sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Người Chế tác Ngọc quan âm

Thời Thiệu Hưng, ở hành cung tạm thời của vua có một người thuộc phủ Diên An, Diên Châu, Quan Tây. Ông làm Tam trấn Tiết độ sứ hàm An Quận vương. Lúc ấy đang là mùa xuân, tiết trời ấm áp, ngài cùng gia quyến đi chơi xuân, đến tối mới trên đường về nhà. Tới cửa Tiền Đường, xe kiệu gia quyến đi trước, đằng sau là kiệu của ngài. Nghe thấy cửa hàng bồi giấy có người nói: "Con ơi ra đây mà xem Quận vương". Quận vương ngồi trong kiệu nhìn thấy, rồi ông bảo với Bang Tổng Ngu hầu(1):

- Lâu nay ta đã đi tìm người này, song nay lại thấy ở đây. Ta giao cho ngươi, ngày mai đòi người này vào phủ.

(1) Ngu hầu: quan cận vệ.

Ngu hầu vâng lệnh tới tìm người ấy xem mặt. Đúng là:

Ngu hầu từ trên xe bước xuống, thấy tấm biển trước cửa đề: "Nhà họ Cừ, chuyên bồi các bức thư họa cổ kim". Trong cửa hàng có một ông già và một cô gái. Thật là:

Đó chính là người ra xem kiệu Quận vương. Ngu hầu bèn tới một quán trà đối diện với nhà ấy. Bà lão rót nước mời. Ngu hầu nói:

- Xin nhờ bà gọi giúp ông Cừ cửa hàng bồi giấy, tôi có chuyện muốn nói với ông ta.

Bà lão đưa ông Cừ tới. Cừ Đãi Chiếu hỏi:

- Ngài hỏi tôi có việc gì?

- Chẳng có việc gì cả, chỉ hỏi một chuyện vặt thôi. Người ông vừa gọi ra xem kiệu Quận vương có phải là con gái ruột ông không?

- Vâng đó chính là đứa con gái vụng về của tôi, - Cừ Đãi Chiếu nói, - nhà chỉ có ba người.

- Cô nhà bao nhiêu tuổi? - Ngu hầu hỏi.

- Mười tám tuổi.

- Cô nhà đã lấy chồng chưa, hay là ông cho cô ấy tới hầu hạ quan?

- Nhà lão nghèo túng, lấy tiền đâu mà gả chồng. Sau này cũng chỉ hiến cho phủ đệ.

- Cô nhà có sở trường gì không?

Cừ Đãi Chiếu nói qua về sở trường của con mình. Có bài từ Nhãn Nhi Mị làm chứng:

- Cô rất giỏi thêu thùa.

Ngu hầu nói:

- Vừa rồi Quận vương ngồi trong kiệu nhìn thấy chiếc thắt lưng thêu trên người cô. Trong phủ đang cần một người giỏi thêu thùa, sao ông không hiến cho Quận vương?

Cừ Công trở về bàn với vợ, hôm sau viết lá đơn hiến con gái vào phủ, được Quận vương trả tiền. Cô gái được Quận vương đặt tên là Tú Tú Dưỡng Nương.

Một hôm triều đình ban cho Quận vương một chiếc áo chiến bào, ông sai Tú Tú thêu thêm một chiếc đúng như thế. Quận vương xem xong rất vui, nói:

- Chúa thưởng ban cho ta chiếc chiến bào, ta cũng phải tìm vật gì quý hiếm để dâng lên chúa thượng.

Thế rồi ông vào kho lấy ra một viên ngọc trong suốt, cho gọi những người thợ chế tác ngọc lại nói:

- Viên ngọc này nên làm gì?

Một người trong bọn họ nói:

- Nên làm một chiếc chén ngọc.

- Thật đáng tiếc, - Quận vương nói, - một viên ngọc như thế mà chỉ làm được một chiếc chén thôi ư?

- Viên ngọc này trên nhọn dưới tròn, - một người khác nói, - nên làm pho tượng Ma Hầu La Nhi.

- Ma Hầu La Nhi chỉ dùng để cầu may vào ngày mồng bảy tháng bảy thôi, - Quận vương nói, - còn thường ngày không dùng tới.

Một chàng trai trong số họ, tuổi trạc hai mươi lăm, tên là Thôi Ninh, người phủ Kiến Khang, Thăng Châu, chắp tay bước tới nói với Quận vương:

- Thưa Quận vương! Viên ngọc này trên nhọn dưới tròn, có thể chế tác được pho tượng Nam Hải Quan âm.

- Hay quá! Rất hợp ý ta. - Quận vương nói.

- Thế rồi ông giao cho Thôi Ninh tạc pho tượng ấy. Chưa đầy hai tháng đã chế tác xong pho tượng Quan âm ngọc. Quận vương lập tức dâng biểu tiến vua, vua rất mừng. Thôi Ninh được bản phủ cất nhắc thêm một cấp.

Vào một ngày mùa xuân, Thôi Ninh chơi xuân trở về, cùng với mấy người bạn vào quán rượu bên cửa Tiền Đường. Mới uống được vài chén thì thấy tiếng người ầm ĩ, vội mở cửa sổ nhìn thì thấy người kêu gào hỗn loạn: "Cầu Tỉnh Đình cháy!".

Thôi Ninh vội vàng bỏ rượu xuống lều, chỉ thấy ngọn lửa rần rật bốc cao, khói tuôn ngùn ngụt. Thấy thế Thôi Ninh vội nghĩ: "Cầu ngay trước mặt dinh quan phủ”. Thế rồi anh chạy về phủ, tất cả đã dọn đi hết, bốn bề im ắng, chẳng thấy một bóng người. Thôi Ninh theo hành lang bên trái đi vào. Ánh lửa sáng rực như ban ngày. Đằng xa thấy một người phụ nữ hớt hải từ trong phủ đường đi ra, vừa đi vừa lẩm bẩm, rồi đâm choàng vào người Thôi Ninh. Thôi Ninh nhận ra đó là Tú Tú Dưỡng Nương, anh lùi lại, khẽ a lên một tiếng. Vốn là trước đây Quận vương từng hứa: "Chờ cho Tú Tú mãn hạn sẽ gả cho Thôi Ninh". Mọi người cũng nói vun vào: "Hai người rất đẹp đôi". Là người sống độc thân, nghe thấy mọi người nói thế, Thôi Ninh rất cảm động và cũng thích cô gái. Tú Tú thấy Thôi Ninh còn trẻ rất muốn cùng anh kết nghĩa trăm năm. Hôm ấy xẩy ra hỏa hoạn, Tú Tú mang theo một gói vàng ngọc từ hành lang bên trái đi ra xô phải Thôi Ninh, bèn nói:

- Anh Thôi Ninh, em ra muộn, những gái hầu trong phủ chạy tán loạn, không quản nổi. Nay chẳng còn cách nào khác, anh phải dẫn em đi trốn.

Thôi Ninh đưa Tú Tú ra khỏi phủ, men theo bờ sông đến một chiếc cầu đá, Tú Tú nói:

- Anh Thôi Ninh, chân em đau không đi được!

- Chỉ mấy bước nữa là tới nhà tôi, - Thôi Ninh nói. - Tới đó cô nghỉ chân cũng chẳng ngại gì.

Tới nhà, Tú Tú nói:

- Anh Thôi Ninh! em đói lắm, hãy mua cho em chút gì ăn đi, em hơi run, cho em uống chút rượu càng tốt.

Thôi Ninh mua rượu và thức ăn về, nhắp vài chén rượu, thật là:

Vài chén rượu Phần say ngây ngất

Hai má đào hoa ửng sắc hồng

Chẳng trách người ta nói “Xuân là chúa hoa, rượu là mối sắc". Tú Tú nói:

- Trước đây khi trên lầu ngắm trăng, Quận vương đã hứa gả em cho anh, anh đã cảm ơn Quận vương. Anh còn nhớ không?

- Có - Thôi Ninh đáp.

- Bây giờ em chỉ trông chờ vào anh. Đêm nay sao chúng ta không trở thành vợ chồng, - Tú Tú nói, - Ý anh thế nào?

- Đâu dám thế! - Thôi Ninh nói.

- Nếu anh không dám, - Tú Tú nói, - thì em sẽ làm hại anh. Anh đã dẫn em đến nhà anh, ngày mai em sẽ báo với Quận vương.

- Nói thực với em, - Thôi Ninh nói, - lấy em thì anh không ngại, chỉ có điều không thể ở đây được. Nhân cơ hội nhốn nháo, chúng ta phải đi khỏi nơi đây ngay đêm nay mới được.

- Em đã là vợ anh thì em chỉ biết theo anh thôi, - Tú Tú nói.

Hai người đã thành vợ chồng. Đêm ấy vào lúc canh tư, họ mang theo vàng bạc và hành lí trốn đi. Đói ăn khát uống, ngày đi đêm nghỉ, vòng vèo tới Cù Châu. Thôi Ninh nói:

- Đây là đầu mối giao thông, đi theo đường nào hơn? Thôi thì ta đi về Tín Châu. Anh là thợ chế tác ngọc, Tín Châu có mấy người bạn thân, chắc rằng ở đấy sẽ yên ổn.

Thế rồi họ tới Tín Châu. Ở được mấy ngày, Thôi Ninh lại nói:

- Tín Châu thường có người của Quận vương qua lại, nếu họ nói ra chúng ta ở đây, tất sẽ sai người tới bắt, chúng ta sống sẽ không yên ổn, chi bằng hãy rời khỏi Tín Châu đi chỗ khác.

Hai người lại bàn nhau tới Đàm Châu, hôm sau chưa đầy một ngày họ đã tới Đàm Châu. Thế là họ đã cách Quận vương khá xa. Họ mua một căn nhà ở thị trấn Đàm Châu, treo tấm biển, đề dòng chữ "Thôi Ninh chuyên nghề chế tác ngọc". Thôi Ninh nói với Tú Tú:

- Ở đây cách nơi ở của Quận vương hơn hai ngàn dặm, chắc rằng chúng ta sẽ vô sự, anh và em sẽ yên tâm sống lâu dài.

Đàm Châu cũng có những quan viên từ nơi khác đến, biết Thôi Ninh là thợ giũa ngọc hằng ngày vẫn đến làm thuê trong dinh Quận vương. Sợ bị phát hiện Thôi Ninh ngầm sai người thăm dò nhũng việc xẩy ra trong phủ Quận vương. Có người thường tới đó cho biết, đêm dinh Quận vương bốc cháy không tìm thấy một người hầu gái, Quận vương đã bỏ tiền ra thuê tìm mấy ngày mà vẫn không thấy, không biết bây giờ cô ấy ở đâu. Nghe nói Thôi Ninh dẫn cô ấy chạy tới Đàm Châu.

Ngày tháng thoi đưa thế mà họ đã sống chung với nhau được hơn một năm. Một hôm, sáng ra vừa mở cửa, thấy có hai người ăn mặc giống như Ngu hầu tại phủ Quận vương, tới cửa hàng hỏi:

- Bản quan nghe nói Thôi Đãi Chiếu ở phủ Quận vương, xin mời tới giũa ngọc.

Thôi Ninh dặn dò người nhà, rồi lên đường tới huyện Tương Đàm. Họ dẫn Thôi Ninh vào dinh gặp quan, rồi mang ngọc cho Thôi Ninh giũa. Trên đường trở về, Thôi Ninh thấy một người đàn ông, đầu đội nón nan tre, mặc áo trắng, chân quấn xà cạp xanh, đi giày vải gai, gánh một gánh nặng đi tới. Người ấy nhìn Thôi Ninh, song anh không hề biết người này. Thôi Ninh đi tiếp người ấy lại rảo bước theo anh. Đúng là:


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx