sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Q.5 - Chương 12: Bản Đồ Sao

Editor: Cơm Nắm Nướng Chảo Beta: Earl Panda. Beta’s Note: Ngại ghê, hồi trước cứ tưởng thi xong là có thể thảnh thơi cuộc đời, ai ngờ vào năm học lại liền tù tì suốt 1 năm học 1 tuần 6 ngày muốn toét cúc đến vậy ≖‿≖ Cúc đã toét lắm rồi mà thực ra tớ vẫn đang nợ 2 môn chưa đăng kí được tín chỉ để học (đăng ký đc thì chắc thành hoa hướng dương cmnr…) ≖‿≖ Và vấn đề cần thông báo là sang tháng 6 tớ lên rừng đi quân sự hờ hờ (ಥ⌣ಥ) Tuần sau tớ được nghỉ nguyên 1 tuần để ôn thi cuối kỳ, nếu kịp tớ sẽ beta trước rồi đặt lịch cho tháng 6, còn nếu ko kịp thì………..(∪ ̄ ㋓  ̄∪) Chúc các bạn một mùa hè mát mẻ không kích động (ಥ⌣ಥ)..*****. Vừa nói, chú Ba vừa móc hai tấm ảnh chụp nhàu nhĩ từ trong cái ba lô rách nát ra đưa cho tôi.

Tôi biết thứ được chụp trong ảnh chính là chiếc lò luyện đan kia. Mấy tấm ảnh đó hẳn là do lão Tây kia đưa cho chú. Chuyện này tương đối phức tạp, không có mấy tấm ảnh này thì chỉ sợ không thể nào nói cho rõ ràng được, giờ chú cũng đã lấy ra cho tôi xem rồi.

Nhận lấy ảnh, vừa nhìn thêm lần nữa, tôi liền thấy tấm ảnh đầu tiên chính là hình một cái lò luyện đan to khủng bố được trưng bày trong bảo tàng. Lúc chú Ba kể chuyện, tôi còn không ngờ thứ này lại lớn đến vậy, phải cao những ngang tầm một người lớn. Muốn tuồn cái món này ra nước ngoài, ấy lại chả quá bằng nhiệm vụ bất khả thi.

Tấm thứ hai chụp cảnh dưới đáy lò luyện đan. Tôi thấy đáy lò chằng chịt hoa văn thanh đồng, chính giữa đáy lò còn đúc một con thú vọng thiên bằng đồng to bằng cả nắm tay, ngửa đầu trông trời, cực kỳ oai vệ, dựa vào tạo hình mà nói thì nó phải thuộc loại hàng thượng hạng của thượng hạng.

“Đây là lò luyện đan sau khi được phục chế lại trong viện bảo tàng. Tấm thứ hai chụp bên trong lò luyện đan.” Chú Ba giải thích cho tôi. “Giải Liên Hoàn phát hiện ra cơ quan dưới đáy lò là một hệ thống cấp nước vô cùng tài tình, dùng để chế thêm nước vào trong lò trong lúc luyện đan. Vách lò rỗng ruột, bên trong có nước, chỉ cần xoay nắp lò luyện đan để hình vẽ trên nắp di chuyển đến một vị trí nhất định là có thể khởi động được cơ quan phía dưới con thú vọng thiên này, nước trong vách lò sẽ phun ra từ miệng con thú, như vậy, lúc luyện đan không cần phải mở nắp lò để tiếp nước.”

Tôi gật đầu khen thật kỳ diệu. Có điều, một cơ quan xảo thuật đến vậy thật ra ở Trung Quốc cũng chưa tính là đặc biệt, sao lại nói cơ quan này là mấu chốt để giải mã cuốn sách lụa Chiến quốc chứ?

Chú Ba bảo, vấn đề không phải ở tác dụng của cái cơ quan này, mà là phương thức vận hành của nó. Nói đoạn, chú bèn lấy ra một chiếc kính lúp rồi bảo tôi soi cho kỹ hoa văn dưới đáy lò luyện đan.

Ảnh chụp nhỏ quá, tôi soi tỉ mỉ mãi mới thấy dưới đáy lò này, nếu lấy con thú vọng thiên làm trung tâm, thì bốn phía có rất nhiều những điểm chạm nổi li ti cực nhỏ, nhiều vô cùng, chằng chịt chi chít, không nhìn cẩn thận thì lại tưởng là rỉ đồng.

“Đây là gì?” Tôi vẫn không hiểu nên lại hỏi.

“Mày không biết cũng dễ thông cảm thôi. Phù điêu ở đáy lò này chính là tinh đồ thời thượng cổ đấy.”

“Tinh đồ thời cổ?” Tôi sửng sốt một lúc, “Tức là bản đồ vị trí các vì sao trên bầu trời ạ?”

Chú Ba gật đầu, sau đó cầm một tấm ảnh chụp hình vẽ giải mã ra từ cuốn sách lụa Chiến quốc cho tôi so sánh: “Đây là chỗ khéo léo nhất của cơ quan này. Đáy lò là một bức tinh đồ thời cổ, khi xoay nắp lò đến một góc độ chính xác, đường cong trong hình vẽ trên nắp lò này sẽ trùng khớp với sáu vì sao trong bức tinh đồ dưới đáy lò, từ đó sẽ mở được cơ quan.”

Tôi nghe xong lập tức nhớ ra điều gì, sau đó nghĩ một lát liền bừng tỉnh đại ngộ: “Hai hình vẽ trùng khớp được lên nhau, nói vậy thì đường cong kỳ quặc trên cuốn sách lụa Chiến quốc thật ra lại là một tấm ‘bản đồ sao quay’ ư?”

Chú Ba gật đầu: “Đúng vậy.”

Bản đồ sao quay(*) là một loại dụng cụ chiêm tinh. Bởi vì sao trên trời phải đến hàng ngàn hàng vạn, hơn nữa, chúng lại di chuyển tùy theo sự biến hóa của từng thời điểm trong mùa, mỗi lần tiến hành chiêm tinh lại phải tìm ra mấy vì sao đặc biệt kia trong hằng ha sa số muôn vì tinh tú là chuyện cực kỳ khó khăn, cho nên từ đó mà loại bản đồ sao này được ra đời. Bình thường, người ta đều căn cứ vào các vì sao và thứ tự sắp xếp của chúng để nối thành đường cong, sau đó chỉ cần đối chiếu với vị trí của sao Bắc Đẩu trên bản đồ cho đúng là sẽ có thể xoay bản đồ sao theo la bàn và nấc của mùa, những đường cong đặc biệt kia sẽ trùng khớp lên những vì sao mà ta đang tìm kiếm.

(*) Nguyên văn là Tinh bàn, tức là cái Astrolabe. Bản đồ sao quay là mình chém vì thấy nó giống thứ được mô tả trong đây. Thực ra astrolabe phức tạp hơn rất nhiều vì nó có nhiều đĩa xoay có thể thay thế cho nhau, thể hiện vị trí sắp xếp của tinh tú trong các chòm sao biến đổi theo nhiều thời điểm trong năm. Mấy cái khấc xung quanh chính là nấc của mùa, dựa vào đó mà quay bản đồ sao cho chuẩn thời điểm, vì vị trí và sắp xếp của các chòm sao sẽ thay đổi tùy mùa.

Tôi không khỏi đập bàn tán thưởng. Chu choa, cái này đâu có phải khó nghĩ lắm đâu mà sao ban nãy lại không nghĩ đến nhỉ. Chuyện này cũng rất hợp logic nhé, thuật chiêm tinh thời Chiến quốc đã cực kỳ phát triển, mà người ở thời đại đó thì cho rằng sự vận hành của thiên tượng là đại diện cho sự vận động của vạn vật, từ đó có thể nhìn thấu được một vài thiên cơ. Những thiên cơ này thường là điềm báo cho những thay đổi của một quốc gia, chiến tranh hoặc những biến cố quan trọng, bình thường không thể tùy tiện tiết lộ. Thiết Diện Sinh đã giấu tinh đồ do chính mình quan sát được vào trong cuốn sách lụa, âu cũng là chuyện dễ hiểu.

Bức tinh đồ này đồng thời lại xuất hiện trên lò luyện đan, có lẽ là thiên tượng này có một hàm nghĩa đặc biệt nào đó, lôi kéo sự chú ý của quá nhiều nhân vật, rất có khả năng là như vậy.

Chú Ba liền gật gù: “Ranh con tiến bộ rồi đấy, nói phải lắm. Sau khi mấy thứ này được vận chuyển sang Mỹ, Cầu Đức Khảo cũng lập tức phát hiện ra được bí mật này. Lão cũng giống như mày, nghĩ ngay đến thuật chiêm tinh.”

Đây là một phát hiện khiến người ta cực kỳ phấn chấn, có thể nói là lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử ngành khảo cổ. Cầu Đức Khảo lại một lần nữa tạo được tiếng vang, thế nhưng vào thời điểm đó lão không còn quan tâm đến điều đó nữa. Lão đã hoàn toàn chìm trong mê muội vào cái quá trình khảo cổ này: tinh tượng được khoanh ra trong tấm tinh đồ này mang hàm nghĩa gì? Nó bị che giấu kín đáo đến như vậy, chắc chắn tinh tượng này đã dự báo một sự kiện nào đó vô cùng nghiêm trọng, không thể để người khác biết.

Sau khi đem tinh đồ và bản đồ sao quay chồng khớp lên nhau, lão liền tìm ra được sáu vì tinh tú đặc biệt trong cả tấm tinh đồ, hợp thành hình vẽ tinh tượng, sau đó đi tra trong tư liệu sách cổ hòng tìm hiểu xem tinh tượng này trong thuật chiêm tinh là có ý nghĩa gì.

Thế nhưng, chiêm tinh học của Trung Hoa cổ đại dường như cũng có họ hàng với phong thủy học, cho nên phức tạp vô cùng, thậm chí có khi còn thâm sâu biến ảo khó lường hơn cả phong thủy, gần như không hề có một hệ thống tư liệu nào. Bức tinh đồ ẩn giấu trong cuốn sách lụa Chiến quốc này là biểu thị cho thiên cơ gì, đây là điều hoàn toàn không có cách nào tra cứu nổi.

Lúc đó phương pháp duy nhất để giải bí mật này là phải tìm mấy vị cao nhân kia, thế nhưng thời buổi đó ở Mỹ thì đào đâu ra cao nhân, cho nên Cầu Đức Khảo mới một lần nữa nhờ cậy Giải Liên Hoàn xâm nhập vào xã hội Trung Quốc để dò la tin tức.

Tuy nhiên, lần này Giải Liên Hoàn không thể hoàn thành được nhiệm vụ. Trong thời đại đó, hễ ai có chút hiểu biết về phong thủy Chu Dịch thì đều bị đấu tố đến mức bị nhốt cả trong chuồng bò rồi, những người lọt lưới đều lo sợ nơm nớp, nào ai dám ho he chút gì. Việc dò la thăm hỏi cũng phải lén lén lút lút, bất tiện khủng khiếp.

Một lần tìm kiếm này phải mất đến tận hai năm mà vẫn không thu được kết quả gì, cùng lúc đó, công việc nghiên cứu khác ở Mỹ cũng không hề có bất cứ tiến triển nào.

Rơi vào đường cùng, Cầu Đức Khảo đột nhiên lại nảy ra một sáng kiến. Sự chú ý của lão một lần nữa tập trung vào cuốn sách lụa Chiến quốc. Lão phỏng đoán rằng, cuốn sách lụa đã chứa bức tinh đồ, vậy thì có lẽ trong một cuốn khác sẽ có bí mật của tấm tinh đồ được ghi lại.

Vì thế, lão một mặt bắt đầu thu mua ồ ạt một đống lụa vàng nước Lỗ, một mặt nhăm nhe bám càng ông nội tôi – người đã bán cuốn sách lụa Chiến quốc cho lão năm xưa. Dựa theo kinh nghiệm của lão, thổ phu tử bình thường đều là loại trộm cắp chẳng chịu ra về tay không, cuốn sách lụa này không có thể nào chỉ tồn tại có duy nhất một cuốn, mà ông tôi hẳn đã phải chôm trọn cả bộ mang ra mới đúng. Phần còn lại kia chắc vẫn còn trong tay ông nội.

Lúc bấy giờ quan hệ giữa Giải Liên Hoàn và Cầu Đức Khảo cực kỳ ăn ý. Lòng lang lại gặp dạ sói, hắn liền giúp Cầu Đức Khảo đến chỗ ông tôi thăm hỏi dò la. Đáng tiếc là ông nội nhà tôi miệng ngậm chặt kín như hũ nút (aka Bình Kín Miệng:”>), không dò la ra được điều gì. Đến đường cùng, Giải Liên Hoàn bèn đi hỏi chú Ba. Lúc đó, chú Ba đang rất quan tâm đến những ghi chép trong cuốn bút ký của ông nội. Rượu vào một cái, ồ ạt lời tuôn, chú liền đem tất cả những điều ông tôi trải qua lúc trộm sách lụa Chiến quốc ra ngoài làm thành chuyện phiếm kể bô bô hết ráo.

Tôi nghe đến đây, nhịn chẳng được bèn nói: “Chú Ba, thì ra lão già ngoại quốc đó biết rõ chuyện huyết thi cổ mộ, là vì chú tự nói ra sao?”

Chú Ba liền cười khổ, lắc đầu bảo: “Lúc đó thật sự là uống nhiều quá. Rượu vào một cái chú cũng chẳng nhớ nổi rốt cuộc đã kể cho hắn những gì, về sau nói chuyện với lão Tây đó chú mới biết. Chuyện này chú cứ hối đến mức xanh lét cả ruột gan ra rồi đây.”

Tôi cũng cười đau khổ với chú. Chuyện này quả thật quá mức kịch tính rồi. Có điều nói ra thì, hồi đó Cầu Đức Khảo chọn Giải Liên Hoàn, chắc cũng sớm biết quan hệ giữa hai nhà họ Ngô và họ Giải, đã sớm có ý định này rồi. Sự quỷ quái bí hiểm trong cách làm việc của lão già người nước ngoài kia thật sự khiến cho người ta phải sợ hãi.

Bấy giờ, sau khi Cầu Đức Khảo nhận được tin tức, lão từng có ý định một lần nữa đi trộm mộ huyết thi, đáng tiếc là Giải Liên Hoàn lại không đổ đấu, mà tìm người khác thì lão không kiếm được ai. Thời đó quan hệ Mỹ – Trung bắt đầu ấm dần trở lại, lão cảm thấy thời cuộc sẽ có biến chuyển, bèn kiên nhẫn náu mình chờ thời trong một thời gian ngắn, và quả nhiên lão đã đợi được một cơ hội chín muồi. Thế là, lão dẫn theo một đám người làm khảo cổ, gấp rút lên đường trở lại Trung Quốc, bắt đầu tính toán cho lần hành động này. Từ đó mới xảy ra những sự việc chú Ba từng gặp phải lúc trước.

Câu chuyện sau đó thì đoán đại cũng ra. Chú Ba đêm trước vừa ra được khỏi mộ cổ, chiều hôm sau Cầu Đức Khảo cũng mò được vào trong. Khỏi nói cũng biết, chuyến đi này rốt cuộc đã biến thành một vụ tai ương. Vào thời điểm bọn chúng mở cái hốc tối dưới đáy quan tài, bọ ăn xác chúa bay ra suýt nữa đã giết sạch mọi người có mặt trong mộ cổ lúc ấy.

Cũng may mà hồi đó Giải Liên Hoàn tìm được một gã tay chân tương đối thông minh. Chính nhờ anh ta châm thuốc nổ vào thời khắc nguy hiểm nhất, khiến căn phòng bên trong nổ sập hoàn toàn nên Cầu Đức Khảo và Giải Liên Hoàn lúc đó đang ở căn phòng bên ngoài mới giữ được tính mạng. Tiếc thay, chính anh ta và toàn bộ những người có liên quan đã bị vùi chết hết trong ngôi mộ cổ.

Cảnh tượng lúc đó cực kỳ khủng khiếp. Cầu Đức Khảo tận mắt chứng kiến những sự ấy, chịu đả kích rất lớn, thần kinh gần như trở nên bất ổn. Những hiểu biết, những suy nghĩ của lão về Trung Quốc được gây dựng trong suốt vài chục năm nay đã hoàn toàn sụp đổ. Sau khi quay lại Trường Sa, lão lập tức trở về nước Mỹ, lâm bệnh nặng một hồi, xém nữa phát điên lên mà chết. Những nghiên cứu về cuốn sách lụa Chiến quốc kia, lão cũng ngừng lại ngay lập tức.

Tuy nhiên, chúng ta đã biết đó chỉ là tạm thời. Một năm sau là đến thời kỳ của đợt khảo cổ dưới biển lần thứ hai. Bánh xe vận mệnh bắt đầu từ dưới mặt biển Tây Sa, càng xoay lại càng điên cuồng.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx