Người Cát La Lộc tự xưa chính là một chi phái của người Đột Quyết. Bọn họ trăm năm qua vẫn sinh sống trên một diện tích rộng lớn ở phía Tây của Bắc Đình Kim Sơn. Lối sống đặc trưng của người Cát La Lộc là lối sống du mục. Về thành phần dân tộc thì người Cát La Lộc có ba bộ lạc chủ yếu là: Mưu Lạt, Bà Bặc, Đạp Thực Lực. Ba bộ lạc này cũng chính là ba họ của Cát La Lộc. Thủ lĩnh của các đại bộ lạc này được gọi là Diệp Hộ. Ba đại bộ lạc này do vô số các bộ lạc nhỏ tạo thành, tính ra thì nhân số lên tới mấy ngàn người.
Bắt đầu vào năm Đại Đường Khánh Trị thứ mười, dân tộc Thổ Phiên phát động chiến tranh với Hồi Hột để tranh đoạt Thổ Hỏa La, điều này làm cho thế cục ở Tây Vực càng trở nên xấu hơn. Đại Thực hào hứng, thích thú thu hồi lại Toái Diệp, đồng thời sai khiến người Cát La Lộc quay trở về phía Tây núi Kim Sơn lần nữa, tại đây chúng vẫn nhìn hau háu thèm thuồng Bắc Đình. Cũng ở nhân cơ hội Thổ Phiên và Hồi Hột chiến tranh nhằm tranh giành An Tây, bọn chúng đã chớp thời cơ đánh úp lấy Bắc Đình và đã đắc thủ. Vì vậy mà lần đó quân Hồi Hột thất bại phải trở về Mạc Bắc.
Bốn năm trước đây người Cát La Lộc đã chạm trán với Đường quân đang làm nhiệm vụ Tây chính, và dĩ nhiên hai bên đã động thủ, kết quả là người Cát La Lộc thảm bại bởi “ Hám thiên lôi” của Đại Đường, lần đó bốn vạn kỵ binh tinh nhuệ của Cát La Lộc đều bị tiêu diệt hoàn toàn. Đây là thất bại và là sự đả kích mà trước đây bọn họ chưa từng gặp phải. Sau lần đó bọn người Cát La Lộc đối với chiến lược khuếch trương, mở rộng thế lực về phía Tây của Đại Đường hoàn toàn buông xuôi, không ngăn cản gì nữa. Bọn chúng lại một lần nữa chuyển rời địa bàn từ phía Tây dãy Kim Sơn trở về lưu vực của Di Bá Hải. Và cũng tại thời điểm này, trong nội bộ Cát La Lộc phát sinh nội chiến, đó là ba họ lớn trong đại bộ tộc xảy ra mâu thuẫn, tranh giành lẫn nhau. Người Cát La Lộc từ đó dần suy yếu, chấp nhận ẩn mình trong thung lũng sâu. Nhưng trải qua bốn năm dưỡng sức, lại được bọn người Đại Thực hậu thuẫn rất lớn đến nay nanh vuốt, và chiến ý của bọn chúng lại trỗi dậy mạnh mẽ, chúng hoàn toàn trở thành công cụ, là chó săn cho Đại Thực. Lần này chúng lại vâng lệnh Đại Thực dời tới phía Bắc của Đại Thanh Trì nhằm tạo ra sự uy hiếp lớn cho Toái Diệp.
Bọn người Cát La Lộc này mặc dù đã nhiều lần di chuyển địa bàn sinh sống từ chỗ này qua chỗ khác, nhưng trước sau thì bọn chúng vẫn không có một đô thành cho riêng mình. Vì vậy trước mắt bọn chúng đem nha trướng hạ trại để thành lập một thị trấn nhỏ ở Hải Đồ Thập. Hiện tại đại tù trưởng của người Cát La Lộc là A Sắt Lan, tuổi chừng năm mươi, hắn nguyên là Diệp Hộ của Mưu Lạt tộc. Ba năm trước đấy hắn đã được Calipha của Đại Thực sách phong làm Vương của người Cát La Lộc, đồng thời còn gia phong làm Sở Hà Tổng Đốc. Sở Hà cũng chính là tên gọi khác của sông Toái Diệp. Mặc dù trên danh nghĩa hắn là Tổng Đốc nhưng trên thực tế hắn không hề chiếm được một tấc đất nào ở lưu vực sông Toái Diệp này.
Buổi sáng ngày hôm nay, tại Hải Đồ Thập này được vinh hạnh đón tiếp một vị khách vô cùng quan trọng: Đó là Hồi Hột quốc sư Tô Nhĩ Mạn. Tại Hồi Hột, Ma Ni Giáo được coi là quốc giáo và Tô Nhĩ Mạn là giáo chủ đứng đầu giáo phái này vì thế ông ta rất được tôn sùng và kính trọng. Hơn nữa bản thân ông ta có nguồn gốc xuất thân chính là người Ba Tư, vì vậy nên ông ta có quan hệ rất mật thiết với Đại Thực, đồng thời nhóm người Túc Đặc cũng rất coi trọng và kính nể ông ta. Như vậy có thể nói tại Hồi Hột ông ta nắm cả hai đại thế lực là Ma Ni Giáo và Túc Đặc. Điều này lí giải tại sao ông ta có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị Hồi Hột. Lần này ông ta đích thân đi sứ Hồi Hột là vì bản thân Hồi Hột vừa rồi do khí hậu lạnh giá, khắc nghiệt, trong nước xảy ra nạn đói, phe Túc Đặc lại tỏ ra bất mãn với khuynh hướng “ thân Đường” của Hồi Hột, nên Trung Trinh Khả Hãn liền đặc biết phái ông ta đi sứ sang phía Cát La Lộc để mượn lương thực, sau đó ông ta sẽ tiếp tục đi Ba Cách Đạt để nhờ Đại Thực trợ giúp, làm như vậy sẽ tạo ra thế cân bằng giữa mấy thế lực đang mâu thuẫn lẫn nhau trong nội bộ Hồi Hột.
“Lão bằng hữu của ta, đã hai năm rồi chúng ta không gặp nhau rồi đấy” Ngay từ còn ở khá xa, Tô Nhĩ Mạn đã dang rộng vòng tay, làm cho chiếc đại bào màu đen cũng tung bay, rộng mở. Màu đen ấy gần như đối lập với cái màu trắng bệch trên khuôn mặt của ông ta dưới ánh dương quang, nhìn ông ta mà liên tưởng tới con dơi thì cũng không có gì là quá đáng. Bộ dạng đó của ông ta cũng đủ khiến cho binh sĩ Cát La Lộc đứng xung quanh thấy u ám, ghê ghê. Tô Nhĩ mạn cũng với Cát La Lộc Vương A Sắt Lan là chỗ quen biết, thâm giao đã lâu nay. Con trai lớn của A Sắt Lan tên A Đạt Lỗ chính là đại đồ đệ của Tô Nhĩ Mạn. Ba năm trước đây hắn đi ăn trộm “ Hám thiên lôi” của Đại Đường, nhưng bị phát hiện và chết dưới đao của Đường quân. Sự việc này khiến Tô Nhĩ Mạn cảm thấy vô cùng có lỗi, ông ta liền tới Cát La Lộc, quỳ trước A Sắt Lan xin thỉnh tội. A Sắt Lan cũng bỏ qua không truy cứu gì ông ta nữa. Đồng thời bản thân A Sắt Lan còn cho đứa con trai thứ ba mà ông ta rất mực yêu quý là A Đặc Lôi bái lạy coi Tô Nhĩ Mạn như cha mình vậy. Dù sao đi nữa thì người Cát La Lộc vẫn đang trú dưới mái hiên của người Hồi Hột, và bọn người Đại Thực hiểu rõ rằng lợi dụng người Cát La Lộc có thể đề phòng minh thương của Hồi Hột nhưng còn ám tiễn của bọn họ thì cũng chưa chắc đâu. Cứ như vậy Tô Nhĩ Mạn nhanh chóng trở thành người hướng đạo tương lai của Cát La Lộc.
A Sắt Lan cũng mở rộng vòng tay ra nghênh đón Tô Nhĩ Mạn, hai người cười ha hả, rồi đứng một chỗ ôm nhau thật chặt. Hai người cùng vỗ vỗ, xoa xoa sống lưng của nhau thể hiện sự hữu hảo thân thiết. Sau khi nghi thức xã giao kết thúc, hai người cùng kéo nhau, thân thiết bước vào chiếc lều lớn.
“Quốc sư, tên nhi tử của ta ở Hàn Nhĩ Đóa Bát Lý thế nào rồi? Nó có làm quốc sư hài lòng được hay không”
“A Đạt Lôi là một con hùng ưng dũng cảm, ta tin rằng, dưới sự chỉ bảo và giáo dục của ta nó nhất định có thể bay cao bay xa”
“Vậy thì quốc sư phải cực khổ rồi”
Hai người cười cười nói nói vui vẻ rồi đi về chiếc lều lớn của đại tù trưởng A Sắt Lan. Bên trong chiếc lều lớn này được bố trí vô cùng xa hoa, hoàng kim, ngọc bích rực rỡ không gian. Trên nền được trải bằng thứ thảm thượng hạng của Ba Tư, rất dâỳ. Còn trên vách trướng treo đầy những viên đá quý của Đại Thực Lưu Tô. Mặt bàn thì được trải bằng thứ gấm được mệnh danh là hảo hạng nhất của Đại Đường – gấm Tứ Xuyên, không chỉ có thể trên các mặt bàn này còn được bày la liệt các loại kim khí tinh xảo của Bái Chiêm Đình. Ngoài ra bên trong này, giữa đống châu quang, bảo khí có chừng mười mấy cô gái trông rất lẳng lơ gợi cảm đang nửa ngồi nửa quỳ. Cô nào cô nấy trong ánh mắt, nụ cười cũng đều toát ra một vẻ quyến rũ đến ma mị.
Hai người tiến lại và ngồi xuống nơi bàn trướng, và ngay lập tức một thị nữ bưng lên cho bọn họ hai tách trà Mã Nãi còn thơm phưng phức. Mấy cô gái Cát La Lộc trẻ đẹp đang ngồi ở phía sau cũng tiến lại, rồi nhẹ nhàng vuốt ve, xoa bóp bả vai cho A Sắt Lan và Tô Nhĩ Mạn. Nhưng Tô Nhĩ Mạn liền khoát tay áo, ý bảo rằng ông ta không cần, không có nhu cầu như thế, và dường như A Sắt Lan cũng nhận ra được nét mặt trầm trọng của Tô Nhĩ Mạn, nên ông ta liền thấp giọng ra lệnh: “Các ngươi hãy đi hết ra ngoài cho ta”. Hơn mười mấy cô gái trẻ đẹp quyến rũ đều bị tiếng quát của A Sắt Lan làm cho sợ hãi, bọn họ rối rít đứng lên chạy ra khỏi căn lều đó.
A Sắt Lan thấy những thị nữ đều đã đi hết ra ngoài, ông ta liền hạ thấp giọng hỏi: “Quốc sư, đã xảy ra chuyện gì sao”
“Ông có biết lý do vì sao tôi tới đây không” Tô Nhĩ Mạn lấy từ trong người ra một phong thư, rồi ném nó lên trên chiếc bàn nhỏ: “Đây là thư do Trung Trinh Khả Hãn tự tay viết cho ông đấy. Ông hãy tự xem qua một chút đi”
A Sắt Lan liền lấy tín thư đem ra đọc, ông ta chỉ vội vã xem qua một lần nhưng sắc mặt đã đại biến, hai tay run run, giọng nói ấp úng như không nên lời: “Người Cát La Lộc chúng tôi lương thực cũng còn đang thiếu trầm trọng, không nói là năm mươi vạn con dê mà ngay cả là năm ngàn con dê chúng tôi cũng lấy đâu ra chứ”
Tô Nhĩ Mạn chứng kiến thái độ khẩn trương, sửng sốt của A Sắt Lan liền hừ lạnh một tiếng rồi nói: “Đại tù trưởng sợ cái gì chứ, Khả Hãn chúng tôi có nói sẽ lấy không dê của các người đâu, chẳng qua là mượn tạm thời thôi mà, sau này sẽ trả lại cho các người.”
Mượn ư? Bọn người Hồi Hột các ngươi nói là mượn nhưng có khác gì là chiếm đoạt cơ chứ, từ trước cho tới nay, các người đã mượn của người Cát La Lộc không ít, vậy mà đã trả lại được bao nhiêu? A Sắt Lan cười khổ một tiếng nói: “Cũng không phải là chúng tôi có ý không ượn, mà chẳng qua là phía chúng tôi cũng phải chịu nhiều hậu quả của bão tuyết. Quốc sư cũng biết từ tháng chín này đã là hạ tuyết. Thật sự trong tay chúng tôi lúc này không đào đâu ra dê cho các ngài mượn được”
@by txiuqw4