứ - về nguồn gốc, không về mục đích. Nó quan tâm tới cội nguồn cơ sở. Tôn giáo nói về thế giới này đã từ đâu tới, từ đâu chúng ta đã tới. Tôn giáo nói rằng nếu chúng ta biết hoàn toàn chúng ta đã tới từ đâu - cội nguồn của chúng ta và sự bắt đầu của chúng ta - thì chúng ta sẽ không lo nghĩ về nơi chúng ta sẽ đi, bởi vì chúng ta không thể đi bất kì đâu ngoài việc trở về cội nguồn đó. Nguồn gốc của chúng ta là định mệnh của chúng ta, việc tìm kiếm của chúng ta, mục đích của chúng ta.

Suy nghĩ tôn giáo quan tâm tới việc tìm về nguồn gốc - với nguồn gốc là gì. Từ đâu mà thế giới này tới? Từ đâu mà sự tồn tại này, linh hồn này, thế giới này tới? Suy nghĩ tôn giáo là trong việc tìm về quá khứ, về nguồn gốc của chúng ta. Mọi khoa học đều là việc tìm hướng tương lai - về nơi chúng ta đi tới, chỗ chúng ta sẽ đạt tới, điều chúng ta sẽ trở thành, cái gì sẽ xảy ra ngày mai, mục đích là gì. Việc tìm của khoa học được tiến hành bởi những người hướng cái chết. Suy nghĩ tôn giáo được thực hiện bởi những người mà cái chết đã chấm dứt mang bất kì ý nghĩa gì.

Điều thú vị là để ý rằng cái chết bao giờ cũng là trong tương lai. Cái chết chẳng liên quan gì tới quá khứ. Bất kì khi nào bạn đang nghĩ về cái chết, quá khứ cũng không có hậu quả gì, không quan trọng gì. Cái chết nằm ở trong ngày mai, nhưng nguồn gốc mà từ đó cuộc sống đã tới thì bao giờ cũng là hôm qua. Từ đâu cuộc sống đang tới, nơi mà dòng sông Hằng tuôn chảy, là ngọn nguồn, Gangtori. Nhưng nơi dòng sông Hằng sẽ làm trống rỗng bản thân nó là biển cả. Nó bắt đầu trong hôm qua và sẽ kết thúc trong ngày mai.

Vậy một người bị bao quanh bởi cái chết bao giờ cũng rút ra kết luận được cái chết tô mầu. Điều là thực với bình diện cao hơn chỉ có thể là sự phỏng đoán theo phần của bình diện thấp hơn. Sự kiện của bình diện thứ hai chỉ nên được đánh giá bởi kinh nghiệm của bình diện thứ hai. Do đó, điều thú vị là để ý rằng người biết tới bình diện thứ hai thì một cách tự nhiên biết luôn cả bình diện thứ nhất nữa, nhưng người biết bình diện thứ nhất lại không nhất thiết biết tới bình diện thứ hai. Đó là lí do tại sao, nếu chúng ta mô tả Phật, Krishna và Christ như những người thông minh và trí huệ cao, thì đấy là do một lí do đặc biệt: họ biết tất cả các bình diện; chúng ta chỉ biết một bình diện. Đó là lí do tại sao điều họ nói nhiều nghĩa hơn. Và bất kì điều gì chúng ta biết, họ chắc chắn biết. Không có khó khăn trong điều này. Họ đã biết cái chết; họ cũng đã biết khổ, giận dữ và bạo hành. Kinh nghiệm của họ là kinh nghiệm về tất cả các bình diện.

Tại các nước phương Tây mọi tri thức đều chỉ là sự tích luỹ trên cùng một bình diện. Bất kì điều gì Einstein có thể đã biết, khác biệt giữa tri thức của ông ấy và của chúng ta đơn giản chỉ là định lượng. Chẳng hạn, chúng ta chỉ có thể đo cái bàn này, nhưng ông ấy có thể đo toàn thế giới. Khác biệt này là ở số lượng hay mức độ. Không có khác biệt chất lượng. Điều này có nghĩa là ông ấy không biết cái gì đó khác với điều bạn có thể biết, nhưng điều ông ấy biết chỉ là sự mở rộng về mặt số lượng của điều có thể được biết tới đối với bạn. Bạn có thể biết ít, ông ấy biết nhiều hơn. Bạn chỉ có một đô la, ông ấy có thể có cả triệu. Nhưng một đô la của bạn và triệu đô la của ông ấy là không khác nhau về chất lượng. Cái ông ấy có không khác với cái bạn có.

Khi chúng ta gọi Phật hay Mahavira là gyanis, người biết, điều chúng ta ngụ ý là khác. Có thể là trên bình diện của mình, chúng ta có thể biết nhiều hơn họ biết, nhưng việc chúng ta gọi họ là gyanis có nghĩa là họ biết cái gì đó ở bình diện khác mà về điều đó chúng ta không biết gì cả. Họ đã đi vào trong chiều hướng mới có khác biệt về chất.

Nếu Mahavira và Einstein mà gặp nhau, thậm chí có thể xảy ra là Mahavira sẽ tỏ ra là người không biết về mọi thứ mà Einstein đã biết. Ông ấy có thể không có tích luỹ tri thức nhiều như Einstein. Mahavira có thể nói, "Tôi chỉ có thể đo được cái bàn này thôi; ông có khả năng đo cả trái đất. Ông thậm chí có khả năng biết khoảng cách từ trái đất tới mặt trăng hay các vì sao; tôi không thể làm được điều đó. Nếu tôi có thể đo được căn phòng này, thì thế cũng đủ cho tôi rồi. Những dẫu vậy, tôi vẫn nói rằng ông không hiểu biết nhiều hay không có tri thức nhiều bằng tôi bởi vì ông chỉ biết cái là lí lẽ thông thường."

Nếu căn phòng này có thể được đo, các vì sao cũng có thể được đo. Không có siêu việt trong khi làm điều đó. Bên trong Einstein không có chuyển hoá hay thay đổi; ông ấy không phải là người khác. Ông ấy vẫn còn là con người cũ, mặc dầu ông ấy hiệu quả hơn ở nơi chúng ta không hiệu quả. Chỉ mỗi điều là ông ấy có tốc độ lớn hơn nhiều trên cùng một bình diện, trong khi chúng ta rất chậm. Einstein đã du hành xa trên cùng một bình diện nơi chúng ta đã du hành chút xíu. Einstein đã đi sâu vào chỗ người khác chỉ chạm vào ngoại vi, nhưng Einstein đã không di chuyển vào bình diện khác.

Khi chúng ta gọi Phật hay Mahavira hay những người khác thuộc loại của họ là người biết, chúng ta ngụ ý rằng họ đã đi ra ngoài bình diện của cái chết tới chỗ họ đã biết cái bất tử, và điều họ nói cho chúng ta về cái này là vô giá. Chúng ta có thể hiểu nó theo cách này: nếu một người chưa bao giờ say rượu đưa ra phát biểu về say rượu, thế thì phát biểu này vô giá trị. Nếu một người đã uống rượu say mà đưa ra phát biểu về say rượu, thế thì điều đó cũng vô giá trị. Nhưng phát biểu của người đã say rượu nhưng lại vượt ra ngoài nó thì có giá trị.

Người chưa say rượu chút nào là trẻ con. Phát biểu của người đó sẽ ngây thơ. Đó là lí do tại sao những người chưa bao giờ say bất kì rượu nào đã không có khả năng hiểu được những người uống rượu. Những người uống rượu nói, "Chúng tôi đã biết điều anh biết, nhưng bây giờ chúng tôi biết điều gì đó còn hơn thế." Nếu bạn uống rượu, thế thì bạn có thể nói điều gì đó về nó. Nhưng những người đã tự say hoàn toàn và rồi đã bỏ nó thì có điều gì đó hơn để nói. Người say rượu sẽ lắng nghe họ.

Tại châu Âu và châu Mĩ, có những hội người nghiện rượu. Alcoholics Anonymous là một tổ chức lan rất rộng. Chỉ những người đã có lần nghiện rượu mới có thể trở thành thành viên của tổ chức này, và phong trào này đã bắt đầu để làm cho những người nghiện khác từ bỏ uống rượu. Điều đáng ngạc nhiên là ở chỗ những hội người nghiện rượu như vậy có thể làm cho người khác cũng nghiện rượu lại từ bỏ uống rượu rất nhanh chóng, bởi vì điều những người nghiện rượu đó nói là tới từ sự chín muồi của họ. Phát biểu của họ được những người uống rượu hiểu rõ hơn bởi vì điều họ nói là từ kinh nghiệm. Họ cũng đã say sưa và đi loạng choạng và ngã lăn ra lặp đi lặp lại, và họ đã trải qua tất cả các kinh nghiệm của kẻ say. Đó là lí do tại sao phát biểu của họ, tới từ kinh nghiệm, lại có giá trị.

Nhưng điều này tôi đã nói ra chỉ là cách đưa ra minh hoạ. Dù bạn có uống rượu hay không uống hay từ bỏ uống rượu, cũng chẳng có khác biệt gì trong bình diện bạn đang đứng. Bạn vẫn trên cùng mặt phẳng. Sự khác biệt chỉ là ở các bậc thang khác nhau trên cùng chiếc thang. Nhưng một khi bạn kinh nghiệm cái bất tử, có thay đổi về bình diện. Tác động lớn lao của các giáo huấn của Phật, Mahavira và Christ là do sự kiện là mặc dầu họ biết điều chúng ta thường biết, họ cũng biết cái gì đó bên ngoài cái mà chúng ta biết. Từ tri thức mới đó mà họ có, họ có thể nói rằng đã có sai lầm nền tảng trong việc biết của chúng ta.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx