sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 3: Chậm Trễ Triều Kiến (b)

“Vậy ngươi có cho rằng giá gạo sẽ đột phá tăng lên sáu mươi đồng một đấu không” Câu hới này chính là vấn đề mà Trương Hoán quan tâm. Vấn đề nghị sự triều đình hôm nay chính là dự đoán xem giá gạo mấy ngày tới có tăng lên hay không, để từ đó mà có ý kiến cho Thường Bình Thự có xuất hay không xuất gạo của nhà nước để ức chế giá cả leo thang. Hàn tướng quốc cho rằng nên xuất ngay gạo quan để bình ổn giá, nhưng Sở Hành Thủy lại cho rằng lượng gạo như thị trường hiện nay là tạm đủ, chưa cần vội vàng xuất gạo quan. Cả hai cùng lấy mốc giá gạo có hay không đột phá lên sáu mươi đồng một đấu làm giới hạn ( Nếu dưới sáu mươi đồng thì không xuất gạo quan và ngược lại). Mọi người tranh luận không dứt sau cùng đề nghi với Trương Hoán tới Tây thị để khảo sát giá cả thực tế.

“Sẽ không tăng lên sáu mươi đồng” Tần chưởng quỹ nhìn Trương Hoán trả lời một cách chắc chắn: “Mấu chốt cảu việc có tăng gia shay không là phụ thuộc vào số gạo dự trữ trong các cửa hàng có đủ hay không. Cũng giống như tình hình của những năm trước đây gạo hiếm, giá cả sẽ theo đó là tăng cao, chớ nói là sáu mươi đồng mà có thể đột phá tăng lên ba trăm đồng một đấu cũng là bình thường. Nhưng hiện tại lương thực dồi dào, đầy đủ, mà dân chúng cũng không có ý định tích trữ lương thực trong nhà, cùng với đó các cửa hàng buôn bán gạo cũng cạnh tranh kịch liệt. Dựa theo kinh nghiệm của thì nếu có tăng cũng chỉ tối đa là mười lăm đồng. Giá gạo ở Hoài Bắc theo ta dự đoán còn có thể thấp hơn một chút có khi chưa tới năm mươi đồng kia. Hơn nữa chỉ cần qua tết một chút là giá gạo nhất định lại hạ xuống dưới năm mươi đồng ngay thôi”

Nói đến đây, Tần chưởng quỹ thở dài nói: “Thật đúng là gạo rẻ khổ thương, nông mà thôi”

Trương Hoán nghe thế chỉ cười nhạt, hắn đối với câu nói có phần triết lý vừa rồi của Tần chưởng quỹ cũng không có gì bình luận cả. Lời nói đó là xác thực bởi vì lợi nhuận có ít thì người thương nhân này mới nói lời cảm khái như vậy. Nhưng năm trước đây lợi nhuận từ việc buôn bán gạo luôn là một món lãi kếch xù trong kinh doanh. Thao túng được thị trường gạo thì lợi nhuận còn có thể gấp mười lần nữa. Vì vậy mà ở Tây thị này có mấy trăm của hàng buôn bán gạo, mà hiện tại mỗi đấu gạo chỉ thu lợi có hai phần vậy cũng khó trách những thương nhân này oán than dậy đất.

Giá gạo rẻ thì khổ thương nông, những lời này nghe chừng cũng có thực tế. Với việc hai loại thuế pháp được đặt ra, người nông dân phải nộp tiền để sung thuế. Gạo rẻ thì tiền càng quý, như thế thì gánh nặng đối với người dân lại tăng thêm rồi. Nhưng cả một chính sách thuế lớn như thế tất có cái tinh túy của nó: Gạo rẻ thì tiền quý, khi đó nông dân nhất định phải phát triển thêm các nghề phụ để kiếm tiền, như trồng dâu trồng bông, chăn nuôi gia súc, hay cho con gái vào các phường dệt, các mỏ khai khoáng. Như vậy sẽ tạo điều kiện đầy đủ về nguồn lao động cho công thương nghiệp. Đại Đường không nuôi những người lường biếng, phải biết rằng muốn có cuộc sống khấm khá hơn thì nhất định phải đỏ mồ hôi, phải sinh nhiều con.

“Đa tạ Tần chưởng quỹ đã cho ta biết rõ tình hình” Trương Hoán chắp tay chào Tần chưởng quỹ, rồi rời đi trong vòng bảo vệ của những người hộ tống. tần chưởng quỹ thấy bóng lưng của hắn xa dần. Bỗng nhiên trong lòng ông ta cảm thấy hoảng sợ, không biết vừa rồi mình có lỡ lời hay lắm mồm không.

Rời Tây thị rồi Trương Hoán liền đi thẳng về Đại Minh cung, để tiếp kiến sứ thần Hồi Hột đang chờ hắn, còn cái vấn đề giá cả lương thực của nhân dân thì hắn giao lại ấy tướng quốc đi giải quyết. Cái mà hắn đang chú tâm lúc này chính là đại sự có liên quan tới an nguy của quốc gia.

Sứ thần Hồi Hột quốc lẽ ra đã phải đến Trường An triều kiến Tân hoàng đế Đại Đường từ ba năm trước, nhưng bọn họ lại cứ im lặng không có động tĩnh gì trong suốt thời gian qua, chờơ tới tận hôm nay mới lừ lừ đến thế này. Trương Hoán cũng hiểu rõ rằng việc sứ thần Hồi Hột sang triều kiến là kết quả của cuộc đấu đá chính trị trong nội bộ Hồi Hột. Trên thực tế, thế lực của Hồi Hột được chia làm bốn phe đảng. Thứ nhất là phe quý tộc truyền thống, phe này lấy nông nghiệp, chăn nuôi làm chủ, bao gồm các tộc Phó Cố, Hồn, Đồng La, A Bố Tư. Nhưng bộ tộc này chịu ân huệ sâu đậm của Đại Đường, vì thế bọn họ đối với Đại Đường có nhiều hảo cảm, và là phái ‘thân Đường. tại Hồi Hột phái này từng có thế lực và ảnh hưởng lớn.

Tiếp theo chính là bọn người Túc Đặc, bọn họ cũng giống như hậu duệ của người Do Thái vậy: không có quốc gia của riêng mình. Bọn họ sinh sống lâu dài trên con đường tơ lụa, nổi tiếng là môt dân tộc buôn bán. Sau loạn An – Sử ở Đại Đường, dân tộc Thổ Phiên đã xâm lấn lên phía bắc khiên cho con đường tơ lụa phải dời hướng bắc. Nhóm thương nhân Túc Đặc vì thế mà tiến vào Hồi Hột, và nghiễm nhiên trở thành phái quý tộc mới nổi lên. Những năm trước đây phái này bị phái quý tộc truyền thống áp chế, nhưng đến gần đây bọn chúng lại đang có khuynh hướng trỗi dậy. Thương nhân Túc Đặc cùng với bọn Đại Thực áo đen có mối quan hệ khăng khít huyết mạch tương liên. Vì thế đây là phái “ thân Đại Thực” Trong lịch sử Đại Đường có một nhân vật người Túc Đặc khá nổi danh đó chính là An Lộc Sơn.

Thế lực thứ ba chính là Ma Ni Giáo do quốc sư Tô Nhĩ Mạn là người đại diện, có tham gia vào tất cả các quốc sách, vấn đề chính trị cảu Hồi Hột. Đối với các quyết sách của Hồi Hột ý kiến của ông ta rất có trọng lượng. Thế lực cuối cùng trong tứ đại thế lực ở Hồi Hột là quân đội, với thực lực hùng hậu, tràn đầy ý chí xâm lược nước khác. Bọn họ đối với thất bại ở An Tây và Bắc Đình vẫn luôn canh cánh trong lòng. Đại biểu đại diện cho phái này là tể tướng Hiệt Kiền Già Tư.

Tứ đại thế lực này thay nhau hưng thịnh, chính vì thế mà chính sách quốc nội của Hồi Hột cũng dao động vào thay đổi theo quan điểm của mỗi phái. Trong thời kỳ Đăng Lợi Khả Hãn trị vì, phái Túc Đặc và Ma Ni Giáo được thế nổi lên, chúng liền tiến hành xâm lược Trung Nguyên, Đại Dường và Hồi Hột trở mặt thành thù. Cho đến khi Bì Già Khả Hãn đăng vị thì phái quý tộc truyền thống “ thân Đường” lại nổi lên nắm quyền lực. Đại Đường và Hồi Hột theo đó lại quan hệ hữu hảo, cũng chế định ra quốc sách cho khu vực lãnh thổ phía Tây. Rồi tới Trung Trinh Khả Hãn, vị Khả Hãn này là người tương đối trung lập. Lúc này bọn người Túc Đặc và Ma Ni Giáo lại lên nắm thế lực, hơn nữa phe quân đội đối với thật bại ở Bắc Đình và An Tây vẫn coi là mối hận lớn. Đồng thời chúng còn liên kết với nhau chèn ép phái quý tộc truyền thống. Phe “ thân Đường” bắt đầu thất thế. Nhưng một vấn đề có ảnh hưởng với quốc sách của Hồi Hột chính là ba năm trước đây Hồi Hột đã kí kết và xác lập quan hệ hợp tác với Đại Thực.

Cũng chính nguyên nhân đó, đã khiến cho trong suốt ba năm qua Hồi Hột gần như đoạn tuyệt quan hệ ngoại giao, các đoàn sứ thần tới hai nước. Mà sứ giả của Hồi Hột tới lần này chính là người của phái “ thân Đường”, đây là nỗ lực để hi vọng có thể hàn gắn và khôi phục lại quan hệ vốn phức tạp của hai bên. Nhưng Trương Hoán cũng là một tay lão luyện,vị hoàng đế này đã bố trí Quốc An Ti ở Hồi Hột với số lượng lớn các nhân viên tình báo, vì vậy những động thái, tình hình quốc nội Hồi Hột hắn đều năm rõ.

“Bẩm hoàng thượng, sứ thần Hồi Hột đã tới” Viên thái giám An Trung Thuận cất lời bẩm báo cắt ngang dòng suy nghĩ của hắn.

“Dẫn hắn đến Tử Thần Thiên Điện triều kiến”

An Trung Thuận nghe xong dạ một tiếp đáp lại, hắn liền vội vã chạy ra ngoài, lát sau ở xa xa truyền âm thanh cao giọng tuyên gọi: Bệ hạ có chỉ, truyền đặc sứ Hồi Hột đến Tử Thần Thiên Điện bái kiến”

Trương Hoán chính đốn, sắp xếp lại một chút, rồi dưới sự bảo hộ cảu thị vệ liền bước nhanh tới Tử Thần Thiên Điện”

Đặc sứ Hồi Hột tên gọi Dược La Cát Linh, trong cuộc chiến ở An Tây ông ta đã từng đại diện cho Trung Trinh Khả Hãn sang đàm phán với Trương Hoán. Bản thân ông ta là người Hán, trước kia Bì Già Khả Hãn đã nhận ông ta làm con nuôi, được phong làm thứ tướng của Hồi Hột quốc. Lần này đi sứ cùng Dược La Cát Linh còn có một tên phó sứ, tên này là Khang Xích Tâm, là người Túc Đặc, giữ chức Hồi Hột Mai Lộc tướng quân. Trên lý thuyết Khang Xích Tâm chỉ là phó sứ, nhưng trên thực tế hắn lại là đại biểu đại diện cho lợi ích của phái Túc Đặc, Ma Ni Giáo và của phái quân đội. Vì vậy thực ra địa vị trong đoàn sứ giả còn cao hơn cả Dược La Cát Linh.

Sau một hồi chuông vang lên Dược La Cát Linh được hồng Lư Tự Khanh Triệu Trung chậm rãi dẫn vào Từ Thần Thiên Điện, phó sứ Khang Xích Tâm cũng không nhanh không chậm luôn giữ khoảng cách hơn ba bước với Dược La Cát Linh, hắn liếc xéo Cát Linh, miệng không ngừng cười lạnh.

Bên trong Tử Thần Điện ngoài hoàng đế Trương Hoán ra còn có bốn vị tướng quốc cũng tham gia hội kiến. bọn họ theo thứ tự gồm Hàn tướng quốc, Bùi Hữu, Nguyên Tái và Sở Hành Thủy. Ngoài ra còn có Thái Thường Khanh Đỗ Á, Thái Phủ Tự Khanh Phòng Tông Yển, Tông Chính Tự Khanh Lý Kiều. Những người này cũng ngồi một bên dự hội kiến.

“Thần Dược La Cát Linh là đặc sứ Hồi Hột quốc xin ra mắt Đại Đường hoàng đế. Cẩn chúc hoàng thượng vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế” Dược La Cát Linh quỳ xuống, cung kính dập đầu ba lần hành lễ với hoàng đế Đại Đường. Phía sau, phó sứ Khang Xích tâm cũng bất đắc dĩ phải quỳ xuống nhưng hắn lại thẳng lưng không làm lễ dập đầu.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx