sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chiều bên kia cái biết - Phần 2-3

Nếu Mahavira mà không được sinh ra, chúng ta thậm chí chẳng biết tới tên của hai mươi ba teerthankara trước đó. Lí do sâu sắc hơn cho điều này là ở chỗ Mahavira đã dành mười hai năm xây dựng hình ảnh và cá nhân của mình trong khi những teerthankara khác lại không. Họ chỉ chăm nom sadhana của mình. Mahavira có hệ thống được tổ chức rất tốt. Trong sadhana không có hệ thống có tổ chức, nhưng với Mahavira, sadhana là một loại hành động mà ông ấy thực hiện rất hiệu quả.

Đó là lí do tại sao những hình ảnh về hai mươi ba teerthankara khác không thể nổi lên được rõ ràng và sắc nét như hình ảnh của Mahavira. Tất cả họ đều mờ nhạt. Mahavira đã tạo ra hình ảnh của mình như một nghệ sĩ hoàn hảo. Tất cả đã được lập kế hoạch chu đáo. Bất kì cái gì ông ấy muốn làm với nhân cách của mình đều được chuẩn bị tốt. Ông ấy tới được chuẩn bị đầy đủ.

Phật là người đầu tiên theo nghĩa là ông ấy phải mang theo mình một hệ thống sadhana mới. Do đó, Phật phải đi qua con đường khác. Điều thú vị là để ý rằng điều này đã tạo ra một ảo tưởng là tự mình Phật trải qua sadhana. Thực tế, Phật đã hiểu ra trong kiếp trước của mình. Trong lần sinh này, ông ấy chỉ phân phối mùa màng mà ông ấy đã gặt trước đây. Nhưng Phật đã không có tín ngưỡng có tổ chức đằng sau ông ấy. Việc tìm kiếm của Phật hoàn toàn là của riêng ông ấy. Ông ấy tạo ra một con đường mới cho bản thân mình. Trên cùng ngọn núi đó nơi đường cái rộng đã có, ông ấy tạo ra một con đường mới.

Mahavira đã bước trên con đường hoàng gia làm sẵn, nhưng ông ấy phải công bố lại điều đó bởi vì mọi người rất thường có khuynh hướng quên đi những điều như vậy. Nhưng con đường đã có đó cho ông ấy. Phật phải khai phá đất mới, cho nên ông ấy đã làm ra một kiểu thu xếp khác trong cuộc sống của mình. Đầu tiên ông ấy đã trải qua đủ mọi loại sadhana. Và sau khi trải qua từng sadhana như vậy, ông ấy nói rằng nó là vô dụng và rằng không ai có thể đạt tới đâu cả qua nó. Đến cuối cùng ông ấy đã công bố phương pháp riêng của mình, bằng việc nói rằng ông ấy đã đạt tới con đường đó và rằng bất kì ai cũng đều có thể đạt tới con đưòng đó.

Điều này, người ta có thể nói, là một chuyện đã được thu xếp trước rất nhiều - đã được sắp xếp rất chu đáo! Người muốn đưa vào một công phu mới sẽ phải công bố rằng tất cả các công phu cũ đều giả. Và nếu Phật gọi chúng là giả mà không trải qua chúng, như Krishnamurti làm, thế thì tác động sẽ không nhiều hơn tác động của điều Krishnamurti nói, bởi vì người ta không có quyền tuyên bố điều gì là giả mà không trong kinh nghiệm của mình.

Gần đây, ai đó tới tôi cũng đã tới gặp Krishnamurti và đã hỏi ông ấy về kundalini. Krishnamurti đã nói rằng điều đó tất cả là vô dụng. Thế rồi, với người đã thông báo điều này tôi đã hỏi người đó có hỏi điều này từ kinh nghiệm hay không - liệu người đó có hỏi nó sau khi thực nghiệm với kundalini hay không - hay không làm như thế. Nếu điều đó được hỏi mà không thực nghiệm hay trải qua nó, thế thì điều đó là vô dụng. Nếu nó được hỏi sau khi thực nghiệm, thế thì câu hỏi khác nên được hỏi với người đó: liệu người đó có thành công hay người đó không thành công.

Nếu người đó thành công, thế thì bảo nó vô dụng là sai. Nếu người đó không thành công, không cần phải theo điều mà người khác cũng nhất định không thành công trong thực nghiệm. Do đó, Phật đã phải trải qua tất cả các công phu và phải chỉ ra rằng công phu này là sai hay công phu kia là sai và rằng không công phu nào có thể đạt tới đâu cả qua nó. Thế thì ông ấy có thể nói, "Ta đã đạt tới bởi phương pháp này, và ta đang bảo các ông từ kinh nghiệm."

Mahavira đã trải qua cùng tất cả những công phu đó, nhưng ông ấy đã công bố rằng chúng đã được thực hành cho nhiều thời đại và đều có ích. Phật đã nói rằng mọi thứ đều vô dụng, và ông ấy đã mở ra một chiều hướng mới. Nhưng cả hai trong họ đều đã chứng ngộ trong lần sinh trước.

Krishna cũng đã chứng ngộ trong lần sinh trước đó của mình, nhưng Krishna không đưa ra bất kì kĩ thuật đặc biệt mới nào cho việc tự hiểu. Krishna đã chỉ dẫn một cách sống đặc biệt. Do đó, không có nhu cầu trải qua bất kì tiến trình thiền hay khổ hạnh nào, bởi vì bản thân điều đó sẽ là chướng ngại.

Nếu Mahavira đã nói rằng có khả năng đạt tới moksha thậm chí trong khi ngồi trong cửa tiệm riêng của bạn, thế thì nỗ lực riêng của Mahavira trong việc phát triển cá nhân của mình sẽ dường như vô ích. Thế thì mọi người sẽ hỏi Mahavira, "Vậy sao thầy từ bỏ mọi thứ?" Nếu Krishna đã đi vào rừng để thiền và thế rồi đứng trên chiến trường và nói rằng ngay cả trên chiến trường người ta cũng có thể đạt tới, không ai sẽ nghe ông ấy. Thế thì Arjuna cũng sẽ hỏi ông ấy tại sao ông ấy lại muốn lừa dối anh ta. Nếu bản thân Krishna đi vào rừng, sao ông ấy phải ngăn cản Arjuna làm như vậy?

Cho nên điều đó tuỳ thuộc vào mọi thầy giáo về cách thức và điều người đó muốn cho. Thế thì một nỗ lực thích hợp, một cố gắng sống, phải được thực hiện trong hoàn cảnh đó. Thông thường thầy sẽ phải thu xếp trong cuộc sống điều hoàn toàn nhân tạo. Nhưng điều này là không thể tránh khỏi cho điều thầy muốn trao.

Bây giờ câu hỏi này mà bạn đã hỏi tôi có chút ít khó khăn để trả lời. Sẽ dễ hơn cho tôi để đáp lại nếu được hỏi về Mahavira hay Phật hay Krishna. Nhưng dầu vậy, hai hay ba điều có thể được giữ lại để xem xét. Trước hết, lần sinh trước đây của tôi đã xảy ra quãng bẩy trăm năm trước. Nhiều khó khăn có đó do sự kiện đó.

Lần sinh trước của Mahavira vào quãng hai trăm năm mươi năm trước lần sinh của ông ấy là Mahavira. Lần sinh trước của Phật chỉ là bẩy mươi tám năm trước lần sinh của ông ấy là Phật. Trong trường hợp của Phật, thậm chí còn có những người đang sống có thể đứng ra làm nhân chứng cho sự kiện về kiếp sống trước của ông ấy. Thậm chí trong thời của Mahavira, có những người có thể nhớ đã gặp Mahavira trong lần sinh trước của họ. Việc sinh của Krishna làm Krishna vào quãng hai nghìn năm sau lần sinh cuối của ông ấy, và do vậy tất cả các tên của các rishi đã chứng ngộ mà Krishna đã cho đều rất cổ đại. Thậm chí không thể nhớ được chúng về mặt lịch sử.

Bẩy trăm năm là một thời kì rất dài. Nhưng với người lấy lần sinh sau bẩy trăm năm thì nó lại không rất dài lắm, bởi vì khi người ta không trong thân thể thì không có khác biệt giữa một khoảnh khắc và bẩy trăm năm. Việc đo thời gian bắt đầu chỉ với thân thể. Bên ngoài thân thể, không có khác biệt dù bạn đã bẩy trăm năm hay bẩy nghìn năm. Chỉ khi thu được thân thể thì khác biệt mới bắt đầu.

Điều thú vị là để ý tới phương pháp để biết khoảng thời gian giữa cái chết cuối cùng và lần sinh hiện tại. Nói về bản thân tôi, làm sao tôi đi tới biết rằng tôi đã không ở đây trong bẩy trăm năm? Rất khó để đoán đúng nó một cách trực tiếp. Tôi chỉ có thể đánh giá hay tính toán thời gian bằng việc quan sát những người đã lấy nhiều lần sinh trong khoảng thời gian này.

Giả sử, chẳng hạn, một người đặc biệt được tôi biết tới trong thời gian sống của tôi bẩy trăm năm về trước. Trong khoảng giữa với tôi là lỗ hổng, nhưng người đó có thể đã lấy mười lần sinh. Tuy nhiên, có những kí ức về mười lần sinh quá khứ của người đó. Chỉ từ kí ức của người đó tôi mới có thể tính ra tôi đã phải còn không có thân thể trong bao lâu. Ngoài ra thì khó mà tính toán và xác định điều này, bởi vì thang thời gian của chúng ta và phương pháp đo không thuộc về thời gian phổ biến ở bên ngoài thân thể hay trong trạng thái vô thân thể. Việc đo của chúng ta về thời gian là trong thế giới của sự tồn tại có thân thể.

Nếu cái gì đó giống thế này, rằng trong một khoảnh khắc tôi ngủ thiếp đi và thấy giấc mơ. Trong giấc mơ tôi thấy rằng nhiều năm đã trôi qua, và sau một vài khoảnh khắc bạn đánh thức tôi dậy và nói rằng tôi đã mê đi. Tôi hỏi bạn bao nhiêu thời gian đã trôi qua rồi trong khi mê đi, và bạn đáp, "Chưa được lấy một khoảnh khắc." Tôi nói, "Làm sao điều đó lại có thể được? Tôi đã thấy một giấc mơ kéo đến hàng vài năm."

Trong giấc mơ, khoảng vài năm có thể được thấy trong một khoảnh khắc. Thang thời gian của cuộc sống mơ là khác. Nếu, sau khi tỉnh ra từ giấc mơ, người mơ không có cách nào biết được khi nào mình đi ngủ, thế thì cũng sẽ khó mà xác định chiều dài giấc ngủ của người đó. Điều đó có thể được biết chỉ bằng chiếc đồng hồ. Chẳng hạn, trước khi tôi được đánh thức là mười hai giờ, và bây giờ khi tôi được đánh thức dậy sau khi ngủ, mới chỉ mười hai giờ một phút. Bằng không tôi chỉ có thể biết bởi vì bạn đã ở đây nữa; không có cách nào khác để biết. Cho nên chỉ theo cách này mới xác định được rằng bẩy trăm năm đã trôi qua.

Và một điều khác bạn đã hỏi tôi là liệu tôi có được sinh ra với hiểu biết đầy đủ hay không. Liên quan tới điều này, có vài điều cần được hiểu mà cũng quan trọng.

Có thể nói rằng tôi đã được sinh ra với tri thức gần đầy đủ. Tôi nói gần đầy đủ chỉ bởi vì một vài bước đã bị bỏ lại một cách có cân nhắc, và việc cân nhắc đó có thể được làm.

Trong mối liên quan này nữa, suy nghĩ của người Jaina là rất khoa học. Họ đã phân chia tri thức thành mười bốn bước. Mười ba bước là trong thế giới này còn bước thứ mười bốn là ở cõi bên kia. Trong số những bước này gunasthana - mười ba bước này - một số trong chúng là có thể được bỏ lại; chúng là tuỳ chọn. Không nhất thiết người ta phải trải qua toàn bộ chúng. Những tầng như vậy tất cả đều có thể được trải qua, nhưng người nhảy qua chúng có thể chẳng bao giờ giữ teerthakara bandh nguyên vẹn.

Bất kì cái gì là tuỳ chọn cũng đều phải được thầy giáo biết tới. Các chủ đề tuỳ chọn cũng phải được thầy giáo nghiên cứu. Với học trò, bất kì cái gì phải được biết để vượt qua kì thi là đủ. Nhưng thầy giáo phải hiểu mọi thứ, kể cả những cái tuỳ chọn.

Trong mười ba bước này của tự hiểu, có vài điều là tuỳ chọn. Có những chiều hiểu nào đó mà về nó không nhất thiết phải biết để trở nên chứng ngộ. Người ta có thể đi thẳng tới moksha. Nhưng với người định là thầy giáo, những chiều đó cũng phải được biết.

Một điều quan trọng khác cần được chú ý là ở chỗ sau một giai đoạn phát triển nào đó, chẳng hạn, sau khi đạt tới mười hai bước, chiều dài thời gian cần để đạt tới các bước còn lại có thể bị kéo dài ra. Chúng có thể được đạt tới hoặc trong một lần sinh, hai lần sinh hay trong ba lần sinh. Mục đích lớn có thể được làm thành việc trì hoãn.

Như tôi đã nói trước đây, sau khi đạt tới việc hiểu đầy đủ không có khả năng thêm nữa để lấy việc sinh nhiều hơn một lần nữa. Người chứng ngộ như vậy không thể góp phần hay có ích cho nhiều hơn một lần sinh thêm. Nhưng sau khi đạt tới mười hai bước, nếu hai bước có thể bị gạt sang bên, thế thì người như vậy có thể có ích cho nhiều lần sinh nữa. Và khả năng có đó để gạt chúng sang bên.

Khi đạt tới mười hai bước, cuộc hành trình đã gần đi tới chỗ chấm dứt. Tôi nói gần đi tới: điều đó có nghĩa là tất cả mọi bức tường đã sụp đổ; chỉ một tấm màn trong suốt mà qua đó mọi thứ có thể được nhìn thấy. Tuy nhiên bức màn có đó. Sau khi nâng nó lên, không khó khăn gì đi ra bên ngoài. Sau khi đã vượt ra ngoài bức màn, bất kì cái gì bạn thường có khả năng thấy đều có thể được thấy từ phía bên kia của bức màn nữa. Không có khác biệt chút nào.

Cho nên đây là lí do tại sao tôi nói là gần: bằng việc lấy thêm một bước nữa, người ta có thể đi ra ngoài bức màn. Nhưng thế thì không có khả năng nào cho chỉ một lần sinh nữa, trong khi nếu người ta vẫn còn ở phía bên này bức màn người ta có thể lấy bao nhiêu lần sinh tuỳ ý. Sau khi đi vào cõi bên kia, không có đường nào quay lại nhiều hơn một lần để sang phía bên này của bức màn.

Người ta có thể hỏi liệu Mahavira và Phật có biết điều này không. Có, điều này là rõ ràng với họ, và nó có thể đã được họ sử dụng nữa. Nhưng có khác biệt cơ bản về hoàn cảnh.

Điều đáng quan tâm là chú ý rằng sau khi đạt tới việc tự hiểu đầy đủ, thì việc hiểu đó chỉ có thể được dạy cho những học viên rất tiến bộ, không phải cho tất cả mọi người. Với những người mà Phật và Mahavira đã làm việc trong nhiều lần sinh của họ, với những người đã bước đi bên cạnh họ trong nhiều hình dạng, với họ, một lần sinh nữa là đủ. Đôi khi chuyện xảy ra đến mức thậm chí một lần sinh nữa cũng không cần thiết. Nếu trong cuộc sống hiện tại của mình, người ta đạt tới việc hiểu và độ tuổi hai mươi, và nếu người ta còn sống tới độ tuổi sáu mươi, nếu người đó có thể hoàn tất công việc trong bốn mươi năm còn lại, thì vấn đề chấm dứt; không cần quay lại nữa.

Nhưng bây giờ tình huống rất kì lạ. Những người có thể được gọi là các sadhak đã phát triển như người tốt gần bằng không. Để làm việc trên những sadhak như vậy, thầy giáo tương lai sẽ phải làm việc trong nhiều lần sinh. Chỉ thế thì công việc mới có thể được hoàn tất; không có điều ngược lại.

Với Mahavira hay Phật tình huống có khác bởi vì khi họ sắp rời bỏ kiếp sống cuối cùng, họ không thể tìm ra vài người quanh mình mà họ có thể tin cậy giao phó cho công việc tiếp theo. Tình huống đó bây giờ không tồn tại nữa.

Ngày nay con người hoàn toàn là người hướng ngoại. Đó là lí do tại sao ngày nay thầy giáo có khó khăn mà trước đây còn chưa có. Không chỉ thầy phải làm việc vất vả hơn với số lượng lớn những người chưa phát triển lớn hơn, mà cũng còn có nỗi sợ rằng lao động của thầy có thể bị phí hoài. Lần nữa, không thể tìm ra những cá nhân thích hợp mà qua người đó công việc có thể được tin cậy giao phó. Điều này đã xảy ra trong trường hợp của Guru Nanak của tín ngưỡng Sikh.

Mãi cho tới Gobind Singh, mãi cho tới guru Sikh thứ mười, vẫn có thể tìm ra người tiếp. Nhưng Gobind Singh phải chấm dứt việc công phu đó. Gobind Singh đã cố gắng rất vất vả, đến mức chưa từng ai trước ông ấy đã làm, để tìm ra người thứ mười một để giữ cho chuỗi được nguyên vẹn. Nhưng ông ấy không thể tìm ra được ai cả. Ông ấy đã phải kết thúc việc tìm, và chấm dứt chuỗi. Bây giờ không thể có người thứ mười một bởi vì điều đó chỉ có thể xảy ra trong sự liên tục kín. Một khi đã có một hơi chút sứt mẻ hay lỗ hổng, không thể nào truyền tiếp điều định được truyền tiếp.

Bồ đề đạt ma, một đệ tử đã chứng ngộ của Phật, phải đi từ Ấn Độ sang Trung Quốc, bởi vì ở Trung Quốc có một người mà với người đó có thể truyền trao hiểu biết của ông ấy. Bản thân tín ngưỡng phật giáo đã đi ra khỏi Ấn Độ xem như hậu quả. Mọi người đã hiểu từ điều này rằng vài sư phật giáo đã đi sang Trung Quốc để lan truyền Phật giáo, nhưng khái niệm này là sai. Đây là hiểu biết của những người thấy các biến cố lịch sử từ bên ngoài.

Huệ Khả là tên của người ở Trung Quốc mà có thể được truyền trao tri thức, và điều thú vị là để ý rằng ông ấy không sẵn sàng đi sang Ấn Độ. Khó khăn của thế giới này thường rất đáng ngạc nhiên. Huệ Khả không sẵn sàng đi bởi vì ông ấy còn không nhận biết về tiềm năng của mình. Do đó, Bồ đề đạt ma phải làm cuộc hành trình dài cả con đường tới Trung Quốc. Thế rồi lần nữa thời gian lại tới khi những bí mật của tín ngưỡng Phật giáo phải dịch chuyển sang Nhật Bản, với cùng việc truyền trao tri thức.

Lỗ hổng bẩy trăm năm này là một thời kì có nhiều khó khăn cho tôi. Những khó khăn là thế này: Trước hết, ngày càng trở nên khó lấy việc sinh. Với bất kì người nào đạt tới một giai đoạn phát triển nào đó, khó để tìm ra bố mẹ thích hợp cho lần sinh nữa. Trong thời của Mahavira và Phật không có khó khăn như thế. Hàng ngày, bụng mẹ đều có sẵn qua đó những linh hồn cao cấp như vậy có thể lấy việc sinh.

Trong thời của Mahavira, đã có tám người hoàn toàn chứng ngộ ở Bihar - tất cả đều cùng mức độ như Mahavira. Họ đã làm việc theo tám con đường khác nhau. Hàng nghìn người gần đạt tới tình huống này. Không phải có vài người, mà hàng nghìn người, với họ công việc có thể được tin cậy giao phó để có sự chăm nom đúng đắn và truyền trao thêm nữa.

Ngày nay, nếu ai đó ở mức độ cao đó mà muốn lấy việc sinh, người đó có thể phải đợi vài nghìn năm. Khó khăn khác là ở chỗ trong khoảng thời gian này công việc mà người đó có thể đã làm có thể bị mất đi. Tại khoảng giữa, các cá nhân, mà người đó có thể đã làm những việc nào đó, đã lấy thêm mười lần sinh nữa, và sẽ khó mà cắt qua hết tầng nọ tới tầng kia của mười lần sinh ấy.

Ngày nay, bất kì bậc thầy nào cũng sẽ phải trải qua thời gian chuẩn bị dài hơn nhiều trước khi cuối cùng nâng tấm màn lên và đi ra ngoài. Người đó sẽ phải tự đẩy mình lại. Một khi người đó đã vượt ra ngoài tấm màn rồi, người đó sẽ không sẵn sàng hay không sẵn ý định lấy lần sinh nữa. Người đó sẽ có chọn lựa liệu có lấy hay không một lần sinh nữa, nhưng người đó sẽ nghĩ điều đó là vô ích. Có lí do cho điều này. Người đó có thể lấy một lần sinh nữa, nhưng để cho ai? Trong một lần sinh, không thể đạt được nhiều lắm.

Nếu tôi biết rằng bởi việc tới trong phòng này tôi có thể hoàn thành công việc của mình trong một giờ, thế thì đáng đến lắm. Nếu công việc không thể được thực hiện, chẳng ích gì mà đến. Theo khía cạnh này, từ bi có mục đích kép. Thứ nhất, nó muốn cho bạn cái gì đó; thứ hai, nó cũng biết rằng nếu nó chỉ lấy cái gì đó khỏi bạn và không thể cho bạn được, thế thì bạn sẽ trong nguy hiểm lớn. Khó khăn của bạn sẽ không giảm mà sẽ tăng lên. Nếu tôi có khả năng chỉ ra cho bạn cái gì đó, điều đó là tốt và nên. Nhưng nếu tôi không có khả năng chỉ cho bạn và bạn trở nên mù với bất kì cái gì tôi trước đây đã có thể thấy, thế thì tình huống còn tồi tệ hơn.

Liên quan tới bẩy trăm năm này, vài điều khác có thể cũng được lưu ý. Thứ nhất, tôi đã không có bất kì ý tưởng nào rằng việc nói chuyện như vậy sẽ phát sinh. Đôi lúc quay lại thời gian, bỗng nhiên ở Poona vấn đề này nảy sinh ra. Mẹ tôi đã tới. Mẹ tôi đã được Ramlal Pungalia hỏi liệu bà ấy có nhớ vài sự kiện đặc biệt thời kì đầu về tôi không và liệu bà ấy có sẵn lòng kể lại điều đó cho anh ta không.

Tôi đã bị ấn tượng rằng không có khả năng nào cho vấn đề như vậy tới. Tôi cũng đã không biết khi nào họ nói với nhau. Gần đây, anh ta đã công bố điều này trong một cuộc họp, rằng mẹ tôi đã nói với anh ta rằng tôi đã không khóc trong ba ngày sau khi sinh, và tôi đã không bú sữa trong ba ngày đó. Đây là việc nhớ lại đầu tiên của mẹ tôi về tôi.

Điều này là đúng. Bẩy trăm năm trước, trong kiếp trước của tôi, đã có một công phu tâm linh trong hai mươi mốt ngày, phải được thực hiện trước khi chết. Tôi đã định từ bỏ thân thể mình sau việc nhịn ăn toàn bộ hai mươi mốt ngày. Có những lí do cho điều này, nhưng tôi đã không thể nào hoàn tất hai mươi mốt ngày đó. Ba ngày vẫn còn lại. Ba ngày này tôi đã phải hoàn tất trong cuộc sống này. Cuộc sống này là sự liên tục từ đó. Thời kì chen giữa không có ý nghĩa gì trong khía cạnh này. Khi chỉ còn ba ngày trong kiếp sống đó, tôi đã bị giết. Hai mươi mốt ngày đã không thể được hoàn tất bởi vì tôi đã bị giết chỉ ba ngày trước đó, và ba ngày này đã bị bỏ mất.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx