sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Hạt giống tâm hồn (Tập 10) - Phần 8 (Hết tập 10)

Một thiên tài trong lịch sử

Để có kiến thức con người cần học; để có được sự thông thái, con người cần quan sát.

-Marilyn Vos Savant

Ông có thể vẽ một chiếc lá hoặc một bàn tay, một cây dương xỉ hoặc một hòn đá, tất cả đều sống động và có hồn như thể chúng đang hiện hữu trước mắt ta. Không ai có thể bắt kịp cách phối hợp gam màu sáng - tối của ông, hay sánh ngang tài năng của ông khi cho ra đời một khung cảnh kỳ bí đầy sức cuốn hút trên phông nền phảng. Vâng, với họa sĩ thiên tài Leonardo da Vinci - cha đẻ của bức họa nổi tiếng Mona Lisa và Bữa tiệc ly - hội họa chỉ là một trong những tài năng thiên phú phi thường của ông.

Có thể nói, sự tinh tế đã giúp Leonardo da Vinci bắt nhịp với mọi vẻ đẹp của cuộc sống: nụ cười thiên thần của trẻ nhỏ, cánh chim mềm mại đang bay, hay vẻ đẹp kỳ bí của tạo hóa. Ông yêu từng đường nét, hình hài của con người nên đã phác thảo vô số hình ảnh về họ - những người lính, cụ già, em bé, những cơ thể với làn da mịn màng, những đường cong tuyệt mỹ... Tất cả đều hút hồn ông.

Không chỉ là một danh họa tài ba, Leonardo còn là một kỹ sư, một nhà soạn nhạc, một kiến trúc sư, một người chuyên vẽ bản đồ, một nhà toán học. Bên cạnh đó, ông còn là nhà thiên văn học, nhà thực vật học, nhà động vật học, nhà địa chất học và nhà sinh lý học. Ông là người đầu tiên làm mô hình náo bằng sáp ong và cũng là người đầu tiên nghĩ tới việc sử dụng mô hình bằng thủy tinh hoặc gốm giúp con người tìm hiểu về hoạt động của trái tim và con mắt. Ông cũng là người đầu tiên vẽ chính xác kết cấu của tử cung mở (với phôi thai ở bên trong) và cũng là người đầu tiên nghiên cứu tại sao lá cây lại được bố trí xung quanh cuống.

Giữa vô số cuốn sách ghi chú của ông, có một cuốn trong đó ông đã vẽ hình dạng người đàn ông trong một hình chữ nhật đặt trong một vòng tròn, ban đầu đồi chân được chụm sát nhau nhưng sau đó hai chân dang rộng ra, hai tay nâng ngang rồi lại nâng chếch một góc 45

độ. “Độ dài hai cánh tay duỗi ra của một con người tương đương với chiều cao của người đó. Hình tròn được hình thành do tứ chi dang rộng có tâm trùng với lỗ rốn. Khoảng cách giữa các chân... sẽ hình thành một tam giác đều”.

Ông cũng là nhà tư tưởng và nhà khoa học hiện đại đầu tiên. Chính ông là người đã áp dụng phương pháp quan sát và thử nghiệm trực tiếp để tìm ra căn nguyên của vạn vật. Đặt trong bối cảnh thế kỷ 15, thế giới chìm đắm trong sự chi phối của Kinh Thánh và tầm ảnh hưởng của các nhân vật lỗi lạc như Aristotle  hay Thomas Aquinas thì đây quả là một bước tiến lớn vượt lên hết thảy những bước tiến khác. Ông từng cho rằng khoa học là “kiến thức về tất cả những điều có khả năng xảy ra” vì thế saper veder (nghệ thuật quan sát) luôn ám ảnh ông.

Một trong những điểm nổi bật của Leonardo là ông luôn cho rằng ông có thể tìm hiểu và hiểu bất cứ điều gì. Toàn bộ vũ trụ, từ đôi cánh con chuồn chuồn bé nhỏ tới sự khai sinh xa xưa của trái đất, tất cả đều là vùng đất màu mỡ cho trí thông minh tuyệt đỉnh của ông bay nhảy.

Trước Copernicus(13), ông đã ghi chú rằng mặt trời không chuyển động xung quanh trái đất mà trái đất “giống như một ngôi sao hay mặt trăng”. Trước Galileo,  ông đã nhận ra rằng tốc độ rơi không phụ thuộc vào trọng lượng, đồng thời ông cũng gợi ý về việc sử dụng một thấu kính phóng đại cỡ lớn để nghiên cứu bẻ mặt của mặt trăng. Ông cũng là người tiên phong trong quang học, thủy lực học, vật lý học âm thanh và bản chất ánh sáng. Ông đã ghi chú rằng âm thanh chuyển động theo sóng - điều đó lý giải tại sao hai quả chuông nhà thờ được kéo lên cùng một lúc nhưng âm thanh của một quả lại vang xa hơn quả kia, và hai âm thanh ấy lại tách bạch nhau. Khi quan sát sấm chớp, ông thấy chớp xuất hiện trước sấm và đã kết luận rằng ánh sáng chuyển động với vận tốc nhanh hơn âm thanh. Trong những nghiên cứu vẻ huyết áp, ông có thể mô tả chứng xơ cứng động mạch dù không được thực hành nhiều.

Chưa hết, trước cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật rất lâu, trong một thế giới chưa từng tồn tại tua vít, ông đã sáng tạo ra cờ lê, mỏ lết, đòn bẩy, tời, máy tiện và một cái cần trục có sức nâng cả một nhà thờ. Ông đã thiết kế một chiếc pittông có thể chuyển dịch bằng áp suất hơi nước và một cái xích có mấu với bánh răng chuyển động tròn mà không bị trượt. Ông cũng chế tạo ra một bộ truyền động vi sai cho phép chiếc xe bò chuyển động cong khi bánh xe vòng trong chuyển động chậm chạp hơn bánh xe vòng ngoài.

Ông đã vẽ vô số bánh xe, lò xo, chiếc cầu chuyển dịch được, đường hai tầng, thiết bị để đo nhiệt độ thay đổi, và ống dẫn tự động cho máy in. Ông cũng chế tạo ra ổ bi, kéo có thể mở và đóng theo chuyển động một tay; thêm vào đó là ván trượt bơm khí giúp con người lướt đi trên mặt nước.

Không chỉ có thế, ông còn là người đầu tiên cho rằng không khí cũng có thể sản sinh ra năng lượng. Ông mô tả một động cơ đốt trong, máy điều hòa không khí, máy đo bước, dụng cụ đo lường và dụng cụ đo độ ẩm. Thậm chí ông còn phân tích được quan hệ lãi - vốn trong chu trình sản xuất hàng loạt.

Người họa sĩ thiên tài này, người đã gọi chiến tranh là “sự điên rồ đày thú tính” từng có một thời gian phục vụ trong quân đội với vai trò kỹ sư cho Cesare Borgia. Trong thời gian này, ông đã sáng chế súng máy, xe tảng và tàu ngầm. Ông còn sáng tạo ra bộ đồ lặn của người nhái, ống thở, tàu chiến hai lớp (con tàu vẫn có thể nổi khi lớp vỏ bên ngoài bị tổn hại).

Nước luôn là thứ thu hút trí tò mò của ông: từ những đợt thủy triều mạnh mẽ của đại dương, những thác nước có sức bào mòn sỏi đá, tới những hồ nước tĩnh lặng, những dòng suối, con sông êm đềm. Ông còn hiện thực hóa bằng ngòi bút những hiện tượng mà mắt thường chưa ai từng quan sát được trước đó, ví như mặt hồ có thể nổi sóng do giông to gió lớn nhưng ở dưới sâu, lòng nước vẫn tĩnh lặng như tờ; hay tốc độ của dòng chảy trên mặt nước nhanh hơn ở dưới đáy; hay nước không bao giờ tự ý chuyển động trừ khi nước chảy xuống dốc. Ông còn thiết kế và đích thân giám sát việc xây dựng các kênh đào khắp thành phố Milan - một kỳ công mà các kỹ sư ngày nay vẫn còn ca tụng.

Nhưng không lĩnh vực nào Leonardo lại thành công và ghi dấu ấn rõ nét bằng lĩnh vực khí động học. “Hoạt động của con chim luôn tuân theo quy luật toán học, và toán học là điều con người hoàn toàn có khả năng chi phối”. Ông đã thả tự do cho những con chim trong lồng để nghiên cứu chuyển động bay, nâng mình và dang cánh của chúng. Khả năng quan sát phi thường của ông khiến giới khoa học thán phục, còn người bình thường kinh ngạc, vì ông có thể nhìn và vẽ ra những điều mà người bình thường không thể quan sát được - trừ khi những chuyển động nhanh nhạy của chúng đã được ghi lại thành những bức họa ở trạng thái tĩnh.

Vào thế kỷ 15, ông đã phát minh ra tàu lượn, tiếp đó là sự ra đời của nhảy dù, và cuối cùng là máy bay trực thăng. Ông đã mô tả giá trị của các bánh xe và bộ phận hạ cánh có thể co rút vào được.

Leonardo sinh ra tại Vinci, gần Florence vào năm 1452, ông là kết quả của một cuộc tình không hôn thú giữa một công chứng viên và một cô thôn nữ. Ông lớn lên dưới sự bảo bọc của cha và ông nội. Khi còn nhỏ, ông đã sớm bộc lộ những băn khoăn hết sức lô-gíc và kỹ năng phi thường về âm nhạc, hình học và hội họa. Mười lăm tuổi, ông được theo học một họa sĩ nổi tiếng là Verrocchino, người thầy giáo này đã vô cùng kinh ngạc trước khả năng hội họa bậc thầy và vẻ đẹp tuyệt mỹ toát ra từ những bức vẽ của Leonardo.

“Ông có dáng người cao to, khỏe mạnh và hào hoa phong nhã. ” - Người họa sĩ đương thời Giorgio Vasari từng tán tụng. Ông cũng là một tay kiếm cừ khôi và một kỵ binh điêu luyện. Ông có thể xuất khẩu thành thơ và hát chúng bằng chất giọng du dương với tiếng đệm của đàn luýt mà ông tự tay chế tạo. Tới năm 28 tuổi, Leonardo được biết đến như là một danh họa vĩ đại nhất của thời đại - một thời đại của những tên tuổi lớn như Michelangelo(16), Raphael(17), Botticelli.

Nhưng ở Leonardo cũng tồn tại những mặt tối và bí hiểm. Đeo bám ông luôn là tâm trạng bồn chồn, sầu não và sợ hãi đám đông. Ông không bao giờ thỏa mãn với những thành công mình đạt được, và luôn tự xỉ vả bản thân vì tính thiếu kiên trì - chưa làm xong cái này đã bắt tay sang làm cái khác, những dự án mới khởi sắc hơn - để rồi cuối cùng tất cả đều dang dở. “Tôi ước mình có thể tạo ra những điều kỳ diệu.”

- Ông đã viết như thế trong thời tuổi trẻ của mình; sau này, ông thường ca thán rằng mình đã hoài phí nhiều năm tháng của cuộc đời.

Những cuốn sách ghi chú nổi tiếng của Leonardo là sự đan xen rất nhiều trang viết ở các kích cỡ khác nhau, để rồi hoặc đặt theo xấp. Cách phát âm và ngữ pháp của ông cũng đặc biệt, không những thế, ông còn tự luyện cho mình cách viết ngược như là một loại mật mã đặc biệt. Người ta đã thu thập được khoảng 6.000 trang viết của ông nằm rải rác khắp châu Âu. Chắc chắn, chúng là bút tích vô cùng quan trọng ghi lại sự sáng tạo chưa từng có ở một con người.

Leonardo mất ở gần Amboise, nước Pháp, hưởng thọ 67 tuổi, một tuổi thọ khá cao vào thời bấy giờ.

Không ai có thể giải thích về con người này. Trước những sáng tạo và thành tựu kỳ diệu ông để lại, hai chữ “thiên tài” không đủ thể hiện hết con người ông. Không một tên tuổi nào trong mọi thời đại lịch sử có thể sánh được với ông. Vì thế, hãy cứ đơn giản cho rằng Leonardo da Vinci là quà tặng kỳ diệu của tạo hóa.

- Leo Rosten

Kẻ chạy trốn

Có hai cách giúp ánh sáng tỏa lan, đó là: hãy là cây nến hoặc tấm gương soi.

-Edith Wharton

Tôi bước xuống sân bay rồi lao qua những con đường ám ướt đề tới bệnh viện. Và giờ đây, tôi đang ngồi bên giường bệnh của mẹ trong một căn phòng lớn màu trắng. Mái tóc hoa râm của mẹ được chải gọn gàng. Đôi mắt mẹ nhắm nghiền nhưng tôi vẫn thấy tia nhìn cất giấu những suy nghĩ bí ẩn trong mẹ. Tôi lặng ngắm từng nhịp thở khê khăng của mẹ. Tôi không biết mẹ có nhận ra tôi - thằng con trai của mẹ hay không.

Trong tôi chất chứa rất nhiều điều muốn nói, nhưng tôi không biết phải bày tỏ thế nào và với ai. Tôi đã chờ đợi rất lâu, và giờ đây... tôi lại tiếp tục chờ đợi.

Bất chợt, vai mẹ cử động. Tôi vội cầm lấy tay bà, áp mặt vào đó và khe khẽ thở. Cuối cùng, sau bao năm đằng đẵng, tôi vẫn cảm nhận ở bà sự dịu dàng, gần gũi của một người mẹ. Ngón tay mẹ khẽ động đậy trong lòng tay tôi.

Tôi lần vào phía trong chiếc áo măng tô của mình rồi mân mê chiếc nút màu nâu dẹt cũ kỹ được khâu, ngay phía trái tim. Chiếc nút đó được khâu vào bất cứ chiếc áo măng tô nào của tôi. Tâm trí tôi bỗng hiện ra cái ngày mà tôi có được chiếc nút đó, tất cả như vừa mới xảy ra hôm qua.

Chúng tôi sống ở Appalachia, gia đình tôi phải bươn chải sống qua ngày. Cha tôi làm cùng lúc hai công việc nên thường xuyên phải xa nhà.

Tôi là một đứa trẻ có vốn kiến thức hạn hẹp nhưng trí tưởng tượng lại vô cùng phong phú. Vì thế tôi cảm thấy mình không thuộc về nơi đây. Mỗi khi có cơ hội là tôi lại tìm cách trốn khỏi nhà. Nhưng tôi không có nơi nào để đến, ngoại trừ những ngọn đồi buồn tẻ và một con sông đục ngầu. Tuy nhiên, điều đó không khiến tôi nản chí, tôi vẫn tiếp tục bỏ trốn.

Lần này, tôi đi vào rừng, linh tính mách bảo tôi làm như vậy. Một cảm giác mơ hồ nhưng mạnh mẽ thôi thúc tôi. Tôi sẽ cho mẹ thấy. Tôi sẽ khiến mẹ phải hối hận.

Nhưng bao trùm cơ thể tôi khi ấy chỉ là sự lạnh giá và đói khát. Tôi sợ hãi lao ra khỏi khu rừng. Tôi chạy, vấp ngã rồi lại đứng dậy tiếp tục chạy xuyên qua màn đêm để trở về ngôi nhà có ván che xiêu vẹo bên bờ sông. Nhưng khi trở về, mẹ đã không còn ở đó.

Lẽ ra mẹ phải ở nhà chứ?

Tôi hoảng hốt tìm khắp các phòng nhỏ. Bếp lò không có lửa. Ngôi nhà chìm trong lạnh lẽo. Tôi chạy ra ngoài, tìm quanh ngôi nhà, tiếng chân tôi dậm thình thịch trên nền đất sét cứng. Những nhánh cây nhỏ và cứng đã cào xước mặt tôi trong lúc tôi chạy dọc triền sông tới nhà người hàng xóm cách đó gần 500 mét.

“Không, cháu à, mẹ cháu không có ở đây. Khi sáng mẹ cháu tới rồi đề em gái cháu lại đây. Bà ấy đã nói... à mà bà ấy cũng chẳng nói gì nhiều nên ta cũng không nhớ rõ. Bà ấy chỉ để lại em gái cháu thôi, rồi bà ấy vội vã đi ngay. ”

Đi rồi ư? Tại sao? Tại sao mẹ lại làm thế với mình ?

Có thể mẹ muốn bỏ đi một thời gian dài. Dù thế nào thì mẹ cũng chẳng biết làm gì trong cái làng này ? Mẹ sẽ làm gì ở đây, chốn này chẳng có đàn piano đề chơi, bài ca để hát, và sẽ chàng có ai thưởng thức được giọng hát của mẹ? Nhưng tại sao mẹ lại để mình lại đày một mình ?

Thẫn thờ trở lại con sông, tôi chán nản ngồi xuống, ném những hòn đá xuống dòng nước. Ngay lúc đó tôi bỗng thấy chiếc áo khoác rách rưới của mẹ treo lủng lẳng trên cành liễu.

Tôi lao xuống, băng qua gốc cây tới chỗ chiếc áo. Và rồi một ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu tôi: Mẹ đã bỏ đi. Bà bơi qua sống để tới Kentucky.

Vén các nhánh liễu sang một bên, tôi nhảy xuống sông rồi thét lên: “Mẹ!”. Cứ thế, tôi gào thét cho đến khi cổ họng bỏng rát. Kiệt sức, tôi bơi lên bờ rồi tìm lại chiếc áo - minh chứng cho sự ruồng rẫy của mẹ. Tôi bực tức xé nó rách tả tơi, khinh bỉ ném nó lên bụi cây rồi lại dậm mạnh nó xuống đất. Một chiếc nút áo màu nâu to và dẹt rơi vào tay tôi. Cuối cùng, tôi ném cái nút ấy xuống dòng sông.

Tôi không muốn vào nhà. Vì thế, tôi vào trong phòng chứa đồ lấy một chiếc chăn rách nát vốn dành đáp cho ngựa rồi ngồi trong giá lạnh, tối tăm và ám ướt, cố gắng xoa dịu nỗi đau đang đè nặng tim mình.

Cứ thế, tôi ngồi cho đến khi những tia sáng yếu ớt đầu tiên trong ngày rọi xuống thung lũng. Bất chợt, tôi thấy mẹ đang bước trên con đường làng đầy bụi về nhà. Dáng đi của mẹ thật duyên dáng, mái tóc đỏ của mẹ sáng bóng lên trong nắng, vai mẹ choàng một chiếc khăn mềm mại.

Thấy tôi, mẹ chỉ im lặng. Tôi hiểu mẹ giận tôi thế nào khi ngày hôm qua tôi bỏ đi. Sau khi bếp lửa được nhóm lên, ngôi nhà ấm áp trở lại, tôi vào bếp và ngồi lên thùng gỗ đặt ở góc. Mẹ đang nói, có vẻ như mẹ nói với chính mình nhưng tôi biết mẹ đang nói với tôi. Mẹ nói: “Một người phụ nữ ở thượng nguồn đang bị ốm. Và mẹ đã tới đó để giúp”.

“Nhưng con trông thấy chiếc áo của mẹ bên bờ sông”.

“Con đã thấy chiếc áo của mẹ à ? Mẹ đã cho cô gái hàng xóm. Mẹ cho cả khăn choàng trong khi cô bé ấy không có lấy một chiếc áo khoác.

Con phải hiểu là cô bé không ổn. Mẹ đoán là cô bé đã không mang chiếc áo về nhà”.

Mẹ nhìn tôi và như đọc được những suy nghĩ đang miên man trong đầu tôi rằng: cô bé đã bỏ đi. Mẹ nói: “Những người mạnh mẽ sẽ không bỏ trốn. Đó không phải là cách sống hay. Người mạnh mẽ chỉ rời bỏ nơi cũ khi họ chắc chắn có điều tốt đẹp hơn đang chào đón”.

Mẹ mang cho tôi bữa sáng: bánh quy, thịt lợn muối xông khói và bơ tự tay mẹ làm. Tôi hiểu mình đã được tha thứ. Tuy vậy, tôi vẫn giấu nhẹm những việc đã làm với chiếc áo của mẹ.

Nhiều năm trôi qua. Giờ đây tôi đang ngồi trong căn phòng màu trắng, nắm lấy tay mẹ. Ngón tay tôi rà nhẹ lên chiếc nút dẹt cũ kỹ bên trong chiếc áo mảng tô. Hàng ngàn lần trong đời tôi nung nấu mong muốn được chạy trốn, mỗi lần như thế, tôi lại tìm tới chiếc nút. Và rồi tôi thay đổi quyết định.

Tôi xoay xoay chiếc nút. Tôi hiểu, bất kể mẹ có đi đâu, thì mẹ vẫn mãi hiện diện...

- Lee Maynard

Phong cách của riêng tôi

Càng sớm ý thức được mình là ai và mình sẽ trở thành người như thế nào thì thành công chúng ta đạt được càng lớn và những điều chúng ta cống hiến được càng nhiều.

- Stephen Covey

Ngày 17 tháng 9 năm 1977, lần đầu tiên tôi tham gia biểu diễn tại thánh địa âm nhạc quốc gia. Đứng trong cánh gà của trung tâm phát thanh Grand Ole Opry, Nashville, tôi hồi hộp chờ đợi phần biểu diễn của mình. Năm ấy tôi 22 tuổi. Kể từ năm học lớp một ở Kiowa, Oklahoma, tôi đã ấp ủ giấc mơ trở thành một ngôi sao ca nhạc. Lớn lên trong nông trang chăn nuôi gia súc của gia đình, tôi từng tham gia rất nhiều cuộc tranh tài do những người dân trong vùng tổ chức, từng hát tam ca cùng anh trai và em gái tôi là Pake và Susie. Dường như mỗi ngày tôi càng tiến gần hơn tới ước mơ của mình.

Mặc trên người chiếc váy ngắn rực rỡ, áo sơ mi bằng vải bông chéo và một chiếc khăn quấn quanh cổ, tôi hồi hộp chẳng khác gì cô dâu trong ngày cưới, nhưng tôi đã sẵn sàng. Ngay lúc đó, một người đàn ông bước về phía tôi và nói: “Chúng tôi phải cắt phần biểu diễn của cô xuống chỉ còn một bài hát thôi Tôi ngỡ ngàng: “Tại sao vậy”. Ông ấy đáp: “A, Dolly sẽ có một màn biểu diễn bất ngờ”.

Chân tôi như đứng không vững. “Dolly Parton đang có mặt trong tòa nhà này sao?”. Ngay sau đó, tôi thấy dáng cô ấy bước vào, khoác trên mình một chiếc áo choàng, quần dài màu đen có gán đôi bướm bằng kim cương giả tuyệt đẹp, mái tóc cô ấy bồng bềnh, tự nhiên. Trời ơi, cô ấy đúng là một ngôi sao. Lúc này, tôi không còn quan tâm là mình có hát hay không nữa. Tôi vừa gặp Dolly Parton bằng xương bằng thịt.

Dolly không chỉ là nữ hoàng nhạc đồng quê của Nashville mà còn là nữ hoàng của lòng tôi. Ngay từ lần đầu tiên được thưởng thức chương trình biểu diễn thế  Porter Wagoner của Dolly vào năm 1967, tôi đã trở thành một trong những fan cuồng nhiệt của cô ấy. Thêm vào đó, những ca khúc mà cô ấy viết lời như “Coat of Many Colors ”, “My Blue Ridge Mountain Boy” và “Gypsy, Joe and Me” còn gợi lên trong tôi bao ký ức tươi đẹp, trong trẻo về những năm tháng tuổi thơ. Mỗi khi tới khu bóng rổ chơi đùa cùng bọn trẻ, tôi đều hát vang những bài hát đó.

Người ta thường nói rằng bắt chước là biểu hiện cao nhất của sự tôn sùng, và thật xấu hổ với Dolly, tôi đã bắt chước cô ấy. Cô ấy thường bắt đầu bài hát bằng lời ca nhẹ nhàng êm ái, sau đó vút cao tạo âm điệu du dương, trầm bổng. Tôi đã cố gắng nhái theo từng âm điệu ấy và cả cái cách cô ấy chơi guitar nữa chứ! Không chỉ là một ngôi sao sáng giá, Dolly còn là một nữ doanh nhân thành đạt. Ngoài ra, cô còn phát triển sự nghiệp sang cả điện ảnh và truyền hình. Tự lúc nào tôi đã coi cô ấy là hình mấu lý tưởng cho mình.

Dolly là một người phụ nữ mạnh mẽ, cô từng có một tuổi thơ khác nghiệt ở phía Đông Tennessee. Gia đình cô rất nghèo nhưng cô luôn cố gắng vượt qua nghèo khó để vươn lên khẳng định bản thân. Dolly muốn biết mình sẽ đạt được những gì nếu dốc tâm dốc sức làm việc. Và tôi cũng đã làm như vậy.

Có thể bạn cho rằng tôi đã sống và thở bằng dáng hình của Dolly Parton. Quả đúng như vậy. Và việc thoát ra khỏi cái bóng của cô ấy thật không dễ dàng chút nào.

Tại trường phổ thông, chúng tôi đã lập một ban nhạc riêng và mẹ là người quản lý của tôi. Bà nói: “Reba, chỉ có một Dolly Parton thôi. Con cần phải tìm cho mình một phong cách riêng. Dolly sẽ là người đầu tiên bảo con làm điều đó”.

Mẹ đã đúng. Có thể, bạn sẽ nhận ra dáng dấp của Dolly trong những đĩa thu âm ban đầu của tôi nhưng tôi đã không ngừng luyện tập để tìm ra phong cách riêng cho mình. Dù vậy, tôi vẫn không loại bỏ được hết hình ảnh của Dolly ra khỏi tâm trí, đặc biệt là trong phục trang. Dolly từng nói rằng cô ấy thích trang phục trang trí bằng những vật nhỏ bé, lấp lánh, vì thế tôi cũng rất thích những vật trang trí nhỏ lấp lánh. Thậm chí, tôi từng thuê nhà thiết kế của cô ấy, Tony Chase, để thiết kế quần áo cho tôi. Ông ấy đã thiết kế cho tôi những bộ váy lấp lánh kim cương giả và xê-quin từ đầu tới chân. Nhưng thực sự, chúng không hợp với tôi. Chúng khiến tôi không còn là tôi nữa. Đúng như mẹ tôi từng nói, Dolly sẽ không khoác lên mình những bộ quần áo khiến cô ấy cảm thấy không thoải mái.

Nhiều năm liền tôi đã thuê các nhà thiết kế để tư vấn cách ăn mặc cho tôi. Tất nhiên, tôi đã làm theo những chỉ dẫn của họ, nhưng mỗi khi bước đi trước mặt ai đó, tôi lại cảm thấy gượng gạo và thiếu tự nhiên. Ngược lại, nếu tôi mặc những bộ quần áo mà tôi cảm thấy hài lòng thì khi đó tôi mới là Reba. Và khi đó tôi mới bộc lộ được hết những tiềm năng của mình.

Cũng nhờ thế, giờ đây, tôi đã có được phong cách riêng cho mình, và tôi biết tôi thích gì. Tôi thích màu sáng, không thích những họa tiết hay vật trang trí nhấn ở phần bụng, không thích những viên đá tròn lớn đính trên áo sơ mi hay áo khoác.

Vẫn hơi giống Dolly một chút, tôi cũng chuyển sang kinh doanh - sáng tạo một dòng quần áo mang tên Reba. Tôi đã làm việc hết mình để hoàn thành dòng sản phẩm đó một cách tốt nhất và để đảm bảo không có thiếu sót hay trùng lặp gì. Và tất nhiên, tôi sẽ mặc chúng. Tôi không muốn một ngày, trong buổi biểu diễn của mình, tôi phải ngượng ngùng vì có ai đó ở hàng ghế đầu đứng dậy nói rằng: “Này, tôi đang mặc quần áo Reba đấy!”.

Quay trở lại vấn đề với Dolly, cô ấy còn là một người giỏi pha trò. Lần đầu tiên tôi gọi điện cho cô ấy, cô ấy nhấc máy và nói rằng: “Có thật là Reba McEntire đó không, hay chỉ là một ai khác đang bắt chước Reba McEntire?”. Vâng, tôi đúng là Reba. Thậm chí ngay cả khi tôi phải mất một thời gian để tìm ra chính mình. Tuy vậy, tôi vẫn là fan hâm mộ cuồng nhiệt của Dolly.

- Reba McEntire

Vấn đề chính là thời gian

Để đứng dưới ánh mặt trời, có thể bạn sẽ phải chịu đựng một vài vết bỏng.

- Abỉgail Van Buren

Người thanh niên trẻ ngồi trên chiếc xe lăn hướng tới bục giảng để đọc bài diễn văn trong lễ phát bằng tại trường phổ thông là một trong số bệnh nhân của tôi - Mark Orsini. Một phần trên gương mặt cậu ấy vẫn bị liệt. Nhưng không ai có thể ngờ rằng giọng nói nhỏ nhẹ đó có thể mang tới một bài diễn văn thật hùng hồn và có sức lay động lòng người đến vậy. Để rồi sau đó, cậu nhận được những tràng tung hồ nồng nhiệt của tất cả các học sinh có mặt, những người vẫn không khỏi băn khoăn rằng điều kỳ diệu nào đã giúp Mark sống và đón nhận vinh dự lớn lao trong ngày lẻ tốt nghiệp này.

Cậu thanh niên 18 tuổi ấy từng mắc phải hội chứng Guillain Barré, là một hội chứng hiếm gặp trong đó hệ miễn dịch của cơ thể tấn công một phần hệ thần kinh ngoại biên, gây liệt người. Sau đó không lâu, Mark đã bị liệt hoàn toàn.

Cha mẹ của Mark đã khăng định rằng con trai mình là một người rất mạnh mẽ và rằng cậu bé sẽ vượt qua tất cả khó khăn để tiếp tục theo học trường Dartmouth. Nhưng làm thế nào cậu có thể đặt ra các câu hỏi hay tham gia các lĩnh vực cần thiết khi mà cậu không thể đi lại và phải phụ thuộc vào thiết bị hỗ trợ?

Giải đáp cho câu hỏi đó là một câu chuyện phi thường đầy xúc động: Gia đình Orsini đã ngồi bên Mark và đọc từng chữ trong bảng chữ cái. Khi đọc đến chữ mà Mark muốn ghép thành một từ, cậu sẽ gật đầu. Họ viết chúng ra, rồi bắt đầu lại với các chữ cái và lại chờ đợi cậu gật đầu. Tuy công việc đó tiêu tốn rất nhiều thời gian nhưng họ không bao giờ mất kiên nhẫn và vì thế, Mark vẫn có thể đóng góp ý kiến trong mọi quyết định của gia đình.

Những liệu pháp chữa trị đều không có tác dụng với Mark, vì thế tôi đã đề xuất cách điều trị rủi ro hơn là thay máu cho người thanh niên này. Sau khi điều trị, tình trạng của Mark đã có một số biến chuyển tích cực. Dần dần cậu đã có thể cử động các ngón, rồi cả chân và cả tay.

Bằng tất cả nỗ lực, Mark đã tốt nghiệp trường Dartmouth. Tôi gặp lại cậu ấy trong văn phòng mình một năm trước, lúc đó Mark đã khỏe hơn rất nhiều. Trong tôi chợt trào dâng bao xúc cảm không thể thốt thành lời. Tôi muốn nói rằng tôi nể phục cậu và cha mẹ cậu. Họ đã kiên nhẫn ngồi bên giường cậu hàng giờ liền, kiên nhẫn lắng nghe từng cử động chậm chạp của đứa con yêu, từng chữ, từng chữ một. Tôi muốn thú nhận với cậu ấy rằng tôi đã thật xấu hổ khi nhớ lại những lần con tôi cố gắng trò chuyện với tôi mà tôi lại gạt chúng sang một bên và viện lý do là mình không có thời gian để lắng nghe. Tôi còn muốn nói là tôi sẽ không bao giờ quên Mark và cha mẹ cậu ấy. Nhưng trái tim tôi không thể thốt nên lời.

- Noah Gilson, M. D.

(2) Anabolic steroid là những thuốc như testosterone hoặc những chất hoạt động như testosterone. Các bác sĩ thường kê đơn thuốc này để điều trị những vấn đề như dậy thì muộn và những vấn đề y khoa khác làm cho cơ thể tạo ra lượng rất thấp testosterone, steroid làm cho các cơ to hơn và xương chắc hơn. Chúng cũng có thể làm cho dậy thì hoạt động và giúp những cậu trai bị bệnh rối loạn di truyền phát triển một cách bình thường.

(10) The New England Patriots (hay còn lại “Pat” - theo cách gọi của các fan hâm mộ và phóng viên các báo thể thao), đây là một đội bóng đá Mỹ chuyên nghiệp đặt trụ sở ở khu vực Greater Boston và thường chơi trên sân nhà ở thành phố Foxborough, Massachusetts.

(13)  Nicolaus Copernicus (1473 - 1543): Nhà thiên văn học đã nêu ra hình thức hiện đại đầu tiên của thuyết Nhật tâm (Mặt trời ở trung tâm) trong cuốn về sự chuyển động quay của các thiên thể - cuốn sách mang tính mở đầu một kỷ nguyên của ông. Ngoài ra, ông còn là một nhà toán học, thiên văn học, luật gia, nhà tâm lý học, học giả kinh điển, viên chức hành chính, nhà ngoại giao, nhà kinh tế và người lính.

(16) Michelangelo di Lơiovico Buonarroti Simoni (1475-1564): Cha đẻ của những tác phẩm có sức cuốn hút nhất trong lịch sử mỹ thuật. Ông là một nhà điêu khắc, kiến trúc sư, họa sĩ và thi sĩ, đã tạo ra một sức ảnh hưởng mãnh liệt đối với nền mỹ thuật phương Tây sau này.

(17) Raphael tiếng Ý là Raffaello (1483-1520): Họa sĩ và kiến trúc sư nổi tiếng người Ý.

HẾT TẬP 10

Thực hiện bởi

nhóm Biên tập viên :

sienna – vuthungoc – nangmualachuyencuatroi

(Tìm - Chỉnh sửa - Đăng)​


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx