sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chiều bên kia cái biết - Phần 3-4

Kabir đã gọi ngôn ngữ của mình là sanhya-bhasha - ngôn ngữ chạng vạng-và-rạng đông. Ông ấy đã nói rằng chúng ta không nói dường như chúng ta ngủ, chúng ta không nói dường như chúng ta thức. Chúng ta chỉ ở giữa. Chúng ta trong khó khăn tới mức chúng ta không nói từ bên trong bản thân mình mà cũng không từ bên ngoài chúng ta. Chúng ta đang đứng ở giữa, trên vùng biên giới, từ đó chúng ta có thể thấy điều mà mắt có thể thấy và cũng cả điều mà mắt không thể thấy. Chúng ta chỉ ở tại ngưỡng. Cho nên điều chúng ta nói bao hàm cả điều không thể được nói cũng như tất cả những điều có thể được nói. Đó là lí do tại sao ngôn ngữ của chúng ta lại là ngôn ngữ chạng vạng-và-rạng đông. Nghĩa của nó phải được rút ra rất cẩn thận.

Thời kì một giờ đó vào buổi sáng và thời kì một giờ vào ban đêm trước khi ngủ là rất có giá trị. Tương tự, thời kì sáu tháng sau khi sinh và sáu tháng trước khi chết là có giá trị tương đương. Nhưng những người không biết dùng các thời kì một giờ chạng vạng-và-rạng đông thì cũng không hiểu tầm quan trọng và giá trị của những thời kì sáu tháng này.

Khi có những nền văn minh rất hiểu biết về những điều này, thế thì sáu tháng đầu tiên sau khi sinh được biết là rất quan trọng. Mọi thứ quan trọng đều có thể trao cho đứa trẻ trong sáu tháng đầu của cuộc sống. Trong sáu tháng đầu này đứa trẻ là dễ bị ảnh hưởng và đang trong thời kì rạng đông của nó. Sau đó, điều đó là không thể và điều đó trở thành rất khó.

Nhưng chúng ta không thể làm cho nó hiểu bằng việc nói. Và bởi vì chúng ta không biết phương pháp nào khác ngoài việc nói, nên có khó khăn. Tương tự, sáu tháng trước cái chết cũng có giá trị. Trong sáu tháng đầu chúng ta không thể làm cho đứa trẻ hiểu việc nói của chúng ta, và chúng ta không biết khi nào sáu tháng cuối bắt đầu trước cái chết đã tới. Vậy, chúng ta làm mất cả hai cơ hội.

Nhưng một người sử dụng đúng một giờ trước giấc ngủ và một giờ sau khi thức sẽ chắc chắn biết khi nào thời kì sáu tháng đó trước khi cái chết bắt đầu. Người cầu nguyện và thiền một giờ trước giấc ngủ sẽ rõ ràng có khả năng cảm thấy lúc thời gian chạng vạng này trước khi cái chết tới. Đây là kinh nghiệm tinh vi và tinh tế đến mức nó không giống ngủ cũng không giống thức. Kinh nghiệm này tinh vi và khác biệt đến mức một khi nó được hiểu đúng, người ta có thể trở nên nhận biết về sự bắt đầu của thời kì sáu tháng trước khi chết - bởi vì thế thì cảm giác về sự chạng vạng sẽ vẫn còn trong cả ngày. Kinh nghiệm và cảm giác mà trước đó tới cho chỉ một giờ trước khi ngủ sẽ vẫn còn liên tục và vững chắc trong sáu tháng cuối.

Đó là lí do tại sao sáu tháng trước cái chết nên được sử dụng đầy đủ cho sadhana. Cùng sáu tháng này được người Tây Tạng sử dụng cho bardo - cho một kiểu huấn luyện mơ, trao cho kế hoạch bạn sẽ làm gì sau khi chết. Việc huấn luyện này không thể được trao chỉ vào khoảnh khắc chết. Nó đòi hỏi chuẩn bị, và chỉ người đã sẵn sàng trong sáu tháng cuối này mới có thể được huấn luyện trong sáu tháng đầu sau khi sinh trong cuộc sống mới; bằng không không thể được. Những nguyên tắc được dạy trong sáu tháng cuối này đặt nền móng cho việc huấn luyện mà có thể trao trong sáu tháng đầu của việc sinh mới.

Tất cả những điều này có suy nghĩ khoa học của riêng chúng, các nguyên tắc của chúng và các bí mật của chúng. Và mọi thứ đều có thể được kiểm tra nữa. Một người đã trải qua việc huấn luyện này cũng sẽ nhớ điều đã xảy ra trong khoảng giữa hai việc sinh, nhưng kí ức này là kí ức mơ; nó không thực.

Cõi trời và địa ngục cũng là kí ức của thời kì mơ. Các mô tả có thể được cho. Chính chỉ trên nhưng gợi ý như vậy mà khái niệm về cõi trời và địa ngục đã được mọi tôn giáo rút ra. Các mô tả là khác nhau không phải bởi vì vị trí là khác nhau, nhưng bởi vì các trạng thái tâm trí của các cá nhân nhớ lại những kinh nghiệm này là khác nhau. Do đó, khi Ki tô giáo mô tả thiên đường, nó sẽ khác với điều Hindu giáo mô tả, bởi vì các mô tả tùy thuộc vào các trạng thái khác nhau của tâm thức. Vậy, người Jaina sẽ mô tả nó cũng khác và Phật tử cũng vậy.

Thực tại, mọi người sẽ đem lại những câu chuyện khác nhau. Nó ít nhiều giống như khi tất cả chúng ta ngủ trong cùng một căn phòng và thế rồi dậy và mô tả các giấc mơ của mình. Chúng ta đã ngủ trong cùng căn phòng; chúng ta ở cùng một chỗ, nhưng các giấc mơ của chúng ta sẽ khác. Mọi thứ tuỳ thuộc vào con người.

Tất cả các kinh nghiệm về cõi trời và địa ngục đều mang tính cá nhân, nhưng những tương tự đại thể có thể được tìm thấy - rằng sẽ có sướng trên cõi trời và khổ dưới địa ngục, rằng như thế nào đó sẽ là hình và dạng của hạnh phúc. Tất cả các mô tả mà đã được cho như vậy, theo một cách nào đó, là việc thuật lại trung thành của các trạng thái tâm thức khác nhau.

Người ta đã từng hỏi, "Nếu một người có thể chọn việc sinh của mình, người đó cũng có thể chọn cái chết của mình được chứ?" Tại đây cũng có hai hay ba điều sẽ phải được ghi nhớ. Tự do chọn việc sinh của người ta có nghĩa là nếu người ta ham muốn thế thì người đó có thể lấy việc sinh. Đây là tự do thứ nhất của người đã đạt tới hiểu biết tối cao. Nếu người đó muốn, người đó có thể lấy việc sinh. Nhưng ngay khi có ham muốn, cảnh nô lệ bắt đầu với chính ham muốn đó.

Tôi đang đứng bên ngoài toà nhà. Tôi có tự do để đi vào toà nhà nếu tôi muốn. Nhưng ngay khi tôi đi vào toà nhà, những giới hạn của toà nhà này lập tức bắt đầu ảnh hưởng tới chuyển động của tôi. Do đó, tự do chọn cái chết không phải là lớn lao như tự do chọn việc sinh của người ta.

Với một người bình thường, không có tự do để chọn cái chết bởi vì người đó thậm chí còn không chọn được việc sinh của mình. Nhưng tự do của người đã hiểu ra để chọn việc sinh của mình là toàn bộ, và nó là tự do rất lớn theo nghĩa là người đó có thể cũng từ chối lấy việc sinh nếu người đó muốn vậy. Nhưng một khi việc chọn lấy việc sinh đã được thực hiện, một số tù túng bắt đầu vào trò - bởi vì người đó đã chọn các giới hạn. Người đó từ bỏ không gian vô giới hạn và đi vào bước chuyển chật hẹp. Bước chuyển chật hẹp áp đặt các giới hạn của riêng nó.

Bây giờ người đó đã chọn một bụng mẹ. Thông thường, người ta không chọn bụng mẹ của mình. Nhưng khi một người đã hiểu biết chọn, người đó phải làm việc chọn lựa từ hàng trăm hàng nghìn bụng mẹ như vậy đang có sẵn. Người đó chọn ra từ chúng; từ trong số những người mà người đó chọn. Nhưng ngay khi người đó chọn, người đó đi vào thế giới của tù túng. Tất cả các bụng mẹ đều có giới hạn của chúng. Người đó chọn một người mẹ và một người bố. Trong tiến trình này, người đó đã chọn cùng sự trường thọ và đã có trứng thụ tinh của bố mẹ mình. Việc chọn lựa đã được thực hiện, và bây giờ người đó sẽ phải dùng thân thể này.

Nếu bạn ra chợ và mua một cái máy với bảo hành mười năm, giới hạn được ấn định. Cái máy được mua có chủ định, cho nên không có vấn đề về cảnh nô lệ. Bạn không nói, "Tôi đã mua cái máy này, và bây giờ tôi bị nô lệ bởi vì nó chỉ kéo dài mười năm." Bạn đã chọn với hiểu biết đầy đủ rằng nó sẽ kéo dài trong mười năm, và do vậy vấn đề chấm dứt. Không có cảm giác đau đớn hay day dứt trong điều này.

Người lấy việc sinh một cách có ý thức biết khi nào thân thể sẽ chết, cho nên người đó có nhận biết về thân thể hướng cái chết. Trong con người như vậy có một loại không kiên nhẫn, không thấy được trong người thường. Nếu chúng ta nghiên cứu các câu chuyện về Jesus, chúng ta sẽ cảm thấy rằng ông ấy rất không kiên nhẫn, dường như điều gì đó đang sắp xảy ra cho ông ấy chỉ trong vài khoảnh khắc. Những người nghe ông ấy không hiểu khó khăn của ông ấy bởi vì họ không nhận biết nhiều lắm về việc tiến tới cái chết của riêng mình. Nhưng với Jesus, cái chết đang đứng ngay trước ông ấy; ông ấy biết khi nào điều đó sắp xảy ra.

Jesus yêu cầu bạn hoàn thành công việc ngày hôm nay, còn bạn nói bạn sẽ làm nó ngày mai. Thế thì Jesus bị khó khăn bởi vì ông ấy có thể không có đó ngày mai nữa. Do đó, dù đấy là Mahavira hay Phật hay Jesus, họ đều vội vã cả. Họ đang chạy với tốc độ lớn bởi vì trong số bao nhiêu người chết, họ là những người nhận biết về mọi việc. Do đó, những cá nhân như vậy bao giờ cũng trong vội vã. Cũng chẳng tạo ra khác biệt gì nếu người đã hiểu ra như vậy có thể sống tới một trăm hay hai trăm năm, bởi vì bất kì chiều dài thời gian nào cũng là ngắn với họ. Chúng ta không thấy thời gian ngắn bởi vì chúng ta không biết khi nào nó sẽ hết. Chúng ta thậm chí còn quên mất rằng nó sẽ hết.

Tự do để chọn việc sinh của người ta là một tự do rất lớn, nhưng bản thân việc sinh là việc đi vào trong tù đầy, và mọi giới hạn của tù đầy sẽ phải được chấp nhận. Nhưng một người như vậy chấp nhận những điều này một cách tự nhiên bởi vì đấy là sự chọn lựa của người đó. Nếu người đó đi tới tù đầy, người đó không bị mang tới đó; người đó tự mình tới. Do đó, người đó chìa tay mình ra cho xiềng xích đặt vào. Trong xiềng xích này không có day dứt, không đau đớn. Người đó ngủ gần tường tối mà không khó khăn gì bởi vì người đó đã đi vào trong nhà tù từ ý chí tự do của mình. Người đó có thể đã ở dưới bầu trời rộng mở, nhưng người đó đã tới nhà tù từ ý chí tự do của riêng mình.

Khi mà nô lệ là bởi việc chọn lựa thì nó là tự do, nhưng nếu tự do mà không có chọn lựa thì đó là nô lệ. Tự do và nô lệ là các thực thể phân biệt ranh giới rõ rệt. Nếu chúng ta đã chọn nô lệ từ ý chí riêng của mình, nó sẽ là tự do, nhưng nếu tự do bị áp đặt lên chúng ta, nó là nô lệ. Với người đã lấy việc sinh một cách có ý thức, mọi sự được thấy rất rõ ràng, và do vậy người đó ra quyết định của mình dễ dàng. Người đó biết rằng mình sẽ sống trong bẩy mươi năm, cho nên người đó quyết định rõ ràng điều người đó phải làm trong thời gian đó. Người đó chỉ nhặt lấy những điều người đó có thể hoàn tất; người đó không trải tấm lưới của mình quá xa vào tương lai. Bất kì điều gì người đó có thể làm ngày mai, người đó sẽ làm - và người đó sẽ hoàn tất nó; đó là lí do tại sao người đó lại không bao giờ trong lo âu.

Khi người đó đang sống, người đó chuẩn bị cho việc chết nữa. Cái chết cũng là sự chuẩn bị cho người đó. Theo một nghĩa nào đó người đó đang vội vã - khi có liên quan tới người khác. Tại chỗ có liên quan tới bản thân mình, người đó không vội vã. Với bản thân mình chẳng còn lại điều gì phải làm cả. Người đó thậm chí có thể chọn cách mình sẽ chết. Nếu người đó phải chết trong giới hạn của bẩy mươi năm, người đó có khả năng quyết định đà nào trao cho thân thể - khi nào, thế nào và theo cách thức nào người đó sẽ chết.

Có một thiền sư nữ. Bà ấy đã thông báo cho mọi người rằng bà ấy sẽ chết sau sáu tháng. Bà ấy chuẩn bị cho bản thân mình một giàn thiêu để thân thể bà ấy sẽ được đem đi thiêu. Vào ngày đã chỉ định bà ấy trèo lên nó, cúi lạy tất cả mọi người đang đứng quanh bà ấy, và thế rồi một số bạn bè đó đốt lửa giàn thiêu. Khi ngọn lửa tới gần bà ấy, ai đó trong đám đông hỏi, "Bà có cảm thấy rất nóng không?"

Bà sư cười và nói, "Các ông ngu làm sao! Thậm chí tại cơ hội cuối cùng này mà các ông còn hỏi câu hỏi ngu xuẩn thế. Các ông có thể hỏi cái gì đó hữu dụng và quan trọng. Ta biết và các ông cũng biết rằng nếu ta ngồi bên trong ngọn lửa thì ta sẽ cảm thấy nóng."

Nhưng đây là chọn lựa của bà ấy. Bà ấy cười trong khi bà ấy bị đốt cháy. Bà ấy đã chọn thậm chí khoảnh khắc cái chết của mình, và bà ấy muốn dạy cho các đệ tử đang đứng vây quanh bà ấy rằng có thể chết trong khi cười. Với những người thậm chí không có khả năng sống mà cười, thì thông điệp rằng một người thậm chí chết mà cười là rất quan trọng.

Cái chết cũng có thể được lập kế hoạch kĩ, nhưng việc chọn lựa sẽ là gì thì sẽ phụ thuộc vào người đang chọn. Tuy nhiên, đây là tất cả những cái bên trong giới hạn. Nếu tôi phải còn lại bên trong căn phòng này, tôi có thể quyết định tôi sẽ ngồi trong góc nào - liệu ngủ ở bên trái hay bên phải; đấy là tự do của tôi. Một người như vậy thậm chí còn dùng cái chết của mình và dùng mọi thứ trong cuộc sống của mình. Đôi khi việc dùng như vậy có thể rõ ràng, đôi khi không. Trong thực tế, người đó lấy việc sinh chỉ để có ích cho người khác. Với bản thân người đó thì không có nhu cầu. Trở nên có ích cho người khác là mục đích của người đó. Nhưng rất khó cho chúng ta hiểu những thực nghiệm của người đó. Thông thường, chúng ta không có khả năng hiểu họ. Bất kì cái gì người đó làm, chúng ta đều không nhận biết về nó. Nó không thể được thực hiện với hiểu biết của chúng ta.

Bây giờ, một người như Phật sẽ chẳng bao giờ nói, "Ta sẽ chết ngày mai." Nếu thời điểm khi người đó phải chết là ngày mai, sẽ vô ích mà đi nói điều đó hôm nay. Thế thì điều có thể được làm hôm nay cũng sẽ không được làm. Thế thì mọi người sẽ bắt đầu kêu khóc thậm chí từ hôm nay. Thế thì thậm chí bốn giờ sau cũng không thể được dùng có ích. Cho nên người như vậy sẽ vẫn còn im lặng trong thời gian nào đó, nhưng về sau người đó có thể tuyên bố to về cái chết của mình. Tuy nhiên, người đó sẽ quyết định tương ứng với tình huống thịnh hành.

Từ bụng mẹ tới bụng mẹ, việc sinh sau khi tự hiểu mình là một cách huấn luyện. Nhưng việc huấn luyện này không dành cho mục đích của người đã chứng ngộ. Nó là một kỉ luật, nhưng không vì mục đích riêng của người đó. Chiến lược sẽ phải được thay đổi thường xuyên bởi vì tất cả mọi chiến lược đều trở thành cũ và nặng gánh và trở thành khó cho mọi người hiểu.

Chẳng hạn, Gurdjieff: ông ấy trước hết sẽ buộc bạn phải trả một trăm đô la trước khi ông ấy trả lời câu hỏi của bạn, trong khi Mahavira thậm chí không chạm tới tiền. Và Gurdjieff sẽ trả lời chỉ trong một hay hai câu. Nếu câu hỏi khác được hỏi, ông ấy sẽ làm cho người hỏi phải trả thêm một trăm đô la nữa. Nhiều lần mọi người hỏi ông ấy đang làm gì. Những người biết ông ấy đều phân vân bởi vì khoảnh khắc này dường như ông ấy cứ giữ tiền và khoảnh khắc tiếp ông ấy sẽ phân phát nó cho người khác. Thế thì tại sao lại đòi một trăm đô la?

Gurdjeff nói rằng để nói cho những người đã coi chỉ tiền mới có giá trị trong cuộc sống thì bất kì điều gì về Thượng đế mà cho không cũng đều thành vô giá trị. Những người như vậy không thể đánh giá mọi thứ được nhận mà không phải trả tiền. Gurdjieff ngụ ý rằng để nhận bất kì cái gì có giá trị, người ta sẽ phải trả cái gì đó để đáp lại theo cách này hay cách khác. Người mà không sẵn sàng trả cái gì đó thì không có quyền nhận.

Nhưng mọi người nghĩ rằng Gurdjieff yêu tiền bởi vì ông ấy sẽ không trả lời nếu không nhận được trả tiền. Như tôi thấy điều đó, tại phương Tây nơi ông ấy sống, nơi mọi người chỉ có thể đánh giá theo đồng tiền, chỉ người thầy giáo như vậy mới có thể có hiệu quả. Ông ấy biết rằng khi bạn đã biểu lộ sẵn sàng để trả tiền cho mọi lời, thế thì bạn đã biết giá trị của nó. Bạn sẽ chỉ đem về nhà cái mà bạn đã trả tiền cho nó, không phải cái gì đó được cho không.

Gurdjieff sẽ làm những điều giống như điều bạn sẽ không chấp nhận. Đệ tử của ông ấy sẽ bị bối rối. Họ sẽ bảo ông ấy rằng nếu ông ấy hãm bớt những hành động như vậy thì sẽ tốt hơn. Nhưng Gurdjieff sẽ làm cho họ một cách có hiểu biết và có chủ ý. Ông ấy sẽ ngồi đấy, và nếu bạn tới gặp ông ấy, ông ấy sẽ làm ra các khuôn mặt cứ như là ông ấy là kẻ hung đồ. Ông ấy sẽ trông không giống như một thánh nhân chút nào. Đã từng thực nghiệm một thời gian dài về phương pháp Sufi, ông ấy có thể bỗng nhiên làm cho mắt mình thành lác và đổi thành biểu lộ láu lỉnh.

Toàn bộ dáng vẻ của ông ấy thay đổi với sự thay đổi trong góc nhìn của mắt ông ấy. Giữa thánh nhân và hung đồ không khác biệt gì nhiều về dáng vẻ ngoại trừ trong góc nhìn của mắt. Ngay khi điều này thay đổi, thánh nhân có thể trông giống như hung đồ và ngược lại.

Mắt của Gurdjieff rất gian giảo và thay đổi nhanh chóng. Thậm chí người đang ngồi bên cạnh ông ấy cũng không biết rằng ông ấy đã làm hoảng hồn người mới tới. Người mới tới sẽ kinh khiếp đến mức người đó có thể cảm thấy muốn chạy trốn. Khi bạn bè của Gurdjieff đi tới biết ra điều này, họ đã hỏi ông ấy tại sao ông ấy lại hành xử theo cách này. Thậm chí trước khi họ đi tới biết điều gì về người mới tới, thì người mới tới đã sợ hết hồn. Tại sao?

Gurdjieff thế rồi sẽ giải thích rằng người mới tới sẽ thấy một tên hung đồ trong ông ấy cho dù ông ấy là thánh nhân; điều đó sẽ mất một số thời gian. Nhưng Gurdjieff không muốn mình phí thời gian, cho nên ông ấy biểu lộ cho người kia mình đã trở thành cái gì để tìm kiếm và chỉ dẫn rằng bây giờ ông ấy có thể đi mất, bởi vì ông ấy đã phí không cần thiết ba hay bốn cuộc thăm viếng của mình chỉ để tìm ra cùng một điều.

Nhưng nếu người mới tới vẫn còn không bị xúc động mặc cho những hành vi như vậy, chỉ thế thì Gurdjieff mới thử làm công việc nào đó với người đó. Vậy, nếu người đó thực sự tới để biết chân lí, ông ấy sẽ kiên nhẫn đợi và không tới kết luận vội vã.

Cho nên điều đó tuỳ thuộc vào thầy giáo, cách người đó muốn dạy. Đôi khi thậm chí trong cả đời mình, bạn vẫn không thể nào biết được mục đích của thầy. Thầy giáo sử dụng mọi khoảnh khắc của cuộc sống của mình từ lúc sinh tới lúc chết. Người đó thậm chí không phí hoài một khoảnh khắc. Mọi khoảnh khắc của người đó đều có ý nghĩa sâu sắc, và nó là một phần của mục đích lớn lao và định mệnh lớn lao.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx